Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

HÃY NHƯ VÕ AN ĐÔN



[HÃY NHƯ VÕ AN ĐÔN] Đây là Võ An Đôn. Anh ta là một luật sư chuyên bào chữa cho người nghèo. Bạn có thể đồng ý, có thể không đồng ý, có thể ghét, có thể yêu, có thể phản đối, có thể ủng hộ – tùy bạn. Sau đây là những gì bạn cần biết về Võ An Đôn.
  1. Võ An Đôn sinh ra và lớn lên ở tỉnh Phú Yên, cái tỉnh mà xuất hiện trong phim ‘Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh’ đó. Cái tỉnh đẹp mà nghèo.
  2. Võ An Đôn sau khi học xong cấp 3 thì thi và đỗ trường Đại Học Luật TPHCM và Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn TPHCM.
  3. Võ An Đôn học song song 2 trường, 2 bằng. Một ngày anh ấy ngủ bao nhiêu tiếng nhỉ?
  4. Võ An Đôn sau khi tốt nghiệp đại học thì về lại Phú Yên làm cho Văn Phòng Tỉnh Ủy. Anh ta làm tham mưu cho Bí Thư, Phó Bí Thư và Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy về lĩnh vực nội chính của tỉnh.
  5. Võ An Đôn chứng kiến sự thối nát, tham nhũng và quan liêu trong cơ quan nhà nước nên rất bức xúc. Nên sau khi làm việc trong Tỉnh Ủy 6 năm sau thì xin nghỉ để ra ngoài làm tư nhân.
  6. Võ An Đôn mở văn phong luật với tên gọi ‘Văn Phòng Luật Sư Dân Chủ’ ở huyện Sông Hinh. Vì cái tên nhạy cảm nên liên tục bị làm khó dễ và bị chủ nhà đuổi đi. Nhưng anh ta không nản mà vẫn tiếp tục công việc để bào chữa cho người nghèo.
  7. Võ An Đôn đã bào chữa cho nhiều vụ kiện và cá nhân phản động tiêu biểu. Như Mẹ Nấm, Dũng Phi Hổ (Nguyễn Viết Dũng) và cậu thanh niên bị công an đánh chết.
  8. Võ An Đôn bị đồng nghiệp ghét và xa lánh. Liên đoàn thì luôn muốn kỷ luật và tước bằng luật sư của anh.
  9. Võ An Đôn không hề hối hận về quyết định của mình. Đồng nghiệp anh trong cỗ máy công quyền đã trở nên vô cùng giàu có. Trong khi anh vẫn gần như trắng tay và tự hào về điều đó.
  10. Võ An Đôn vẫn bất chấp mạng sống và cuộc đời mình để làm chuyện người khác cho là “ruồi bu.” Võ An Đôn vẫn tiếp tục, vẫn lạc quan và vẫn hướng tới tương lai.
Vì thế cho nên, hãy như Võ An Đôn. Đừng như mấy thằng luật sư cấu kết để moi tiền thân chủ. Đừng như mấy đứa sinh viên chỉ muốn chui vô làm nhà nước để ổn định. Hãy Như Võ An Đôn.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ba việc nhức nhối và đòi hỏi của Chính phủ hành động


>> Khi “người hùng” cũng bức xúc
>> Những cục bướu


Lê Học Lãnh Vân
























MTG - Trong vòng một năm rưỡi lại đây, quá nhiều sự việc cho dân chúng thấy sự bất xứng của không ít bộ trưởng, thứ trưởng trong Chính phủ. Thôi thì, xin tạm gác lại một số việc mà độ lớn và độ phức tạp có thể cần thời gian dài để thu xếp và xử lý. Nhưng trong ba việc gần đây, người dân không thể hiểu được vì sao mà sự vào cuộc của Chính phủ lại quá chậm.

Việc thứ nhất: Biệt phủ Yên Bái.

Việc thứ hai: Tình trạng bất hợp lý và sai phạm ở các trạm thu phí BOT đường bộ, tiêu biểu là trạm Cai Lậy.

Việc thứ ba: Buôn bán thuốc giả của Công ty VN Pharma (tôi dùng từ “thuốc giả” theo bà Phạm Khánh Phương Lan).

Ba việc đó đều có tầm vóc lớn, hàng trăm, hàng ngàn, hành chục ngàn tỉ VNĐ.

Ba việc đó đều cho thấy rất nhiều khuất tất, giấu diếm, gian dối, không lương thiện.

Ba việc đó đều cho thấy có cả hệ thống liên kết ngầm với nhau, rộng khắp và lên tới mức quyết định rất cao.

Ba việc đó đều xâm phạm nền đạo đức căn bản của bộ máy hành chánh công, cũng như nền đạo đức căn bản và truyền thống của xã hội và dân tộc. Chúng xé nát tính liêm chính, vất bỏ tính trung thực, công khai bổ nhiệm bà con, ngang nhiên thách thức lương tâm và lòng kiên nhẫn của xã hội.

Những người có trách nhiệm hoặc/và bị nghi ngờ có liên quan không thèm trả lời các thắc mắc có cơ sở của dân chúng. Thái độ của họ càng khiến người dân ngao ngán và phẫn nộ và dân chúng công khai bày tỏ trên những trang mạng.

Ba việc đó làm xấu đi bộ mặt Nhà nước!

Sự tổn thương đó của Chính phủ khiến nhiều người dân đau lòng. Vì sự vô đạo đức được dung dưỡng đã lan rộng tới mức làm tổn thương xã hội trầm trọng.

Thưa Chính phủ, nhận xét như trên về ba sự kiện là có quá đáng hay không?

Những việc cần làm ngay

Nếu Chính phủ đồng ý với nhận xét  trên, tôi tin đại đa số người dân sẽ ủng hộ Chính phủ trong việc làm trong sạch bộ máy hành chánh công của đất nước này. Chắc rằng dân chúng sẽ nức lòng khi Chính phủ khởi động các tiến trình pháp lý để đi đến các quyết định sau:

1) Huyền chức các cấp cao nhất trong các bộ liên quan, cũng như huyền chức các cấp dính líu trực tiếp tới ba sự việc nói trên.

2) Lập ngay ban điều tra độc lập, nghĩa là thành viên không dính líu hoặc có quen biết một cách có ý nghĩa với sự kiện và người bị nghi ngờ.

Ban điều tra được giao nhiệm vụ, yêu cầu, thời hạn cụ thể.

Ban điều tra có quyền tiếp cận những tài liệu giúp ích việc điều tra. Những tài liệu liên quan được niêm phong, giữ gìn cẩn mật. Bất kỳ mất mát nào thì người chịu trách nhiệm cũng bị xử lý nghiêm túc.

3) Kết quả điều tra sẽ được công bố trên truyền thông.

Được và mất

Được: Được lòng dân. Được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của đại đa số dân chúng.

Được thời cơ “hoàn thiện thể chế, thay đổi biện pháp điều hành, chấn chỉnh đội ngũ, đưa ra những cam kết mạnh mẽ trên nền tảng triết lý bền vững” (Cơ hội cho Chính phủ kiến tạo, Tuổi Trẻ, 24.8.2017). Nhân tài hội tụ góp sức tham gia công cuộc cải cách và phục hưng sâu rộng tổ quốc.

Được thời cơ mở ra viễn cảnh tương lai dân giàu, nước mạnh, tổ quốc văn minh.

Mất: Mất một số thành viên cao cấp của Chính phủ.

Nhưng, những thành viên này nếu tiếp tục tại vị sẽ gây thêm tổn thất cho đất nước và chặn đường phụng sự dân tộc của những người có tài, có lương tâm.

Do đó, cái mất này lại cũng là cái được!

Có người nói nếu làm căng quá thì không ai làm BOT, thì nhà đầu tư nản lòng. Hoàn toàn trái lại, môi trường đầu tư lành mạnh thu hút các nhà đầu tư chân chính mang lại lơi ích cho cộng đồng và phát triển kinh tế lâu dài. Nhiệm vụ Chính phủ là tạo môi trường đầu tư lành mạnh đó.

Nhìn lại một năm rưỡi qua, từ lúc Chính phủ nhiệm kỳ mới, có những chuyển động rất đáng ghi nhận. Hai dự án hạt nhân Ninh Thuận và thép Cà Ná được hủy bỏ. Đem đất sân gôn Tân Sân Nhất về phục vụ hoạt động bay dân sự. Đưa Việt Nam vào vị thế ngoại giao quân bình hơn trên thế giới. Toàn là việc khó và lớn. Bởi vì quá khó và quá lớn, có những việc chưa thật sự hoàn tất, nhưng lòng dân ghi nhận thiện chí của Chính phủ. 

Tôi tin chính quyền sẽ được dân chúng và lịch sử ghi nhớ nếu làm được công cuộc “hoàn thiện thể chế, thay đổi biện pháp điều hành, chấn chỉnh đội ngũ, đưa ra những cam kết mạnh mẽ” và đặt mục tiêu rõ rệt cho sự phát triển đất nước. Tôi tin rằng nếu thực tâm tiến hành, chỉ sau 5 năm bộ mặt và vị thế Việt Nam sẽ hoàn toàn thay đổi, sau 10 năm đất nước sẽ thực sự cất cánh bền vững. 

Đất nước đang rất cần những bậc hùng tâm, đại lược, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Chỉ một bước thôi, nhưng là một bước chuyển xoay vận mệnh tổ quốc. Lòng dân và thời cơ đang chờ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Xuân Sơn bất ngờ khai danh sách người nhận tiền 'chăm sóc'


>> Cần làm rõ ông Đào Tấn Cường đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng vì lý do gì?
>> Triều Tiên thực sự muốn gì khi dọa tấn công Mỹ?
>> Mỹ - Triều Tiên: ‘Cơn thịnh nộ’ hay thỏa thuận ‘đóng băng’?
>> Di lý nghi can nhắn tin đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng ra Hà Nội


TÂM LỤA
TTO - Nguyên tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn khai đã chi hàng loạt các khoản "cảm ơn" PVN, chi đối ngoại nhiều tỉ, bồi dưỡng đi công tác nước ngoài, phong bì chúc tết tới 200 triệu đồng.

Trong chiều 30-8, trước chất vấn của Hội đồng xét xử, Nguyễn Xuân Sơn - nguyên tổng giám đốc Oceanbank, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đã khai hàng loạt tên các cá nhân, tổ chức đã nhận tiền “chăm sóc”của bị cáo.

Chi "cảm ơn" lãnh đạo PVN hàng chục tỉ

Về khoản tiền 69 tỉ đồng do Hà Văn Thắm chuyển, Sơn khai dùng để giao lưu khách hàng, cảm ơn khách hàng là công ty, lãnh đạo doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của OceanBank. Tuy nhiên bị cáo không nhớ được số tiền cụ thể.

Theo bị cáo Sơn, phần lớn số tiền chăm sóc bị cáo chi cho nhóm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia.

Khi chi không phải mỗi mình bị cáo, còn có lãnh đạo chi nhánh của OceanBank. Mỗi lần đi thì cấp dưới chuẩn bị sẵn phong bì để bị cáo đưa.

Khi tòa hỏi tên các cá nhân cụ thể, Sơn khai: Chi cho Ninh Văn Quỳnh, kế toán trưởng của PVN “để Quỳnh cảm ơn các lãnh đạo PVN khoảng vài ba chục tỉ đồng”
Thẩm phán cho biết trong hồ sơ vụ án, Sơn khai có giai đoạn chi tiền "cảm ơn" lãnh đạo PVN khoảng 120 tỉ? Bị cáo Sơn cho biết số tiền này là giai đoạn sau.

Ngoài ra, bị cáo Sơn còn khai trong các lần tháp tùng các đoàn lãnh đạo cao cấp đi công tác trong và ngoài nước thì bị cáo phải chi tiền cho công tác đối ngoại.

Khi đi với các đoàn lãnh đạo PVN, bị cáo Sơn khai chi cho nhiều vị lãnh đạo khác nhau. Ở TP.HCM, bị cáo có chi “cảm ơn” tổng giám đốc công ty Dầu (PVOIL).

Ở Vũng Tàu, Sơn khai chi cho công ty Vietsovpetro, mỗi lần từ 300 đến 400 triệu đồng, có lần chi từ 100 đến 200 triệu đồng. Do đi “cảm ơn” nên bị cáo không thể lấy lại tài liệu cụ thể.

Trước không khai vì sợ ảnh hưởng công ty con của PVN

Có mặt tại tòa với tư cách là người liên quan, ông Ninh Văn Quỳnh -  nguyên kế toán trưởng PVN cho biết ông không nhận tiền như lời Nguyễn Xuân Sơn khai.

Theo ông Quỳnh, PVN có chủ trương ủng hộ OceanBank để phát triển thành một ngân hành mạnh. Có thời điểm PVN gửi tại OceanBank 25.000 tỉ đồng.

“Chúng tôi nhận thức chính sách của Nhà nước là không được nhận lãi ngoài, vì có thể bị kết luận là tham ô, có thể bị truy tố.

Đã có 1 công ty của PVN nhận lãi ngoài liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như sau đó chúng tôi có công văn kịp thời nhắc nhở các đơn vị không được nhận lãi suất ngoài nên chúng tôi không nhận tiền lãi ngoài như Sơn khai” - Ông Ninh Văn Quỳnh cho biết.

Khi được hỏi về ý kiến của ông Quỳnh, Nguyễn Xuân Sơn đã gửi lời xin lỗi HĐXX vì trước đây không khai ra các cá nhân nhận tiền vì sợ ảnh hưởng đến PVN và các công ty con của PVN.

Đối ngoại 5, PVN chi 200 tỉ

Đứng trước tòa, Nguyễn Xuân Sơn thừa nhận trong khoảng thời gian 2010-2014, bị cáo đã nhận khoảng 200 tỉ đồng từ OceanBank. 

Bị cáo có chuyển cho ông Ninh Văn Quỳnh, nguyên kế toán trưởng PVN từ 30-40 tỉ đồng. Giai đoạn làm Tổng giám đốc OceanBank, bị cáo vẫn đi chúc tết các lãnh đạo PVN khoảng 70 tỉ đồng. 

Khi bị cáo về PVN, anh Hà Văn Thắm vẫn chuyển tiền đến để chi cho các dịp lễ tết, chi cho các hoạt động của PVN khoảng 200 tỉ đồng.

Với chức vụ của mình, mỗi năm bị cáo chi cho hoạt động đối ngoại 10 tỉ đồng, 5 năm chi 50 tỉ đồng khi tháp tùng các đoàn công tác.

“Dịp lễ tết, các tập đoàn và doanh nghiệp đều phải chi. Chi từ chuyên viên đến lãnh đạo cao cấp. Mỗi dịp tết PVN chi từ 30 đến 50  tỉ đồng. Việc chi tiền chia ra nhóm từ cấp lớn đến cấp bé. Theo quy định thì chi 500 ngàn/1 người nhưng thực tế chi gấp 200 lần” - Nguyễn Xuân Sơn khai trước tòa.

Thẩm phán hỏi họ tên người nhận tiền, bị cáo Sơn cho biết: Mỗi dịp tết phải chi cho chuyên viên bộ ngành có quan hệ với PVN, mỗi chuyên viên 1 phong bì từ 5-10 triệu. Cấp bộ ngành, thứ trưởng, bộ trưởng cũng phải chi.

Bộ trưởng, thứ trưởng nhận tiền là những ai? - Trả lời câu hỏi này, bị cáo Sơn nói: 

“Xin phép HĐXX, thực chất đó là tấm lòng doanh nghiệp đối với lãnh đạo đã hỗ trợ cho doanh nghiệp. Có lần chi 5-10 triệu, có lần 1.000 USD. Bị cáo xin phép không nói ra tên tuổi cụ thể. Đó là thông lệ mỗi lần tết đến, thực hiện từ 5-10 năm nay”

HĐXX tiếp tục chất vấn “mỗi lần chúc tết ai mà phải chi từ 50 đến 200 triệu một người”? Sơn nói: “Bị cáo phép không được nói tên tuổi cụ thể. Việc chi tiền phân ra theo các cấp như cao cấp, trung cấp, kéo dài từ năm 2011 đến năm 2015"

Ngày mai 31-8, tòa sẽ tiếp tục phần thẩm vấn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGƯỜI PHÁT NGÔN CHÍNH PHỦ NÓI GÌ VỀ VỤ KIỆN ĐÒI HƠN 1,2 TỶ USD


Bộ trưởng Mai Tiến Dũng 
 
Người phát ngôn Chính phủ nói gì 
về vụ kiện đòi bồi thường hơn 1,2 tỷ USD?

Tiền Phong
 
TPO - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, theo các nguyên tắc về bảo hộ, khi có vấn đề tranh chấp vi phạm thoả thuận của một địa phương nào đó với nhà đầu tư nước ngoài thì họ không kiện địa phương mà kiện Chính phủ. 

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 30/8, trả lời câu hỏi của báo chí về quan điểm và phản ứng của Chính phủ trước vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình, một người Hà Lan gốc Việt kiện đòi bồi thường 1,25 tỷ USD, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết: "Quan điểm của Chính phủ, của Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cả với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện vụ việc này Toà án quốc tế đang xem xét.

Theo các nguyên tắc về bảo hộ, khi có vấn đề tranh chấp vi phạm thoả thuận của một địa phương nào đó với nhà đầu tư nước ngoài thì họ không kiện địa phương mà kiện Chính phủ.

Quan điểm của Thủ tướng là chúng ta tạo môi trường minh bạch, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Trước đó, vào đầu thập niên 1990, ông Bình (khi đó đã có quốc tịch Hà Lan) về nước đầu tư vào nhiều dự án tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, thông qua 2 công ty trong nước. Năm 1998, ông Bình bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù về tội đưa hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, bị phạt tiền, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản có tại Việt Nam.

Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông Bình đã nhiều năm tiến hành khiếu nại, yêu cầu Nhà nước Việt Nam bồi thường thiệt hại. Luật sư của ông Bình đã chính thức nêu vấn đề từ cuối năm 2003 nhưng các cuộc thương lượng giữa 2 bên đã không đạt được kết quả. 
Luân Dũng - Văn Kiên 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cậu Trời


TRUYỆN NGẮN CỦA DƯƠNG KỲ ANH
Cậu Trời Đặng Mậu Lân là một trường hợp thú vị trong lịch sử, được ghi chép rõ ràng, nên nhiều người biết. Nhưng để khắc họa một nhân vật văn chương thì không dễ. Và ở truyện ngắn này, Dương Kỳ Anh đã thành công. Câu chuyện luôn là thời sự, bởi quyền lực và sự lạm dụng quyền lực luôn gây cho nhân quần rất nhiều khốn khổ. Đồng thời cũng như một cái án được định sẵn cho kẻ định “chơi” với quyền lực: Sẽ phải trả giá! (L.A.H)

TP - Cậu Trời! Bà con ơi, chạy đi, cậu trời đến.

-  Ha ha ha ! Chúng tao cũng là cậu trời đây! Ha ha ha!

Không phải cậu trời! Chúng chỉ là tay chân, là những kẻ coi trời bằng vung, được cậu trời che chở. Chúng kéo nhau vào cửa hàng bánh đúc, ăn, vứt lá ra đường, rồi cả bọn đứng dậy cười ha ha, không ai dám hỏi tiền chúng, đụng đến tay chân cậu trời là đụng đến cậu trời, ai dám.

Người dân kinh thành Thăng Long sợ cậu trời như sợ cọp. Cậu trời chỉ có một, nhưng những kẻ được cậu trời che chở thì nhiều vô kể. Xe, ngựa của chúng chạy nghêng ngang trên đường. Chúng xả rác, xả bụi, thôi thì đủ thứ. Chúng bảo kê cho người này cướp của người khác. Người dân lương thiện chẳng ai dám hé răng. Chúng được cậu trời che chở. Cậu trời lại được nhà chúa che chở. Lớ xớ là ăn đòn, là mất nhà, mất đất, là bị kết tội mưu phản, bị tống vào ngục. Kêu trời ư? Trời là của các cậu trời, còn biết kêu ai! Người ta sợ cậu trời là phải.

Trong lúc những kẻ được cậu trời che chở làm loạn ngoài phố, cậu trời dẫm chân, kêu ầm lên với người chị ruột của mình “Em e…e…m thi… thích con bé đó, em thích… Chi…chị… phải hỏi nó cho em”. Người chị lấy tay bịt mồm đứa em ngang ngược: “Láo! Có im mồm đi không, phải gọi là công chúa!”.

Công chúa Ngọc Lan, con gái thứ hai của chính phi họ Hoàng. Ngọc Lan mảnh mai, xinh đẹp, lại thông minh nên được chúa Trịnh Sâm rất yêu mến. Từ nhỏ, Ngọc Lan đã ở trong cung thủy tinh, kiêng nắng, kiêng gió. Những người hầu hạ trong cung đều phải đi nhẹ, nói khẽ. Một tiếng động nhỏ cũng làm công chúa giật mình. Năm Ngọc Lan 16 tuổi, mỗi lần vào thăm cha, nàng đều được phép ngồi cạnh chúa. Không có điều gì nàng cầu xin mà chúa từ chối. Các quan vào hạng công thần, quý tộc, ai cũng muốn cầu hôn, nhưng công chúa vẫn chưa ưng một ai.

Tuyên phi Đặng Thị Huệ được chúa Trịnh Sâm yêu chiều, việc gì chúa cũng nghe theo Huệ. “Biết đâu, chúa cũng ưng thuận! Được làm rể nhà chúa, vây cánh, thế lực của ta càng mạnh chứ sao?” Huệ nghĩ. Chúa Trịnh Sâm khi nghe Huệ cầu xin gả công chúa Ngọc Lan cho em trai mình, trong lòng không vui. Chúa nói: “Để ta hỏi nó xem sao”. Thị Huệ ôm lấy cổ chúa làm nũng: “Phận làm con, xưa nay cha mẹ đặt đâu ngồi đấy, nhà Chúa làm khác được sao?”. Chúa đành phải gật đầu.

Bấy giờ, cậu trời Đặng Mậu Lân đang ở ngoài phố. Chiếc xe có bốn ngựa kéo, hệt xe nhà chúa. Rèm che bằng gấm ngũ sắc, đầu càng xe bịt bạc, ghế ngồi dát vàng, có rồng chầu, hổ phục. Hai hàng lính hai bên, gươm giáo sáng quắc!

-  Cậu trời, chạy đi bà con ơi, cậu trời.

Tiếng kêu dậy phố. Lần này cậu trời thật. Dù cậu trời thật, hay các cậu trời của cậu trời, dân chúng kinh thành cũng chạy dạt vào nhà, đóng cửa lại. Tội nghiệp, một cô bé chừng hơn chục tuổi ở phố tơ lụa chạy không kịp, ngã sấp xuống lề đường, ngất đi. Bà mẹ vừa chạy ra, chưa kịp đỡ con dậy đã bị đám lính túm lấy. Chúng cười ha ha, rồi kéo cả hai mẹ con xấu số đến trước mặt cậu trời. Thấy con bé trắng trẻo, dễ ưa đang ngất xỉu trên tay bà mẹ, cậu trời  khoái. Cậu bảo đám tay chân vã nước vào mặt cho con bé tỉnh dậy. Con bé ngơ ngác nhìn. Cậu trời giống hệt một con vượn, tay dài, chân ngắn, mặt đen, mắt trắng, giọng nói lắp bắp “Nó, no, no, tinh…tỉnh  rôi…rồi…Ta…ư ..ta…ư…thích…thích…nó”. Đám lính gạt bà mẹ ra . Cậu trời bế thốc con bé lên xe, mặc cho nó quẫy đạp. Bà mẹ chới với chạy theo, gào khóc…

Khi cậu trời lột hết quần áo, con bé như bừng tỉnh. Theo bản năng, con bé đưa hai tay che hai bầu vú của mình, nó khóc. Chuyện cậu trời từng xẻo vú các cô gái sau khi ái ân mà dân phố kinh hãi kể cho nhau nghe hiện lên trước mắt nó. Con bé nhắm mắt, lại mở mắt nhìn cậu trời trân trân. Hai tay vẫn giữ chặt hai bầu vú. Cậu trời phá ra cười khục khục, cậu tung lên, hạ xuống con bé trên tay như người ta tung hứng quả bóng vậy.

Một lần nữa, con bé sợ hãi ngất đi. Chiếc xe bốn ngựa kéo vẫn chạy nước kiệu trên đường. Hai hàng lính hớt hải chạy theo. Xe cậu trời đi qua những dãy phố im lìm, cửa đóng, then cài. Cậu trời ngửa cổ tợp một ngụm rượu, phun vào mặt nó. Con bé tỉnh lại, ngồi bật dậy. Cậu trời ôm lấy nó, vật ngửa ra. Con bé nằm im như chết. Cậu trời vân vê hai núm vú nhỏ nhắn, đỏ hồng, như hai chũm cau, thích thú. Như dự cảm được tai họa sắp xảy ra, bản năng sống của con người bỗng nhiên trỗi dậy. Dùng hết sức bình sinh, con bé cắn mạnh vào bàn tay phải của cậu trời. A ! á ! á ! á, cậu trời lắp bắp kêu. Cậu trời đã hiếp bao nhiêu cô gái? Cậu không còn nhớ. Có lần, bọn lính mang đến cho cậu một cô gái béo tròn, cậu trời vật ngửa ra, thích thú kêu “ Ôi ! trắng như lợn bột”. Sau khi vần vò tả tơi, cậu dùng con dao vẫn mang theo bên mình xẻo ngay bầu vú!

Không may cho cậu, bố cô gái bị hại lại giàu có, liền mang con về chữa chạy, cứu sống được cô gái và đâm đơn kiện lên quan. Viên quan không dám đụng đến cậu trời, chỉ xử tội bọn gia nhân, phạt tù đứa đã bắt con bé mang về cho cậu. Cậu trời hay tin, liền đến nhà ngục bắt bọn tuần canh thả tên lính bị tù, rồi cậu trời cho đám tay chân đến bẻ răng bố cô gái… Làm cả nhà kinh hãi.  Câu chuyện được đồn đại khắp kinh thành. Từ đó không một ai dám kêu ca, hay đâm đơn kiện lại cậu trời. Người dân  kinh thành Thăng Long gọi Đặng Mậu Lân  là  “Cậu Trời”.  Cậu trời Đặng Mậu Lân hay quyền lực tối thượng không được kiểm soát đã làm nẩy nòi biết bao nhiêu cậu trời  sau này!

Bị con bé cắn vào tay, cậu trời điên tiết, rút con dao nhọn, chợt cậu nhìn vào mắt con bé, đôi mắt nó như hai đốm lửa lóe lên giữa tàn tro nóng bỏng. Những đứa con gái bị cậu hiếp đều nằm bất động, như người chết, làm cậu trời chán. Cậu trời buông con dao, lấy làm thích thú. Cậu trời đưa con bé về phủ.

Những việc làm ngang ngược của cậu trời dần dần cũng đến tai chúa Trịnh Sâm. Nhưng, tuyên phi Đặng Thị Huệ luôn tìm cách bênh vực em trai mình “Thiên hạ vì ghen ghét thần thiếp mà đồn thổi những chuyện thị phi” - Thị Huệ ngọt nhạt với chúa như vậy. Với lại, không một viên quan nào dám tâu trình với chúa. Chúa Trịnh biết vậy, tuy đã trót nhận lời gả công chúa cho Lân, trong bụng vẫn có ý thương tiếc. Công chúa mảnh mai  yếu ớt như vậy, chịu sao nổi một tên đàn ông cường bạo như thế. Sắp đến ngày công chúa phải về nhà chồng, chúa Trịnh lấy cớ Ngọc Lan chưa lên đậu, lên sởi để không cho phép Lân vào nơi công chúa ở. Sai quan a bảo cùng nhiều cung nữ đi theo hộ vệ công chúa. Lại sai Sử Trung Hầu giám chế, không cho Lân xâm phạm tới công chúa.

Đặng Mậu Lần mới chỉ nhìn thấy công chúa Ngọc Lan một lần  nhưng sắc đẹp quý phái đã hớp hồn cậu trời.  Một kẻ vũ phu như Lân, đã từng hiếp biết bao nhiêu cô gái để thỏa mãn thú tính, nhưng hắn chưa bao giờ biết yêu thương ai. “Gái… gai… đẹp kinh thành Thăng Long thiếu gì, ta cần, lúc nào chẳng có, nhưng… như… đã đồng ý gả cho ta rồi, sao lại không cho ta vào gặp nàng?”. Hắn bảo với Sử Trung Hầu như vậy. Sử trung Hầu đáp: “ Đó là ý chỉ của chúa thượng, không phải tôi dám như vậy”.

Thực ra, Đặng Mậu Lân cảm thấy lạ lùng, lạ với chính Lân, mỗi khi nghĩ tới công chúa Ngọc Lan. Nghĩ tới Ngọc Lan, hắn thấy lâng lâng, hắn thấy hắn không phải là hắn. Có hôm, hắn ngồi ủ rủ như một kẻ thất tình. Nhà chị em hắn ở làng Phù Đổng, một làng ven sông  Nhị Hà, vừa trồng lúa, vừa trồng hoa. Thủơ nhỏ hắn thường gánh phân trâu trộn nước ruộng theo chị ra đồng tưới  cho những luống hoa. Có một kẻ con nhà giàu thấy chị hắn có nhan sắc, tìm cách tán tỉnh thô bạo. Đặng Mậu Lân đã thủ con dao nhọn trong người, hễ kẻ đó đến gần, hắn liền rút dao. Một lần , suýt xẩy ra án mạng. May là chị hắn kịp can ngăn. Rồi Đặng Thị Huệ được vào làm nô tỳ cho tiệp dư Nguyễn Thị Vinh. Hắn ở lại làng, thay chị cuốc đất, trồng hoa. Với bản tính thô bạo,  chẳng được học hành gì, người hắn lại giống như con vượn, hay nói lắp, gái làng chẳng ma nào để mắt tới. Hắn sống âm thầm cùng bố mẹ già trong ngôi nhà tranh, vách đất và dậy từ sáng tinh mơ gánh hoa lên chợ cho những nhà buôn đưa hoa vào kinh thành Thăng Long.

Hắn chưa biết thế nào là tình yêu nam nữ. Nhưng hắn cũng là con người. Nếu chị hắn không trở thành tuyên phi Đặng Thị Huệ, được chúa Trịnh Sâm yêu vì, hắn chẳng thể làm hại ai, trái tim hắn cũng có nhịp đập mà người đời gọi là tình yêu. Cái tình cảm trời ban cho người con trai và người con gái.

Từ khi  trở thành cậu trời, hắn gần như quên đi gốc gác nơi hắn sinh ra. Hắn quên hắn là ai. Những kẻ vô học khi có quyền thế trong tay, thường trở nên độc ác. Thường trở nên ngang ngược, coi trời bằng vung. Và , những kẻ như vậy cũng rất ưa nịnh.

Thói đời vẫn thế , những kẻ đột nhiên có quyền lực thường rất ngông nghênh, thường có bao kẻ thèm khát quyền lực vây quanh, tung hô lên tận trời.

Lại nói, công chúa Ngọc Lan, cũng chỉ mới nhìn thấy hắn một lần, từ xa, nhưng chuyện về hắn người hầu vẫn kể cho công chúa nghe. Từ ngày nhà chúa đồng ý gả Ngọc Lan cho hắn, công chúa luôn giật thót người, nghĩ đến hắn, Ngọc Lan gần như ngất đi. Với bản tính dịu dàng e lệ và rất nhạy cảm, công chúa Ngọc Lan thường mơ mộng tới những công tử tài hoa, lịch lãm, dũng mãnh, như trong những câu chuyện mà nàng vẫn thường đọc. Ngọc Lan yêu thơ, nàng cũng làm thơ, nhưng giấu mọi người. Là người con hiếu thảo, nàng luôn nghe lời cha mẹ, chưa một lần trái ý  phụ mẫu. Đặng Thị Huệ trở thành tuyên phi, làm loạn triều chính,  nàng rất buồn. Ngọc Lan thường tự hỏi vì sao cha mình, một người thông minh, mẫn tiệp, quyết đoán như vậy lại say mê và nghe lời người đàn bà vô học và xảo quyệt như Đặng Thị Huệ. Buổi đầu, Ngọc Lan thấy cha mình thật đáng trách, rồi nàng tự an ủi: Mình còn quá trẻ để hiểu cuộc đời. Mọi hành động, suy nghĩ của con người, dù là người thường hay bậc vua chúa chẳng phải đều có lý do cả sao? Cha nàng đã từng nói vậy! Nàng yêu cha, ngưỡng mộ cha, một người luôn sống hết mình. Nàng chỉ sống hết mình trong ý nghĩ, trong mơ mộng, trong những đêm chìm đắm vào trang sách… Nàng cảm thấy mình thật mỏng manh, một tia nắng, một ngọn gió, một tiếng động nhẹ đều làm nàng giật mình, lo sợ. Từ khi cha nàng hứa gả nàng cho Đăng Mậu Lân, nỗi lo sợ càng tăng thêm. Một nỗi lo sợ mơ hồ luôn đè nặng trái tim nàng. Nàng gét sự ngu dốt, thô bạo, tàn ác, xảo quyệt… Nhưng  sự đời thật trớ trêu, ghét của nào trời trao của ấy! Ai bảo nàng con nhà chúa muốn làm gì cũng được? Cha nàng là chúa, quyền lực tưởng vô biên, ấy vậy mà có một đứa con gái yêu cũng không giữ được! Bi hài làm sao! Quyền lực là thứ gì vậy? Sao người thông minh, nhân ái không được nắm giữ, lại để bọn ngu dốt, xảo quyệt thao túng, lấy làm trò chơi, đùa giỡn với mạng sống của con người!

Dân kinh thành Thăng Long truyền nhau cái tin lạ lùng: Cậu trời Đặng Mậu Lân ốm tương tư! Cậu trời ốm hay giả vờ ốm? Không ai biết! Chỉ biết phố xá được mấy ngày yên bình.  Bọn tay chân của cậu trời cũng lẩn đi đâu mất. Giá có phép mầu để bọn cậu trời ấy chết hết đi, dân tình đỡ khổ!

Cậu trời không ốm. Cậu trời nằm ăn vạ giữa phủ đường. Ăn vạ ai? Ăn vạ nhà chúa. Cậu nằm ngửa trên tấm thảm in hình hai con rồng có móng vuốt dữ tợn. Cậu đập thình thình hai tay, hai chân  xuống đầu hai con rồng oai nghiêm. Thảm hại thay những biểu tượng của quyền lực. Quyền lực vua chúa cũng nằm im dưới sự ngự trị  của sự ngu dốt! Chả trách dân gian thường nói: vua cũng thua thằng liều!

Đám tay chân cậu trời tưởng cậu bị nhà chúa phạt, lẩn đi mỗi đứa mỗi nơi. Không ai dám đến gần cậu trời, cũng không ai dám đi báo với chúa. Có kẻ báo cho Thị Huệ biết, Huệ bảo “Kệ nó”.

Nằm ăn vạ mà không có người đền vạ, cậu trời Đặng Mậu Lân tức tối dùng thanh gươm vẫn mang theo để chém người đâm nát tấm thảm nhà Chúa. Nhìn những con rồng, con hổ thêu trên thảm biểu trưng cho quyền lực tối thượng mà xưa nay không ai dám dẫm lên, trừ Chúa, bị Lân băm vằm không thương tiếc, người trong phủ kinh hãi lắc đầu, còn Lân, hả hê đến điên cuồng.

Vẫn không vơi được cơn tức giận. Lân giận ai? Hẳn không phải giận trời, trời bấy giờ là Lân! Ha! Ha! Ha! Cậu trời, ta là cậu trời! Ta còn sợ ai! Chúa ư, chúa đã gả con gái cho ta, sao nhà chúa còn ngăn ta, không cho ta đến với vợ ta, vô lý, thật vô lý. Ta cứ đến, làm gì ta nào? Đứa nào cản ta! Có cản được thanh gươm của ta không. Ta cóc cần… Ta cóc cần… Lân hùng hổ dẫn đám tay chân đi về phủ công chúa.

Đến trước cửa phòng công chúa Ngọc Lan, bị Sử Trung Hầu ngăn lại, Lân tức giận bảo: Chúa… bao … bảo công chúa là tiên dưới trần ư? Ta đây cũng cóc cần! Bọn… bon … con gái đẹp ta có hàng đống. Ta có con vợ, ta phai… phải… vần vò chán chê… rồi... không thích, thì… thì ta… a…tống cổ nó đi… Biết điều thì nhà người mau cút… kẻo lại kêu ta không bảo trước.

Sử Trung Hầu tuốt kiếm ra, bảo:

- Ta thi hành mật chỉ của chúa thượng, người hãy lui đi!

Lân cũng rút kiếm ra, nói :

-  Mày thử hỏi chúa, ở địa vi…vị… ta …a …ta… Chúa có nhịn được không?

Sử Trung Hầu đỏ mặt lên. Một kẻ ngông cuồng xưa nay chưa từng có:

-  Nhà chúa không thể so sánh với người thường, quan lớn chớ quá lời như vậy!

-  À …a …Mày đem chúa để dọa tao hả! Chúa là cái quái gì? Chúa cũng là kẻ háo sắc suốt ngày chui trong váy chị tao!

Dứt lời, Lân tuốt gươm chém Sử Trung Hầu. Sử Trung Hầu đổ gục xuống, máu bắn cả vào mặt Lân.

Sử Trung Hầu chết ngay tại chỗ. Đặng Mậu Lân dùng chân hất cái xác viên giám quan khỏi lối đi. Đám a hoàn trong phủ công chúa thấy ồn ào liền chạy ra. Họ kinh hãi. Hay tin, công chúa Ngọc Lan cho người chui qua ngách cửa đi báo với chúa. Chúa Trịnh Sâm giận lắm, sai viên quan hầu đốc thúc một đám lính đến bắt Lân. Người đầy máu me, Lân tuốt gươm đứng trước cửa dọa: “Đứa nào muốn chết thì … thi… đến gần đây”. Chúa phải sai quận Huy đem quân vây bắt Lân, giải về phủ giao cho triều đình xử tội.

Nghe tin cậu trời Đặng Mậu Lân bị bắt, người dân kinh thành Thăng Long nửa tin nửa ngờ. Nhiều gia đình chỉ dám ở trong nhà để bày tỏ nỗi vui mừng.

Các quan trong triều vốn rất ghét Lân, do sợ hãi mà im lặng, nay được dịp thi nhau kể tội cậu trời. Ai cũng nói tội giết giám quan đáng bêu đầu.

Thị Huệ hay tin, khóc lóc, đến quỳ trước mặt chúa xin chết thay em. Chúa bất đắc dĩ phải tha chết cho Lân, giảm xuống thành tội đi đày ở châu xa.

Cậu trời ngồi trong cũi tù có ngựa kéo nghênh ngang rời kinh thành Thăng Long. Bên cạnh là một người đàn bà còn rất trẻ, ước độ mười ba, mười bốn tuổi, bụng to vượt mặt, nghe nói đó chính là cô bé ở hàng bán tơ lụa mà cậu trời đã bắt về, nay tình nguyện đi đày theo cậu.  Cậu trời Đặng Mậu Lân không những không buồn, còn hả hê lắm. Cậu Trời ngửa mặt lên cười ha! ha!  ha!   

Cậu cười vào mặt thiên hạ bởi cậu biết… Cậu sẽ có người nối dõi về sau.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Osin Huy Đức - Người Buôn Gió: Thân ở lầu xanh đừng luận chuyện đời

P/s:( Dù ở đâu, ai cũng có quyền luận chuyện đời. Thời buổi này lấy đâu ra các bậc đức cao vọng trọng để cao đàm khoát luận? )

>> 200 người VN chết do ung thư mỗi ngày
>> Nữ sinh đốt trường, nguy hiểm trò "Việt Nam nói là làm"
>> Ăn nhà hàng quẹt thẻ, tài khoản khách bay 683 triệu đồng
>> Chủ Facebook phải chịu trách nhiệm về các comment
>> Bò hộ nghèo đi lạc, ăn chặn tiền của người khuyết tật

FB Bạch Hoàn

Anh Huy Đức có nickname Osin. Trước đây, tôi hay gọi là Nhà báo Huy Đức. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc”, không thừa một câu không thiếu một chữ, gọn gàng, sắc lẹm như dao cau. Thông tin anh Huy Đức đưa ra trong các bài viết trên facebook cá nhân thời gian qua cũng vậy. Trùng trùng điệp điệp những con số, cái thật lẫn giữa ảo, cái ảo lẫn giữa câu chữ.

Anh Huy Đức kể ra những khoản chi tiền tỉ trong "sổ đen" của PVC, rồi đặt cạnh sự việc ông Đinh La Thăng được chọn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vào năm 2011. Thủ thuật của anh Huy Đức là đưa ra sự trùng hợp thời gian. Không có bất kỳ chứng cứ nào ngoài dùng tiểu xảo...

Tôi không nghĩ rằng một nhà báo có nghề lại dám đặt bút viết theo kiểu ấy. Thế nên, mấy bữa trước, tôi mới hỏi anh Huy Đức có phải là nhà báo hay không.

Anh Người Buôn Gió tôi không nhớ tên, cũng như không biết nghề nghiệp. Cơ bản tôi ơ hờ về người khác. Anh buôn Gió viết “Đại vệ chí dị”, một lối cổ văn hóa chuyện hôm nay, kết cấu chặt chẽ, bằng trắc không chệch một chút nào. Gần đây tôi nghe anh buôn Gió cũng viết facebook như anh Osin. Các bài viết của anh Gió được ngợi khen hấp dẫn ngang ngửa truyện trinh thám - thể loại mà tôi vẫn thường nghiền ngẫm.

Cơ bản, không khác nhiều so với anh Osin, anh Gió viết thật thật ảo ảo, vài chi tiết có chứng cứ đan xen với đa số tưởng tượng, suy diễn và những câu chuyện không thể kiểm chứng. Anh Gió cũng biết đám đông đang đói khát, thèm thuồng loại thông tin nào, anh quẳng cho họ ngấu nghiến thứ đó. Anh Gió block tôi cũng vì tôi lật mặt trò gây hoang mang dư luận, thông tin sai sự thật của anh khi anh nói về dự án thép Cà Ná.

Tôi biết cả anh Osin Huy Đức lẫn anh Người Buôn Gió đều là kẻ đọc sách. Thế nên, tôi đoán chắc anh Huy Đức và anh Người Buôn Gió hiểu tính chính danh quan trọng như thế nào đối với kẻ lấy chữ làm kế mưu sinh. Mục đích đưa tin quyết định góc nhìn, thông tin và thủ thuật.

Tính chính danh trong truyền thống phương Đông lại càng quan trọng. Hậu thế đọc “Bút máu”, không cần biết văn thơ của Lương Sinh hay đến đâu, chỉ tập trung vào câu chuyện Lương Sinh viết để phục vụ cho tham quan hút máu nhân dân. Lương Sinh hối, thì đã muộn.

Tôi tự bé xem phim Trung Hoa, có thấy nhân vật Sương Sương cô nương. Tôi đi học, đọc Nguyễn Du có thấy nhân vật Thúy Kiều.

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười, trắc trở má hồng đủ đầy cả. Họ có điểm chung là đều ở chốn lầu xanh. Anh Huy Đức và anh Người Buôn Gió cũng vậy, đều ở đâu đó trong cái chốn như Sương Sương cô nương và Thúy Kiều lưu ngụ.

Thân ở lầu xanh đừng luận chuyện đời.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Truyền thông Trung - Ấn đưa kịch bản khác nhau về căng thẳng biên giới



 Truyền thông của Trung Quốc và Ấn Độ đều tuyên bố việc rút quân đội khỏi khu vực tranh chấp ở biên giới là một "chiến thắng".
Ngày 28/8, chính phủ Ấn Độ bất ngờ yêu cầu quân đội rút khỏi khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh cáo buộc quân đội Ấn Độ xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc, còn New Delhi tố cáo quân đội Trung Quốc vi phạm hiện trạng nơi biên giới bằng việc làm đường trong khu vực này.
Trong một bài xã luận ngày 29/8, Tân Hoa Xã cho rằng Ấn Độ đã có "lựa chọn đúng đắn" về tuân thủ luật pháp quốc tế khi đưa quân đội khỏi khu vực "lãnh thổ không cần bàn cãi của Trung Quốc".
China Daily và Global Times cũng có phản ứng tương tự khi nói rằng việc rút quân của Ấn Độ là hệ quả của việc nước này đã xâm phạm "bất hợp pháp" lãnh thổ Trung Quốc.
Trước đó, Tân Hoa Xã đã khiến New Delhi nóng mặt với video "Bảy tội lỗi của Ấn Độ". Xuất hiện trong video là một người đàn ông Trung Quốc dường như muốn hóa trang thành binh sĩ người Sikh ở Ấn Độ với bộ râu giả và khăn turban truyền thống của cộng đồng thiểu số này. Nhân vật được cho là nói theo kiểu nhại giọng Anh Ấn.
Truyen thong Trung - An dua kich ban khac nhau ve cang thang bien gioi hinh anh 1
Truyền thông Trung Quốc và Ấn Độ đều cho rằng việc New Delhi rút quân là chiến thắng của mỗi nước. Ảnh: AFP.
Phía bên kia biên giới, truyền thông Ấn Độ thì đưa tin việc rút quân là chiến thắng ngoại giao của New Delhi.
Với tiêu đề "Ấn Độ giúp Trung Quốc giữ thể diện, không phản đối những điều kiện hòa bình của nước này", bài viết trên Times of Indiacho rằng căng thẳng biên giới kết thúc là nhờ chiến lược của Ấn Độ.
Business Standard cũng đưa ra ý kiến cho rằng việc rút quân "có thể là một trong những chiến thắng ngoại giao ngoạn mục nhất của Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua", và chiến lược của New Delhi là "hoàn hảo".
Nhật báo kinh doanh Mint cũng ca ngợi việc rút quân "được coi là chiến thắng ngoại giao của Ấn Độ" và giúp tái cân bằng mối quan hệ Trung - Ấn.
NDTV thì tỏ ra trung lập hơn, với một bài cho rằng việc rút quân là hành động giữ thể diện của Bắc Kinh và một bài khác không đồng tình với việc bất cứ bên nào tuyên bố chiến thắng.
Theo các nhà phân tích, truyền thông mỗi nước đều phục vụ cho lòng tự tôn quốc gia.
Hôm 28/8, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Trung Quốc và Ấn Độ vừa đồng ý "rút quân nhanh chóng" khỏi khu vực tranh chấp. Quyết định được đưa ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh các quốc gia BRICS tại Trung Quốc vào tháng 9 tới. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến tham dự hội nghị này.
Tuy nhiên, ngày 29/8, AFP đưa tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định quân đội nước này sẽ tiếp tục hiện diện và thực thi chủ quyền của nước này tại cao nguyên Doklam, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong 2 tháng qua.
00:12
 
01:12
Lính Ấn, Trung chọi đá, ẩu đả ở khu vực biên giới 5 ngày sau khi binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc xô xát tại khu vực gần hồ Pangong ở Ladakh hôm 15/8, một đoạn video ghi lại cảnh này nhanh chóng lan