Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Năm 2018, “lò” chống tham nhũng sẽ thế nào?




Bùi Hoàng Tám

















(Dân trí) - Câu trả lời chắc chắn là sẽ tiếp tục cháy một cách dữ dội hơn, nóng bỏng hơn, với qui mô rộng hơn. Nhìn lại công cuộc phòng chống tham nhũng năm 2017, đặc biệt là từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát lệnh “đốt lò tham nhũng”, nhiều vụ án lớn đã và tiếp tục được phanh phui.

Nhiều cán bộ cao cấp nguyên hoặc đương chức, thậm chí có cả cán bộ thuộc hàng cao cấp nhất của Đảng đã bị xử lý nghiêm khắc với mức án rất nghiêm trọng.

Điều này, đã lấy lại niềm tin trong nhân dân đối với công cuộc phòng chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ của Đảng.

Sự quyết liệt của công cuộc phòng chống tham nhũng còn góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế bởi nó đem lại sự phấn khởi cho người dân, niềm tin của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Việc thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng tuy chưa đạt hiệu quả như mong muốn, song nó cũng thu hồi lại được những khoản tiền không nhỏ nộp trả ngân sách.

Ngay dịp tết vừa qua, không khó để nhận thấy đã không còn cảnh “những binh đoàn kéo nhau lên nhà sếp” để biếu xén như nhiều năm trước đây.

Có thể giờ đây, việc biếu xén đi vào “bí mật” và do chưa có con số thống kê cụ thể nên khó có thể khẳng định nó có giảm hay không. Song ít nhất, nó không làm người dân bức xúc.

Việc sử dụng xe công đi lễ bái hay thăm viếng hiếu hỉ giờ đây cũng giảm rõ rệt. Không còn thấy cảnh từng đoàn xe biển xanh lũ lượt “rồng rắn lên mây”, đi hết đền này, phủ nọ …

Từ những biểu hiện thành công trên, không khó để dự báo năm 2018, công cuộc phòng chống tham nhũng sẽ rất quyết liệt mà dịp yên ắng vừa qua chỉ là thời gian nghỉ ngơi đầu năm mới.

Vậy công cuộc phòng chống tham nhũng năm 2018 sẽ đi theo hướng nào? Theo người viết bài này, “lò” sẽ tiếp tục cháy mạnh mẽ, nhiều “củi tươi”, “củi to”, “củi ướt” sẽ tiếp tục vào lò ở cả “trên” lẫn “dưới”.

Công bằng thời gian qua, đã có biểu hiện “trên nóng, dưới lạnh”. Trong khi “lò trung ương” rừng rực cháy thì ở các địa phương, nhiều nơi vẫn “án binh bất động”. Hình như không ít người cho rằng, chống tham nhũng là việc của ai đó, việc của trên với các vụ án lớn.

Tất nhiên, với những vụ án có giá trị tài sản lớn thì sự tác động đến xã hội cũng phải lớn. Song, không có nghĩa là ở những vụ tham nhũng vặt, sự tác động lại nhỏ. Ví như một việc ăn bớt mấy gói mì tôm cứu trợ điều tiếng có lẽ không kém gì một vụ tham nhũng hàng tỉ đồng.

Tóm lại, để bảo vệ sự tồn vong của thể chế, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, góp phần phát triển kinh tế đất nước cũng như đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân, chắc chắn “lò” chống tham nhũng năm 2018 sẽ rừng rực cháy.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân xây chùa, lãnh đạo tỉnh thu phí?



Ảnh chụp bảng thông báo thu phí của tỉnh Quảng Ninh. Nguồn: FB Điệp Hương 


Ngọc Thu 
27-2-2018

Chuyện xảy ra ở tỉnh Quảng Ninh, người dân bị thu phí khi tham quan chùa chiền ở Yên Tử. Theo thông tin từ báo Quảng Ninh, ngày 13/12, HĐND tỉnh này đã họp thông qua nghị quyết thu phí tham quan chùa Yên Tử. UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho TP Uông Bí thực hiện việc thu phí này kể từ ngày 1/1/2018, với mức thu 40.000 đồng/lần dành cho người lớn và 20.000 đồng/lần đối với trẻ em khi vào viếng chùa.

 
Trước sự việc này, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã gửi công văn phản đối tới tỉnh Quảng Ninh. Phía GHPG Việt Nam cho rằng, “các tín đồ Phật tử là những người thường xuyên công đức để góp phần tôn tạo, xây dựng Yên Tử được như ngày hôm nay, nên việc thu phí với họ tại Yên Tử là chưa hợp lý”. 
.
 
Văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh góp ý với HĐND tỉnh. 
Ảnh: Dân Việt

Công văn của Giáo hội PGVN tỉnh Quảng Ninh có đoạn: “Nếu bán vé cho mọi người về Yên Tử để lễ Phật, bày tỏ đức tin tôn giáo, tín ngưỡng của mình, sẽ tạo nên sự bức xúc và cả sự xúc phạm không cần thiết. Và sẽ là nguyên nhân để mọi người không quay lại Yên Tử. Nếu bán vé thu phí chỉ được 40 nghìn đồng/ 1 người, ngược lại 1 người không quay lại sẽ mất ít nhất 300 nghìn đồng”. 
 
Khu vực soát vé lối đi bộ ở Yên Tử. Ảnh: Minh Cương/ VNE

Ngoài ra, Giáo hội PGVN tỉnh này cho rằng: “Bán vé vãn cảnh Yên Tử thực chất là bán vé vào chùa Yên Tử“. Du khách khi đi thăm chùa Yên Tử, họ đã phải trả phí gửi xe, phí cáp treo, phí xe điện… Nếu phải trả thêm phí vào chùa Yên Tử nữa, sẽ dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Thế nhưng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh vẫn nhất định thu phí kể từ ngày 1/1/2018.

Đường rừng cũng bị thu phí BOT? 

Đó là thắc mắc của một nhóm người đi đường rừng đến thăm chùa Yên Tử, đã bị những người đại diện cho chính quyền chặn lại, bắt nộp phí. Những người dân này cho rằng, họ không sử dụng cáp treo để lên chùa, đường họ tới chùa là đường rừng, không được tráng nhựa, sao họ bị bắt nộp phí?

Mời xem clip ghi lại cảnh đôi co giữa các Phật tử và những người thu phí:

Facebooker Điệp Hương cho biết, “mình và mọi người đi chùa Tây Yên Tử, đi từ chân núi Tuấn Mậu lên đến gần chùa thì có 2 người bắt bọn em phải mua vé. Đường đi như vậy, có quyền thu, bắt dân phải mua vé không ạ?“. Mời xem thêm clip:

Các Phật tử than phiền rằng, chùa chiền ở đây do người dân bỏ tiền ra tôn tạo, trùng tu, nhưng chính quyền lại đứng ra thu phí.

Bà Lan, một Phật tử ở Thái Bình, nói với VnExpress: “Mọi người dân đều có quyền tự do đi lễ chùa. Việc xây dựng tu bổ chùa phải bằng tiền công đức, việc thu phí ở đây là không hợp lý. Nếu tiếp tục thu phí chúng tôi sẽ không công đức nữa”. 

Với việc thu phí này, người dân đã phải bỏ ra một khoản tiền quá lớn để “cúng” cho chính quyền, thay vì “cúng chùa”.

____

Mời đọc thêm: Người dân thắc mắc đi lễ chùa ở Yên Tử phải nộp phí (VNE). – Thu phí tham quan Yên Tử với giá cao, nhiều du khách ngỡ ngàng (SM). Quảng Ninh: Du khách bất ngờ vì phí lên Yên Tử cao (VNN). – Yên Tử đón hơn 12 vạn khách, phí tham quan đạt trên 4,6 tỷ đồng (Quảng Ninh). 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hình xưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và TRƯỜNG SA, LƯƠNG TRI THẾ GIỚI


