Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Nghề nào đang có lương “khủng” nhất Việt Nam?


Đã có một khảo sát về tình hình lương của các CEO ngân hàng, trong đó “khủng” nhất là lương của một CEO ngân hàng thương mại cổ phần nằm trong top 10 tới 1 triệu USD/năm, tức hơn 20 tỷ đồng. Một số CEO ở các ngân hàng lớn hưởng lương từ 4,8 – 7 tỷ đồng/năm, còn các CEO khác cũng thu nhập trên dưới 2 tỷ đồng mỗi năm.
Phi công, tiếp viên hàng không và quản lý nhân sự… vẫn luôn là những ngành nghề cho mức thu nhập “khủng” nhất Việt Nam năm 2014.
Có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6-7 tỷ đồng/năm.
1. Phi công:
Theo bảng lương 5 năm từ 2008 đến 2013 được Vietnam Airlines (VNA) công bố gần đây nhất, mức lương năm 2013 của phi công bình quân đạt 74,8 triệu đồng/tháng. Mức này đã giảm 4,5 triệu đồng so với năm 2012, và 6,7 triệu đồng so với năm 2011.
Lương tháng của phi công và tiếp viên Vietnam Airlines.
Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, mức lương nói trên của nghề phi công cho VNA vẫn là con số đáng mơ ước với nhiều người. Nhưng theo ý kiến của nhiều người, mức lương “khủng” nói trên tương xứng với áp lực, khối lượng và tính chất của công việc điều khiển máy bay. Không những phải đối mặt với áp lực của người “nắm giữ” tính mạng của hàng trăm hành khách, phi công còn là nghề đầy rủi ro, yêu cầu độ tập trung, trình độ cao. Trước đó, họ phải trải qua một quá trình khá dài và khắc nghiệt để rèn luyện nghề.
2. Tiếp viên hàng không:
Thu nhập bình quân của tiếp viên hàng không luôn gây sự tò mò của mọi người. Trong thông tin công bố gần đây của VNA, mức lương dành cho tiếp viên hàng không từ năm 2008 đến 2013 đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2008, lương tháng của những tiếp viên là 9,8 triệu đồng, thì đến 2013 đã tăng lên 18,7 triệu đồng/người/tháng. Con số kỷ lục đạt được là 19,2 triệu đồng vào năm 2012.
Tiếp viên hàng không tại Việt Nam luôn có mức lương cao nhất.
Cũng như phi công, tiếp viên hàng không là nghề “đi quanh năm” trên máy bay. Tuy nhiên, áp lực của nghề này có phần thấp hơn so với những người làm nghề phi công. Cùng với lương tháng cố định, tiếp viên hàng không cũng có cơ hội có thêm thu nhập từ việc buôn bán hợp pháp các loại hàng hoá xách tay. Tuy nhiên, nghề tiếp viên không hào nhoáng như nhiều người vẫn tưởng, mà khá vất vả và phải làm việc xa nhà, không cố định giờ giấc. Bù lại, cơ hội thăng tiến của nghề này tương đối nhanh. Do vậy, tính đến thời điểm hiện tại, ngoài mức lương tương đối hấp dẫn, tương xứng với đặc thù nghề nghiệp thì những cơ hội trong nghề cũng là một trong các yếu tố khiến không ít bạn trẻ đam mê trở thành tiếp viên hàng không.
3. Nhân viên cao cấp tại khách sạn:
CEO người nước ngoài tại khách sạn cao cấp có mức lương 210 – 320 triệu đồng/tháng.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện trong nước có khoảng 5.000 khách sạn 3-5 sao nhưng hầu hết các khách sạn đình đám nhất, nằm ở vị trí đẹp nhất đều phải thuê công ty nước ngoài quản lý. Với 10.000-15.000 USD/tháng (tương đương 210-320 triệu đồng/tháng) là mức lương trung bình của CEO người nước ngoài của một khách sạn cao cấp tại Việt Nam.
4. Sếp ngân hàng:
Có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6-7 tỷ đồng/năm.
Và có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6 – 7 tỷ đồng/năm là chia sẻ của một sếp ngân hàng ở TP HCM khi cổ đông chất vấn về mức thù lao của Hội đồng quản trị tại ĐHCĐ thường niên 2014 của ngân hàng này tổ chức mới đây.
5. Quản lý nhân sự , dịch vụ tài chính kỹ thuật
Mức lương được trả cao nhất hiện nay thuộc về doanh nghiệp hoạt động tại TP HCM, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cho vị trí giám đốc kinh doanh với mức lương 161 triệu đồng/tháng. Còn tại Hà Nội, mức lương cao nhất được dành cho vị trí giám đốc nhân sự của một tập đoàn sản xuất, với mức 147 triệu đồng/tháng. 3 lĩnh vực được trả lương cao nhất trong quý II/2013 bao gồm: dịch vụ tài chính – kỹ thuật, bán hàng và tiếp thị. Riêng tại TP HCM, lĩnh vực bán hàng và tiếp thị được trả lương cao nhất. Ngoài ra, dựa theo Bảng thống kê mức lương/tháng tại từng vị trí trong ngành nhân sự dựa theo Salary Guide 2014 (Cẩm nang lương bổng 2014) của tập đoàn Adecco cho thấy nhân sự đang là một những nghề có tiềm năng lương “khủng” ở Việt Nam.
Bảng thống kê mức lương/tháng tại từng vị trí trong ngành nhân sự dựa theo Salary Guide 2014 (Cẩm nang lương bổng 2014) của Tập đoàn Adecco.
Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 đến 3.000 USD/tháng. Thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp.
6. Nhân viên dầu khí:
Nhân viên dầu khí có mức thu nhập 16,2 triệu đồng/tháng.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2011, thu nhập bình quân của nhân viên PetroVietnam là 16,2 triệu đồng mỗi tháng, cao nhất trong số 17 tổng công ty và tập đoàn của Nhà nước. Và cho đến nay mức thu nhập này vẫn luôn cao và dầu khí luôn là một nghề “hot”.
Theo Kiến Thức
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xuân Quỳnh, phác thảo một tiểu sử (II)


