Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Việt Nam: Nhịn và giới hạn chịu đựng


Nguyễn Hà Hùng 

Di chuyển tại Hà Nội và nhiều thành phố lớn trên đất nước xinh đẹp này, nhiều người nhịn thở vì mùi hôi thối. Nhịn là một phản xạ tự nhiên, khi sợ, khi không thể làm khác.

Phố phường Hà Nội
Sống nhịn là một phương châm cản trở sự phát triển xã hội Việt Nam. Thật nguy hiểm khi cả cộng đồng mặc kệ rác rưởi ung dung phát tán mầm bệnh đến giống nòi và kiên trì tô điểm bộ mặt dân tộc. "Một điều nhịn, chín điều lành" là một triết lý khiếm khuyết. Rất dễ nhận thấy điều đó, khi xét đến yếu tố nghĩa vụ công dân, hay chỉ số hữu ích cho cộng đồng. Càng áp dụng nó rộng rãi, càng nhiều người thực hành, càng tồn tại lâu, càng bộc lộ hư hỏng.


Thể dục nhịp điệu buổi sáng bên Hồ Gươm

'Càng nhịn càng tốt'

Điểm yếu cơ bản của triết lý nêu trên là nhấn mạnh lợi ích bản thân và gia đình. Nó không đề cập, không khuyến khích trách nhiệm, bổn phận cá nhân đối với cộng đồng, ứng xử theo luật pháp. "Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu", tục ngữ Việt Nam.Đọc Khúc ca trăm chữ nhẫn, (Bách nhẫn ngâm, một kinh điển nhường nhịn, xuất bản tại Việt Nam từ thế kỷ 19 bằng chữ nôm), đối tượng hưởng lợi từ thái độ và hành vi nhẫn nhịn cũng là cá nhân, gia đình người thực hành, rộng nhất chỉ là bạn bè của họ. Vì được cổ xúy, nhiều người tin càng nhịn càng tốt.

Một xã hội nhịn, mọi người sống theo phương châm bưng mắt (nhẫn mục), bịt tai (nhẫn nhĩ), không lên tiếng (nhẫn khẩu), đấu tranh với ngang trái thì bất công tồn tại công khai. Nó không bị đe dọa, không đối mặt nguy cơ bị loại bỏ. Không lên tiếng thì không biết khi nào không gian sống của chúng ta sạch sẽ, tránh sao được "Việt Nam có số lượng bệnh nhân ung thư nhiều nhất thế giới".

Nếu không có điều kiện trải nghiệm phố phường Hà Nội, xin đọc bài "Sáng nay, nhiều tuyến đường ở Hà Nội bỗng dưng bốc mùi thối khủng khiếp khiến người đi đường kinh hãi" đăng trên trang điện tử thuộc Thế giới di sản, hay bài "Rác thối xộc vào mũi, nín thở đi trên đường Hà Nội" trên Vietnamnet và nhiều bài khác.

Người Việt đã nhịn rất lâu. Từ thời bao cấp, nhịn đói, nhịn khát đã đành, ở nhà nhịn ỉa, đi học nhịn đái, yêu cũng nhịn. Vì không có chỗ, không chịu nổi chuồng xí xú uế. Nhịn lâu quá, kiên định "không chịu phát triển". Bo bo lo giữ mình và gia đình, bỏ mặc cộng đồng. Người Việt chỉ quét nhà mình, vứt rác dọc đường, nên phố bốc mùi thành chuyện nhỏ, chuyện của người khác. "Khi nào họ đổ rác vào nhà mình hẵng hay". Vì con người thờ ơ, quan niệm và lối sống vị kỷ, những điều vô lý nghiễm nhiên tồn tại, thu phí bò ăn cỏ, vịt ra đồng. Đường ống nước sạch (nước ăn) vỡ đến hơn 20 lần cũng ngó lơ, chừng nào vỡ ống nhà mình hãy nói. Đánh thuế nhà có giá trị từ 700 triệu đồng ư? Mới chỉ là dự thảo thôi. Cứ từ từ.


'Tắm tiên' bãi sông Hồng

Cho rằng, "nếu không nhịn, làm sao giữ được hòa khí?", ý kiến này đặt không khí bình lặng, ổn định lên trên, không kể đúng - sai. Theo lẽ đó, người chăn vịt cứ nhẹ nhàng nộp phí, cán bộ cứ nhẹ nhàng thu tiền của dân, người chứng kiến cứ nhẹ nhàng "hết sức bình tĩnh", bố mẹ cứ nhẹ nhàng mất ngủ, hàng xóm cứ nhẹ nhàng "chuyện nhỏ", người đọc cứ nhẹ nhàng lướt sang tin khác, vợ cứ nhẹ nhàng thức đêm kiếm việc làm thêm, con cái cứ nhẹ nhàng "học tăng cường" năm này qua năm khác. Cái sai cứ nhẹ nhàng sống khỏe, sống lâu, rút kinh nghiệm sâu sắc.

"Nếu không nhịn, để cảm xúc chi phối làm đầu óc tăm tối, không phân biệt được phải - trái, phạm sai lầm". Quan điểm này cũng không đầy đủ. Thay vì nêu ý kiến của mình đứng về phía nào, bảo vệ lẽ phải hoặc lên án cái xấu, nó vẫn chú trọng quản lý cảm xúc bản thân, làm họ thiếu tự tin, trở nên yếu đuối, thậm chí nhu nhược. Nó làm cho người thực hành tin rằng, việc khống chế cảm xúc của mình là quan trọng nhất, thậm chí là nhiệm vụ duy nhất. Nó biến cái sai của người thành cái sai của mình. Khi ống nước ăn vỡ, ngay từ lần đầu, phải bày tỏ ngay lập tức, ngăn chặn tái diễn, chứ không chờ vỡ hết lần này đến lần khác.

Chúng ta đã sống gần hết thập niên thứ hai thế kỷ 21, đang nhiệt liệt biểu dương tinh thần cách mạng công nghệ 4.0, nhiều thành phố lớn là đầu tàu cả nước, chúng ta không thể để tình trạng nhà nhà trồng rau, người người nuôi lợn, tự cung tự cấp cho mình do thực phẩm nhiễm độc tràn lan. Nhẫn nhịn bỏ qua mọi thứ biến con người trở nên vô cảm, "nhẫn tâm" để cái bất hợp lý, cái ác trong xã hội thành chuyện đương nhiên. "Một nhịn, chín lành" chỉ phù hợp phần nào trong không gian hẹp, cách sống này không tạo xung lực để xã hội phát triển. Người trưởng thành là người có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường sống. Xã hội văn minh là nơi con người sống theo luật và đặt luật pháp trên tất cả.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-43936201

Phần nhận xét hiển thị trên trang

9 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ mãi không thể giàu có, sống chỉ để ‘làm thuê’ cho giấc mơ của người đời


9 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ mãi không thể giàu có, sống chỉ để 'làm thuê' cho giấc mơ của người đời
Người giàu coi trọng việc kiếm tiến hơn là tiết kiệm, dám bước ra khỏi vùng an toàn, luôn có niềm tin vào bản thân và dám mơ những giấc mơ lớn. Tại sao bạn không đặt mục tiêu là lớn hơn hay vì cứ mãi mơ những giấc mơ cỏn con?
"Ai cũng có cơ hội làm giàu như nhau" triệu phú tự thân Steve Siebold nhận định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tận dụng cơ hội và đi đúng hướng.
Chẳng ai đoán trước được tương lai nhưng nếu bạn đang phạm phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn nên xem lại, con đường làm giàu của bạn đang ở xa lắm.
1. Chỉ chăm chăm tiết kiệm mà không tìm cách tiết kiệm
Tiết kiệm là yếu tố quyết định trong việc gây dựng khối tài sản, tuy nhiên nếu chỉ tập trung tiết kiệm mà quên đi việc kiếm tiền, hẳn bạn đã mắc một sai lầm vô cùng nghiêm trọng.
"Phần đông chúng ta đều tập trung vào những phiếu mua hàng giảm giá và sống khốn khổ dưới mức nhu cầu đến mức bỏ lỡ đi những cơ hội quý báu" – triệu phú tự thân Steve Siebold cho hay.
Điều này không có nghĩa là để giàu có, bạn phải từ bỏ thói quen tiết kiệm. Muốn giàu có trước tiên bạn cần học cách suy nghĩ của người giàu bạn, hãy ngừng lo lắng về việc hết tiền và tập trung vào việc tạo ra tiền.
2. Không bắt tay vào đầu tư
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của làm giàu chính là làm cho "tiền đẻ ra tiền". Và điều này bạn cần thực hiện càng sớm càng tốt.
"Trung bình các triệu phú sẽ dành khoảng 20% thu nhập mỗi năm để đầu tư. Tài sản của các triệu phú không đo bằng số tiền họ kiếm được, mà dựa trên cách họ tiết kiệm và dùng nó để tái đầu tư" – Ramit Sethi, tác giả của cuốn sách bán chạy "I Will Teach You to Be Rich" chia sẻ.
9 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ mãi không thể giàu có, sống chỉ để làm thuê cho giấc mơ của người đời - Ảnh 1.
3. Hài lòng với việc làm công ăn lương
Phần đông mọi người đều chọn những công việc được trả lương theo thời gian và họ hài lòng với mức thu nhập ổn định hàng tháng. Tuy nhiên, người giàu muốn được trả lương theo kết quả, đó là lý do họ muốn làm chủ thay vì cứ mãi đi làm thuê.
Trong khi người giàu luôn muốn kinh doanh, đầu tư hoặc tạo ra khối tài sản thì số khác lại chọn lối sống an toàn bằng cách duy trì một công việc với mức lương ổn định và được tăng lương "chậm chạp" theo chu kỳ hàng năm, thậm chí vài năm.
4. Làm một tiêu mười
9 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ mãi không thể giàu có, sống chỉ để làm thuê cho giấc mơ của người đời - Ảnh 2.
Bạn sẽ chẳng thể giàu có nếu cứ vung tay quá trán. Dù bạn có kiếm được nhiều tiền hơn đi chăng nữa, đừng dùng số tiền đó vào việc mua những thứ vượt quá nhu cầu của mình.
"Tôi không mua siêu xe hay đồng hồ đắt tiền cho đến khi việc kinh doanh và các khoản đầu tư của tôi tạo ra nhiều tiền hơn kênh thu nhập ổn định.
Tôi vẫn lái chiếc Toyota Camry khi tôi đã trở thành triệu phú. Hãy để người khác ngưỡng mộ bạn bởi tinh thần làm việc chứ không phải bởi những món đồ bạn sở hữu"- triệu phú tự thân Grant Cardone chia sẻ trên Entrepreneur.
5. Chạy theo giấc mơ của người khác
Nếu muốn thành công, bạn phải theo đuổi điều mà bạn đam mê. Hãy sống cho chính bản thân bạn, chứ không phải sống để thực hiện những giấc mơ của bố mẹ hay người khác.
Khi bạn theo theo đuổi giấc mơ của người khác, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy đam mê và hạnh phúc của chính mình. Kết quả công việc và số tiền bạn kiếm được sẽ phản ánh điều đó. Đơn giản là bạn không có đam mê cần thiết để đi đến thành công.
6. Không dám bước ra khỏi "vùng an toàn"
9 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ mãi không thể giàu có, sống chỉ để làm thuê cho giấc mơ của người đời - Ảnh 3.
Nếu bạn muốn trở nên thành công và giàu có, bạn phải sẵn sàng đối mặt với rủi ro và bất ổn. Người giàu luôn tìm thấy cơ hội từ chính những bất ổn.
"Sự thoải mái về thể chất, tâm lý và cảm xúc là mục tiêu chính của người thường. Trong khi đó, người giàu thường sớm biết rằng trở thành triệu phú không dễ dàng gì và cảm giác thoái mái sẽ là trở ngại chính trên con đường đi đến sự giàu có" – Siebold nhận định.
7. Không đặt mục tiêu làm giàu
Tiền sẽ không tự sinh ra nếu bạn không có mục tiêu kiếm tiền. Nếu muốn giàu có, bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng và cụ thể trước khi thiết lập một kế hoạch tài chính.
"Người giàu luôn theo đuổi sự giàu có bởi đó là mục tiêu của họ. Việc này đòi hỏi sự tập trung, lòng can đảm, kiến thức và rất nhiều nỗ lực nhưng hoàn toàn có thể nếu bạn có mục tiêu cụ thể và tầm nhìn rõ ràng", triệu phú tự thân T. Harv Eker nhấn mạnh.
8. Hôm nay trước, ngày mai sau
Nếu muốn giàu có, hãy để dành tiền cho bản thân trước. Hầu hết mọi người thường có thói quen khi kiếm được một đồng là chi trả cho người khác trước. Họ trả tiền cho chủ nhà, thanh toán thẻ tín dụng, trả tiền cho công ty viễn thông, hoặc đóng thuế cho chính phủ…
Không phải vì thiếu động lực mà chính vì thiếu niềm tin mới là thứ cản bước phần đông còn lại đạt được sự giàu có.
Thay vì tiêu tiền và sau đó tiết kiệm những gì còn lại, hãy để dành trước, tiêu sài sau. Hãy dành ra ít nhất 10% tổng thu nhập để tiết kiệm. Như vậy, bạn sẽ học cách sống mà không có khoản tiền này.
9. Không tin mình có thể giàu
Người ta thường cho rằng, sự giàu có là quà tặng của thượng đế chỉ dành cho những kẻ may mắn. Và tất nhiên, sự giàu có là một điều xa vời đối với người bình thường. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có mọi điều kiện để trở nên giàu có.
Do vậy, hãy bắt đầu bằng cách tự đặt câu hỏi "Tại sao không phải là tôi?" Tiếp đó, hãy nghĩ lớn hơn. Người giàu luôn đặt kỳ vọng rất cao. Tại sao bạn không đặt mục tiêu là 1 triệu USD thay vì cứ mơ mãi những giấc mơ con?
Theo trithuctre
anle20 | 30/04/2018 at 2:20 am | Categories

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nói ngược?

ĐỪNG ẢO TƯỞNG


Mai Thanh Sơn

Thắng Mỹ ư? Hai anh em cầm súng ngoại bang đánh nhau, sao lại nói là thắng Mỹ?

Giải phóng miền Nam ư? Sao một nửa trong số người được giải phóng lại không vui mừng chào đón?

Độc lập ư? Sao không nhìn bóng dáng Tàu cộng trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội mà suy ngẫm lại?

Tự do ư? Sao trong các nhà tù vẫn còn đầy những người bất đồng chính kiến?

Hạnh phúc ư? Sao mấy triệu con dân xứ Đông Lào phải nhao ra ngoài kiếm đường mưu sinh, mấy trăm ngàn người bỏ mình trên biển?

Thống nhất ư? Đã có thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc, lòng người Việt ly tán như mấy chục năm qua?

Hòa giải ư? Sao không nhìn cách mà người Mỹ đối xử với nhau sau cuộc nội chiến 1861-1865 để hành xử với những người anh em của mình phía bên kia?

Đừng ảo tưởng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cả Hàn Quốc, Triều Tiên đều không muốn Trung Quốc can dự vào bán đảo


Vận mệnh bán đảo Triều Tiên sẽ do dân tộc Hàn / Triều quyết định. Trung Quốc hay Hoa Kỳ đều không thể thao túng.

South China Morning Post ngày 28/4 đưa tin, Hàn Quốc đang tích cực chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, trong khi Trung Quốc sẽ không phải là một phần của các vòng đàm phán tiếp theo, dù Seoul vẫn cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh.
Vợ chồng Tổng thống Moon Jae-in chụp ảnh lưu niệm cùng vợ chồng nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Nhà Hòa Bình, Vĩ tuyến 38. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Một nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc giấu tên cho biết, Seoul muốn làm loãng ảnh hưởng của Bắc Kinh với bán đảo Triều Tiên, cho dù Trung Quốc vẫn là quốc gia chủ chốt trong khu vực.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên bố chấm dứt 6 thập kỷ thù địch giữa hai miền, ông Kim Jong-un cũng cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo, mặc dù một lộ trình chi tiết chưa được đưa ra.

Với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Triều Tiên trực tiếp đàm phán sẽ tốt hơn là có sự tham gia của Trung Quốc, bởi Bắc Triều Tiên phụ thuộc nặng nề vào quốc gia láng giềng này về dầu, thực phẩm và viện trợ nhân đạo khác.

Triều Tiên có thể tìm thấy các nguồn cung thay thế từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ nếu quan hệ 2 miền bán đảo và quan hệ Mỹ - Triều tiếp tục được cải thiện.

"Seoul có thể là người trung gian tìm thấy điểm chung giữa Bình Nhưỡng và Washington bằng cách giúp 2 bên thu hẹp sự khác biệt, vì mối quan hệ chặt chẽ Hàn - Mỹ, và chia sẻ di sản chung của 2 miền Triều Tiên", nhà ngoại giao này cho hay.

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Triều Tiên và là 1 trong 3 bên ký thỏa thuận đình chiến năm 1953 cùng Mỹ, Triều Tiên.

Cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng sẽ thông báo cho Bắc Kinh về kết quả của bất kỳ cuộc đàm phán nào, bởi cả hai vẫn cần sự ủng hộ của Trung Quốc.

Giáo sư Trương Liên Quý chuyên nghiên cứu chiến lược quốc tế từ Trường Đảng trung ương tại Bắc Kinh bình luận, ông thấy trước rằng 2 miền Triều Tiên sẽ không muốn Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán. Ông nói:

"Điều này là không thể tránh khỏi, bởi vì cả 2 miền Triều Tiên đã muốn loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc."

Bên cạnh đó vẫn có những quan điểm cho rằng sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, đàm phán 6 bên theo "sáng kiến" của Trung Quốc có thể được khôi phục;

Hoặc Bình Nhưỡng vẫn cần Bắc Kinh làm đòn bẩy trong đàm phán với Hoa Kỳ. [1]

Cá nhân người viết cho rằng, Bình Nhưỡng rất cần Bắc Kinh, cũng như rất cần bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Hàn Quốc để mở cửa cải cách toàn diện.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Kim Jong-un lệ thuộc vào bất kỳ cường quốc nào, dù Hoa Kỳ hay Trung Quốc.

Cục diện bán đảo hiện nay phần lớn do chính ông tạo nên bởi nhãn quan chính trị sắc bén, đánh giá đúng tình hình và những bước đi táo bạo.

Ông Kim Jong-un đã chuyển thông điệp muốn đàm phán với Donald Trump qua các đặc sứ Hàn Quốc, chứ không phải Trung Quốc.

Khi Donald Trump nhận lời, hai bên đàm phán cụ thể các nội dung kỹ thuật cũng như thời gian, địa điểm, ông mới đàng hoàng đi thăm Trung Quốc trong lúc Bắc Kinh có cảm giác bị gạt ra bên lề bán đảo.

Chuyến thăm này có ý nghĩa với Triều Tiên về kinh tế, đồng thời cũng giúp Trung Quốc giữ thể diện trước cộng đồng quốc tế. Đó chính là sự tinh tế và nhãn quan chính trị sắc bén của ông Kim Jong-un.

Vận mệnh của Triều Tiên sẽ do người Triều Tiên quyết định.

Không thể phủ nhận sự thiện chí, năng động và khát vọng hòa bình cũng như các nỗ lực không mệt mỏi từ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in;

Chính Tổng thống cũng góp phần quan trọng vào những thành quả vừa qua, đặt nền móng cho thượng đỉnh Mỹ - Triều thời gian tới.

Chuyến công du Bắc Kinh của ông Kim Jong-un từ 25/3 đến 28/3 là để chuẩn bị cho những bước cải cách, và cũng giữ một khoảng lùi cần thiết trong trường hợp thượng đỉnh Mỹ - Triều không suôn sẻ như dự định.

Nhưng với những gì ông cho phần còn lại của thế giới thấy về phong thái, kỹ năng ngoại giao của mình khi sang Bắc Kinh cũng như khi "vượt biên" qua Vĩ tuyến 38 xuống miền Nam, chúng tôi nhận thấy ông đủ tự tin, bản lĩnh và trí tuệ để thỏa thuận trực tiếp với Hoa Kỳ những vấn đề quan trọng liên quan đến quốc gia, dân tộc.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã phản ứng rất tích cực và trông đợi cuộc gặp với ông Kim Jong-un trong 3 đến 4 tuần nữa.

CBS News đưa tin, Singapore và Mông Cổ có thể sẽ là 2 địa điểm cuối cùng được cân nhắc cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, mặc dù Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông chưa nhận được yêu cầu chính thức nào về tổ chức hội nghị này tại Singapore. [2]

Đã đăng trên Giáo Dục

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mấy ý kiến về việc xuất bản cuốn sách “Tướng Trần Độ”


          Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt





Theo yêu cầu, tôi tiếp nhà văn Võ Bá Cường, được nghe nhà văn trình bày đại thể nội dung tác phẩm “Tướng Trần Độ” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân sắp ấn hành. Tôi hoan nghênh, cần một sự công bằng với tướng Trần Độ và những người cống hiến gần hết cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng nhưng có những vấp váp nhất định!
Tôi biết nhiều về anh Trần Độ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả anh và tôi cùng ở trong Trung ương Cục miền Nam. Thời kỳ chống Pháp, tôi mới chỉ được nghe, được đọc về anh. Năm 1941, anh bị thực dân Pháp bắt, kết án 15 năm tù, đày đi Sơn La. Năm 1944, anh vượt ngục, về công tác ở Ban tuyên truyền Trung ương, tiếp sau đó, với nhiều cương vị khác nhau, phần nhiều thời gian anh hoạt động báo chí và văn học kháng chiến chống Pháp.
Anh Trần Độ cống hiến gần hết cuộc đời mình cho dân, cho nước suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trực tiếp chiến đấu và chỉ huy ở chiến trường trên cương vị Phó Chính uỷ Quân giải phóng miền Nam – Phó Bí thư Quân uỷ Miền (thời kỳ chống Mỹ), kể cả sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Liên tục anh là Ủy viên Trung ương Đảng các khoá III, IV, V, VI. Anh là Trung tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin, Phó Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội (khoá VII, khoá VIII) ; là Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Nhà nước.
Ở Trung ương Cục miền Nam, chúng tôi thường gọi tướng Trần Độ là Chín Vinh (Anh Chín Vinh). Trong quan hệ làm việc, chúng tôi thường gặp nhau ở hội nghị Trung ương Cục hoặc ở Bộ Chỉ huy Miền. Trong quân đội, tôi dưới anh một cấp. Lúc đó tôi là Chính uỷ Quân khu (không sao), còn anh trong Bộ Chỉ huy Miền (tướng có sao). Anh Chín Vinh trực tiếp chỉ đạo công tác chính trị trong quân đội của Bộ Chỉ huy Miền. Anh được cán bộ toàn quân cảm mến vì anh có khả năng thuyết phục và rất sáng tạo trong động viên cổ vũ cho mỗi chiến công của quân đội.
Có dịp về Trung ương Cục gặp anh, tôi nói đùa, coi chừng ông Chín Vinh dùng hết chữ, sau này có những chiến công lớn hơn thì khéo không còn từ nào đủ để động viên tiếp. Anh Trần Độ luôn là người lạc quan, pha lẫn tính cách nghệ sĩ, anh thông minh và có “bộ nhớ” rất cừ. Anh có một thú vui thư giãn say mê, đó là chụp hình và ban đêm tự tráng rửa phim, tự in hình.
Nhân đây, tôi muốn bày tỏ về quan niệm của mình đánh giá con người nói chung, sự cống hiến, một chặng đường dài trong đấu tranh cách mạng, ít ai không có vấp váp, sai phạm ở mức độ khác nhau. Đó cũng là lẽ bình thường trong một chặng đường và cả cuộc đời. Tôi đưa ra một tỷ dụ, sau Hiệp định Paris giữa Quân uỷ Miền (anh Trần Độ thay mặt) với Quân khu 9, ý kiến khác nhau khá xa về bám dân, giữ đất. Anh cảnh cáo chúng tôi (Quân khu) và còn doạ sẽ có mức kỷ luật cao hơn. Khi có kết luận bổ sung của Bộ Chính trị mở rộng với các Quân khu miền Nam ở Sầm Sơn năm 1973, lại thống nhất với nhau, đó cũng là bình thường …
Những cống hiến của anh Trần Độ bao gồm thời gian 50 – 60 năm đi qua các thời kỳ như : hoạt động bí mật, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, suốt hai cuộc kháng chiến và sau ngày 30/4/1975. Quan trọng nhất là giá trị của sự cống hiến qua mỗi thời kỳ khác nhau đó với ý nghĩa thực của nó. Về vấp váp, sai phạm, cần đánh giá đúng mức tác hại của nó, những thiệt hại cho cách mạng, cho Đảng, mức độ ảnh hưởng đến đâu, không quy kết chỉ qua cảm tính, chủ quan mà không dựa vào những chuẩn mực nào.
Đảng ta không chủ trương lấy công thay cho lỗi lầm ; ngược lại cũng không vì có lỗi lầm mà phủ định hết giá trị của những cống hiến. Vấn đề ở đây phải rất công bằng, có sức thuyết phục cao.
Hơn nữa, chúng ta cần xem xét thuộc quan điểm, chủ trương như trước đổi mới và đổi mới ban đầu và ở những chặng sau này. Có những cái ta cho là đúng trước đây khi đổi mới và càng về sau lại càng thấy nó là sai, hoặc trước đây là sai nghiêm trọng nhưng khi đổi mới lại đúng như trường hợp đồng chí Kim Ngọc (Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú). Ngay cả đổi mới lúc đầu với mức hiện nay cũng có nhiều mức khác biệt, ngay trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Nhân tôi có đọc tập sách của Phùng Quán với tựa đề “Ba phút sự thật”, có nhiều tư liệu nói về cuộc đời, đồng đội và bè bạn, qua đó biết thêm về một lão thành cách mạng kỳ cựu Nguyễn Hữu Đang.
Lịch sử sẽ phán xét công minh, nhưng trước tiên mỗi một cá nhân cũng phải sòng phẳng với lịch sử. Với tinh thần ấy, tôi tin việc xuất bản cuốn sách “Tướng Trần Độ” là việc làm kịp thời và rất có ý nghĩa. 
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 5 năm 2007


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Đồng bào" đầu tiên cần phải "ngủ dậy cùng phút cùng giây" : 30 tháng 4 năm 2018, một Triều Tiên thống nhất múi giờ


Một tháng 4 đáng ghi nhớ. Một ngày 30 tháng 4 có thêm một ý nghĩa nữa trên toàn thế giới nói chung, và khu vực Đông Á nói riêng.

Kim Chính Ân và Văn Tại Dần ra tuyên bố chung vào ngày 27/4 tại Bản Môn Điếm để hướng đến việc thống nhất đất nước.

Bản tuyên bố chung nhắc đi nhắc lại chữ ĐỒNG BÀO. Tôi chưa đếm kĩ, nhưng là số khá nhiều lần.

Cái bọc chung sinh ra dân tộc Triều Tiên. Ấy là đồng bào. Văn bản có chỗ tính "80 triệu đồng bào". Đó là tính gộp dân số của hai miền Nam Bắc hiện tại.

Và để thực sự là "đồng bào" thì đầu tiên cần phải ăn ngủ, thức dậy, làm việc cho cùng một thời gian, sao cho trùng giờ trùng phút trùng giây. Và hôm nay, ngày 30 tháng 4 năm 2018, quốc hội Triều Tiên đãchính thức quyết định đổi múi giờ về để cùng giờ với Hàn Quốc.




Tin từ các nơi.

---


.
2018年04月30日 10時22分 JST | 更新 3時間前


北朝鮮「標準時を韓国と同じにします」 5月5日からと報じる
「民族の和解、団結の初の実行措置として、朝鮮半島に存在する二つの時間を統一することから行っていく決心を表明した」
北朝鮮、標準時を韓国と同じに 5月5日からと報じる
 北朝鮮の朝鮮中央通信は30日、最高人民会議常任委員会が同日、北朝鮮の標準時間を30分早める政令を採択し、5月5日から適用すると報じた。金正恩(キムジョンウン)朝鮮労働党委員長が27日の南北首脳会談で、北朝鮮の標準時間を早めて韓国の標準時間と同一にする考えを示していた。
 同通信は、正恩氏は南北会談で「民族の和解、団結の初の実行措置として、朝鮮半島に存在する二つの時間を統一することから行っていく決心を表明した」と伝えた。正恩氏が標準時間を統一する考えを示したことは29日に韓国大統領府が公表していたが、北朝鮮では公にされていなかった。
 北朝鮮は、日本の植民地統治から解放70周年にあたる2015年8月15日から、標準時間を30分遅らせていた。韓国の標準時間は日本と同じ。(ソウル=武田肇)
(朝日新聞デジタル 2018年04月30日 08時32分)
https://www.huffingtonpost.jp/2018/04/29/northkorea-standardtime_a_23423230/?utm_hp_ref=jp-news


.

Thứ Hai, 30/04/2018 - 10:30

Lý do đằng sau quyết định đổi múi giờ của ông Kim Jong-un

Dân trí Triều Tiên đã quyết định đổi về cùng múi giờ với nước láng giềng Hàn Quốc vì nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảm thấy “đau lòng” khi thấy 2 miền bán đảo Triều Tiên dùng múi giờ khác nhau.

 >> Triều Tiên đóng công khai khu thử hạt nhân vào tháng 5, đổi múi giờ theo Hàn Quốc

Tổng thống Moon Jae-in bắt tay nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Moon Jae-in bắt tay nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)
Quốc hội Triều Tiên ngày 30/4 cho biết bắt đầu từ ngày 5/5, Bình Nhưỡng sẽ đổi múi giờ từ GMT +8:30 sang GMT +9, đồng nhất với nước láng giềng Hàn Quốc. Đây là động thái nhằm thể hiện sự hòa giải và đoàn kết của 2 miền bán đảo, truyền thông Triều Tiên cho hay.
Theo Yonhap, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đưa ra đề xuất đổi múi giờ tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 27/4 vừa qua.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, Quốc hội Triều Tiên đã đồng thuận với đề xuất và thông qua nghị định nhằm thống nhất múi giờ 2 miền.
Theo KCNA, khi ông Kim Jong-un bước vào hội trường tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Nhà Hòa bình ở khu phi quân sự liên Triều và chứng kiến 2 chiếc đồng hồ treo trên tường đại diện cho múi giờ của Hàn Quốc và Triều Tiên, ông Kim đã cảm thấy “đau lòng” khi 2 nước rất gần nhau mà lại sử dụng múi giờ khác nhau. Ông Kim nói rằng thống nhất múi giờ là “động thái thực tế đầu tiên cho tiến trình hòa giải và đoàn kết dân tộc”, bài báo viết.
Thư ký báo chí của Tổng thống Moon Jae-in Yoon Young-chan trích lại lời ông Kim, cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên không đồng ý để phía Hàn Quốc công bố thông tin trên (việc ông Kim muốn đổi múi giờ).
Triều Tiên và Hàn Quốc từng sử dụng múi giờ GMT +8:30 từ trước thế kỷ 20. Sau đó, đế quốc Nhật Bản xâm lược bán đảo Triều Tiên và buộc khu vực này đổi sang múi giờ GMT +9. Sau Thế chiến 2, hai bên từng tính đổi lại múi giờ nhưng sau đó không thực hiện.
Năm 2015, Triều Tiên đã quyết định trở lại múi giờ GMT +8:30, cho rằng đây là động thái nhằm loại bỏ tàn dư của thời kỳ Nhật đô hộ từ năm 1910-1945.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều giữa ông Kim và ông Moon được tổ chức ngày 27/4 tại làng đình chiến Panmunjom. Hai nước đã đồng thuận và ra tuyên bố chung về việc sẽ sớm chấm dứt cuộc chiến tranh hai miền Triều Tiên đã tồn tại 65 năm qua về mặt kỹ thuật, cũng như cam kết sẽ nỗ lực hợp tác vì tiến trình phi hạt nhân hóa khu vực.
Đức Hoàng
Theo Yonhap

http://dantri.com.vn/the-gioi/ly-do-dang-sau-quyet-dinh-doi-mui-gio-cua-ong-kim-jong-un-20180430100950315.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

.. tự nguyện làm nô lệ


Trương Quang Thi - Xã hội Việt Nam vẫn như một mớ hỗ lốn. Hầu hết công dân vẫn chỉ tập trung vào cái máng của mình và gia đình với mong muốn thoả các bản năng. Ăn nhậu, gái gú, cờ bạc, tranh giàng hơn thua, khạt nhổ đái ỉa bậy bạ... mà không hề thay đổi về nhận thức trách nhiệm đối với tổ quốc. Một dân tộc như vậy dù có tự tin bao nhiêu thì mình vẫn không nhìn thấy tương lai phía trước, bởi những công dân của dân tộc ấy họ đã phó mặc tương lai cho cái thể chế này. Không ai có thể khiến người khác trở thành nô lệ trừ khi họ tự nguyện. Dân tộc này đã tự nguyện làm nô lệ.
Image result for tự nguyện làm nô lệ.
Vay 17 tỉ đô la, dùng hơn 11 tỉ đô la để trả nợ. Cái tít bài báo đã nói lên bản chất của nền kinh tế do Cộng Sản Việt Nam điều hành. Thực ra điều hành quốc gia cũng tương tự như điều hành một doanh nghiệp vậy thôi. Khi bạn đã phải đi vay để trả nợ và lãi thì coi như doanh nghiệp của bạn về bản chất là đã phá sản hoàn toàn. Trong trường hợp đó sẽ không có ngân hàng nào tiếp tục cho bạn vay nữa mà chỉ còn đám giang hồ nó mới cho vay, và đương nhiên lãi suất sẽ khác. Tuy nhiên việc nhà cầm quyền cầm cố một quốc gia với hơn 100 triệu công dân thì mọi thứ có khác.

Đầu tiên các chủ nợ sẽ xem xét thể chế đó có quản lý được công dân của họ hay không, có thu thuế tốt hay không. (đương nhiên người ta không cần quan tâm tới việc quản lý bằng súng đạn, dùi cui hay bằng luật pháp). 

Kế đến là người ta xem xét vấn đề tài nguyên mà thể chế đang nắm giữ. 

Tiếp theo sau đó là phương thức mở thị trường cho chủ nợ đến mức nào. Việt Nam hiện nay với hơn trăm triệu dân là thị trường hấp dẫn cho bất cứ nền kinh tế bên ngoài nào. Họ cho vay tiền đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của họ được hưởng lợi gì từ nền kinh tế của chúng ta.

Xét cho cùng, việc cái thể chế này nó tồn tại được là bởi dân ngu. Cứ nhìn hành động ùn ùn đi chụp ảnh chân dung tại các nhà mạng thì đủ hiểu trình độ nhận thức của dân chúng ở mức nào. Khi bạn phải trả tiền cho họ để sử dụng dịch vụ. Khi mà họ sẽ phá sản nếu bạn đồng loạt từ chối dịch vụ của họ. Thế nhưng họ vẫn điều khiển bạn chạy như những con rối thì rõ ràng tâm thức của dân chúng ở cái đất nước này rất xứng đáng làm nô lệ.

Đó cũng là lý do mình không lên Facebook nữa. Chẳng có hi vọng gì, không nhìn thấy tí le lói nào thì có lên, có viết cũng là Dã Tràng xe cát mà thôi. Mình không có nhu cầu chơi Facebook, mình không có động cơ ngồi chửi đổng. Mình bỏ công viết hàng ngày là hi vọng truyền được chút cảm hứng cho ai đó dù chỉ một vài người để rồi tạo ra hiệu ứng vệt dầu loang và ngày càng có nhiều người hiểu biết hơn về khái niệm “quyền lực của những người không quyền lực”. 

Thế nhưng sau hơn sáu năm trời miệt mài, nhìn lại xã hội Việt Nam vẫn như một mớ hỗ lốn. Hầu hết công dân, kể cả những người được học hành vẫn chỉ tập trung vào cái máng của mình và gia đình với mong muốn thoả các bản năng. Ăn nhậu, gái gú, cờ bạc, tranh giàng hơn thua, khạt nhổ đái ỉa bậy bạ... mà không hề thay đổi về nhận thức trách nhiệm đối với tổ quốc.

Một dân tộc như vậy dù có tự tin bao nhiêu thì mình vẫn không nhìn thấy tương lai phía trước, bởi những công dân của dân tộc ấy họ đã phó mặc tương lai cho cái thể chế này. 

Quá trình bao nhiêu năm cầm quân mình rút ra được một điều: Không ai có thể khiến người khác trở thành nô lệ trừ khi họ tự nguyện. Dân tộc này đã tự nguyện làm nô lệ.

http://vneconomy.vn/chinh-phu-se-vay-gan-17-ty-usd-tra-no-h

Phần nhận xét hiển thị trên trang