Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Kết quả điều tra phủ nhận thông đồng giữa Tổng thống Donald Trump với Nga

Đảng Dân chủ thất vọng khi báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller sau 2 năm tỉ mỉ điều tra nhưng vẫn không đưa ra kết quả mà họ mong đợi, theo báo chí Mỹ.
Current Time0:28
/
Duration2:18
Auto
Tổng thống Donald Trump
REUTERS
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr hôm 24.3 đã trình quốc hội bản tóm tắt báo cáo điều tra được chờ đợi lâu nay của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, theo đó không tìm thấy dấu hiệu thông đồng giữa chiến dịch bầu cử của ông Donald Trumpvà Nga trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Sau 2 năm điều tra, báo cáo của ông Mueller “không có căn cứ để kết luận các thành viên của chiến dịch bầu cử của ứng viên đảng Cộng hòa vào năm 2016 có hành vi thông đồng hoặc hợp tác với chính quyền Nga trong những hoạt động nhằm can thiệp kết quả bầu cử”, theo AFP.
Bất chất việc truy tố một số cựu thân tín của Tổng thống Trump, như cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Paul Manafort, cựu luật sư lâu năm Michael Cohen và cựu cố vấn Roger Stone, không có bất kỳ bản cáo trạng nào trong số này có dính dáng đến chữ thông đồng, và sẽ không có thêm cáo trạng mới được đưa ra trong thời gian tới.
Kết quả điều tra phủ nhận thông đồng giữa Tổng thống Donald Trump với Nga - ảnh 1
Bản tóm tắt cuộc điều tra của Bộ trưởng Tư pháp William Barr
REUTERS
Báo cáo của ông Mueller có đưa ra kết luận rằng chính quyền Moscow tìm cách tác động đến cuộc bầu cử vào năm 2016, nhưng thừa nhận không có “bất kỳ người Mỹ hoặc thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump” can dự vào âm mưu của Nga.
Tổng thống Trump có cản trở điều tra?
Trong lúc tìm kiếm chứng cứ, cuộc điều tra đã nhanh chóng chuyển từ mục tiêu ban đầu là “manh mối thông đồng” sang xem xét khả năng Tổng thống Trump tìm cách cản trở cuộc điều tra được tiến hành hay không.
Kết quả cho thấy dù không cáo buộc ông Trump về khía cạnh này, công tố viên Mueller tỏ ra nhập nhằng khi không đưa ra kết luận chính thức, mà để cho Bộ trưởng Barr quyết định liệu nhà lãnh đạo Mỹ có hành động cản trở điều tra hay không.
Trong thư gửi cho quốc hội, ông Barr cho hay không có chi tiết hoặc chứng cứ gì cho thấy cáo buộc là có căn cứ.
Suốt 2 năm điều tra, 19 luật sư, với sự hỗ trợ của khoảng 40 đặc vụ FBI và các nhà phân tích, phân phát 2.800 trát đòi hầu tòa, tiến hành gần 500 vụ lục soát và tiếp xúc khoảng 500 nhân chứng.
Tổng chi phí cho cuộc điều tra do ông Mueller dẫn đầu ước tính khoảng 25,2 triệu USD.
Current Time0:00
/
Duration1:30
Quảng cáo
Remaining Time-0:12
[VIDEO] Tin tặc phát tán lên mạng bằng chứng điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ 

nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Bài hát của Phạm Tuyên, người hàng xóm nhà tôi


Dương Tự Lập 24-3-2019 

Lâu rồi, quãng năm 2009 gì đó, dịp kỷ niệm ba mươi năm chiến tranh biên giới, Nhà xuất bản thuộc bên Quân đội yêu cầu bố em sửa lại ca từ “quân xâm lược bành trướng dã man” để đỡ bớt sự hung hãn của giặc Trung Quốc và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Người ta dự định sẽ cho ra mắt một tuyển tập nhạc đồ sộ: “Những khúc quân hành vượt thời gian”. Ca khúc Chiến Đấu Vì Độc Lập Tự Do của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết trong đêm 17 sang ngày 18/2/1979 không thể bỏ qua. Nó không chỉ đơn giản là bài hát, mà còn là trang sử bi tráng quý giá sống động, chính xác hơn trăm vạn lần những trang sử dối trá khác của cuộc chiến tranh hào hùng đánh giặc Trung Quốc xâm lăng dân tộc đã bị tẩy xóa, giấu giếm, cắt xén, cấm đoán, thêm tốt bớt xấu cho Trung Quốc.

40 năm trước chúng tôi đi đánh tan quân Trung Quốc cướp nước
Năm 1978 tôi cầm súng lên đường đi đánh giặc bành trướng Bắc Kinh xâm lược. Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Sau ngày 17/2/1979 tiểu đoàn tôi kéo về bảo vệ sân bay Kiến An. Cứ hàng đêm sinh hoạt đại đội một tiếng đầu giờ tối.
Toàn, biệt danh của hắn là Toàn “toác”, bao giờ cũng được chỉ định lên phía trên ngồi bàn giở tờ nhật báo Nhân Dân đọc to cho đơn vị nghe tin tức thời sự báo Đảng trong ngày. Miệng hắn rộng ngoác, nói to, lưu loát, rõ ràng.



Những tin tức nóng bỏng biên giới phía Bắc mà giặc Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học như Đặng Tiểu Bình rêu rao tuyên bố ở các nước Đông nam Á và nước Mỹ nơi hắn ta đi làm ngoại giao trước khi đánh Việt Nam.

Báo Nhân Dân đến muộn thì coi như hôm ấy Toàn toác “thất nghiệp” và thay vào đó đại đội trưởng Hảo “đầu to” lên quán triệt tư tưởng chiến sĩ để tới đây quyết một trận sống mái với bọn giặc Trung Quốc man rợ nếu chúng đánh bằng đường không.

Đã thành lệ, trước khi vào sinh hoạt, trung đội trưởng của chúng tôi, thượng sĩ Sim “quay quay” đứng lên bắt nhịp bài hát: Chiến Đấu Vì Độc Lập Tự Do, một ca khúc mới tinh của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới
Quân xâm lược bành trướng dã man
Đã dày xéo mảnh đất tiền phương
Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương…


Lúc đó tôi đâu ngờ đang hát bài hát của người hàng xóm nhà tôi. Bài hát ra đời đúng vào ngày máu lửa đầu tiên ấy. Đêm sinh hoạt nào chúng tôi cũng hát bài này không chán, thậm chí lời bài ca còn làm tăng sự hào hùng, tăng huyết khí nóng thêm trong người.

Thời ông cha tôi đi đánh Pháp huyết khí nóng thế nào? Thời anh trai tôi đi đánh Mỹ huyết khí nóng ra sao? Chứ thời chúng tôi đi đánh giặc Tầu thì sôi sục hờn căm lắm, bởi thằng Tầu này nó đã hàng nghìn năm trước thòm thèm muốn nuốt chửng nước Việt ta mà không sao nuốt nổi.

Chúng tôi ở đơn vị quân chủ lực pháo cao xạ 57 phòng không đánh máy bay địch tầm xa, tầm cao. Đơn vị đóng quân trên quả đồi trọc có nhiệm vụ bảo vệ sân bay Kiến An, một sân bay quân sự quan trọng phòng thủ phía Đông cửa biển từ hướng Quảng Ninh về Hải phòng.

Thiếu tá Bùi Thanh Liêm, người dự bị cho Phạm Tuân bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz, cùng phi công người Nga Viktor Gorbatko được chỉ định về làm quyền Trung đoàn trưởng sân bay. Không may ít lâu sau anh bị tử nạn rơi xuống biển vịnh Bắc Bộ trong một lần bay luyện tập Mig-21 do chính anh điều khiển vào tháng 9 năm 1981, thật tội.

Lúc đó chúng tôi tin như thế, sau này rò rỉ từ Trung đoàn bay không quân, mới biết máy bay anh lái đã bị bọn Trung Quốc bắn. Bốn năm sau tôi ra quân.

Rồi có một buổi chiều xuống chợ, nói là chợ nhưng nó là chợ cóc cũng nằm chung trong khu tập thể Khương Thượng – Đống Đa của tôi. Đang cúi lúi húi chọn mớ rau thì người phụ nữ trẻ bên cạnh ngoảnh sang ơ ơ anh.

– Ơ Tâm, sao đi đâu mà lại tới chợ này mua rau?

– Bố em có việc về muộn nên nhắn em lên nhà xem cơm nước cho ông.

Trả tiền rau xong, Tâm ngẩng hất đầu lên trên:

– Nhà em ở tầng 3 / A5 đây, anh lên chơi chẳng mấy khi có dịp.

Tôi không bận, đang có vẻ thắc mắc vì Tâm ở bên khu Kim Liên kia mà. Như đoán được ý tôi, Tâm nói:

– Nhà này của bố mẹ nuôi em, nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Tôi hơi ngỡ ngàng nhưng cũng đồng ý. Lên nhà, Tâm pha nước, hai đứa ngồi nói chuyện.

– Nhà bố mẹ nuôi em toàn vần T, bố Phạm Tuyên, mẹ Ánh Tuyết, hai cô con gái Hồng Tuyển, Hồng Tuyền (Thanh Tuyền) và em là con nuôi Hồng Tâm anh biết đấy. Đệm chữ Hồng tên em do bố mẹ đẻ em đặt, ngẫu nhiên thôi. Ông bố nuôi em không có con trai, ông là thứ chín trong gia đình có tới mười ba người con không tính ba người chết trẻ. Bố em là con nhà văn, quan đại thần triều Nguyễn, Cụ Thượng Thư Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh anh biết chứ?

Tôi không nhịn được cười vì câu hỏi rất thật thà của Tâm. Đang dở chuyện thì người đàn ông dỏng cao bước vào nhà chào khách.

– Vâng, cháu chào chú.

– Sao bố bảo về muộn? Tâm hỏi.

– Xe com-măng-ca cơ quan bị hỏng nên phải hoãn con ạ.

– Anh Lập bạn con, gặp dưới chợ con mời anh lên chơi. Nhà bên A8, bố anh ấy là bác nhà thơ trào phúng Dương Quân chắc bố biết, chú Tuyên gật gật đầu.

– Hóa ra anh Dương Quân cũng hàng xóm với nhà mình. Hồi nào tới giờ tưởng anh ấy ở bên Trung Tự. Đã có lần mình nghe chị họa sĩ Vũ Giáng Hương và anh Dương Viên nói về anh Dương Quân.

Ông thay Tâm tiếp tôi. Nhìn ông có khuôn mặt hiền lành, mắt sáng, cười tươi, nói hoạt, toát vẻ độ lượng. Nếu không được Tâm cho biết trước và thấy cây đàn piano nằm ở góc phòng phủ khăn mỏng thì tôi nghĩ ông là một công chức hơn là nhạc sĩ. Chắc chắn ông không ngờ tên ngồi đối diện với mình, người lính mới xuất ngũ mấy năm trước đã từng cùng đồng đội những đêm sinh hoạt hát vang bài ca hùng hồn của ông: Chiến Đấu Vì Độc Lập Tự Do.

Chia tay ông và Tâm, xuống cầu thang trở về nhà, tôi cứ lấy làm lạ có người hàng xóm nhạc sĩ lại là con Cụ Phạm Quỳnh, Thượng Thư Bộ Lại, nhà báo, nhà văn, dịch giả, chủ bút Nam Phong tạp chí, nổi tiếng tài ba, nổi tiếng theo thực dân Pháp, nổi tiếng xây dựng đóng góp văn chương quốc ngữ cho nước nhà. Tội theo Pháp ông đã lĩnh đủ, còn công lao xây dựng “lâu đài” văn chương quốc ngữ, ai đền?

Ngày 23/8/1945 tại tòa biệt thự Hoa Đường, ngoại ô thành Huế. Có hai kẻ lạ mặt đeo cờ Việt Minh ở cánh tay, vai khoác súng tới nhà mời Phạm Quỳnh ra làm việc ở trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế. Ông nhanh nhẹn mặc áo quần đóng khăn tề chỉnh vui vẻ chào mọi người và hẹn chiều tối trở về.

Vợ ông, bà Lê Thị Vân chứng kiến sự việc mặt biến sắc hét lên một tiếng rồi khuỵu xuống. Bà tiên đoán điềm chẳng lành sẽ xảy ra và đúng là ông đã đi mãi mãi không trở lại. Chính những kẻ Việt Minh đó đã hạ sát ông mấy ngày sau khi lãnh tụ Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng 9 ở Hà Nội, khai sinh một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới mẻ.

Trộm nghĩ: Phụ thù bất cộng đái thiên/ Tử đạo tu dương ái nhật. (Thù cha không đội trời chung/ Phận con ngày ngày nuôi dưỡng).

Phạm Tuyên thì ngược lại, ông không hờn căm Việt Minh mà còn một lòng một dạ vững tâm đi theo Cách mạng. Ngợi ca Đảng ngợi ca kẻ gián tiếp giết chết cha mình, “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”, “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”, “Mầu cờ tôi yêu”, “Ngày thống nhất Bác đi thăm”… là những ca khúc ông viết.

Ông Hồ đã từng nói với hai người chị ruột của ông: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này”. Lịch sử là những gì mà con người đã tạo ra nó trong quá khứ. Ông Hồ, quyền lực nhất lúc đó, ít ra từ sau ngày Độc lập 1945 bỏ qua không xem xét đánh giá lại cái chết oan nghiệt của Cụ Phạm thì đợi ai đánh giá nữa đây.

Hơn bảy mươi năm quá vãng thương đau, lịch sử và công lý nào cho vụ án Phạm Quỳnh, đàn em ông Hồ quên chuyện Cụ Phạm, thế hệ đó đã chết sạch sành sanh. Các đàn cháu Hồ sau này cũng chẳng ai nhớ tới chuyện Cụ Phạm nữa, thế hệ cháu cũng sắp sạch sành sanh chết. Cứ cái kiểu này chắc nỗi phong vận kỳ oan của Phạm Quỳnh nổi trôi theo lịch sử nước nhà đến muôn sau.

Phạm Tuyên, người con thứ chín của Cụ Phạm có lẽ trường hợp duy nhất chứ không có hai, thực sự khó hiểu. Tôi căm ghét Phạm Tuyên, đứa con bất hiếu. Càng căm giận ông hơn năm 1997 khi tôi sang Pháp được người bạn lớn tuổi cho xem hàng xấp bài báo, sách, viết về Phạm Quỳnh mà anh sưu tầm lưu giữ từ nhiều năm qua khi anh nương thân ở quê người.

Tôi chú ý nhiều tới cuốn: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Phạm Quỳnh 1892 – 1992 Tuyển tập và Di cảo, xuất bản An Tiêm, 1992, bản quyền Phạm Thị Hoàn – Paris. Đại để trong đó ông tha thiết khuyến khích kêu gọi hô hào cổ vũ mọi người dưới các hình thức khác nhau hãy chăm lo vun đắp, hy vọng chữ quốc ngữ sớm vẹn toàn để văn chương Việt Nam phong phú hơn.

Chẳng trách giữa Hà Nội năm 1924 bài diễn thuyết đọc tại Hội Khai trí Tiến Đức ngày 8 tháng 9 mà ông là Tổng thư ký: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn. Có gì mà lo, có gì mà sợ, còn điều chi nữa mà ngờ”…

***

Anh Huỳnh Thạnh, người An Truyền, Hương Phú, Thừa Thiên Huế, học Trung học ở Quốc học Huế, rồi đại học văn khoa Huế. Giữa buổi giao thời can qua năm 1975 vượt biên, được tàu cứu vớt ngoài biển khơi đưa sang Pháp. Nay hành nghề taxi giữa thủ đô Paris nhưng vẫn giữ được cái máu văn chương yêu nước trong mình, là người cho tôi xem hết các tư liệu viết về học giả Phạm Quỳnh trên đây mà tôi vừa nói đến.

Anh kể biết cả chỗ hố chôn chung ba người bị coi là Việt gian nguy hiểm là Ngô Đình Khôi, nguyên Tổng đốc Quảng Nam là anh ruột Tổng thống Ngô Đình Diệm và con trai Ngô Đình Huân, trong đó Phạm Quỳnh ở khu rừng Hắc Thú cách kinh thành Huế rất xa. Phải tới mười một năm sau, 1956 người ta mới tìm thấy thi thể của ba nạn nhân. Sẽ là căm giận Phạm Tuyên mãi mãi nếu không được Hồng Tâm kể cho nghe câu chuyện sau đây về ông bố nuôi Phạm Tuyên của mình vào năm 2014:

– Lâu rồi, quãng năm 2009 gì đó, dịp kỷ niệm ba mươi năm chiến tranh biên giới, Nhà xuất bản thuộc bên Quân đội yêu cầu bố em sửa lại ca từ “quân xâm lược bành trướng dã man” để đỡ bớt sự hung hãn của giặc Trung Quốc và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Người ta dự định sẽ cho ra mắt một tuyển tập nhạc đồ sộ: “Những khúc quân hành vượt thời gian”. Ca khúc Chiến Đấu Vì Độc Lập Tự Do của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết trong đêm 17 sang ngày 18/2/1979 không thể bỏ qua. Nó không chỉ đơn giản là bài hát, mà còn là trang sử bi tráng quý giá sống động, chính xác hơn trăm vạn lần những trang sử dối trá khác của cuộc chiến tranh hào hùng đánh giặc Trung Quốc xâm lăng dân tộc đã bị tẩy xóa, giấu giếm, cắt xén, cấm đoán, thêm tốt bớt xấu cho Trung Quốc.

– Bố em cũng thẳng thắn trả lời: Bài đó ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định, các anh có thể không dùng nó nữa cũng được, nhưng tôi cũng không thể sửa theo ý các anh. Mấy lần sau đó vẫn có vài ba người mang quân hàm chức vụ cao, chắc chắn có thằng phản động theo Tầu đến gõ cửa nhà nhạc sĩ Phạm Tuyên tặng quà và giấm giúi phong bao phong bì nài nỉ ông nên sửa lại. Ông vẫn lạnh lùng từ chối và từ chối cả quà tặng lẫn phong bì phong bao. Tất nhiên không thuyết phục được ông nên bài hát đã bị bọn phản động loại bỏ khi in. Ông không buồn, không tiếc.

Hồng Tâm cười nói tiếp:

– Cứ gì phải được in trong tập bài hát đó anh nhỉ, em nghĩ “Chiến Đấu Vì Độc Lập Tự Do” của bố em được in mãi mãi trong tim trong lòng hàng triệu triệu người dân Việt Nam yêu nước bảo vệ quê hương là quý lắm rồi, chẳng quý nào hơn thế phải không anh?

Nghe Hồng Tâm kể xong tôi buột miệng một câu Kiều: “Nền phú hậu, bậc tài danh/ Văn chương nết đất, thông minh tính trời”. Đây mới gọi là bản chất khí phách, cái tinh túy tinh hoa quý báu của học giả Phạm Quỳnh còn sót lại trong con trai của mình. Nhạc sĩ Phạm Tuyên – Người hàng xóm nhà tôi.

Munich – Germany
Mùa xuân 1979 – 2019
Một số hình ảnh của tác giả gửi tới:







Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện nghe lỏm được về Thích Thanh Quyết


FB Nghiêm Việt Anh 24-3-2019 

- Kể thêm về anh “thích hành quyết”, tu ở chùa Phúc Khánh từ thuở hàn vi, chưa ai biết là ai, sau được sư phụ Thích Viên Thành nâng đỡ, anh ku dần dần thăng tiến. Ngày đấy, chùa Phúc Khánh cũng nhỏ nhoi, vốn là ngôi chùa làng, gọi là chùa Sở, và tên nữa là chùa Thịnh Quang, theo tên địa danh thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở. Gần đấy không xa, có trường đại học Thủy Lợi, nơi anh ku Vũ Mão theo học.Image result for Thích Thanh Quyết
Anh Vũ Mão học hành thuộc loại tối dạ, nhưng bù lại, được cái mồm miệng đỡ chân tay, tuy học dốt vẫn được làm cán bộ đoàn trường. Lại nói về sự học của Vũ Mão, do biết sức học của mình bình thường, nên trước mỗi môn thi, anh hay ra chùa Phúc Khánh thắp nhang cầu cúng, mong được các đấng siêu linh nâng đỡ, vì hay đi lễ ở đây, anh có duyên quen biết thày thích hành quyết từ thời đó.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, văn bản
Chuyện của anh Vũ Mão, học dốt nhưng chăm lễ chùa,còn nhiều tình tiết ly kỳ và cả những dở khóc dở cười nữa, nhưng ta chú ý đến vận hạn của anh ku là chính. Không biết có phải anh được các bậc thần thánh nâng đỡ, nhưng đường công danh của anh thì thiên hạ đều rõ, anh lên bí thư trung ương đoàn, hàm bộ trưởng, ủy viên trung ương đảng, rồi trưởng ban đối ngoại, phó chủ tịch quốc hội…


Khi anh làm quan to, anh không quên chùa Phúc Khánh, rồi nhờ anh, chùa PK được cấp nhiều tiền, mở mang danh tiếng, từ ngôi chùa nhỏ, thành Tổ đình Phúc Khánh nổi tiếng… và thích thanh quyết cũng theo đó lên như diều, thành thích thanh quyết toán, thích hành quyết, thích đủ thứ… như thiên hạ đã biết.

Thêm tý tẹo chi tiết về sở trường thích đủ thứ của anh, ngày anh còn ngụ trong ngôi chùa nhỏ Phúc Khánh, hàng tháng, rằm, mồng một thường có các tự nguyện viên, các bà các cô phật tử, gọi là các vãi đến chùa làm công quả. Trong số các vãi ấy, thích đủ thứ thích nhất một vãi người làng Láng, hai người già nhân ngãi, non vợ chồng… rồi tai bay vạ gió thế nào, một hôm chồng bà vãi rình bắt quả tớm, uýnh cho thích đủ thứ một trận nhớ đời, rồi kiện cáo, thưa gửi khắp nơi…

Image result for Thích Thanh Quyết

Nhưng do nhân thân tốt, lại được phù hộ độ trì, thích đủ thứ chả bị làm sao, ngược lại còn trở nên thích hành quyết, ai cũng trợn tròn mắt kinh ngạc, nghe giang hồ đồn thì giờ anh chí ít cũng lon tướng chứ chả đùa, bằng chứng là hôm nọ có tờ báo đăng, có lần trụ trì chùa Ba Vàng, hàm đại tá còn phải quì lạy trước mặt thích hành quyết cả tiếng đồng hồ đấy thôi …!?)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÔI SỢ NGƯỜI VIỆT HƠN BẤT CỨ BỌN NGOẠI BANG NÀO


Nhiều giáo sư, nhiều nhà hoạt động dân chủ share bài về các vụ ngư dân bị tàu Trung Quốc đánh chìm, về dự án đường cao tốc Bắc Nam gần như được ấn định bởi sự trúng thầu của nhà thầu Trung Quốc, về chủ quyền quốc gia bị xâm phạm...  Có người chuyển tin nhắn cho tôi với lời khuyên hãy quên những vụ như tham nhũng, bạo lực, hiếp dâm, lừa đảo, mê tín dị đoan đi. Hãy viết bài nói về chủ quyền của đất nước. Họ cho rằng đó mới là "quốc gia đại sự". Tôi trả lời thẳng thắn ở đây. Rằng tôi không sợ ngoại bang. Tôi chỉ sợ... người Việt!



Bởi dân tộc này chưa bao giờ khuất phục ngoại bang, bất luận là thằng nào to nhất. Nhưng người Việt lại khuất phục chính dân tộc mình và bị người Việt lợi dụng tối đa. Trong các sự tàn ác từng diễn ra trong lịch sử, người Việt tàn ác với dân mình nhất. Đó là lý do, bọn ngoại bang khi xâm chiếm đất nước này, chúng luôn dùng chính sách "lấy người Việt trị người Việt". Người Việt đã mê hoặc làm mụ mị người Việt, hãm hại và bòn rút người Việt đến tận xương tủy bằng đủ các chiêu trò.

Vì thế, không lo chống người Việt mà đòi chống ngoại bang để làm gì? Đeo mãi chiếc gông trên cổ để đi chống xâm lược hay sao?

Chu Mộng Long


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Paris : Biểu tình ủng hộ Tây Tạng trước chuyến thăm của Tập Cận Bình




(AFP 24/03/2019) « Trung Quốc sát nhân ! », « Chúng tôi muốn tự do », hôm nay 24/03/2019 trên 1.000 người biểu tình ủng hộ Tây Tạng đã xuống đường tại Paris đòi tái lập đối thoại giữa Đạt Lai Lạt Ma và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, viếng thăm chính thức nước Pháp kể từ ngày mai 25/3.

Dưới bóng rợp những lá cờ Tây Tạng mang hình sư tử tuyết, những người biểu tình diễu hành từ quảng trường Nhân Quyền ở Trocadéro đến Bức tường Hòa Bình (trên đó từ« hòa bình » được viết bằng 49 thứ tiếng trong đó có cả tiếng Việt – TM) ở phía Champ de Mars, có sự tham gia của chủ tịch cộng đồng người Tây Tạng tại Pháp, ông Tenpa. 

Tinlay Dewatshang, cựu đại diện người Tây Tạng tại châu Âu ở Quốc hội Tây Tạng lưu vong, nói với AFP : « Chính sách của Tập Cận Bình ở Tây Tạng là đàn áp thẳng tay. Người Tây Tạng thậm chí còn không có quyền treo chân dung Đạt Lai Lạt Ma trong nhà ». Nhà đấu tranh 62 tuổi, « muốn nói lên tiếng nói của người dân ở Tây Tạng » cho biết để phản đối Bắc Kinh, « đã có 153 vụ tự thiêu từ 10 năm qua ».
 
Bà Dewatshang phẫn nộ : « Từ khi Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, chúng tôi không còn bất cứ một quyền tự do nào ». Cộng đồng người Tây Tạng vừa kỷ niệm 60 năm« Trung Quốc đô hộ Tây Tạng » và Đạt Lai Lạt Ma phải trốn khỏi Lhassa ngày 17/03/1959. 

Bản tuyên bố của Cộng đồng Tây Tạng tại Pháp được phân phối trong cuộc biểu tình nhấn mạnh : « Vấn đề Tây Tạng phải được giải quyết NGAY BÂY GIỜ ! », và « Nếu Tập Cận Bình có can đảm, ông ta phải gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ! »

Đối với bà Tinlay Dewatshang, « Nước Pháp có thể đóng một vai trò rất quan trọng để mở lại đối thoại giữa Tây Tạng và Trung Quốc », vốn đã bị bế tắc từ năm 2010.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quán cà phê bên 'đường ray tử thần' đông nghẹt khách Tây ở Hà Nội


23/03/2019 Ở các quán cà phê nằm sát đường tàu, du khách ngồi giữa đường ray uống bia, cà phê hay chạm tay vào đoàn tàu đang chạy như trêu ngươi tử thần. Thời gian gần đây, các quán cà phê nằm sát tuyến đường sắt chạy qua khu phố cổ Hà Nội (đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến phố Phùng Hưng) thu hút rất đông du khách. Dù đã được cảnh báo trên báo chí những năm gần đây, song hiện nay lượng du khách tò mò với tuyến đường sắt "đặc biệt" này đổ về ngày càng nhiều. Các quán cà phê phục vụ du khách cũng mọc lên san sát dọc tuyến đường.
Những thảm cỏ nhân tạo đặt sát đường 
ray làm chỗ kê bàn ghế cho khách ngồi.
Trước giờ mỗi đoàn tàu chạy qua, những quán cà phê này đông nghịt. Khách ngồi giữa đường ray uống cà phê, bia. Khi tàu chạy qua, nhiều du khách còn tìm cách chạm tay vào đoàn tàu. Đây là hành động rất nguy hiểm. Tai nạn sẽ luôn rình rập mỗi khi những đoàn tàu chạy qua đoạn đường sắt này.

Hàng ngày, những quán cà phê sát đường tàu đoạn từ đầu phố Trần Phú đến phố Phùng Hưng đông nghẹt du khách ngồi uống cà phê đợi các đoàn tàu đi qua.


Lượng khách đổ về đông nhất vào trước mỗi giờ tàu chạy qua.


Những thảm cỏ nhân tạo đặt sát đường ray làm chỗ kê bàn ghế cho khách ngồi.


Những quán cà phê có phần tầng 2 lúc nào cũng đông khách ngồi đợi tàu chạy qua.


Lượng khách cực đông khiến nhiều người phải kê ghế ngồi giữa đường ray uống bia, cà phê...


Những quán cà phê được mở mới san sát dọc tuyến đường sắt này.


Tuyến đường sắt chạy sát nhà dân lạ lẫm 
hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới.


Mỗi khi có đoàn tàu sắp chạy qua, các chủ quán cà phê chạy đôn, chạy đáo nhắc nhở du khách đứng nép sát vào tường quán để tránh xảy ra tai nạn.


Bàn ghế được nhân viên các quán nhanh 
chóng thu dọn trước khi đoàn tàu chạy qua.



Nhiều chỗ, khách chỉ cách đoàn tàu chừng 0,4 mét rất nguy hiểm.


Không ít du khách cố đưa tay chạm vào đoàn tàu đang chạy.


Sau khi đoàn tàu chạy qua, các bàn cà phê lại được dọn ra như trước đó.


Lượng khách ngày một đông nên các quán cà phê chỉ cách đường ray chừng hơn 1 mét mọc thêm khá nhiều.


https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/song-la/quan-ca-phe-thach-thuc-tu-than-dong-nghet-khach-du-lich-o-ha-noi-512638.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG PHẢI “LỖI ĐÁNH MÁY”


“Ăn vóc, học hay”, ấy là người xưa dạy thế. Nhưng giữa thời buổi người người đang choáng váng với thực phẩm bẩn, rồi sóng gió chao đảo chốn học đường những bạo lực, những quan hệ bất chính, chưa nói sự loay hoay hoay về một bộ sách giáo khoa, thì lời cổ nhân lại càng khó thực hiện.
Nói mãi nơi người, cũng phải đến lúc phê bình chính mình, về một số người cầm bút. Nhưng cũng chỉ tạm nêu mấy điều vụn vặt, nhân Hội báo xuân 2019, phía sau rất nhiều lời ca tụng.
Nói đi nói lại, ngày mỗi ngày, khi mâm cơm của hầu hết mỗi gia đình được dọn lên, VTV lại cho người ta thưởng thức thêm món “phân bón Hà Lan”. Có lẽ đây là một trong những sản phẩm độc đáo nhất thế giới sau “sữa cô gái Hà Lan”.
Nó càng độc đáo hơn bởi cái sự quát tháo, phùng mang trợn mắt của nhân vật quảng cáo. Không biết do nghệ thuật của đạo diễn, chủ ý của doanh nghiệp hay sở thích riêng của ai đó. Dù sao nó cũng đủ làm cho không ít người bị “sốc”.
Rồi đến ngày áo dài, có bao nhiêu ngôn từ có cánh của quý đài, như là niềm tự hào, hãnh diện của cả dân tộc, rồi đặt ra bao yêu cầu lớp trẻ phải phát huy truyền thống của cha anh… Chỉ có điều, những người dẫn chương trình đều diện… váy ngắn.
Giữa một đất nước tự do, chẳng ai dám ngăn cản ai mặc quần dài hay váy ngắn, chỉ có điều nó hợp thời hay không.
Trước đây, dân gian có câu đố vui này: “Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu/ Bên Ta thì có bên Tàu thì không”. Cái gì? Cái váy! Xem ra cũng đầy ngụ ý.
Nhân ngày hội của những người làm báo toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã đến dự và đề nghị các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí và những người làm báo lưu ý thực hiện tốt 3 nhiệm vụ, trong đó nhấn mạnh, báo chí phải tập trung tuyên truyền các vấn đề thời sự của đất nước, đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, để tạo niềm tin, sự phấn khởi, lạc quan trong xã hội. Không để tình trạng báo chí giật tít giật gân, kích động, ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển đất nước. Báo chí cần thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan, trung thực, vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, vừa phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng của người dân…
Nhưng điểm qua các mặt báo, thì không khó bắt gặp những hạt sạn không đáng có.
Việc trích dẫn sai lặp đi lặp lại đến khó chịu. Ví như “Ra ngô ra khoai” (Đúng phải là “Ra môn ra khoai”, chứ ngô với khoai thì cần gì phân biệt), hay như “Chân nam đá chân xiêu” vẫn cứ hồn nhiên (“Chân đăm đá chân chiêu” chứ. Đơn giản, “đăm” là “phải”, “chiêu” là “trái”, có thế thôi). Hoặc ngay những cái “tít” vừa nôm na lại không rõ ràng cho lắm: “Đôi vợ 65 tuổi chồng 28 tuổi thụ tinh nhân tạo” (Express, 21/12/2018), “TP.HCM cấm cán bộ đi nước ngoài từ nay đến Tết” (Vietnamnet 20/12/2018). Nó không khác gì “phân bón Hà Lan” bày giữa bữa ăn thịnh soạn.
Việc tuyên truyền về dịch tả lợn châu Phi mặt trước - mặt sau cũng chưa hẳn là kín kẽ.
Có những lỗi chưa hẳn tại truyền thông, nhưng lỗi của báo chí cũng không phải là ít.
Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ TT&TT, và cao hơn là Luật Báo chí, Luật Xuất bản đều có quy định “nhắc nhớ” về những vấn đề này. Báo chí mà tiếng Việt còn sai, nói gì đến sứ mệnh lớn lao của người cầm bút. “Ăn vóc, học hay” mà như thế sao?
Những hạt sạn kia dù nhỏ nhưng đó là biểu hiện một phần của căn bệnh lười biếng, tùy tiện phải dẹp bỏ, chứ không nên ngụy biện, và càng không thể đổ lỗi cho kỹ thuật hoặc dùng ngôn từ thông dụng lâu nay là “lỗi đánh máy”.
Thích
Bình luận
Bình luận
  • Thi Nguyên Gốm Chúc mừng xuất hiện nhà báo tâm huyết trên làng fb!!!
  • Di Li Cũng biết làm FB cơ

Phần nhận xét hiển thị trên trang