Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

“Vũ khí nước” của Trung Quốc sẽ phát huy tác dụng bởi sự tiếp tay của Sungroup, Vingroup và Geleximco



“Vũ khí nước” của Trung Quốc sẽ phát huy tác dụng bởi sự tiếp tay của Sungroup, Vingroup và Geleximco
Reply news 29.3.17
Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền và chiếm gần như toàn bộ vùng biển Đông, đe doạ nghiêm trọng đến toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Thậm chí, Trung Quốc còn nắm trong tay quyền sinh sát đối với hàng loạt cơ sở hạ tầng của các công trình kinh tế trọng điểm. Thế nhưng các tập đoàn kinh tế lớn như Sungroup, Vingroup và Geleximco lại bắt tay hợp tác với Trung Quốc quy hoạch sông Hồng – một vùng trọng yếu của thủ đô? Dư luận trong cả nước hoang mang liệu việc hợp tác này có đe dọa an ninh quốc phòng? Nếu vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia rơi vào tay Trung Quốc thì Việt Nam sẽ ra sao?
3 tập đoàn lớn trong nước là Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group), Tập đoàn Vingroup, Công ty CP XNK tổng hợp Hà Nội (Geleximco) hợp tác với Trung Quốc quy hoạch sông Hồng
Được biết quy hoạch thành phố ven sông Hồng đã có từ những năm 2006-2007. Hà Nội từng nhận được sự giúp đỡ của TP.Seoul (Hàn Quốc) trong việc lập quy hoạch, nhưng chưa thể triển khai. Năm 2016, dự án được khởi động trở lại với sự tham gia của 3 tập đoàn lớn trong nước là Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group), Tập đoàn Vingroup, Công ty CP XNK tổng hợp Hà Nội (Geleximco). Cuối tháng 12.2016, Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch dọc hai bên sông Hồng, do ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, làm trưởng ban.
Trong quá trình chọn lựa nhà thầu, Geleximco đã chủ động mời Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu – Trung Quốc (là cơ quan trực thuộc của Cục Quy hoạch đô thị Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là một cơ quan chính phủ chuyên trách về quy hoạch đô thị.) tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng. Geleximco đã cùng Viện Thiết kế này tiến hành khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng. Và được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội bàn giao tài liệu liên quan. Phía TQ cũng yêu cầu cấp số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn… và các tài liệu liên quan.
Xung quanh vấn đề cung cấp số liệu, nhiều chuyên gia cho rằng không thể cung cấp cho phía TQ vì các số liệu này vì đụng chạm trực tiếp đến vấn đề phòng chống lũ, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội cho biết: “Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng”. Dư luận đặt câu hỏi, liệu đằng sau phi vụ hợp này, các tập đoàn thu về lợi ích gì, hay còn mục đích chính trị sâu xa khác?
Trung Quốc xây dựng đập thủy điện đầu nguồn sông MeKong: Cướp nước trên thượng nguồn
Còn nhớ, năm ngoái Bộ TN-MT đặt vấn đề thực hiện dự án siêu thủy lộ kết nối sông Hồng trực tiếp với Trung Quốc của công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình). Mục đích của dự án là tăng khả năng kết nối thủy lộ dọc sông Hồng, từ Trung Quốc qua Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, tới các cảng biển phía Bắc, nhưng vấp phải ý kiến phản đối về tính nhạy cảm an ninh, vì thế dự án không được thực hiện.
Trở lại vấn đề quy hoạch, như chúng ta đã biết sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc chảy qua nhiều tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội… ra đến cửa Ba Lạt (Nam Định). Sông Hồng giữ vị trí đặc biệt quan trọng với thủ đô cũng như vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngoài ra sông Hồng là cứ điểm rất quan trọng của thủ đô. Tình trạng sông Hồng hiện nay, phía thượng nguồn TQ xây nhà máy thủy điện có hơn 20 đập chứa lớn nhỏ, và “nắm giữ” một trữ lượng nước tích chứa khổng lồ khoảng 49% tổng số lượng nước sông Hồng.
Nắm trong tay sự sống còn của các nước thuộc hạ lưu sông Hồng, TQ chỉ cần xả lũ là nhấn chìm cả Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. Trước đó, TQ đã từng xả lũ thượng nguồn, hậu quả là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái trở tay không kịp. Nếu TQ xả lũ năm ba lần trong một năm, thì việc hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả của lũ gây ra tiêu tốn bao nhiêu ngân sách quốc gia, chưa kể người dân luôn trong tình trạng lo sợ hoang mang, khi lũ qua đi, họ rơi vào tình trạng nghèo đói…dân nghèo thì nước làm sao mạnh. Thậm chí khi có chiến sự xảy ra, TQ chỉ cần điều động lực lượng quân sự ở căn cứ Vân Nam xuôi dòng sông Hồng, là đến được Việt Nam.
Trung Quốc dùng sông Hồng “làm công cụ” buộc Việt Nam phải quy thuận.
