Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

"NGUYÊN KHÍ" VÀ THÂN PHẬN KẺ SỸ...


 
"NGUYÊN KHÍ" VÀ THÂN PHẬN KẺ SỸ...

Đặng Văn Sinh

Mở đầu tác phẩm, Hoàng Minh Tường dẫn lời Thân Nhân Trung soạn cho văn bia tiến sĩ đề danh khoa thi năm Nhâm Tuất (1442), trong đó có đoạn “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Hoàng Minh Tường lấy Nguyên Khílàm tựa đề, người đọc không mấy khó khăn cũng hiểu được tư tưởng chủ đạo của nhà văn khi ông viết cuốn tiểu thuyết lịch sử này. Nói cách khác, Nguyên khí chính là hồ sơ tổng hợp dưới dạng văn chương của giới trí thức Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiến thông qua hình tượng điển hình: Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ.

Qua tư liệu lịch sử từ các văn bản chính thống còn lại, người ta nhận ra, có một sự khác biệt căn bản nếu so với các vương triều phong kiến chuyên chế trước và sau nó. Đó là việc sát hại hoặc vô hiệu hóa hàng loạt công thần khai quốc ngay khi chính quyền vừa mới được kiến lập theo phương thức “điểu tận cung tàng”, dẫn đến khủng hoảng chính trị mà mãi mấy chục năm sau Lê Thánh Tông mới khắc phục được.

Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyên khí được xây dựng vào đúng giai đoạn “nhạy cảm” ấy. Đây cũng chính là thời kỳ mà người trí thức phong kiến bộc lộ rõ bản chất nhu nhược của họ, tuy có tài kinh bang tế thế, nhưng bị chi phối bởi tư tưởng trung quân mù quáng, lại không có thực quyền trong tay, nên đành mang tiếng là hèn, chịu khuất phục trước cường quyền để bảo toàn mạng sống. Có thể nói, ngay sau khi lưỡi đao tàn độc của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cướp đi sinh mạng 217 nạn nhân, vụ thảm án Lệ Chi Viên đã đặt ra những câu hỏi lớn về lương tâm, trách nhiệm và luật pháp đối với nhà cầm quyền. Biết rõ là một vụ án oan, hơn thế, hai nhân vật chính bị hành quyết lại là ân nhân từng cứu mạng, vậy mà Lê Thánh Tông, với tư cách là Nam thiên Động chủ, chỉ dám chiêu tuyết một cách nửa vời. Gần sáu trăm năm qua., lịch sử dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Có thể xem, Nguyên khí của Hoàng Minh Tường, chính là cuốn sách trả lời những câu hỏi đó…

Câu chuyện khởi nguồn từ sự kiện tìm ra tập "Long Thành tạp ký" bằng chữ Hán của Ứng Nhân Đoàn Khâm từ năm trăm năm trước gồm 5 quyển ghi chép về Nguyễn Trãi và "Vụ án Lệ Chi Viên" do hai ông "cò" văn hóa Cao - Tháp làm trung gian, và kết thúc cũng bằng một sự kiện động trời, khi bọn trộm, nửa đêm đột nhập vào từ đường họ Đoàn lấy đi bộ sách quý.

Nguyên khí gồm 19 chương và "Phần cuối truyện" được bố trí xen kẽ 16 chương "kể chuyện" lịch sử theo nguyên tác của "Long Thành tạp ký" với 4 chương viết về thời hiện đại kết hợp những đoạn bình luận sắc sảo về thế sự, chính trị, văn chương, cùng những nhân vật có liên quan đến số phận bộ sách cổ là Hoàng giáo sư , “Thọt Bỉ nhân”, Chủ nhiệm Huỳnh Đạo, viên trung tá an ninh Phillip và hai ông quan chức "buôn văn hóa" rất có chính kiến Cao và Thấp.

Kiểu viết xen kẽ xâu chuỗi này không mới ở tiểu thuyết hiện đại, nhưng với tiểu thuyết lịch sử, nhất là lịch sử Việt Nam, thì đây là tác phẩm đầu tiên sáng tác theo khuynh hướng này. Đương nhiên ta có thể coi đó là sự đổi mới về mặt thi pháp.

Yếu tố hiện thực và yếu tố hư cấu luôn song hành tạo nên những trường đoạn kịch tính, dẫn dụ người đọc như là lạc vào một không gian nghệ thuật đầy màu sắc với những mối quan hệ rằng rịt, phản ánh tinh thần lịch sử thời đại và hai nhân vật ở trung tâm là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Đọc Nguyên khí, người ta cảm thấy như bị đắm chìm trong không khí lịch sử thời Lê sơ, nhưng bỗng chốc lại "bị" tác giả kéo về thời hiện đại với những vấn đề thời sự xã hội nóng bỏng, buộc ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ mà phải trăn trở, suy ngẫm về tương lai đất nước, dân tộc…

Về hình thức, Nguyên khí được xem như loại tiểu thuyết chương hồi, bao giờ cũng được mở đầu bằng câu "Bây giờ lại nói về..." hoặc “Lại nói về…”, nhưng hơi văn, mạch văn, khí văn và nhất là cách xử lý bố cục, tình huống và hình tượng nhân vật thì hoàn toàn hiện đại. Có thể nói, ở đây, tác giả chỉ sử dụng lối "giễu nhại" như một kiểu hoạt kê của loại tiếu lâm dân gian, còn hồn cốt của nó vẫn luôn "chính tắc", tuân thủ khá nghiêm túc thi pháp tiểu thuyết lịch sử.

Thực ra, Nguyên khí không chỉ dừng lại ở một tiểu thuyết lịch sử, cho dù Hoàng Minh Tường đã thành công trong việc dùng hình tượng văn học tôn vinh hai nhân vật lịch sử lỗi lạc đầu triều Lê: Ức Trai tiên sinh và Đức Bà Lễ nghi học sĩ. Nguyên khí còn mang phong cách của một chuyên luận bằng hình tượng, nghiên cứu về thân phận người trí thức Việt xuyên suốt các thời đại trong mối tương quan với nhà cầm quyền, từ đó quy nạp được bản chất của tầng lớp nguyên khí này như một hiện tượng có tính phổ biến.

Kết cấu "xâu chuỗi" có vẻ như khá tương thích với phương pháp sáng tác "Hậu hiện đại". Các sự kiện diễn ra trong tiểu thuyết không liên tục theo nguyên tắc tuyến tính mà luôn bị gián cách về không gian, thời gian, tạo nên những khoảng lặng để người đọc suy nghĩ, phán đoán và đưa ra những kết luận của riêng mình. Có thể thấy cách bố cục “phân mảnh” mang lại hiệu quả đáng kể đối với sự tiếp nhận của người đọc. Ví dụ đang viết về người nữ tượng nhân tài hoa Bùi Thị Hý với những lò gốm Chu Trang nổi tiếng một thời bằng lối hành văn truyền cảm đầy ma lực thì bất chợt tác giả nhảy cóc năm thế kỷ, kể về cái chân thọt của Bùi La Việt bị xe tằng cán phải trong đêm cùng với Tiểu Mẫn tham gia biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn. Đáng chú ý hơn là lời kể của tác giả mang đậm phong cách giễu nhại của tiểu thuyết Hậu hiện đại về một sự việc hoàn toàn không có gì đáng cười. Hay, vừa dứt chương “Sử thần Ngô Sĩ Liên” hoàn toàn nghiêm túc, ẩn dụ về cái hèn truyền kiếp của những trí thức được gọi là kẻ sĩ trước cường quyền thì nhà văn lại dẫn ra một hình ảnh khá là bi hài, tạo nên trận cười ra nước mắt ở chương “Chủ nhiệm Huỳnh Đạo”. Ấy là vào ngày 17 tháng 12, các thành viên ban lãnh đạo CLB rủ nhau ra viếng hương hồn liệt sĩ ở Đài Bắc Sơn Hà Nội. Lúc mới đầu các vị hăng hái lắm, thế nhưng đến khi công an chặn đường cùng với những lời thuyết phục của Phillip, thế là đoàn bị cắt đuôi, chỉ còn mỗi hai người đi đầu.

Có thể nói tính giếu nhại ở đây đã tham gia với tư cách là một phương tiện biếu đạt tư tưởng thẩm mỹ, không chỉ giới hạn ở những chương thuộc về thời hiện tại, mà ngay cả với lịch sử, đôi khi tác giả cũng sử dụng thủ pháp này. Điển hình hơn cả là đoạn Lê Nhân Tông chưa đủ hai tuổi được đặt lên ngôi Hoàng đế, dưới sự nhiếp chính của Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh. Ông vua nhí này lúc lâm triều, bỗng nhiên “phịch một bãi ra hoàng bào rồi ngỏng chim tè vào mặt các quan đại thần”. Ấy vậy mà các quan xúm nhau lại xưng tụng đó là điềm lành.

Tuy nhiên tính giễu nhại đậm đặc hơn cả thường được tác giả gài vào các trang bình luận hành trạng của hai cán bộ “buôn văn hóa” với những mánh khóe lừa bịp ông trưởng họ Đoàn về 5 cuốn sách cổ cũng như những lời tự trào phảng phất thói lưu manh qua những toan tính thớ lợ.

Cao và Thấp là hai nhân vật khá độc đáo được miêu tả cả ngoại hình lẫn hành vi một cách khái quát nhưng rất điển hình, rất sinh động cho một kiểu nhân vật có tính cách phức tạp. Hai nhà văn hóa này có thể được xem như những cá thể được hình thành sau quá trình phân mảnh tiểu thuyết tiêu biểu cho khuynh hướng Hậu hiện đại. Họ hiện diện trong Nguyên khí chỉ là nhân vật ngoại biên, nhưng thực ra lại là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đó là cặp bài trùng thuộc loại “lưỡng cư” mang gene đột biến xuyên suốt sáu thập kỷ, không tìm thấy ở bất cứ bộ tiểu thuyết sáng tác theo phương pháp Hiện thực XHCN nào trước đây. Dưới con mắt của nhà chức trách thông qua trung tá Philip, thì Cao và Thấp là “hai ông buôn văn hóa”, nhưng thực chất họ là những con người đầy bản lĩnh, có học vấn đáng nể và một phông văn hóa không “lùn”. Nếu chỉ xét về ngoại hình( đối lập nhau như Don Quijote - Sancho Panza), và cách chơi sành điệu (xe hơi Vios, bật lửa Zippo khủng, tẩu thuốc nạm vàng 24k vốn là vật tùy thân của cụ Nguyễn) cũng như những lời thì thầm bàn nhau âm mưu chiếm đoạt bộ “Long thành tạp ký” để bán cho một đai gia chơi đồ cổ Sài Gòn, thì ta không còn phải băn khoăn khi xếp họ vào thành phần văn hóa lưu manh. Có điều, nếu chỉ như thế thì Cao và Thấp không phải là nhân vật đáng quan tâm. Cái khác người ở Hoàng Minh Tường là, ông đẩy hai “nhà buôn” này lên một cấp độ mới, thoát ly hẳn hệ thẩm mỹ truyền thống như là một sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết. Nói chính xác, ngoài phẩm chất lưu manh, Cao và Thấp còn là sản phẩm tất yếu của thiết chế văn hóa thời đại mới được hình thành mấy chục năm gần đây, bao hàm cả mặt sáng và phía âm u của nó. Nếu như, lúc ở nhà ông trưởng họ Đoàn, Cao lộ nguyên hình là một con buôn: “Đừng già néo đứt dây. Giá ấy được rồi. Hẹn với nó, nếu có bản gốc, mình chỉ lấy năm mươi ngàn đô…; hay khi muốn ve vãn giáo sư Hoàng: “Chúng em chỉ là những kẻ sưu tầm văn hóa. Làm giàu cho văn hiến nhiều khi quên cả bản thân mình. Thiển nghĩ đây là một cổ vật, một di sản của cha ông, đã nhận lời dòng họ Đoàn tìm người dịch. Biết là chỉ giáo sư mới xứng tầm làm việc này, nên mới tìm đến đây. Cho phép chúng em để một bản lại để ông anh đọc qua. Nếu thấy nên và cần dịch thì chúng em sẽ thưa chuyện tiếp. Xin gửi ông anh chút quà, gọi là để thỉnh giáo”, thì trong cuộc gặp mặt với chủ nhiệm Huỳnh Đạo và dịch giả Hoàng Nguyên sau này, anh ta có những nhận xét đầy trí tuệ: “Dịch tác giả này (Mạc Ngôn) mà chỉ chuyển ngữ thuần túy là không thành. Người dịch phải mộng du với tác giả, cùng đi với các nhân vật, đi suốt các vùng đất mà tác giả chọn làm bối cảnh” hay: “Con không tin ngòi bút của sử gia họ Ngô lại thẳng được đâu bố ạ. Các vàng Ngô Sỹ Liên cũng không dám chép đúng sự thật. Mấy sử gia được như anh em nhà Thái Sử Bá nước Tề ? Kẻ sĩ Long Thành xưa nay đều hèn và run sợ trước quyền lực, trước bả vinh hoa phú quý”.

Tóm lại, Cao và Thấp là một hiện tượng văn hóa, chỉ xuất hiện vào những thời điểm lịch sử nhất định khi mà kiến trúc thượng tầng xã hội không tương thích với cơ sở hạ tầng kinh tế, cần phải được các nhà khoa học hàn lâm nghiên cứu như một đề tài xã hội học. Bởi lẽ, chính Cao và Thấp làm cho cuộc sống của dòng họ Đoàn làng Động cũng như giáo sư Hoàng, chủ nhiệm Huỳnh Đạo, giới văn hóa đô thành sinh động hẳn lên qua sự xuất hiện “Long thành tạp ký” cùng với sự biến mất một cách khó hiểu của nó.

Dưới ngòi bút Hoàng Minh Tường, cái gọi là “Lam Sơn hội” của phe nhóm Nguyễn Thị Anh có gì đó giống như một đảng lục lâm bởi “hội viên” của tổ chức độc tài này gồm toàn những tay đao búa hành xử thông qua tôn chỉ mục đích “Lam Sơn hội là hội cầm quyền”, “còn phe Lũng Nhai còn mình” nên đã thẳng tay trừng phạt 63 trẻ chăn trâu hát bài đồng dao cùng 39 kẻ cừu địch theo điều luật của Hội. Chưa hết, phía sau những kẻ sĩ đáng kính như giáo sư Hoàng, tiến sĩ Bùi La Việt, nhà sử học Huỳnh Đạo, hình như lúc nào cũng có bóng dáng trung tá an ninh Philip. Những “nguyên khí quốc gia” này, hoàn toàn không có quyền miễn trừ, rất có thể bị câu lưu bất cứ lúc nào nếu họ thể hiện lòng yêu nước của mình mà không xin phép nhà chức trách. Tội danh “các thế lực thù địch” đã được đưa vào “Từ điển giễu nhại” trong Nguyên khí không phải chỉ để nói cho vui. Chính vào ngày kỷ niệm 17 tháng 2, ngay dưới chân tượng đài Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm đã có một số thanh niên biểu tình chống ngoại xâm bị …”nhập kho”. Từ sự kiện chiếc quần silip phụ nữ dùng dở vứt trong thùng rác phòng nghỉ, viên trung tá an ninh “phá” được một vụ án quan trọng đã ngầm đưa đến cho người đọc thái độ giễu nhại. Nhưng kịch tính của câu chuyện còn được đẩy lên cao trào, làm bất cứ ai cũng phải phá lên cười khi mà cái biên bản do chính ông sĩ quan mẫn cán lập “tại hiện trường” lại biến cái quần chíp che chỗ “nhạy cảm“ của đàn bà thành một thứ danh từ riêng của ngôn ngữ phương Tây. Tuy nhiên sự việc chưa dừng lại ở trình độ chuyên môn của một viên chức nhà nước như Phillip mà người đọc còn đi xa hơn nhờ phương pháp liên văn bản. Chiếc silip dùng dở liệu có phải là phiên bản của “hai bao cao su dùng dở” trong vụ án nổi tiếng “vừa tức vừa buồn cười” nhằm hạ gục nhà dân chủ cấp tiến vì ông tiến sĩ này dám kiện đích danh một quan chức chóp bu sau khi ký duyệt dự án cho người nước ngoài khai thác tài nguyên mà không xin phép Quốc hội?

Tính liên văn bản trong Nguyên khí là khá phổ biến. Gần như chương nào cũng có những tài liệu cần tham khảo chẳng những cho người viết, mà còn rất cần thiết cho đối tượng tiếp nhận nếu người đọc muốn có được cái nhìn toàn cảnh câu chuyện phía sau những con chữ (Từ đó có thể thấy tính liên văn bản và giễu nhại được gọi là “hoạt kê” trong tiểu thuyết hư cấu Việt Nam đã có từ trước khi lý thuyết sáng tác Hậu hiện đại được du nhập vào).

Có thể thấy, các văn bản được liên kết với Nguyên khí, kể cả văn bản “hư cấu” là khá phong phú nhưng được “chèn” vào theo nhiều kiểu khác nhau, tạo nên một tổng thể đa dạng trên cơ sở một kết cấu mở, có khả năng kích thích trí tưởng tượng của người đọc, từ đó hình thành những văn bản phái sinh, bổ sung cho văn bản gốc thêm phong phú hoặc đề xuất ý kiến phản biện. Văn bản đầu tiên, tuy chỉ là hư cấu nhưng khá quan trọng, bởi nó được xem như “văn bản gốc”. Đó là “Long thành tạp ký”. Cũng bởi cuốn sách bằng chữ Hán trung đại nên mới nảy sinh bộ ba nhân vật giáo sư Hoàng, nhà sử học Huỳnh Đạo và tiến sĩ Bùi La Việt. Tiếp đó là hàng loạt văn bản được huy động vào quá trình dịch thuật, bình giá nội dung cuốn sách cổ như “Quốc âm thi tập”, “Ức Trai thi tập”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Tam triều bản kỷ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Hồng Mai bút ký”, các bài đồng dao, “Báu vật của đời’, “Cây tỏi nổi giận”, “Rừng xanh lá đỏ’, “Đàn hương hình”, “Đi tìm cái tôi đã mất”, v.v…

Tất cả những tác phẩm trên, dù là hiện thực lịch sử hay hư cấu nghệ thuật ít nhiều đều liên quan đến thủ pháp liên văn bản. Chỉ cần lấy ví dụ, từ bộ sách chữ Hán “Long Thành tạp ký” cách đây hơn năm trăm năm, mà phải nói trăm phần trăm là hư cấu, Hoàng Minh Tường làm nhóm giáo sư Hoàng Nguyên, “Thọt bỉ nhân”, Cao và Thấp cùng đông đảo bạn đọc phải đau đầu bởi hàng loạt tài liệu phụ trợ đông tây kim cổ phục vụ cho việc dịch thuật. Đó còn chưa nói đến sự bùng nổ thông tin, sự liên tưởng đa chiều về những quan điểm thẩm mỹ trung tâm - ngoại biên, chính thống, phi chính thống, hiệu ứng của tác phẩm văn học và nhận diện đâu là một nền văn hóa chính danh.

Xen kẽ với các chương về Ức Trai tiên sinh, Đức bà Lễ nghi học sỹ bằng lối văn kể nghiêm túc, thấm đẫm tinh thần lịch sử, những chương viết về tượng nhân Bùi Thị Hý, ni cô Tiểu Mai hay chàng Nguyên Phong lại vô cùng hấp dẫn, đôi khi phóng túng, phá cách của tiểu thuyết hiện đại, nhưng hết thảy đều mang dấu ấn sáng tạo. Qua nhân vật Bùi Thị Hý, người ta mới hiểu được một thời rực rỡ của nghề làm gốm Chu Đậu vùng Nam Sách. Mối tình nồng nàn giữa đôi trai tài, gái sắc Tiểu Mai - Nguyên Phong khiến ni cô mười bảy tuổi giã từ cửa Phật là bài ca đẹp làm người đọc bâng khuâng. 

“Thọt bỉ nhân” cũng là một nhân vật cần phải bàn của Nguyên khí. Ngoại trừ nhân thân rất phức tạp bởi hai dòng máu, hai quốc tịch và những hoạt động dân chủ khiến nhà đương cục lúc nào cũng chiếu cố “chăm sóc”, Bùi La Việt là nhà nghiên cứu Hán Nôm có trình độ uyên bác, đồng thời là nhà ngoại cảm có thể giao tiếp được với hồn người chết. “Thọt bỉ nhân” là tính cách hư cấu đầy sáng tạo trên cơ sở một vài hình mẫu thực ngoài đời. Anh cũng chính là mắt xích quan trọng trong việc làm rõ nỗi oan khuất của vụ án Lệ Chi Viên. 

Cuộc “nói chuyện” với quan thổ địa họ Phạm cùng Lê Thái Tông, thực chất giống như lời khai của nhân chứng đồng thời cũng là người bị hại trước Tòa đại hình. Tất cả chứng cứ mà Lê Nguyên Long đưa ra trong âm mưu đầu độc của phe nhóm Nguyễn Thị Anh dường như đều phù hợp với những suy luận của chúng ta, hoàn toàn khác với chính sử. Đây chính là góc khuất của lịch sử một khi lịch sử bị nhóm lợi ích Lam Sơn của những quyền thần đầy tham vọng như Nguyễn Phù Lỗ, Lương Đăng, Tạ Thanh thao túng. Đến đây ta càng thấm thía lời cảm thán của giáo sư Hoàng Nguyên: “Buồn nhất là một xã hội không sòng phẳng, một xã hội xử lý mọi vấn đề quốc gia đại sự bằng những hộp đen. Cụ Phan Phu Tiên, cụ Ngô Sỹ Liên cũng cùng một duộc như kẻ sĩ chúng ta bây giờ mà thôi. Người ta cắt cái sổ hưu là mình toi. Con cháu mình mất đường sống. Biết bao cây bút cùn mòn không viết nổi. Tài danh như nhà văn Nguyễn Khải mà trước khi chết phải thổ ra một bãi huyết 19 trang “Đi tìm cái tôi đã mất” rồi mới chết nổi… Nhà cầm quyền coi vương triều và quyền lực như một cái hộp đen, chỉ riêng họ biết và định đoạt. Mọi nhà nước độc tài bây giờ cũng là một phiên bản khác của phong kiến mà thôi. Họ muốn cha truyền con nối, muốn duy trì quyền lực vĩnh viễn. Họ đâu cần một xã hội công dân…”.  

Bùi La Việt là nhà văn hóa đích thực, có sự đóng góp quan trọng vào việc dịch và chú thích quyển năm “Long thành tạp ký”. Xây dựng chân dung Bùi La Việt, Hoàng Minh Tường huy động khá nhiều nguồn dự trữ tư liệu lịch sử chính thống cũng như phi chính thống, trung tâm cũng như ngoại biên, cộng với vốn kinh nghiệm phong phú của một cây bút tiểu thuyết thuộc vào hàng đầu của nền văn học Việt Nam. 

Như trên đã nói, cũng như giáo sư Hoàng, Bùi La Việt là một nhân cách văn hóa, nhưng cũng khác giáo sư Hoàng ở chỗ, anh là một trí thức dấn thân, bất chấp cường quyền, sẵn sàng “nhập kho” bất cứ lúc nào nhưng không thể không tham gia những cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa chống xâm lược. Tuy nhiên, cách miêu tả ngoại hình cũng như hành trạng của “Thọt bỉ nhân” lại được tác giả sử dụng lối hài hước, phúng thích, thậm chí gây cười ngay cả với những độc giả nghiêm túc.”Thọt bỉ nhân”(kẻ thọt hèn kém) chính là cái tên do Bùi La Việt tự đặt cho mình, đồng thời cũng là tên một trang web của anh cùng với vốn kiến thức phong phú của một tiến sĩ xã hội học, khiến anh nổi tiếng khắp Hà thành. Nhận xét của “Thọt bỉ nhân” về công lao và vai trò chính khách cấp tiến của Triệu Tử Dương cũng như những câu hỏi thông minh đặt ra với vong hồn vua Lê Thái Tông càng chứng tỏ anh chàng tiến sĩ lãng tử này là một cao nhân. Tiểu thuyết Nguyên khí có thể thiếu đi trung tá Philip, thiếu ông “Lỗi hệ thống’ hay ông “Sổ hưu” nhưng không thể thiếu “Thọt bỉ nhân”. Bùi La Việt trong một bố cục phân mảnh bởi cả không gian và thời gian, cả ý thức hệ cũng như tâm thức lịch sử, luôn hiện diện trong tiểu thuyết như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế giới âm tào lắm oan hồn và cõi dương gian đầy ma quỷ. Thiếu Bùi La Việt, Nguyên khí hẳn là sẽ giảm sức hấp dẫn, cho dù Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ vẫn là hình tượng trung tâm sáng ngời nhân cách, lấp lánh trí tuệ.

Trong sự dẫn dắt mạch truyện, cảnh hành hình 217 nạn nhân được tác giả sử dụng lối miêu tả gián cách, trong đó chỉ có vài dòng thoáng qua về những người phụ nữ mang thai và cả những đứa trẻ còn ẵm ngửa nhưng cũng làm người đọc đứng tim bởi sự dã man, tàn bạo đến tận cùng của của đám “Lam Sơn hội”. Nỗi oan khiên làm cho trời sầu đất thảm, mây mù vần vụ, khiến chúng ta, với tư cách là đối tượng tiếp nhận, không thể không liên tưởng đến những câu thơ nhỏ máu của nhà thơ Trần Mạnh Hảo:

“Trên đường pháp trường con dâu ta trở dạ
Tiếng cháu thét chào đời như tiếng nghìn chim lợn báo tang
Đội ơn vua ban tã lót
Để cháu khỏi bị chém trần truồng trên thớt!
Ôi con đường ba họ ta đến nơi thọ hình
Sao dài hơn đường mười năm Lam Sơn phò Thái Tổ”.
(Nguyễn Trãi trước giờ tru di)

Sợ đối diện với công lý, sợ hãi nhân dân, và nhất là sợ bị cướp pháp trường, Nguyễn Thị Anh và đồng bọn không dám công khái xử án trước thanh thiên bạch nhật mà lại dựng lên một phiên tòa giả ở Ô Cầu Bò để đánh lừa bách tính. Một triều đại phế bỏ pháp luật, sợ dân như sợ cọp, đám quan lại tham nhũng, đục khoét lương dân, trong khi “Lam Sơn hội” lại có quyền tối thượng định đoạt vận mệnh quốc gia, coi người trí thức như kẻ tôi đòi, thì vương triều ấy hiển nhiên không phải chính danh. Một triều đình mà quan chức hành xử giống như đám lục lâm thảo khấu (chữ của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn “Nguyễn Thị Lộ”) không bao giờ dung nạp được những nhân cách lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Giết vợ chồng Nguyễn Trãi đồng nghĩa với việc thủ tiêu nguyên khí quốc gia. Cho nên, không có gì lạ, nhà Hậu Lê cũng chỉ hưng thịnh được khoảng vài chục năm thời Lê Thánh Tông, còn sau đó rơi vào tình trạng khủng hoảng triền miên dẫn đến cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, kéo dài gần hai trăm năm gây ra bao thảm cảnh, đất nước tan hoang, lòng người ly tán.

Cuối cùng, để khép lại bài viết , không thể không có đôi lời với các nhà chép sử. Đọc xongNguyên khí, người ta có quyền nghi ngờ độ trung thực của các cuốn thông sử vốn được coi là văn bản chính thống có đầy đủ tư cách pháp nhân để hậu thế soi vào đấy mà sửa mình thành chính nhân quân tử. Qua vụ án “Lệ Chi Viên”, người đời còn ngộ ra một điều nữa là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị chết đến hai lần. Lần thứ nhất là bởi “Lam Sơn hội”, tức triều đình phong kiến chuyên chế dưới bàn tay dàn dựng của Thái hậu Nguyễn Thị Anh. Lần thứ hai bởi Ngô Sỹ Liên và các sử thần trong Quốc sử quán. Cuộc diện kiến Nguyễn Thị Anh và cái chức Đô ngự sử, đã biến Ngô Sỹ Liên từ một tân khoa tiến sĩ có hùng tâm tráng chí, thành kẻ bồi bút chuyên “sáng tác” Quốc sử, phục vụ mưu đồ đen tối của tập đoàn thống trị độc tài.

Ngô Sỹ Liên chính là hình ảnh tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Đại Việt, bị nhà cầm quyền khinh bỉ như những thân phận hèn kém, và sử dụng như gã thư lại, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút trước bạo lực và bả vinh hoa. Chính bởi những sử gia như Ngô Sỹ Liên, lịch sử dân tộc Việt, trong khá nhiều trường hợp, không phản ánh đúng diện mạo xã hội đương thời, dẫn đến tình trạng, các thế hệ sau nhận thức rất mù mờ về cha ông mình. Ta hãy đọc lại đoạn ghi chép rất tùy tiện về vụ án “Lệ Chi Viên” trong ĐVSKTT thì sẽ biết được tư cách kẻ sĩ của Ngô Sỹ Liên: “…Trước đây, vua thích vợ Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung cho làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông, về đến vườn Lệ Chi xã Đại Lại trên sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng (…). Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua”. Không chỉ cố tình chép sai sự thật mà sử gia họ Ngô còn nhẫn tâm thả một lời bình rất bất lương (chữ của nhà văn Hoàng Quốc Hải) về Đức bà Lễ nghi học sĩ: “Nữ sắc làm hại người quá lắm. Thị Lộ là một người đàn bà thôi, Thái tôn yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, chẳng nên răn lắm ru?” (ĐVSKTT, tập III, bản dịch, NXB KHXH, 1972, trang 131). 

Với Ngô Sỹ Liên, lịch sử không phải là tấm gương để hậu thế soi vào để sửa mình, thực chất là dùng những lời hoa mỹ dối trá tô vẽ cho chế độ đương thời cho dù đấy là một vương triều độc tài đầy tội ác. Để kiểm chứng ngòi bút “ngụy sử” của họ Ngô, độc giả chỉ cần tham khảo thêm một chi tiết trong “Chiếu đại xá thiên hạ” của Lạng Sơn vương Nghi Dân sau khi thanh toán mẹ con Nguyễn Thị Anh, lên ngôi Hoàng đế: “Trẫm là con trưởng của Thái Tôn Văn hoàng đế, ngày trước đã làm Hoàng thái tử, không may Tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở ngoài, Nguyễn thái hậu muốn vững quyền vị, ngầm sai Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, cho trẫm làm phiên vương. (…)Cho nên từ đó đến giờ, hạn sâu liên tiếp, tai dị xảy luôn, đói kém lưu hành, nhân dân cùng khốn. Diên Ninh ( tức Nhân Tông) tự biết không phải là con của Tiên đế, vả lại lòng người lìa ta, ngày mồng 3 tháng 10 năm nay khiến trẫm thay ngôi…”. (ĐVSKTT, tập III, bản dịch, NXB KHXH, 1972, trang 170).

Như vậy, chân dung sử thần Ngô Sỹ Liên, được Hoàng Minh Tường tái hiện là có cơ sở khoa học từ những sử liệu đáng tin cậy. Đến đây, chúng ta cũng có thể mượn lời của chính vị Đô ngự sử đài, nói ngược lại theo kiểu giếu nhại của khuynh hướng sáng tác Hậu hiện đại như sau: “Sỹ Liên chỉ là một thái sử lệnh, bị Nguyễn Thị Anh vừa dọa dẫm vừa mua chuộc, đến nỗi bán rẻ cả nhân cách kẻ sĩ. Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ là bậc trung thần, vì ngòi bút “ngụy sử” của họ Ngô mà phải chết đến hai lần, há chẳng đáng trách lắm ru?”.

Chí Linh, năm Quý tỵ, rằm tháng bảy, mùa Vu lan 
Đặng Văn Sinh

Nguồn: Trần Nhương.net


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư giãn cuối tuần: BỘ TRƯỞNG Y TẾ TỪ CHỨC!



BỘ TRƯỞNG Y TẾ TỪ CHỨC!

Cuối cùng, bà bộ trưởng Bộ Y tế cũng từ chức, sau buổi họp báo sáng nay. Với phong thái bình thản vốn có như một nữ tướng đầu ngành, vị phó giáo sư-tiến sĩ này bày tỏ trước hàng trăm phóng viên vây xung quanh.

'Tôi, Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng bộ Y tế xin được từ chức từ thời điểm này, để mở đường cho một người khác xứng đáng hơn lên nhận nhiệm vụ nặng nề mà nhân dân giao phó. Tôi từ chức không phải vì tôi có người thân đứng sau buôn bán thuốc giả, không phải tôi nhận hối lộ để có căn biệt thự cả trăm tỉ bên quận 2-TPHCM. Tất cả chỉ là vu khống. Hãy để sự công minh của pháp luật lên tiếng minh oan cho tôi. Tôi từ chức vì tôi thấy bản thân mình với tư cách thủ lĩnh ngành, cần phải có trách nhiệm với những gì đã xảy ra và như là cách để bản thân tôi tự vấn trong tư cách một công dân. Tôi không muốn màu áo blouse trắng bị vấy bẩn dù là 1 hạt bụi...".

Cả khán phòng im thin thít. Tiếng gõ bàn phím, tiếng đèn plash ngừng lại như để nuốt từng lời vị bộ trưởng của bộ rất được chú ý vì sát sườn sinh mệnh này. Bà tâm sự tiếp:

"Tôi luôn nhớ lời dạy của tiền nhân Hải Thượng Lãn Ông. Sinh thời, cụ dạy những người làm nghề y: "Thầy thuốc là nghề cao thượng vì thế phải giữ khí tiết cho trong sạch. Đạo làm thuốc là một nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng cho người ta. Vậy phải lo trước cái lo của mọi người, vui sau cái vui của mình. Chỉ lấy việc cứu người làm phận sự, không cần kể lợi kể công.

Người thầy thuốc chân chính cần nhớ 8 chữ, 8 chữ thôi: Nhân - Minh - Đức - Trí -Lượng - Thành-Khiêm- Cần, nghĩa là: nhân ái, sáng suốt, đức độ, hiểu biết, rộng lượng, thành thật, khiêm tốn, cần cù. Đồng thời tránh 8 tính: lười biếng, tham lam, keo kiệt, dối trá, dốt nát, bất nhân, hẹp hòi, thất đức".

Lời cụ, với ngành y hậu bối như chúng tôi, luôn văng vẳng bên tai. Vì vậy để xảy ra những sự việc đáng tiếc như vừa qua, dù hoàn toàn tôi không muốn xảy ra, nhưng như nồi canh ngon nhưng lỡ sót vài con sâu thì người bếp trưởng phải có trách nhiệm. Với tinh thần đó, trong xã hội văn minh và đề cao tinh thần chịu trách nhiệm, tôi xin rút lui, dù lòng còn rất đau vì nhiều hoài bão phụng sự nhân dân chưa thành. Nhân đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới tất cả vì tất cả, gồm cả ai yêu hay ghét tôi'. 

Cả khán phòng tiếp tục im phăng phắc. Rồi đâu đó cuối phòng có tiếng vỗ tay. Rồi nhiều tiếng vỗ tay không ngớt vang lên. Bà bộ trưởng có lẽ chưa bao giờ lung linh đến thế. 

Tôi đang tính vỗ tay thì bất ngờ có người vỗ vai bộp bộp và tiếng gọi văng vẳng. Tôi choàng tỉnh. Hóa ra tôi...đang ngủ mơ. Bạn vợ gọi dậy cho con bú ca 4h sáng. 

Ngồi thiu thiu cho con bú, chợt nghĩ Việt Nam mình có văn hóa giao thông, văn hóa học đường, văn hóa công sở, phường xã văn hóa chứ bới đâu ra văn hóa từ chức.

- Sưu tầm -
Bài này hiện đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyên gia: ‘TQ tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với VN’


Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định với VOA từ thành phố Hồ Chí Minh: “Tôi cho rằng thông điệp của Trung Quốc muốn nhắc nhở Việt Nam rằng quốc gia có nhiều quyền lực và đang thống trị ở Biển Đông là Trung Quốc. Nếu Việt Nam không tuân phục Trung Quốc, hoặc nói như một số báo chí Trung Quốc, như là Hoàn cầu Thời báo, Việt Nam mà còn ‘cứng đầu’, thì Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh, mà trong đó kể cả sức mạnh quân sự”.

Một tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc 
tập trân bắn đạn thật ở Biển Đông năm 2016 (ảnh tư liệu)
Theo một bản tin của Reuters, Trung Quốc hôm 1/9 thúc giục Việt Nam nhìn nhận một cách “bình tĩnh và có lý trí” về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, vào lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng trở nên xấu đi liên quan đến vùng biển chiến lược nằm trong vòng tranh chấp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng các cuộc tập đó mang tính thường niên. Tin của Reuters cho hay bà Hoa nói thêm là nơi tiến hành tập trận ở khu vực tây bắc Biển Đông, thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

Một ngày trước khi Trung Quốc đưa ra lời thúc giục, hôm 31/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nêu quan điểm của Hà Nội về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ.

Bà Hằng nói Việt Nam “hết sức quan ngại” về thông báo của Trung Quốc. Bà khẳng định: “Lập trường của Việt Nam là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế”.

Bà Hằng nhấn mạnh: “Việt Nam đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.

Nữ phát ngôn viên cho biết thêm rằng trong ngày 31/8, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam “đã giao thiệp” với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của Việt Nam.

Những lời qua tiếng lại kể trên giữa đại diện ngoại giao hai nước nổ ra vì cách đây ít ngày Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự trong một khu vực rộng lớn mà Hà Nội xem là thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Cục của Trung Quốc nói diễn tập kéo dài từ 29/8 đến 4/9, trong đó có 3 cuộc tập trận bắn đạn thật trong các ngày 31/8 đến 2/9 ở gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa ở quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền về quần đảo này, nhưng trên thực tế nó thuộc sự kiểm soát của Trung Quốc từ đầu năm 1974.

Một bản tin của báo Thanh Niên phát đi sáng 1/9 có hình minh họa cho thấy vùng tập trận có điểm gần Việt Nam nhất chỉ cách Đà Nẵng khoảng 75 hải lý về phía đông.

Tờ báo lớn của Việt Nam dùng từ “phi pháp” để nói về các cuộc diễn tập của Trung Quốc, mà theo báo này diễn ra trên vùng biển có diện tích tới 11.000 kilomet vuông.

Tin của Thanh Niên có đoạn “Nếu các cuộc tập trận này diễn ra trên thực tế thì đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông”.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia về Biển Đông, nhận xét với VOA rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc năm nay đáng chú ý hơn do diễn ra trong bối cảnh đặc biệt là trật tự thế giới đang thay đổi và đang có những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ông lưu ý rằng hồi tháng 7, dưới áp lực của Bắc Kinh, Hà Nội đã đình chỉ việc khoan dầu ở một khu vực ngoài khơi mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

Gần đây Trung Quốc tỏ ra khó chịu về những nỗ lực của Việt Nam vận động các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc cũng khó chịu về mối quan hệ quốc phòng gia tăng giữa Việt Nam với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, theo tin Reuters.

Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định với VOA từ thành phố Hồ Chí Minh:

“Tôi cho rằng thông điệp của Trung Quốc muốn nhắc nhở Việt Nam rằng quốc gia có nhiều quyền lực và đang thống trị ở Biển Đông là Trung Quốc. Nếu Việt Nam không tuân phục Trung Quốc, hoặc nói như một số báo chí Trung Quốc, như là Hoàn cầu Thời báo, Việt Nam mà còn ‘cứng đầu’, thì Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh, mà trong đó kể cả sức mạnh quân sự”.

Vị chuyên gia cho rằng lúc này cần theo dõi xem các kênh do Việt Nam và Trung Quốc thiết lập trước đây để giải quyết tranh chấp trên biển có được sử dụng hay không. Nếu không, theo ông Việt, Hà Nội sẽ phải tính đến phương án khác, nhưng cũng không có nhiều sự lựa chọn:

“Đương nhiên là nếu bây giờ Việt Nam làm căng với Trung Quốc, đó là điều rất khó. Bởi vì nói gì thì nói, Trung Quốc cũng càng ngày càng mạnh. Mà tiềm lực của một mình Việt Nam không đủ để đối đầu với Trung Quốc. Có lẽ trong lúc này, với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có một biện pháp thôi, đó là sử dụng ngoại giao. Sau phán quyết vụ Philippines, có lẽ Việt Nam không thấy thuyết phục lắm trong việc sử dụng biện pháp pháp lý. Cho nên tôi dự đoán rằng khả năng Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp ngoại giao là chính”.

Hồi năm ngoái, một tòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ các căn cứ để Trung Quốc đòi chủ quyền về hầu hết Biển Đông trong một vụ khiếu nại do Philippines nộp đơn.

Nhưng sau đó, Philippines đã không đả động gì đến phán quyết, thay vào đó, chính quyền của tổng thống mới Duterte đã có nhiều động thái hòa hoãn về tranh chấp biển và gia tăng hợp tác kinh tế với Trung Quốc.

Nhiều nhà quan sát cho rằng diễn biến đó đã đẩy Việt Nam và thế khó khăn và đơn độc hơn trong tranh chấp biển với Trung Quốc.

Theo chuyên gia Hoàng Việt, biện pháp ngoại giao của Hà Nội là tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, và trên cơ sở tình hữu nghị, yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế.

Mặt khác, Việt Nam – theo ông Việt – cũng thúc đẩy quan hệ với các đối tác khác, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Hoa Kỳ, để làm đối trọng và có những tiếng nói từ các nước đó giúp “kiềm chế phần nào” các hành động của Trung Quốc.

Trung Quốc đòi chủ quyền về hầu hết Biển Đông, nơi ước tính có lượng thương mại quốc tế trị giá 3 nghìn tỉ đôla đi qua hàng năm. Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền ở đó.

VOA


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Đinh La Thăng không được “nghỉ lễ 2/9”!


Vietnam – Cali Today News – Chỉ một ngày trước lễ quốc khánh Việt Nam 2/9 năm 2017, Tổng bí thư Trọng đã tung một đòn hiểm hóc và tước luôn quyền được “nghỉ lễ” của khá nhiều nhân vật thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN).
Ngày 1/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt các đối tượng trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVN.

Mục đích của chiến dịch bắt quan chức kinh tế mới nhất này đã được công khai: điều tra mở rộng (giai đoạn II) vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank và đồng phạm.

Theo đó, các ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN; Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng PVN, hiện là Phó Tổng giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, nguyên Thành viên Hội đồng thành viên PVN đã có hành vi Cố ý làm trái gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn điều lệ vào OceanBank.

Chiến dịch bắt bớ trên có vai trò và ý nghĩa quan trọng như thế nào trong công cuộc được xem là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng?

Nếu vụ Hà Văn Thắm – Ngân hàng Đại Dương được xem là “đại án” thì có lẽ vụ PVN khi lôi ra tòa sẽ trở thành “đại đại án”.

Tháng Ba năm 2017, việc Hội đồng xét xử tạm ngưng xử vụ “Hà Văn Thắm và đồng bọn” để trả hồ sơ và yêu cầu điều tra làm rõ hơn một số vụ việc, trong đó có số tiền 800 tỷ đồng “biến mất” mà trước đây PVN đã góp vào Ngân hàng Đại Dương, cho thấy chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng không hề muốn “khoanh” vụ án chỉ nằm trong phạm vi ngân hàng này như một số đồn đoán trước đây.

Mà còn “phát triển” đến PVN – mảnh đất từ đó đi lên của ông Đinh La Thăng…

Đinh La Thăng lại là lãnh đạo Tập đoàn PVN giai đoạn 2006 – 2011, thời kỳ của con số 800 tỷ đồng biến mất không dấu vết.

Có một nét gì đó khá tương đồng của ông Đinh La Thăng với hai kỳ lễ lớn ở Việt Nam: chỉ ít ngày trước thời điểm 30/4 – 1/5 năm 2017, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã bất ngờ công bố một bản kết luận kiểm tra về tình hình tài chính của PVN với nhiều sai phạm được xem là nghiêm trọng của ông Đinh La Thăng. Hai tuần sau đó, Hội nghị trung ương 5 đã quyết định truất phế ông Thăng khỏi chức vụ ủy viên bộ chính trị và cái ghế bí thư thành ủy TP.HCM.

Nhưng vẫn chưa hết. Ít ngày sau, công luận lại một lần nữa ồn ào như ong vỡ tổ. Nguyễn Phú Trọng – người còn có ý khen Đinh La Thăng vào nửa đầu năm 2016 nhưng lại đổi ý kỷ luật ông Thăng vào nửa đầu năm 2017 – đã bóng gió với cử tri Hà Nội rằng việc kỷ luật Đinh La Thăng mới chỉ là xử lý về mặt đảng, còn “hình sự ta đang làm”.

Còn lần này là “lễ 2/9”. Một lần nữa, ông Đinh La Thăng không còn tâm trạng nào mà “nghỉ lễ”. Vụ Bộ Công an bắt hàng loạt quan chức của PVN vào ngày 1/9 đã như một bóng đen kề sát cửa nhà ông Thăng.

Hiện thời, Đinh La Thăng vẫn còn giữ được chức ủy viên trung ương. Song vị thế này đang quá đỗi mỏng manh khi ông Thăng chỉ được đảm nhiệm chức vụ Phó ban Kinh tế trung ương – cơ quan đang sở hữu một nhân vật đặc biệt mang chức trưởng ban: cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình – từng một thời được xem là cánh tay mặt của “anh Ba Dũng”.

Hình như “ông giáo làng” Nguyễn Phú Trọng đã quyết định chơi một đòn thâm nho. Ai nhìn vào Ban kinh tế trung ương cũng hiểu ra rằng đó là nơi để “nhốt quyền lực vào lồng” – cụm từ mà theo một tác giả thì Tổng bí thư Trọng đã mượn của Tập Cận Bình Trung Quốc và rất sính dùng.

Câu chuyện đã rất rõ: Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm về 800 tỷ đồng của PVN đã biến mất trong Ngân hàng Đại Dương. Tương lai rất cận kề đối với ông Thăng là quy trình tố tụng hình sự. Khi đó, ông Thăng sẽ chắc chắn phải “ra tòa” một lần nữa. “Tòa án” vẫn lại là Ban chấp hành trung ương. Nhưng thay vì chỉ bỏ phiếu kỷ luật như lần trước, các ủy viên trung ương sẽ phải bấm bụng quyết định để ông Thăng không còn là “đồng đảng” của mình theo ý chỉ của Bộ Chính trị.

Một khi mất cả chức ủy viên trung ương, Đinh La Thăng còn có thể bị tước cả đảng tịch, sau đó đương nhiên bị bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội.

Đó chính là một tiền đề của quy trình tố tụng hình sự: một quan chức đã bị khai trừ đảng và mất ghế đại biểu quốc hội thì đương nhiên không còn “quyền bất khả xâm phạm”. Để khi đó, cơ quan điều tra pháp luật có thể “tùy nghi xâm phạm”.

Trong trường hợp tồi tệ, Đinh La Thăng Việt Nam có thể trở thành Bạc Hy Lai Trung Quốc.

Năm 2012, Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức, để sau đó đã bước đi tuần tự, “đúng quy trình”, bị bắt giam và cuối cùng phải ra tòa nhận án đến chung thân.

Thiền Lâm
(Cali Today News)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 khai mạc ngày 18/10


Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18, Bắc Kinh, ngày 14/11/2012.

Tân Hoa Xã hôm nay 31/08/2017 loan báo, Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ khai mạc vào ngày 18/10 tới. Theo Reuters và AFP, trong dịp này chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm, và nắm thêm quyền lực trong đảng.
Trước Đại hội Đảng là Hội nghị Trung ương 11, bắt đầu họp từ ngày 11/10. Tân Hoa Xã không cho biết Đại hội 19 kéo dài đến ngày nào, chỉ nói rằng « sẽ phân tích sâu sắc tình hình quốc tế và trong nước hiện nay », và vạch kế hoạch hành động, đưa ra các chỉ đạo về chính trị.

Báo chí chính thức đưa lại bản tin của Tân Hoa Xã không sai một dấu phẩy, khẳng định trên 2.300 đại biểu « sẽ áp dụng tinh thần các bài diễn văn quan trọng của tổng bí thư Tập Cận Bình, cũng như các luận thuyết, tư tưởng, chiến lược mới của Trung ương Đảng ».

Năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã được công nhận tư cách « hạt nhân » của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, với uy quyền bao trùm lên bộ máy đảng, mà những người tiền nhiệm chưa hề có được, kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay.

Thành phần tương lai các ủy viên thường trực Bộ Chính trị vẫn đang để ngỏ. Theo quy luật bất thành văn xưa nay, đa số ủy viên hiện thời ở tuổi về hưu sẽ được thay thế. Tuy nhiên đang có những tin đồn về số phận ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), nhân vật có ảnh hưởng lớn và là cánh tay đắc lực của Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng. Nếu ông Vương được tiếp tục tại nhiệm, thì đây sẽ là điều chưa có tiền lệ.

Theo các nhà quan sát, nhiều phe phái khác nhau đang đối đầu trong hậu trường để đưa ứng viên của phe mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ.

Trong bối cảnh đó, sự kiện nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh, ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), 53 tuổi, hồi giữa tháng Bảy bị điều tra tham nhũng và Trần Mẫn Nhi (Chen Miner) lên thay, rất được chú ý. Người ta cho rằng ông Tôn, ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị, vốn có nhiều hy vọng trở thành ủy viên thường trực, đã bị ông Tập thanh trừng để đưa người thân tín là ông Trần vào.

Theo truyền thống, thì Tập Cận Bình phải rời ghế vào năm 2022 sau 10 năm cầm quyền. Nhưng theo lời đồn đại trong giới lãnh đạo, ông Tập có thể không còn giữ chức chủ tịch nước nhưng vẫn tiếp tục là tổng bí thư, chức vụ quan trọng nhất ở Trung Quốc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

KINH SỬ



Trong cuộc chiến Ngô, Việt thời Chiến quốc, hàng ngũ quan lại của nước Ngô cũng chia 2 phe, phe trung với nước, kiên quyết chống Việt tiêu biểu là Ngũ Viên. Phe tham nhũng, gian xảo, ăn lễ của nước Việt, không màng đến việc mất còn của đất nước tiêu biểu là Bá Hi.
Kết quả Ngũ Viên bị Bá Hi dèm pha đến nỗi chết không toàn thây. Nước Ngô bị nước Việt diệt, đặt làm quận huyện. 
Bá Hi cậy mình có công, nhơn nhơn vào ra mắt vua Việt là Câu Tiễn, ai ngờ Câu Tiễn trở mặt, tỏ ra hết sức ghê tởm và khinh bỉ. Sai người đuổi theo đập chết Bá Hi, giết cả nhà, tịch thu hết gia sản, biệt phủ... cùng hàng vạn lạng bạc. Lại còn nói đểu: "ấy là ta trả thù cho Ngũ Viên đó".
Thiết tưởng những kẻ vì mình mà đi đêm với Tàu hôm nay nên lấy cái gương Bá Hi ấy mà tự răn mình.
Người Tàu xưa nay vốn có truyền thống bắt chước lịch sử, coi sử như một thứ "kinh" để vận dụng và làm theo, "sử" luôn được xếp liền sau "kinh", gọi là "kinh sử".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ VN Pharma, củi tươi cũng cháy...



Vụ VN Pharma, củi tươi cũng cháy...



Tuổi trẻ
31/08/2017 11:42 GMT+7 

TTO - Vụ Công ty VN Pharma đó. Để rồi coi. Lò nóng lên rồi, đợi mà coi củi tươi cũng cháy!

- Bữa rày trên mạng có nhiều người bày tỏ nỗi niềm khi phiên xử vụ Công ty VN Pharma diễn ra... 

- Nỗi niềm gì? Ai nỗi niềm? 

- Đó là những người đang mắc bịnh ung thư. Họ đau đớn nói: ung thư chưa làm người bệnh chết ngay nhưng chính những công ty ba trợn như VN Pharma sẽ làm cho họ chết nếu đó là thuốc giả!

- Ai nói VN Pharma nhập thuốc giả đâu? Đó chỉ là thuốc... không có khả năng trị bịnh thôi! Nói bậy người ta kiện ra tòa bây giờ! 

- Thôi đừng chơi chữ với sinh mạng người bịnh. Vậy chớ còn tin tức râm ran người thân của một lãnh đạo cấp cao trong ngành y tế tham gia lãnh đạo công ty này thì sao? 

- Người thân kiểu nào?

- Là em chồng...

- Lại lẩn thẩn, đó sao là người thân? Luật quy định nè: người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Em vợ, em chồng thì liên quan gì?

- Thôi mà, đừng chơi chữ nữa, bao nhiêu người bịnh đau đớn và bất hạnh...

- Nói vậy thôi chớ trắng đen rồi sẽ rõ thôi. Sự việc như cục bướu ung thư này, chắc chắn có tiêu cực mà không đại phẫu thì sao còn niềm tin trong cuộc sống.

- Chắc không?

- Chắc chớ. Để rồi coi. Lò nóng lên rồi, đợi mà coi củi tươi cũng cháy! 
BÚT BI

Phần nhận xét hiển thị trên trang