Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

'Út trọc' là ai?


ĐỨC BÌNH - T.V.NGHI
TTO - Ông Đinh Ngọc Hệ - người được biết với biệt danh "Út trọc" hay "Út bộ trưởng" - là ai? Những công ty, dự án nào có liên quan đến nhân vật khá bí hiểm này?

Chiều 29-3, lãnh đạo Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết vụ việc liên quan đến ông Đinh Ngọc Hệ vẫn đang trong quá trình điều tra.

Xử lý cương quyết, không có chuyện du di

Cụ thể tại cuộc họp báo quý 1-2018 của Bộ Quốc phòng, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cung cấp thông tin về việc thượng tá Đinh Ngọc Hệ đang bị khởi tố điều tra, đại tá Nguyễn Văn Đức - phụ trách cục trưởng Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng - cho biết Bộ Quốc phòng đang trong quá trình điều tra vụ án kinh tế này.

"Về quan điểm, Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu trong xử lý tất cả những vụ việc tiêu cực trong nội bộ sớm nhất và cương quyết nhất. Không có chuyện du di" - đại tá Đức khẳng định và cho biết sẽ cung cấp thông tin cho báo chí khi có kết luận chính thức.

Theo tìm hiểu và tài liệu có được của Tuổi Trẻ, ông Đinh Ngọc Hệ - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng (gọi tắt là Công ty Thái Sơn) - chính là người có hai biệt danh nổi tiếng là "Út trọc" hay "Út bộ trưởng".

Nổi tiếng với các dự án BOT

Được thành lập từ tháng 9-2009, Công ty Thái Sơn có trụ sở tại 32 Phùng Khắc Khoan (Q.1, TP.HCM), đăng ký hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, từ đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, quốc phòng, khai thác khoáng sản đến vận tải hàng hóa, khai thác kho bãi logistics, phân phối bia - rượu - nước giải khát, kinh doanh nhà hàng, khách sạn... với 10 chi nhánh khắp cả nước.

Là doanh nghiệp đa ngành, nhưng Thái Sơn thời ông Đinh Ngọc Hệ "nổi" lên nhất trên thương trường là các dự án liên quan đến BOT, BT và cả PPP, với nguồn vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng tiềm ẩn rất nhiều khuất tất về tính chính danh trong liên danh thực hiện dự án.

Cụ thể là dự án cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì) có tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỉ đồng, được chỉ định cho liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) - Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (Yên Khánh) và Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn (Thái Sơn) thực hiện vào năm 2013.

Để thực hiện dự án này, liên danh nói trên đã lập ra Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì với vốn điều lệ 265 tỉ đồng, tỉ lệ góp vốn là Cienco 1 20% (53 tỉ đồng), Yên Khánh 40% (106 tỉ đồng) và Thái Sơn 40% (106 tỉ đồng).

Năm 2014, Công ty Thái Sơn tham gia liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty 319 - Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh đầu tư dự án BOT khôi phục, cải tạo một đoạn trên quốc lộ 20 qua địa phận Lâm Đồng với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng.

Đáng chú ý, trong hàng loạt dự án mà Thái Sơn trúng thầu luôn có một doanh nghiệp "đi kèm" với Thái Sơn trong liên danh các nhà thầu. Đó chính là Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh.

Được cấp giấy đăng ký kinh doanh từ năm 2005, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (trụ sở chính 35-37 Ngô Đức Kế, Q.1, TP.HCM) sau này có tên Công ty cổ phần tập đoàn Yên Khánh, do Trần Ngọc Lê đứng tên đại diện pháp luật, giám đốc là bà Vũ Thị Hoan.

Theo thông tin của Tuổi Trẻ có được, ông Đinh Ngọc Hệ được cho là "có quan hệ mật thiết" với bà Hoan, nên gần như nắm toàn bộ hoạt động của Yên Khánh. Đây cũng là lý do vì sao thời gian gần đây Yên Khánh được xem như nhà đầu tư BOT giao thông "nổi trội".

Ngoài việc mua lại 28,28% cổ phần của Cienco 1, Yên Khánh còn tham gia đầu tư hàng loạt dự án BOT với suất đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Đáng chú ý là dự án mua lại quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương kể từ ngày 1-1-2014 với giá hơn 2.004 tỉ đồng.

Ngày 7-12-2017, Công ty Thái Sơn thay đổi người đại diện pháp luật từ ông Đinh Ngọc Hệ sang ông Bùi Duy Nhân.

Quân đội đã bắt "Út trọc"

Cuối năm ngoái, vào ngày 21-12-2017, trong cuộc gặp mặt các tướng lĩnh nghỉ hưu trên địa bàn TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết: "Ở Đà Nẵng có Vũ "nhôm" thì ở ngoài Bắc, trong quân đội có "Út trọc", cũng thượng tá cả", đồng thời ông Nghĩa khẳng định: "Quân đội vừa xử lý, bắt Út trọc".

