Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Ai bảo đảm người ngồi trong phòng kín kia chính là bà Nguyễn Mai Phương “thật”?



Đặng Vỹ
NQL - “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”, cả luật sư, bị cáo, những người liên quan, và cả cộng đồng hàng triệu người đang quan tâm… đều không nhìn thấy người “làm chứng”, chỉ nghe tiếng từ phía sau bức tường kín nói vọng ra qua micro, thì làm sao có thể tin được rằng đây đúng là “người thật”, là nhân chứng “thật”?

Sở dĩ đặt vấn đề như vậy, bởi không thấy bất cứ dòng tin nào trên báo chí tường thuật về thủ tục kiểm tra nhân thân trong buổi xét xử chiều 27/6, khi nhân vật xưng tên Nguyễn Mai Phương đến tòa và yêu cầu chỉ ngồi phòng kín. Không thấy HĐXX có làm thủ tục nhận dạng và công bố xác nhận tại tòa rằng, đây chính xác là bà Nguyễn Mai Phương hay không, đúng là nhân vật người mà mấy hôm nay được nhắc đến trong vụ án hay không, và tòa phải chịu trách nhiệm với công bố này.

Sở dĩ đặt vấn đề như vậy, bởi phiên tòa này đã có quá nhiều thông tin dối trá. Hầu như tất cả các nhân vật, từ bên nguyên đến bên bị, đều có những lời khai (kể cả hành động) cung cấp cho cơ quan điều tra trước sau mâu thuẫn, trái ngược. Kể cả với bà Mai Phương, những lời khai của những người khác về bà cùng một sự việc nhưng có lúc chi tiết khác nhau. Riêng việc bà đến các tòa soạn báo trao đổi lại về những thông tin dư luận nêu về mình, cũng rất khác với lời khai của những nhân vật chính và các nhân chứng khác nói về bà.

Ngay trong công tác điều tra xét hỏi cũng có điểm nghi vấn khi hai bản cung của bên nguyên và bên bị lại giống như “song sinh”, như photocopy (từng chỗ)…, khiến người ta nghi ngờ cả độ trung thực khách quan của cơ quan điều tra. Rồi những lời khai tại tòa như Nguyễn Đức Thùy Dung và Lữ Minh Nghĩa, cho rằng họ thông cung được với nhau qua cán bộ trại giam. Những điều này đã khiến người quan tâm bày tỏ sự thất vọng về công tác tư pháp trong phiên tòa này.

Vậy thì, một người chỉ là nhân chứng, mà trước đó đã được tòa án triệu tập nhưng không đến, đến mức tòa phải ra lệnh dẫn giải, rồi đến tòa cũng phải ẩn mình, giấu mặt, thì có thể hoàn toàn tin cậy về nhân thân, về những lời người này nói khi không hề thấy họ được không? Nếu không có sự bảo chứng nào từ HĐXX, thì ai dám tin rằng đây chính xác là nhân chứng mà tòa và mọi người đang cần tìm?

Nhân chứng được ngồi “cách ly”, không cho ai thấy mặt, là chi tiết chưa từng có trong lịch sử tố tụng Việt Nam (trên thế giới thì chưa rõ). Chính vì vậy, có thể trong hướng dẫn Luật của Việt Nam chưa chắc đã có quy định cụ thể về thủ tục mà HĐXX phải làm trong tình huống này. Tuy nhiên, thiển nghĩ, chính vì điều đó, trong trường hợp này, sau khi kiểm tra CMND cùng các giấy tờ khác để xác tín nhân thân, HĐXX nên công bố công khai trước tòa, bảo đảm rằng đây chính là “người thật”, và HĐXX chịu trách nhiệm với công bố này.

Và đồng thời với đó, HĐXX cũng cần phải công bố cho người theo dõi biết lý do mà nhân vật kia nêu ra để yêu cầu được “cách ly”. Lý do đó có chính đáng để được đáp ứng hay không, tại sao HĐXX chấp nhận lý do đó. Và HĐXX cũng phải chịu trách nhiệm với quyết định chấp thuận lý do này.

Bởi, nhân vật làm chứng có quyền đòi giấu mặt thì cộng đồng cũng có quyền yêu cầu trả lời lý do vì sao phải giấu. Nếu không có câu trả lời thỏa đáng thì cộng đồng có quyền nghi ngờ về nhân thân và lý do của nhân vật.

Một người đã tự chủ động tìm đến báo chí để “thanh minh” những điều cho là mình bị oan khuất, cho là bị can đã đổ vấy, cho là bị cán bộ điều tra ép uổng, tại sao không xuất hiện công khai ở tòa, mà lại ngồi trong phòng kín? Chỉ chừng đó thôi đã thấy khá nhiều thắc mắc nổi lên.

Nếu là một người muốn làm sáng tỏ vụ việc, để mình được giải tỏa tiếng xấu, quang minh chính đại, thì chả việc gì phải giấu mặt, mà càng phải xuất hiện công khai.

Nửa đêm, gần qua ngày mới, Nhà Quản Lý đã gọi cho luật sư Nguyễn Văn Quynh, người tham gia bào chữa trong phiên tòa. Khi được hỏi trong phần làm thủ tục buổi chiều 27/6, HĐXX có công bố rằng nhân vật ngồi trong phòng kín kia có chính xác chính là bà Nguyễn Mai Phương, có đúng là nhân chứng “thật” mà tòa triệu tập hay không, luật sư này cho biết: HĐXX thông báo trước tòa rằng đã kiểm tra thẻ căn cước (CMND) của người này, và những nội dung đối đáp trả lời của người này được ghi âm, ghi hình, có giám sát viên trực tiếp giám sát, sẽ đưa vào hồ sơ vụ án. Chúng tôi phải nhấn mạnh lại lần nữa, rằng HĐXX có chính thức công bố đây chính là bà Nguyễn Mai Phương, là nhân chứng mà tòa triệu tập hay không, và tòa có tuyên bố cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác này hay không, thì luật sư cho biết HĐXX có thông báo đây là bà Nguyễn Mai Phương, chứ không có cam kết như câu hỏi chúng tôi đặt ra.

“Riêng cá nhân tôi tin rằng tòa đã xác định đúng người, đó là bà Phương mà tòa triệu tập”, luật sư Quynh nói.

“Tuy nhiên bản thân tôi cũng không thỏa mãn với điều này”, luật sư Quynh tiếp tục. “Đã là ‘nhân chứng’ thì phải công khai minh bạch, xuất hiện đàng hoàng, có gì đâu phải tránh né, ẩn mặt”.

Trong công tác tòa án, ngoài “xử” ra, còn phải “xét”. Có “xét” mới “xử” được. Mà đã là “xét” thì phải căn cứ trên rất nhiều phương diện, yếu tố, chứ không chỉ riêng thông tin. Khi các bên đối chất trực tiếp với nhau, ngoài thông tin của từng bên đưa ra, HĐXX còn xem xét thái độ, cử chỉ của người nói, ứng xử trong các tình huống, để từ đó đánh giá sự trung thực hay chính xác của thông tin. Mặc dù khi kết luận thì HĐXX phải dựa trên chứng cứ và sự phù hợp của chứng cứ với lời khai, nhưng niềm tin nội tâm cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Sự quan sát của HĐXX, của luật sư khi nhân vật trình bày không hề thừa, thậm chí có tình huống rất cần thiết.

Bản thân chữ “nhân chứng” đã thể hiện sự công khai, sự trung thực. Theo từ điển tiếng Việt, “nhân chứng” có nghĩa là “người làm chứng”, “người chứng kiến sự việc diễn ra và kể lại”. Ấy vậy mà người nghe lại không nhìn thấy được “người chứng kiến sự việc diễn ra và kể lại”, thì làm sao có thể tin được lời kể đó là hoàn toàn trung thực, chính xác?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiên sư thằng Tào Tháo!

Kết án Như Quỳnh 10 năm tù: Ai vui, ai buồn, ai tức?

Mạc Văn Trang
Theo FB Mạc Văn Trang
17h chiều ngày 29/6/2017, Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – blogger Mẹ Nấm – bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo khoản 1, điều 88 Bộ Luật hình sự.

Không ai ngờ một phụ nữ mạnh mai, chỉ đấu tranh ôn hòa bằng nói và viết trên facebook, những điều bất bình về thực trạng xã hội, lại đang phải nuôi mẹ già và hai con nhỏ, mà Tòa nỡ kết án 10 năm tù!
Theo Wikipedia thì: “Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam. Theo báo Công an, bà còn là thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước”, “Tuyên bố công dân tự do”.[1]
Chị được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về lòng dũng cảm đấu tranh cho nhân quyền và tiến bộ xã hội, nên đã trao các giải thưởng:
• “2010: Giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.[29]
• 2015: Giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.[30] Bà là người thứ ba, đồng thời là người châu Á đầu tiên được nhận giải này.[31]
• 2017: Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vào ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tôn vinh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự dũng cảm của cô trong việc đưa ra các vấn đề xã hội dân sự, truyền cảm hứng cho sự thay đổi ôn hòa, kêu gọi sự minh bạch hơn trong chính phủ và việc tiếp cận các quyền cơ bản của con người, đồng thời là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận”.[32] [Wikipedia]
Nhìn qua những hoạt động của Như Quỳnh, ta có thể đoán biết, việc kết án Chị 10 năm tù, thì ai vui, ai buồn, ai tức giận?
– Chắc hẳn nhà cầm quyền Bắc Kinh và những người thân thiết với họ vui lắm, hả hê lắm. Ai bảo mày “kích động” biểu tình đòi “Trung cộng cút khỏi biển Đông”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”; Ai bảo mày dám đòi “Khởi tố Formosa”, đòi “Formosa cút khỏi Việt Nam”… Ai bảo mày ca ngợi dân chủ, nhân quyền của tư bản, đế quốc, vạch vòi, bới móc bao nhiêu cái xấu xa của chế độ XHCN tươi đẹp, bôi tro trát trấu vào bộ mặt chế độ…10 năm tù cho đáng đời, để nhưng đứa giống mày nhìn đó làm gương: Mẹ già, con thơ, thân gái, tao cũng không hề động lòng nhé. Vậy những thằng già, đứa bệnh tật cũng liệu hồn!
Trung cộng đang nhe nanh, múa vuốt ngoài biển Đông, đây cũng là lễ vật để đám bành trướng đại Hán bớt phần nào hung hăng…
– Ai buồn? Tôi tin rằng tất cả những người Việt dù ở đâu, biết căm giận bọn bá quyền Trung cộng xâm lăng biển đảo, cướp bóc ngư dân; biết đau xót vì thảm họa biển miền trung do Formosa gây ra; biết lo lắng cho môi trường sống, cho sự suy đồi của văn hóa, đạo đức xã hội… đều buồn. Buồn bởi Chị Như Quỳnh đi tù vì đấu tranh lên án những điều tồi tệ đó, mong muốn cho xã hội dân chủ, tiến bộ, quyền con người được thực thi… Chị đã đấu tranh thay cho tôi và bạn, và đã đi tù thay cho tôi và bạn. Tôi rất buồn! Nhưng tôi biết, có những người chẳng thèm quan tâm, và có cả người vui thích! Xã hội ngày nay nó thế mà!
– Ai giận dữ? Tất nhiên là những Tổ chức, những nước đã trao giải thưởng cho Chị Như Quỳnh sẽ bực tức, giận dữ, vì như vậy, chính phủ CHXHCN Việt Nam khinh họ quá, như tát vào mặt họ. Đau nhất là Chính phủ Mỹ.
Nhưng Mỹ đau, Mỹ mất mặt thì kẻ nào hả hê, ai chẳng biết.
Thế là kết án 10 năm tù cho Như Quỳnh, “một mũi tên trúng mấy đích”. Tiên sư thằng Tào Tháo! Chính quyền tài giỏi đến thế là cùng!
29/6/2017
MVT

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xét xử Hoa hậu Phương Nga: Phiên tòa của cải cách tư pháp



ĐÀO TUẤN
LĐO - Tin giờ chót chiều qua là việc bị cáo/ Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga được tại ngoại hầu tra. Nhìn diễn biến phiên toà suốt những ngày qua, có thể thấy đây là một phiên toà điển hình, mẫu mực của cải cách tư pháp!

Không có việc ngắt lời! Những chứng cứ ngoài hồ sơ được lập biên bản giao nhận. Các tình tiết mới được ghi nhận. Những nhân chứng “ngoan cố” bị triệu tập. Báo chí liên tục thông tin cập nhật. Và đến hôm qua, hai bị cáo của vụ án được thay đổi biện pháp ngăn chặn sau ngót 24 tháng tạm giam. Rất đúng, đó là một phiên toà công khai và những hành động của hội đồng xét xử đưa ra hoàn toàn căn cứ vào những diễn biến tại phiên toà chứ không từ những hồ sơ được sự thống nhất liên ngành. 

Nhưng nhìn Phương Nga được tại ngoại, lại không thể không nhắc tới BS Lương trong sự cố gây chấn động ở Hoà Bình!

Nhiều ngày nay, dư luận đang cố gắng “thấu cảm” đặt mình trong hoàn cảnh của người bác sĩ trẻ. Nói một phút cẩu thả, thiếu trách nhiệm cũng đúng mà bảo là tai bay vạ gió cũng không sai. Bởi trách nhiệm của một bác sĩ là cứu người chứ không thể nếm ngửi được sự an toàn của cái nước RO hay các loại thuốc.

Rất hiếm khi có sự thương cảm, xót xa, hiếm khi có những lời kêu gọi cho những “thủ phạm” trong những vụ án gây chấn động như vậy.

Về mặt tố tụng, tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất nhằm phòng tránh khả năng bị can, bị cáo bỏ trốn, hoặc tiếp tục phạm tội, hoặc thay đổi các chứng cứ cản trở quá trình điều tra. Nhưng luật tố tụng cũng còn có những biện pháp khác để đảm bảo điều tra chứ đâu chỉ nhất nhất là việc nhốt trong song sắt bất cứ đối tượng nào. Trong trường hợp BS Lương, ngay cả khi anh có dấu hiệu phạm tội, thực ra cũng không nhất thiết áp dụng biện pháp tạm giam!

Cải cách tư pháp, nên là sự tôn trọng trong thực tế quyền của bị can bị cáo, chẳng hạn quyền im lặng trong phiên toà “đại gia - hoa hậu”! Cải cách tư pháp, nên là sự hợp tình hợp lý trong việc áp dụng các biện pháp tố tụng, chứ có lợi gì đâu một biện pháp mà ngay thân nhân người bị hại cũng thấy là quá nặng nề. Và cải cách tư pháp nên là việc áp dụng rộng khắp cho mọi đối tượng, với từng vụ án. Song sắt, vì thế, không nên dành cho vị bác sĩ cũng là nạn nhân của việc quản lý trang thiết bị lòng vòng ở Bệnh viện Hoà Bình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thuyết trình: PHAN KHÔI VÀ VẤN ĐỀ DI SẢN KHỔNG GIÁO Ở VN


 
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân.

THƯ MỜI CÀ PHÊ THỨ BẢY

Các bạn thân mến!
Vào 14h30 chiều thứ bảy, 01/07/2017
tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hà Nội

Nhân 130 năm sinh nhà văn hóa PHAN KHÔI (1887-1959):
sẽ diễn ra buổi cà phê với chủ đề: 

Học giả Phan Khôi và vấn đề Di sản 
Khổng giáo ở Việt Nam

Diễn giả: Nhà Nghiên cứu LẠI NGUYÊN ÂN
Chủ trì: Nhà Nghiên cứu NGUYỄN QUANG DY

Rất mong các bạn đến tham dự. Hân hạnh được đón tiếp!

---------------------------------

CHƯƠNG TRÌNH
+ 14h30-15h00: Cà phê, gặp gỡ, làm quen.
+ 15h00-16h00: Phần trình bày của diễn giả.
+ 16h0-17h00: Trao đổi giữa diễn giả và khách mời. 

LỜI DẪN

Phan Khôi sống ở thời kỳ mà toàn vùng Đông Á đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi cuộc “toàn cầu hóa” lần thứ nhất, do sự bành trướng của tư bản thương mại và công nghiệp từ phương Tây. Nguồn “tân thư” từ Trung Hoa và Nhật Bản đã giúp thế hệ nho sinh trẻ tuổi như Phan Khôi nhận chân những ưu việt của văn minh Âu Mỹ, nhận ra rằng con đường thay đổi xã hội Á Đông cổ truyền, trong đó có xã hội Việt Nam của mình, chỉ có thể là canh tân theo văn minh phương Tây.

Một trong những trở ngại lớn lao trên con đường canh tân xứ sở, Phan Khôi nhận ra, chính là di sản Khổng giáo (Nho giáo) mà người xứ mình đã tiếp nhận và áp dụng ngót ngàn năm nay, đã ăn sâu vào cả cơ cấu chính trị lẫn cấu trúc xã hội, dân cư xứ mình. Vấn đề khắc phục di sản này, theo Phan Khôi, không phải là tìm cách xóa bỏ nó – sự xóa bỏ này, một cách nghịch lý, đã được thực hiện từng phần bởi chính nền cai trị thực dân của người Pháp – mà chính là nhận ra bản lai diện mục của Khổng giáo, đánh dấu để loại bỏ những nguyên lý và yếu tố đã lỗi thời, giữ lại một số ít yếu tố khả thủ, nhất là những yếu tố có vai trò trong bồi dưỡng giáo dục nhân cách.

Nhân kỷ niệm 130 năm sinh học giả Phan Khôi, thông qua hàng loạt bài viết đăng báo của ông, những năm 1917-1955,  nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sẽ trình bày và cùng cử tọa thảo luận về cách tiếp cận của nhà nho, nhà báo, học giả Phan Khôi đối với di sản Nho giáo.
VÀI NÉT VỀ  DIỄN GIẢ :  

LẠI NGUYÊN ÂN sinh 1945, quê Hà Nam.
Tháng 6/1968, tốt nghiệp ngành ngữ văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội.
Từ 1/1969 đến 12/1969 là cán bộ tư liệu Tạp chí Học Tập.
Từ 10/1970 đến 8/1977 là giáo viên văn hóa trường trung học Thương nghiệp (Bộ Nội thương).
Từ 1977 cho đến khi về hưu là biên tập viên sách văn học tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.
2007 về hưu.
Là hội viên Hội nhà văn VN từ 1987.
Hiện hoạt động như nhà nghiên cứu độc lập.

Đã xuất bản trên 30 cuốn sách, gồm các loại:

A/ SÁCH PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC:
  • Văn học và phê bình (Nxb. Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1984)
  • Một thời đại mới trong văn học (sách viết chung của 5 tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, Ngô Thảo, Vương Trí Nhàn; Nxb. Văn học, 1987, 1995)
  • Sống với văn học cùng thời (Nxb. Văn học, 1997; Nxb.Thanh niên, 2002)
  • Đọc lại người trước, đọc lại người xưa (Nxb. Hội nhà văn, 1998)
  • Mênh mông chật chội… (Nxb. Tri Thức, H.: 2009).

  • Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết ‘Giông tố’ (H.: Nxb. Tri Thức, 2007)
  • Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX (soạn chung, Nxb. Giáo dục: 1995, 1997, 1999 ; Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội: 2001; 2005)
  • Phê bình-Tiểu luận (Nxb. Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2010)
  • Là soạn giả phần văn học VN trong sách Tri thức bách khoa (Nxb. Văn hoá, 2000, 2001, 2002, 2003)
B/ CÁC SÁCH TƯ LIỆU SƯU TẦM VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM:
  • Nguyễn Minh Châu – con người và tác phẩm (soạn chung; Nxb. Tác phẩm mới, 1990)
  • Văn học 1975-1985 : tác phẩm và dư luận (soạn chung; Nxb. Hội nhà văn, 1997).
  • Vũ Trọng Phụng – tài năng và sự thật (Nxb. Hội nhà văn, 1992, 1997)
  • Thi sĩ Hồ Dzếnh (soạn chung; Nxb. Hội Nhà Văn, 1993)
  • Hồ Dzếnh, một hồn thơ đẹp (soạn chung; Nxb. Văn hoá thông tin, 2001)
  • Vũ Trọng Phụng – con người và tác phẩm (soạn chung, Nxb. Hội nhà văn, 1994)
  • Nhà văn Việt Nam : Chân dung tự hoạ (soạn chung; Nxb. Văn học, 1995)
  • Sưu tập trọn bộ “ Tiên phong” 1945-46 (soạn chung; 2 tập; Nxb. Hội nhà văn, 1996)
  • Sưu tập ‘Văn nghệ’ 1948-1954 (soạn chung, 7 tập; Nxb. Hội nhà văn, 1996-2006)
  • Lê Thanh (1913-44):Nghiên cứu và phê bình văn học (Nxb. Hội nhà văn, 2001)
  • Vũ Trọng Phụng (1912-39): Chống nạng lên đường (Nxb. Hội nhà văn, 2001, 2004)
  • Thơ mới 1932-1945 : tác giả & tác phẩm. (Nxb. Hội nhà văn, 1992, 1995, 1998, 2000, 2002, 2004
  • Trần Đình Hượu (1926-95): Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (Nxb. Đai học quốc gia Hà Nội, 2001, 2002)
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1928 (Nxb. Đà Nẵng, 2003).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1929 (Nxb. Đà Nẵng, 2005).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1930 (Nxb. Hội Nhà Văn, 2005).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1931 (Nxb. Hội Nhà Văn, 2007).
  • Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn (Nxb. Hội Nhà Văn 2007).
  • Tác phẩm Hoàng Cầm, 3 quyển: Q 1: Thơ ; Q 2: Truyện thơ. Kịch; Q 3: Văn xuôi.(Nxb. Hội nhà văn và Trung tâm VH&NN Đông Tây, 2002-2003)
  • Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (Nxb. Văn hoá thông tin, 2005)
  • Vũ Bằng (1913-1984): Các tác phẩm mới tìm thấy (Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2010)
  • Phan Khôi (1887-1959):Tác phẩm đăng báo 1932 (Nxb. Tri Thức, Hà Nội, 2010)
C/ CÁC SÁCH DỊCH VÀ BIÊN DỊCH: 
  • Số phận của tiểu thuyết (dịch chung; Nxb. Tác phẩm mới, 1983)
  • Boris Sutchkof (1917-74): Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (dịch chung; 2 tập; Nxb. Tác phẩm mới, 1980,1981)
  • Mikhail M. Khrapchenko (1904-86): Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (dịch chung; 2 tập; Nxb. Khoa học xã hội, 1984, 1985)
  • G.N. Pospelof (1899 -) chủ biên: Cơ sở lý luận văn học (dịch chung; 2 tập; Nxb. Giáo dục, 1985; 2000).
  • 150 thuật ngữ văn học (Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1999, 2003, 2004)
  • Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX (dịch chung; Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2003)
  • Văn học hậu hiện đại thế giới. Những vấn đề lý thuyếtbiên dịch chung; Nxb. Hội nhà văn & Trung tâm VHNN Đông Tây, 2003)
  • Là soạn giả khoảng 100 mục từ lý luận văn học trong Từ điển văn họcbộ mới (Nxb. Thế giới, 2004                                                                

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Mẹ hoa hậu Phương Nga dạy PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái bài học về lẽ sống ở đời


Theo Tuổi trẻ thủ đô 
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện tâm thư do bà Hồ Mai Phương - mẹ ruột của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga đang bị cáo buộc "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" gửi cho PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái về bài viết bà Thái viết cách đây mấy tháng: "Hoa hậu Phương Nga và đại gia đều không đáng bênh vực”.

Sau đây là nội dung của tâm thư:

"Chào bà Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái đáng kính!

Sau khi phiên tòa diễn ra, với quá nhiều nỗi đau buồn và bức xúc, tôi còn mải lo làm đơn khiếu nại thay đổi cơ quan điều tra, vượt qua nhiều sự cản trở để bảo vệ con mình., nên đến hôm nay qua bài viết của Facebooker Dung Hanh Long Le tôi mới được biết đến bài viết của bà.

Trước hết phải nói rằng tôi không có học vị cao sang như bà – Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Thứ nhất: Tôi chỉ tốt nghiệp trường đại học sư phạm nên cũng được học chút ít về tâm lý sư phạm.

Trong hơn 20 năm sống tại nước Nga, bằng vốn học hành chút ít về tâm lý sư phạm cộng với sự thuần thục về ngôn ngữ xứ sở mình sinh sống, tôi luôn hỗ trợ miễn phí cho những người Việt Nam vô tình hay hữu ý vướng vào vòng lao lý, giúp họ sớm trở về với con đường chính nghĩa và hướng thiện.

Nói như vậy để bà hiểu tôi cũng hiểu đôi chút tâm lý tội phạm.

- Thứ hai: Tôi chỉ là một người mẹ bình thường như mọi người mẹ trên thế gian này. Tôi yêu con bằng cả trái tim nóng bỏng và cái đầu lạnh lùng của mình vì tôi là một người mẹ đơn thân.

Tôi nói với con tôi: Nếu con sai, con sẽ sửa lại lỗi lầm của mình. Nếu con ngã, con hãy đứng lên từ chính chỗ con vừa bị ngã - dù con có thế nào mẹ cũng bên cạnh con, đồng hành cùng con và luôn yêu con.

Con tôi sống từ bé ở thành phố Matxcơva và lớn lên ở đó. Xung quanh con tôi không có khái niệm lừa lọc, gian trá, cháu là sinh viên nước ngoài duy nhất giành được bằng đỏ tốt nghiệp của khoa năm đó.

Thật tiếc tôi đã không chuẩn bị hành trang khác cho cháu khi trở về Việt Nam vì muốn đóng góp sức mình cho đất nước.

Tôi không dạy con tôi rằng ở Việt Nam mọi thứ đều có không chỉ hai mặt. Và người ta phải đi không chỉ bằng chân đâu con...

Mà thôi, tôi đang nói về bài viết của bà đăng trên Vietnamnet lúc 18h53 ngày 24/09/2016.


Trả lời bà:

1. “Nụ cười của người chủ động”

Bà từng viết: "Tại sao Phương Nga cười ư? Vì cô biết mình đã làm gì, kế hoạch của mình ra sao và sắc đẹp của mình có giá trị thế nào! Có thể nói, nụ cười của Phương Nga đã được biểu thị như một hành vi duy lý; rất khác với những hành vi duy cảm thường thấy của phụ nữ trong trường hợp này, đó là sợ hãi, thụ động, hoang mang, thậm chí sụp đổ".

Bà tốn giấy mực, hại não làm gì cho mệt!

Tôi hỏi con tôi trong tù: "Mọi người thắc mắc sao con cười”.

Con tôi trả lời: "Một năm rưỡi trong tù con không được ra phố. Con không được thấy mặt trời. Đơn giản là thấy nắng thì con vui và cười thôi”.

Thưa bà PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái! Cái mớ kiến thức dày bịch và cái học vị cao sang của bà cũng không phát huy tác dụng mà phỏng đoán đúng dù chỉ một miligram...

Còn bà cho rằng: "Sự chủ động và tự tin của Phương Nga, nếu không phải ở tòa án, mà ở một cuộc thi hoa hậu thì thái độ ấy quả là đáng khen ngợi. Nhưng tiếc thay, cá tính đó lại hoàn toàn lệch hướng và không phù hợp trong hoàn cảnh này".

Thưa bà PGS.TS, con tôi nói với tôi cháu không lừa ai. Sự tự tin vì mình không làm sai và chủ động tự bảo vệ mình là tôi và nhà trường ở nước Nga dạy cháu. Bà không nghĩ cần phải dạy trẻ từ nhỏ như vậy sao?

Và tôi cũng không định biến cháu thành diễn viên, diễn cho phù hợp với hoàn cảnh như bà Tiến sĩ cho rằng phải có.

Hay bà muốn nhìn thấy một đứa con gái thân tàn ma dại, đi không nổi, khóc lóc van xin rằng tôi không có tội, rằng tha cho tôi ...giữa một bầy thú chỉ muốn ăn tươi nuốt sống cô ta.... Như vậy là hợp cảnh hợp người trong mắt bà??!!

Bà có biết lần đầu được gặp con trong tù, con tôi đã oà khóc và nói: “Mẹ ơi, con bị lừa, con bị cài bẫy”. Và sau cơn nức nở, nó thì thầm: "Cả lũ đàn ông bắt nạt một đứa con gái”. Nếu thấy cảnh này chắc bà Tiến sĩ đã chẳng mất công thể hiện sự uyên bác của bà. Tôi nghĩ thế!

2 - “Quan hệ tiền trao cháo múc”

Hãy để cho tòa án làm việc bà nhé. Nếu bà làm hết thì tòa án giải tán à?

- Nếu có quan hệ tình cảm thì Phương Nga không lừa đảo. Cơ quan điều tra phải làm rõ được 17 chuyến bay ra nước ngoài có cùng ngày, cùng giờ check in, chỉ chênh nhau tối đa 4 phút qua cửa khẩu an ninh - họ đã đi đâu? Nơi họ đến? Số hiệu chuyến bay? Số ghế họ ngồi.

- Nếu 17 chuyến bay này họ bay mỗi người mỗi nơi, thì vẫn chứng minh được hợp đồng mua bán giao dịch là có thật hay không, chứ không phải bày trò hề cài bẫy, ép buộc bắt ký ở quán karaoke.

Nếu bà (giả dụ thôi nhé) bị 4 thằng vai u thịt bắp, lăm lăm chai bia trong tay dọa giết, trong phòng karaoke nhạc mở ầm ầm cùng con yêu tinh bên cạnh dụ dỗ bà: "Ký đi để bảo vệ tính mạng của mình trước đã. Ta sẽ làm chứng cho sự trong sạch của nhà ngươi "... Liệu bà có ký không thưa PGS.TS đáng kính?

Chắc chắn tôi cũng sẽ ký như con tôi.

3 - Hãy để pháp luật trừng phạt kẻ gây ra tội lỗi.

Tôi nghĩ lúc đó bà lên giọng dạy đạo đức cho các thế hệ sau là đúng lúc mà không mang tiếng cầm đèn chạy trước ô tô.

Kính thưa bà PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái!

Sắc đẹp là của trời cho.

Tôi chỉ dạy con tôi làm người tử tế và con tôi đã trả lời tôi rằng: "Mẹ hãy tin, con vẫn là người tử tế". Tôi tin con tôi.

Bà có con gái không, thưa bà? Tôi không cầu mong bà gặp chuyện như thế này hay thế khác để thấu hiểu trái tim người mẹ tan nát khi con yêu vướng vào vòng lao lý.

Nhưng xin bà đừng vì muốn PR cho tên tuổi của mình mà giẫm đạp lên một đứa ngu dại, đã không được mẹ nó dạy cho biết thói đời đen bạc thế nào để thoát vòng lao lý.

Bằng cách phán xét duy lý của mình, PGS.TS có thể giết người không dao đó, thưa bà!

Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng, con tôi sẽ đứng dậy từ chính nơi nó bị đạp xuống.

Lời cuối, tôi không phải PGS.TS, vả lại sống nhiều năm ở nước ngoài, văn phong có phần lủng củng. Xin bà thứ lỗi.

Xin cảm ơn bà đã quan tâm đến con gái của tôi.

Trân trọng".

Được biết, vào ngày 24/9/2016 trên một số báo đã đăng tải bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái. Trong bài viết này, bà Thái từng nhận định mối quan hệ giữa Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ này là vụ lợi, một bên vì sắc, một bên vì tiền và không có tình yêu. Đến nay, bà Phương đã có tâm thư gửi bà Thái để phản biện các quan điểm trên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Xin đổi kiếp này; trời đất có cho tôi ???”



Bài thơ của nữ sinh lớp 8 khiến dân mạng lặng người
Bài thơ “Xin đổi kiếp này” của em Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) được chia sẻ trên cộng đồng mạng với sự ngạc nhiên quá đỗi của nhiều người vì không nghĩ rằng một đứa trẻ 14 tuổi có thể viết được một bài thơ sâu sắc như thế. "Ngân là một học sinh kín đáo, trầm tính, rất ít khi bộc lộ cảm xúc, nét mặt em lúc nào cũng buồn mặc dù cô bé rất xinh xắn” – cô Nga chia sẻ.
Bài thơ “Xin đổi kiếp này” của em Nguyễn Bích Ngân.Chia sẻ với Vietnamnet, cô Nguyễn Quỳnh Nga – giáo viên chủ nhiệm và cũng là giáo viên môn văn lớp 8A1 – cho biết, đây đúng là bài thơ của em Nguyễn Bích Ngân, học sinh của cô.
Image result for Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8A1,
Bích Ngân chụp ảnh cùng ông ngoại. Ảnh: NVCC
Theo chia sẻ của Ngân với cô Nga, bài thơ được ông ngoại em đăng trên Facebook cá nhân và có lẽ được lan truyền theo nguồn này. Được biết Ngân là học sinh giỏi của trường suốt từ năm lớp 6 đến giờ và cô bé học rất tốt môn văn. “Điểm phẩy môn văn các năm của em đều từ khoảng 8,5 trở lên và trong lớp chỉ có 1, 2 em đạt được thành tích này”.

Cô Nga cũng dành những lời khen ngợi đặc biệt tới năng khiếu của Ngân ở môn học này. “Tôi dạy lớp này từ lớp 6. Ngay từ đầu tôi đã phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Ngân ở môn văn. Em có một giọng văn rất cá tính, khác biệt. Tính cách của em cũng rất đặc biệt so với những đứa trẻ khác. Ngân là một học sinh kín đáo, trầm tính, rất ít khi bộc lộ cảm xúc, nét mặt em lúc nào cũng buồn mặc dù cô bé rất xinh xắn” – cô Nga chia sẻ.

Cũng vì tính cách kín đáo này mà có lẽ cô Nga cũng chưa từng đọc được bất cứ bài thơ nào của em trước đó. Khi được hỏi về bài thơ “Xin đổi kiếp này”, em tỏ ra rất vui và cho biết ông ngoại em chỉ đăng lên Facebook cá nhân thôi.

Cô Nga cho biết cũng có một vài lần trao đổi với mẹ em về tính cách của em trên lớp thì mẹ em cho biết “ở nhà cháu cũng như vậy”. Trên lớp, theo để ý của cô thì Ngân rất ít khi nô đùa nghịch ngợm với bạn bè, mà chỉ ngồi im một chỗ trong giờ ra chơi, lấy sách ra đọc hoặc làm gì đó tại chỗ.

Cô giáo này cũng cho biết, lớp cô chủ nhiệm có 52 em, trong đó có 5 em học sinh khuyết tật và Ngân là một học sinh bình thường trong lớp.

Nguồn: Phunutoday.vn
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/bai-tho-cua-nu-sinh-lop-8-khien-cong-dong-facebook-cam-nin-339916.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cao Toàn Mỹ – Doanh nhân thành đạt hay vỏ bọc cho đường dây môi giới bán dâm chục tỷ?

CTV An Yên


Những ngày qua, hẳn ai cũng quan tâm đến cuộc chiến Nga-Mỹ không hồi kết đang diễn ra ngay tại Việt Nam. Tòa án bỗng chốc trở thành sân khấu với hàng loạt tình tiết bất ngờ và đầy kịch tính. Đâu là sự thật, hay tất cả chỉ là vở kịch do chính những người trong cuộc tự biên tự diễn nhằm giật dây dư luận?

Ông Cao Toàn Mỹ được biết đến như một doanh nhân thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Năm 2004, Cao Toàn Mỹ cùng các ông Lê Hồng Minh, Trịnh Bảo và Nguyễn Thanh Bình góp 4,5 tỷ đồng để thành lập nên Vinagame. Năm 2008, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào Vinagame đồng thời đổi tên thành VNG Corporation. Cũng trong khoảng thời gian này ông Mỹ đã rút bớt cổ phần của mình chỉ còn khoảng 0,3% và hiện không còn giữ chức vụ quan trọng nào ở VNG. Thời điểm đó, ông Mỹ thu về 5 triệu USD tương đương gần một trăm tỷ đồng khi thoái hầu như toàn bộ cổ phần cá nhân.

Ngoài việc là cổ đông sáng lập VNG, ông Cao Toàn Mỹ hiện là Tổng giám đốc Công ty cổ phần tin học không gian ảo Vina (Vina CYber JSC) với vốn điều lệ 9,5 tỷ đồng thành lập năm 2006.

Quay trở về với vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 16,5 tỷ đồng giữa Cao Toàn Mỹ và hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, có quá nhiều mâu thuẫn trong lời khai giữa các bên.

Hiện tại hoa hậu một mực giữ im lặng còn phía ông Mỹ lại lúng túng và có nhiều câu trả lời bất ngờ.

Ông Mỹ bác bỏ mối quan hệ tình ái với hoa hậu, thừa nhận có ra nước ngoài cùng cô, ở chung khách sạn nhưng không chung phòng. Ngoài ra ông còn khai khi ra nước ngoài thì Nga còn đi chung với 2 người đàn ông khác lớn tuổi được cho là người yêu của cô và đã có gia đình. Nhưng điều đáng nói ở đây, toàn bộ tiền khách sạn đều do ông Mỹ thanh toán bằng thẻ cá nhân.

Vậy liệu giữa ông Mỹ, hoa hậu Phương Nga và những người đàn ông đi cùng có mối quan hệ thế nào? Nếu chỉ là bạn bè quen biết qua Facebook, xã giao vậy lí do gì khiến ông Mỹ lại thanh toán tiền phòng cho cả cô Nga và những người đàn ông đó. Hay ở tình huống ngược lại, ông Mỹ và những người đàn ông đó có mối quan hệ như thế nào và cô Nga xuất hiện ở nơi đó với mục đích gì?

Vào năm 2007, ông Mỹ gây chú ý khi cho ra mắt dự án “Hẹn ăn trưa”. Sau khoảng 2 năm ra mắt, dịch vụ này đã tổ chức được hơn 47 sự kiện khắp cả nước với 70% tỷ lệ kết bạn thành công. Mãi đến 2014, đây vẫn là trang web được yêu thích. Tuy nhiên gần đây trang web này đột ngột biến mất không lí do.

Ngoài Hẹn ăn trưa, ông Mỹ còn đầu tư và lĩnh vực người mẫu thời trang với trang web “nguoimauviet.vn”, hợp tác cùng nhiều tên tuổi danh tiếng ở thời điểm đó như PL models, Vietmodels, Minh Thuận… Tuy nhiên địa chỉ này đến nay cũng không còn hoạt động.

Bên cạnh các dự án trên, ông Cao Toàn Mỹ còn được xem là một “nhà đầu tư thiên thần” (đầu tư vào các dự án khi còn sơ khai, chưa thấy lợi nhuận hoặc là mãi mãi không thấy lợi nhuận).

Từ đó cho ta thấy, Cao Toàn Mỹ cũng có mối quan hệ khá rộng lớn trong giới người mẫu ca sĩ, đương nhiên là cả mối quan hệ sâu xa với những doanh nhân có tiếng và thành đạt khác trong và nước.

Tuy nhiên, ông Mỹ là doanh nhân trong lĩnh vực CNTT. Các dự án của Vina Cyber nhìn qua có vẻ liên quan đến CNTT nhưng nếu xét theo nhiều khía cạnh thì có rất nhiều điểm bất hợp lí. Tại sao lại là hẹn hò? Tại sao lại là trang web tìm kiếm người mẫu?

Phải chăng những dự án trước mắt đó là để che đậy cả một đường dây ngầm về đại gia và chân dài từ các dự án được Cao Toàn Mỹ lập nên?


Ngoài cổ phần còn lại của VNG, hầu hết các dự án của Vina Cyber đều đột ngột biến mất không dấu vết trùng thời điểm ông tố cáo hoa hậu Phương Nga ra tòa với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau khi rút khỏi VNG, bằng việc bán số cổ phần mình có để có số tài sản kết xù lên tới trăm tỷ, sau đó đầu tư dự án của bản thân. Tuy nhiên thời điểm các dự án còn hoạt động, chỉ có thể nói là gây được tiếng vang chứ chưa thu lại mức lợi nhuận khủng. Hơn nữa với số tiền 16,5 tỷ chuyển cho hoa hậu Phương Nga cũng rất lớn so với toàn bộ số tài sản mà ông Mỹ có.

Đối lập với lời khai của ông Mỹ, Phương Nga khai “Trong những lần đi công tác nước ngoài, bị cáo có 17 lần đi cùng và cả hai đều ở chung phòng khách sạn. Có cả những chuyến đi trong nước, tuy nhiên những lần này tôi và anh Mỹ ở chung khách sạn nhưng khác phòng”. Câu hỏi đặt ra ở đây là khi đi du lịch trong nước tại sao cả hai lại không ở chung phòng? Liệu chăng Phương Nga còn ở cùng người nào khác?

Hay cả hai đang cùng che giấu một sự thật, một đường dây lớn mà cả hai cùng hợp tác dựa trên mối quan hệ lớn từ phía hai người. Rồi đến thời điểm cơm không lành, canh không ngọt lại lôi nhau ra tòa, đồng thời xóa hết các dự án có liên quan để tránh nghi ngờ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang