Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

GIẢI THƯỞNG VỀ VHNT NĂM 2016


Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2017 9:41 AM 

TNc: Giải thưởng đã công bố. Thiếu vắng nhiều văn nhân lẫy lừng trong khi đó một số văn nhân làng nhàng thì ăn giải. Trong số đáng tiếc có nhà văn Hoàng Quốc Hải, Xuân Quỳnh, Thu Bồn, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái...Giải thế này thì không thể tâm phục khẩu phục. Tôi nêu ý kiến nên dừng Giải là chuẩn...Chưa bao giờ thấy thủ tục xét Giải lại trục trặc như lần này. Đã công bố trao giải vào 30-9-2016 mà đến tháng 3 năm 2017 mới dự kiến trao. Quả là có chuyện không ổn...

DANH SÁCH CÁC NHÀ VĂN ĐƯỢC GTHCM và GTNN VỀ VHNT

Giải Hồ Chí Minh 

1- Xuân Thiều
2- Hữu Mai

Giải Nhà nước 

1- Đào Thắng
2- Đức Ban
3- Nguyễn Cao Sơn
4- Tùng Điển
5- Võ Khắc Nghiêm
6- Kiều Vượng
7- Dương Hướng
8- Trần Quang Quý
9- Trúc Thông
10- Phạm Hoa
11- Lê Thị Mây
13- Nguyễn Quang Thiều
14- Xuân Khánh
15- Lò Ngân Sủn (Truy tặng)

DANH SÁCH ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ LÊN HỘI ĐỒNG CẤP NHÀ NƯỚC 


1- Trúc Thông
2- Hoàng Quốc Hải
3- Đào Thắng
4- Lò Ngân Sủn
5- Đức Ban
6- Võ Khắc Nghiêm
7- Cao Duy Sơn
8- Tùng Điển
9- Nguyễn Xuân Khánh
10- Nguyễn Xuân Thâm (
11- Trần Quang Quý
12- Hồ Anh Thái
13- Hoàng Trần Cương
14- Dương Hướng
15- Phạm Hoa
16- Bảo Ninh
17- Lâm Xuân Vi
18- Lê Thị Mây
19- Tạ Hữu Yên
20- Quang Huy
21- Ông Văn Tùng
22- Lê Minh
23- Xuân Thiêm
24- Nguyễn Phan Hách
25- Nguyễn Quang Thiều
26- Hồng Diệu
27- Nguyễn Đình Lạp
28- Trần Lê Văn
29- Kiều Vượng

29 loại 7 còn 22 lên cấp Nhà nước. Loại thêm 7 chỉ còn 15
Ảnh: cóp từ FB Trần Hữu Việt .

Ghi chú; Màu xanh là bị gạt lần 1, màu đỏ là gạt lần 2.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƯƠNG NHỚ… VỈA HÈ



Mấy bữa nay trong nước đang xôn xao vụ… cái vỉa hè. Thực ra là phải làm thôi, làm để thay đổi dần. Dù có đánh trống bỏ dùi đi chăng nữa thì nó cũng tạo một đà nhất định, nhúc nhích được một chút nhất định. Cũng như cái đợt rầm rộ ra quân “lập lại trật tự an toàn giao thông”, dù sau này cũng xẹp, nhưng ra đường cũng đã thấy dân tình dừng đúng vạch hơn, biết phân biệt làn tuyến hơn chút ít. Hình ảnh để so sánh giữa một quốc gia tiên tiến và một quốc gia thuộc thế giới thứ ba hình như rõ nhất là cái vỉa hè. Nhìn vỉa hè là thoáng nhận ra Mỹ, Âu, Sing hay Việt, Campuchia… Nhưng hình như cũng chính vì lẽ đó, nó càng… khó cải tạo hơn. Bởi hình ảnh ấy, nếp sống ấy đã ăn sâu qua nhiều thế hệ. Chẳng phải vô cớ mà vỉa hè đã thành thành ngữ: Chuyện vỉa hè, thông tấn xã vỉa hè, dân vỉa hè… Vỉa hè không chỉ thuộc về dân nghèo mạt rệp mà còn thuộc cả giới tri thức đầy mình. Thậm chí vỉa hè còn là nơi… nổi loạn, cứ đọc ca dao vỉa hè, nghe chuyện tiếu lâm vỉa hè mà coi. Mình cũng là thằng… vua vỉa hè, đến độ bạn bè quen mặt, khi chiều chiều luôn… góp phần vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng cách ngồi vỉa hè. Nhiều khi từ nhà chạy xe cả chục cây số, chỉ để lên ngồi vỉa hè 15 phút với bạn bè, thế là coi như… đi làm một ngày. Nơi cái vỉa hè mình ngồi ấy có quán cà phê thân yêu của hai vợ chồng một anh chị từ miền Trung nhập cư Sài Gòn. Anh chồng chạy xe thồ, dựng chống đứng cái xe trong bóng râm chờ khách. Chị vợ bán thuốc lá, sau dấn thêm bán cà phê. Ngày ngày hai vợ chồng chở thằng con bé xíu chạy xe mấy chục cây số từ một quận ngoại thành heo hút, lên trung tâm “tác nghiệp”. Những chuyến xe bắt đầu từ khi trời còn tối thẳm, với thằng con gà gật trên ghế trước, cùng đủ thứ đồ nghề lỉnh kỉnh của cả gia đình cho một ngày mưu sinh, học hành. Bất kể nắng mưa, bão bùng, cứ vậy đều đặn từ sáng đến khuya. Thằng bé lớn dần lên trên hè phố. Chiều chiều chạy giỡn trên vỉa hè, với dòng xe lao ầm ầm không cần biết đó là lòng đường hay lối đi bộ. Có lần thằng nhỏ bị một gã phóng xe máy tông lăn lông lốc trên vỉa hè. Hai vợ chồng mặt mày xám ngoét lao tới đỡ thằng nhỏ dậy. Chị vợ nhẹ nhàng, không sao đâu, trẻ nhỏ luôn có “bà đỡ”, nó sẽ ổn thôi mà. Giờ nếu giải quyết dứt điểm chuyện vỉa hè, anh chị cùng thằng bé sẽ về đâu? Làm gì? Và trên khắp các hè phố VN có hàng triệu những con người như thế. Và mình, thuở sinh viên, cũng đã lăn lóc hè phố bao ngày tháng. Nhớ những lần đi làm công trình thuở sinh viên, buổi trưa nằm trên hè phố, kê đầu lên bậc thềm một căn nhà đóng cửa bên hè phố để ngủ. Gối là bậc xi măng, nệm là nền gạch phố. Nhớ những bữa cơm bình dân bên hè phố, với giá bèo nhất có thể, một cái tủ đựng mấy món trắng trắng, vàng vàng, có trời biết nguồn gốc an toàn thực phẩm. Đang bưng dĩa cơn, cơn mưa rào ập tới, tấm bạt che trên đầu không đủ ngăn dòng nước. Và một câu thơ mình làm thuở ấy, được một bạn đọc facebook còn nhớ, nhắc lại trên chính trang này: Những đĩa cơm hè phố chan mưa. Và những trận nhậu thâu đêm. Và những khuya dật dờ quăng bóng mình trên hè phố, chẳng biết về đâu… Có làm kẻ nghèo, có là một thân phận nhập cư mới thấy yêu thương hè phố vô cùng. Hôm nay trên đất Mỹ, chiều chiều nhìn những hè đường dành cho người đi bộ, đạp xe, bình yên đến rưng lòng… sao vẫn cứ thương những hè phố ngày xưa của tuổi trẻ, của khó nghèo, thậm chí là của tuyệt vọng… Đã bao chiều rồi ta có bình yên hôm nay, nhờ hè phố xa xưa… Thương đến rưng lòng…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hơn 600 người phục vụ 13 km đường sắt, chuyện thật như đùa!


23/02/2017, Nếu như mức trung bình làm 1km tàu điện của thế giới chỉ là 20-30 triệu USD, thì tuyến Cát Linh – Hà Đông này là 70 triệu USD, chưa kể nói đến sử dụng công nghệ lạc hậu, vận hành “thủ công”. Chưa biết loại hình vận tải này vận hành ra sao, có an toàn không ? Chỉ tính riêng hiệu quả kinh tế của tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông đã là một điểm trừ to tướng. 600 người cho 13km đường? Con số không thể tin nổi. Ai sẽ đứng ra trả lời cho người dân về vấn đề này?

1 km đường sắt trên cao cần hơn 50 nhân viên, thật quá lãng phí.
Vậy là sau nhiều năm “lỡ hẹn”, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chuẩn bị bước vào vận hành trong sự háo hức, mong chờ của người dân. Thế nhưng, theo thông tin vừa được Ban Quản lý dự án này tiết lộ, sẽ cần đến 600 người để vận hành 13km đường này và toàn bộ kinh phí đào tạo cho 600 người này đều nằm trong kinh phí dự án.

Tôi đọc thông tin này mà ngỡ như đang đọc một câu chuyện đùa. 600 người cho một tuyến đường dài 13 cây số, như vậy là khoảng 50 người cho 1km đường sắt tuyến Cát Linh- Hà Đông. Họ sẽ làm gì ở đó?

Thử hình dung với quãng đường dài như thế, từng ấy con người đứng dàn hàng thôi, chưa cần phải làm gì thì có lẽ chiều dài của dòng người cũng đã phủ suốt quãng đường rồi.

Ông Vũ Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết: “Khối nhân sự này gồm lái tàu, nhân viên trung tâm điều độ, nhân viên trung tâm ga, sửa chữa tàu, ga, đường ray… Các lái tàu, nhân viên kỹ thuật… được đưa sang Trung Quốc để đào tạo từ năm 2015”. Theo đó, trong số 200 người được cử sang Trung Quốc đào tạo, chỉ có 37 lái tàu.

Như vậy, ngoài 37 lái tàu, hơn 160 người còn lại được đưa sang Trung Quốc sẽ học gì? Tất cả đều là nhân viên kỹ thuật ư? Cần hơn 12 nhân viên kỹ thuật cho 1 km đường sắt trên cao vận hành? Một tuyến đường sắt 13 km đã cần bấy nhiêu nhân lực, nếu vận hành tất cả 8 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội với tổng chiều dài gần 300km, con số này sẽ khủng khiếp thế nào? Vài ngàn ư? Quá ít, hơn 10 nghìn nhân viên vận hành là ít. Quả thật chỉ có ở Việt Nam.

Nhìn sang các dịch vụ giao thông công cộng ở nước bạn như Singapore, Thái Lan, Malaysia… để làm cơ sở so sánh. Những tuyến đường sắt trên không, tàu điện ngầm ở nước ngoài hầu như đã được tự động hóa hoàn toàn, vắng tanh không có bóng người soát vé, hoặc chỉ có 2-3 nhân viên kiểm soát là cao. Công nghệ tự động hóa này không mới được các nước áp dụng ngày một ngày hai mà đã rất nhiều năm.

Vậy tại sao chúng ta đi sau các nước lâu như thế mà lại chọn một công nghệ tiêu tốn nhiều nhân lực đến vậy? Tại sao để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, chắc ngành đường sắt lo xa, các bác đang đề phòng trường hợp tàu Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc thì vận hành thế nào cũng có lúc tàu chết máy, phải chuẩn bị sẵn đội quân cứu hộ hùng hậu để mà đẩy tàu về bến, chả nhẽ cứ để tàu nằm lù lù giữa đường?

Người dân đã mong chờ biết bao nhiêu ngày tháng để có một tuyến đường sắt trên không hiện đại đầu tiên tại Thủ đô, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân. Ấy thế mà, đổi lấy sự chờ mong từ năm này sang năm nọ, người dân đã biết bao nhiêu lần thót tim khi nghe Ban quản lý thông báo cái tuyến đường sắt ấy chỉ “điều chỉnh một tý thôi” đã mất hơn 300 triệu đô, tức là tương đương hơn 7.000 tỷ đồng; bao nhiêu lần rơi vào sợ hãi khi chưa thấy hiện đại đâu, chỉ thấy sắt thép công trình rơi xuống đầu dân, tai nạn thi công xảy ra như cơm bữa, đường sắt thì quanh co “uốn lượn” như rồng; nay lại thêm thông tin chỉ có 13km đường sắt mà phải tới 600 người mới vận hành nổi. Vậy thì khi nó đi vào hoạt động, chỉ tính riêng tiền lương trả cho ngần ấy người đã tốn kém biết là bao nhiêu?


Sử dụng thầu Trung Quốc, nhân công và vật liệu đến từ Trung Quốc, công nghệ lạc hậu nên việc thi công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông thường xuyên gặp sự cố sập sàn, chết người là không thể tránh khỏi

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến giờ vẫn chưa đi vào khai thác do chậm tiến độ 2-3 năm trời, mức đội giá thành được xếp vào “hàng khủng” và đã được các chuyên gia bình luận là “quá đắt đỏ”. Nếu như mức trung bình làm 1km tàu điện của thế giới chỉ là 20-30 triệu USD, thì tuyến Cát Linh – Hà Đông này là 70 triệu USD, chưa kể nói đến sử dụng công nghệ lạc hậu, vận hành “thủ công”.

Chưa biết loại hình vận tải này vận hành ra sao, có an toàn không khi toàn bộ công nghệ, trang thiết bị, nhân sự đều đến từ Trung Quốc? Chỉ tính riêng hiệu quả kinh tế của tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông đã là một điểm trừ to tướng. 600 người cho 13km đường? Con số không thể tin nổi. Ai sẽ đứng ra trả lời cho người dân về vấn đề này?

http://trandaiquang.org/hon-600-nguoi-phuc-vu-13-km-duong-sat-chuyen-that-nhu-dua.html

Bạn đọc Minh Anh

600 người vận hành 13km đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Trong số nhân lực đào tạo ở Trung Quốc có 37 lái tàu. Các lái tàu này đều đảm bảo các tiêu chuẩn điều kiện lái tàu theo quy định của Việt Nam và phía Trung Quốc… Ngày 22-2, ông Vũ Hồng Phương,...


Vì sao Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông “đội” vốn, “lụt” tiến độ?
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) bị “lụt” tiến độ vận hành và vừa phải vay thêm vốn của Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường...



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai mới đích thực là thủ phạm vụ án Kim Jong-nam?



Bùi Quang Vơm
27-2-2017
Kim Jong-nam (phải), người anh sống lưu vong của nhà lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (trái)
Kim Jong-nam (phải), người anh sống lưu vong của nhà lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (trái), đã bị giết chết. Ảnh: internet
Thông thường, khi tìm kiếm người chủ mưu gây ra một vụ án, người ta thường đặt ra câu hỏi: Ai, hoặc những ai là người sẽ hưởng lợi từ vụ án?
Trong vụ ám sát Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong-un, xảy ra sáng ngày 13/02/2017 tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đáng lẽ cảnh sát Malaysia cũng phải đặt ra câu hỏi này, làm chỉ nam cho công việc điều tra của mình. Nhưng có vẻ như không phải vậy. Hình như Cơ quan an ninh của Malaysia chỉ nhằm tới mục đích xác minh nạn nhân đích thực là ai, cái gì trực tiếp gây ra cái chết, các thủ phạm trực tiếp gây án mạng là ai. Và dừng lại ở đó.
Phía sau những cái trực tiếp này, là các câu hỏi, Mục đích của vụ ám sát này là gì và ai là người chủ mưu, người tổ chức vụ an mạng, thì hình như người Malaysia không muốn biết, hoặc cố tình né tránh. Đó là vấn đề chính trị, và Malaysia, chỉ làm cái việc đảm bảo an ninh cho hoạt động Du lịch, một nguồn thu ngày càng trở nên đáng kể đối với nền kinh tế của Malaysia.
Chính bởi vậy mà người ngoài, những người không có khả năng tiếp cận với công tác điều tra, không bằng cách nào có được các thông tin khả dĩ dùng được để phân tích theo hướng tìm kiếm kẻ chủ mưu, từ đó xác định âm mưu của vụ án.
Cho nên, rất tự nhiên là khi tìm cách trả lời câu hỏi “Ai chủ mưu”, chúng ta không thể tránh được những phỏng đoán mang tính suy diễn, cảm tính. Nhưng suy diễn cảm tính lại là một phản xạ tự nhiên, bản năng, của con người trước một sự kiện, nhất là những sự kiện mang nhiều tính bí ẩn như những vụ án mạng, hơn nữa lại là một vụ án mạng chính trị.
Câu trả lời của câu hỏi, “Ai hưởng lợi từ cái chết của Kim Jong-nam?”, đến ngay trực tiếp không hề khó khăn, lần lượt sẽ là Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc, không có quốc gia thứ tư.
1- Có thể lọai bỏ ngay Nam Hàn ra khỏi danh sách, vì mấy lý do giản dị thế này:
– Nam Hàn là nền Dân chủ hiện đại và tiến bộ, quốc gia có tư duy nhân bản hơn hai nước còn lại. Có thể tin rằng một chủ trương giết người man rợ như vậy, khó có thể đạt được đồng thuận trong giới lãnh đạo Hàn Quốc.
– Nam Hàn là người đầu tiên to tiếng nhất lên án hành vi man rợ, dã man này, và Nam Hàn quy kết không đắn đo thủ phạm là chế độ độc tài Kim Jong-un. Ngay ngày đầu tiên sau khi có tin Kim Jong-nam bị giết haị, mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân cái chết, Nam Hàn đã chĩa hệ thống loa không lồ hướng ra Bắc, ra rả tố cáo tội ác vô đạo đức của chế độ Bắc Triều. Có thể suy diễn theo lôgic thông thường, không thể vô tư “to mồm” như vậy, nếu trong bụng toàn dao găm và bàn tay vừa dính máu người chết.
– Tình báo Nam Hàn không có thông tin trước về lịch trình chuyến đi sang Malaysia của Kim Jong-nam.
 Tờ Chosun Ilbo tường thuật hôm 20/02, “ông Alex Hwang, người Hàn Quốc, chủ nhà hàng tại Kuala Lumpur, nơi Jong-nam thường đến ăn mỗi lần đến Malaysia, cho biết, thường thường tình báo Hàn Quốc đề nghị ông gửi thìa, dĩa, cốc mà Jong-nam dùng vào một túi nhựa và giao cho sứ quán để lấy mẫu vân tay và mẫu ADN nhằm xác định danh tính”. Như vậy, tình báo Nam Hàn không có người theo Jong-nam ở tuyến Một, chỉ có được các tin tức sau, nhằm biết được tung tích của Jong-nam, không có nguồn tin ở vòng tiếp cận trực tiếp, nắm chương trình hoạt động, di chuyển từng ngày của Jong-nam.

Tình báo Nam Hàn có thể là một trong những người đầu tiên có tin Jong-nam bị ám sát, nhưng không thể là người tổ chức.
– Việc mất ổn định của chế độ độc tài bắc Triều Tiên đương nhiên có lợi cho an toàn của Nam Hàn, nhưng cái chết của Jong-nam chỉ có tác dụng gián tiếp và không đủ quan trọng tới mức chính phủ Nam Hàn phải mạo hiểm, phiêu lưu và đặt uy tín quốc gia trước một nguy cơ tự huỷ hoại.
2- Nghi phạm chủ mưu thứ hai, và được xem như đương nhiên, không cần phải chứng minh là Bắc Triều Tiên. Với một chế độ cai trị nổi tiếng là độc tài, một nhà nước khép kín đầy bí ẩn, một hệ thống lãnh đạo cha truyền con nối, một quá khứ thanh trừng nội bộ không thương tiếc, Kim Jong-un từng ra lệnh xử tử chú dượng của mình, bây giờ xử tử anh ruột, thì có gì là lạ.
Điều lạ duy nhất là hình như chính quyền Bắc Triều Tiên không hề biết thế giới đánh giá cái chế độ của họ như thế nào, và lạ nữa là ngay chính bản thân Kim Jong-un không hề biết, hay cố tình không biết rằng trong con mắt thế giới, ông ta là một tên bạo chúa. Hay ông ta biết mà cố tình công khai thừa nhận mình là một tên bạo chuá, man rợ và tàn bạọ như một thú vật? Có thể như thế không?
Mọi tin tức, mọi bằng chứng, mọi hướng và luồng lạch điều tra đều chỉ một chiều duy nhất về phía Bắc Triều Tiên.
– Toàn bộ 7 nghi phạm đều mang danh tính bắc Triều. Nghi phạm người bắc Triều đầu tiên được xác định là một chuyên gia hoá học, trong khi chất độc được sử dụng là độc tố VX, một thứ độc tố cao cấp, được Liên Hiệp quốc liệt vào danh sách các vũ khí huỷ diệt hàng loạt, và chuyên gia Nam Hàn, ngày 24/02/2017, cho biết, Bắc Hàn có một kho dự trữ tới 5000 tấn. Một nghi phạm khác được coi là cầm đầu nhóm hành động tại Malaysia được cho là một nhân viên cao cấp của Sứ quán Triều Tiên tại Kuala Lumpur.
– Không có một chút nghi ngờ nào vào một xu hướng kêt́ luận tự nhiên, rằng thủ phạm là chế độ bắc Triều, chỉ kết luận như vậy là đủ, và có thể khép lại vụ án, không cần làm gì thêm. Và sẽ không có ai thắc mắc.
Nhưng tại sao vụ án được diễn ra có vẻ chóng vánh và rõ ràng như vậy. Tại sao moị chứng cớ, moị luồng lạch lại đều hướng về một mối, có phần dễ dãi. Cảnh sát Malaysia gần như xác định được ngay lập tức, từ danh tính, nhận dạng của nạn nhân tới danh tính của các nghi phạm chính.
Với một đội ngũ những sĩ quan tình báo nổi tiếng tài ba, dũng cảm, trung thành, được đào tạo chuyên nghiệp và có một trình độ thuộc một trong những đội quân tình báo hàng đầu thế giới, lại để lại dấu vết mà cảnh sát Malaysia có thể xác định 6 nghi phạm ngay từ hai ngày đầu tiên.
Nhưng hình như chỉ có thế và moị hướng điều tra đều dừng lại ở đấy. Vạch hướng tới bắc Triều rồi tắt. Đến bây giờ, mọi nghi vấn đều chỉ hướng về phía bắc Triều, nhưng không một nghi vấn nào đủ chứng cớ để xác quyết. Các nghi phạm đã về bắc Triều, cảnh sát Malaysia không có cách nào tìm kiếm tiếp tục, trong khi, hai nghi phạm còn nằm lại tại Malaysia, nghi là đang trốn trong Đại sứ quán Triều Tiên, thì vẫn không thể làm gì, nếu không có sự hợp tác của Sứ Quán, trong khi mâu thuẫn giữa ngoạ̣i giao hai nước càng ngày càng căng thẳng, có thể dẫn tới đóng cửa Sứ quán cả hai phía. Moị tội lỗi sẽ chỉ đổ lên đầu bắc Triều. Không thể chối cãi, và không cần bằng chứng. Moị tình huống, nếu không thể đi đến kết luận, đều có thể đổ lỗi do thiếu sự hợp tác của chính phủ bắc Triều Tiên. Có những người “dân” đã cung cấp tin tức nhanh chóng cho cảnh sát Malaysia, hay cảnh sát Malaysia thậm chí đã được chỉ đạo?
– Kim Jong-nam là con bài thay thế chế độ. Kim Jong-nam còn sống thì nguy cơ thay thế vẫn còn. Suy luận này là hiển nhiên.
Nhưng sau lần gặp nhau duy nhất vào ngày tang lễ của Kim Jong il, người cha của hai anh em, ngày 17/12/2011, hình như đã có một thoả thuận nào đó giữa hai anh em. Từ tháng 2 năm 2012, Kim-Jong-nam bắt đầu cuộc sống lưu vong nước ngoài tại Macau. Có vẻ như Kim Jong-un chu cấp moị phí tổn và bảo đảm cho Jong-nam một cuộc sống đầy đủ (*). Kịm Jong-nam từ đó không còn liên hệ gì với hệ thống liên quan tới bộ máy quyền lực của chế độ và không còn quan tâm tới chính trị.
Vụ ám sát vào cuối năm 2012, được cho là do bắc Triều tổ chức nhưng thất bại nhờ tình báo Trung Quốc, cuối cùng chỉ là tin đồn, không có thực. Tin đồn được xuất phát từ một tờ báo lá cải ở HongKong, nhưng không rõ người chủ trương phao tin là ai. Tuy nhiên, báo Hong Kong khi đó cũng thưà nhận không phải là chuyện rò rỉ từ tình báo bắc Triều. 
Từ sau “vụ án đồn đại” có thể hữu ý này, Bắc Kinh bắt đầu “chiụ trách nhiệm về an toàn tính mạng” cho Jong-nam và gia đình của ông ta. Bắc Kinh bố trí mạng lưới điệp viên và thường xuyên có hai nữ vệ sĩ đi theo bảo vệ an toàn cho cá nhân và người thân của Kim Jong-nam.
– Vụ án xử tử người chú dượng Jang Song Thaek ngày 12/12/2013 là việc quyết định xử tử hình người chú mà chính Kim Jong-un có rất nhiều kỉ niệm gắn bó và rất yêu quý, sự thật cuối cùng là một âm mưu của Trung Quốc.
Jang Song Thaek là người thứ hai trong hệ thống quyền lực của chính phủ Kim Jong-un, cố vấn an ninh tin cậy độc nhất, đặc phái viên duy nhất của Kim Jong-un trong quan hệ với Trung Quốc, trong những ngày cầm quyền đầu tiên, thời gian mà Jong-un còn chưa được Trung Quốc ủng hộ.
Nhưng Jang Song Thaek đã bị Trung Quốc mua. Một âm mưu thay thế chế độ, tất nhiên dùng lá bài Jong-nam, do Jang Song Thaek tổ chức thực hiện. Mặc dù phương án thay thế chế độ này do chính quyền Hồ Cẩm Đào chủ trương và trực tiếp tiến hành, nhưng được Tập Cận Bình tiếp tục.
Theo báo Đa chiều, “Chính Chu Vĩnh Khang là người tiết lộ mật đàm giữa ông Hồ Cẩm Đào và Jang Song-thaek về việc lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời Chu Vĩnh Khang cũng định đào tẩu sang Bắc Triều Tiên. Vì việc tiết lộ bí mật quốc gia, Chu Vĩnh Khang ngay sau đó bị bắt giam. Việc bại lộ khiến ông Kim Jong-un nổi giận, lập tức xử tử người chú rể và quay mặt với Trung Nam Hải.”
“Ngày 22/2, khi thăm Trung Quốc tháng 8/2012, Jang Song Theak đã mật đàm với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong khoảng 1 giờ mà chỉ có phiên dịch của phía Bắc Kinh”.
Báo này nói rõ “Do Chu Vĩnh Khang làm lộ việc này, Jang Song Thaek nhanh chóng bị mất mạng. Không những thế, toàn bộ quan chức thân Bắc Kinh đã bị Kim Jong-un thanh trừng, nhưng một người đã kịp chạy sang cấp báo tình hình với Trung Nam Hải.”
Nhưng theo trang Wen Wei Po của Hong Kong, “Giám đốc Ủy ban Ngoại giao, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc, Ahn Hong Joon quyết định hành quyết ông Jang Sung- taek không phải của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, đây là chủ kiến của người đứng đầu Tổng cục Chính trị Triều Tiên Choe Ryong-hae”.
Tờ Nhân Dân nhật báo bản hải ngoại ngày 25/12 dẫn tin từ truyền thông Bắc Triều Tiên cho biết, “nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khóc ròng suốt mấy ngày sau vụ hành quyết ông chú rể Jang Song Thaek, thậm chí đến ngày giỗ bố, ông Kim Jong-un vẫn còn khóc vì ân hận.”
Theo tờ Yomiuri, “Kim Jong-un rất buồn sau vụ xử tử Jang Song-thaek, hình như ông tự thấy như chính mình đã giết chết chú dượng nên trạng thái tâm lý không ổn định. Từ hôm xử tử Jang Song-thaek ngày 12/12 đến ngày 17/12 diễn ra lễ kỷ niệm 2 năm ngày mất của người cha Kim Jong-il, Kim Jong-un vẫn còn khóc”.
Có thể có quyền nghi ngờ một con người như vậy đã hết nhân tính không? Một người đã từng giết chú, bây giờ giết anh?! Và đó là một chàng trai từng chịu ảnh hưởng và ngưỡng mộ nền giáo dục Thuỵ Sĩ?! 
Ngày 16/02 là ngày sinh nhật Kim Jong Il, và cả nước Triều Tiên đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước, rất nhiều họat động, bắn pháo hoa, và hàng loạt các hoạt động vui chơi nhiều ngày. Nhưng ngày 13/02, Kim quyết định xử tử anh ruột của mình. Làm quà sinh nhật cha? Có thể có một con người còn nhân tính mà làm điều đó không. Jong-un có thể mất trí tới vậy không?!

 Kẻ gây ra chuyện này thật là tàn bạo và độc ác. Ai, có thể là ai?
Theo thông tấn KCNA, ngày 16/02, “Lãnh đạo Kim Jong-un cùng các quan chức tại Cung Kumsusan, nơi đặt thi hài của Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Trong chuyến viếng thăm bao gồm Hwang Pyong-so, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Triều Tiên và Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Bí thư đảng Lao động Triều Tiên”.
“Các hình ảnh được phát đi trên truyền thông nhà nước của Bắc Hàn cho thấy, ông có vẻ mặt đằng đằng sát khí, và ông không giơ tay vẫy chào khi rời đi, điều lẽ ra ông vẫn thường làm.
Tuy nhiên, như ghi nhận của hãng tin Rёnhap (Hàn Quốc), “trong số những người tham gia lễ viếng không có mặt hai nhân vật thứ hai và thứ ba của chế độ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae và người đứng đầu Bộ Công an Kim Jong-hon, có giả thiết đã bị sa thải”.
Nếu lưu ý rằng, Choe Ryong hae chính là nhân vật đại diện duy nhất của Kim Jong-un liên lạc với lãnh đạo Trung Quốc, từ sau cái chết của người chú dượng Jang Song Thaek, thì sẽ có thể suy đóan hai khả năng:
 – Kim Jong-un chỉ mới biết tới vụ ám sát anh trai, sau khi xong việc.
 – Choe Ryong hae và Kim Jong-hon hoặc đã thực hiện theo chỉ đạo của thế lực thứ ba, hoặc tự tổ chức sau lưng Kim.
Nếu có thế lực thứ ba, Kim phải cay đắng chấp nhận, ngược lại, nếu là hành động tự ý, vượt mặt, sắp tới, rất có thể Choe Ryong hae và Kim Jong-hon sẽ biến mất, và hai nhân vật tháp tùng Jong-un trong lễ sinh nhật là Hwang Pyong-so, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Triều Tiên và Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Bí thư đảng Lao động Triều Tiên sẽ là những người thay thế.
Cho đến phút cuối cùng, bắc Triều Tiên vẫn một mực khẳng định người chết tại sân bay Kuala Lumpur ngày 13/02 là “nhân viên ngoại giao Kim Chol, không phải là Kim Jong-nam, và Malaysia đang cố chính trị hoá vụ án”. Điều này chỉ có nghĩa rằng bắc Triều Tiên không chịu trách nhiệm chính trị về cáị chết của Kim Jong-nam, cũng có nghĩa rằng, theo chính phủ bắc Triều Tiên, vụ ám sát là một mưu đồ chính trị.
 Người ta có thể ngầm hiểu rằng, theo chính phủ bắc Triều Tiên, có hai kẻ là thủ phạm, một là Nam Hàn, hai là Trung Quốc. Nếu Nam Hàn đã bị loại khỏi danh sách nghi phạm, thì nghi phạm duy nhất còn lại là Trung Quốc.
3- Thủ phạm có thể là Trung Quốc
Trong suốt thời gian xảy ra vụ án cho đến ngày hôm nay, 27/02/2017, người ta chưa hề nghe một chút thông tin nào từ phía chính phủ Trung Quốc và thậm chí từ báo chí truyền thông trung Quốc.
Tuy nhiên, một việc trái logic thông thường đã xảy ra.
Được biết Đoàn Thị Hương mua chiếc áo có chữ LOL của Taobao khi có mặt tại TQ một tháng trước đó. Nhưng, báo Vnexpress.net ngày 16/02 đưa tin, “Nữ nghi phạm sát hại Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, mặc chiếc áo phông màu trắng in chữ ‘LOL’. Nó có giá 6,3 tệ (gần một đôla Mỹ), được bán rộng rãi trên Taobao, theo SCMP. Tuy nhiên, sau khi hình ảnh về nữ nghi phạm được công bố hôm qua, mẫu áo này đã nhanh chóng bị dỡ khỏi các quầy hàng trên Taobao, trang mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc“. Một dịp quảng bá miễn phí, và một dịp may hiếm có. Taobao tự ghè chân mình hay bị ép phải gỡ đường dẫn vụ án tới Trung Quốc?
– Theo China Press, nhật báo tiếng Trung tại Malaysia, 2 nữ nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ đã sống tại Trung Quốc trong khoảng 1 đến 3 tháng qua. “Trong thời gian này, họ hành nghề “gái gọi” và qua lại với một người đàn ông. Người đàn ông này là người trung Quốc”. Tờ báo cho hay, người đàn ông này đã giới thiệu nghi phạm thứ nhất cho 4 thanh niên Triều Tiên.
Cảnh sát cho biết 4 người đàn ông Triều Tiên đã cung cấp thuốc độc cho hai phụ nữ thực hiện vụ án. Những người này bỏ trốn khỏi Malaysia cùng ngày với vụ sát hại, họ bay đi Vladivostok và từ Vladivostok về Triều Tiên, trong khi hai nữ nghi phạm, một người Indonesia và một người Việt Nam, bị bắt. Hai phụ nữ này có thể đã được tuyển dụng và huấn luyện bởi người Trung Quốc.
– Sau khi buộc phải chấp nhận sống lưu vong, đặc biệt sau cái chết của người chú dượng, Kim Jong-nam không còn liên lạc với bất cứ ai trong chế độ. Sau vụ tin đồn ám sát hụt vào tháng 02/2012, Kim Jong-nam chính thức được chính phủ Trung Quốc bảo vệ bằng biện pháp an ninh hai tầng, nghĩa là có vệ sĩ đi kèm và mật vụ vòng ngoài 24/24H. Việc tiếp cận Jong-nam của tình báo bắc Triều đã trở nên không thể. Như vậy, chỉ duy nhất mật vụ Trung Quốc nắm được chương trình chi tiết các dịch chuyển của Jong-nam. 
– Kế hoạch ám sát được hình thành trước đó ít nhất là một tháng, bắt đầu bằng một người Trung Quốc, sau đó chuyển sang tay những người Triều tiên. Người duy nhất có khả năng tổ chức vụ ám sát là chính phủ Trung quốc.
Một câu hỏi được đặt ra, tại sao Trung Quốc phải giết Kim Jong-nam?
– Kim Jong-nam chưa bao giờ được coi là phương án thay thế Kim Jong-un do tư tưởng tự do và ủng hộ dân chủ. Kim Jong-nam không che giấu thiện cảm với nền dân chủ và sự phồn vinh của Nam Hàn. Phương án Jong-nam tất yếu dẫn đến thống nhất hai miền theo chế độ dân chủ và Triều Tiên sẽ trở thành đồng minh của Mỹ, đưa biên giới nước Mỹ tới phía đông bắc Trung Quốc suốt một chiều dài 1416km. 
– Kim Jong-nam được nuôi dưỡng và bảo vệ chỉ để làm con bài mặc cả và uy hiếp chế độ và gây áp lực với Kim Jong-un, nhưng không phải là con bài thay đổi chế độ.
– Mục đích của Trung quốc là duy trì chế độ bắc Triều Tiên như một vùng đệm an toàn cho phía đông bắc Trung Quốc, sử dụng bắc Triều Tiên như một lọai thuốc thử, một phần tử khiêu khích nhằm đo lường phản ứng của dư luận và thái độ của các đối tác, châm ngòi lửa khi cần. 
– Sự tồn tại của chế độ bắc Triều Tiên là một nhu cầu không thể tách rời của Trung Quốc. Triều Tiên vĩnh viễn phải là vùng đệm cho Trung Quốc. Trung Quốc không có nhu cầu xâm chiếm Triều Tiên, nhưng không thể chấp nhận một Bắc Triều Tiên độc lập hoặc thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc. Trung Quốc hoàn toàn có thể nuôi sống Triều Tiên. Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ chương trình hạt nhân của Triều Tiên đi đến bước cuối cùng bằng tiền và công nghệ Trung quốc, nhưng chỉ khi nào Trung Quốc có được sự đảm bảo quản lý tuyệt đối chương trình đó, nghĩa là Trung Quốc phải là một trong hai người ấn nút. hoả tiễn.
– Trước sức ép chiến tranh kinh tế mà tổng thống Mỹ Trump tuyên bố, “Trung Quốc hoàn toàn có thể ngăn chặn Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã không làm gì”̉ và trước nguy cơ hệ thống phòng thủ tên lưả giai đoạn cuối (THAAD) có thể sẽ được lắp đặt trong cuộc tập trận Mỹ Hàn vào tháng ba sắp tới, Trung Quốc buộc phải xuống thang. Nếu TRUMP tăng thuế nhập khâp̉ hàng hoá Trung quốc lên 45%, thì không cần phải tuyên bố chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc tự sụp đổ. Và nếu THAAD được lắp đặt tại Nam Hàn thì cũng có nghĩa rằng moị cố gắng đầu tư trang bị vũ khí trên đất liền và trên biển của Trung Quốc hơn mười năm nay nhằm hướng ra biển Đông, tốn hàng chục tỷ USD, sẽ trở thành vô dụng. 
Trung Quốc buộc phải làm một cái gi ̀- trừng phạt Triều Tiên theo quyết định của Liên Hiệp quốc. Nhưng trừng phạt nhằm làm yếu chế độ Triều Tiên là điều Trung Quốc không muốn và sẽ gây căng thẳng với Triều Tiên, thậm chí gây ra, ngoài ý muốn, sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ hai nước tới mức không thể cứu vãn.
Có thể tưởng tượng một cuộc đối thọai giữa người của Tập cận Bình và Kim Jong-un diễn ra như thế này:
– Chúng tôi buộc phải trừng phạt các ngài, hoặc cả các ngài và chúng tôi sẽ cùng chết. THAAD nếu được lắp đặt, thì hạt nhân của các ngài thành vô dụng.
– Như vậy là thực sự các ngài muốn hy sinh chúng tôi?
– Không, ngược lại.
– Có gì đảm bảo, nếu các ngài ngừng nhập khẩu than và các ngài vẫn nuôi con bài thay thế?
– Chúng tôi sẽ đảm bảo bù lại một tỷ USD thiệt hại do ngừng nhập than, còn phương án thay thế, các ngài có thể yên tâm. Nó sẽ được thu xếp.
 Ngày 13/02, Kim Jong-nam chết tại Malaysia; khi chuẩn bị lên máy bay quay lại Macau. Ngày 18/02, Trung Quốc tuyên bố ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc. Ngày 19/02, lệnh ngừng nhập khẩu than của Triều Tiên có hiệu lực một năm, đến tháng hai năm 2018 với tổng gía trị lên tới một tỷ USD. 
Những gì xảy ra chỉ chứng tỏ rằng, Trung Quốc muốn làm gì là làm được. Phương án thay thế biến mất và nó sẽ là món quà tặng cho sinh nhật ngài cố chủ tịch Kim Jong il, ngaỳ 16/02.
Bề ngoài, Trung Quốc sẽ bằng moị cách làm cho dư luận có cảm tưởng rằng việc giết haị con bài trong tay Trung Quốc, và việc Trung Quốc đứng về phía các nước thù địch, trừng phạt Triều Tiên, hai quốc gia này sẽ trở thành thù địch, chứ không phải đồng minh.
Đúng là theo lôgíc thông thường, người ta sẽ chấp nhận một suy luận như vậy, dễ dàng và tự nhiên. Nhưng chắc chắn, nếu theo lối suy diễn thông thường, người ta sẽ phạm sai lầm, nếu sự việc có liên quan tới cỡ chóp bu của chính quyền cộng sản Trung Quốc.
____
(*) Ghi chú: Theo các tin từ báo chí phương Tây, dẫn lời các các viên chức Bắc Hàn, cho biết, Kim Jong-nam là người quản lý số tiền của thừa kế từ người cha để lại, cùng với số tiền quỹ của ông chú dượng Jang Song Thaek, sau khi ông bị Kim Jong-un tử hình năm 2013. Theo tin từ hãng Yonhap, hai anh em cãi nhau trước đó, vì Kim Jong-nam từ chối trả số tiền mà ông ta quản lý từ quỹ của ông chú dượng, số tiền mà em nói là của mình.


Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhà báo yêu cầu quan chức giải thích việc 'dùng hàng hiệu' bị cách chức
27 tháng 2 2017 "Là luật sư có nhiều dịp tiếp xúc với quan chức, tôi nhận ra họ [quan chức] ít khi dùng hàng 'giả cầy', mà thường có sự lựa chọn những sản phẩm đắt tiền." "Nhưng khi báo giới muốn đặt vấn đề thì phải có thông tin kiểm chứng rõ ràng chứ không dựa vào một bức ảnh rồi cáo buộc người ta."Họ cho rằng ông Thắng ra văn bản vậy không phải là vì nhu cầu thông tin cho bạn đọc mà nhằm mục đích khác."

Trong những tấm ảnh chụp ông Đoàn Ngọc Hải về sau không còn thấy ông đeo đồng hồ và điện thoại hàng hiệu (ảnh của báo Zing)

Một tờ báo thuộc Hội Luật gia Việt Nam ra văn bản cách chức nhà báo gửi "văn bản trái quy định" liên quan vụ việc ông này yêu cầu một quan chức cấp quận ở TP Hồ Chí Minh giải thích về ảnh chụp cho thấy "dùng điện thoại Vertu và đồng hồ Patek'.

Quyết định của Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật, thuộc Hội Luật gia Việt Nam, đề ngày 25/2 ghi: "Kỷ luật ông Trần Thanh Thắng, Phó trưởng cơ quan đại diện phía Nam của báo Đời sống & Pháp luật với hình thức cách chức từ ngày 25/2 vì hành vi tự ý ban hành văn bản ngày 15/2 trái quy định, vi phạm nghiêm trọng quy chế của tòa soạn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của báo."

Văn bản ngày 15/2 được xác định là của ông Thắng gửi ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1, TP Hồ Chí Minh với nội dung: "Ngày 15/2, báo Đời sống & Pháp luật nhận được phản ảnh của bạn đọc về việc có một tấm ảnh chụp ông Đoàn Ngọc Hải trên đường phố với những điểm bất thường."

"Sau khi xem bức ảnh này, báo phát hiện, chiếc điện thoại ông Đoàn Ngọc Hải đang sử dụng là điện thoại hạng sang Vertu. Bên cạnh đó, chiếc đồng hồ trên tay ông Đoàn Ngọc Hải cũng là dòng đồng hồ hạng sang."

"Nay, báo Đời sống & Pháp luật đề nghị ông Đoàn Ngọc Hải sắp xếp một buổi tiếp xúc để làm rõ các nghi vấn nêu trên để phản ánh đến bạn đọc."

Trong tấm ảnh bị đặt nghi vấn có chiếc đồng hồ được cho là của thương hiệu Patek Philippe.

Hôm 27/2, BBC gọi điện cho ông Trần Thanh Thắng nhưng tổng đài báo "số máy này tạm thời không liên lạc được".

Cùng ngày, ông Vương Tiến Thành, Phó tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật nói với BBC rằng ông "đang chủ trì cuộc họp gấp nên không thể trả lời về vụ việc này".

Hôm 27/2, trả lời BBC từ Hà Nội, luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, nói: "Tôi hết sức ngạc nhiên là ông Thắng làm ở một tờ báo của Hội Luật gia mà soạn một văn bản không phù hợp quy định pháp luật như vậy."

"Nếu chỉ dựa trên hình ảnh thì không thể khẳng định những vật trên tay ông Hải là đắt tiền, trị giá hàng chục, hàng trăm ngàn đôla."

"Một bức ảnh không nói lên điều gì."

"Đó là tài sản cá nhân, khó xác định giá trị cao thấp nếu chỉ nhìn qua một bức ảnh rồi phán đoán."

'Không phải không có cơ sở'

"Nếu ông Thắng muốn cáo buộc ông Hải thì khẳng định được đồng hồ, điện thoại ông Hải đang dùng là hàng hiệu thứ thiệt."

"Mà việc này thì phải qua điều tra thì mới xác định được."

"Tôi biết cũng có người đặt câu hỏi rằng: Nếu không phải hàng hiệu thật sự thì tại sao trong những ảnh chụp hiện trường sau đó, người ta không còn thấy ông Hải đeo những vật này nữa?"

Báo giới muốn đặt vấn đề thì phải có thông tin kiểm chứng rõ ràng chứ không dựa vào một bức ảnh rồi cáo buộc người ta.Luật sư Nguyễn Hà Luân

"Có thể ông ấy tháo vì muốn tránh điều tiếng chứ không có cơ sở nói ông ấy lo sợ."

Luật sư cũng cho biết thêm: "Tôi khẳng định là báo chí không có quyền đòi ông Hải mang những vật dụng đó đến để 'làm rõ' như yêu cầu trong văn bản."

"Tuy vậy, nói đi cũng phải nói lại, sở dĩ trên mạng xã hội người ta đặt vấn đề về chuyện quan chức từ cấp quận huyện trở lên sử dụng vật đắt tiền không phải không có cơ sở."

"Là luật sư có nhiều dịp tiếp xúc với quan chức, tôi nhận ra họ [quan chức] ít khi dùng hàng 'giả cầy', mà thường có sự lựa chọn những sản phẩm đắt tiền."

"Nhưng khi báo giới muốn đặt vấn đề thì phải có thông tin kiểm chứng rõ ràng chứ không dựa vào một bức ảnh rồi cáo buộc người ta."

Hôm 27/2, một phóng viên báo Dân Việt đề nghị không nêu danh tính nói với BBC: "Trong vụ việc của nhà báo Trần Thanh Thắng, tôi để ý thấy chỉ một số phóng viên đang làm tự do thì ủng hộ, còn những người đang làm ở các tòa soạn thì không đồng tình."

"Họ cho rằng ông Thắng ra văn bản vậy không phải là vì nhu cầu thông tin cho bạn đọc mà nhằm mục đích khác."

"Dù gì đi nữa, tôi thấy ông Thắng bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo như vậy là quá nặng."

"Nhưng làm báo ở Việt Nam thì cũng hiểu là trong những vụ thế này đúng là 'trời kêu ai nấy dạ'.

Một nguồn tin của BBC cũng cho hay ông Trần Thanh Thắng, ngoài nghiệp vụ làm báo còn làm chủ một công ty PR - dịch vụ truyền thông đóng tại quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39103049

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngân hàng 0 đồng lỗ hàng chục nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm?


Bích Diệp 
























Dân Trí - Đánh giá cao về các phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên, theo đại biểu Trần Ngọc Vinhviệc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỷ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý và cần có người chịu trách nhiệm với những khoản lỗ tại các ngân hàng 0 đồng.

Về kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phát biểu tại phiên thảo luận ngày 2/11, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng đã nhận được đánh giá tốt từ cử tri.

Cụ thể, ba ngân hàng bị xếp loại yếu kém, cần được giám sát chặt chẽ và bị mua lại với giá 0 đồng bao gồm: Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank).

Đáng chú ý, theo báo cáo của Chính phủ, tính đến thời điểm này chưa lấy đồng nào từ ngân sách để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. “Tôi đánh giá đây là giải pháp tốt, trong điều kiện hiện nay thì không có giải pháp nào tốt hơn. Nhiều chuyên gia thế giới đánh giá đây là giải pháp kịp thời”, ông Vinh nhận xét.

Vị đại biểu này cũng cho rằng, không lo ngại khả năng trong thời gian tới sẽ dùng ngân sách vì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tính đến tình huống này. Ông Vinh cũng lạc quan, trong vài năm tới, sẽ có nhiều giải pháp khác và “chưa có căn cứ nào để nói sẽ lấy tiền ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu”.

Theo vị đại biểu này, với tình hình ngân sách eo hẹp như hiện nay, việc thu - chi chưa cân đối được mà còn “chi cho ngân hàng nữa thì ngân sách hụt rất lớn”. Ông Vinh nhấn mạnh, “không bao giờ cho phép lấy tiền ngân sách đắp vào khoản lỗ của các ngân hàng!”.

Ông Trần Ngọc Vinh cũng nhận định, việc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỷ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý.

Cụ thể, theo đại biểu này, có một thời gian hệ thống ngân hàng bung ra nhiều quá, cơ quan quản lý không kiểm soát được. Trong khi đó, việc thanh tra kiểm tra còn rất nhiều hạn chế.

Theo đề nghị của đại biểu Vinh, NHNN cần rà soát, nếu còn thiếu sót về mặt chính sách thì phải sửa đổi. Đồng thời, với những người làm ngân hàng, nếu phát hiện sai phạm, cần phải xử lý theo luật pháp, như tịch thu tài sản, kể cả biện pháp hình sự.

Trước hết, với lãnh đạo của những ngân hàng bị mua 0 đồng, ông Vinh cho rằng, cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống ngân hàng phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng này.

Sau đó, cơ quan thanh tra giám sát cần phải xem khoản tiền kia chảy vào đâu, nếu vào túi cá nhân thì phải hình sự truy tố và xử lý theo luật pháp, vị đại biểu Hải Phòng đề xuất.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều sếp ngân hàng 'thoát án' vụ Hà Văn Thắm


T.Nhung- T.Linh

VNN - Liên quan đến vụ Hà Văn Thắm, có hơn 220 đối tượng sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và yêu cầu xử lý nghiêm về hành chính và liên đới bồi thường một phần thiệt hại.

Sáng nay, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm tiếp tục với phần công bố cáo trạng của đại diện VKS.

Cáo trạng cho rằng, ngoài các bị cáo bị truy tố, còn các đối tượng là Giám đốc Phòng giao dịch đã chi lãi ngoài, gây thiệt hại dưới 1 tỷ đồng; các Phó giám đốc, nhân viên các chi nhánh, phòng giao dịch đã chi lãi ngoài trái quy định, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên; những cá nhân đã có hành vi tiếp nhận chủ trương chi trả lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền từ Giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch, sau đó trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên thực hiện.

Các đối tượng kể trên có 6 người là Giám đốc Phòng giao dịch có hành vi chi lãi ngoài trái quy định gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/cá nhân.

Trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, những người nói trên đã thực hiện theo chỉ đạo của các Khối nghiệp vụ thuộc Hội sở Oceanbank, không hưởng lợi trực tiếp từ việc này, các đối tượng này đều có nhân thân tốt, đã thành khẩn khai nhận.

Mặc dù không được hưởng lợi nhưng những người nói trên đã nộp tiền khắc phục hậu quả.

Cáo trạng xác định, có 17 đối tượng là Giám đốc các Phòng giao dịch có hành vi chi lãi ngoài trái quy định, gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng/cá nhân.

Có 204 Phó giám đốc, nhân viên các chi nhánh, phòng giao dịch có hành vi chi lãi ngoài trái quy định gây thiệt hại trên 100 triệu đồng trở lên/cá nhân.

Tổng số 227 đối tượng trên đều có chung hành vi tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền từ giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch, sau đó trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên thực hiện.

Tuy nhiên sau khi phân tích, đánh giá về vai trò, vị trí, nhận thấy diện đối tượng này có số lượng lớn, những cá nhân này là cấp dưới, thực hiện chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Chi nhánh, Phòng giao dịch, không phải từ Hà Văn Thắm, Nguyễn Thị Minh Thu hoặc lãnh đạo Hội sở Oceanbank.

Hơn nữa, những sai phạm về chi tiền lãi ngoài hợp đồng thì 34 người chịu trách nhiệm chính là Giám đốc các Chi nhánh, Phòng giao dịch đã được khởi tố điều tra, nếu khởi tố, xử lý hình sự hết số các đối tượng nói trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống của Ngân hàng Đại Dương trong giai đoạn tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Do vậy, đối với 227 đối tượng nêu trên, cơ quan điều tra Bộ Công an và VKSND Tối cao thống nhất- không xem xét trách nhiệm hình sự mà yêu cầu xử lý nghiêm về hành chính và liên đới bồi thường một phần thiệt hại.

Ngoài ra, còn có nhiều cá nhân là các sếp Oceanbank và nhân viên đã có hành vi nhận, chuyển tiền chi lãi ngoài; ký tiền tạm ứng để chi lãi ngoài; ký xác nhận một số Bảng tổng hợp danh sách khách hàng thuộc diện được chi lãi ngoài; tổng hợp danh sách chi lãi ngoài.

Tuy nhiên, những người này không biết mục đích hành vi của mình nên cơ quan điều tra cho rằng, hành vi của họ chưa đủ yếu tố cấu thành tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò đồng phạm, giúp sức.

Phần nhận xét hiển thị trên trang