Ngay sau đó, nhiều thông tin trong dư luận cho rằng ông Đinh Ngọc Hệ chính là chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn. Tuy nhiên, sau đó nội dung vụ việc vẫn chưa được phía Bộ Quốc phòng thông tin chính thức.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan Hệ Mỹ-Nga-Trung Năm 2018 (Phần 2)

Tôi đã viết trong phần trước, cái trục tam giác quan hệ Mỹ-Nga-Trung từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay không ngừng vận động, dịch chuyển. Trong những năm tới chắc nó vẫn tiếp tục vận động, dịch chuyển nhanh hơn. Bởi vì sức mạnh tổng hợp, lợi ích và vị thế quốc gia của ba nước biến chuyển khác nhau trên bàn cờ chính trị quốc tế, nên họ toan tính, hành động khác nhau trong mỗi vấn đề đề cốt lõi của thế giới. Và sự khác biệt giữa họ càng lớn thì mâu thuẫn giữa họ càng lớn.
Trong suốt năm 2017, người ta đã chứng kiến thế đối đầu gay gắt giữa Nga-Mỹ cùng với phương Tây. Suy cho cùng là mâu thuẫn về hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu và việc NATO kết nạp các thành viên, đông tiến tới sát biên giới Nga, dẫn đến việc Nga tiến hành các biện pháp quân sự ở Gruzia, sau đó là thu hồi bán đảo Crimea để bảo vệ lợi ích. Hậu quả là những biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng áp dụng với nhau thực sự đã đẩy quan hệ hai nước vào một vòng xoáy đối đầu chưa có điểm dừng.
Đỉnh điểm của căng thẳng là việc Quốc hội Mỹ thông qua luật siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga kèm theo các điều khoản đặt Tổng thống Trump vào tình thế buộc phải ký luật ban hành. Nga coi đây là hành động khiêu chiến nên đã quyết định trục xuất 755 nhà ngoại giao Mỹ, đồng thời không cho Đại sứ quán Mỹ ở Nga sử dụng một số cơ sở ở thủ đô Moscow. Đáp lại Mỹ yêu cầu Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại thành phố Francisco cùng với hai thương vụ ở New York và Washington. Leo thang căng thẳng lan rộng sang lĩnh vực kinh tế, quân sự đẩy tình hình quan hệ hai nước trở nên tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh lạnh.
Điểm sáng duy nhất trong quan hệ Mỹ-Nga có lẽ là việc hai nước hợp tác chống khủng bố và giải quyết khủng hoảng ở Syria. Cả hai đều coi việc tiêu diệt nhà nước IS là ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Khi sắp kết thúc năm cũ, một số tín hiệu từ Nhà Trắng và Điên Kremlin cho thấy cả hai nước đều không muốn đối đầu giữa hai nước thành cuộc đối đầu một mất một còn. Phía Mỹ thông báo cho Nga ngăn chặn một vụ khủng bố lớn và tuyên bố nỗ lực xây dựng lòng tin đối với Nga; trong khi Nga chân thành cám ơn và khẳng định chưa bao giờ đóng của với Mỹ.
Mặc dù hai tổng thống Mỹ, Nga trong thông điệp đầu năm đều tỏ ra lạc quan về triển vọng hợp tác trong những lĩnh vực hai bên cùng có chung lợi ích, nhưng tôi tin trong năm 2018 quan hệ giữa hai nước vẫn bị phủ bóng vì những biến động trong mối quan hệ rất phức tạp và đầy sóng gió giữa hai cường quốc này trong những năm qua và đặc biệt là trong năm 2017.
Nhằm giảm áp lực của Mỹ và phương Tây, Nga không còn con đường nào khác là tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Nga hy vọng Trung Quốc sẽ khỏa lấp những thiệt hại từ việc trừng phạt của Mỹ và Phương Tây. Có lẽ quan hệ Mỹ, Nga căng thẳng quốc gia được hưởng nhiều lợi ích nhất là Trung Quốc. Một mặt nó giảm áp lực của Mỹ đối với một loạt vấn đề đối với Trung Quốc, một mặt nó đẩy quan hệ giữa Nga, Trung vào một thế liên kết chính trị rất có lợi cho Trung Quốc, cả về mặt chính trị, kinh tế lẫn quan hệ quân sự, quốc phòng. Quan hệ Nga-Trung trong năm qua có thể nói là “đang ở vào thời điểm tốt nhất trong lịch sử”.
Trong cuộc gặp gỡ gần đây nhất, Tổng thống Putin và Chủ tich Tập Cận bình đã nhất trí thúc đẩy hợp tác song phương, tăng cường trao đổi chính sách, phối hợp hành động trong những vấn đề quan trọng của khu vực và toàn cầu, nhằm đối phó với các thách thức (từ Mỹ và phương Tây) góp phần ổn định hòa bình và thịnh vượng chung. Ông Putin còn cho rằng hai nước cần tăng cường ủng hộ lẫn nhau; đẩy mạnh việc phối hợp, xử lý các vấn đề lớn trên thế giới. Còn ông Tập Cân Bình thì nhấn mạnh đến việc tăng cường liên lạc, tăng cường phối hợp hành động để đối phó với những nguy cơ và thách thức (từ Mỹ và phương Tây).
Quan hệ Nga-Trung hiện nay gần giống như quan hệ Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 50 đến giữa những năm 60 của thể kỷ trước. Thời gian đó quan hệ của họ là quan hệ đồng minh cùng chung một chiến hào chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ. Còn bây giờ quan hệ của họ là quan hệ đối tác chiến lược. Bắc kinh tìm kiếm quan hệ đối tác chiến lược với Nga để chống lại cái thế của liên minh Mỹ, Nhật. Trong khi Nga tìm kiếm quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc chủ yếu tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây (tất nhiên có cả việc chống lại áp lực quân sự của Mỹ và NATO). Tuy nhiên cả Nga và Trung Quốc đều không mong muốn đối tác của mình, nghĩa là hoặc Nga hoặc Trung trở thành siêu cường duy nhất thay thế Mỹ trong một tương lai xa. Tôi tin rằng nếu kịch bản này xảy ra thì một trong hai nước sẽ lại bắt tay với Mỹ để hạ gục đối thủ.
Tôi cũng không tin Nga và TQ có ý định xây dựng liên minh quân sự chống lại siêu cường Mỹ. Tình thế chưa đến mức buộc họ phải làm điều đó. Nga chắc không quên được bài học Mỹ và TQ bắt tay nhau từ cuối thập niên 60 đến cuối thập niên 80 để bao vây và chống Liên Xô, cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Nga và TQ đều có quan điểm là trở thành một cực trong thế giới đa cực đang định hình. Họ muốn chứng tỏ rằng, trật tự thế giới hiện nay không phản ánh những lợi ích của họ và họ sẽ nỗ lực cải biến hệ thống này, chí ít với TQ là về mặt kinh tế, với Nga là về mặt an ninh, quân sự. Họ chỉ đi với nhau khi cả hai nước là một cực trong thế giới đa cực mà thôi.
Trong lịch sử, quan hệ Mỹ-Trung cũng rất phức tạp và đầy sóng gió. Đầu những năm 50 và trong thập niên 60 của thế kỷ trước họ là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng bước sang thập niên 70 họ đã bắt tay nhau cùng chống lại Liên Xô cho đến khi LX sụp đổ. Trong thời gian đó, TQ đã lợi dụng vốn, công nghệ, thị trường Mỹ và phương Tây để trỗi dậy. Sau 30 năm, sản lượng kinh tế của TQ đã tăng gấp 20 lần. TQ từ một nước trong thập niên 60 của thế kỷ trước chết đói hàng chục triệu người đã trở thành một quốc gia có khối lượng thương mại lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Ảnh hưởng về chính trị của TQ ngày càng lan rộng và mạnh mẽ. Nước này không ngừng tăng cường hiện đại hóa quân đội, tăng cường đầu tư tiềm lực quốc phòng. TQ cho rằng họ xứng đáng có một vai trò lớn hơn trong khu vực và toàn cầu.
Tuần trăng mật giữa Mỹ-TQ bắt đầu tan biến từ giữa thập niên đầu của thiên kỷ mới. Họ trở thành đối thủ cạnh tranh sau những hành động bành trướng của TQ trên Biển Đông, Hoa Đông và sau sự thâm hụt thương mại khổng lồ giữa hai nước. TQ đã tạo ra thách thức đối với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát, tiến hành các hoạt động bồi đắp các đảo xâm chiếm của Việt Nam, biến nó thành các căn cứ quân sự. Hành động của Bắc kinh đã khiến Wasington cho rằng TQ đang biến Biển Đông thành cái ao nhà để từ đó thiết lập việc quản lý trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này để bảo vệ lợi ích an ninh của Mỹ và đồng minh. Đương nhiên cuộc chiến không tiếng súng giữa hai nước bắt đầu ngày một căng thẳng (xin xem chuyên luận Quan hệ Trung-Mỹ sẽ đi về đâu của tôi trong blogchiasett).
Trong năm 2017 Mỹ thể hiện thái độ cứng rắn trên một số vấn đề với TQ. Vào tháng 6 Washington đã cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền và tự do báo chí tại Hồng Kông vào đúng lễ kỷ niệm 20 năm vùng lãnh thổ này trở về với TQ. Cũng vào thời điểm này, Mỹ đã bán cho Đài Loan lô vũ khí trị giá 1,4 tỷ USD. TQ đã chỉ trích hành động của Mỹ là "vô trách nhiệm". Tiếp đến là cuộc chiến thương mại bùng phát khi Wasington cáo buộc Bắc Kinh đối xử không công bằng với các công ty Mỹ, thực hiện chính sách bảo hộ khiến thâm hụt thương mại về phía Mỹ lên tới 347 tỷ USD. Bên cạnh đó, Mỹ cũng khởi động điều tra Điều 301, Đạo luật thương mại Mỹ vì TQ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ còn cáo buộc TQ giao dịch bất hợp pháp với Triều Tiên. Và cách đây mấy ngày, Mỹ công bố Chiến lược an ninh quốc gia mới, khẳng định TQ và Nga là những đối thủ “đang cố gắng làm suy yếu sự thịnh vượng và an ninh Mỹ”. Động thái này khiến Nga, TQ lên tiếng phản đối giận dữ.
Những tín hiệu mang tính đối đầu giữa Mỹ-TQ nhiều khả năng sẽ đẩy chính quyền hai nước thận trọng hơn trong mối quan hệ song phương, tìm cách kiềm chế nhau mạnh mẽ hơn nữa. Theo đó, trong năm 2018, cuộc cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung diễn ra gay gắt và có thể tạo ra điểm khởi đầu bất ổn trong quan hệ giữa hai nước. Các nhà phân tích đã chỉ ra 4 ngòi nổ căng thẳng. Đó là: i, sự va chạm chủ ý và không chủ ý trong việc thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông: ii, vấn đề nguyên tắc một TQ và bán vũ khí cho Đài Loan: iii, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên; iiii, vấn đề thương mại mất cân bằng. Mặc dầu vậy, có ít khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hoặc xung đột quân sự, vì cả hai nước quá phụ thuộc nhau về mặt kinh tế.
Trong lịch sử, cái trục tam giác quan hệ Mỹ-Nga-Trung không ngừng vận động, dịch chuyển. Tôi có linh cảm năm 2017 đã bắt đầu xuất hiện một số yếu tố thúc đẩy cái trục tam giác này vận động, dịch chuyển nhanh hơn. Năm 2018 và một vài năm tiếp theo có thể xuất hiện thêm những yếu tố bất ổn thúc đẩy nó. Đặc biệt qua chiến lược an ninh của Mỹ, tôi nhận thấy Mỹ bắt đầu bước sang một giai đoạn mới trong việc tiếp cận với các vấn đề quốc tế. Chính quyền Mỹ nhận thức được cán cân sức mạnh toàn cầu đang dịch chuyển theo hướng không có lợi cho họ. “Kỳ nghỉ mấy thập kỷ” sau Chiến tranh Lạnh giữa các cường quốc có thể đã chấm dứt. Mối quan hệ giữa Mỹ-Nga-Trung từ năm 2018 sẽ cạnh tranh hơn là hợp tác. Nước Mỹ bắt đầu thay đổi, kéo theo trục quan hệ Mỹ-Nga-Trung cũng sẽ thay đổi. Kinh nghiệm lịch sử đã chỉ ra rằng Mỹ vẫn là tác nhân chủ yếu tạo ra sự thay đổi trong trục tam giác quan hệ Mỹ-Nga-Trung. Tùy theo sức mạnh tổng hợp của Mỹ, tùy theo lợi ích và vị thế Mỹ, bàn cờ chính trị quốc tế sẽ có những biến chuyển mới trong những năm tới.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đùa quá dai với đường sắt Cát Linh - Hà Đông