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa qua đời vào 7g30 tối ngày thứ hai 26 tháng 2 - 2018 tại Bịnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn .Hưởng thọ 86 tuổi .
****
TRƯỜNG SA, LƯƠNG TRI THẾ GIỚI
Nhạc và lời: Nguyễn văn Đông
(Cố đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông )
__________________
Hịch Lý Thường Kiệt:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
“Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
***
(Nhạc trưởng Nguyễn Văn Đông )

Tiếng sóng biển Đông lương tri thế giới.
Tiếng hát Trường Sa tuôn qua sóng gió.
Dân nước ta dòng hùng anh, sông núi ta từ ngàn năm,
trang sử xanh oai hùng anh dũng diệt ngoại xâm.
Còn nghe sóng Bạch Đằng reo vang, còn nghe vó ngựa dồn Chi Lăng,
Trang sử vàng nghìn thu ngời sáng hồn quân Nam.
Còn nghe trống Ngọc Hồi Quang Trung, còn hương phấn Nhị Hà Trưng Vương,
Luôn ngNng đầu đạp sóng dữ cho an nhà Nam.
Trường Sa ơi! Đường ta đi chân lý rạng ngời trong tim.
Hoàng Sa ơi! Tiền nhân ta vun đắp bằng bao xương máu.
Biển đảo ấy là trái tim ta, tấc đất ấy nhuộm máu ông cha,
cho biển trời Tổ quốc vươn xa tươi đẹp quá.
Hãy thắp sáng bằng lửa tim ta. Hãy đánh thức lời lẽ điêu ngoa,
cho thấy lại đạo lý lương tri đường ta đi.
Hồn sông núi dáng đứng đất nước bên bờ biển Đông.
Thuyền ra khơi ta đi mang theo hồn thiêng sông núi.
Trong phong ba bão táp sấm sét tiến lên không lui.
Cất cao ngọn cờ Tổ quốc Trường Sa yêu.
Đã thấy rồi lòng dân hôm nay, đã thấy ngày bàn tay trong tay,
Tiếp bước đường tiền nhân chung xây nhà Nam ta.
Tổ quốc hỡi! Uy linh xưa trong tim ta. Trường Sa ơi!
****


Nguyễn văn Đông nguyên là Đại tá Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó của quân lực VNCH . Ông còn là một Nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975. Một số bút danh khác khi viết nhạc của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử. Bên cạnh đó Nguyễn văn Đông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca ở Sài Gòn . Sau năm 1975 , ông bị đi học tập cải tạo mất 10 năm . Ra tù cải tạo ông không đi Mỹ định cư theo diện HO mà chọn ở lại quê nhà . ( FB Nguyễn Xuân-Hương )
****************
"Hải ngoại thương ca" 
Nhiều người cứ tưởng "Hải ngoại thương ca" được viết sau năm 1975 nhưng thực tế bản nhạc này NVĐ sáng tác từ lâu trước đó. Đó là thời kỳ nhạc sĩ đi du học và nhìn về VN với tất cả tấm lòng của một người xa quê hương. NVĐ đã không xuất ngoại sau năm 1975 và ở lại VN cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. .... (theo lời kể của anh Nguyen Chinh)
****
"Hải ngoại thương ca" âm thanh gốc hồi trước 75 https://youtu.be/iPzWnLme7N0



"Hải ngoại thương ca" Nguyễn Văn Đông .
Kính tặng Việt Kiều bốn phương Hải ngoại hẹn về góp sức xây dựng Quê Hương giử mùa Núi Sông Đại Hội -
N.V.D. 1964 .

Nhạc phẩm này đã được Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết từ năm 1963, trong hoàn cảnh như ông kể: “Trước đó có một cuộc binh biến vào năm 1960. Ông Nguyễn Chánh Thi dấy lên một cuộc binh biến đảo chánh. Nhưng cuộc binh biến đó thất bại. Cho nên toàn thể sĩ quan tham gia trong cuộc đảo chánh năm 1960 của Nguyễn Chánh Thi bay ra ngoại quốc. Đến năm 1963, có một cuộc đảo chánh lần thứ nhì khiến chế độ của ông Ngô Đình Diệm bị sụp. Lúc đó mọi người lên tiếng kêu gọi những anh em ly tán sau cuộc đảo chánh lần thứ nhất đang ở ngoại quốc trở về. Lúc đó, tôi thấy một số bạn bè của tôi vẫn còn do dự chưa muốn trở về. Điều này nó thôi thúc tôi viết bài Hải Ngoại Thương Ca, có ý nói bây giờ trong nước cũng vui vẻ...”.

(Trích "Nguyễn Văn Đông: giữa binh nghiệp và âm nhạc" - Trường Kỳ)

Hải Ngoại Thương Ca - Nguyễn Văn Đông

Một mùa thương kết muôn hoa lòng
Người về đây nối câu tâm đồng
Về cho thấy Xuân nồng áo em
Cho tình xưa thôi cách xa
Về chung mái nhà lá

Người về đây giữa non sông này
Hội trùng dương hát câu sum vầy
Về cho thấy con thuyền nước Nam
Đi vào mùa Xuân mới sang
Xa rồi ngày ấy ly tan

Tôi đi giữa trời bồi hồi
Cờ bay phất phới, tôi quên chuyện ngày xưa
Mong sao nước Việt đời đời
Anh dũng oai hùng chen chân thế giới!

Mặc thời gian tóc pha đôi màu
Mặc đại dương sóng to mưa gào
Đàn chim bé trong làn chớp xanh
Yêu trời tự do Á Đông
Thương về đồi núi xa xa.






___________________________
Vài hình xưa của Cố Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông
Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông, Trưởng Đoàn Văn nghệ Vì Dân, đi trình diễn văn nghệ ở các tỉnh Miền Nam Việt Nam với các nghệ sĩ:
- Hàng đầu, từ trái sang phải: Trần Ðô (chuyên viên sân khấu); nghệ sĩ Kiều Hạnh (thân mẫu của ca sĩ Mai Hương); tam ca nhi đồng Phước Vân, Bích Vân, Ngọc Vân (và một em bé tập sự); nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông, trưởng đoàn (có dấu “X”); bà kịch sĩ Ba Vân; ca sĩ Khánh Ngọc; ca sĩ Minh Diệu; nghệ sĩ Trần Văn Trạch; vũ sư Trịnh Toàn; ca sĩ Mai Ly; nhạc sĩ Mạnh Phát; diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim; các ca sĩ Kim Lan, Kim Oanh. 
- Hàng thứ nhì, từ trái sang phải: Anh Việt (chuyên viên ánh sáng); Trần Quang, Trần Thịnh, Trọng Tuyến (các chuyên viên âm thanh); nghệ sĩ Ba Vân; các ca sĩ Ngọc Quang, Thanh Nguyên; nghệ sĩ Bảy Xê; nhạc sĩ Minh Kỳ; nhạc sĩ Thu Hồ; nghệ sĩ Quách Ðàm, nhạc sĩ Hoài Linh. Các hàng sau là tài xế, nhân viên an ninh...
(Ảnh chụp tại chân Tháp Mười tầng, Gò Tháp, một địa danh lịch sử oai hùng, trong chuyến lưu diễn văn nghệ ỡ vùng Đồng Tháp Mười ngày 11 và 12/4/1959)


Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông, Trưởng Đoàn văn nghệ Vì-Dân và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Trưởng Đoàn văn nghệ Việt-Nam, cùng phối hợp trong một chương trình văn nghệ. Từ mặt sang trái: Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông, Lê Thương, Út trà Ôn, Lê Mộng Bảo, Thẩm Thuý Hằng, MC Ngọc Phu, Tùng Lâm, Bạch Yến, Anh Sơn, vũ sư Trịnh Toàn, Trần văn Trạch, Thu Hồ, Mạnh Phát, Minh Diệu, Minh Kỳ, Quách Đàm, Hoài Linh, Hoàng Thi Thơ, Bảy Xê, Anh Lân, Túy Hoa, Túy Phượng, Mai Ly và nhiều tài danh khác. (Ành chụp ngày Thứ Sáu 11/8/1961 tại Phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.)



NS Lam Phương & Nguyễn Văn Đông


Nguyện Văn Đông , Trần Văn Trạch ..
Đại Tá QL VNCH 

Nhạc Sĩ Miền Nam VNCH 

***






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hội thảo Thơ và những vấn đề của thơ đương đại





Thứ ba - 27/02/2018 14:38


Nằm trong chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16, tiến tới xây dựng ngày thơ thành ngày Văn học Việt Nam, sáng 27/2, tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam – số 9 Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) diễn ra Hội thảo Thơ và những vấn đề của thơ đương đại.
 
1
Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Cinet
Mở đầu hội thảo, nhà thơ Vũ Quần Phương trình bày tham luận đề dẫn, nêu khái quát tình hình thơ Việt Nam hiện nay, những vấn đề cần trao đổi, tranh luận tại diễn đàn. Tham luận nhấn mạnh đến vị thế, vai trò và thực trạng của thơ. Là một đất nước của thi ca, nhiều người làm thơ, nhưng tại sao lại ít người đọc? Người đọc quay lưng với thơ vì đâu? Những khuynh hướng, trào lưu trong đời sống thơ ca? Những chuyển động, tiến tới hay thoái trượt của thơ trong hệ giá trị của cộng đồng văn chương nghệ thuật,… Cũng trong lời đề dẫn, Vũ Quần Phương nêu lên vấn đề chất lượng của thơ, chất lượng hội viên Hội Nhà văn, chất lượng phê bình, mối tương quan giữa đại chúng và tinh hoa trong đời sống nghệ thuật,…

Các ý kiến trao đổi tại hội thảo cũng đã xoáy vào các đề dẫn có tính trọng tâm. Theo đó, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nêu lên và thử lí giải nguyên nhân thơ mất mùa. Nhà thơ Thanh Thảo đặt ra vấn đề thơ tự do và phẩm tính tự do, khát vọng vượt thoát của chủ thể sáng tạo. Tại diễn đàn, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý cho rằng thơ đang chuyển động với những khuynh hướng đa dạng: cách tân và truyền thống. Nhà thơ Mai văn Phấn nhấn mạnh đến sự thay đổi, vượt thoát hệ hình thẩm mĩ trong tư duy sáng tạo từ kinh nghiệm bản thân. Nhà thơ Đặng Huy Giang băn khoăn trước câu hỏi: Giá trị thật của thơ ở đâu? Các ý kiến tham luận khác của Chử Văn Long, Đỗ Ngọc Yên,… cũng được hội thảo chú ý lắng nghe.
 
Kết thúc hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã dành thời gian tóm lược các ý kiến, nêu lên một số vấn đề có tính cốt lõi của thơ Việt đương đại. Ông nhấn mạnh, thơ Việt Nam đương đại tồn tại đan xen ba đặc điểm: tập trung hóa, đa dạng hóa, kết tinh hóa. Đó là biểu hiện rất nổi bật, cho thấy nền thơ đang chuyển động và đồng thời đang kết tinh những giá trị. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, tựu trung, thơ cần phải hay, cái hay mang giá trị, tầm vóc văn hóa sẽ ở lại lâu bền trong lòng người. Đó là con đường và cũng là điểm đến của thơ Việt đương đại.


Ý THIẾP

http://vannghequandoi.com.vn/Su-kien/hoi-thao-tho-va-nhung-van-de-cua-tho-duong-dai-11740.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

[HD] Chào Việt Nam - Thùy Chi . Hello Viet Nam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xin Chào Việt Nam | Nghệ sỹ Violin JMI KO | Official MV | Nhạc trẻ hay m...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ST


Vốn là cách thủ ấn trong Yoga thiền của Ấn Độ, những động tác với ngón tay đơn giản có tác dụng bất ngờ về cả tinh thần lẫn sức khỏe. Bạn có thể tập ở nhà, nơi làm việc hay bất cứ nơi nào để tăng cường sức khỏe cũng như cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Phương pháp thủ ấn hay còn gọi là Mudra xuất phát từ Ấn Độ gồm những động tác tay có thể giúp kích thích tâm trí và tất cả các cơ quan khác trên cơ thể, mang lại lợi ích bất ngờ với sức khỏe.
Trong yoga thiền, có rất nhiều cách thủ ấn và mỗi cách mang đến một tác dụng, lợi ích riêng.
Dưới đây là 8 cách thủ ấn đơn giản, hữu ích mọi người có thể thực hiện bất cứ đâu để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe:
1. Gyan mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau, 3 ngón còn lại để thẳng hoặc thả tự do. Tư thế tượng trưng cho sự khôn ngoan, sẽ làm tăng nhiệt tình và sáng tạo của bạn. Nó cũng tốt cho khả năng ghi nhớ.
Người ta tin rằng động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và còn giúp não bộ nhạy bén hơn. Ngoài ra, Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tâm lí, tinh thần như giận dữ, buồn bã, lo lắng, căng thẳng…

2. Vaayu mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Động tác này gần giống động tác đầu tiên, nhưng thay vì hai đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái chạm vào nhau, thì bạn phải giấu ngón trỏ bên dưới ngón cái.
Gập ngón trỏ xuống, dùng ngón cái giữ trên đốt thứ 2 của ngón trỏ, giữ căng các ngón còn lại. Tư thế này giúp điềm tĩnh, tăng cường việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, do đó tạo ra cảm giác bình yên và hòa hợp. Đây là động tác tuyệt vời để giảm hiếu động thái quá hay trạng thái hung hăng.
Với bài tập này, bạn có thể tập trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm.

3. Aakash mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Gập ngón tay giữa, dùng ngón trỏ đè lên, các ngón còn lại duỗi thẳng. Động tác này giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, buồn phiền, tức giận, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Quan trọng, động tác này giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.

4. Shudya mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Dùng ngón cái nhấn đốt thứ 2 của ngón giữa. Đây là động tác tuyệt vời để thoát khỏi mọi cơn đau. Hơn nữa, nó giúp thư giãn toàn bộ cơ thể và rất hữu ích với những trường hợp bị chóng mặt, hay gặp vấn đề về tai, hoặc đau một bộ phận cơ thể nhất định.

5. Prithvi mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ngón tay cái chạm vào ngón tay áp út, duỗi thẳng các ngón tay còn lại. Động tác này liên quan tới sự phát triển của mô, cơ bắp do đó hỗ trợ chữa bệnh, giảm tình trạng viêm cơ bắp và tắc nghẽn quá trình trao đổi chất. Chúng giúp lưu thông máu, tăng cường khả năng kiên nhẫn.
Ngoài ra, động tác Prithvi Mudra còn giúp tăng tính kiên nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ tinh thần, làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ.

6. Surya mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Đặt ngón tay đeo nhẫn áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên, các ngón còn lại duỗi thẳng. Động tác thủ ấn này giúp giảm cân, đồng thời giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng. Để thực hiện được động tác này rất đơn giản, bạn chỉ việc gập ngón áp út lại rồi dùng ngón tay cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út.

7. Varud mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Chạm đầu ngón cái vào ngón út, các ngón khác giữ thẳng. Hãy thực hành tư thế này nếu bạn bị viêm khớp, mất nước hoặc rối loạn hormone.
Bên cạnh đó, động tác này giúp cân bằng nước trong cơ thể, vì thế có thể cải thiện các vấn đề về da rất tốt.

8. Jal shaamak mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Đặt ngón út áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên trên, các ngón khác duỗi thẳng. Ngược lại với thủ ấn Varud mudra, động tác Jal shaamak mudra giúp hạn chế tích nước trong cơ thể, vì vậy sẽ rất hữu ích cho người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, hoặc hay chảy nước mắt, nước mũi.
Động tác này không đòi hỏi kỹ thuật cũng như sự khéo léo, chỉ cần bạn kiên trì thì dù ở nhà, nơi làm việc hay bất cứ đâu cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.


Phần nhận xét hiển thị trên trang