II.Từ nông thôn lên Hà Nội

Bởi làng La Khê chỉ cách thị xã Hà Đông độ hai cây số, cho nên sau khi học xong sơ học ở trường làng đến khi đi học tiểu học, Quỳnh lại học ngay ở thị xã Hà Đông. Môi trường tiếp xúc chủ yếu của Quỳnh hồi thơ ấu vẫn là vùng ngoại ô ven thị xã.
Tuy nhiên, bên cạnh nền văn hoá tự nhiên của nông thôn thì đời sống thành thị – mà tiêu biểu là Hà Nội -- cũng sớm bắt đầu len vào tuổi thơ của con người nhạy cảm ấy.

Thỉnh thoảng, theo bà và chị, Quỳnh lên Hà Nội thăm bố đang sống với người mẹ kế và mấy đứa em
 (Theo X.Q. kể với tác giả, thì đó là phố Tô Hiến Thành ).Những cuộc đi hơn chục cây số không nhẹ nhàng gì với cô bé. Song ở tuổi ấy, từ xóm làng quê mùa tăm tối tới thành phố tràn đầy ánh điện, mỗi chuyến đi vẫn để lại những ấn tượng lớn lao trong đầu người thi sĩ tương lai.
Thuở ấy, chưa có xe đạp, sau quãng đi bộ ra Hà Đông là lên tàu điện. Có những lần, lên Hà Nội, cả Đông Mai lẫn Xuân Quỳnh đều không có tiền. Hai chị em cứ phải lấy nón che đi, tránh chường mặt ra với ông bán vé. May mà mấy lần đều gặp những ông bán vé dễ tính, không phạt.
Nhưng giá như một hôm nào đó, chị Mai có rủ lên Hà Nội thăm bố, thì có mệt đến đâu, Xuân Quỳnh cũng sẵn sàng đi.
 Một lần, Xuân Quỳnh được mang lên bệnh viện Phủ Doãn chữa răng. Từ tầng hai ngôi nhà rợp bóng sấu bên đường Quán Sứ, Quỳnh có dịp nhìn kỹ những căn nhà Tây đồ sộ, không những là đẹp đẽ sang trọng so với ngôi nhà ngói cổ mấy bà cháu vẫn ở đằng quê, mà còn là sạch sẽ thoáng đãng hơn nhiều, so với căn buồng chật hẹp mà bố và mẹ kế đang ở.
Và kỳ thú là những người đàn bà Hà Nội xinh đẹp, lịch sự đi lại trên vỉa hè!
 Càng nhìn lòng Quỳnh càng dội lên niềm ước ao là lớn lên, cũng xinh đẹp và lịch sự như họ.
Trong tình yêu Hà Nội của Xuân Quỳnh, còn có bóng dáng tình yêu Hà Nội của người cha, một trí thức nghèo sống lay lắt trong cái thời buổi đầy khốn khó.
Những lần dẫn các cô con gái đi chơi phố, không những các con sung sướng mà bố cũng thích thú. Luôn luôn, ông kêu lên, như vừa được gặp Hà Nội lần đầu. Khi máy ảnh bắt đầu phổ biến, ông tha đâu về được một chiếc loại tòng tọc, và rất thích chụp ảnh những căn nhà, những góc phố Hà Nội, dù đôi khi vợ con có eo xèo rằng tốn kém về tiền phim, tiền in tráng, thì nhăn nhó đấy rồi vẫn chứng nào tật ấy. Ông vẫn mê chụp ảnh như ngày xưa người ta mê tổ tôm, cô đầu.
Nhưng tình yêu Hà Nội của ông Lục, oái oăm thay, cũng là một tình yêu khốn khổ.
Trước và sau 1945, ông vẫn chơi vơi, nửa ở La Khê, nửa trên thành phố.
Về sau, khi làm bạn với bà vợ kế, ông có đưa cả gia đình lên Hà Nội ít năm. Nhưng chả bao lâu, qua 1950, ông lại một lần nữa làm cuộc thiên di, đưa cả nhà vào Sài Gòn.
Đối với con người đã viết hẳn một thiên khảo cứu về Hà Nội , việc tạm xa với Hà Nội thật là điều đau xót khôn tả. Lên chia tay ông, Xuân Quỳnh mới 7-8 tuổi thấy ông cho xem những bức ảnh trong đó thoạt nhìn chỉ có màn đêm đen kịt và vài chấm sáng yếu ớt, thì không hiểu gì cả, ông Lục phải giảng: đó là hình ảnh ánh đèn trên hồ Thiền Quang những đêm đầu xuân. Quỳnh nhìn lại ảnh một lần nữa, lần này, cái nhìn nhoà trong nước mắt thương cha (mà chị Mai và Quỳnh hay gọi là cậu).
Cũng may, ít lâu sau khi ông Lục chuyển đi Sài Gòn chị Đông Mai lại lên trọ ở Hà Nội để theo học ở trường Trưng Vương, và Quỳnh cũng lại thỉnh thoảng lên thăm chị, đôi khi còn nghỉ lại ở đấy ít ngày.
Nhà thơ Vân Long, một nhà thơ bắt đầu có thơ đăng ở báo chí Hà Nội từ trước 1954) đến nay còn nhớ, là hồi đó, Đông Mai cũng có làm thơ, và Vân Long với Đông Mai là cùng một nhóm thơ.
 Trong những lần đến nhà Đông Mai sinh hoạt nhóm, Vân Long đôi khi thấy một cô bé 12-13 nhảy dây ngoài sân, trông khá xinh đẹp, mọi người bảo là em Đông Mai đấy.
Cố nhiên, Vân Long và các bạn không thể ngờ là cô bé chỉ mải nhảy dây đó, về sau lại có một tương lai văn chương xa rộng hơn bất cứ người nào trong nhóm.
Cứ thế, Hà Nội thấm dần vào cuộc đời cô bé nông thôn hôm qua một cách từ tốn, êm đẹp.
Nét đặc biệt của Hà Nội xưa nay: đó không phải là một đô thị lớn lao, đồ sộ. Có thể nói Hà Nội không hoàn toàn là đô thị nữa, mà suốt từ thời phong kiến, qua những năm đầu của thế kỷ XX, dù qua bao thăng trầm thay đổi Hà Nội vẫn cái vẻ riêng của nó: một thành phố sống giữa một vùng quê và còn nặng chất “nhà quê”.
Có thể về sau, cái chất nông thôn ấy bị tố lên đẩy lên tô đậm lên quá mức cho phép khiến thành phố ngổn ngang bừa bộn, mà lại lai tạp, và nói chung là quê mùa cũ kỹ đi. Nhưng vào thời điểm Xuân Quỳnh mới lớn lên, Hà Nội vẫn chưa bị biến dạng, thành phố vẫn thuần nhất trong sự hài hoà có phần cổ điển riêng của nó.
Một điều cũng nên lưu ý, là vào những năm từ 1953 trở đi, khi Xuân Quỳnh có dịp nhận xét, quan sát về Hà Nội bằng con mắt của một thiếu nữ mới lớn - chứ không phải chỉ theo bố hoặc chị đi chơi phố như ngày trước - thì Hà Nội vào “thời điểm bản lề”.
Trước 10-54, Hà Nội là trung tâm của chính quyền tạm chiếm ở châu thổ Bắc bộ, sau 1954, Hà Nội được giải phóng.
Những chiến sĩ từ kháng chiến trở về, trong đó, có nhiều con em của chính thành phố thân yêu, họ trở lại Hà Nội với tâm lý hào hứng và tình cảm trong sáng.
Ngay cả trong mắt những anh em cán bộ vốn từ nông thôn lên, mới lần đầu đặt chân lên đường nhựa Hà Nội, thành phố này vẫn là một cái gì thiêng liêng cao cả. Cái thành phố mà họ đổ xuơng máu mới giành lại được, như vẫn có một khoảng cách với họ. Họ không khỏi nhớ lại những ao ước nắc nỏm lúc nhỏ về một thứ kinh đô hoa lệ, mà chỉ những người có máu mặt trong làng trong xóm mới được đặt chân tới.
Về làm dân thành phố rồi, có khi mang cả vợ con lên sống giữa Hà Nội mà họ vẫn không tin ở cái hạnh phúc mình được hưởng. Họ chỉ sợ trong cử chỉ hành động của mình có gì thô lậu không hợp với đất ngàn năm văn vật! Họ không lấy cách sống giản dị dễ dãi giữa rừng Việt Bắc đem áp đặt cho Hà Nội, mà ngược lại, với niềm rung động chân thành, họ muốn sống theo kiểu thành phố, và hiểu rằng phải nỗ lực học hỏi nhiều, rồi mình mới có được cái thanh lịch dịu dàng của người Hà Nội.
Cái tâm lý biết điều và rất văn hoá của những người chủ mới của thành phố, khiến cho đời sống Hà Nội từ 1965 trở về trước phảng phất một không khí thanh bình hoà hợp, mà từ khi chống Mỹ trở đi, không thể nào có được.
May mắn của một người mới lớn lên và yêu Hà Nội một cách đắm đuối như Xuân Quỳnh lúc này là cách cảm cách nghĩ của nhà thơ tương lai cũng gần với cách cảm cách nghĩ của người đương thời.


VTN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Ờ hồi đó vậy đó. Còn giờ thì vậy đó. Thế mày có làm gì cho đất nước chưa mà ngồi phán xàm thế?”

..hồi đó và bây giờ
Hồi đó yêu nhau nắm tay còn không dám. Còn bây giờ mấy đứa nhóc mới 14-15 tuổi để dắt vô nhà nghỉ ịch nhau.
Hồi đó con gái Việt mặc áo dài nhìn thật xinh. Còn bây giờ mấy em ấy mặc quần áo bó khoe của trời cho, nhìn rát quá.
Hồi đó dân Hàn Quốc chạy qua Việt Nam đánh lính thuê, làm thuê. Còn bây giờ thì dân Việt chạy qua Hàn làm gái, lấy chồng siêu nhanh, lao động, cư trú bất hợp pháp.

Hồi đó cán bộ viên chức cư xử với dân lễ phép. Còn bây giờ cán bộ coi dân chẳng ra gì.
Hồi đó cơ quan hành chính phục vụ người dân. Còn bây giờ cơ quan hành chính “hành là chính.”

Hồi đó vào mùa mưa chỉ ngập chút xíu. Còn bây giờ mới mưa chút xíu thì đường phố biến thành sông.



Hồi đó xuất bản sách có cần xin giấy phép gì đâu.Còn bây giờ xin từ ngày này qua ngày khác mà vẫn không được.

Hồi đó thi vô để làm giáo viên khó vô cùng, khó không thể tả được. Còn bây muốn làm giáo viên phải chạy vài trăm triệu.

Hồi đó trường sư phạm thu hút sinh viên giỏi nhất. Còn bây giờ thu hút sinh viên dốt nhất.

Hồi đó ông đại úy hàng xóm mình oai lắm, có lính hầu hạ. Còn bây giờ ổng chạy xe ôm kiếm sống qua ngày.

Hồi đó cảnh sát phụ bà con dọn dẹp để giữ gìn trật tự đường phố. Còn bây giờ bà con thấy là chạy mất dép.

Hồi đó gia đình thằng kia có mấy căn nhà, đi có xe đưa đón. Còn bây giờ nhà nó bán bánh mì.
Hồi đó dân Việt đi ra nước ngoài được đối xử như bao công dân khác. Còn bây giờ dân Việt bị coi như mọi.

Hồi đó mỗi bài nhạc được sáng tác là một tác phẩm nghệ thuật. Còn bây giờ tìm mỏi mắt mới ra một bài ra hồn.

Hồi đó Việt Nam còn sản xuất được xe hơi, nước Châu Á duy nhất làm được là Nhật Bản. Còn bây giờ Việt Nam không làm nổi con óc vít.

Hồi đó sinh viên Campuchia và Lào ao ước được sang Việt Nam du học. Còn bây giờ dân Việt tìm cách chạy sang Lào và Campuchia làm ăn.

Hồi đó sĩ quan cấp tá trở lên là phải biết Anh, đơn giản vì phải làm việc với quân đồng minh. Còn bây giờ cấp tướng cũng không thể nói được vài câu.

Hồi đó tổng thống trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh trực tiếp. Còn bây giờ phải cầm tờ giấy đọc rồi có người dịch.

Hồi đó chạy xe hoài mà chẳng bao giờ thấy trạm thu phí. Còn bây giờ cứ 30-40km là một trạm.

Hồi đó làm đường xe chạy 40 năm vẫn còn nguyên. Còn bây giờ làm đường xong 1 ngày là bị hư.

Hồi đó các danh lam thắng cảnh được biến thành thơ. Còn bây giờ chỉ là mấy bải rác.

Hồi đó Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông. Còn bây giờ Sài Gòn là cái chợ siêu lớn.

Hồi đó tôi tự hào vì tôi là người Việt Nam, ai cũng vậy. Còn bây giờ mỗi lần nói tự hào người ta sẽ cười vô mặt và nghĩ mình bị khùng.

Hồi đó Việt Nam là chỗ đến của nhiều người. Còn bây giờ Việt Nam chỉ là chỗ dừng chân.

Hồi đó tôi đã có một Việt Nam khiến tôi tự hào. Còn bây giờ tôi có một Việt Nam khiến tôi thổ thẹn.

“Ờ hồi đó vậy đó. Còn giờ thì vậy đó. Thế mày có làm gì cho đất nước chưa mà ngồi phán xàm thế?”
Ku Búa
(@ Cafe Ku Búa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Chùm thơ thời 20

Photo on 8-14-16 at 9.37 AM #3


Em không cần ai ở bên như lúc này


Em không cần ai đó ở bên như lúc này
nỗi nhớ qua đi
chỉ có hiện tại
chỉ có em với sự hiện hữu của chính em, với những ngày tháng đang tới
không anh, không tình yêu
mà em vẫn sống
vẫn hy vọng

Em sẽ không còn khổ đau
khi nhận ra
tất cả những mơ hồ, hy vọng trong tình yêu do sự ngộ nhận của chính em
của tuổi trẻ
của sự thơ ngây và trong sáng

Khi không cần ai ở bên như lúc này
em là một người khác
trưởng thành
mạnh bạo
em cô đơn trong sự riêng tư tuyệt đối
em hồn nhiên trong không khí trong lành
chỉ có nhịp đập
chỉ có màu xanh của lá
sự cao rộng của trời
và em tồn tại
khi không có anh, không có bất kỳ ai

Thời gian cho em sự thực
Thời gian cho em bao dung
Thời gian cho em là chính em
Thời gian của em
riêng tư của em
em
trong em
đủ đầy cho tự do
cho bình an
không cần tìm kiếm
em trong em,
em
em
em,


Yêu đương dại khờ

Cứ khờ dại yêu như một đứa trẻ
Cứ khờ dại tin như chưa bao giờ biết
Cuộc thế chuyển động vây quanh
Nếu có gía trị niềm tin sẽ khác đi
Nếu có niềm tin giá trị sẽ bền vững

Ai cũng tìm đường
Ai cũng lạc lối
Ai cũng sống cho riêng mình
Chả thể vì ai
nếu như không biết mình là ai
nếu như không thấy mình ở ai đó
Vô tình
vô cảm
sự phản bội vây quanh
còn đó
những nỗi buồn
chết nghẹt
không lối thoát
sẽ qua đi
thoảng qua như gió
chả hề hấn gì
như một cuộc chia ly
niềm tin không vĩnh viễn
chỉ có sự lạc quan
nuôi tiếp những nỗi buồn thành niềm vui
nuôi tiếp mãi
ý thức của mình
dù không không có ai
dù bỏ đi tất cả
nước mắt thành máu
cho sức mạnh vĩnh hằng
băng qua sóng ngầm
đá chông gai,
nước mắt thành máu
băng qua bão giông
băng qua tất cả
..........
Cuộc thế vẫn vậy,
dần lụi tàn trong những ý thức, hơi thở
trong những thay đổi khôn lường, không định luật
tổn thương tràn lan
ai cũng có quyền
bởi vậy, ai cũng đau đớn
ai cũng rỉ máu
những vết loang tâm hồn
định kiến
xé toang tình yêu
niềm tin
xé toang bản thể
sự ý thức hèn nhát
không chống đỡ lại
những tinh thần bình thường
nhiều sức mạnh
......
Chêt đi, chết đi, đừng tồn tại, yêu đương, yêu đương cứ dại khờ,



Nhạy cảm giày vò

Những hình dung không thuộc hiện tại
mò tới
tâm trí em
sự đổi thay
tan vỡ
Anh thuộc người con gái khác
không như em
Những tị hiềm nhỏ bé
đàn bà trong em
giết chết anh
tình yêu dành cho anh
em ra đi
trong sự nhạy cảm dày vò
nhìn thấy tương lai
không thuộc về chúng mình
Những tị hiềm rất chi con người
đầy ghen tỵ
của đàn bà
của sự ích kỷ chiếm hữu
tuyệt đối
vô chừng

Nhạy cảm dày vò
tan biến
tình yêu
trong phút chốc
Vĩ thanh
Đều thanh thản
vì tương lai thuộc về anh và người khác
đẹp
bình yên
không như yêu em
mệt nhoài trong hạnh phúc
bất thường

Như Quỳnh 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

RẤT CẦN MỘT TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT!


Nguyễn Tiến Dũng
Não trạng trí thức XHCN. Nguồn: Ba Bùi/ ĐCV
Fukuzaawa Yukichi, nhà trí thức lỗi lạc của Nhật, người có công rất lớn trong cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đã nhận định: “Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân, thực hiện. Có như vậy mới mong thành công”.
Thực vậy, chưa một đất nước văn minh và phát triển nào lại thiếu đi một tầng lớp trí thức cả. Giới trí thức ấy, họ không chỉ có đóng góp lớn trong lĩnh vực của mình mà còn không ngừng trăn trở về những vấn đề chung của đất nước, mong muốn thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, tiến bộ, văn minh, hướng tới Chân, Thiện, Mỹ.
Ở Việt Nam, thực tế đáng buồn là tầng lớp ấy rất ít ỏi và đơn độc, thậm chí chưa đủ để gọi là tầng lớp, trong khi hầu hết mọi người thiếu tinh thần xã hội, thiếu con mắt nhận biết thời cuộc, họ yêu quý và giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng ưu tư cho đất nước. Cứ nhìn những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta mà đau lòng.
Những cái xấu tràn lan trong xã hội. Nhỏ thì ăn trộm, ăn cướp, cờ bạc, rượu chè nhan nhản trên báo, ngày nào cũng có. Lớn thì chạy quyền, chạy việc, tham ô, tham nhũng đã như một căn bệnh nan y đã ăn sâu vào hệ thống công quyền.
Rồi ý thức cộng đồng gần như không có, tham gia giao thông mạnh ai nấy đi, bảo sao không tắc đường, rác thải thì bạ đâu xả đấy, tiện đâu vứt đấy, trách sao được ô nhiễm môi trường.
Tệ hơn, vì hám tiền hám lợi mà con người đầu độc lẫn nhau bằng thực phẩm bẩn, bằng hàng hoá độc hại, đến cái ăn cái mặc hàng ngày cũng sợ, cứ kì thị đồ Trung Quốc nhưng ta không tiếp tay thì làm sao nó phổ biến đến vậy?
Bộ mặt văn hoá người Việt bây giờ đấy sao? Từ bao giờ mà người Viêt tham lam, ích kỷ đến vậy?
Con người thường có bệnh thì mới chữa, nhẹ thì uống thuốc, nặng hơn thì đi viện. Còn tham lam, ích kỷ thì khác, nó cũng là “bệnh”, nhưng khó chữa và nguy hiểm vô cùng, nó làm xấu đi nhân cách, phẩm giá của con người, tạo nên những con người tầm thường.
May thay, chúng ta vẫn có những nhà trí thức hiểu được thực trạng nguy hiểm ấy, họ vẫn đang âm thầm cống hiến cho cộng đồng.
Chúng ta có Nguyễn Quang Thạch, người đã giành 20 năm với chương trình “Sách hóa nông thôn”, anh đã đi bộ khắp đất nước, tới những vùng nông thôn xa xôi để xây dựng nên những tủ sách miễn phí cho trẻ em nghèo, trẻ em không có điều kiện được tiếp xúc với sách. Việc làm đó của anh mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Chúng ta có doanh nhân Lương Hoài Nam, dù bộn bề với công việc kinh doanh nhưng anh không ngừng trăn trờ về những vấn đề chung của xã hội. Anh viết sách, viết báo về hầu như tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, văn hóa đến giao thông, hàng không, du lịch…tất cả những vấn đề nhức nhối đều được anh phân tích sâu sắc và đưa ra những giải pháp hết sức hiệu quả.
Chúng ta có nhà giáo Phạm Toàn, một con người thật sự tâm huyết với giáo dục. Tuổi đã ngoài 80 mà vẫn trực tiếp cùng với nhóm Cánh Buồm xây dựng nên bộ sách giáo khoa mới cho học sinh. Đó là một việc rất khó, cần rất nhiều sức lực và trí lực.
Chúng ta có GS. Chu Hảo, Giám đốc nhà xuất bản Tri thức, tuổi năm nay cũng đã gần 80 mà vẫn không ngừng đóng góp cho sự phát triển tri thức. Ông xây dựng nên “tủ sách tinh hoa” với mong muốn mang những cuốn sách kinh điển trên thế giới về với độc giả Việt Nam. Ngoài ra, ông còn khuyến khích, hỗ trợ, cùng với những nhóm bạn trẻ tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm giới thiệu về những cuốn sách tinh hoa ấy.
Họ là những con người thật đáng khâm phục, luôn cố gắng hết sức mình cho cộng đồng. Họ như những ngôi sao vẫn đang lặng lẽ lấp lánh trên bầu trời Việt, dù biết rằng dưới họ là một bầu trời mịt mù và u ám.
Nhưng, thật lòng mà nói, họ ít ỏi và đơn độc quá! Để thức tỉnh đám đông trì độn ấy chúng ta cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần một sức mạnh lớn hơn, sức mạnh của một tập thể. Bởi, dù sao thì, để đóng góp cho sự phát triển văn hóa của cả dân tộc chỉ với tư cách cá nhân là chưa đủ, chúng ta phải hành động với tư cách đoàn thể thì mới có khả năng làm được, chỉ khi đó đất nước mới tìm lại được sự lành mạnh về mặt xã hội.
Đã đến lúc những nhà trí thức cần kết nối nhau lại để từ đó xây dựng nên một cộng đồng trí thức. Cộng đồng ấy không vì mục đích nào khác là cống hiến cho xã hội, cho văn hóa, giáo dục. Cộng đồng ấy không chỉ là nơi tập hợp trí thức mà còn là biểu tượng tinh thần của những người ham hiểu biết, say mê học thuật. Cộng đồng ấy sẽ là niềm tin của mọi người trong xã hội, qua đó, những nhà trí thức có thể đóng góp nhiều hơn, rộng hơn. Cộng đồng ấy còn khơi nên nhiệt huyết, khát khao của giới trẻ và là nơi hỗ trợ, đào tạo, từng bước xây dựng nên thế hệ kế cận trong tương lai.
Có phải chúng ta đang quá kỳ vọng và đòi hỏi từ những con người ấy? Nhưng không phải họ thì là ai bây giờ?
Để có bước tiến dài của cả một dân tộc luôn cần một nhà lãnh đạo tài năng, đức độ nhưng không thể thiếu là đội ngũ trí thức hùng hậu bên cạnh. Hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những nhà trí thức, những bộ óc tinh hoa hãy cùng họp nhau lại để khởi đầu cho tầng lớp trí thức Việt Nam, khởi đầu cho một tương lai Việt Nam!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí thư Đà Nẵng: “Có hay không một bộ phận công an liên hệ với xã hội đen?“


Hồ Xuân Mai














VietTimes - Nội dung được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh thẳng thắn chia sẻ tại phiên thảo luận chung trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 3, HĐND TP Đà Nẵng khóa IX diễn ra sáng 7/12.

Cụ thể, trong khuôn khổ phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan ngại về tình hình tội phạm diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Đà Nẵng suốt thời gian qua, cũng như bàn về cách phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy.

Đại biểu Trần Công Thành, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho rằng, nghiện ma túy là một trong những nguyên nhân cơ bản nảy sinh tội phạm. Theo thống kê, riêng tội phạm về ma túy năm 2016 phát hiện 133 vụ, nhiều hơn 2.1%; 179 đối tượng, nhiều hơn 12,6% so với năm 2015. Về đối tượng sử dụng ma túy, chủ yếu là ma túy tổng hợp (96%). Đối tượng lợi dụng nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke... để sử dụng ma túy nên khó phát hiện và xử lý.

Trong lĩnh vực pháp chế phòng chống tội phạm, đại biểu Trần Công Thành đề nghị: “Cần khắc phục hạn chế trong quản lý các cơ sở kinh doanh làm sao không để xảy ra sai phạm, chứ không phải để xảy ra sai phạm rồi xử phạt rồi lại cho hoạt động. Đề nghị tổ chức kiểm tra đột xuất, phát hiện cơ sở kinh doanh vi phạm thì công khai vi phạm, rút giấy phép kinh doanh”.

Đồng quan điểm với đại biểu Thành, nhiều đại biểu kiến nghị cần có biện pháp mạnh hơn nữa, quyết tâm hơn nữa để ngăn chặn cũng như phòng chống tội phạm. Nhất là tội phạm có hành vi man rợ, manh động.

Trước ý kiến của các đại biểu, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đồng ý với ý kiến của đại biểu là trong phòng chống tội phạm còn thiếu quyết tâm. "Mới đây, Đà Nẵng đầu tư hơn 30 tỷ đồng để cấp ô tô cho công an phường. Không phải mình giàu có, mà đây là sự quan tâm hỗ trợ các cán bộ, chiến sĩ công an từ cấp phường, góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt là trong bối cảnh năm 2017 tới đây, Đà Nẵng có nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc tế như Tuần lễ cấp cao APEC, lễ hội pháo hoa quốc tế...", Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói.

"Phải thể hiện quyết tâm trong từng cán bộ, chiến sĩ Công an của thành phố. Làm sao lan tỏa được quyết tâm đó tới từng cán bộ, chiến sĩ công an. Tình hình tội phạm ma túy, nhất là loại hình ma túy tổng hợp, hiện nay diễn biến rất phức tạp. Có vụ án dã man chưa từng nghe liên quan tội phạm ma túy lại xảy ra ở Đà Nẵng. Mà những vụ án dã man như vậy hầu hết liên quan tới tội phạm ma túy. Sự việc xảy ra không ai mong muốn, nhưng đã xảy ra mình phải thấy xấu hổ. Đà Nẵng phải tuyên chiến, đất này không phải là đất của tội phạm. Đề nghị Nghị quyết của HĐND thành phố nêu đậm nét chỗ này”, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nhấn mạnh.

“Các đại biểu phải nói thẳng. Có hay không việc lực lượng công an mặc dù đã cố gắng nhưng trách nhiệm vẫn chưa hết? Có hay không một bộ phận công an có liên hệ với các đối tượng xã hội đen, băng nhóm bên ngoài?”, ông Nguyễn Xuân Anh thẳng thắn nói.

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng còn lưu ý: "Tội phạm có rất nhiều thủ đoạn, có cả những thủ đoạn ngon ngọt chứ không phải chỉ có giang hồ bạo lực. Giang hồ bạo lực chỉ là phần nổi, còn phần tảng băng chìm luồn lách, mua chuộc cán bộ, để cán bộ sa ngã, thông đồng để tội phạm lọt lưới. Bên cạnh quyết tâm tuyên chiến với tội phạm, lực lượng công an còn phải thường xuyên phòng chống để không xảy ra tiêu cực".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"SHADOWLESS" Đồng chí này là đồng chí nào?

MỘT ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH



SHADOWLESS
Như bạn đọc đã biết, hàng ngày cụm từ “xây dựng văn hóa phản biện và tranh luận” dạo gần đây được thu hút sự quan tâm của nhiều người đến từ nhiều nơi, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trên cộng đồng mạng. Người đọc có thể tìm thấy cụm từ này ở hầu khắp các trang báo chí chính thống lẫn lá cải, các trang Blog, Facebook có tính bình luận về các vấn đề của đời sống xã hội như trong lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hóa và đặc biệt là chính trị - một chủ đề luôn được khai thác tối đa bởi phương tiện thông tin đại chúng. “Xây dựng văn hóa phản biện và tranh luận” trong lĩnh vực là một việc rất quan trọng và cần thiết trong thời buổi hội nhập hiện nay. Có tranh luận và phản biện thì mới giúp tổ chức, cá nhân và thậm chí là Nhà nước phát triển bền vững theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mọi sự tranh luận và phê bình đặc biệt là trên mạng (vì nó có tính phổ biến rất lớn như “cơ chế share và like của Facebook” phải dựa trên quan điểm, lập trường có tính chất xây dựng, đóng góp cho cá nhân, tổ chức chính trị đó phát triển lên theo hướng tốt hơn chứ không phải đưa ra mâu thuẫn cho “bàn dân thiên hạ” nhìn nhận, tự đánh giá theo hướng đã được người viết định hướng một cách thiếu ý thức từ trước.
DÂN LUẬN
Một trong hai bài viết có nội dung phản động trên trang Danluan.org, ảnh chụp màn hình
Đề cập tới vấn đề này, ngày 27/11 và 30/11/2016, trên trang mạng phản động Dân luận (danluan.org) có đăng tải 02 bài viết có tựa đề: “Xây dựng văn hóa tranh luận và phản biện”“Thiết chế phản biện xã hội”. Nội dung chính của hai bài viết này đề cập tới vị trí, vai trò của tư duy phản biện trong lĩnh vực chính trị tại Việt Nam ở giai đoạn hiện nay nhưng viết theo lối dắt, định hướng người đọc mang nhiều ý đồ xấu. Với motyp là trình bày thực trạng, lợi ích của tư duy phản biện, tranh luận trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và các nước Tây phương, cũng như đề cập đến tư duy độc tài dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu thuộc phe xã hội chủ nghĩa những năm 1990 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, lối phân tích rông dài đó cuối cùng thì mục đích chính là hướng vào việc “chọc ngoáy, quy chụp, vu cáo” cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang độc quyền lãnh đạo đất nước, người dân không có quyền đưa ra tiếng nói của mình, phản biện lại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện tại. Thậm chí, tác giả còn viện dẫn chủ nghĩa Mác - Lênin về sự biện chứng của mâu thuẫn sẽ giúp đất nước phát triển mà cụ thể ở đây là phải đa đảng, đa nguyên một cách máy móc, có ý đồ chống phá rõ ràng. Hơn nữa, điểm đáng chú ý của hai bài viết này là hoàn toàn không dùng các động từ và tính từ mạnh thế hiện tính thù hằn chế độ, dân tộc mà dùng những từ ngữ hết sức nhẹ nhàng nhưng có mục đích rõ ràng lồng ghép vào trong đó một cách đầy ma mị. Nếu tác giả của chúng viết bài để chửi bới này nọ có thể sẽ không nhận được sự đồng cảm của độc giả mà còn phản tác dụng nhưng khi hai bài viết này quả thực nếu không là người có kiến văn sâu sắc thì sức ma mị của nó là rất lớn. Đó chính là lối hành văn của những tên phản động trên mạng cực kỳ thâm độc trong thời buổi hiện nay mà bạn đọc cần phải cảnh giác khi cơ quan chức năng không thể kiểm soát được về nội dung thông tin trên mạng xã hội như Facebook và Blog để phục vụ cho âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân và đất nước Việt Nam.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quần chúng nhân dân ra sao, tác giả không đề cập tới nữa vì trên mạng đã có nhiều bài viết đề cập tới rồi. Trong giới hạn của bài viết của mình, tác giả chỉ mong những lời lẽ trên sẽ giúp bạn đọc có thể “giải độc thông tin”, có kiến thức vững vàng, tư duy sâu sắc khi tiếp cận các luồng thông tin trên internet hiện nay.

Phần nhận xét hiển thị trên trang