31/03/2018 13:04 GMT+7

TTO - Quá tam ba bận. Không, với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã lỡ hẹn đến lần thứ năm rồi mà vẫn chưa hoàn thành để sử dụng, vì thế không ít người cho rằng việc lỡ hẹn nhiều lần chẳng khác gì trò đùa, nhưng là trò đùa quá dai.

Được Bộ Giao thông - Vận tải khởi công đúng ngày kỷ niệm giải phóng thủ đô năm 2011 với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự kiến khai thác sử dụng từ tháng 6-2015. Thế nhưng năm 2014, thông báo lùi tiến độ lần thứ nhất đến đầu năm 2016 được đưa ra kèm theo "hóa đơn" tăng thêm hơn 315 triệu USD so với ban đầu.
Nhưng "bi kịch" ở dự án này là thêm vốn ngàn tỉ cũng lại thêm... thời gian hoàn thành.
Đầu năm 2016, Bộ Giao thông - Vận tải và tổng thầu EPC của dự án là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thống nhất khai thác cuối tháng 12-2016, rồi lại nửa đầu 2017 sẽ khai thác.
Đến tháng 2-2017, Bộ Giao thông - Vận tải lại chốt tháng 10-2017 chạy thử, đầu quý 2-2018 đưa dự án vào khai thác.
Nhưng mới đây, bộ tiếp tục đề nghị "điều chỉnh giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác sử dụng trong năm 2021".
Trong đó, tháng 8-2018 hoàn thành nhà ga và hạng mục đường ray, trang trí kiến trúc khu depot, lắp đặt thiết bị và đóng điện toàn tuyến; tháng 9-2018 vận hành chạy thử.
Thời gian vận hành thử 3-6 tháng và tùy thuộc kết quả chạy thử để đưa vào khai thác thương mại.
Lý do của lần "lỡ hẹn" thứ năm này cũng không khác những lần trước!
Ngay ở thời điểm tháng 5-2017, theo tính toán của đơn vị quản lý dự án, giả sử với mức lãi suất vay thấp nhất (3%/năm) thì mỗi ngày dự án này phải "è cổ" trả lãi ít nhất 1,2 tỉ đồng.
Thiệt hại tiền bạc đã rõ. Nhưng còn có những thiệt hại lớn hơn, không đong đếm được bằng tiền.
Nếu dự án được đưa vào sử dụng đúng tiến độ, chắc chắn lúc này nhiều người Hà Nội đã quen với việc đi lại bằng đường sắt trong đô thị, tình hình kẹt xe, ùn tắc cũng không quá căng thẳng như hiện nay.
Đó là sự lãng phí lớn nhất mà người Hà Nội phải trả giá.
Việc liên tục lỡ hẹn đưa công trình vào sử dụng, dù biện minh thế nào, lý do ra sao nhưng dưới mắt người dân, đó là cách làm việc không nghiêm túc, thiếu tôn trọng người dân.
Đường sắt đô thị là công trình hạ tầng nên người dân có quyền được đòi hỏi phải đúng tiến độ với chất lượng tốt nhất.
Các đơn vị có trách nhiệm với đầy đủ ban bệ, rành rẽ về kỹ thuật, chuyên môn... cộng với sự thúc ép từ dư luận qua những lần trễ hẹn lẽ ra phải đốc thúc nhà thầu, tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ công trình và đưa ra một thời hạn hoàn thành chắc chắn.
Lỡ một, hai lần người dân còn châm chước, nhưng hạn chót cứ vô tư được đưa ra đến lần thứ năm, người dân liên tục bị cho... leo cây, thật là... khó coi và không thể chấp nhận được.
Người dân Hà Nội đã ngao ngán với các vụ vỡ ống nước Sông Đà - trong 4 năm vỡ tới 21 lần và không rõ đã phải là lần cuối chưa.
Do vậy, phải chấm dứt ngay trò đùa dai ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, bởi càng kéo dài chỉ làm tổn thương lòng tin của người dân mà thôi.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ chạy thử đến quý 4Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ chạy thử đến quý 4
TTO - Tiến độ khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông một lần nữa lại vỡ kế hoạch khi thời hạn dự kiến quý 1-2018 được lùi đến quý 4 và kết thúc xây dựng vào năm 2021.
NGUYỄN VĂN HẢI


Phần nhận xét hiển thị trên trang

[Toàn văn tuyên án] Đinh La Thăng 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ, Ninh Văn...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

PHẠM TIẾN DUẬT rất chịu chơi kiểu lãng tử



Sống và hành động như một thi sĩ lãng tử, Duật đôi khi cũng không làm chủ được bản thân mình trước rượu ngon và sắc đẹp. Tôi nhớ có lần ông Đại sứ Israel đã tổ chức một tối giao lưu với một số nhà văn Việt Nam tại tư dinh trên phố Bà Triệu. Duật đảm nhận vai MC từ phía Việt Nam, anh cũng trổ tài nói được dăm câu tiếng Anh ba rọi. Nhưng vì quá say sưa với rượu ngon và nhan sắc lộng lẫy của cô trợ lý cho ông Đại sứ, nên Duật ta nhầm lẫn lung tung khi giới thiệu danh tính mấy nhà thơ nữ Việt Nam khiến các nàng này đâm lúng túng; và suốt buổi giao lưu, chàng thi sĩ họ Phạm cứ bám riết lấy bóng hồng Tây phương để tâm sự qua bút đàm mà quên béng mất vai trò dẫn dắt của mình.



PHẠM TIẾN DUẬT LÀ NHƯ THẾ ĐÓ!

LÊ SƠN

Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với Phạm Tiến Duật sau năm 1975, khi anh xuất ngũ về công tác tại báo Văn Nghệ do nhà văn Đào Vũ làm Tổng Biên tập. Nhưng tôi thực sự gần anh khi anh về làm Tổng Biên tập Tạp chí “Diễn đàn Văn nghệ” của Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật. Tạp chí “Diễn đàn Văn nghệ” chiếm trọn tầng 7 trong khu biệt thự 51 Trần Hưng Đạo, nơi vua Bảo Đại đã từng được bố trí ở tạm tại Hà Nội sau khi thoái vị năm 1945. Phòng Tổng Biên tập nằm ở đầu hồi, nơi Duật thường tiếp khách quý và bạn thân bằng “nước lọc” Làng Vân (tức rượu “cuốc lủi”) thay nước trà vì theo anh, “tửu có nhập thì ngôn mới xuất”.
Không khí làm việc tại Tòa soạn mang đậm tính chất gia đình thân mật nhưng không kém phần nghiêm túc. Vào những ngày cuối tuần, các nữ phóng viên xinh đẹp như Thu Hồng, Bích Hường, Thu Hương… thường tổ chức bữa cơm thân mật ngay tại Tòa soạn; và Tổng Biên tập Phạm Tiến Duật trong bộ đồ lớn kẻ sọc màu xanh xám, cổ thắt cravat đỏ, thường có mặt với dáng dấp điệu đàng của một vị chủ hôn. Duật giao du rất rộng, bạn bè của anh thuộc đủ các giới, đủ mọi lứa tuổi nam phụ lão ấu, nhưng gần gũi nhất với anh là một nhóm bạn từ thuở hàn vi như Đỗ Chu, Lưu Quang Vũ, Hoàng Trần Cương, Nguyễn Lâm (tức Lâm “Râu”), Nguyễn Khắc Phục… Có lẽ Đỗ Chu là người hay la cà ở Tòa soạn hơn cả và hai ông bạn nối khố này hiểu nhau đến tận chân tơ kẽ tóc.
Một chiều, sau chuyến công du nước ngoài về, Duật hý hửng khoe chiếc máy quay phim mới được một chiến hữu tặng ở Ba Lan, rồi cao hứng rủ Đỗ Chu, Lê Sơn cùng mấy người bạn nữa đang có mặt tại Tòa soạn đi ăn lẩu gà ở một nhà hàng gần khu Triển lãm Vân Hồ. Đang trong tâm trạng lâng lâng phấn khởi và sau khi làm mấy hớp rượu “cuốc lủi”, Duật cao giọng thông báo: Sáng nay mình vừa đi giao ban ở Ban Tư tưởng – Văn hóa về, và Tạp chí “Diễn đàn Văn nghệ” được biểu dương đấy. Vốn là một tay “ác khẩu”, Đỗ Chu liền đá xoáy Duật một cú: “Tạp chí của anh thì ra cái quái gì mà khoe! Chỉ có những thằng ấm đầu mới đọc mà thôi”. Bị cụt hứng, Duật mặt đỏ tía tai, quắc mắt chỉ tay thẳng vào Đỗ Chu đang tủm tỉm cười: “Anh, anh… là một thằng xuống cấp về đạo đức!”. Biết bạn nổi khùng vì tự ái, Đỗ Chu bèn đánh trống lảng sang chuyện khác. Người ngoài chứng kiến cuộc đấu khẩu ấy có lẽ nghĩ rằng hai gã này sẽ tuyệt giao và không bao giờ thèm nhìn mặt nhau nữa. Nhưng lạ thay, ngay sáng hôm sau, khi đến Tòa soạn “Diễn đàn Văn nghệ” để nộp bài, tôi đã thấy Đỗ Chu đang ngồi rít thuốc lào sòng sọc ở đó, và hai người lại vui vẻ hàn huyên như chẳng có chuyện gì xảy ra. Họ đã hiểu nhau quá mà. Chẳng qua chỉ là một chút đùa vui tếu táo mà thôi.
Có những buổi trưa, hễ không thấy Duật ở Tòa soạn, thì y như rằng anh đã ngồi bên chén rượu trong quán cô Dung, ở ngay đầu ngõ 3 phố Lê Văn Hưu. Và tụ tập chung quanh anh là cả một bầy đệ tử coi anh như thần tượng của mình. Tại đây, câu chuyện về thơ ca, về thời sự lại nở như ngô rang. Cao hứng, anh lấy giọng đọc một bài thơ vừa sáng tác trước con mắt thán phục của những người hâm mộ. Sau đó, anh kéo cả đám gần chục người đi ăn cháo lòng ở gần đấy do anh chiêu đãi. Anh hý hửng khoe: “Mình mới được Hữu Ước chi một chai (một triệu đồng) ở “An ninh Thế giới”. Nay sẽ khao các bạn. Lộc bất tận hưởng mà!”.
Khi được tin một người bạn thân là Lâm Râu mất tại Sài Gòn trong cảnh cô đơn, anh buồn lắm. Vào đúng hôm 49 ngày của Lâm, anh cùng một số bạn bè chí cốt đến thắp hương tại ngôi nhà cũ của Lâm trên phố Triệu Việt Vương và hóa tập thơ “Kịch đời” của Lâm do Nguyễn Khắc Phục tổ chức bản thảo và xuất bản sau khi Lâm qua đời, để thi phẩm độc đáo này đến tay Lâm ở nơi chín suối. Và một cuộc rượu “Nhớ bạn” cũng được dọn ra ngay tại đó.
Đối với bạn bè có chút năng khiếu văn chương, anh sẵn sàng bồi dưỡng và giúp đỡ đến nơi đến chốn, mặc dầu biết rằng có những đối tượng không mấy ưa mình. Đó là trường hợp nhà thơ Đ.H., người dám cả gan dịch lại “Truyện Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân và thậm chí xuất bản cả một cuốn “Kiều Thơ” dày mấy trăm trang. Chính Duật đã giơ tay đón Đ.H. đang bị thất thế về Tạp chí “Diễn đàn Văn nghệ”, rồi lại giới thiệu anh này vào Hội Nhà văn, bởi ý kiến của Duật có sức nặng đáng kể đối với Ban Chấp hành. Ấy thế mà lúc đã quá chén, Đ.H. lại lè nhè chê bai Duật và các bậc đàn anh khác trên thi đàn và hay vỗ ngực đề cao mình như một thiên tài (!?).
Sống và hành động như một thi sĩ lãng tử, Duật đôi khi cũng không làm chủ được bản thân mình trước rượu ngon và sắc đẹp. Tôi nhớ có lần ông Đại sứ Israel đã tổ chức một tối giao lưu với một số nhà văn Việt Nam tại tư dinh trên phố Bà Triệu. Duật đảm nhận vai MC từ phía Việt Nam, anh cũng trổ tài nói được dăm câu tiếng Anh ba rọi. Nhưng vì quá say sưa với rượu ngon và nhan sắc lộng lẫy của cô trợ lý cho ông Đại sứ, nên Duật ta nhầm lẫn lung tung khi giới thiệu danh tính mấy nhà thơ nữ Việt Nam khiến các nàng này đâm lúng túng; và suốt buổi giao lưu, chàng thi sĩ họ Phạm cứ bám riết lấy bóng hồng Tây phương để tâm sự qua bút đàm mà quên béng mất vai trò dẫn dắt của mình.
Duật là như thế đó. Một nhà thơ tài danh rất chịu chơi, một tấm lòng hào hiệp vị tha, một tính cách hồn nhiên trong sáng, một tâm hồn đa cảm đượm vẻ cô đơn của thi nhân sẽ còn lưu lại mãi trong ký ức của bạn bè và những người đương thời với anh.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tỷ phú Trần Đình Long: Khi chết đi, ông còn lại những gì?



