Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

BÀ CON CHỢ ĐỒNG ĐĂNG KÉO VỀ HÀ NỘI KÊU CỨU


Bức xúc với chính quyền địa phương, hơn 100 tiểu thương chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn) 
kéo về Bộ Công Thương kiến nghị việc giữ lại chợ truyền thống.

Hơn 100 tiểu thương chợ Đồng Đăng 
kéo lên Bộ Công Thương

VNE
Thứ sáu, 11/8/2017 | 17:03 GMT+7
 
Bức xúc với cách xử lý của chính quyền, hơn 100 tiểu thương Lạng Sơn kéo về Bộ Công Thương kiến nghị được giữ lại chợ truyền thống Đồng Đăng. 

Sáng 11/8, 110 hộ kinh doanh tại chợ truyền thống Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong đồng phục "Chợ truyền thống Đồng Đăng - tỉnh Lạng Sơn" đã kéo đến trụ sở Bộ Công Thương (54 Hai Bà Trưng, Hà Nội) kiến nghị giữ lại chợ truyền thống hơn 100 năm tuổi - nơi đang kinh doanh của hơn 500 hộ buôn bán.

Phản ánh tại buổi làm việc với đại diện Bộ Công Thương, bà con tiểu thương cho biết, chợ truyền thống Đồng Đăng (thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) hiện có 244 hộ kinh doanh cố định, hơn 300 hộ kinh doanh không có hợp đồng. Đây là khu chợ có lịch sử lâu đời qua các thời kỳ kháng chiến, phục vụ cho nhu cầu dân sinh trong khu vực và một phần khách du lịch đến tham quan Đền Mẫu. Tuy nhiên, thời gian gần đây chính quyền địa phương có kế hoạch phá bỏ chợ cũ để chuyển sang kinh doanh tại khu trung tâm thương mại mới được hoàn thành, mà không lấy ý kiến hay thông báo về kế hoạch di dời trước đó cho bà con tiểu thương. "Chợ Đồng Đăng là nơi kiếm miếng cơm manh áo của gần 500 hộ kinh doanh, nhưng đùng một cái tỉnh lại đưa ra chủ trương di chuyển bà con sang buôn bán tại Trung tâm thương mại cách đó 1 km khi chưa lấy ý kiến của chúng tôi. Chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã ép người dân di dời chợ, nhưng người dân không đồng thuận", bà Nguyễn Thị Kiểm - đại diện tiểu thương bức xúc.

Bà Hoàng Ngọc Hiền, tiểu thương kinh doanh tại chợ Đồng Đăng hơn chục năm, tiếp lời: "Trung tâm thương mại Đồng Đăng cách khá xa khu dân cư không thuận tiện việc giao thương, tiền thuê quầy tại đây cũng cao gấp 3 lần chợ cũ. Chúng tôi bán hàng dân sinh rẻ tiền mà vào trung tâm thương mại thì làm sao bán buôn được gì". Bà Hiền cũng lo lắng, giống như nhiều chợ truyền thống khác "đập đi, xây mới rồi chuyển sang kinh doanh tại trung tâm thương mại là ế ẩm, đóng cửa hàng loạt"... "Nếu xóa bỏ chợ này thì đời sống người dân địa phương sẽ bị ảnh hưởng, thất nghiệp", bà nói.

Vì lẽ đó, hơn 2 tháng nay hàng trăm hộ kinh doanh tại chợ này đã đóng quầy, ngừng buôn bán để đình công, phản đối cách làm của chính quyền địa phương.

Dù vụ việc không thuộc quyền xử lý của Bộ Công Thương, nhưng ông Trần Hữu Linh - Chánh văn phòng Bộ cho biết, cơ quan này vẫn lắng nghe, ghi nhận ý kiến của bà con tiểu thương. "Các ý kiến bức xúc của bà con sẽ được Bộ ghi nhận, gửi tới lãnh đạo Bộ và các cơ quan chức năng liên quan giải quyết", ông Linh khẳng định.

Thực tế, Trung tâm thương mại Đồng Đăng (Lạng Sơn) được UBND tỉnh Lạng Sơn có quyết định phê duyệt phương án đầu tư từ tháng 3/2005, gồm các hạng mục: chợ 2,5 tầng với 1.300 quầy hàng cho thuê; chợ ngoài trời (có mái che) kinh doanh hàng tươi sống và thực phẩm; trung tâm thương mại 11 tầng...

Tháng 12/2005, tỉnh có tiếp quyết định phê duyệt bổ sung 2 hạng mục đầu tư tại trung tâm thương mại này, gồm khuôn viên cây xanh và giao thông khu vực trung tâm thương mại. Trong đó, khu vui chơi giải trí và khuôn viên cây xanh được đặt tại ví trí chợ Đồng Đăng cũ. Tuy nhiên, 9 năm sau khu trung tâm thương mại này mới được chủ đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Đồng Đăng khởi công xây dựng.

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Lạng Sơn giao chủ đầu tư Trung tâm thương mại Đồng Đăng quản lý chợ Đồng Đăng cũ. Điều khiến các tiểu thương bức xúc, từ khi có chủ trương đến khi tiến hành xây dựng, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đã đơn phương thực hiện mà không có động thái nào trưng cầu ý dân, cũng không có thông báo gì để các tiểu thương nắm được về việc di dời chợ. Vì thế, khi chính quyền địa phương thông báo kế hoạch di dời chợ cũ đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của tiểu thương kinh doanh lâu năm tại đây.

Liên quan tới vụ việc này, trả lời báo chí trước đây, ông Phạm Ngọc Thưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc đầu tư xây dựng khuôn viên cây xanh tại vị trí chợ Đồng Đăng hiện tại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Nhà nước chỉ thu hồi đất trong phạm vi diện tích đã được quy hoạch. Cũng theo ông Thưởng, trong quá trình thu hồi đất để thực hiện đầu tư xây dựng hạng mục công trình này, tỉnh luôn quan tâm đến việc chăm lo, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hộ tiểu thương.
Anh Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiếc áo không làm nên thầy tu


Trần Kù 

















MTG - Các hãng đồng phục từ màu xe đến quần áo. Nghe đâu, người nhà của Sở đã rục rịch lập công ty chuyên sơn lại taxi và may đồng phục cho tài xế? Như vậy sao không giải thể các hãng, thành lập Tổng công ty cho đồng phục luôn.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo “Quy chế quản lý hoạt động taxi”. Đọc tiêu đề nhiều người mừng suýt khóc. Cứ tưởng thủ đô sẽ đột phá với những biện pháp thiết thực để chấn chỉnh hoạt động của loại phương tiên giao thông công cộng đặc thù, vốn lâu nay bị nhiều tai tiếng. Ai dè đọc xong thì ngã ngửa vì thất vọng. Có cảm giác những người soạn thảo quy chế lúng túng và bất lực, không có việc gì làm nên mới nghĩ ra quy chế nghe như chuyện tiếu lâm của thủ đô.

Dự thảo quy chế có rất nhiều cái mới và lạ, chưa nước nào dám nghĩ ra, nói chi chuyện soạn thành văn bản pháp quy. Cụ thể:

“Từ năm 2018 sẽ thống nhất thiết kế màu sơn chung cho taxi. Taxi phải hoạt động theo địa bàn đăng ký.

Từ 2019 - 2024, xe taxi thay mới sẽ áp dụng màu sơn chung.

Từ năm 2025, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với taxi hoạt động trên địa bàn TP.

Hà Nội sẽ phân vùng hoạt động của taxi gồm vùng Một là các quận, vùng Hai là các huyện, thị xã.

Taxi chỉ được hoạt động và dừng, đỗ, đón, trả khách trong khu vực mà doanh nghiệp đăng ký khai thác.

Taxi hoạt động tại vùng Hai khi đưa khách vào các điểm đón, trả khách trong vùng Một chỉ được trả khách, không được dừng, chờ đón khách tại các điểm đó và ngược lại.

Niên hạn sử dụng của taxi không quá 8 năm tính từ năm sản xuất. Hết niên hạn không được hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn thành phố...”

Dự thảo quy chế có từng bước đi cụ thể, tương ứng với những nội dung rõ ràng và bài bản. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu quy chế này được thông qua?

Các hãng đồng phục từ màu xe đến quần áo. Nghe đâu, người nhà của Sở đã rục rịch lập công ty chuyên sơn lại taxi và may đồng phục cho tài xế? Như vậy sao không giải thể các hãng, thành lập Tổng công ty cho đồng phục luôn. Taxi hoạt động theo địa bàn đăng ký, nghe cứ như một thời ngăn sông cấm chợ hãi hùng. Taxi mà dừng, đỗ, đón khách ngoài vùng đăng ký là bị phạt. Phen này Sở phải xin thêm biên chế. Khối người sẽ có việc làm. Khắp các đường phố thủ đô sẽ có Thanh tra giao thông rình bắt taxi dừng, đỗ, đón khách ngoài điểm đăng ký.

Ô tô chở người, nhà nước quy định niên hạn 20 năm nhưng taxi Hà Nội chỉ được phép sử dụng 8 năm. Hết hạn không được hoạt động trong thủ đô - nghĩa là có thể về các tỉnh, thành khác? Là phương tiện giao thông công cộng đặc thù nên taxi các nước thường là xe nội địa và xe cũ trong niên hạn bảo hành chứ không xài hàng hiệu như ở Việt Nam. Taxi các nước tuềnh toàng hơn nhưng thái độ và tinh thần phục vụ của tài xế, tính chuyên nghiệp của các hãng thì ăn đứt Việt Nam. Mình chỉ hơn họ ở chất lượng xe.

Điều gì sẽ xảy ra nếu quy chế này được ban hành? Chắc chắc các bộ ngành khác sẽ đua nhau làm các quy chế tương tự. Cả nước sẽ đồng phục, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ suy nghĩ đến hành động. Người dân từng bước biến thành robot theo lập trình sẵn có. Cố suy nghĩ, tôi vẫn không thể nào hình dung về những bộ óc đã soạn thảo ra những quy chế độc đáo này. Vậy mà cũng được đưa ra lấy ý kiến. Hay là Sở cố tình tạo sự kiện như kiểu scandal của mấy ca sĩ, người mẫu? Càng bị ném đá càng nổi tiếng.

Các vị quan Sở đang ăn lương và ngồi làm việc phòng lạnh từ tiền thuế của người dân, trong đó có các hãng taxi. Nếu không giúp được gì cho các hãng, xin đừng bày trò làm khổ thêm họ và làm rối ren thêm hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhờ các vị nghĩ giùm cách chấn chỉnh các trường Đào tạo lái xe, các trung tâm Kiểm định chất lượng xe; xử phạt thật nghiêm các tài xế chặt chém, bạo lực; các hãng vi phạm pháp luật, xóa sổ vĩnh viễn các tài xế taxi ngáo đá…

Làm sao để tài xế taxi niềm nở, trung thực, luôn lấy nụ cười làm phương tiện phục vụ và cạnh tranh là bàn dân thiên hạ ghi công tạc dạ. Xin đừng làm người cõi trên nữa. Vạch mây, xuống đất làm việc giùm cho người dân bớt khổ!

“Chiếc áo không làm nên thầy tu”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông già và kẻ cắp

 

Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)
Ga Hải Phòng xưa (Ảnh: Internet)








Sáng nay trên xe buýt Sài Gòn có người bị kẻ cắp móc túi làm mình nhớ đến chuyện Bố mình năm xưa khi ông đang là Thầy giáo Phổ thông cấp I (Tiểu học).
Hồi ấy, Mỹ đánh bom vào Thành phố Hải Phòng, các trường học trong nội thành đóng cửa, thầy trò phải chuyển ra ngoại thành để giảm rủi ro, gọi là đi “sơ tán”. Mấy anh em mình còn nhỏ theo Bố về làng Hỗ cách Thành phố khoảng hơn chục cây số đường tàu hỏa. Đoạn đường sắt này lúc ấy chưa bị đánh bom nên tàu vẫn chạy, chủ yếu vào ban đêm. Còn đường thì còn tàu chạy, còn tàu chạy thì còn khách, còn kẻ cắp móc túi, bất kể thời nào.
Một lần vào cuối tuần, mấy bố con lên tàu tranh thủ về thăm nhà trong nội thành. Trước lúc ra tàu mình thấy ông lấy tờ giấy báo Hải Phòng gấp lại nhiều lần rồi bọc gọn, buộc dây chữ thập, nhét vào túi đít quần, không cài nút, trông dày cộm…
Kể đến đây thì chắc mọi người đã đoán ra: Bố mình làm thế để lừa mấy thằng móc túi. Cho chúng mày tập trung vào móc túi bố mày lấy Báo chí Cách mạng về mà đọc, giúp cho bà con hành khách phần nào bớt bị chúng nhằm vào móc tiền tươi thóc thật.
Thời gian đầu ông bị mất “báo” hơi nhiều. Tiếp những chuyến tàu sau mất ít dần rồi không mất nữa. Kẻ cắp và ông già chắc đã chán nhau. Túi đít quần ông lại thường xuyên xẹp lép.
Có một chuyến tàu sau nữa mấy bố con ngồi sát với mấy đứa, cả giai lẫn gái quen mặt. Chúng róc mía ăn, nhai rau ráu, vừa hít nước mía vừa nhìn ông già quen quen. Ông cũng nhìn chúng, tủm tỉm cười thân thiện…
Lúc xuống tàu, ông giật mình thấy cả hai cái túi đít quần của mình dày căng cả lên, âm ẩm ướt. Ông dừng lại lấy tay móc ra. Toàn bã mía.
H.T.H

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc 5 lần bán đứng Việt Nam



>> Trịnh Xuân Thanh không về nhà, chưa tẩu tán biệt thự
>> Ban chỉ đạo Tây Nam bộ 'rút ruột' ngân sách như thế nào?
>> Hà Nội từ chối Trung Quốc làm tàu điện ngầm: Tránh tham nhũng


FB Hoài Hương
















Chỉ là nhân vụ bắt cóc đầu thú, có thuyết âm mưu cho rằng có bàn tay Hoa Nam nhúng vào nhằm chia uyên rẽ thuý. Chợt nhớ chuyện xưa mà không xưa.

Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy.

Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam.

Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.

Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng.

Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979.

Năm lần họ buôn bán trên lưng mình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dán “mác” đại học chỉ để ngồi lướt “phây”


>> 'Buồng hạnh phúc’ và chuyện nữ tù mang thai
>> Chia sẻ có trách nhiệm thay vì lạm dụng quyền lực ảo
>> Mở đến 42 tài khoản để thao túng cổ phiếu công ty HAGL Agrico
>> Đặc khu sẽ không hội đồng nhân dân và có đặc quyền casino


LÊ THANH PHONG















LĐO - Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH, hiện cả nước có gần 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Từ con số này, có thể đọc được nhiều thông tin khác ngoài chuyện thất nghiệp.

Trước hết là chất lượng đào tạo đại học. Tỉnh nào cũng đua nhau mở trường như mở sân golf. Kết quả là có nhiều địa phương, cơ quan tuyên bố thẳng thừng là không nhận sinh viên tốt nghiệp một số trường đại học ngoài công lập vào làm việc.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, trường đại học không đẩy mạnh nghiên cứu khoa học thì chỉ là trường phổ thông cấp 4. Và nói thẳng cho nó thực, chúng ta có rất nhiều trường đại học không quan tâm đến nghiên cứu khoa học mà chỉ lo chuyện làm ăn lời lỗ.

Chất lượng đào tạo đại học như vậy, cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là đương nhiên. Doanh nghiệp không tuyển những người nửa thầy nửa thợ vào làm cảnh để trả lương.

Thông tin thứ hai phát ra từ con số thất nghiệp này, đó là tình hình thị trường việc làm đang rất xấu. Doanh nghiệp phát triển tốt thì nhu cầu tuyển dụng cao và ngược lại. Trong 5 tháng đầu năm 2017, cả nước có 50.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng có đến 32.148 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Số đăng ký thành lập mới thì chỉ trên hồ sơ, chưa biết tuyển dụng được bao nhiêu lao động, nhưng số lao động bị mất việc do doanh nghiệp đóng cửa chưa biết đi đâu.

Thông tin thứ ba, đó là có 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, trong khi chỉ có 94.000 người trình độ cao đẳng và 59.000 người trình độ trung cấp thất nghiệp. Như vậy, học nghề dễ tìm việc làm hơn học đại học. Lâu nay, phần lớn phụ huynh chỉ muốn con cái học đại học, ai cũng nghĩ chỉ có đại học mới đổi đời, mới nở mày nở mặt, mới trở thành ông này bà nọ. Chính vì nhận thức như vậy cho nên cố tìm cách “nhét” con mình vào trường nào cũng được. Kết quả là dán “mác” đại học nhưng chỉ ngồi lướt “phây”.

Hiện nay, nhiều người đã thay đổi suy nghĩ, tìm những trường nghề có chất lượng, đào tạo ra công nhân kỹ thuật lành nghề để cho con vào học. Có những trường cam kết đầu ra, bước ra cổng trường là bước vào cổng nhà máy. Nhiều doanh nghiệp cần thợ lành nghề, biết vặn con ốc, biết vận hành dây chuyền sản xuất, họ không cần các ông cử nhân, kỹ sư nhưng chỉ nói lý thuyết trên trời.

Mới đây, Bộ LĐTBXH còn tính toán chi 1.300 tỉ đồng để từ nay đến năm 2025, xuất khẩu 54.000 cử nhân thất nghiệp. Xa vời quá, xin hãy để tiền của đó đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ bằng các nước trong khu vực. Khi đó muốn sử dụng trong nước hay xuất khẩu đều có cửa thắng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội: Nữ Bí thư phường điều hành đường dây đánh bạc hơn 4 tỉ đồng

Thứ sáu, 11/08/2017 - 12:18  
Cơ quan điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) xác định, Nguyễn Thị Thuận, Bí thư Đảng uỷ phường Mỹ Đình 1 cùng chồng là Nguyễn Văn Tiện tổ chức đánh bạc dưới hình thức ghi lô đề với số tiền lên đến hơn 4,7 tỉ đồng và thu lợi bất chính gần 600 triệu đồng. 
.
Nữ Bí thư Đảng uỷ phường Mỹ Đình 1 cùng chồng và đồng phạm 
điều hành đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi lô đề.

Nguồn tin của Dân trí cho hay, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa làm rõ ổ nhóm cờ bạc do Nguyễn Thị Thuận (SN 1970), Bí thư Đảng uỷ phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng chồng là Nguyễn Văn Tiện (SN 1962, trú tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) điều hành đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi lô, đề.


Số tiền cơ quan điều tra làm rõ, vợ chồng nữ Bí thư Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Văn Tiện tổ chức đánh bạc lên đến hơn 4,7 tỉ đồng và thu lợi số tiền gần 600 triệu đồng.

Liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc này còn có đối tượng Bùi Thị Hoa (SN 1970, nghề nghiệp tự do, trú tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Số tiền Hoa tham gia tổ chức đánh bạc là hơn 4,7 tỉ đồng và thu lợi hơn 72 triệu đồng.

Một số đối tượng tham gia đường dây đánh bạc này đều bị xử phạt hành chính. Riêng con bạc Nguyễn Thị Hương Trung (SN 1978, lao động tự do, trú tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), cơ quan điều tra xác định số tiền đánh bạc của Trung lên đến hơn 11 triệu đồng, nên chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân quận Nam Từ Liêm đề nghị truy tố.

Theo cơ quan CSĐT, trước đó, Đội CSĐT TP về TTXH (Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bắt quả tang Bùi Thị Hoa đang có hành vi bán số lô, đề cho Vũ Xuân Toản, Bùi Thị Minh, Hà Văn Hưng. Khi Hoa vừa giao “tích kê” ghi số lô đề cho các đối tượng nêu trên thì cơ quan CSĐT ập vào.

Sau đó, cơ quan CSĐT làm rõ đối tượng điều hành đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, đề này là vợ chồng nữ Bí thư Đảng uỷ phường Mỹ Đình 1 Nguyễn Thị Thuận và Nguyễn Văn Tiện.

Khi cơ quan CSĐT tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì nữ Bí thư Đảng uỷ phường đã lấy lí do chữa bệnh trong viện sau đó tìm sơ hở và bỏ trốn.

Sau đó, cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm đã phát lệnh truy nã và ngày 2/8 vừa qua, Nguyễn Thị Thuận đã bị bắt giữ.

Hiện vợ chồng Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Văn Tiện đang bị cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp tạm giam. Còn bị can Bùi Thị Hoa, Nguyễn Thị Hương Trung bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Sáng nay (11/8), phóng viên Dân trí đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Quận uỷ, cùng Nguyễn Khánh Thăng, Phó Bí thư thường trực Quận uỷ Nam Từ Liêm để đề nghị cung cấp thông tin về việc xử lí cán bộ sai phạm nhưng mọi liên hệ đều bất thành. Một cán bộ Quận uỷ Nam Từ Liêm cho biết, ông Hải đang đi công tác nước ngoài, còn ông Thăng đi họp và sẽ xin ý kiến để trả lời phóng viên sau.

Khi phóng viên Dân trí đặt câu hỏi việc xử lí về mặt Đảng và chức vụ đối với cán bộ sai phạm thì một cán bộ tại Ban Tổ chức Quận uỷ Nam Từ Liêm cho biết, “đương nhiên những cái đó chúng tôi đã xử lí theo đúng quy định”.

Hiện vụ án vẫn đang được cơ quan tố tụng làm rõ. Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ án này. 
Tuấn Hợp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

MẠNG XÃ HỘI



"Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta", câu nói đầy hoảng hốt, hồ đồ của Nguyễn Thanh Lâm, 1 ông quan cục. Câu nói đó phản ánh sự khiếp sợ sự thật của cả giới quan trường ngày nay.
Than ôi, nếu sợ sự thật, thì hãy biết sợ chính cái "nhân duyên" sinh ra những cái ghế mà họ hiện đang ngồi, đó mới là "gốc" của sự thật. Còn mạng xã hội chẳng qua chỉ là phần "ngọn" của sự thật mà thôi.
Vậy mạng xã hội từ đâu mà sinh?
Nếu hiểu do những thằng Max, thằng Jack... sáng chế ra thì xoàng quá. Những người ấy chẳng qua chỉ là những "nhân duyên" cuối cùng, khiến mạng xã hội ra đời mà thôi.
Mạng xã hội sở dĩ xuất hiện, bởi đã đến lúc, mọi người trên thế gian này đều có quyền được chia sẻ tất cả, từ giả dối đến sự thật, từ hình ảnh đến suy nghĩ, từ cái xấu đến cái tốt...
Đó là "nhân duyên" lớn nhất, quyết định sự ra đời của mạng xã hội. Không có thằng Max, thằng Jack, tất sẽ có người khác.
Chính bởi cái "nhân duyên" vĩ đại này, mà bọn sợ hãi sự thật, tìm mọi cách che đậy, bóp nghẹt tự do tư tưởng dẫu hoảng hốt thế nào đi nữa, cũng không thể ngăn chặn được.
Người Công giáo sẽ nói: "đó là ý Chúa". Nhà triết học sẽ nói: "đó là quy luật". Người tu Phật sẽ nói: "đó là tính Không"...
Dẫu là kẻ có quyền, có tiền, có công an, quân đội, nhà tù... cũng không thể phản lại ý Chúa, cũng không thể chống lại quy luật, cũng không thể xóa bỏ cái Không...

Phần nhận xét hiển thị trên trang