Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

TRƯỚC NÚT ẤN LỊCH SỬ


Vương Trọng:



Gửi các Đại biêu Quốc hộiKhông có văn bản thay thế tự động nào.


Ấn nút B52 có thể tan nửa làng
Ấn nút nguyên tử, hạt nhân có thể thủ tiêu hoàn toàn thành phố
Nút ấn hồng hào, xinh xinh, nho nhỏ
Sức mạnh khôn lường
Như nút ấn trong Hội trường Quốc hội.
.
Tôi chưa một lần là đại biểu Quốc hội
Nên chưa từng cân nhắc đắn đo
Chưa từng nghĩ suy về nút ấn
Nhưng những tháng năm này
Khi Biển Đông cuộn sóng
Trước tuyên ngôn hỗn xược của ngoại bang
Mà đâu chỉ tuyên ngôn
Chúng nuốt gọn Hoàng Sa
Cướp và xây thêm bao đảo ở Trường Sa
Cho tên lửa, máy bay tập trận
Sự "quan ngại" của chúng ta không hề tác dụng
Khi chỉ người phát ngôn Bộ Ngoại giao điềm đạm cất lời
Còn Quốc hội thì kín tiếng im hơi
Chưa cơ hội cho một lần ấn nút
Thế trận Biển Đông đã như vành đai xiết chặt
Tổ quốc Việt Nam nghẹt thở từng ngày
Đã thế, giờ đây
Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc
Tự tay mình định trao ba mũi đinh ba cho kẻ thù đâm vào ngực
Tổ quốc đâu chỉ mất ba vùng đất
Mà đấy là bước tiếp theo để mất hoàn toàn Tổ quốc
Dân tộc mình thành bộ tộc lưu vong
Không quê hương, sử sách...
Đấy là chuyện hoang đường hay hiện thực
Đều khởi sinh từ nút ấn
Hồng hào, bé nhỏ
Trong Hội trường Quốc hội
Sau Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc được nhắc tên!
30-5-2018
VƯƠNG TRỌNG
Nguồn FB nhà thơ quân đội Vuong Trong
Tranh Ham Vui Tran

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN NHÀ HÓNG


Phạm Quang Long




Nhà Hóng nghèo, lại đông con. Ruộng ít, được cái ở chỗ đất đẹp. Ông tổ nhà Hóng khai phá được cái đầm nước rộng vài chục mẫu cạnh bờ sông. Mùa cạn cua cáy nhiều. Nhưng mùa nước lớn, chả làm gì được, chỉ thả vịt.
Làng bên có nhà Tẫu, giàu có, thế lực mạnh. Nhà Tẫu mê cái đầm nhà Hóng lắm nhưng chưa nghĩ ra cách nào chiếm được. Mua, Hóng không bán, hợp tác làm ăn, Hóng không chịu. Tẫu thèm cái đầm rỏ rãi ra mà không làm sao được.
Khổ cho nhà Hóng có mấy thằng con chán việc cày cuốc, chỉ thạo chuyện bóc ngắn cắn dài, chả thích làm lụng lại mong sống sướng. Nắm được thóp bọn này, Tẫu nhờ người đến ngon ngọt với lũ con Hóng:
-Bây giờ có mấy ai bám vào nông nghiệp mà mong giàu có? Phải đổi mới đi. Cái đầm nhà anh nếu biết khai thác sẽ có triển vọng lắm. Chỗ ấy làm du lịch sinh thái thì nhất. Chỗ này xây nhà hàng, chỗ kia xây khách sạn, chỗ đó làm hồ câu. Xây cái cầu bắc qua bắc đầm, làm sân golf phía tây đầm, khu đầm sẽ thành nơi nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái thượng hạng. Dân thành phố kéo về nghỉ ngơi nhiều vì quanh đây chả có chỗ nào bằng chỗ này. Lúc ấy cứ ngồi mà hưởng. Không làm cũng phí.
Đám con Hóng nghe nói thế thích lắm nhưng vẫn còn hồ nghi. Một đứa lẩm nhẩm tính toán một lúc rồi bảo:
-Hay thì hay thật nhưng tính thầy tôi khó lắm. Đã không thích thì không ai nói được. Với lại, làm thế, tốn nhiều tiền lắm. Chả biết cậy vào đâu.
-Yên tâm. Tiền sẽ có người cho vay.
-Vay thì phải trả. Lấy gì mà trả? Họ cho vay mình đang làm dở dang, họ đòi thì làm thế nào?
-Thì có cách này hay hơn mà nhàn này. Chỉ sợ các chú không chịu thôi.
-Cách gì? Bọn tôi đang cần tiền. Có tiền thì cách gì cũng chơi.
-Thế nghe đây. Cho thuê chỗ đó đi. Cho thuê có thời hạn. Hợp đồng hẳn hoi. Tiền đút túi, kệ nó làm gì thì làm. Hết hạn mình lấy lại. Lại là của mình, chả mất cái gì. Ngon chưa?
-Ngon đấy nhưng sợ thầy tôi không nghe.
-Cái chính là ở các chú. Thời buổi dân chủ, các chú đâu chỉ có nghĩa vụ mà còn có quyền lợi nữa. Bố các chú có quyền thật nhưng cũng chỉ có mức độ thôi. Các chú cứ thuyết phục trước, ông ấy không nghe thì các chú mỗi người một câu, bắt ông ấy phải thay đổi. Tốt nhất là khích cho ông ấy cáu, đấm dái vào làm nữa, giao quyền cho các chú quyết. Kiểu như "mỗi năm thầy cần bao nhiêu tiền từ cái đầm,thầy giao cho chúng tôi, chúng tôi sẽ nộp cho thầy đủ thì thôi". Thế là nhất. Không nghe thì biểu quyết. Ông ấy thiểu số phải ngả theo các chú. Không nghe nữa thì đưa ra pháp luật, đòi quyền lợi. Được chia thì mấy chú cho thuê quách đi lấy tiền mà tiêu. Lo gì sau này? Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào. Nghĩ xa xôi làm gì cho mệt. Xong việc ấy mọi chuyện khác làm cái roẹt là xong. Nói thật
với các chú, tiền đầu tư không lo. Người ta có lòng nhưng ngại ra mặt mới nhờ tôi nói hơn thiệt với các chú thế. Đây là tiền người muốn thuê đất nhà các chú gửi mỗi chú một ít để tiêu. Việc xong họ sẽ cám ơn nữa.
Lũ con Hóng tưởng bở, về khuyên bố hợp tác làm ăn hoặc cho thuê đất. Hóng bực lắm nhìn lũ con đang bị đồng tiền làm cho loá mắt. Hóng " không" một cách kiên quyết. Lũ con nhao nhao hỏi " sao thầy bảo thủ thế, cơ hội thế mà bỏ qua, thầy cứ muốn chúng tôi nghèo như thầy mới được sao?". Hóng nhìn đám con, vừa giận, vừa thương. Hóng bảo:
-Các con dại lắm. Thế này mà vào đời thì bị người ta bóp mũi hết. Giờ thầy mới nói thật. Các con chưa biết ai đứng đằng sau vụ này phải không? Nhưng thầy biết. Nhà Tẫu chứ không ai khác. Nhà này có thù sâu với nhà ta từ thời cụ các con cơ. Nhà nó ở làng khác nhưng lại sang nhòm ngó chỗ đầm nhà ta. Cụ các con giữ đất gắt lắm. Nó thua nhưng dã tâm chiếm đất chưa hết. Nó không ra mặt nhưng mượn tay người khác thuê đất. Nhà ấy dã tâm như quỉ, chả ai biết đâu mà lần. Rước hổ vào nhà, không trước thì sau, sẽ có hoạ. Có khi chết không có đất chôn các con ạ. Đừng nghe nó ngọt nhạt mà tưởng nó đã thay đổi. Cái câu non sông dễ đổi bản tính khó dời đúng bản chất nhà ấy đấy. Thầy chả sống với các con được mãi đâu nhưng thầy dặn các con câu này: tất cả nhà cửa, đất đai nhà ta có là mồ hôi, nước mắt của tổ tiên để lại cho thầy, thầy chết đi là của các con. Đất đai không đẻ ra nhưng các con không được đổi chác, bán đi một tấc nào, dù ngặt nghèo đến mấy. Mất đất là mất tất cả. Khó khăn chỉ có từng lúc thôi. Còn điều này nữa: các con phải đoàn kết, nhất tâm mới giữ được tài sản của ông cha. Chỉ một người nghĩ khác đã khó rồi. Trong các con đứa nào nghĩ khác phải biết hối cải. Những đứa khác phải biết nói điều hơn thiệt cho đứa cạn nghĩ hiểu ra. Cả bó đũa khó bẻ nhưng từng chiếc một thì rất dễ. Các con đừng đứa nào nghe người ta xui khôn xui dại mà nảy tà tâm. Đấy là kế sách giữ nhà các con ạ. Thầy hôm nay chỉ nói thế đã. Còn chúng mày chưa nghe lời phải thì tao cũng còn cách khác. Phải nhớ lời thầy. Đây là đất của tổ tiên, không được để mất đi một tấc.
Lũ con Hóng nghe bố nói, im lặng. Chả biết chúng nghe ra hay chưa nhưng Hóng vẫn chửa hết lo. Lo cho đám con ít nhưng lo đối phó với nhà Tẫu thì nhiều. Nhà ấy chắc còn nhiều thủ đoạn khác, hiểm hơn. Lũ con dại dột, tham lam nhưng vẫn còn chưa phải hư hỏng cả. Chỉ mong chúng nó sớm tỉnh ngộ thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lập pháp Việt Nam: Bị ràng buộc bằng ý thức hệ và quá khứ


Cát Linh

 Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, cộng với những cái tên khuấy động toà án dư luận như Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu, Lê Đình Kình, Đặng Văn Hiến… có lẽ là những chương điển hình trong lịch sử Luật đất đai của Việt Nam. “Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng là phải thay đổi luật đất đai và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không những của nông dân mà còn của giới doanh nhân nữa.” Với Luật sư Đặng Đình Mạnh, ông cho rằng mục đích cuối cùng và cần phải hướng tới của việc sửa đổi Luật đất đai, đó là: “Công nhận quyền tư hữu của đất đai.”

Quốc hội Việt Nam Khóa 14 tại kỳ họp thứ 5, Hà Nội 21-5-2018. AFP
Ý thức hệ và tư hữu đất đai
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2014. Đúng như lời Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương có nhắc đến, sau 3 năm thực thi, tháng 12-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung với lý do việc triển khai thi hành luật vẫn còn những tồn tại, bất cập.

Từ thời điểm đó đến nay, theo lời Luật sư Đặng Đình Mạnh trả lời chúng tôi từ Vinh, thực chất đã có rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đề nghị sửa đổi Luật đất đai. Tuy nhiên, nội dung chính luôn bị đặt sang bên lề sau những cuộc tranh luận.

“Hầu như những ý kiến nên công nhận quyền tư hữu của đất đai đều bị bỏ qua. Bị bỏ qua do nó bị cản trở bởi ý thức hệ. Vì vậy rất tiếc là những lần có ý kiến sửa đổi theo hướng tiệm cận hơn với luật pháp của các quốc gia khác thì mình đều bị bỏ lỡ.”
Hầu như những ý kiến nên công nhận quyền tư hữu của đất đai đều bị bỏ qua. Bị bỏ qua do nó bị cản trở bởi ý thức hệ. Vì vậy rất tiếc là những lần có ý kiến sửa đổi theo hướng tiệm cận hơn với luật pháp của các quốc gia khác thì mình đều bị bỏ lỡ. - LS Đặng Đình Mạnh

Việt Nam ra luật đất đai lần đầu tiên vào năm 1985, khẳng định rằng "đất đai là sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý". Một nguyên tắc của luật là "tôn trọng quyền sử dụng hiện tại của các cá nhân và của các tổ chức". Do đó, theo ý kiến của Luật sư Bùi Quang Nghiêm từng nhận định rằng, quyền sở hữu đất đai của người Việt Nam theo luật Việt Nam gây rất nhiều hệ luỵ.

Chính những hệ luỵ đó đã dẫn đến những cuộc biểu tình, khởi kiện kéo dài chục năm, những con người trong phút chốc phải đổi cả sinh mạng để quyết giữ lấy mảnh đất hay thửa ruộng.

Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, cộng với những cái tên khuấy động toà án dư luận như Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu, Lê Đình Kình, Đặng Văn Hiến… có lẽ là những chương điển hình trong lịch sử Luật đất đai của Việt Nam.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng là phải thay đổi luật đất đai và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không những của nông dân mà còn của giới doanh nhân nữa.”

Với Luật sư Đặng Đình Mạnh, ông cho rằng mục đích cuối cùng và cần phải hướng tới của việc sửa đổi Luật đất đai, đó là: “Công nhận quyền tư hữu của đất đai.”

“Việc công nhận quyền tư hữu của đất đai không làm yếu đi quyền lực của nhà nước, chính quyền. Lúc nào cũng vậy, quyền tư hữu không chỉ đất đai mà tất cả các tài sản khác luôn luôn có giới hạn, giới hạn đó do luật pháp quy định chứ không phải tư hữu là cho người ta cái quyền vô hạn không đụng đến được.”

Theo Luật sư Bùi Quang Nghiêm, ông đồng ý phải sửa đổi Luât đất đai để đảm bảo cho người đang sử dụng đất là đang sử dụng chính đất của họ.

“Khi nhà nước muốn lấy lại làm những công trình công ích thì phải có chính sách hay luật phải quy định một cách rõ ràng hơn để bớt đi thiệt hại của những người mà người ta đã sống gắn bó với đất đai vốn là tài sản của người ta đã có trên đất đó.”
Bóng ma quá khứ?

Những cuộc khởi kiện kéo dài dẫn đến những bất an trong đời sống xã hội chính là hệt quả của kẻ hở còn tồn đọng trong Luật đất đai hiện hành. Trong 5 vấn đề chính của Luật Đất đai 2013 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị sửa đổi, bổ sung đều liên quan đến quản lý, sử dụng và chuyển dịch đất.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những “ngọn lử bùng lên từ đất” theo cách nói của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương. Theo phân tích của Luật sư Mạnh, chủ trương “đất đai là sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý” là một sợi dây nối vô hình của sự chuyển đổi từ chế độ phong kiến lên xã hội chủ nghĩa.

“Nhà nước lại đứng ra thay mặt để đền bù, mà thực tế đền bù với giá rẻ mạt. Thậm chí lại cưỡng chế để giao đất cho những đơn vị làm kinh tế. Điều đó không nên. Những cơ sở muốn sở hữu đất đai của người dân thì cứ để 2 bên thương lượng với nhau trên cơ sở giá thị trường, không nên can thiệp quá sâu, chỉ hỗ trợ về thủ tục.”

Theo ông, cái bóng ma ý thức hệ từ quá khứ là nguyên nhân gây ra sự bế tắc trong con đường thay đổi một chuyên chế, trong đó có Luật về đất đai. Trên thực tế, mọi vấn đề về tài sản, sở hữu tài sản hay nền kinh tế gì đi nữa thì nó chỉ có 1 nền kinh tế là nền kinh tế thị trường. Nhưng chính quyền hiện tại lại xây dựng 1 cái khác với thế giới đó là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

“Chính cái chỗ là các triết lý gia của chính quyền Cộng sản họ bày ra những từ ngữ, thành ra họ vướng vào đó và không giải quyết được vấn đề.

Cốt lõi thuộc về ý thức hệ. Mà phàm thì cứ XHCN thì không thể chấp nhận được sở hữu tư nhân về đất đai.”

Khái niệm kinh tế thị trường theo định hướng XHCN được đưa ra lần đầu tiên từ thập niên 1990. Theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long, vấn đề là Hiến pháp Việt Nam có qui định nền kinh tế nhà nước ở vai trò nòng cốt, chủ đạo hay không?

“Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.”


Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.- TS Ngô Trí Long

Khôi hài

Và cũng liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Bình Định có đề nghị cần có Luật phòng, chống phản bội Tổ quốc.

Không thể có ý kiến nhiều đề xuất này, vì theo luật sư Mạnh, khi đề nghị này được công bố rộng rãi trên truyền thông thì nó trở thành một câu chuyện khôi hài. Vì không chỉ riêng Việt Nam, mà luật pháp của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có chế tài rất rõ ràng với đối tượng phạm tội phản bội Tổ quốc.

Một nhận định của Luật sư Lê Luân nói rằng:

“Có lẽ đây là giai đoạn người dân bội thực về các loại quy trình và các loại phát ngôn, đề xuất của những người ở vị trí lãnh đạo, của cán bộ, công chức vì sự rất thiếu hiểu biết (trí tuệ) và nó cũng không có giá trị hữu ích hay thực tế nào mà vẫn được thốt ra rất thản nhiên và mạnh bạo. Thế rồi họ lại nháo nhào đi cải sửa, thay thế và mọi thứ lại trở về như lúc trước khi nó biến dạng.”

Đánh giá sự việc này ở mặt bằng dân trí chung, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định rằng những vị đại biểu ấy được giao cho chiếc ghế ngồi cao quá cao so với sự hiểu biết của họ. Do đó, theo ông, sửa luật, hay thêm luật thời điểm này không phải là điều cần thiết nhất, mà là sự thay đổi con người và tư duy.

“Thay đổi luật là cần thiết, nhưng thay đổi thôi thì không đủ. Vì những con người mang tư duy cũ mà họ không thích nghi được với những quy định tiến bộ thì họ đang làm biến tướng những quy định của luật pháp.”

Thay đổi luật là cần phải thay đổi cả con người. Người nào thay đổi được tư duy, điều đó tốt cho đất nước, nhưng xơ cứng quá thì chính ra họ đang làm biến dạng những quy định tiến bộ tiệm cận với thế giới.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Ideology-and-past-influence-impede-efficient-legislative-work-05302018114238.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao "Tư Bản Thân Hữu" bị cắt đoạn 'nhạy cảm'?


GS Trần Hữu Dũng cho biết: Ở Chương Kết (không đánh số, tiếp sau Chương 7), tác giả kết luận (đại ý) "(1) Để tư bản thân hữu tồn tại thì đất nước diệt vong. (2) Chống tư bản thân hữu thì suy sụp .(3) Con đường duy nhất là Dân chủ mới có thể cứu đất nước"
Vì sao sách Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc cắt đoạn 'nhạy cảm'?
29 tháng 5 2018 - Cuốn Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc của Giáo sư người gốc Trung Quốc Bùi Mẫn Hân vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và công ty Sách Phương Nam ấn hành tại Việt Nam, với bản dịch của Nguyễn Đình Huỳnh. Giám đốc chi nhánh một nhà xuất bản ở Việt Nam trả lời BBC về vụ bản dịch tiếng Việt sách Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc bị cắt đoạn nhiều đoạn "nhạy cảm".
Image result for Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc
"Cuốn sách này nói rõ về cách thức mà các nhóm lợi ích, trước hết là các nhóm thân hữu đã chi phối quyền lực, thao túng quyền lực để cuối cùng lấy cắp tài sản quốc gia rồi chia chác cho nhau và bị trừng phạt như đã, đang và sẽ còn diễn ra ở Trung Quốc như thế nào. Tất cả các tư liệu liên quan đến những vụ án lớn, đa phần là án tham nhũng - gồm tham nhũng tiền bạc và quyền lực - gắn với các nhóm tư bản thân hữu và phản ánh hiện tượng vừa nêu, đều được tác giả khai thác từ nguồn chính thống, công khai của chính phủ Trung Quốc."

"Vì thế, nó có giá trị tham khảo rất tốt cho những nước như Việt Nam, vốn có nhiều tương đồng trong mô hình và triết lý phát triển với Trung Quốc," thông cáo của công ty Sách Phương Nam viết.

Trên mạng xã hội có ý kiến cho rằng nhiều đoạn nhay cảm trong cuốn này "đã bị bỏ sót", nhất là thiếu hẳn chương kết trong bản gốc.

Hôm 29/5, ông Nguyễn Trung Dân, giám đốc chi nhánh phía Nam, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn nói với BBC: "Những đoạn tôi đã bỏ khỏi sách thì một là tôi không đồng ý, hai là tôi biết những đoạn đó nếu để lại thì sẽ không được xuất bản."

Ông cũng viết thêm trên trang cá nhân: "Vấn đề là những thông tin đến với người dân trong nước đã đến được và nguyên vẹn với sáu chương đầu. Chỉ riêng chương cuối, những điều "nhạy cảm" cần phải biên tập một số đoạn, không thể đến với người xem bản dịch tiếng Việt. Để "khai dân trí" như cụ Phan Châu Trinh đã nói sẽ còn dài lâu và cũng không dễ dàng gì!"

https://www.bbc.com/vietnamese/media-44269744
nhận xét hiển thị trên trang

Đại án AVG: đề nghị sớm xử lý kết luận thanh tra


Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng Bí thư, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh việc xử lý kết luận thanh tra
Đã hơn 2 tháng kể từ ngày Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra vụ AVG (thông báo kết luận số 356/TB-TCCP ngày 14/3/2018), nhưng việc xử lý kết luận thanh tra đang diễn ra rất chậm chạp, có dấu hiệu chống lệnh cấp trên và chìm xuồng. Nhân dân chúng tôi trông đợi vào chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí để xử lý dứt điểm vụ AVG trong tháng 6 này, thưa Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Thủ tướng, Phó Thủ tướng thường trực!

1. Các biện pháp xử lý được đề cập tại kết luận thanh tra:
Trước hết, tất cả chúng ta nên nhớ là thông báo kết luận thanh tra AVG đã được Thủ tướng và Phó Thủ tướng Thường trực thông qua nên bản kết luận có hiệu lực thi hành đối với Mobifone và các bộ ngành liên quan.


Về xử lý hành chính: Bộ TTTT có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch HĐTV, các thành viên HĐTV, TGĐ, các PTGĐ, Kế toán trưởng, bộ phận đàm phán mua cổ phần và các bộ phận của liên quan của Mobifone về những vi phạm đã nêu lại kết luận thanh tra. Bộ TTTT phải hủy bỏ quyết định đầu tư dự án AVG (quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21/12/2015). Bộ TTTT kiểm điểm, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm đã nêu tại kết luận thanh tra.

Về xử lý về mặt Đảng: Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm đã nêu tại kết luận thanh tra.

Về xử lý kinh tế: Bộ TTTT và Mobifone chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi số tiền mà Mobifone đã thanh toán trong việc mua 95% cổ phần của AVG. Chủ tịch HĐTV, TGĐ, Phó TGĐ tài chính chịu trách nhiệm thu hồi số tiền 1.54 tỷ đồng chi phí tư vấn đã chi cho 2 công ty tư vấn.

Về điều tra, xử lý vi phạm: Đây là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công an tiếp nhận toàn bộ hồ sơ để xem xét, khởi tố điều tra, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật.

2. Tiến độ xử lý hành chính:

Cho đến nay, đã hơn 2 tháng trôi qua, Bộ TTTT vẫn chưa tiến hành việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân liên quan tại Mobifone (Chủ tịch HĐTV, các thành viên HĐTV, TGĐ, các PTGĐ, Kế toán trưởng, các tổ đàm phán…). Điều đó cho thấy thái độ chống lệnh cấp trên của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (mà cũng phải thôi, ông Trương Minh Tuấn còn “nhúng chàm” thì làm sao ông ta chỉ đạo kiểm điểm thuộc cấp được).

Hiện nay, ở Bộ TTTT và Mobifone, các cá nhân sai phạm trong vụ AVG đang rất phấn khởi vì vụ AVG đang có dấu hiệu chìm xuồng, việc họ câu kết và thông đồng với Phạm Nhật Vũ trong âm mưu rút ruột hơn 7.000 tỷ của Nhà nước sẽ không bị xử lý.

Đặc biệt hơn, mặc dù Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm của Bộ TTTT trong việc ký quyết định số 236 phê duyệt việc Mobifone mua AVG (ký quyết định số 236 để phê duyệt dự án đầu tư AVG khi chưa được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư khi chưa được phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm…) và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ TTTT phải hủy bỏ quyết định số 236 này, nhưng cho đến nay thì Bộ trưởng Trương Minh Tuấn có dấu hiệu chống lệnh Thủ tướng khi nhất quyết không chịu hủy quyết định này. Sau khi Phạm Nhật Vũ phải thanh toán lại toàn bộ số tiền 8.500 tỷ cho Mobifone trong tháng 4, Mobifone cũng chưa bàn giao lại cổ phần AVG cho Phạm Nhật Vũ vì Mobifone cho rằng Bộ TTTT chưa hủy bỏ quyết định 236 nên Mobifone không đủ sở cứ pháp lý bàn giao lại cổ phần AVG cho Phạm Nhật Vũ.

3. Tiến độ xử lý về mặt Đảng:

Trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thẩm vấn Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải… và nhiều cá nhân liên quan tại Bộ TTTT và Mobifone về các sai phạm và trách nhiệm trong vụ AVG. Căn cứ vào quy định 102 về xử lý đảng viên vi phạm thì những cá nhân này phải bị cảnh cáo về mặt Đảng và bị cách chức.

Tuy vậy, trong 2 tuần qua, Ủy ban Kiểm tra trung ương lại đang im ắng một cách khó hiểu về vụ AVG. Có lẽ Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà đã “chạy án” thành công để Ủy ban Kiểm tra trung ương không ra quyết định xử lý nữa.

Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (nơi chuyên hô hào “cờ, đèn, kèn, trống” vô thưởng, vô phạt và vốn nổi tiếng là nơi có nhiều tội phạm kinh tế từng tham gia Ban Chấp hành như: Phạm Thanh Bình-Vinashin, Dương Chí Dũng – Vinalines, Lê Nam Trà – Mobifone…) cũng chưa hoạt động kiểm tra gì cụ thể đối với vụ AVG tại Mobifone.

4. Tiến độ xử lý về mặt kinh tế:

Sau khi Ban Bí thư ra văn bản tối hậu thư vào ngày 8/3/2018; Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn đã khẩn trương đạo diễn vụ “hủy hợp đồng” tai tiếng giữa Mobifone và AVG vào ngày 12/3; lo sợ trước viễn cảnh lao lý, Phạm Nhật Vũ đã hoàn lại số tiền 8.500 tỷ cho Mobifone ngay trong tháng 4.

Đây là một thành tích lớn trong công tác phòng chống tham nhũng! Từ xưa đến nay, chưa có vụ tham nhũng nào mà Nhà nước lấy lại được toàn bộ số tiền thiệt hại (mà lại ở quy mô lớn như vụ AVG), chiến công lớn này phải được ghi cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các thành viên Ban Bí thư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đặc biệt là Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình!

5. Tiến độ xử lý hình sự:

Mặc dù Thanh tra Chính phủ ra kết luận toàn văn vụ AVG vào ngày 20/3 nhưng Bộ Công an đã chùng chình trong việc nhận bàn giao hồ sơ AVG từ Thanh tra Chính phủ từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 (mục đích là để Phạm Nhật Vũ kịp gấp gáp gom đủ số tiền 8.500 tỷ đồng để trả lại cho Mobifone).

Tại kỳ 28, chúng tôi đã nêu rõ các sai phạm và nhận tiền lại quả của Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phạm Nhật Vũ… phải bị xử lý hình sự theo các điều 198, điều 219, điều 353, điều 354, điều 364 của Bộ luật Hình sự.

Ngoài số tiền mua bán AVG làm Nhà nước bị thiệt hại hơn 7.000 tỷ (hành vi “hủy hợp đồng” chỉ là hành vi “khắc phục sai phạm”) thì các cán bộ liên quan của Mobifone còn cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng trong nhiều sai phạm khác: bù chéo hàng trăm tỷ lợi nhuận/năm từ Mobifone sang AVG trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017, lợi nhuận của Mobifone bị sụt đi 2.000 tỷ trong năm 2016 (so với lợi nhuận năm 2015) làm Nhà nước mất đi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 400 tỷ/năm trong những năm tới, Mobifone cũng mất hàng trăm tỷ lãi tiết kiệm trong năm 2016 và năm 2017 do huy động 8.500 tỷ để chuyển cho Phạm Nhật Vũ, chưa kể đến việc Mobifone đang tồn hơn 100.000 bộ đầu thu AVG tại các công ty kinh doanh khu vực, thiệt hại của Nhà nước do Mobifone tiếp tục chậm cổ phần hóa trong năm 2016 và năm 2017 (Mobifone dùng 60% vốn điều lệ để mua AVG trong khi đang tiến hành cổ phần hóa)… Những sai phạm này hoàn toàn có thể định lượng được và bị khởi tố theo điều 219 của Bộ luật Hình sự.

Sau hơn 1 tháng tiếp nhận hồ sơ AVG từ Thanh tra Chính phủ, C46 vẫn tiếp tục “ngâm cứu” hồ sơ (mặc dù theo quy định, trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ điều tra, C46 phải ra quyết định khởi tố vụ án). Việc C46 trì hoãn khởi tố vụ án AVG cũng cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không thực sự chi phối được Bộ Công an mặc dù hai lãnh đạo này nằm trong Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.

Liệu vụ đại án tham nhũng AVG sẽ chìm xuồng (như nhóm lợi ích mong đợi) và bọn tham nhũng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Phạm Đình Trọng, Phạm Nhật Vũ, Cao Duy Hải, Phạm Phương Anh….tiếp tục nhảy múa trên thanh gương công lý?

Nhân dân chúng tôi trông đợi vào chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí để xử lý dứt điểm vụ AVG trong tháng 6 này, thưa Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Thủ tướng, Phó Thủ tướng thường trực!

Nguyễn Văn Tung
(Tin tức Hàng ngày)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quyết lập Đặc khu: BÀ KIM NGÂN CÔNG BỐ LỆNH TỪ BỘ CHÍNH TRỊ


Chủ tich Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định sự cần thiết 
phải ban hành luật cho ba đặc khu. Ảnh: VietEconomy.

Nhà báo Mặc Lâm

Ông Nguyễn Phú Trọng là TBT, phải chịu trách nhiệm lớn nhất về hành vi gật đầu cho ba Đặc khu kinh tế.

Lò ông đốt có hiệu quả đến đâu cũng không bù đắp được sự xuất hiện dày dặc của người Trung Quốc tại ba đặc khu này. Nó sẽ giống Vũng Án, Formosa, Bauxite Tây nguyên không một cơ quan nhà nước nào được phép bước chân vào, và khi ấy ông đã về hưu thậm chí đã chết thì lấy ai chịu trách nhiệm trước nhân dân?


Ông ra lệnh cho Quốc hội thông qua và tránh mặt thật kỹ. Tuy nhiên bà Chủ tịch Quốc hội đã gián tiếp cho người dân biết là lệnh của ông, có nghĩa là bà Ngân đang trốn trách nhiệm vì bà biết rằng nếu Quốc hội thông qua thì thiên cổ xú danh, bà Ngân còn một chút trắc ẩn cho đất nước này vì bà không thể xoay chuyển để Quốc hội bấm nút “không” ngược với ý ông muốn.
.

Là người trực tiếp bàn bạc với Tập Cận Bình dưới danh nghĩa cùng chung mục tiêu tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, ông cam tâm vì đảng của mình và của giặc mà gật đầu cam chịu số phận của Trần Ích Tắc thì thật là đáng tiếc cho ông.

Và đáng thương cho dân tộc này biết bao.
-------------

30 Tháng 5 lúc 19:35 ·

Phản ứng của người dân qua câu chuyện Đặc khu kinh tế, chính quyền hẳn phải nhìn thấy một bức tranh không hề dễ chịu chút nào đó là nỗi ám ảnh Trung Quốc vẫn còn hằn rất sâu trong tâm thức Việt.

Người dân cả nước căm hận bọn chúng qua cuộc chiến tranh 1979, rồi lại luôn lo sợ bọn chúng tràn vào lãnh thổ bằng chiếc vé công nhân hay du lịch. Người dân vừa khinh khi vừa sợ hãi bởi không dám động tới chúng. Mỉa mai nhất là bọn này được chính quyền sở tại che chắn qua chiêu bài “đại cục” càng làm cho mối căm hờn âm ỉ nhiều ngàn năm qua không thể lụi tàn.

Chính Đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về sự có mặt của chúng trên đất nước này. Từ Nam chí Bắc không thể kiểm kê nỗi có bao nhiêu người Trung quốc sang Việt Nam lập nghiệp mà không hề có một tờ giấy lộn trong người. Nơi ở của chúng được bảo vệ như các yếu nhân, người dân địa phương không được phép tiếp cận. Dân Trung quốc trở thành thượng đẳng trong khi người dân địa phương lọt xuống thành công dân hạng nhì. Hình ảnh này rất quen thuộc trên khắp nước. Nơi nào có người Trung Quốc nơi ấy không khác gì một nhượng địa.

Sự yếu đuối gần như hèn nhát của các cấp cao nhất Việt Nam đã thúc đẩy người dân lên tiếng, mặc dù còn rất ít và yếu, nhưng mấy ai dám cam đoan tiếng nói của họ chỉ tới đó là hết nếu Đảng vẫn tiếp tục con đường đại cục đầy dấu hỏi mang hơi hướm của Trần Ích Tắc?

 
Cộng với 500 ngón tay tại Quốc hội đang lăm le bấm nút thông qua, Bắc Kinh hoàn toàn có thể yên tâm trong lúc này về tính trung thành của người đồng chí phương Nam, thế nhưng dân chúng Việt Nam, vốn rất thuộc bài học hơn một ngàn năm nô lệ giặc Tàu chắc sẽ không dể dàng chịu làm nô lệ một lần nữa dưới sự chỉ đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam vào chiếc gông mang tên “Đại cục”

Các Đặc khu kinh tế sẽ không hấp dẫn được ai bởi thế giới nay đã không còn thích thú gì với nhân công giá rẻ nhưng tay nghề sau khi đào tạo lại chẳng ra gì. Thế giới đã biết quá rõ Việt Nam là một thể chế không minh bạch và giải quyết các tranh chấp bằng luật pháp của kẻ có nhiều tiền. Có thể họ sẽ đến để thăm dò, thuê đất và bán lại lấy lãi hoặc mở một nhà máy hạng trung rồi sang tay cho người khác….chỉ có Trung Quốc là nhìn Đặc khu kinh tế dưới cái nhìn thèm thuồng của một con buôn, vừa đi buôn vừa bành trướng.

Ba đặc khu này và có thể còn vài đặc khu khác trong tương lai sẽ giúp Trung Quốc cài cắm những đạo quân tinh nhuệ trong việc biến Việt Nam thành tiền đồn vững chắc của Bắc Kinh để chống lại Mỹ và đồng minh khi có biến cố xảy ra.

Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đủ can đảm cho phép kẻ từng hãm hại mình, đang xâm lược mình và sẽ tiêu diệt mình, có mặt một cách công khai tại những nơi hiểm địa của đất nước qua mỹ từ “Đặc khu kinh tế”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHẨN CẤP GỬI NGÀI NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CSVN




GỬI NGÀI NGUYỄN PHÚ TRỌNG, 
TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CSVN
1- 6 - 2018

Tôi công dân nước VN là người lính đánh Mỹ đã góp xương máu cụ thể cho công cuộc giành tự do độc lập và xây dựng nên chính thể nhà nước VN ngày nay , có mấy lời Từ trái tim và lương tri của mình với ngài TBT :

Dân tộc ta cho đến bây giờ ai cũng biết rằng Ngài là TBT của Đảng CS VN , là ông vua thật sự chứ không phải chủ tịch quốc hội hay chủ tịch nước. Bởi sự thật từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Quốc hội và nhà nước đã thuộc về Đảng , của đảng đó là điều quá rõ không thể biện minh. Chúng tôi và dân tộc này đành chịu thừa nhận như vậy vì không thể làm gì khác được.

Bây giờ, hiện tại cả nước xôn xao trước đề xuất của chính phủ : xây dựng ba "đặc khu kinh tế" chắc ông đã ủng hộ thì chính phủ mới trình quốc hội được. 

Vậy tôi đề nghị :

Ông hãy ngăn cản việc này ngay lập tức vì nó tiềm ẩn nguy cơ bán nước của nhóm lợi ích lớn nào đó chứ không vì lợi ích nhân dân.

Nếu việc này xảy ra chắc chắn người TQ sẽ là người trúng thầu và như báo chí đã bình luận rất nhiều trong đó có cả ý kiến của những ĐBQH của dân thật sự như ông Dương Trung Quốc, Trương Trọng Nghĩa, Trần Thanh Vân, Nguyễn Sỹ Cương... Và các nhà khoa học khác.

Chúng tôi và những người yêu nước chân chính khác thừa nhận trong thời gian qua ông đã làm một việc rất tốt cho dân, cho Đảng đó là "Chống tham nhũng" có hiệu quả nhất định và đang phục hồi lại lòng tin trong dân chúng. Đó là công lao to lớn đáng ghi nhận mà "bao đời TBT trước không làm được". 

Vì vậy tôi kêu gọi ông hãy bằng quyền lực của người đứng đầu một triều đại hãy ngăn chặn việc làm "lợi bất cập hại" cùa chính phủ đối với đất nước. Nếu không làm được việc này thì đương nhiên ông đã "đổ hết những gì gọi là công trạng của mình và của Đảng đã làm vừa qua xuống sông xuống biển" sẽ thành người "Công ba tội bảy" hoặc hơn thế ! ... 

Tôi Tha thiết đề ngị ông hãy vì dân tộc vì non sông đất nước này mà xem xét và hành động cho "hợp lòng dân" trước mối hoạ mất nước . 

Nếu ông không thể ngăn cản việc làm này thì hãy có ý kiến cụ thể trước Quốc hội rằng đề ngị quốc hội phải "trưng cầu ý dân " trước khi quyết định.