>> Bắt giam, hành hung nhà báo là loạn
>> Liêm sỉ và Quốc sỉ!
>> Ủy ban Quản lý vốn nhà nước: ‘bán mình’ và nhái lại SCIC?
>> Chóp bu Việt Nam chỉ 'bảo vệ dầu khí', không phải ngư dân!


FB Đỗ Cao Cường



















Lúc chiều, đang trên đường gặp một lãnh đạo Bộ Tư pháp, thì một sếp lớn tỉnh Hải Dương có gọi điện cho mình, chú nói muốn gặp riêng tâm sự, dù tôi cũng quý chú, biết chú rất thương dân nhưng lực bất tòng tâm, lỗi này là lỗi từ bên trên… nhưng mai thì chưa chắc tôi đã về gặp được.

Bởi ngày mai thôi, tôi lại bắt đầu tập trung thực hiện một phóng sự điều tra khác, nếu thành công, ông anh tổng biên tập của một tờ báo uy tín hàng đầu Việt Nam sẽ ký hợp đồng dài hạn với mình, với mức lương thưởng hấp dẫn, không cần bán buôn mấy thứ tào lao để rồi bị mang tiếng…

Trước khi vắng bóng một thời gian, tôi xin phép dành vài lời tự đáy lòng mình cho tỷ phú Trần Đình Long:

Kính thưa ông Long!

Xin hãy khoan nói tới việc ông có cho người theo tôi, rình mò nhà tôi, đe dọa cả những phóng viên tới tìm gặp dân làng Hiệp Sơn hay không? Xin hãy khoan nói tới việc ông có tác động vào Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, gọi điện cho cả lãnh đạo báo Pháp luật Việt Nam trong nam, ngoài bắc để yêu cầu tôi dừng lại việc nói lên quyền lợi chính đáng của những con người thấp cổ bé họng kia hay không? Ở đây, tôi chỉ muốn nói với ông về một câu chuyện khác, với ý nghĩa rất con người.

Thưa ông Long, trong lần trả lời phỏng vấn gần đây nhất, ông đã từng nói, “tôi có nghĩ đến tiền đâu nên còn chẳng biết là mình có bao nhiêu tiền”.

Vậy là, ông muốn để lại những công trình ngàn tỷ, danh dự làm người, hay nói cách khác là những dấu ấn để đời có đúng không, thưa ông? Nhưng, công trình của ông đặt ngay cạnh nhà dân, như đặt người dân trước cửa tử vậy!

Mà mới đây, Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường) đã chỉ ra rằng, nhà máy luyện thép gần khu dân cư là cực kỳ nguy hiểm, khoảng cách đó phải cách xa vài chục cây số mới đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người dân.

Nhưng thực tế thì thật đáng sợ, khoảng cách từ nhà máy thép Hòa Phát của ông cho tới nhiều hộ dân chưa đầy 80m – một công trình khiến ông trở thành người giàu có nhất thế giới, nhưng tại sao đến nay nó đã trở thành nỗi khiếp sợ đối với hầu hết dân làng?

Vậy là, tôi có thể tái khẳng định rằng, công trình của ông đã thất bại, thất bại thật rồi! Còn danh dự thì sao?

Thưa ông, chỉ tính riêng việc các ông tác động khiến cho bài báo của tôi – với mức độ chia sẻ chóng mặt bị gỡ, khiến cho tôi bây giờ làm ở đâu cũng phải giấu giếm, thì đã chả còn danh dự gì để nói ở đây cả.

Và khi ông (hay thuộc cấp của ông?) ra lệnh cho những kẻ lạ mặt xông vào làng, đe dọa cả những người đưa sự thật, thì còn danh dự gì để nói nữa đây, thưa ông?

Ông nên nhớ rằng, bài của tôi bị gỡ, nhưng tôi đã kịp thời truyền lại thông tin, truyền lại lửa cho những cây bút khác, để cho họ suy nghĩ lại, vượt qua tính thú, những nỗi sợ vô hình, để đưa thông tin, sự thật ra ngoài công chúng!

Và tất nhiên, lịch sử mới thật đáng sợ, thế hệ sau sẽ suy xét kỹ công, tội của từng người, sẽ còn là một câu chuyện rất dài để nói về những tỷ phú thế giới – những tỷ phú đến từ Việt Nam.

Tất nhiên, tôi không dám phủ nhận những gì các ông mang lại cho đất nước ta ngày hôm nay, nhưng thưa ông, công là công, tội là tội. Cũng giống như những nước phát triển, có những tổng thống cống hiến cả đời vẫn bị đem ra xét xử như thường.

Có thể, tôi sẽ tạm khép lại câu chuyện Hòa Phát ở đây. Ông có chịu bỏ ra một chút tiền nho nhỏ, thậm chí tạm thời quên đi vị trí tỷ phú thế giới để đền bù cho những nỗi đau, mất mát, để cho các cháu nhỏ, dân làng Hiệp Sơn di tản đến một nơi ở mới khang trang, an toàn hơn, cho các thế hệ dân làng đỡ khổ, đỡ phải chết trẻ vì ung thư, mua nước từ xa tới mà vẫn nay đau mai ốm, mồm mắt sưng vù do mạt sắt bay vào hay không?… Và khi đã bị dồn đến chân tường, người dân có chịu đoàn kết, gom hết hồ sơ, tài liệu, kiện các ông ra tòa án Việt Nam, thậm chí tòa quốc tế hay không?…

Tôi sẽ để cho chính ông, chính họ viết tiếp câu chuyện của chính cuộc đời mình. Tôi không muốn biến mình thành nhân vật chính trong bộ phim Chuyện làng Nhô thứ hai tại Việt Nam.

Nhưng, với tất cả lòng kính trọng ông, kính trọng dân làng, tôi chỉ muốn nói với ông rằng, ai rồi cũng phải chết, nếu có kiếp sau, ông sẽ không mang theo được tiền, và nếu có địa ngục thì ông cần xem xét lại cách làm giàu, đừng đánh đổi tính mạng của bất kỳ ai để làm giàu cho mình, để rồi phải mang tiếng xấu, xấu đến muôn đời!

Tôi xin nhắc lại một lần nữa, khi chết đi, ông sẽ không mang theo được tiền, vậy ông mang theo được những gì?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

- Không phải lá cải mà là lá ngón !


Vũ Kim Hạnh 



Cà phê của Trung Nguyên bán trên Amazon.
Quá náo loạn, mình muốn yên để làm một núi chuyện mà rồi cũng đành phải nói. Cơ bản mình đồng ý với stt bạn Phạm Ngọc Hưng. Công ty dịch vụ marketing nào chuyên nghiệp lạnh người luôn. Không có tí teo tình cảm thật nào mà chỉ là một chiến dịch, một business, được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi một đội ngũ chuyên nghiệp hùng hậu.

Ai có nghề marketing cũng thấy đỉnh cao của kỹ thuật. Hình ảnh, câu chữ cân đo, tỉa tót như dao laser. Thấy tin Trung Nguyên thắng kiện là mình cũng đoán sắp có chiến dịch. Vậy nên thấy bài, mình ít ngạc nhiên. Nhưng đọc các bài rồi, mình thấy nặng trĩu buồn đến thắt ruột, buồn lặng luôn suốt mấy ngày nay vì thấy người ta tìm mọi cách hủy diệt một thương hiệu mạnh Việt Nam sao ác độc thế, còn mấy kẻ gọi là làm báo sao mà rẻ rúng thế, không phải kiểu lá cải mà là lá ngón, và các chuyên gia marketing, pháp lý thì giỏi đến rợn tóc gáy.

Sáng nay mobile mình có mấy tin nhắn inbox: “Sao chị câm họng vậy, doanh nhân tụi tôi ai còn dám làm ăn khi thấy họ đem tiền đánh hội đồng một thương hiệu lớn vậy mà không ai nói?”. Một nhà báo của một tờ báo đông độc giả nhất: “Chị phải nói thôi, thấy ghê vậy mà chị còn làm ngơ à?”

Nói gì? Chiều qua, một cậu nhà báo gọi hỏi ý kiến mình, mình đã thực tình bày tỏ chỉ mấy điều (và nghe xong, sáng hôm sau họ đăng "loạt" bài, haha):

(1) Chuyện vợ chồng người ta, báo chí khai thác câu view cũng vừa thôi, lạm dụng mấy truyện ngôn tình, coi chừng thành ra khinh độc giả quá. Cậu ấy nói: Nhưng ...thì là mà...người nhờ đăng họ thiết tha lắm. Mà ai bảo, tụi em tìm mọi cách, ông Vũ vẫn không chịu trả lời.

(2) Đấy ông Vũ không nói gì thì báo chí các cậu đừng nói là vợ chồng họ lôi nhau đấu trên truyền thông. Ai đấu? Chỉ có một phía thôi. Mà các cậu nói bậy, Trung Nguyên nào giống Khải Silk? Rồi âm mưu nào của Masan? Nói bậy vậy mà cứ ngang nhiên một mình một chợ. Lại ra điều thương xót, vì đâu mà Trung Nguyên ra nông nỗi...Nông nỗi gì? Trung Nguyên vẫn kinh doanh tốt, ông Vũ vẫn điều hành bình thường, doanh số vẫn tăng, bán trong siêu thị tốt, hơn 80 cửa hàng cà phê Trung Nguyên trên cả nước vẫn ổn, xuất khẩu Mỹ OK, từ khi mở văn phòng đại diện ở Thượng Hải xuất khẩu tăng mạnh...

(3) Vậy nếu ông ấy không bịnh sao né tránh truyền thông? Ơ, cậu đi mà hỏi ông ấy. Cậu phải biết, người bạn tôi, làm ở Tòa kể là mấy năm qua, Trung Nguyên đã (bị) lập “kỷ lục tư pháp” vì bị một nguyên đơn kiện tới 8 lần, đòi Tòa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa tài khoản, ngưng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm kê chặt đề phòng ông Vũ tẩu tán tài sản khi ly hôn, tới 8 lần. Ông Vũ cũng đã đi đến 4 bệnh viện và tất cả chứng nhận ông sức khỏe bình thường. Trần ai chi kể? Giờ bệnh viện chứng nhận rồi, tòa án công nhận rồi, thì giờ đến cách đem cái giường ngủ ra giữa phố (như bạn Đào Tuấn nói) và kéo dư luận xã hội vào buộc bịnh cho ông ấy chăng?

Rồi mình kết luận, thôi các cậu vì người cậy đăng thiết tha, muốn chiều bạn đọc ham truyện ngôn tình, tôi hiểu. Nhưng phải tự vấn lương tâm mình, phải nghĩ cho bao nhiêu người trồng cà phê, mấy ngàn nhân viên, công nhân của Trung Nguyên trên khắp cả nước đang làm việc kiếm sống bình thường, ổn định và nhất là phải hiểu, xúm nhau đập, mong cho chết tươi một thương hiệu Việt lớn như Trung Nguyên thì có lợi cho ai?

Mấy năm rồi, câu chuyện ly hôn nhì nhằng này, từ nhân viên, công nhân đến cán bộ quản lý các cấp đều bị ảnh hưởng, nên họ đều biết. Cũng lắm kiểu hăm dọa mua chuộc, họ vẫn chọn ở lại xây dựng Trung Nguyên (dù đôi khi, họ ức muốn chảy nước mắt vì cả khi ông Vũ và họ bị vu cáo mà ông Vũ cứ yêu cầu tha thứ, tuyệt đối cấm nói lại). Và rõ ràng người tiêu dùng vẫn đang chọn Trung Nguyên, thì cố đánh cho tan Trung Nguyên liệu có dễ không, có giành được không? Hay là cuối cùng, hóa ra chỉ có lợi cho ai đó mà trời biết, đất biết, người tiêu dùng biết, lương tâm chúng ta biết ?

Mình chẳng có tiền, chẳng có chiến dịch nào. Mai mình lại sẽ đi tham gia chương trình diễn đàn giao lưu với sinh viên do Trung Nguyên tổ chức ở Đại học Quốc Tế trong số hơn 40 chương trình khuyến khích sinh viên “Lập chí khởi nghiệp”năm nay. Trung Nguyên vẫn in hàng trăm nghìn cuốn sách đồng hành sinh viên học sinh, khuyến học, nung chí quốc gia khởi nghiệp. Vẫn xây bảo tàng cà phê và các công trình sáng tạo, chữa lành...ở Daklak.

Một số cán bộ quản lý của Trung Nguyên là chuyên gia thị trường, tham gia CLB chuyên gia của cơ quan mình. Họ than, thân tụi tôi đi làm, hồi đó có khi bị chửi nguyên cái Sở thú luôn, thì muốn bỏ đi, mà thấy ông Vũ đối xử anh em vậy, lại không thể bỏ.

Cái “nghiệp” của ông Vũ nặng mà cũng khổ lây bao nhiêu người. Họ khổ vì dù có thể kiếm việc làm khác được mà lại không đành đi.

Thiên hạ bày ra giữa đời truyện ngôn tình mà mình buồn đến nẫu cả ruột, đến chỉ muốn than trời ơi, doanh nghiệp bây giờ có bao chuyện khổ phải lo. Xã hội vun vào giúp họ cạnh tranh đi, họ phải sống được thì nền kinh tế mới đứng được. Sao lại lôi cả bao người vào truyện ngôn tình giả tạo đến đơ, còn hăm kéo dài câu view đến bao giờ?


Phần nhận xét hiển thị trên trang