Không chỉ ngăn đập ở thượng nguồn sông Hồng, TQ còn ra tay với sông Mekong. TQ đã xây dựng 7 đập thủy điện lớn nhỏ trên sông Mekong tạo ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy, làm cho các nước ở vùng hạ lưu sông bị hạn hán như: Việt Nam, Camphuchia, Lào, Thái Lan. Trong đó Việt Nam là nước chịu hậu quả nặng nhất, hạn hán, xâm ngập mặn lịch sử năm qua đã gây thiệt hại 15.000 tỷ đồng.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất trù phú xưa nay chưa từng xảy ra hạn hán, nhưng nay tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt lại diễn ra. Vựa lúa lớn nhất nước đang có nguy cơ bị hủy diệt, việc này sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, đẩy ta vào tình trạng từ nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới nay, trở thành nước nhập khẩu lương thực. Liệu đây có phải là âm mưu của TQ muốn Việt Nam phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu nông sản của TQ?
ĐBSCL sắp tới sẽ bị “chìm” dần và mất đi vì không còn lượng phù sa bồi đắp. Mới đây UNDP (Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc) dự đoán đến năm 2050 ĐBSCL sẽ biến mất. Năm ngoái, các chuyên gia của Na Uy cũng cảnh báo, sau vài thập niên nữa, bán đảo Cà Mau sẽ biến mất vì sạt lở và lún. TQ gần như làm chủ “cuộc chơi” ở thượng nguồn hai con sông Mekong và sông Hồng, TQ nắm trong tay “vũ khí nước” như nắm được quyền sinh sát với Việt Nam.
Tình trạng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn gây ra hậu quả chưa từng có trong lịch sử từ trước đến nay. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi công hàm đến các nước thượng nguồn đề nghị xả đập thủy điện sông Mê Kông
Chưa kể trong nước, hàng loạt các dự án kinh tế trọng điểm (đều là thầu TQ) đến các vùng có vị trí quân sự chiến lược như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng…cũng có người TQ sinh sống và lập thành những khu tự trị. Chưa dừng lại đó, về vấn đề an ninh thông tin sân bay Tân Sơn Nhất cũng dính dáng đến TQ thông qua “tay sai Viettel”. TQ đang âm thầm “gặm nhấm” Việt Nam từng ngày từng giờ, hiện nay 3 khu vực Bắc, Trung, Nam của Việt Nam gần như đã bị TQ khống chế toàn bộ.
TQ chưa bao hết ý định xâm chiếm Việt Nam, nhưng không hiểu sao việc quy hoạch đô thị hai bờ sông Hồng quan trọng thế mà các nhà đầu tư không chọn Hà Lan, Hàn Quốc hay Nhật Bản mà lại là TQ? Để Trung Quốc quy hoạch hai bờ Sông Hồng khác nào “giao trứng cho ác”? Chúng ta đừng quên rằng phía sau những hợp tác kinh tế với TQ kèm theo mục đích chính trị sâu xa. Liệu đằng sau “cái bắt tay” này, Sungroup, Vingroup và Geleximco sẽ nhận được cam kết gì từ phía TQ? Đề nghị các sở ban ngành có biện pháp xử lý những doanh nghiệp vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lợi ích chung của đất nước.
Nguồn: Nam Phương 
----------------
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
40 bình luận
Bình luận
Trần Tiến Đức Tôi phản đối việc "gửi trứng cho ác". Các tập đoàn này chỉ nghĩ đến lợi nhuận, không quan tâm gì đến lợi ích và an ninh quốc gia. Còn chính quyền thì tiếp tay cho việc "cõng rắn cắn Hà nhà". Hãy xuống đường phản đối dã tâm này
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
5
29 Tháng 3 lúc 12:38
Toàn Đỗ Khánh Chúng ta không nhanh chóng tỉnh giấc trong tình hữu hảo với Trung Quốc ,họ sẽ thắng chúng ta bằng cuộc chiến " vũ khí mềm " .
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
29 Tháng 3 lúc 12:47
Thảo Dân Nghe đâu ông chủ Geleximco là đồng hương với ông bạn học sinh giỏi Toại Kế Thái của tôi đấy! Tiền che lóa mắt họ rồi Thái Kế Toại à!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời29 Tháng 3 lúc 12:51
Hoa Huong Duong Kính mong các hiền tài, thiện trí thức đừng làm ngơ trước vận mệnh đất nước! 
Lớp lớp các con các cháu sau này đang trông mong cáv vị bây giờ!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
29 Tháng 3 lúc 12:54
Dục Tú Đào Thì đã chót trong quỹ đạo của người ta rồi lại bảo . . . bắt tay quy hoạch với "thằng" khác, chơi khó nhau ghê !!!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
29 Tháng 3 lúc 13:16
Thái Thăng Long Ta không sợ Tàu nếu ta có Dân chủ , anh Thái Kế Toại
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
5
29 Tháng 3 lúc 13:29
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời29 Tháng 3 lúc 14:04
Nguyễn Chi Cơ nghiệp cha ông ngàn đời gây dựng mà chỉ trong vòng mấy chuc năm giờ tan hoang thế này đây. Tham lam ngu dốt thì đến kết cục này đây.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
29 Tháng 3 lúc 14:09
Gà Lạc Càng nói càng nẫu. 
Nước mất tới nơi rồi!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
29 Tháng 3 lúc 14:24
Trịnh Thanh Nhã Hiện thực TQ dùng vũ khí nước để thuần phục các nước ở hạ lưu các dòng song khởi nguồn từ phía Bắc là hiển nhiên, đặc biệt với Việt Nam vốn cứng đầu cứng cổ hàng ngàn năm nay. Chính phủ biết, đảng biết, dân biết... Làm sao lại nhắm mắt lờ đi cho các đại gia khát tiền dâng cả long mạch cùng bàn thờ tổ tiên cho thiên hạ vậy?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
3
29 Tháng 3 lúc 14:44
Hoàng Thiệu Họ biết cả đấy! Nhưng tiền làm mờ não đấy thôi. Đừng nói họ ngu. Họ tham chứ không hề ngu đâu!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
3
29 Tháng 3 lúc 15:32
Đằng Nguyễn Chỉ là người dân thường cũng đầy lo lắng.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
29 Tháng 3 lúc 15:32
Rú Nậy Cái này không phải chỉ có Doanh nghiệp.Doanh nghiệp thì tham lam rồi, cứ nhìn
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
29 Tháng 3 lúc 17:06
Rú Nậy Doanh nghiệp thì tham lam rồi, miễn là có tiền thì cái gì họ cũng bán.Cứ nhìn vào việc Lê Phước Vũ đầu tư thép Cà ná Ninh thuận thì rõ.Nhưng liệu Doanh nghiệp có làm được không khí không có sự tiếp tay của một số cán bộ lãnh đạo có thẩm quyền?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
29 Tháng 3 lúc 17:11
Nguyệt Hoàng tiền nhiều bán được hết, các tỉ phú trên thế giới làm giàu bằng nghề ra nhiều sản phẩm ..còn việt nam tỉ phú giàu bằng cơ chế xin_ cho_ chia cho bọn lợi ích nhóm...đó là bán nước không đáng được trân trọng. cộng đồng Facebook nghĩ sao.?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
29 Tháng 3 lúc 20:22
Giao Mai Quynh Cõng rắn cắn gà nhà.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
29 Tháng 3 lúc 21:09
Đặng Thành Văn Trung quốc thời liêu thời tần đi đánh chiếm nước người không được nó phá đập nước. Thế chiếm được nước của người. Lịch sử ngộ có diễn ra ở Việt Nam không
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
29 Tháng 3 lúc 22:01
Lan Phạm Nguy hiểm quá, ko biết Đảng có biết để chuẩn bị ra Nghị Quyết mới ko ?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
29 Tháng 3 lúc 22:26
Tran Chan Uy Tư duy ý thức hệ mù quáng sẽ là hiểm hoạ mất nước trong tầm tay
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
3
29 Tháng 3 lúc 23:00
Luu Nguyen Quân xâm lược bành trướng giã mam !
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
29 Tháng 3 lúc 23:41
Le Hoang Chuyện người nghèo bó tay .Bon giàu hưởng thụ,đât nước điêu linh
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
30 Tháng 3 lúc 3:26
Xuan Thanh Nguyen Hết sức cảnh giác! Vì qua việc một cá nhân ở HK được Đại lục đứng sau cung cấp tài chính đã thực hiện trót lọt mua được cả tàu sân bay của Ucraina để bây giờ chúng đe dọa cả ĐNA nha. Nhân dân VN hãy cảnh giác!!!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
30 Tháng 3 lúc 6:43
Thìn Phạm Tại sao các vị chóp bu trên cao không nhìn thấy việc này ? hay họ đã bán rẻ đất nước này cho Bành trướng ?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
3
30 Tháng 3 lúc 7:09
Mạc Yên Những người cầm quyền hãy tỉnh táo dừng bút trước nguy cơ mất nước.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
3
30 Tháng 3 lúc 8:31
Phạm Sỹ Đại Theo tôi thì quy hoạch sông Hồng, hay quy hoạch vùng ven sông Hồng, cần phải được lấy ý kiên của toàn dân trong toàn quốc, vì nước ta có hai vùng kinh tế rất quan trọng không chỉ cho an ninh lương thực mà còn cho cả an ninh quốc phòng nữa, có liên quan...Xem thêm
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
4
30 Tháng 3 lúc 8:34Đã chỉnh sửa
Phạm thị minh Trang Rước hiểm họa về cho đất nước. mọi người hãy lên tiếng phản đối mạnh mẽ đi,may ra họ chùn tay.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
3
30 Tháng 3 lúc 9:00
Minh van Nguyen Mọi việc diễn ra rất đúng quy trình...
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
30 Tháng 3 lúc 10:15
Thế Dũng Vũ Vấn đề là tại sao cứ phải hợp tác với Trung Quốc trong Chủ đề hệ trọng này?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
30 Tháng 3 lúc 11:07
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời30 Tháng 3 lúc 15:48
Buithanh Loan Chán cái chế độ thổ tả này
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
30 Tháng 3 lúc 17:13
Anh Nga Phan Đúng, phải cẩn thận hơn trong việc làm ăn với tq bởi từ mấy nghìn năm nay chưa bao giờ tq từ bỏ âm mưu muốn thôn tính vn. Sống cạnh một ngưoeif hàng xóm bụng dạ đen tối thật khổ. Luôn luôn phải đề cao cảnh giác
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
Hôm qua lúc 11:02
Toan Du Lẽ nào cứ cty đại gia là dĩnh tq. Máy bay việttjet cũng rẻ do Aiib cho vay vốn??
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời17 giờ
Phạm Văn Bài viết hay, chuẩn xác.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
16 giờ
Hà Thuật Hơn 4000 năm mà vẫn mù loà !
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
15 giờ
Đỗ Minh Tuấn Tiên sư thằng Đào Ngọc Nghiêm, nói lấy được, xúc phạm hàng triệu người đang lo lắng cho số phận đất nước. Cung cấp hết các thông tin nhạy cảm Có thể coi là bí mật quốc gia cho kẻ thù truyền kiếp mà nó dám nói rằng việc thằng Tàu làm là gián tiếp giúp c...Xem thêm
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
14 giờĐã chỉnh sửa
Hung Long Đất nước loạn đến thế rồi sao .?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
15 giờ
Nguyễn Viết Thắng Bọn Việt gian vô cùng khốn nạn!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời14 giờ
DucToan Nguyen Chúng biết cả đấy. Nhưng vì tiền... !
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
14 giờ
Nguyet Nguyen Thu Than ôi. Đất đai Tổ quốc mất dần, bọn tham quan ô lại xà xẻo tùng gốc cây ngọn cỏ. Lê dân biết trông cậy vào điều gì đây.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời13 giờ
Thuyến Lê Vì túi tham

Phần nhận xét hiển thị trên trang

anh Thắng và đồng đội, người lính F356 mặt trận Vị Xuyên với vụ án đáng tiếc ở Hà Nội


"Không phải chúng tôi ủng hộ cho người gây tai nạn, mà là ủng hộ cho một người lính có công việc mưu sinh khác, để không còn phải bám víu nơi thành phố."

Nói trực tiếp với tôi, thì anh tự gọi mình là "Thắng Còng", hoặc dài hơn một chút là "Thắng Còng F 356".

Đó là một người lính của mặt trận Vị Xuyên.

Các anh, những người lính mặt trận Vị Xuyên năm ấy, đã từng nổi xung mấy năm trước với những màn bịa đặt thông tin trẳng trợn về cuộc chiến Lão Sơn của Hà Minh Thành (liên danh với ông Phạm Viết Đào ở trong nước). Đại khái chuyện đó có thể đọc lại nhanh ở đây và ở đây.

Đại khái hình ảnh anh Thắng và đồng đội (từ Fb của anh Thắng):


Bây giờ, năm 2017.

Thì là câu chuyện các đồng đội anh với một vụ án đáng tiếc ở Hà Nội.

Thông tin lấy từ các báo chính thống và Fb của những người lính mặt trận Vị Xuyên.

---



Ảnh từ Fb của các cựu chiến binh:













Báo tiếng Việt


Cái kết nhân văn trong phiên xử người cựu binh đạp xích lô

28/03/2017 08:01 GMT+7
TTO - Vụ án người cựu binh Đinh Ngọc Thạch đạp xích lô chở tôn làm chết cháu bé 9 tuổi đã tạm khép lại bằng cái kết nhân văn: sự bao dung của gia đình bị hại, ông Thạch không bị phạt tù và tình cảm sẻ chia của đồng đội...
Cái kết nhân văn trong phiên xử người cựu binh đạp xích lô
Những người cựu binh, đồng đội của ông Thạch động viên ông trong giờ chờ tòa nghị án - Ảnh: Thân Hoàng
Chiều 27-3, TAND quận Hoàng Mai, Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh Ngọc Thạch (tên thường gọi là Bình “còng”, quê tại Hà Nam) về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông.
Ông Thạch là người điều khiển chiếc xích lô chở tôn làm cháu bé Trần Minh H., 9 tuổi, đi xe đạp tông vào và bị tôn cứa cổ dẫn đến tử vong ngày 23-9-2016.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt ông Thạch 6 tháng cải tạo không giam giữ và giao địa phương quản lý.
Sự bao dung 
của gia đình bị hại
Mặc dù 2h chiều phiên tòa mới diễn ra nhưng vợ chồng ông Thạch đã đón xe ở quê lên Hà Nội từ sáng sớm và ngồi chờ cả buổi trưa tại tòa. Cả hai vợ chồng đều bồn chồn, lo lắng.
Từ đầu giờ chiều, rất đông những người lính là đồng đội của ông Thạch tham gia chiến đấu tại chiến trường biên giới Vị Xuyên, Hà Giang năm xưa đã đến dự tòa để trông ngóng một kết quả tốt đẹp khép lại vụ việc đau lòng không ai mong muốn.
Người ở Hòa Bình, người ở Hải Dương, có người cựu binh ở tận huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) bị cụt một tay, mù một mắt nhưng vẫn lặn lội đón xe khách lên Hà Nội dự phiên tòa.
Trước đó, nhiều cựu binh là đồng đội của ông đã đóng góp để gia đình ông có tiền bồi thường cho người nhà nạn nhân 130 triệu đồng.
Vợ ông Thạch cho biết sau khi được cơ quan công an cho tại ngoại lúc sự việc xảy ra, ông Thạch đã sang nhà xin lỗi và bồi thường cho bố mẹ cháu H.. Nửa năm trôi qua kể từ ngày gây tai nạn, bà nói ông Thạch chưa một ngày nào thôi đau đáu hối hận và ám ảnh.
Hồi đó vợ chồng người cựu binh thuê trọ cách nhà cháu H. năm nhà. Hằng ngày ông vẫn nhìn thấy cháu bé chơi đùa trong con ngõ chung. Ông nói tai nạn ập đến làm ông cũng đau lòng như mất đi một người thân và còn day dứt hơn vì chính ông là chủ của chiếc xích lô chở tôn đỗ bên đường.
Phiên tòa diễn ra, cha mẹ cháu H. ủy quyền cho luật sư đại diện tham dự. Gia đình bị hại có đơn gửi đến tòa trình bày quan điểm và nguyện vọng của mình. Tại tòa, chủ tọa công bố đơn của gia đình bị hại.
Theo nội dung đơn, cha mẹ cháu H. cho biết không yêu cầu ông Thạch phải bồi thường thiệt hại gì thêm. Sau khi vụ việc xảy ra, gia đình ông Thạch đã đến xin lỗi, hai bên đã có những thỏa thuận chi phí lo hậu sự cho cháu H..
Cha mẹ cháu H. đề nghị cơ quan tố tụng giảm nhẹ hình phạt cho ông Thạch.
“Vụ tai nạn xảy ra, cháu H. mất đi khi còn quá nhỏ là nỗi đau, là mất mát rất lớn đối với người thân.
Thế nhưng vì đây là tai nạn ngoài mong muốn, người gây tai nạn không cố ý làm hại cháu bé nên bố mẹ cháu nén nỗi đau, xin giảm nhẹ hình phạt cho ông thì họ là những người có lòng bao dung rất lớn, đằng sau vụ việc là cả câu chuyện về tình người” - một thẩm phán tham gia xét xử phiên tòa nhận định.
Cái kết nhân văn trong phiên xử người cựu binh đạp xích lô
Ông Thạch tại phiên toà - Ảnh: Thân Hoàng
Chuyện đau lòng 
không ai muốn
Theo các đồng đội của ông Thạch, do những năm tham gia chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên, điều kiện sống và chiến đấu khắc nghiệt và ác liệt, ông Thạch sau này mắc di chứng nên lưng bị còng, đồng đội thường gọi ông là Bình “còng”.
Ông còn bị một mảnh pháo cối găm vào bắp chân, đầu bị chấn động do sức ép của bom mìn. Ông Thạch không thể đứng lâu vì đau lưng và tê chân nên tòa cho phép ông được ngồi trả lời thẩm vấn.
Tại tòa, ông Thạch cho biết do không có nghề nghiệp gì ổn định, nhiều năm nay ông cùng với vợ lên Hà Nội mưu sinh. Ông Thạch làm bốc vác tại khu vực quanh quận Hoàng Mai. Ngoài ra ông có một chiếc xích lô để chở hàng thuê.
Ngày 23-9-2016, ông Thạch được thuê chở tôn từ phố Trương Định sang phố Tân Mai. Tiền công trả cho chuyến hàng này là 20.000 đồng. Khi chở tôn đến nhà số 60 phố Tân Mai, ông Thạch dừng xe cách vỉa hè khoảng 70cm để gọi điện cho chủ hàng ra nhận.
Khai tại tòa, ông Thạch cho biết tấm tôn đã được bịt chăn bông một đầu phía trước, phía sau ông đẩy nên không bịt, không che chắn gì.
Trong lúc chờ chủ hàng, ông Thạch nhìn thấy ba cháu bé đi xe đạp trên đường.
“Các cháu đi nhanh, vừa đi vừa đùa nhau. Một cháu đi trước ngoái lại phía sau đùa với bạn. Mấy phút sau tôi nghe thấy người dân hô cháu bé đâm vào tôn, lúc đấy tôi không biết, không kịp phản ứng gì” - ông Thạch khai tại tòa.
Tại tòa, chủ tọa đặt ra nhiều câu hỏi về quy định pháp luật đảm bảo an toàn giao thông, rất nhiều quy định người cựu binh này không nắm được. Tuy nhiên, ông Thạch cũng cho biết cảm thấy rất “ăn năn, hối hận” vì để xảy ra vụ việc.
Sau khi cân nhắc tính chất nguy hiểm của hành vi, xét thấy bị cáo không có hành vi cố ý làm chết người, là người có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, đã có thái độ ăn năn hối cải... HĐXX cho rằng không cần thiết phạt hình phạt tù nên phạt ông Thạch 6 tháng cải tạo không giam giữ.
Phiên tòa kết thúc, những đồng đội của ông Thạch ôm nhau. Mặc dù ngồi chăm chú từ đầu đến cuối nhưng người thương binh Trịnh Văn Chiện (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vẫn không hiểu rõ mức phạt dành cho đồng đội của mình là nặng hay nhẹ.
Sau khi hỏi lại mới biết “cải tạo không giam giữ” nghĩa là “không phải ngồi tù”, ông Chiện bật khóc, lao lên dùng cánh tay đã bị cụt một nửa ôm chặt cổ ông Thạch.
Góp tiền đưa ông Thạch về quê 
sinh sống
Ông Nguyễn Đình Thắng, đồng đội chiến đấu cùng sư đoàn 356 với ông Thạch, cho biết thêm ngoài số tiền đã đền bù cho gia đình cháu H., những người cựu binh tại chiến trường Vị Xuyên đã đóng góp ủng hộ để vợ chồng ông Thạch về hẳn quê sinh sống.
“Không phải chúng tôi ủng hộ cho người gây tai nạn mà là ủng hộ cho một người lính có công việc mưu sinh khác để không còn phải bám víu nơi thành phố.
Chúng tôi động viên ông Thạch về quê đào ao thả cá, trồng rau, nuôi gà và chữa bệnh. Tai nạn là không ai mong muốn, mọi việc như thế là được khép lại với cái kết nhân văn rồi” - ông Thắng nói.
Blg Giao
Thân Hoàng

http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170328/cai-ket-nhan-van-trong-phien-xu-nguoi-cuu-binh-dap-xich-lo/1287770.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“SAO THỂ NGHỈ YÊN KHI NƯỚC CÒN NÔ LỆ” BÀI CA DÂN TỘC




Thi sĩ Petőfi Sándor tại tiệm cà phê Pilvax - Ảnh: Bảo tàng Văn học Petőfi

(NCTG) “Nỗi hổ thẹn trải dài bao thế kỷ - Ngay hôm nay hãy rửa sạch đi nào!”, tình cảm ái quốc hào hùng trong thi phẩm nổi tiếng “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal) của nhà thơ Petőfi Sándor tiếp tục là cảm hứng cho một bản dịch Việt ngữ mới của chị Mai Quế Anh, một CTV lâu năm của NCTG.


Tính đến giờ, áng “thi cổ hùng văn” này của Hungary đã có gần 10 bản dịch tiếng Việt, điều đó cũng nói lên sức sống mạnh mẽ của nó sau gần 170 năm, cũng như, phản ánh những xúc cảm tương đồng, sự đồng điệu giữa tình cảm và tâm thế của hai dân tộc cách nhau một khoảng rất xa về địa lý.

Trân trọng giới thiệu! (NCTG)

“SAO THỂ NGHỈ YÊN KHI NƯỚC CÒN NÔ LỆ”
BÀI CA DÂN TỘC 

Tổ quốc gọi, hỡi người Hung, đứng dậy!
Lúc này đây hay sẽ chẳng bao giờ!
Nô lệ hay tự do? Không thể chần chờ,
Hãy chọn đi, người Hung ơi, hãy chọn!
Người Hung thề
Trước Chúa,
Xin thề: 
Không bao giờ làm nô lệ nữa!
Đời nô lệ đến nay ta sống,
Làm tổ tiên ta phải chịu đọa đày,
Từng sống, chết cho tự do của mảnh đất này,
Sao thể nghỉ yên khi nước còn nô lệ.
Người Hung thề
Trước Chúa,
Xin thề: 
Không bao giờ làm nô lệ nữa!
Ơi người con lạc lối ươn hèn,
Đất nước đang cần mà không dám hiến dâng, 
Mi vẫn coi cuộc đời rách nát,
Hơn danh dự thiêng liêng của Tổ quốc mình.
Người Hung thề 
Trước Chúa,
Xin thề: 
Không bao giờ làm nô lệ nữa!

Ánh thép kiếm sáng hơn xiềng xích,
Điểm tô tay hơn vạn lần xiềng,
Vậy mà ta vẫn cứ đeo vòng xích!
Bạn hãy cầm đi, thanh kiếm cũ này! 
Người Hung thề
Trước Chúa,
Xin thề: 
Không bao giờ làm nô lệ nữa!
Tên Hungary rồi sẽ lại rạng ngời,
Sẽ lại được vinh danh như một thuở;
Nỗi hổ thẹn trải dài bao thế kỷ,
Ngay hôm nay hãy rửa sạch đi nào!
Người Hung thề
Trước Chúa,
Xin thề:
Không bao giờ làm nô lệ nữa!
Bên gò mộ của chúng ta, lặng lẽ
Con cháu ta kính cẩn cúi đầu,
Thành kính gọi ta trong lúc nguyện cầu
Nguyện cho ta được phước lành mãi mãi.
Người Hung thề
Trước Chúa,
Xin thề: 
Không bao giờ làm nô lệ nữa!
Mai Quế Anh chuyển ngữ, Ngày 15-3-2017
http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/SAO-THE-NGHI-YEN-KHI-NUOC-CON-NO-LE-5605.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Hợp đồng” truyền thông trên báo chí: PHẦN NỔI CỦA TẢNG BĂNG CHÌM



31/03/2017 - Bà Lê Bình cho biết từng ký hợp đồng tư vấn truyền thông và có hưởng lương từ hợp đồng với 3 ngân hàng khi còn là người của VTV làm việc ở mảng tin tức tài chính - kinh doanh giai đoạn 2009-2012. “Câu chuyện đó là có thật, diễn ra cách đây 5-7 năm. Cá nhân tôi được hưởng tiền đó từ 15-17 triệu một tháng. Chúng tôi đóng vào 20 triệu mỗi tháng làm quỹ phòng, từ tiền tư vấn. Một số bạn nhận từ 3-7 triệu/tháng. Toàn bộ số tiền tư vấn chúng tôi chia nhau” - bà Lê Bình nói.
Bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Lê Bình làm dấy lên sự quan tâm của công luận về cái gọi là “hợp đồng truyền thông” trên báo chí. Minh họa: Bà Lê Bình tại sự kiện ra mắt VTV24 - Ảnh: Anh Tuấn

(NCTG) “Nếu có nguy cơ không giữ được sự trong sạch của ngòi bút và ảnh hưởng tới tính liêm chính của nghề, hãy rời bỏ. Tìm một chỗ đứng mà các bạn tin là không có mác nhà báo các bạn vẫn độc lập tạo ra giá trị cho xã hội, giữ danh dự cho bản thân và gia đình”.

Một lần nữa, câu chuyện về sự liêm chính nghề báo lại được nhắc tới sau bài phỏng vấn giữa Zing.vn với bà Lê Bình, cựu Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24, người vừa chính thức nghỉ việc ở VTV. Bà Lê Bình cho biết từng ký hợp đồng tư vấn truyền thông và có hưởng lương từ hợp đồng với 3 ngân hàng khi còn là người của VTV làm việc ở mảng tin tức tài chính - kinh doanh giai đoạn 2009-2012. 

Câu chuyện đó là có thật, diễn ra cách đây 5-7 năm. Cá nhân tôi được hưởng tiền đó từ 15-17 triệu một tháng. Chúng tôi đóng vào 20 triệu mỗi tháng làm quỹ phòng, từ tiền tư vấn. Một số bạn nhận từ 3-7 triệu/tháng. Toàn bộ số tiền tư vấn chúng tôi chia nhau” - bà Lê Bình nói.

Có thể thấy sự liêm chính của báo chí, quy tắc nghề nghiệp, câu chuyện về “mâu thuẫn lợi ích”, về lợi dụng mác nhà báo, chức vụ, quyền hạn đã bị nhiều nhà báo coi nhẹ. Việc nhận tiền từ doanh nghiệp được khéo léo, kín kẽ che phủ bằng những cái nhãn có-tên-gọi “hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng tư vấn”, và những gì mới phát lộ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng. 

Đầu năm nay, tháng 1-2017, một nhân viên truyền thông một nhãn hiệu thời trang đã tag (gắn thẻ/điểm danh) tên của hơn 30 phóng viên các báo trong một status trên facebook thông báo về việc đã chuyển tiền vào tài khoản của những nhà báo này và nhắc họ kiểm tra. Nhân viên này viết: “Mọi người ai nhận được quà rồi thì nhắn vào stt này cho em một câu okie đã nhận hay cái ảnh cho xôm tụ…”.

Sau đó, rất nhiều phóng viên, nhà báo có tên trong danh sách tag đã gửi ảnh chụp tài khoản có các con số 5-10 triệu hoặc nhiều hơn, kèm các câu nhắn như “Xuân đã về bản rồi người ơi!” hoặc “Tết này ấm hơn rồi…”.
 
Status gây sóng gió - Ảnh chụp màn hình
Status gây sóng gió - Ảnh chụp màn hình

Nếu đó là sự thật, thì liệu tòa báo cho phép họ được làm điều đó không? Hay những người mang danh phóng viên/nhà báo này đã bất chấp quy định, vứt bỏ tính liêm chính nghề nghiệp? Điều đáng nói là sự ngang nhiên của các nhà báo nói trên trong việc nhận tiền. Họ ơ hờ trong việc bảo vệ “đền thiêng” của nghề nghiệp. Dù các nhà báo này (và việc nhận tiền của họ đã được CEO hãng thời trang kia xác nhận là có thật) có bao biện rằng là do doanh nghiệp “tự cảm ơn”, hoặc do họ “làm tư vấn”, hoặc “ký một hợp đồng truyền thông”, “gây dựng thương hiệu” cho doanh nghiệp thì việc nhận tiền doanh nghiệp đã gây ra một sự “mâu thuẫn lợi ích” với chính toà báo của họ - nơi họ làm công ăn lương chính.

Hơn hết, họ phản bội niềm tin với nghề, với bạn đọc - những người mong được đọc tin bài không có “mùi PR”, không có thông tin được dựng lên, chỉ chọn thông tin có lợi cho doanh nghiệp (structured facts) hoặc tin tức trong chiến lược PR cho doanh nghiệp. Các hợp đồng tài trợ, truyền thông béo bở chính là yếu tố định hướng các loạt tin bài theo hướng doanh nghiệp tài trợ cần và muốn. Tin bài sản xuất ra được khéo léo dẫn dắt và người xem tin là các phóng viên biên tập viên đang làm nghề phụng sự xã hội và sự thật, sự “tử tế”. 

Những trao đổi sau đó trên facebook và các diễn đàn báo chí lại hé mở và cho thấy tình trạng phóng viên báo chí mảng kinh tế, giải trí nhận tiền doanh nghiệp là khá phổ biến và không công khai. Nhận trực tiếp có, nhận “dưới gầm bàn”có, trích lại quả có, nhận tinh vi qua hình thức tài trợ, qua hợp đồng tư vấn, hợp đồng truyền thông đều có. Nhiều phóng viên, nhà báo còn ngây ngô, hoặc giả vờ ngây ngô không biết chuyện nhận tiền doanh nghiệp (dù dưới bất kỳ hình thức nào, số tiền là bao nhiêu) đều là vi phạm tính liêm chính của nghề báo.

Điều này dễ lý giải vì đến một nhà báo kỳ cựu như Lê Bình mà còn có “định nghĩa riêng” về tính liêm chính với sự bao biện kín kẽ cho các việc mình làm, cùng lúc quên vai trò báo chí, giám sát của mình, bảo vệ sự liêm chính cho chính cơ quan báo chí nơi mình công tác. 

Tôi đem câu chuyện này hỏi những người bạn làm báo tại Nhật, Bangladesh hoặc Hoa Kỳ thì câu trả lời của họ là phóng viên báo chí không được phép làm như vậy, và họ sẽ “bị kỷ luật, mất việc ngay”. Họ chia sẻ rằng để đảm bảo sự liêm chính và độc lập, tòa báo cần tách biệt giữa tòa soạn/ sản xuất tin bài với kinh doanh. “Không có sự pha trộn trong vai trò, trách nhiệm và ảnh hưởng lẫn nhau”. Đọc trong các bộ Quy định nghề nghiệp của các tòa báo lớn trên thế giới đều có quy định rõ ràng cho phóng viên, nhân viên của mình (và hẳn nhiên đây là một điểm khuyết thiếu, một lỗ hổng trong các tòa soạn của Việt Nam).

Cũng như vụ việc hơn 30 nhà báo nhận tiền doanh nghiệp thời trang, vụ việc của Lê Bình được tranh luận, đồn đoán nhiều, nhưng phải tới khi trả lời Zing.vn, bà Lê Bình mới chính thức công bố hưởng tiền từ doanh nghiệp. Còn những gì đằng sau nữa, không ai biết ngoài bà Lê Bình và những người cộng tác cùng bà. Con số nhà báo chưa lộ diện còn nhiều, và các hình thức biến tướng nhận tiền doanh nghiệp cũng sẽ tinh vi hơn. Giống như vị CEO của công ty thời trang nói trên từng chia sẻ: “Sẽ xem xét lần sau chuyển tiền mặt”. Với các hình thức tinh vi hơn thì lúc ấy, việc phát hiện ra cũng khó khăn hơn nhiều lần. 

Cũng như bà Lê Bình đã nghỉ việc để tìm một con đường khác, một hướng đi khác, các bạn nhà báo đang trong nghề nếu tự tin mình sống được với nghề, với ngòi bút của mình mà không cần cái mác nhà báo để kiếm được các hợp đồng truyền thông thì hãy ở lại và làm cho đúng. Các tòa báo  cũng cần có quy định, hướng dẫn  cặn kẽ hơn về các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, về điều được làm và không được làm để không ảnh hưởng tới tính liêm chính nghề nghiệp. Nếu có nguy cơ không giữ được sự trong sạch của ngòi bút và ảnh hưởng tới tính liêm chính của nghề, hãy rời bỏ. Tìm một chỗ đứng mà các bạn tin là không có mác nhà báo các bạn vẫn độc lập tạo ra giá trị cho xã hội, giữ danh dự cho bản thân và gia đình.

Và hãy cố gắng vượt qua trong sự nhốn nháo của “xã hội kim tiền”. Như thế, chúng ta sẽ chẳng phải nói đến câu chuyện tảng băng chìm. Tảng băng sẽ tự tan hết thôi!

Minh Thùy, từ Hà Nội

http://nhipcauthegioi.hu/goc-nhin/Hop-dong-truyen-thong-tren-bao-chi-PHAN-NOI-CUA-TANG-BANG-CHIM-5614.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

“CHỌN TỰ DO HAY NÔ LỆ BẦN CÙNG?”


(NCTG) “Chỉ có sự tự do cá nhân, sự bình đẳng giữa người và người mới là điều đáng chọn. Chỉ có một xã hội mà trong đó “đối xử với người khác như mình muốn được đối xử” không chỉ là một phương châm tôn giáo, đạo đức mà còn là nền tảng pháp lý mới xứng đáng được bảo vệ bằng máu, nếu cần”.
“Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” (La Liberté guidant le peuple, 1830), tác phẩm của họa sĩ Eugène Delacroix (1798-1863) - Tự do là một khái niệm rất thiêng liêng, nhưng cũng dễ bị lợi dụng

Tôi đọc được một bài thơ (dịch) hay, rất hay. “Bài ca Dân tộc” của thi sĩ Hungary Petőfi Sándor gợi lên những cảm xúc về tình yêu tổ quốc, sự bất khuất không cam tâm bị thống trị, ấn tượng hào hùng thù nước phải trả bằng máu vân vân. Đây dĩ nhiên là những cảm tình và hình ảnh cao thượng. Nhưng bỗng nhiên tôi có cảm giác khó chịu với những rung động của chính mình.

Mang dòng máu của một dân tộc một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, tôi từ bé vẫn dễ bị cuốn hút vào những cuộc khởi nghĩa, nhân dân vùng lên… mà quên rằng thực tế không hề lãng mạn như thế. Thực tế không hào hùng được lâu. Hơn một trăm năm sau, người Hung lại vùng lên vào mùa Thu năm 1956 để rồi lại phải cam chịu sự thống trị của thế lực ngoại bang thêm vài chục năm nữa. Đâu có thể chê họ bội thề.

Chọn Tự do hay Nô lệ bần cùng” không phải là một sự chọn lựa. Cái giá của Tự do trong thực tế không hề thấp. Người phải trả giá thường khi cũng không thật sự hiểu thế nào là Tự do, sẵn sàng đổ máu vì cảm xúc Tổ quốc gọi tên mình. Chọn gông cùm của kẻ cùng huyết thống hay xiềng xích của ngoại bang? Không, chỉ có sự tự do cá nhân, sự bình đẳng giữa người và người mới là điều đáng chọn. Chỉ có một xã hội mà trong đó “đối xử với người khác như mình muốn được đối xử” không chỉ là một phương châm tôn giáo, đạo đức mà còn là nền tảng pháp lý mới xứng đáng được bảo vệ bằng máu, nếu cần.

Vì có quan niệm như thế nên tôi chỉ muốn thưởng thức mọi bản hùng ca như những sản phẩm văn hóa thuần túy và vẫn nghi ngờ thông điệp hiệu triệu “nhân dân lên đường” của chúng. Ngày nay tôi trân trọng những phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp bất thành, nhưng vẫn tự hỏi nếu thành ng thì biết đâu hậu duệ của những nhà cách mạng ngày xưa cũng không trở nên thối nát và bị thóa mạ như đang xảy ra với một phong trào kháng chiến đã thành công. Khi không có ý thức tranh đấu vì Tự do, tự do đúng nghĩa, thì chiến thắng chỉ là khởi điểm cho nền thống trị mới.

Nhân dân, tổ quốc, độc lập, chủ quyền… những khái niệm dễ bị lợi dụng, thường là điểm tựa của những đầu óc tù mù với tư duy lạc hậu khi nói về chính trị.

Người có tâm hồn, thơ vẫn hay, nhưng...

Nguyễn Chánh, từ Hoa Kỳ
http://nhipcauthegioi.hu/goc-nhin/CHON-TU-DO-HAY-NO-LE-BAN-CUNG-5591.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang