Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Ông Lê Duẩn đã định làm bom nguyên tử như thế nào?


Lê Phú Khải
2-3-2019
Vào một buổi chiều cuối năm 1988, tôi đang ngồi làm việc tại nhà riêng ở thành phố Mỹ Tho êm ả bên bờ sông Tiền, lúc ngẩng lên, bỗng thấy một ông già đội nón lá, tay xách cái bị đứng trước cửa! Nhìn kỹ hóa ra bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (!). Bác Viện nói: Tôi xuống xe đò, quên mất đường đến nhà cậu, một bà lão hỏi: Có phải bác là sỹ quan mới cải tạo không? Tôi nói phải, thế là bà ấy chỉ đường cho tôi đến đây.
Từ sau ngày đất nước đổi mới (1986), bác Viện hễ vào Sài Gòn là hay xuống Mỹ Tho chơi với tôi. Bác muốn qua tôi để tìm hiểu về công việc làm ăn của nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà tôi là nhà báo của trung ương duy nhất đang thường trú tại đó. Ở chơi nhà tôi, đôi lúc bác kể những chuyện “thâm cung bí sử” của triều đình cộng sản mà một trí thức như bác, thường được can dự hoặc chứng kiến…
Một trong những câu chuyện ít ai biết đó mà bác Viện kể cho tôi nghe là, chuyện Tổng Bí thư Lê Duẩn mời các trí thức đầu đàn lên bàn chuyện làm bom nguyên tử! Bác Viện kể (đại ý) người thứ nhất là kỹ sư Trần Đại Nghĩa. Tổng bí thư hỏi: Có làm được bom nguyên tử không? Ông Nghĩa trả lời, không làm được! Thế là Tổng bí thư nổi giận, mắng: Trí thức mà ngu thế à!
Người thứ hai chính là Nguyễn Khắc Viện. Hỏi: Có làm được bom nguyên tử không? Trả lời: Làm được. Tổng bí thư mừng lắm, nói: Tiếp tục đi! Tiếp tục: Chỉ làm được một quả thôi! Hỏi: Tại sao? Trả lời: Làm xong một quả phải thử và sau đó thì hết vốn! Bán cả nước cũng không thể làm được quả thứ hai (!).
Người thứ ba được gọi lên là Phó Tiến sỹ Nguyễn Đình Tứ, học ở Đúp-na về, đứng đầu Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia (trong đó có viện hạt nhân Đà Lạt). Tổng Bí thư hỏi, nhưng Nguyễn Đình Tứ cứ ngồi yên, không nói gì cả… Cứ như thế cho đến lúc… được ra về!
Trong cơn say chiến thắng sau năm 1975, các lãnh tụ cộng sản mắc bệnh vĩ cuồng. Chính tai tôi, tác giả bài viết này, đã được nghe thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo trong một hội nghị khoa học toàn quốc vào cuối năm 1978 rằng, Việt Nam phải đi tắt đón đầu, đuổi kịp và vượt phương Tây trong vòng mươi mười lăm, hai mươi năm! Ông còn dặn các nhà khoa học cả hai miền Nam Bắc rằng, làm khoa học ở Việt Nam phải như Cù Chính Lan, chạy tắt rừng, đón đầu xe tăng địch mà đánh!!! Lũ trí thức hoạn quan có mặt trong Nhà hát lớn Hà Nội lúc đó đã vỗ tay rào rào!
Cũng may cho nhân dân ta có những bậc trí thức lớn, đủ trí, đủ dũng như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện, Tạ Quang Bửu… đã can ngăn các lãnh tụ sau cơn say chiến thắng, không bán cả nước đi để trở thành một siêu cường hạt nhân! Chúng ta hãy tưởng nhớ các vị đó.
Với nước ta, năng lượng hạt nhân được nghiên cứu để ứng dụng trong nông nghiệp kỹ thuật cao và y tế là đúng đắn nhất. Và, chúng ta đã làm tốt điều này. Năm 1985, “Luận chứng kinh tế- kỹ thuật trung tâm chiếu xạ TP. Hồ Chí Minh” của phó tiến sỹ Trần Tích Cảnh đã được thực thi ở cả hai miền Bắc-Nam để bảo đảm chất lượng cho các sản phẩm xuất khẩu nông-sinh-y. Tác giả Trần Tích Cảnh đã tặng người viết bài này một văn bản của luận chứng đó làm kỉ niệm mà tôi còn giữ!
Bút tích của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện
Luận chứng của Trần Tích Cảnh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Ai tạc tượng Trần Hưng Đạo ở bờ sông Saigon ?


baomai.blogspot.com  

Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người được xem là Thánh tổ Hải quân do điêu khắc gia Phạm Thông tạc, Ông đã thổi hồn vào tượng dựa theo truyền thuyết sau :

Năm 1288, một lần xuất quân đánh quân của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng, voi chiến của Trần Quốc Tuấn bị sa lầy bên bờ sông Hóa. Mọi người tìm đủ cách kéo voi lên nhưng không được. Trần Quốc Tuấn đành nuốt nước mắt bỏ voi lại. Voi ứa nước mắt nhìn chủ tướng, rống lên thảm thiết rồi từ từ chìm vào lòng đất. Tiếc thương voi chiến, Hưng Đạo Đại Vương phẫn khích tuốt gươm chỉ xuống dòng sông, hét lên thề rằng: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa !”.

Câu nói bất hủ ấy vẫn còn lưu truyền đến tận ngày nay thể hiện ý chí, tinh thần đánh giặc ngoại xâm...

baomai.blogspot.com

Nhắc đến điêu khắc gia Phạm Thông, ai cũng nghĩ ngay đến bức tượng Trần Hưng Đạo để đời nằm ở công trường Mê Linh, cuối đường Hai Bà Trưng, sát bờ sông Sài Gòn. Ít người để ý một chi tiết rằng tượng đài các anh hùng dân tộc ở Việt Nam khá nhiều: Quang Trung, Lê Lợi, Hai Bà Trưng…, nhưng ở những tỉnh thành khác nhau thì lại có hình tượng khác nhau của vị các anh hùng đó. Chỉ riêng có tượng Trần Hưng Đạo thì ở ba thành phố lớn là Sài Gòn, Vũng Tàu và Qui Nhơn đều dùng chung một mẫu tượng của Phạm Thông. Hơn thế nữa, hình như mọi người Việt từ Nam chí Bắc đều mặc định rằng đó là hình tượng tiêu biểu của một trong những chiến binh lỗi lạc nhất của dân tộc, đã hơn một lần đại phá quân Mông Cổ hùng mạnh vào đời Trần.

Trong thập niên 80, khi cả nước tìm đường đào thoát, thì chắc ai cũng nhớ câu chuyện tiếu lâm về một người Sài Gòn khổ quá đi hỏi ý kiến Phật, Chúa, rồi ra tượng Đức Thánh Trần hỏi phải làm gì, thì ngài chỉ xuống sông, có ý rằng… phải vượt biên thôi!

Ngày nay, những người yêu nước trong và ngoài Việt Nam hiện đang sục sôi trước việc Trung Quốc chiếm đọat Hoàng Sa, Trường Sa, dành chủ quyền biển Đông. Hẳn có nhiều người ngậm ngùi nghĩ đến anh linh của Đức Thánh Trần. Hình ảnh của Ngài uy nghi chỉ tay xuống dòng sông Bạch Đằng - thề rằng nếu không phá xong giặc thì quyết không về trên dòng sông này nữa - liệu có cứu được đất nước khỏi đại họa bắc phương" ...

Tượng đài hoàn tất năm 1967 .

baomai.blogspot.com
  
Ông Phạm Thông - Tác giả tượng đài Trần Hưng Đạo qua đời tại Hoa Kỳ.

Điêu khắc gia, nhà báo và một người Anh đáng kính, Phạm Thông, ông cũng là Người tạc ra tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ nằm trên đường Bellaire thành phố Houston Texas ...

baomai.blogspot.com
  
Anh Phạm Thông kể bức tượng người lính linh thiêng và “có hồn” thực sự. Ngày cuối cùng khi anh tạc xong bức tượng, khoảng 05 giờ sáng, con chó nhà anh ra sân đứng trước bức tượng sủa dữ dội và liên tục như thấy có người lạ vào nhà. Anh phải ra xem có gì xảy ra, nhưng không hề thấy có ai cả. Anh rùng mình, đứng trước bức tượng khấn rằng các linh hồn tử sĩ có về đây thì xin phù hộ cho anh thực hiện dự án này tốt đẹp. Anh cũng là một người lính, dù chưa bao giờ ra trận, nhưng cũng muốn đóng góp xương máu của mình để vinh danh những đồng đội đã khuất. Con chó sau đó hết sủa ngay! Rồi khi đem bức tượng đặt lên bệ ở vị trí shopping, anh đang dùng cưa tay để cắt cụt một đoạn sắt dư, thì lơ đễnh để tự cưa đứt mất một đốt ngón tay đeo nhẫn! Anh nghiệm lại rằng chắc tại do lời khấn của mình “…muốn đóng góp xương máu…”. Ngày bức tượng người lính Việt đặt lên vị trí ( tượng người lính Mỹ lên vị trí sau đó), mọi người có mặt đều không cầm được nước mắt, vì có một cái gì đó thiêng liêng không thể diễn tả được.

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúc mừng VN, Đài Loan…vì hội nghị Trump – Kim bể sô


baomai.blogspot.com
Cuộc gặp Trump-Kim lần hai đã có kết thúc không như mong đợi

Vậy là mọi kỳ vọng về thượng đỉnh Trump - Kim đã thể hiện ra "bên ngoài" sự thất bại vì hai bên không đạt được kết quả gì.

Những người yêu chuộng hòa bình và nhất là nhân dân ở hai miền Triều Tiên, nhân dân Nhật Bản, nước Mỹ là những người buồn nhất vì hiểm họa hạt nhân vẫn sờ sờ ra đó.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thất vọng bởi quá kỳ vọng vào tiến trình giải giáp hạt nhân tại thượng đỉnh lần này thì vẫn có một niềm vui lớn khác, đó là thái độ dứt khoát của ông Trump.

Đã nhiều lần ông Trump và cộng sự của ông luôn khẳng định:

baomai.blogspot.com

1. Mỹ vẫn duy trì cam kết để đạt được tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược của Bắc Hàn;

2. Tiến trình phi hạt nhân hóa phải diễn ra "nhanh chóng", Mỹ sẽ KHÔNG DỠ BỎ BẤT KỲ BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT NÀO CHO ĐẾN KHI BẮC HÀN GIẢI TRỪ HẠT NHÂN HOÀN TOÀN.

Trước khi diễn ra cuộc gặp mặt lần hai giữa ông Trump với Kim Jong Un, nhiều người hoài nghi, lo lắng rằng liệu ông Trump có đánh đổi, nhượng bộ điều gì đó để có được một cam kết nào đó của Kim Jong Un hay không ? Trung cộng có lợi dụng việc Bắc Hàn phi hạt nhân hóa để mặc cả với ông Trump trong xung đột thương mại, ăn cắp sở hữu trí tuệ,... không?

Riêng nhân dân Việt nam và Đài Loan thì lo lắng liệu ông Trump có vì nóng lòng giải giáp hạt nhân Bắc Hàn mà đánh đổi chủ quyền Biển Đông, Đài Loan cho Trung cộng hay không?

Nhưng nay mọi lo lắng trên đã được giải tỏa bởi ông Trump hoàn toàn giữ đúng bản chất của một MAGA khi đứng lên bỏ về trước khi kết thúc hiệp đấu với lý do Kim Jong Un đưa việc giải giáp hạt nhân ra để yêu cầu ông Trump phải dỡ bỏ lịnh trừng phạt.

Sau hai năm bước lên võ đài chánh trị, tổng thống Trump đã cho thấy những gì ông đã đeo đuổi là không thể mặc cả, mua chuộc,... mà nó hoàn toàn phải được thực thi chân thành, vì đại cục của nhân loại, không thể đảo ngược.

Hãy gạt bỏ đi thất vọng bởi cái lo cho sự thất bại của hội nghị Trump - Kim lần này đã được chuyển hết về phía Trung cộng.

baomai.blogspot.com

Ông Trump vừa đứng dậy bỏ đi chỉ vì Kim Jong Un mặc cả sẽ dỡ bỏ nhà máy hạt nhân Yongbyon với điều kiện ông Trump phải dỡ bỏ hoàn toàn các lịnh trừng phạt Bắc Hàn thì làm sao Tập Cận Bình có thể đưa ra những mặc cả với ông Trump trong hội nghị sắp tới.



Tran Hung

baomai.blogspot.com



Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUMP BẮT ĐẦU GÂY SỨC ÉP DỮ DỘI LÊN KINH TẾ TRUNG QUỐC QUA TỔ CHỨC WTO


LG Trần Đình Thu
Trước hết tôi nói về một phán quyết quan trọng của WTO về nông nghiệp Trung quốc vào ngày hôm qua. Tổ chức này đã phán quyết Trung quốc tài trợ vượt mức cho phép đối với ngành nông nghiệp theo cam kết khi gia nhập WTO. Do đó Trung quốc bị buộc phải giảm chi cho nông nghiệp và điều đó gây lao đao cho ngành nông nghiệp Trung quốc.
"Đây là chiến thắng lớn cho ngành nông nghiệp Mỹ, sẽ giúp nông dân Mỹ cạnh tranh trên sân chơi công bằng hơn", Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết trong một thông báo.
Nhưng đó chưa phải là đòn hiểm. Đòn sau đây mới cân não. Hôm qua, Đại sứ Mỹ tại WTO, ông Dennis Shea đã yêu cầu WTO loại Trung quốc ra khỏi nhóm các nước đang phát triển. Khi bị loại ra khỏi nhóm này, Trung quốc mất hết các quyền lợi rất lớn dành cho nhóm đang phát triển.
Phía Mỹ đưa ra 1 định nghĩa để xếp loại như sau. Đó là khi một nước có 1 trong 4 điều sau thì không còn được coi là đang phát triển: 1). Là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); 2). Là thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20); 3). Là nước được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm có thu nhập cao; 4). Là nước chiếm ít nhất 0,5% hoạt động thương mại toàn cầu. Với quy chế này Trung quốc dính là điều khỏi bàn cãi.
Trong trường hợp này, Trung quốc sẽ hết sức vất vả để phục hồi và phát triển kinh tế trong khi đang bị các đòn thương chiến mạnh mẽ của Mỹ và nền kinh tế thì đang xuống đáy.
Ông đại sứ Mỹ Dennis Shea nói mỉa mai rằng, không có lý gì khi một quốc gia đã hạ cánh tàu thám hiểm lên vùng tối Mặt Trăng lại khăng khăng đòi được đối xử giống như một quốc gia nghèo nhất trong WTO.
Đúng là một đất nước bần tiện và không biết sĩ diện là gì.
Nói thêm 1 chút về 2 sự kiện này. Có lẽ hồ sơ cũng đã được chuẩn bị từ lâu nhưng phía Mỹ đang cân nhắc chưa áp dụng và có thể không áp dụng nếu Trung quốc biết điều, nhưng sau cú chơi thọc gậy bánh xe hôm qua, 2 vấn đề này được công bố luôn, song song với cú chơi căng mà ông Trump tuyên bố trên Tweet.
Như vậy là Trung quốc sẽ bắt đầu hứng những đòn sấm sét của Trump theo phong cách "immediately” của Trump.
Lưu ý là, từ lúc này Mỹ đã giám sát chặt chẽ Trung quốc, nếu Trung quốc không tuân thủ phán quyết sẽ bị loại khỏi WTO ngay. Mà bị loại khỏi WTO thì chỉ còn nước lùi lại thời kỳ đồ đá.
***Dưới đây có nhiều bài viết thú vị. Hãy để lại biểu cảm để tôi biết bạn đã đọc. Bạn có thể Share nếu muốn!!!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toàn Cảnh THỜI BAO CẤP – Những Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam Thời Kỳ Bao Cấp ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sau chủ nghĩa xã hội: Một số tính quy luật của thời kỳ quá độ – Phần V

Thứ hai, thực tế là ở tất cả các nước hậu XHCN của châu Âu, phe Xã hội – Dân chủ hiện nay đều là người của phe Cộng sản hôm qua. Điều này cũng đúng cả với những thủ lĩnh của họ. Còn ở Nga thì do hàng loạt nguyên nhân khách quan và chủ quan, sự tiến hóa của Đảng cộng sản lại diễn ra theo một kịch bản khác hẳn: không phải đi theo hướng Xã hội – Dân chủ, mà ngả theo hướng chủ nghĩa dân tộc – bolsevich. Ngôn từ của thủ lĩnh Đảng Cộng sản Liên bang Nga là ngôn từ không chỉ của người cộng sản, mà chủ yếu là của những người theo chủ nghĩa truyền thống, chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa dân tộc yêu nước. Có thể giả định rằng do tác động của thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống và chịu sức ép của các đồng minh trong Liên minh Nhân dân yêu nước Nga, Đảng Cộng sản Nga và thủ lĩnh của nó rốt cuộc sẽ cũng phải dịch về phía Xã hội – Dân chủ. Thiết nghĩ, nếu như những người Cộng sản vẫn còn có tương lai thì đó chỉ có thể có trên con đường này. Nếu không họ hoặc sẽ bị gạt ra rìa, hoặc sẽ chuyển sang lập trường dân tộc chủ nghĩa công khai. Người Nga đã không còn chấp nhận những tư tưởng của CNCS, và nếu hàng triệu người Nga bỏ phiếu cho Đảng Cộng sản Nga và cho chính cá nhân Zjuganov thì điều đó tuyệt nhiên không phải vì ưu ái gì những tư tưởng của CNCS, mà là vì không ưa cái trật tự hiện nay.
Thứ ba, và có lẽ là cái chủ yếu, là trước khi bước vào giai đoạn lịch sử của con đường phát triển theo hướng Xã hội – Dân chủ, nước Nga phải trải qua giai đoạn lịch sử của con đường phát triển nhà nước – dân chủ. Vấn đề là ở chỗ, khác với các nước hậu XHCN ở châu Âu (và thậm chí là phần lớn các nước cộng hòa khác) nước Nga thực tế chưa có chế độ nhà nước của mình. Trong khuôn khổ Liên Xô, nó vừa là tất cả vừa chẳng là cái gì hết, các cơ quan quyền lực của nó đơn thuần chỉ mang tính chất trang trí. Vì vậy, nước Nga, thực tế là một quốc gia mới, đang đứng trước nhiệm vụ cấp thiết là phải xây dựng một quốc gia dân tộc giống như nhiệm vụ đặt ra cho bất kỳ quốc gia nào mới xuất hiện. Còn có một nhiệm vụ nữa cũng bức xúc không kém là quá trình tự xác định lại chất Nga: những người bolsevich, do sợ rằng dân tộc dẫn đầu ở Liên Xô sẽ ngày càng tự ý thức dân tộc cao hơn, đã cố kiềm chế mọi chất Nga, hòa tan nó trong cái chất “xô viết” vô định hình. Điều đó đã gây tổn hại hết sức to lớn cho nền văn hóa dân tộc, lịch sử dân tộc.
Thứ tư, Việc giải quyết nhiều vấn đề của thời kỳ quá độ ở nước Nga càng gai góc hơn vì cho đến nay vẫn chưa kết thúc giai đoạn đầu của cuộc cách mạng dân chủ. Xét về phương diện này, vượt chúng ta không chỉ có châu Âu, mà thậm chí cả Mông Cổ, là nước mà Đảng Cộng sản cầm quyền trước đây tự xưng là Đảng Nhân dân – Cách mạng Mông Cổ, ngay từ năm 1993 đã từ bỏ chủ nghĩa Marx – Lenin, và trong cuộc bầu cử Quốc hội mùa Hè năm 1996 đã thất bại trước khối các Đảng đối lập theo khuynh hướng Xã hội – Dân chủ và tự do. Ở các nước đó từ lâu đã không còn đặt ra vấn đề các lực lượng của quá khứ có thể trở lại phục thù. Thực tế, mọi thành viên có ít nhiều ảnh hưởng tham gia quá trình chính trị đều ủng hộ nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập vào cộng đồng thế giới. Ở đó xã hội đã không còn bị lên cơn sốt mỗi khi có các cuộc bầu cử Quốc hội hay bầu cử Tổng thống. Dù ai thắng cử thì đất nước vẫn sẽ đi theo guồng quay của tiến bộ thế giới.
Còn ở Nga thì khác. Ở đây, đã nhiều năm, lực lượng đối lập cơ bản, có khả năng thay thế cho các lực lượng chính trị cầm quyền hiện thời vẫn là Đảng Cộng sản. Cuộc bầu cử quốc gia nào, về thực chất, cũng biến thành những trận chiến đấu để chọn con đường phát triển xã hội. Tính bất định đó, nói riêng, là một trong những nguyên nhân thất thu thuế, dẫn đến chỗ không trả nổi lương đều đặn cho những đối tượng ăn lương ngân sách, không cấp đủ tiền cho nhiều ngành, giảm vốn đầu tư và tương ứng, dẫn đến chỗ những vấn đề xã hội ngày càng trở nên gay gắt hơn và khiến chon gay cả các công dân nói chung tán thành đường lối cải cách cũng ngày càng bất mãn. Tính bất định đó cũng đang cản trở dòng vốn đầu tư từ bên ngoài vào nước Nga.
Thứ năm. Hầu như các nước hậu CSCN nào cũng đều kinh qua giai đoạn “CNTB hoang dã”. Điều đó thể hiện qua hoạt lực cực kỳ mạnh mẽ của tư bản phi pháp trong nền kinh tế, qua sự phát triển nhanh của hoạt động kinh doanh tiêu cực mà trong điều kiện nước Nga, nó đạt tới 40% toàn bộ doanh thu kinh tế, qua sự xuất hiện “kim tự tháp tài chính” và những hình thức lừa đảo cỡ lớn khác, qua những vụ cạnh tranh vô lương tâm thường gặp và quảng cáo cũng vô lương tâm như thế, qua nạn trốn thuế và nói chung là cách xử sự không văn minh của nhiều nhà doanh nghiệp mới phất lên. Và bên cạnh đó là tình trạng tiêu xài ngày càng xa xỉ hơn.
Trong sự phát triển của mình hầu như nước nào cũng đều trải qua giai đoạn tương tự. Cả nước Nga cũng đã từng có một thời như vậy, nhưng bây giờ chúng ta lại trở lại giai đoạn ấy. Nhưng nếu trước đây, “CNTB hoang dã” đã xuất hiện ở những quy mô khác nhau ở trình độ phát triển thấp kém về kinh tế, ở nhiều nước đã hoàn toàn không còn dấu vết trong ý thức quần chúng nữa thì nay tình hình lại khác hẳn. Đặc biệt là nếu nói về nước Nga với trình độ phát triển kinh tế, quy mô tài nguyên quốc gia của nó, với các quá trình thay đổi chủ sở hữu đang phát triển quá nhanh của nó… Càng chớ nên quên tình trạng suy đồi nhanh chóng về đạo đức trong nước, nơi mà suốt trong 70 năm trước đây đã từng diễn ra cuộc đấu tranh chống tôn giáo với nếp sống nhân dân, tâm linh nhân dân, đã gieo rắc thói quen mật báo, chỉ điểm, phản bội, thói đạo đức lá mặt lá trái. Giáng một đòn vào những lý tưởng đạo đức của người dân còn có sự sụp đổ uy tín của ảo tưởng CSCN cùng với thang giá trị của nó.
“CNTB hoang dã” đã bôi nhọ những hình thức mới của đời sống một cách khách quan. Không thể vì sĩ diện mà nhắm mắt làm ngơ điều đó được. Cần phải giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó và có gắng hạn chế nó trong một phạm vi nào đó, đồng thời thực hiện một cách nhất quán chính sách nhằm rút ngắn bớt giai đoạn này trong sự phát triển của đất nước. Song cũng cần nhớ rằng nếu cố tình đẩy nhanh một cách giả tạo cuộc đấu tranh với “CNTB hoang dã” cũng có nghĩa là đồng thời đánh vào sự phát triển của các lực lượng sản xuất mới. Ở đây đòi hỏi phải có một chính sách mềm dẻo, có cân nhắc và một mức độ kiên trì nhất định, dựa trên việc hiểu đúng tính chất nhất thời của hiện tượng này, hay nếu muốn, có thể gọi là của cái ác này, trên cơ sở hiểu rằng “cái gì cũng phải trả giá”, như người ta thường nói. Vì cả những sai lầm của phái bolsevich, vì cả sự phồn vinh tương lai của nền kinh tế nước nhà.
Những vấn đề để đi đến ổn định
Vấn đề đi đến ổn định – chính xác hơn – không ổn định, đang được đưa lên hàng đầu ở nhiều nước hậu XHCN. Con đường từ Chủ nghĩa cực quyền chuyển sang dân chủ đối với nhiều nước nói cho đúng là đầy chông gai chứ không phải là được rải hoa. Có lẽ bi đát nhất là đối với Nam Tư cũ, là nước không chỉ tan rã, mà còn xảy ra nội chiến. Đã tan rã, nhưng trong điều kiện “ly dị văn minh” là trường hợp Chekhoslovakia cũ. Còn đoạn khởi đầu phát triển hậu CSCN của Rumania thì lại xung đột dữ dội. Đã trải qua nội chiến là Gruzia, Azerbajzhan, Moldavia và, ở mức độ nào đó, cả Armenia. Cuộc nội chiến ở Takizkhstan vẫn còn chưa dịu đi. Cũng không thể nói là hài hòa đối với cả sự phát triển của các nước Baltic.
Cơ sở của phần lớn các cuộc chiến tranh và xung đột tại các quốc gia hậu XHCN là mâu thuẫn giữa các dân tộc và các cộng đồng, nhưng không phải chỉ có vậy (minh chứng cho điều đó là thí dụ về tất cả các nước Zakavkaz thuộc Liên Xô cũ). Di sản của chủ nghĩa bolsevich vẫn còn ảnh hưởng mạnh. Nếp nghĩ cực quyền, tâm lý cực quyền, ý muốn giải quyết những vấn đề phức tạp bằng phương pháp “đấu đầu”, phương pháp hiệp thương đã nhiều năm mất ý nghĩa, ngược lại, thái độ không khoan nhượng cả trong hệ tư tưởng lẫn trong chính trị là cái được đề cao.
(còn tiếp) 
Nguồn: TĐB 97 – 15 & 16

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trump-Kim không thỏa thuận là tin xấu cho Trung cộng


baomai.blogspot.com

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã quyết định kết thúc sớm cuộc đàm phán với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội khi ông Kim không thể đưa ra bất kỳ lời hứa có thể kiểm chứng nào cho tiến trình phi hạt nhân hóa để đổi lại việc dỡ bỏ các chế tài của Mỹ. Đây là một kết thúc không vui cho một hội nghị thượng đỉnh thu hút sự chú ý toàn cầu, đặc biệt khi nó đã bắt đầu với việc hai bên thể hiện rất nhiều thiện chí với nhau.

baomai.blogspot.com

Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo họp báo tại khách sạn Marriot, Hà Nội ngay sau thượng đỉnh Trump-Kim.

Tuy nhiên, không thỏa thuận không đồng nghĩa với thất bại khi mà ông Trump ít nhất đã đạt được một trong những mục tiêu của ông là giữ cho khu vực ổn định không có thử hạt nhân. Nói cách khác, không thỏa thuận là một thành công khi mà điều đó có nghĩa rằng Mỹ đã không phải đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào, không dỡ bỏ chế tài và không viện trợ tiền khi đàm phán với chế độ cộng sản. Việc ông Trump không bị chế độ cộng sản lừa gạt bản thân nó đã là một thành công lớn rồi. Và ông Trump và ông Pompeo đã không đột ngột cắt kết nối với Bắc Hàn mà vẫn thể hiện sự sẵn sàng đàm phán thêm.

baomai.blogspot.com
Cuộc gặp Trump-Kim lần hai đã có kết thúc không như mong đợi

Không thỏa thuận có nghĩa rằng ông Kim Jong-un đã từ chối cơ hội tuyệt vời để chuyển dịch đất nước của ông sang xã hội mở, ngay cả khi chính quyền Trump đã cố ý sắp xếp cơ hội cho ông được chứng kiến thành công kinh tế tại Singapore và Việt Nam. Ông Kim đã tận hưởng màn trình diễn ngoại giao “vinh quang” tại hội nghị thượng đỉnh này mà cỗ máy truyền thông nhà nước của ông sẽ dành lời ca ngợi bất tận và mang đến những hy vọng lớn lao. Nhưng bây giờ thậm chí ông Kim phải đối mặt với nhiều áp lực hơn từ chính những đồng chí trong nội bộ đảng khi mà chuyến công du lần này của ông đã không mang lại bất kỳ kết quả nào.

Những trụ cột chính mà ông Kim sử dụng để bảo vệ chế độ cầm quyền là vũ khí hạt nhân và tuyên truyền chống Mỹ. Nhưng bây giờ, cả hai trụ cột này đều đang bị tê liệt. Ông Kim không thể phát triển vũ khí hạt nhân thêm nữa và không thể tiếp tục thử hạt nhân khi ông đã hứa phi hạt nhân hóa trước truyền thông toàn cầu. Và ông Kim có lẽ cũng không thể tấn công Mỹ mạnh mẽ bằng cỗ máy tuyên truyền của mình khi mà đối thoại liên tục với ông Pompeo và ông Trump sẽ giữ Bắc Hàn ở bàn đàm phán. Điều mà ông Kim có thể làm là đổ lỗi cho Mỹ bắt nạt Bắc Hàn.

Và ông cần lo lắng xem liệu Mỹ sẽ tiếp tục tập trận quân sự chung với Hàn Quốc hay không.

baomai.blogspot.com
  
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thời điểm này có thể cảm thấy không hài lòng. Khi thượng đỉnh Trump-Kim không thể đưa ra bất kỳ tiến triển thêm nào về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thì những nỗ lực của ông Moon để làm hòa với Bắc Hàn năm ngoái dường như rất nhạt nhòa. Tổng thống Moon có thể sẽ phải đối mặt với nhiều chỉ trích hơn vì phiên bản chính sách “Ánh Dương” với ông Kim Jong-un.

baomai.blogspot.com
  
Một nhân vật khác không thể ngủ ngon chính là Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình. Tại cuộc họp báo sau thượng đỉnh tại Hà Nội, ông Trump đã chỉ rõ rằng 93% hàng hóa cung cấp qua biên giới Bắc Hàn là từ Trung cộng. Đây là một lời chỉ trích gián tiếp nhắm tới Trung cộng đã vi phạm chế tài đang áp đặt lên Bắc Hàn. Điều này sẽ trở thành một lá bài mặc cả khác cho Mỹ tại bàn đàm phán trong đối thoại thương mại Mỹ – Trung.

Chính quyền Trump hiện đã rất không hài lòng về việc Trung cộng liên tục ủng hộ chính quyền Maduro tại Venezuela. Cả ông Chavez và ông Maduro đều là những học trò của Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTC). Ông Maduro đã học chiến thuật của ĐCSTC sử dụng để vu oan cho sinh viên trong phong trào sinh viên năm 1989. Khi đó ĐCSTC đã đốt một số xe vận tải quân sự và đổ lỗi cho sinh viên làm việc đó. Ông Maduro cũng đã đổ lỗi cho Mỹ đốt các xe tải chở hàng cứu trợ hôm 23/2.

Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim không kết quả và việc Trung cộng ủng hộ chế độ Maduro sẽ cho phép chính quyền Trump nhìn thấy rõ ràng rằng đàm phán với các chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản sẽ không bao giờ diễn ra trơn tru khi mà những lãnh đạo của các chế độ này không hề quan tâm tới mạng sống của nhân dân và tương lai đất nước của họ.

baomai.blogspot.com

Rời Hà Nội mà không đạt thỏa thuận không phải là kết quả làm hài lòng chính quyền Trump và nhiều nhà phê bình nói rằng ông Trump đã mất đi một thắng lợi rất cần thiết. Tuy nhiên, bất cứ điều gì ông Trump đã bỏ lỡ tại Hà Nội, ông sẽ mang nó ra bàn đàm phán thương mại Trung – Mỹ với Trung cộng.

Vì vậy, không thỏa thuận từ thượng đỉnh Trump-Kim thực sự là tin xấu cho Trung cộng. Bước ra khỏi một thỏa thuận xấu tiềm năng cho thấy bản chất của doanh nhân sắc sảo, và ý chí mạnh mẽ để tuân thủ các nguyên tắc. 

Ông Tập Cận Bình sẽ phải lo lắng: Ông Trump cũng sẽ bước ra ngoài trong cuộc đàm phán với tôi khi tôi gặp lại ông ấy ở Mar-a-Lago?



TS Xiaoxu Sean Lin

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang