Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Quyền lực nhất thiết phải được kiểm soát


Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, XI, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, công bố nhiều bài viết rất đáng được chú ý. Trước Đại hội XII, ông là người ủng hộ rất đắc lực cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nếu xét theo những định nghĩa của Nghị quyết trung ương 4, khoá XII, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 30/10/2016, thì ông Hoàng có các biểu hiện « tự diễn biến », « tự chuyển hoá ». Đây là bài mới nhất của ông vừa đăng trên Tạp chí Cộng sản số ra ngày 28/12/2016 để bạn đọc tham khảo.
( lời gt thêm của Lại Trần mai )
Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàng
Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và khẳng định trong các nghị quyết rằng, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước và xã hội, vừa là để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính, để có được một nhà nước bền vững, lâu dài, phục vụ nhân dân.

Quyền lực như “con ngựa” bất kham, ai không đủ nhân cách mà được giao cầm cương thì nó sẽ phá tung, gây đổ ngã và làm chết cả những người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là “con dao” hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam. Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.

Câu hỏi trước tiên cần phải nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? Nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào?

Quyền lực nhà nước vốn là của nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế; nó không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác. Từ lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các nghị quyết rằng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ tất cả, mà chỉ nắm giữ một số vấn đề then chốt (sẽ nói sau), còn lại là ủy quyền cho nhà nước quản lý và sử dụng quyền lực để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo một quốc gia phát triển.

Tuy nhiên, trong lịch sử đã từng có không ít trường hợp những người (hoặc nhóm người) bằng các thủ đoạn chính trị đã cướp đoạt quyền lực của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng bị cai trị; nhân dân sau khi ủy quyền thì mất quyền, còn người được ủy quyền thì dần dần bị quyền lực làm tha hóa, họ sử dụng quyền lực không phải để bảo vệ và phục vụ nhân dân như mục đích ban đầu, mà vì lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ, của một nhóm người, họ quay lại ức hiếp nhân dân, biến nhân dân từ chủ nhân của quyền lực thành đối tượng bị chèn ép, bị ức hiếp, bị tước đoạt.

Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, quyền lực cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực, nó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu như quyền lực ấy được trao cho những con người có nhân cách tốt. Mặt tiêu cực, nó luôn làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực nhưng lại yếu kém về nhân cách và không có cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực. Sự tha hóa như vậy có từ trong bản chất tự nhiên của con người và quyền lực. Có những người lúc đầu (khi chưa có quyền lực) thì tốt, nhưng khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì lợi ích thấp hèn của cá nhân. Cá biệt có những người thay đổi bản chất rất nhanh, chỉ sau một lần bỏ phiếu, họ gần như trở thành một người khác hẳn, từ dáng đi, cách nói, cách bắt tay,… đều tỏ ra vẻ “oai vệ” hơn, “bề trên” hơn. Khi người ta đến được đỉnh cao của “chiến thắng” trong quyền lực thì đấy là lúc người ta bắt đầu thua, mà trước tiên là thua chính mình. Trên đỉnh cao của quyền lực ít ai nhìn thấy tai họa ẩn chứa vốn có từ bên trong quyền lực ấy, nếu không phải là người lãnh đạo có nhân cách lớn, minh triết uyên thâm, có khả năng vượt qua chính mình và ma lực cám dỗ của quyền lực, để tịnh tâm nhìn xa trông rộng. Khi đã có trong tay tất cả thì đấy cũng là lúc tự mình bắt đầu đánh mất dần chính bản thân, tốt đẹp chân chính trước đó.

Việc kiểm soát quyền lực trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về đúng chủ nhân của nó, tức là thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Khi quyền lực bị lạm dụng thì tất yếu sẽ làm tha hóa bộ máy cầm quyền, và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tha hóa đạo đức xã hội. Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và quyền lực không được lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể tránh khỏi. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, nếu có yếu tố bên ngoài cũng chỉ là sự hà hơi tiếp sức mà thôi.

Đặc điểm chính trị quan trọng của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) chân chính là quyền lực thật sự và luôn luôn thuộc về nhân dân. Chỉ khi ấy mới có một nền chính trị thật sự tốt đẹp và bền vững. Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy: nhà nước của chủ nô, của vua chúa và các tập đoàn phong kiến, nhà nước của mô hình tập trung quyền lực vào một nhóm người bị tha hóa, biến chất, xa rời bản chất cách mạng, xa rời nhân dân và nhà nước của tài phiệt (tư bản hoang dã thời kỳ đầu) cuối cùng đều phải ngã đổ và kết thúc. Chỉ có nhà nước thật sự của nhân dân thì mới bền vững lâu dài, vì “dân là vạn đại”. Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng, chống sự tha hóa của nhà nước và xã hội, vừa là để thực hiện mục tiêu XHCN chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.

Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn là nhà nước của nhân dân, mà dần dần thành nhà nước đi ngược lại lợi ích nhân dân. Trong bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ quan đều là nguyên nhân lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu XHCN tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước cũng trở nên xa vời.

Lịch sử nước ta đã từng có nhiều lần do tha hóa quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy hoàng, có công lao to lớn bậc nhất với lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn chẳng hạn).

Nhiều năm qua lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều lần đề ra chủ trương và kêu gọi phải chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm” tiêu cực, tập trung nhiều công sức để giải quyết công việc khó khăn và phức tạp này, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế, tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm” đang còn khá phổ biến và diễn biến phức tạp, gây nhức nhối, bất bình trong xã hội. Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách “đền ơn đáp nghĩa”,…). Điều đó có nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất là quyền lực về cơ bản chưa được kiểm soát có hiệu quả, từ đó dẫn đến tình trạng tha hóa trong một bộ phận cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý.

Câu hỏi tiếp theo là quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào?

Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế. Tiếp theo, quyền lực phải được kiểm soát bằng chính quyền lực nhà nước, quy định trong Hiến pháp và các luật liên quan về cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, trong đó có sự phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất, nhằm hạn chế sai lầm hoặc khi có sai lầm thì được phát hiện và điều chỉnh, khắc phục sớm nhất.

Nói chung, các nhà nước phong kiến chưa giải quyết được việc kiểm soát quyền lực, mặc dù có lúc đã có một số quy định tiến bộ, manh nha của kiểm soát quyền lực. Luật lệ của triều đình có những quy định cấm các quan không được làm. Một số triều đại đã từng có các quan ngự sử ghi chép trung thực, khách quan mọi việc liên quan đến các quyết định và ứng xử của nhà vua, của triều đình để lịch sử đánh giá, phán xét công, tội. Vua cũng không được kiểm duyệt các ghi chép này. Có các gián quan để can gián vua không làm việc sai; có trống để thần dân kêu oan; có quan tòa liêm chính để phán xử đúng, sai… Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát quyền lực về cơ bản vẫn chưa được giải quyết. Nguyên nhân là do quyền lực tập trung vào tay vua và hoàng tộc, vua bảo chết thì phải chết, ý vua là ý trời, ý vua là pháp luật, còn nhân dân chỉ là đối tượng bị cai trị, không có quyền tự do, kể cả quyền sống, trái ý vua thì tùy theo mức độ và sự nóng giận của vua mà bị trị tội, kể cả tru di tam tộc. Thời kỳ đầu của chế độ tư bản cũng vậy, quyền lực tập trung vào tay những người giàu có và cũng không được kiểm soát. Khi chế độ tư bản phát triển đến một mức độ nhất định, đã có những bước tiến quan trọng về dân chủ xã hội, cộng với sự phát triển của các hệ tư tưởng, nhất là lĩnh vực triết học, làm thay đổi nhận thức và tư duy chính trị, thì quyền lực mới được kiểm soát đáng kể, và ngày nay vẫn đang phải tiếp tục hoàn thiện.

Phương pháp tiếp cận của nước ta lâu nay đối với vấn đề này chưa phải đã tốt, quyền lực nhìn chung chưa được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí không ít trường hợp hầu như ít bị kiểm soát, và trên thực tế, việc lạm dụng quyền lực diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp. Chính nó đã tạo nên sự tha hóa đến độ rất phức tạp. Chúng ta không tiếp thu theo kiểu bê nguyên, rập khuôn máy móc mô hình “Tam quyền phân lập” của các nước phương Tây, vì mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa và ở giai đoạn phát triển khác nhau, nhưng riêng về vấn đề kiểm soát quyền lực trong đó thì rất nên nghiên cứu một cách thật nghiêm túc để kế thừa “hạt nhân hợp lý”. Đồng thời với việc phân công, phối hợp, kiểm soát một cách khoa học giữa ba nhánh nói trên, còn có sự phân công và kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận ngay trong cùng một nhánh, nhất là hành pháp và tư pháp.

Tiếp theo, kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi rộng rãi quyền dân chủ; kể cả hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và dân chủ tham dự; thông qua chế độ tranh cử, đề bạt và miễn nhiệm cán bộ; minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các tổ chức và cá nhân được giao quyền lực; sự giám sát của công luận, của nhân dân; tự do tư tưởng và tự do ngôn luận để thể hiện chính kiến của những con người tham gia làm chủ đất nước. Trong đó, cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các phong trào lành mạnh, hợp pháp, do nhân dân tự giác và tự nguyện lập ra nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội. Nó là phương thức rất quan trọng để thực thi quyền dân chủ của nhân dân; nó đã từng tồn tại và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam truyền thống trước đây và trong xã hội Việt Nam hiện tại, tất nhiên là chưa hoàn chỉnh, chưa hiện đại.

Nhân dân có quyền chất vấn, yêu cầu cơ quan nhà nước phải giải trình; có quyền phản đối những việc làm sai trái; có quyền yêu cầu cán bộ không đủ tư cách phải từ chức hoặc bị cách chức… Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm lắng nghe, điều tra xác minh, tiếp thu, trả lời, giải trình, không được ngăn cản, cấm đoán nhân dân thể hiện chính kiến một cách ôn hòa. Khuyến khích công luận lên tiếng phê phán, phản đối những việc sai trái để tăng sức đề kháng của cơ thể xã hội. Ở đâu và khi nào mà công luận bị hạn chế, ngăn cản thì ở đó và lúc ấy cơ thể xã hội đang giảm sức đề kháng.

Trong một xã hội tiến bộ, việc minh bạch thông tin có vị trí rất quan trọng, mọi người dân đều có quyền tiếp cận thông tin, không ai được bưng bít thông tin, giống như “ánh sáng ban ngày” thay cho “đêm tối”, để cái xấu, cái ác không còn nơi ẩn nấp, phải lộ rõ nguyên hình. Lâu nay ở Việt Nam ta còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Chính sự chưa minh bạch này đã làm cho nhân dân nghi ngờ, giảm sút lòng tin. Nghi ngờ dung túng, bao che, cùng “lợi ích nhóm”. Nhiều việc được cho là “nhạy cảm” để lấy cớ đó mà không minh bạch thông tin. Chính việc không minh bạch ấy đã làm hạn chế hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng và “lợi ích nhóm”, nếu như không muốn nói rằng nó cản trở các công việc ấy. Một nhà nước của nhân dân, cớ sao không báo cáo đầy đủ cho nhân dân biết? Nếu lãnh đạo không có ai dính dáng gì tiêu cực trong đó thì tại sao lại sợ minh bạch? Muốn minh bạch thông tin thì lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải mở rộng hành lang hơn nữa cho tự do ngôn luận và báo chí, còn bản thân báo chí cũng phải dũng cảm, bản lĩnh và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nhà báo dám dấn thân cho lẽ phải và không để bị mua chuộc. Cũng có ý kiến lo ngại rằng, khi minh bạch thông tin về các vụ, việc thì nhân dân sẽ mất lòng tin hơn nữa. Không phải như vậy! Không minh bạch mới làm mất lòng tin. Ai cũng có quyền nghi ngờ cả. Và người lãnh đạo tốt cũng mang tiếng lây. Không dám minh bạch vì sợ mất lòng tin thì đó là thứ lòng tin bị đánh lừa, lòng tin nhầm lẫn.

Văn học nghệ thuật cũng cần phải tích cực tham gia “trừ gian” để góp phần “tải đạo” theo các giá trị nhân bản và phương pháp nghệ thuật phù hợp. Để thực thi dân chủ, việc đầu tiên là thật sự tạo điều kiện cho nhân dân được bày tỏ ý kiến. Đồng thời phải chống loạn ngôn, chống vu cáo và xúc phạm các cá nhân và tổ chức, vi phạm tự do của người khác, kể cả nhân dân và người lãnh đạo.

Công tác cán bộ lâu nay, bên cạnh những mặt làm được, nhìn chung trong hệ thống chính trị chưa tuyển chọn và sử dụng được nhiều nhân tài. Lịch sử nước ta đã nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy. Trong kháng chiến chống ngoại xâm, với sức mạnh thiêng liêng của hồn nước, nhân tài tụ về dưới cờ nghĩa để chiến đấu vì mẹ hiền Tổ quốc. Đến khi hòa bình thì nhân tài, trung thần thưa vắng dần, còn nịnh thần thì chui vào ngày càng nhiều trong triều chính, dẫn đến tha hóa quyền lực và sụp đổ. Cách làm công tác cán bộ chủ yếu là sắp đặt theo ý chí và cách tư duy còn nhiều chủ quan của người lãnh đạo. Không ít trường hợp sắp xếp cán bộ theo quan hệ, hậu duệ, “lợi ích nhóm”, bị đồng tiền chi phối; đề bạt con cháu và những người “ăn cánh”. Từ xưa tới nay, chế độ và triều đại nào cũng vậy, nạn “mua quan, bán chức” là một trong các biểu hiện tha hóa quyền lực nguy hại nhất. Ở Việt Nam, nhiều năm rồi nạn “chạy chức”, “chạy quyền” đã trở nên khá phổ biến, có những trường hợp cứ như là đương nhiên, rất đáng lo ngại, kể cả ở những lĩnh vực hệ trọng. Công tác cán bộ chưa có được một cơ chế khoa học để tuyển chọn và sử dụng được nhân tài, bởi còn ảnh hưởng nặng nề tàn dư của tư tưởng phong kiến và những năm gần đây lại cộng với mặt trái của cơ chế thị trường và sự tha hóa quyền lực.

Cần đổi mới mạnh mẽ và căn bản công tác cán bộ theo hướng cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải qua tranh cử trong môi trường thật sự tôn trọng ứng cử tự do và đề cử, chọn cán bộ chuyên môn phải qua thi tuyển, thực chất và nghiêm túc, khách quan, vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ. Đó cũng là cách để nhân dân và đông đảo cán bộ tham gia giám sát quyền lực trong việc giao quyền lực cho cán bộ. Nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, lựa chọn những người có năng lực và bản lĩnh làm đại biểu chân chính và xứng đáng của nhân dân, dám nói tiếng nói trung trực đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân. Khi các đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đã được nhân dân bầu chọn thì phải toàn tâm toàn ý, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, lắng nghe nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân, biểu quyết vì nhân dân. Tiến tới công khai cho nhân dân biết các đại biểu ấy biểu quyết thế nào đối với những công việc mà nhân dân bức xúc, quan tâm, để giám sát sự trung thành với nhân dân. Nếu các đại biểu ấy là đảng viên thì càng phải gương mẫu thực hiện ý dân, coi lòng dân là cơ sở quan trọng nhất để hành động – đó là nguyên tắc cao nhất. Tổ chức đảng đã giao cho đảng viên nhiệm vụ làm đại biểu chân chính của nhân dân, đảng viên cứ thế mà hành động; tổ chức đảng không “cầm tay, chỉ việc”. Trung thành với nguyện vọng của nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân – đó chính là nhân cách và ý thức đảng viên chân chính. Đảng vì nhân dân mà hành động chứ không vì mục đích khác, không để cho “nhóm lợi ích” chi phối và thao túng.

Lâu nay không ít trường hợp cấp ủy đảng đã sử dụng biện pháp hành chính và quyền lực, thậm chí đã trở thành cơ quan quyền lực cao nhất trên thực chất. Với cách này, nếu kéo dài thì tổ chức đảng sẽ bị quyền lực làm tha hóa, vừa hạn chế công việc lãnh đạo đất nước, vừa làm suy yếu bản thân tổ chức đảng. Cần đổi mới một cách căn bản nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng Đảng không làm thay, không chồng chéo với công việc của Nhà nước, nhất là việc sử dụng quyền lực nhà nước, mà chuyển mạnh sang lãnh đạo chủ yếu bằng các giá trị văn hóa, từ chủ trương hợp lòng dân đến noi gương và thuyết phục, không áp đặt một chiều bằng biện pháp tổ chức, hành chính và quyền lực, Đảng phải đại diện chân chính và xứng đáng nhất cho ngọn cờ dân chủ; phát hiện và chọn lựa cho được các hiền tài để giới thiệu với nhân dân. Đó cũng là cách làm truyền thống mà trước đây, trong điều kiện chưa cầm quyền và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Đảng đã từng sử dụng để trở thành một Đảng lãnh đạo của nhân dân. Bản thân trong tổ chức của Đảng cũng cần phải có cơ quan do đại hội cử ra để giám sát cán bộ lãnh đạo về nhân cách và việc sử dụng quyền lực, trong quá trình lãnh đạo và kiểm soát quyền lực, cần thực hành dân chủ rộng rãi và phát huy vai trò của nhân dân để tham gia xây dựng bảo đảm cho Nhà nước ta thật sự là nhà nước của nhân dân – là mục tiêu xây dựng Nhà nước mà Đảng nói lâu nay./.

Vũ Ngọc Hoàng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CON GIAI ÔNG TRẦN ĐỨC LƯƠNG NÓI HAY QUÁ!



Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: TTO.

“Một Chính phủ liêm chính 
thì không có chỗ cho người nhà”

Nguyễn Thảo
19:42 31/12/2016

BizLIVE - “Một Chính phủ liêm chính, kiến tạo thì không có chỗ cho người nhà, quan hệ cá nhân, phi pháp lý, vượt lên trên pháp luật”, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói. 


Trao đổi với báo chí chiều 30/12, về công tác rà soát nhân sự có gặp những trở ngại liên quan tới mối quan hệ hay không, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam là nước châu Á nên duy tình nhưng chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền, yêu cầu một Chính phủ liêm chính, kiến tạo thì không có chỗ cho người nhà, quan hệ cá nhân, phi pháp lý, vượt lên trên pháp luật.

"Tôi tin không chỉ cá nhân tôi mà nhiều lãnh đạo khác có thể nhận được những yêu cầu, đề nghị, gợi ý. Thế nhưng trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo Bộ Công Thương cũng như tập thể đủ sức giúp chúng tôi thực hiện đúng quan điểm, chủ trương định hướng mà chúng tôi đã thống nhất thông qua”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Cũng theo Bộ trưởng, thời gian vừa qua Bộ Công Thương đã thu hồi một loạt quyết định bổ nhiệm sai và các chức danh quy hoạch không đúng quy định, Bộ trưởng Công Thương cho rằng, đây là phần việc nhằm thực hiện triệt để theo đúng kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Về thực trạng, một số trường hợp lãnh đạo quản lý ở doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có vấn đề liên quan liên quan đến những vụ việc đang được thanh kiểm tra, thậm chí điều tra, đã không thực hiện đúng pháp luật về việc đi nước ngoài, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, trong thẩm quyền Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện các biện pháp như yêu cầu các đơn vị thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý cán bộ, đặc biệt liên quan xuất nhập cảnh, quản lý cán bộ trong các chuyến công tác nước ngoài.

“Với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải có biện pháp xử lý, nếu vi phạm đó có dấu hiệu vi phạm hình sự thì báo cáo cơ quan công an”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin.

Bộ trưởng Công Thương cũng khẳng định tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ, bao gồm phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức. Mặt khác quan tâm đến những dự án có vấn đề, có dấu hiệu vi phạm và đang chịu kiểm tra, thanh tra để có biện pháp phối hợp quản lý cán bộ.

“Đặc biệt Bộ Công Thương xem xét phối hợp với lãnh đạo Bộ Công an để phối hợp liên bộ, xử lý vi phạm với các vụ án kinh tế, các dự án có thể xảy ra những bất ổn về công tác cán bộ. Nhưng các biện pháp này phải được thực hiện đúng pháp luật, không xâm phạm quyền công dân", Bộ trưởng cho biết thêm. 

NGUYỄN THẢO

Phần nhận xét hiển thị trên trang

01/01/45 TCN: Ngày kỷ niệm đầu Năm Mới đầu tiên


Nguồn: New Year’s DayHistory.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào năm 45 trước công nguyên, Ngày Đầu Năm Mới đã được tổ chức vào ngày 01/01, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Lịch Julius được sử dụng.
Ngay sau khi trở thành lãnh đạo độc tài của La Mã, Julius Caesar đã quyết định sửa đổi lịch La Mã truyền thống, vốn đã có từ thế kỷ 7 trước Công nguyên. Đây là một bộ lịch âm, được tính theo chu kỳ Mặt Trăng, nhưng nó thường xuyên bị sai mùa và phải điều chỉnh. Chưa kể đến việc các thành viên Hội đồng Linh mục (pontifex), những người chịu trách nhiệm giám sát lịch, cũng rất hay lạm dụng quyền lực. Họ thường cộng thêm số ngày để kéo dài nhiệm kỳ chính trị hay can thiệp vào các cuộc bầu cử.
Khi tạo ra lịch mới, Caesar đã nhận được sự hỗ trợ từ Sosigenes, một nhà thiên văn Alexandria, người đã khuyên ông hãy bỏ chu kỳ Mặt Trăng mà tính toán theo chu kỳ Mặt Trời, tức là dùng dương lịch như người Ai Cập. Một năm sẽ gồm 365 và 1/4 ngày. Caesar còn thêm 67 ngày vào năm 45 trước Công nguyên, khiến cho năm 46 trước Công nguyên bắt đầu vào ngày 01/01, chứ không phải vào tháng 3 như trước đó. Ông cũng ra lệnh rằng cứ mỗi bốn năm, sẽ có một ngày được thêm vào tháng 2, để giúp lịch không bị sai lệch.
Một thời gian ngắn trước khi bị ám sát vào năm 44 trước Công nguyên, Caesar đã thay đổi tên của tháng 7, từ Quintilis thành Julius theo tên của chính ông. Sau này, tháng 8 cũng được đổi tên từ Sextilis thành Augustus theo tên người kế nhiệm Caesar.
Việc ăn mừng Ngày Đầu Năm Mới vào ngày 01/01 đã không còn được cử hành trong thời Trung Cổ. Ngay cả những người luôn tuân thủ Lịch Julius cũng không xem Ngày Đầu Năm Mới là ngày 01/01. Lý do là vì Caesar và Sosigenes đã tính nhầm giá trị của năm dương lịch. Con số chính xác phải là 365,242199 ngày chứ không phải 365,25 ngày. Do đó, mỗi năm sẽ bị lệch đi 11 phút. Đến năm thứ 1000, Lịch Julius đã bị lệch 7 ngày, và đến giữa thế kỷ thứ 15, thì lệch tới 10 ngày.
Nhà thờ Công giáo La Mã đã nhận thức được điều đó, nên trong những năm 1570, Giáo hoàng Gregory XIII đã cùng nhà thiên văn học của dòng Tên, Christopher Clavius, tạo ra một lịch mới. Năm 1582, Lịch Gregory được ban hành, bỏ qua 10 ngày bị thiếu trong năm đó (10 ngày trong tháng 10), và lập ra một quy tắc mới, rằng cứ mỗi bốn trăm năm thì năm đầu thế kỷ mới được tính là năm nhuận (Ví dụ, năm 1700, 1800, 1900 không phải là năm nhuận, nhưng năm 1600 và năm 2000 thì được tính là năm nhuận – NBT).
Kể từ đó, người dân trên toàn thế giới đã cùng nhau ăn mừng Ngày Đầu Năm Mới vào ngày 01/01.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/01/01/ngay-dau-nam-moi/#sthash.mgGteUAQ.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

“Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình bị vây khốn giữa muôn trùng “ác mộng”


"Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình bị vây khốn giữa muôn trùng "ác mộng"
(Ảnh: dwnews.com)
Ba năm qua, ông Tập Cận Bình đã đi công du nước ngoài 19 lần, nhưng đối ngoại của TQ không tiến lên, mà lại đang thụt lùi, lúng túng.
Thông cáo Hội nghị trung ương 6 Khóa 18 đảng Cộng sản Trung Quốc công bố ngày 27/10 đánh dấu một mốc lớn về cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Thông cáo kêu gọi "Toàn đảng đoàn kết chặt chẽ xung quanh Trung ương đảng do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, xác lập chắc chắn ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân, ý thức thống nhất, kiên định không lay chuyển bảo vệ quyền uy của trung ương và sự lãnh đạo thống nhất tập trung, tiếp tục thúc đẩy toàn diện công tác trị đảng nghiêm, cùng nhau tạo ra môi trường chính trị tác phong liêm chính, không ngừng mở ra cục diện mới cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc".
Dư luận các nước cho rằng đây được coi là "Lời kết Nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình" với nhiệm vụ chủ yếu đấu tranh chống tham nhũng nhằm:
1- Giảm bớt những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của ĐCSTQ.
2- Củng cố địa vị lãnh đạo của mình.
3- Tạo ra được đội ngũ cán bộ trong cơ quan đảng, nhà nước tương đối trong sạch và đáng tin cậy đối với mình.
Thế giới tưởng rằng TQ đang bành trướng: Mới chỉ là màn dạo đầu của Tập Cận Bình! - Ảnh 1.
Thực trạng Trung Quốc khi Tập Cận Bình lên nắm quyền tháng 11/2012
Một là, màu sắc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đậm nét. Ông Giang Trạch Dân trong 13 năm nắm quyền đã đưa rất nhiều thân tín của mình nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
Mặc dù khi lên nắm quyền ông Hồ Cẩm Đào đã gạt ra ngoài nhiều thân tín của ông Giang, nhưng "tứ trụ" của ông Giang vẫn nắm quyền như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Chu Vĩnh Khang, còn Tăng Khánh Hồng vẫn có ảnh hưởng lớn ở Thượng Hải.
Khi lên nắm quyền, ông Hồ Cẩm Đào đã ồ ạt đưa người thân tín của mình thay thế và nắm giữ các chức vụ chủ chốt, như 7 Ủy viên thường vụ Bộ chính trị hiện nay có tới 4 người thuộc Hệ thống Đoàn thanh niên. Các Ủy viên Bộ chính trị , Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và nhiều Bộ trưởng khác hầu hết đều thuộc hệ thống Đoàn thanh niên Trung Quốc.
Bởi vậy, có thể nói rằng "Màu sắc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào" vẫn đậm nét sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Hai là, quốc nạn Tham nhũng đe dọa sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc. Quốc nạn này tồn tại từ lâu. Cách đây 16 năm, khi ông Chu Dung Cơ lên làm Thủ tướng (3/1998) đã hạ quyết tâm chống tham nhũng đang hoành hành.
Ông Chu từng nói: "Tôi biết rằng mình đang đi vào bãi mìn rộng mênh mông chống tham nhũng... Nên Tôi chuẩn bị 100 chiếc quan tài cho cuộc đấu tranh này, trong đó có một chiếc dành cho bản thân".
Trong cuốn hồi ký mang tựa đề "Ghi chép-những điều đáng sợ" xuất bản tháng 4/2013, Chu phải than thở: "Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc đã quá nghiêm trọng tới mức mà tôi, Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng phải bất lực bó tay".
Tờ Nhật Báo Kiểm Sát - cơ quan phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc ngày 23/10/2007 cho biết trong 5 năm từ 2003 tới 2007, nước này đã ban hành hơn 160 luật, sắc lệnh cấp nhà nước chống tham nhũng. Riêng các Bộ, ban ngành ban hành hơn 40 văn kiện, các tỉnh và địa phương ban hành tới hơn 1000 quy định các loại về chống tham nhũng.
Nhưng một sự thực trớ trêu là "có luật không theo, cấm mà vẫn làm", thậm chí càng chống thì tham nhũng càng tăng, càng nghiêm trọng hơn, tham nhũng ngày càng leo lên cấp cao, xâm nhập vào tất cả các ngành, các ngõ ngách ở Trung Quốc.
Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu của Trung Quốc cho biết rất nhiều biện pháp chính sách cải cách của trung ương đưa ra rất tốt, nhưng đều bị các "nhóm lợi ích" triệt tiêu và các lệnh của trung ương "không ra khỏi cổng Trung Nam Hải".
Ngày 16/1/2008, phát biểu trong Hội nghị toàn thể lần thứ 2 Ban kiểm tra kỉ luật trung ương Khóa 17 họp tại Bắc Kinh, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: "Phải rung lên hồi chuông dài cảnh tỉnh toàn đảng toàn dân về quốc nạn tham nhũng, hiện đang có nguy cơ làm mất đảng, mất nước".
Khi lên nắm quyền, trong Hội nghị nội bộ ngày 20/2/2014, ông Tập Cận Bình thừa nhận:
"Cải cách mở cửa hơn 30 năm, kinh tế tuy phát triển, nhưng chúng ta phải trả một giá quá đắt. Chưa nói gì tới việc chúng ta phải hy sinh môi trường sinh thái, mà chỉ nói riêng về đội ngũ cán bộ lãnh đạo thì hầu như toàn bộ đều bị sa ngã. Có thể nói rằng hiện nay chúng ta đang phải dựa vào một đội ngũ đông đảo quan chức tham nhũng để quản lý đất nước chúng ta đấy!"
Tạp chí Tiền Tiêu (Hồng Kông) số tháng 4/2013 dẫn lời ông Tập Cận Bình, "Trên thực tế đấu tranh chống 'con hổ' tham nhũng hiện nay chỉ là biện pháp xì hơi khi quả bóng quá căng, giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài".
Ông Tập cho rằng quốc nạn tham nhũng hiện nay "không phải là vấn đề giữ cho lá cờ hồng bay được bao lâu mà là vấn đề bảo vệ non sông đất nước này được bao lâu?"
Báo chí Trung Quốc ngày 21/10/2016 viết: "Trong hơn 30 năm cải cách mở cửa, chúng ta đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và vật chất, nhưng đứng trước lợi ích kinh tế thì toàn bộ lòng đảng, lòng dân và toàn quân đã rệu rã, vô cùng rời rạc.
Chỉ nói riêng quân đội, số tướng lĩnh bị 'ngã ngựa' gấp tới 100 lần so với thời kỳ chiến tranh, số quan chức lãnh đạo cấp cao các tỉnh mấy năm qua bị xử lý bằng tổng số hơn 30 năm cộng lại, tình trạng của xã hội Trung Quốc không khác gì Thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (1966 – 1976)".
Nhân kỉ niệm 95 năm ngày thành lập ĐCSTQ (1/7/1921-1/7/2016), tờ Nhân dân Nhật báo viết:
"Bài học 74 năm xây dựng của ĐCS Liên Xô vẫn còn đó. Khi chỉ có 200.000 đảng viên, đảng đã giành được chính quyền, khi có 2 triệu đảng viên, đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng phát xít Đức, nhưng khi có 20 triệu đảng viên thì đảng để mất chính quyền, làm tan rã đất nước." Tờ báo kết luận đây là tấm gương cho Trung Nam Hải.
Ba là, địa vị Tập Cận Bình vẫn mờ nhạt, nhất là bị các thân tín của người lãnh đạo trước đây cản trở, tiêu biểu là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Hai người này được bầu bổ sung vào chức Phó Chủ tịch quân ủy trung ương trong Hội nghị toàn thể trung ương 4 Khóa 15 (năm 2000).
Tạp chí Minh Kính ở Hồng Kông số ra ngày 11/4/2015 viết, khi nắm quyền, Từ Tài Hậu từng nói với Quách Bá Hùng rằng "Nếu bầu Tập Cận Bình vào, trong 5 năm ông ta sẽ làm rối loạn hết cả". Bởi vậy, mãi tới Hội nghị trung ương 5 Khóa 17 (10/2010), ông Tập mới được bầu làm Phó Chủ tịch quân ủy trung ương.
Do địa vị còn bấp bênh chưa được củng cố, nên ngay khi lên nắm quyền ông đã thâu tóm tới 9 chức vụ quan trọng trong tay để tiến hành thanh lọc, đưa những người tin cậy vào các chức vụ quan trọng.
Bởi vậy, chỉ có phát động cuộc chiến chống tham nhũng mới là biện pháp quan trọng vừa hợp lòng dân, vừa ngăn chặn được nguy cơ "mất đảng, mất nước", vừa đạt được mục tiêu củng cố được địa vị lãnh đạo của mình.
Thế giới tưởng rằng TQ đang bành trướng: Mới chỉ là màn dạo đầu của Tập Cận Bình! - Ảnh 2.
Hội nghị trung ương 6 khóa XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc, từ 24-27/10/2016. (Ảnh: Xinhua)
Cuộc chiến chống tham nhũng
Phương châm cơ bản của cuộc chiến chống tham nhũng do Tập Cận Bình khởi xướng là "đánh hổ, đập ruồi", tức là vừa nhằm vào những cán bộ cấp cao trung ương vừa nhằm vào cán bộ địa phương.
Cuộc chiến này tiến hành một cách rất quyết liệt, ráo riết, liên tục từ đầu năm 2013 tới nay trên tất cả các lĩnh vực, trên các hướng, các ban ngành, thậm chí kể cả quan chức chạy trốn ra nước ngoài sinh sống. Khẩu hiệu đưa ra là "Không có khu cấm, không có giới hạn, Không có hạ cánh an toàn", đã thôi chức hoặc đã về hưu vẫn bị bắt và truy cứu trách nhiệm.
Biện pháp quan trọng thường áp dụng "phạt cành, chặt rễ, nhổ gốc". Ông Tập cho rằng các quan chức cấp cao ở trung ương và địa phương như cây cổ thụ, nên trước tiên phải chặt bỏ những thân tín và thân thích là "cành rễ", sau đó mới nhổ được gốc.
Ngoài ra các chiêu bắt quan chức tham nhũng cũng khác trước, như có những quan chức vẫn làm việc bình thường, hôm trước vẫn dự Hội nghị, họp báo nhưng hôm sau bị bắt, có quan chức khi lên làm việc tại văn phòng thì bị bắt.
Kết quả, từ Đại hội 18 tháng 11/2012 tới trước Hộ nghị trung ương 6 ( 24/10 -27/10/2016), có 11 Ủy viên trung ương, 13 Ủy viên dự khuyết bị xử lý kỉ luật và đưa ra xét xử về tội tham nhũng, gần 200 quan chức địa phương, trong đó hơn 50 cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, 29 người đã bị đưa ra tòa án xét xử.
Đối với quân đội, có hơn 100 tướng đương nhiệm, hồi hưu, chuyển ngành bị xét xử.
Cùng với việc đấu tranh chống tham nhũng, Tập Cận Bình đã bố trí thân tín của mình vào các vị trí quan trọng của cơ quan đảng, Nhà nước và Quân đội Trung Quốc, củng cố được địa vị lãnh đạo, kiểm soát được tình hình.
Số liệu của Trung Quốc cho biết tới nay về cơ bản đã tiến hành điều chỉnh xong cấp tỉnh, thay đổi 230 cán bộ chủ chốt, trong đó đã điều chỉnh 19 Bí thư tỉnh ủy, 9 Tỉnh trưởng. Đáng lưu ý là trong số này, có 12 Bí thư tỉnh ủy và 9 Tỉnh trưởng không phải là Ủy viên trung ương, cũng không phải là Ủy viên dự khuyết nhưng vẫn được giao nắm chức vụ chủ chốt.
Đối với quân đội tiến hành cải cách tương đối triệt để, như giảm 300.000 quân, giảm từ 7 Đại Quân Khu xuống còn 5 Khu tác chiến và điều chỉnh lại các Tư lệnh, Chính ủy, chỉ riêng tháng 7/2016, có tới 32 tướng được điều chỉnh lại chức vụ.
Mặc dù chưa thực hiện được mục đích "Ba không" đối với cán bộ đảng viên và công chức: "Không dám tham nhũng, Không thể tham nhũng, Không có tư tưởng tham nhũng", nhưng cuộc đấu tranh này đã phần nào ngăn chặn, đẩy lùi được nguy cơ "mất đảng, mất nước".
Dù vậy, cuộc chiến này cũng tiêu tốn khá nhiều công sức của lãnh đạo Trung Quốc, vì vậy những lĩnh vực khác bị ảnh hưởng đáng kể, nhất là kinh tế, đối ngoại.
Về kinh tế, tình trạng quan chức lãnh đạo trung ương và địa phương đều có tâm lý hoang mang lo sợ, tác động không nhỏ tới công tác chỉ đạo phát triển kinh tế, từ đó làm tăng trưởng GDP bị suy giảm.
Trong nửa đầu tháng 5/2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã phải tới 5 lần triệu tập cán bộ của 8 tỉnh thành để nhắc nhở về tình trạng lơ là, bỏ bễ các công việc của địa phương, nhất là công tác phát triển kinh tế.
Viện kiểm sát các cấp của Trung Quốc cũng lập 353 vụ án nhằm vào 503 cán bộ lãnh đạo, nhân viên về tội lơ là chức trách, gây tổn thất kinh tế cho nhà nước.
Chuyên gia kinh tế đầu ngành của Trung Quốc Lưu Hải Ảnh ngày 17/12/2016 cho báo giới biết, kinh tế Trung Quốc mãi tới cuối năm 2016 mới có chuyển biến tích cực, năm 2017 có thể vẫn tiếp tục suy giảm.
Về đối ngoại, báo chí các nước cho rằng ba năm qua, ông Tập Cận Bình đã có tới 19 lần đi thăm các nước khắp thế giới, riêng năm 2016, có 5 chuyến công du các nước, nhưng hoạt động đối ngoại những năm qua có thể nói không mấy sáng sủa, trái lại có bước thụt lùi, bị động và lúng túng.
Sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" do ông Tập đưa ra đầu năm 2014 được coi như "chiến lược mềm" để thực hiện "giấc mộng Trung Hoa" cũng vấp phải nhiều thách thức và đang bị chững lại.
Phó Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Đại học Thanh Hoa, ông Trương Tiểu Kình ngày 2/7/2016 nói sáng kiến trên vẫn nằm trong giai đoạn "đang nghiên cứu, đang chuẩn bị, đang thử nghiệm" chứ chưa có một bước thực thi cụ thể nào. Vì trên thực tế chiến lược này đang gặp phải những thách thức rất lớn, nhiều nước không đồng tình, nhất là Mỹ và các nước Phương Tây.
Thế giới tưởng rằng TQ đang bành trướng: Mới chỉ là màn dạo đầu của Tập Cận Bình! - Ảnh 3.
Cuộc đại cải tổ quân đội là một trong những dấu ấn lớn nhất của ông Tập Cận Bình sau nhiệm kỳ đầu tiên (Ảnh: Reuters)
Điều gì sắp tới?
Một trong kết quả nổi bật của cuộc chiến chống tham nhũng là ông Tập Cận Bình đã củng cố được quyền lực của mình, kiểm soát được tình hình trong và ngoài đảng, nhất là đã xác lập được địa vị "hạt nhân lãnh đạo" ghi trong văn kiện Hội nghị toàn thể trung ương 6.
Bởi vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng thời gian tới nhiều khả năng sẽ chuyển biến sang giai đoạn tiếp theo.
Cho dù Nhân dân nhật báo ngày 5/12/2015 có viết: "Cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn tiếp tục đi trên con đường dài" hay "vẫn còn nhiều hổ ở phía trước", nhưng có thể dự đoán rằng giai đoạn sau sẽ không quyết liệt như ban đầu, vì quyền lực của ông Tập Cận Bình đã được củng cố, con đường để tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai trong Đại hội khóa 19 năm 2017 cơ bản đã được dọn sạch.
Mục tiêu quan trọng mà lãnh đạo Trung Quốc phấn đấu thực hiện thời gian tới:
Một là, tập trung phát triển kinh tế để thực hiện chỉ tiêu do ĐH 18 đề ra với hai mốc "Một trăm năm", trong đó "Một trăm năm đầu tiên" là 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ (1921 – 2021), trước mắt là Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2017-2021) nhằm hoàn thành xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, tiếp tục tăng GDP gấp hai lần so với năm 2010, từ đó thực hiện "giấc mộng Trung Hoa".
Hai là, tập trung vào công tác đối ngoại, đẩy mạnh chiến lược "Một vành đai, Một con đường" đang bị chững lại trong tình hình thế giới đang biến động phức tạp, nhất là quan hệ Trung – Mỹ đang ẩn chứa nhiều yếu tố không xác định khi ông Donald Trump ngồi vào Nhà trắng từ 20/1 tới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạo lực không bao giờ là giải pháp của một xã hội văn minh

FB Hữu Nguyên
31-12-2016



Mặt em Đỗ Tuấn Lâm sau khi bị cô giáo cho 42 bạn tát vào mặt. Nguồn: internet
Hãy thử hình dung con bạn bị hơn 40 bạn học cùng lớp xếp hàng và lần lượt tát vào mặt. Xin nhắc lại, cháu bị hơn 40 bạn lần lượt tát vào mặt, có bạn còn tranh thủ “cào xước” cả mặt con bạn.
Tất cả diễn biến này, đều nằm trong sự điều khiển và giám sát của cô giáo. Không phải là chuyện bột phát, nhất thời nóng giận.
Tôi không phải là nhà tâm lý học, nhưng tôi vẫn là con người bình thường, tôi cảm nhận được cú sốc tâm lý của cháu học sinh bị hơn 40 bạn học lần lượt tát vào mặt mình dưới sự điều khiển của cô giáo.
Bạn ấy sẽ rất tuyệt vọng vì từ cô giáo (người lẽ ra phải là thần tượng mẫu mực của bạn học sinh tiều học ấy) cho tới toàn thể bạn bè xung quanh đều chống lại bạn ấy, bằng bạo lực, bằng sự xúc phạm thân thể và danh dự.
Bạn ấy không còn chỗ để bám víu, không còn chốn nương tựa, không còn ai chia sẻ và thông cảm. Bạn ấy đang lâm vào trạng thái bị dồn tới đường cùng, từ từ, từng nhát một, cho tới hơn 40 nhát. Cú sốc sẽ rất ghê gớm.
Một trong những cách tra tấn tù nhân từng bị lên án trong tư liệu lịch sử là bịt mắt lại, cạo trọc đầu và cho từng giọt nước nhỏ xuống đầu, từng giọt, từng giọt đều đều. Càng về sau, những giọt nước tưởng là nhỏ nhoi đó sẽ thành từng tảng đá, hòn núi rơi xuống tâm lý người tù…
Hơn 40 bạn thực hiện hành vi được phép của cô giáo để hành hạ bạn mình sẽ nghĩ gì. Tất nhiên không phải bạn nào cũng nhận thức đầy đủ hành vi của mình, nhưng bằng sự cho phép của cô giáo, hầu hết các bạn ấy sẽ mặc nhiên nhận thức hành vi đó là “hợp pháp”, là đúng đắn. Bạo lực đương nhiên được khuyến khích để trừng phạt và đáng buồn là để xây dựng trật tự.
Một trật tự được thiết lập bằng bạo lực trong tâm hồn non trẻ chính là mầm mống của cái ác, sâu xa hơn là cội nguồn của tâm lý sẵn sàng khủng bố người khác nhân danh lý tưởng, nhân danh tập thể, số đông.
Bạo lực không bao giờ là giải pháp của một xã hội văn minh, cũng không bao giờ là lối thoát hiểm của những kẻ cùng quẫn. Kẻ nào dùng gươm, thì cũng chết bằng gươm. Hãy nhớ điều đó.
____
Mời xem thêm: Cô giáo để 42 học sinh tát vào mặt 1 học sinh lớp 4 (TN). – Vụ 42 bạn trong lớp tát nam sinh lớp 4: Cô bị khiển trách, làm giáo viên dự trữ (aFamily). – Đình chỉ công tác cô giáo cho 43 bạn tát vào mặt học sinh (VN Mới).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tất cả chúng ta cứ chen chúc nhau mà đi

Kẹt Xe – Tản Mạn Trên Xe Giờ Đi Làm
Thấy các đại biểu Quốc hội bàn về biện pháp cách chức một kẻ đã về hưu, rồi cải cách giáo dục cứ làm đi làm lại mà vẫn đầy rẫy những bất cập, rồi Quốc hội thì hẹn sẽ thông qua Luật Biểu tình, nhưng Bộ Công an thì bảo lùi lại… chúng ta không thể biết, quyền lực thực sự của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, của cá nhân các cán bộ trong bộ máy này là gì. Ai là người chủ thực sự ở đất nước này?
Một bác sĩ xin nghỉ việc, với lí do nhà xa, ở quận 7, không thể bảo đảm giờ giấc làm việc. Đăng thông báo tuyển. Phỏng vấn mấy bác sĩ. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề về di chuyển với các bác sĩ ở quận 7, tất cả đều thấy rõ là khó có thể bảo đảm giờ giấc với tình hình giao thông hiện nay.

Từ trung tâm Phú Mỹ Hưng đến phòng khám của tôi khoảng 10km. Khoảng 15 năm trước, khi đường đi qua khu Phú Mỹ Hưng còn khó khăn, tôi quyết định không ở Phú Mỹ Hưng, mà ở một khu vực khác, cách phòng khám của tôi bây giờ 8km.

15 năm qua, tôi chuyển chỗ làm vài lần, nhưng chỉ trong vòng bán kính 1km. Kể từ đó, tôi đi làm hết 15, 20 phút, hôm nào chậm lắm cũng đến 30 phút. Chỉ có hồi xây cầu ông Buông, phải đi lòng vòng mới mất nhiều thời gian. Sáng nay, không tai nạn, không chặn đường, không lô cốt, tôi đi làm hết hơn 1 giờ. 8km hết hơn 1 giờ. Đoạn đường tôi đi có tốc độ tối đa qui định từ 50km/h đến 70km/h, và tốc độ thực tế là dưới 8km/h.

Bộ Y tế làm đủ mọi cách, kể cả gò ép nhân viên, để giảm tải. Đích thân Bộ trưởng lao đến các bệnh viện, sục vào tận các ngõ ngách, Cục trưởng Cục khám chữa bệnh phải tự tay kiểm tra đống phiếu đăng kí khám… để xác nhận thông tin, tìm ra nguyên nhân, tìm ra giải pháp.

Trong khi đó thì Bộ Giao thông vận tải, chỉ có mỗi bài thu phí, tăng phí, thêm phí, phí chồng phí, phí, phí, phí và phí… Hồi xưa đến trạm thu phí là biết sắp đến đoạn đường êm hơn. Còn bây giờ, cứ đến trạm thu phí là biết sắp đến đoạn đường kinh khủng.

Đến Trường Sơn, vào bản Rục, lên Tây nguyên, vào buôn người dân tộc, tới cửa khẩu Bờ Y… chỗ nào đường xá cũng tốt hơn, phẳng hơn, êm hơn đường nội thành thành phố. Khi lái xe trên những con đường mắc nhất thế giới của Việt nam, lại có cảm giác thèm được lái xe trên những xa lộ bình dân, rẻ tiền ở Dubai, ở Hàn quốc, ở Mỹ, Đức…

41 năm qua, từ Hòn Ngọc Viễn Đông, Sài gòn đã rơi tự do. Nước ngập, kẹt đường… Những khu vực phát triển sau năm 1975 như Gò Vấp, Tân Bình thể hiện rất rõ sự bát nháo, lộn xộn, không có bóng dáng của quản lí đô thị, cho dù chúng ta có Sở Xây dựng, có Văn phòng Kiến trúc sư trưởng.

Cho đến nay, chúng ta vẫn đang còn loay hoay trong mọi vấn đề liên quan đến quản lí, cả vĩ mô lẫn vi mô. Từ đường lối kinh tế định hướng XHCN, đến chiến lược phát triển triển nông nghiệp, đến những quả đấm thép, từ việc thu hút FDI đến việc bảo vệ môi trường sống… 

Trong bất cứ thứ gì, dù có lạc quan đến đâu, cũng không nhìn thấy được bóng dáng của trí tuệ trong quản lí xã hội, ngoại trừ việc tự tung hô tài tình, sáng suốt, thần thánh…

Có thật là Việt nam không có người tài? Có thật là trí tuệ của cán bộ Việt nam đều thấp? Một dân tộc đã từng chiến thắng những đế quốc hùng mạnh trong chiến tranh, chắc chắn dân tộc đó không thể chỉ có những kẻ ngu dốt, liều mạng. Một dân tộc mà suốt chiều dài lịch sử sống bên cạnh một kẻ luôn nuôi tham vọng bành trướng bá quyền, mà vẫn giữ để không để bị đồng hóa, không bị thôn tính, không thể thiếu trí tuệ.

Thấy các đại biểu Quốc hội bàn về biện pháp cách chức một kẻ đã về hưu, rồi cải cách giáo dục cứ làm đi làm lại mà vẫn đầy rẫy những bất cập, rồi Quốc hội thì hẹn sẽ thông qua Luật Biểu tình, nhưng Bộ Công an thì bảo lùi lại… chúng ta không thể biết, quyền lực thực sự của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, của cá nhân các cán bộ trong bộ máy này là gì. Ai là người chủ thực sự ở đất nước này?

Có vẻ như không chỉ người dân, không chỉ giới trí thức, không chỉ các cán bộ cấp thấp, mà hầu như tất cả chúng ta đều mất phương hướng. Không còn biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Không còn biết hôm nay được tung hô thì ngày mai có bị vùi dập hay không.

Trong một môi trường mà mọi thứ cứ mù mờ, âm u, trong một môi trường mà không ai có thể xác định được đó là cái gì, ở đâu, vai trò của bản thân mình là gì, quyền hạn của mình tới đâu… thì làm sao mà có chỗ cho trí tuệ, cho tài năng, nói gì đến dấn thân, cống hiến…

Tất cả chúng ta cứ chen chúc nhau mà đi, và chẳng thể biết bao lâu thì tới, và tới đâu.

Xuân Võ Sơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mãi Phấn hởi:

Đầu năm tự sướng và thành AQ một chút:
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
13/11/2016  - "Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không? Triển vọng phát triển còn tốt lắm, sắp tới thực hiện một loạt hiệp định kinh tế tự do thế hệ mới nữa thì chúng ta còn có điều kiện phát triển đi lên nữa", Tổng bí thư nói.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới tham dự ngày 
hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Phật Tích
Sáng nay, tại thôn Phật Tích (xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát biểu tại đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ niềm vui khi đến dự ngày hội tại Phật Tích, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.

Tổng bí thư cho biết, ấn tượng đầu tiên là vui mừng, phấn khởi vì Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh ngày càng đổi mới, phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, hoạt động của công tác mặt trận nhiều hình thức phong phú, thiết thực, khu dân cư có nhiều đổi mới.

'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tống bí thư tặng quà cho đại diện thôn Phật Tích
"Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống của bà con có nghĩa có tình. Đó không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là sự thay đổi của cả nước", Tổng bí thư nói.
Theo Tổng bí thư, mặc dù đất nước có những khó khăn, phức tạp nhưng nền kinh tế đã có nhiều thay đổi, phát triển. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế trên thế giới. Triển vọng phát triển của đất nước ngày càng lớn...
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
"Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không? Triển vọng phát triển còn tốt lắm, sắp tới thực hiện một loạt hiệp định kinh tế tự do thế hệ mới nữa thì chúng ta còn có điều kiện phát triển đi lên nữa", Tổng bí thư nói.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân thắp hương tại chùa Phật Tích
Phải giữ được nề nếp, đời sống văn hóa
Tổng bí thư nhấn mạnh vai trò của Mặt trận là rất lớn, việc thành lập Mặt trận là yêu cầu khách quan của cách mạng, là sáng suốt, sáng tạo của Đảng ta. Những hoạt động của Mặt trận rất cần thiết và bổ ích.
"Chúng tôi mong muốn, nhân ngày hội này chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng ta, của Mặt trận Tổ quốc, tiếp tục phát huy những truyền thống, kinh nghiệm đã có, những thành tựu đã đạt được để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ trong thời kỳ tới", Tổng bí thư cho hay.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân trồng cây lưu niệm tại chùa Phật Tích
Ông cho biết, thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi thì đất nước còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế nên có rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài.
"Cái tốt vào cũng có và mặt tiêu cực cũng có, cái hay cũng có, cái dở cũng có, ta phải học cái hay. Chúng ta truyền thống 4.000 năm văn hóa nên phải giữ được nề nếp, đời sống văn hóa", Tổng bí thư nhấn mạnh.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tới thăm và tặng quà cụ Nguyễn Văn Kế, 79 tuổi có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Phật Tích
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng mong các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân Phật Tích nói riêng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh nói chung đồng lòng tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh...
Hồng Nhì - Ảnh: Hoàng Anh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nhin-tong-quat-dat-nuoc-co-bao-gio-duoc-the-nay-khong-339469.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang