Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Tiếu lâm về Đức Quốc Xã


Beim Jüngsten Gericht müssen Stalin, Churchill und Hitler durch einen Sumpf waten. Je mehr einer gelogen hatte, desto mehr wird er einsinken. Churchill sinkt bis zum Knie ein, Stalin bis zum Bauchnabel. Dann kommt Hitler. Er sinkt gar nicht ein.
“Adolf, wie machst du das?”
“Ich steh auf Goebbels.”
Stalin, Churchill và Hitler phải lần lượt lội qua một đầm lầy trong phiên toà xét xử ngày tận thế. Ai nói dối nhiều hơn, kẻ đó sẽ càng bị lún sâu xuống đầm. Churchill lún xuống đến đầu gối, Stalin lún xuống đến rốn. Sau đó Hitler đến lượt nhưng ông ta không hề chìm xuống.
“Adolf, ngươi làm thế nào mà được như vậy?”
“Tôi đứng ở trên Goebbels”.

Ein SS-Kommandant zum Juden: “Wenn du errätst, welches meiner beiden Augen aus Glas ist, lass` ich dich laufen.”
Der Jude: “Das linke.”
Der SS-Kommandant: “Das ist richtig! Wie hast du das so schnell erkennen können?”
Der Jude: “Es hat mich so menschlich angeschaut.“
Một sỹ quan SS nói với một người Do Thái: „Nếu mà ngươi đoán được mắt nào trong đôi mắt của ta là mắt bằng thuỷ tinh thì ta sẽ để cho ngươi chạy thoát“.Người Do Thái: „Mắt bên trái.“Sỹ quan SS: „Chuẩn! Mà sao ngươi lại có thể nhận ra nhanh như vậy?“Người Do Thái: „Vì con mắt ấy nhìn tôi thật nhân từ.“

Nguồn: 
http://spree-aviv.de/?PID=static%2C…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật khiến con cái Trump không được vào cơ quan liên bang Mỹ



Phương Vũ
VNExp - Luật Mỹ cấm bổ nhiệm người thân của các quan chức nhà nước vào cơ quan liên bang, tuy nhiên, Nhà Trắng không được tính là cơ quan thuộc loại này. 

Ba người con của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gồm Donald Jr., Eric, và Ivanka đã tham gia chặt chẽ vào quá trình chuyển giao quyền lực của ông, mặc dù ông bác bỏ việc yêu cầu cấp quyền an ninh tối mật cho họ và con rể Jared Kushner (được tiếp cận thông tin mật sau khi kiểm tra lý lịch).

Khi Kushner đi dạo với Chánh văn phòng Nhà Trắng của Tổng thống Obama ngày 10/11, việc này nhanh chóng làm dấy lên tin đồn rằng Kushner muốn có một công việc trong Nhà Trắng. WSJ nói rằng Kushner đang bàn bạc với luật sư xem mình có thể đảm nhiệm vai trò gì và được cho là đã bày tỏ sẵn sàng ngừng nhận thu nhập từ công ty bất động sản của mình nếu có xung đột lợi ích.

Mỹ có ít nhất một luật hạn chế loại công việc mà ông Trump có thể bổ nhiệm cho các con của mình. Theo Luật Liên Bang Chống Gia đình trị Mỹ, quan chức nhà nước có thể không được chỉ định, tuyển dụng, đề bạt, thăng chức người nhà vào một vị trí dân sự trong cơ quan mà quan chức này đang làm việc, có thẩm quyền hoặc kiểm soát.

Quy định này có hiệu lực 6 năm sau khi John F. Kennedy bổ nhiệm em trai Robert F. Kennedy làm Bộ trưởng Tư pháp năm 1961. The Nation gọi quyết định này là "ví dụ lớn nhất về gia đình trị" trong khi Newsweek gọi đây là "trò hề công lý". Ban biên tập New York Times thì gọi việc bổ nhiệm là vô trách nhiệm vì Bobby Kennedy là người thiếu kinh nghiệm pháp lý.

Truyền thông thường coi quyết định bổ nhiệm Robert Kennedy là lý do ra đời luật chống gia đình trị nên luật này còn được gọi là "luật Bobby Kennedy". Một số nhà sử học tin rằng nó được đưa ra vào năm 1967 theo yêu cầu của Tổng thống Lyndon B. Johnson, người từng gọi Robert F. Kennedy là "thằng khốn vắt mũi chưa sạch".

Tuy nhiên, người đã trình và bảo trợ đạo luật này, nghị sĩ Neal Smith, sau đó bác bỏ lập luận nói trên và cho biết mục tiêu của ông là giảm nạn "con ông cháu cha" tại các vị trí nhỏ hơn và trong quốc hội Mỹ. Ông kể lại rằng khi ông bắt đầu làm nghị sĩ đầu thập niên 60, có 50 nghị sĩ có vợ thuộc biên chế quốc hội.

''Một số người làm tốt, nhưng hai phần ba trong số đó chẳng làm gì cả", ông nói. "Chúng ta không thể cấm một người nào đó nhận được việc chỉ vì họ có người thân trong cơ quan, nhưng bạn cần phải chắc chắn rằng việc này không đi quá xa", ông nói.

20 năm sau, vào năm 1987, một cuộc điều tra do UPI công bố cho biết ít nhất 73 người thân của các nhà lập pháp đã được vào biên chế quốc hội kể từ tháng 6/1986, vì các nghị sĩ đã "lách" được luật năm 1967 bằng cách đưa người thân vào các văn phòng hạ viện và thượng viện khác. Ví dụ, một người vợ của nghị sĩ là nhân viên trợ lý trong tiểu ban chứ không phải ủy ban chính thức của chồng. Nhiều nhân viên cũng cố gắng che giấu quan hệ của họ với các nghị sĩ.

Các chuyên gia pháp lý đang có cách nhìn khác nhau trong việc áp dụng luật chống gia đình trị. Một số người cho các thành viên gia đình ông Trump vẫn có thể trở thành nhân viên Nhà Trắng bởi vì luật chống gia đình trị áp dụng đối với các cơ quan liên bang. Luật sư kỳ cựu về đạo đức làm việc tại quốc hội Mỹ Stan Brand cho biết Nhà Trắng không được xem là một cơ quan liên bang, theo Đạo luật Tự do Thông tin. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng Kushner có thể làm việc trong Nhà Trắng nếu không được trả lương.

Bà Hillary Clinton đã quen thuộc với luật này, vì chồng bà, Bill Clinton, bị cáo buộc vi phạm nó khi ông bổ nhiệm bà làm chủ tịch một nhóm đặc biệt phụ trách cải cách y tế thời ông làm tổng thống Mỹ. Nhưng tháng 3/1993, một tòa án phúc thẩm liên bang cho rằng đệ nhất phu nhân Mỹ vốn có truyền thống hoạt động như cố vấn và đại diện cá nhân cho chồng họ.

Thực tế, trong cuộc phỏng vấn với Time năm 1992, ông Bill Clinton đã chỉ vào vợ mình khi được hỏi "ai sẽ là Bobby Kennedy trong chính phủ của ông".

Luật sư Stan Brand cho rằng mặc dù không có danh hiệu chính thức thì chẳng điều gì có thể ngăn Kushner cố vấn cho ông Trump, miễn là ông sẵn sàng nhấc điện thoại.

"Ông ấy là tổng thống", Brand nói. "Và tổng thống vẫn có thể nhận được lời khuyên từ bất cứ ai mà ông ấy muốn".

>>>

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ chuyển dây chuyền iPhone về nước: Nỗi đau Trung Quốc


Việc Mỹ chuyển dây chuyền sản xuất iPhone về nước sẽ khiến cho nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, nhất là việc giải quyết việc làm. Quyết định đột ngột của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. “Trước hết là đội ngũ lao động hiện nay của Trung Quốc mất việc. Thứ hai là khoảng trống lấp đầy việc Mỹ ra đi là bài toán rất lớn. Hiện nay các công nghệ lắp ráp, gia công rất đơn giản. Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến nền kinh tế”, ông Đào nhận định. Ngoài ra, điều vị phó giáo sư lưu ý, đó là có thể xảy ra làn sóng các nước rút khỏi Trung Quốc sau quyết định từ phía Mỹ.

Toan tính của Mỹ
Mới đây Nikkei dẫn các nguồn tin nội bộ cho biết, đối tác chính của Apple là Foxconn, đang nghiên cứu khả năng chuyển dây chuyền lắp ráp iPhone từ phía Trung Quốc sang Mỹ. Đây là một trong những hành động “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” bởi hiện đa số các công ty phần cứng của Mỹ đều thuê lắp ráp sản phẩm tại châu Á, nhất là Trung Quốc.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Phạm Quang, Viện trưởng Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng bất cứ doanh nghiệp nào khi sản xuất kinh doanh đều chú ý đến bài toán kinh tế.

Đặc biệt với Apple, việc này lại càng trở nên quan trọng hơn khi thị trường của họ không chỉ ở Mỹ và còn bao gồm nhiều nước trên thế giới.

“Sản xuất ở Trung Quốc hiện nay có 2 lợi ích rõ hơn ở Mỹ, một là giá nhân công rẻ, hai là chi phí sản xuất thấp hơn do tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ (NDT) và đồng USD nghiêng hơn hẳn về đồng NDT. Mục đích của Apple trong việc thuê lắp ráp sản phẩm tại Trung Quốc cũng chỉ nhằm mục đích giảm giá thành sản phẩm.

Nếu quyết định chuyển về nước thì Mỹ sẽ phải chấp nhận hi sinh và tính toán cẩn thận”, PGS.TS Phạm Quang nói.

Tuy nhiên, điều ông Quang lưu ý là thời gian tới, tỷ phú Donald Trump sẽ chính thức trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Đặc biệt, ông Trump rất quan tâm đến Apple và từng tuyên bố sẽ thực hiện chính sách thuế 45% áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

“Dự tính mới của Apple dường như đang phù hợp với những chính sách mà ông Trump có thể áp dụng. Nếu không đưa dây chuyền sản xuất về Mỹ thì việc ông Trump tăng giá thuế vào các sản phẩm từ Trung Quốc cũng sẽ khiến Mỹ gặp khó khăn.

Việc Mỹ chuyên dây chuyền công nghệ sản xuất iPhone về nước sẽ khiến cho nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa

Tôi nghĩ để thực hiện kế hoạch “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông Trump sẽ có những chính sách thuế hợp lý khi sản xuất iPhone trong nước. Khi đó uy tín cũng như giá trị của các sản phẩm Apple bán ra thị trường sẽ cao hơn hiện nay so với Trung Quốc. Hiện nay nhiều người e ngại với các sản phẩm công nghệ được sản xuất từ Trung Quốc vì các vấn đề liên quan đến bảo mật, an toàn thông tin cá nhân”, ông Quang nói.

Đồng quan điểm, GS.TS Đặng Đình Đào – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội cho rằng Apple có các bộ phận kinh doanh, hoạch định chính sách rất tốt, vì vậy không có gì lạ khi họ đưa ra các kế hoạch mới.

“Tình hình chính trị của nước Mỹ sẽ thay đổi trong thời gian tới khi ông Trump lên làm Tổng thống. Chắc chắn sẽ có những thay đổi và việc doanh nghiệp tìm cách thích ứng là điều cần thiết.

Tôi cho rằng việc đưa dây chuyền lắp ráp về Mỹ là chủ trương trong tương lai thôi, không phải là ngày một, ngày hai. Bởi vì nó liên quan đến nguồn lao động. Trung Quốc và các nước châu Á là thị trường lao động giá rẻ. Đó là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở gia công ở đó.

Trong khi đó ở Mỹ giá nhân công cao hơn, chi phí sản xuất có thể tăng lên cao dẫn đến khó khăn trong việc lưu thông sản phẩm”, GS.TS Đào nói.

Tương lai sẽ có iPhone ‘Made in USA’?

Để thực hiện được ý tưởng trên, vị chuyên gia khẳng định, Mỹ cần quan tâm đến một loạt các vấn đề như: đào tạo nguồn nhân công, cân nhắc tiền lương, sử dụng công nghệ hay tính toán hợp lý chi phí sản xuất.

“Mỹ sẽ có thêm các lợi thế như logistics, công nghệ, uy tín thương hiệu khi sản xuất trong nước. Tuy nhiên vấn đề lao động là bài toán rất khó. Các nhà đầu tư nếu đưa dây chuyền vào sản xuất ở những nước có tỷ giá cao như Mỹ hay châu Âu thì rất khó khăn. Vấn đề này phải tính toán hết sức thận trọng, không thể nóng vội được. Trước đây, Motorola từng thử đưa nhà máy sản xuất smartphone về Mỹ nhưng thất bại toàn diện và buộc phải đóng cửa nhà máy đó vào năm 2014 do chi phí quá cao”, GS.TS Đào nhận định.

Nguy cơ với Trung Quốc

Từ câu chuyện Apple lên kế hoạch chuyển dây chuyền lắp ráp iPhone về nước, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng điều này đặt ra một thách thức đối với kinh tế Trung Quốc.

Theo vị giáo sư, Trung Quốc từ lâu được biết đến là công xưởng gia công lớn nhất của thế giới và là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Quyết định đột ngột của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.

“Trước hết là đội ngũ lao động hiện nay của Trung Quốc mất việc. Thứ hai là khoảng trống lấp đầy việc Mỹ ra đi là bài toán rất lớn. Hiện nay các công nghệ lắp ráp, gia công rất đơn giản. Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến nền kinh tế”, ông Đào nhận định.

Phân tích kỹ hơn những thiệt hại của Trung Quốc, PGS.TS Phạm Quang nhấn mạnh, yếu tố bị tác động trực tiếp ở quốc gia châu Á này đó là giá trị của đồng NDT.

“Việc phá giá đồng NDT, Trung Quốc thực hiện từ xưa đến nay. Mỹ làm ngơ hoặc làm không đến nơi đến chốn. Khi phá giá thì Trung Quốc sẽ tăng cường xuất, hạn chế nhập. Quyết định của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc bị thiệt hại nhiều. Đầu tiên là cán cân xuất nhập khẩu, xuất khẩu từ thặng dư giờ giảm xuống. Khi đó nguồn thu ngoại tệ ít đi, chi phí sản xuất tăng lên.

Hơn nữa khi ông Trump lên làm Tổng thổng có thể dùng chính sách thuế để ép tỷ giá đồng tiền của Trung Quốc sao cho có lợi nhất cho Mỹ”, ông Quang nói.

Việc Mỹ chuyển dây chuyền sản xuất iPhone về nước sẽ khiến cho nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, nhất là việc giải quyết việc làm.

Ngoài ra, điều vị phó giáo sư lưu ý, đó là có thể xảy ra làn sóng các nước rút khỏi Trung Quốc sau quyết định từ phía Mỹ.

“Nếu Mỹ làm như vậy thì các nước khác cũng sẽ xem xét. Không chỉ Mỹ mà nhiều quốc gia đều nhận thấy việc phụ thuộc vào Trung Quốc càng nhiều thì hết sức nguy hiểm. Đó là nỗi lo của thế giới. Nhất là trong lĩnh vực công nghệ khi thời gian vừa qua vấn đề an ninh thông tin, bảo mật cá nhân được nhắc đến nhiều”, ông Quang nói.

Trong khi đó, GS Đào cho rằng xu hướng trên sẽ diễn ra, tuy nhiên không phải là xu thế phổ biến hiện nay trong các mối quan hệ quốc tế.

“Tôi nghĩ làn sóng đó không nhiều. Vì hiện nay chúng ta đang đấu tranh cho tự do hóa thương mại. Các nước sẽ tiến hành giao lưu, hội nhập, kinh doan buôn bán với các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên rõ ràng các nước sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư tại Trung Quốc vì có thể đối diện với những nguy cơ rất cao.

Việc này cũng đặt ra cho Trung Quốc yêu cầu thay đổi, đặc biệt là chữ tín trong các giao dịch kinh doanh. Thời gian vừa qua, dư luận lo lắng trước các sản phẩm của Trung Quốc, từ máy móc, công nghệ thông tin đến các sản phẩm dệt may, đồ chơi… Nếu không thay đổi, Trung Quốc sẽ bị cô lập, các nước xa lánh dẫn đến suy yếu nền kinh tế”, GS Đào khẳng định.

Hoàng Nam / Đất Việt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bãi bỏ TPP của DONALD TRUMP là quyết định chính xác


Trần Nhật Phong - Bãi bỏ TPP, nhưng ông Trump vẫn có thể dựa theo khung qui tắc của TPP để thiết lập một thị trường tự do mậu dịch khác, Hoa kỳ sẽ lựa chọn quốc gia thành viên thích hợp hơn, dể thương thảo và đồng ý hoàn toàn các điểm cơ bản trong khung qui tắc từ TPP, (Có thể “tếu lâm” gọi là Trump’s Free Trade hay Trum’s Commonwealth Partnership). Những quốc gia sẽ bị loại bỏ bao gồm những quốc gia có quá nhiều liên hệ với Trung Quốc, vì sẽ không bảo đảm được tính minh bạch
Một số người Việt ở Hoa kỳ và ngay tại Việt Nam tỏ ra thất vọng khi vị tổng thống vừa đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ dứt khoát loại bỏ TPP ( Trans Pacific Partnership), một thỏa ước tự do mậu dịch vốn đang được tổng thống đương nhiệm Obama ủng hộ, được cho rằng sẽ là một phương cách tốt bảo vệ quyền lợi của Hoa kỳ, đồng thời giảm được sự bùng phát kinh tế của Trung Quốc, đang đe dọa vị trí số một của Hoa kỳ trên thế giới. 

Nhìn từ bên ngoài, rõ ràng TPP có những khung qui tắt tốt hơn so với WTO, tổ chức mậu dịch thế giới, nơi mà hàng năm Hoa kỳ đã tổn phí rất nhiều sức lực, tiền bạc để giải quyết các vấn đề như bảo hộ mậu dịch, môi trường hay quyền lợi phát minh.

Trong WTO, những quốc gia được xem là những quốc gia đang phát triển (Development countries), đã được hưỡng lợi rất nhiều, từ những châm chước về vi phạm môi sinh, cho đến được phép mua các bản quyền phát minh y khoa để sản xuất thuốc men với giá thành rẽ mạt,

WTO cũng không phân loại nguồn nguyên liệu gốc, tạo cơ hôi cho những nước đang phát triển trở thành công cụ cho những công ty xuyên quốc gia hưỡng lợi, đồng thời WTO cũng không trói buột các qui tắt tôn trọng quyền con người đối với các thành viên.

Bên cạnh đó, trong WTO, Hoa Kỳ cũng rất khó khăn khi thương thuyết cho mổi vấn đề của cộng đồng quốc tế về mậu dịch, ví dụ tổ chức EU (European Union) còn được gọi là Liên Hiệp Âu Châu gồm 28 thành viên, trong WTO họ có đến 28 phiếu, nhưng chỉ đi theo một quyết định chung của Liên Hiệp Âu châu.

Chính vì những khó khăn này, lâu nay Hoa Kỳ luôn tìm phương cách để giải quyết những bế tắc, các hiệp ước mậu dịch tự do song phương hay đa phương, sẽ là cái đích nhắm tới, nhằm đòi hỏi sự công bằng hơn từ các phía.

Khi mua lại khung qui tắt thỏa ước tự do mậu dịch từ nhóm P-4 gồm Singapore – Brunei – Chile và New Zealand, vốn hình thành từ năm 2005, Hoa kỳ đã dựa theo khung qui tắc này, bổ túc, đặt thêm các qui tắc khác để trở thành một khung qui tắc mà Hoa kỳ cho rằng sẽ công bằng hơn cho các thành viên. Dựa trên bản qui tắc mà Hoa kỳ thiết, trong đó bao gồm các điểm chính:

1 – Tôn trọng tuyệt đối bản quyền phát minh, đòi hỏi sự công bằng cho những quốc gia có công sáng chế.
2 – Minh bạch trong nguồn gốc nguyên liệu sản xuất, không chấp nhận nguyên liệu gốc từ quốc gia A, made in quốc gia B rồi nhập cảng vào quốc gia C.
3 – Đòi hỏi sự chia sẽ trách nhiệm đồng đều về môi sinh, không thể mượn danh “quốc gia đang phát triển” để tránh né trách nhiệm.
4 – Đòi hỏi bãi bỏ hoàn toàn các chế độ bảo hộ mậu dịch hay sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa tư doanh và quốc doanh.
5 – Đòi hỏi sự công bằng tối thiểu cho quyền lợi công nhân ở các quốc gia thành viên trong đó bao gồm mức lương tối thiểu tùy theo nền kinh tế của quốc gia thành viên, bảo hiểm y tế, ngày phép, thời gian làm việc (40 giờ mỗi tuần), buộc các quốc gia thành viên phải chấp nhận những công đoàn độc lập (không cho phép chính phủ thao túng), để bảo vệ quyền lợi của công nhân.
6 – Đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có khung luật pháp rõ ràng về quyền con người, trong đó bao gồm quyền tự do đi lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
7 – Đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có một nền tư pháp độc lập hoàn toàn để bảo đảm sự công bằng khi có tranh tụng về pháp lý.

Đây là một số điểm chính trong khung qui tắc mà Hoa kỳ đặt ra trong TPP, ngược lại các quốc gia thành viên sẽ chia sẻ quyền lợi giảm thuế nhập khẩu xuống thấp trong thời gian đầu và miễn thuế hoàn toàn trong thời gian sau.

Về chiến lược đường xa, rõ ràng Tổng thống Obama đã nhìn thấy tình trạng mất việc làm ở Hoa kỳ khó có thể kéo về, khi các công ty xuyên quốc gia luôn có xu hướng đi tìm nguồn nhân công rẽ ở các quốc gia nghèo đói hay đang phát triển, trong khi Hoa kỳ và Nhật Bản là 2 quốc gia nắm giữ gần như 80% bản quyền phát minh của thế giới, nên thúc đẩy TPP là quyền lợi về lâu dài của Hoa kỳ, dù việc làm có chạy đến bất cứ quốc gia nào, thì chi phí về bản quyền phát minh vẫn phải trả về cho Hoa kỳ hay Nhật Bản cho dù đó là y khoa, hay kỷ thuật công nghệ.

Bên cạnh đó là sự giảm thiểu các chi phí không cần thiết mà hàng năm Hoa Kỳ vẫn phải chi ra hàng tĩ Mỹ kim cho các vấn đề như môi sinh, vì có sự chia sẽ đồng đều giữa các quốc gia thành viên.

Với thị trường ban đầu ước tính là hơn 800 triệu dân của 12 quốc gia đang thương thuyết, đây sẽ là một thị trường mở rộng lớn cho các thành viên mới nào muốn tham gia, tương lai có thể lên nhiều hơn, TPP có khả năng trở thành một lực đối trọng với WTO, nơi đang có nhiều qui tắc bất công đối với các quốc gia như Hoa kỳ hay Nhật Bản.

Cuối cùng với nền tự do mậu dịch giữa các quốc gia thành viên, đây sẽ là một thị trường đối trọng với nền kinh tế đang bùng phát của Trung Quốc với hơn 1.3 tĩ người, vì các thành viên có thể thống nhất các ngạch thuế đánh mạnh vào những quốc gia nào không phải là thành viên của TPP về nhập khẩu mà không đi theo các khung qui tắc của TPP.

Chính vì yếu tố trên mà tổng thống Obama, một người luôn ủng hộ cho quyền lợi của giới công nhân lại thúc đẩy mảnh liệt hiệp ước TPP, vì ông và những nhà phân tích, cố vấn đã nhìn thấy sự biến chuyển của thị trường việc làm trong xu thế mới, nên dù biết TPP có thể gây tổn thương cho thị trường việc làm của Hoa kỳ thời gian đầu, nhưng về lâu dài, thị trường sáng tạo mới là gốc của vấn đề, do đó ông mạnh mẽ thúc đẩy.

Tuy nhiên ngược lại với ông Obama, tổng thống mới đắc cử Donald Trump thì tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi TPP, dự án mà chính Hoa kỳ là quốc gia khởi xướng.

Nhìn từ bề ngoài rõ ràng ông Trump đang nhắm vào quyền lợi của giới lao động Hoa kỳ nhiều hơn, đây cũng là một nghịch lý, trong khi ông Trump thuộc giới chủ nhân, về nguyên tắc ông phải luôn bảo vệ quyền lợi của giới chủ nhân, thay vì quyền lợi của người lao động.

Tuy nhiên nếu nhìn từ trong ra, ông Trump hoàn toàn hữu lý khi quyết định rút khỏi TPP, khi nhìn từ những cuộc thương thuyết, rõ ràng Hoa kỳ gặp quá nhiều trở ngại, thách thức, tử chế độ bảo hộ mậu dịch giữa các quốc gia thành viên, đòi châm chước về thời hạn mua bản quyền phát minh, cho đến những quốc gia “láu cá vặc” như Việt Nam, không muốn đem công đoàn độc lập, quyền con người vào hiệp ước, thậm chí còn yêu cầu được châm chước trong vấn đề minh bạch nguồn gốc nguyên liệu sản xuất (tức là tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc được nhập khẩu vào Hoa kỳ hợp pháp thông qua xuất khẩu từ Việt Nam).

Nếu tiếp tục thương thảo theo chiều hướng mà Tổng Thống Obama đang tiến hành, cho thấy Hoa Kỳ đã nhượng bộ khá nhiều, nhưng vẫn không thể thỏa mãn hết các yêu cầu của những quốc gia thành viên, và thời hạn thương thuyết càng lúc càng kéo dài chưa có điểm dứt.

Do đó việc tuyên bố rút khỏi TPP của ông Trump cũng hợp lý, vì chưa chắc trong nhiệm kỳ 4 năm của ông, TPP sẽ được thỏa thuận hoàn toàn, nhất là với cá tánh của ông, sẽ không dể gì nhượng bộ như Tổng Thống Obama.

Bãi bỏ TPP, nhưng ông Trump vẫn có thể dựa theo khung qui tắc của TPP để thiết lập một thị trường tự do mậu dịch khác, Hoa kỳ sẽ lựa chọn quốc gia thành viên thích hợp hơn, dể thương thảo và đồng ý hoàn toàn các điểm cơ bản trong khung qui tắc từ TPP, (Có thể “tếu lâm” gọi là Trump’s Free Trade hay Trum’s Commonwealth Partnership).

Những quốc gia sẽ bị loại bỏ bao gồm những quốc gia có quá nhiều liên hệ với Trung Quốc, vì sẽ không bảo đảm được tính minh bạch, và những quốc gia mà ông Trump mời vào hiệp ước mậu dịch mới thay thế cho TPP sẽ bao gồm lực lượng các quốc nắm chủ yếu về thị trường phát minh, sáng tạo như Nhật – Đức – Anh – Đài Loan – Singapre – Nam Hàn - Australia – New Zealand – Malaysia – Brunei thậm chí xa hơn sẽ là Miến Điện và Ấn Độ.

Do đó TPP không nhất thiết là giải pháp duy nhất bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, giảm sự trổi dậy của Trung Quốc, mà ông Trump chắc chắn sẽ có những bước đi khác với ông Obama, mục tiêu sau cùng của các vị Tổng Thống này vẫn là bảo vệ quyền lợi của đất nước Hoa kỳ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia khác, để tạo sự công bằng cho giới lao động Hoa kỳ, buộc các quốc gia đó phải có những khung luật pháp bảo vệ quyền lợi giới công nhân, tương tự như giới công nhân Hoa kỳ, nhằm giảm bớt việc trục lợi của các công ty xuyên quốc gia, luôn tìm kiếm những nguồn nhân công rẽ, bị bóc lột sức lao động, bóc lột quyền lợi.

Với chủ trương của Tổng Thống mới Donald Trump, chắc chắn rằng ông sẽ có thái độ cứng rắn hơn về đối ngoại, sẽ không nhượng bộ cho bất kỳ một quốc gia nào gây hại đến quyền lợi, chiến lược lâu dài của Hoa kỳ trên thế giới.

Trần Nhật Phong.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Bắt chước Trump, Campuchia muốn xây tường ngăn dân Việt Nam


Phó Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, ông Kem Sokha, hôm Chủ nhật nói rằng chính sách của đảng này sẽ tương tự như của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump và việc xây dựng một bức tường dọc theo biên giới dài 1.228 km giữa Campuchia và Việt Nam sẽ chỉ thực hiện được nếu quốc gia này có đủ khả năng chi trả. Lãnh đạo đối lập nói ông không chắc Việt Nam có chịu trả tiền cho kế hoạch xây một bức tường kiểu Trump hay không.

Ông Kem Sokha - Phó Chủ tịch Đảng
Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập. 
Trong thời gian vận động tranh cử, Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ xây một bức tường lớn và đẹp dọc theo biên giới Mỹ - Mexico để ngăn người Mexico nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ và ông sẽ bắt chính phủ Mexico phải trả chi phí cho việc xây bức tường này.

Phát biểu tại trụ sở chính của CNRP, lãnh đạo đối lập Campuchia nói chính quyền của đảng CNRP cam kết sẽ bảo vệ biên giới nếu giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tới, nhưng thừa nhận rằng Campuchia không có đủ khả năng chi trả cho một bức tường kiểu Trump dọc theo biên giới với Việt Nam.

“Chúng ta không có tiền để xây một bức tường giống như ông Trump. Chúng ta không có tiền nhiều như Mỹ. Chúng ta không có tiền để xây một bức tường tại biên giới”.

Lãnh đạo đối lập nói ông không chắc Việt Nam có chịu trả tiền cho kế hoạch xây một bức tường kiểu Trump hay không, nên chính quyền của đảng CNRP thay vào đó sẽ tập trung vào việc phát triển biên giới.

Ông Sokha nói: “Chúng ta phải phát triển biên giới bằng cách đem nhiều người dân tới sống dọc theo biên giới. Thứ nhất, phải xây dựng các tuyến đường biên giới dọc theo biên giới. Thứ hai, [phải xây dựng] chợ búa, chùa chiền, công ăn việc làm, nhà máy và phát triển nông nghiệp”.

Trong những năm qua, chính phủ Campuchia đã nỗ lực kiểm soát chặt chẽ vấn đề người Việt nhập cư vào Campuchia mà nước này cho là bất hợp pháp. Chính quyền ở Phnom Penh đã trục xuất hàng ngàn người Việt và cấm người dân dọc biên giới Campuchia cho người Việt thuê đất để canh tác.

Vấn đề tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia cũng đã dẫn đến các cuộc đụng độ, xô xát giữa người dân ở hai bên biên giới trong những năm gần đây. Cuối năm ngoái, chính phủ hai bên cho biết đã hoàn thành gần 90% việc phân giới, cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Nguồn: The Phnom Penh Post, VTV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ Phạm Kỳ Đăng


IMG_3575 
Một giang san

Bước đi em
Dòng người đã túa
Thu nào gió chẳng than van
Vĩ cầm như làn gió rũa
Nói giùm em
từng có giang san

Người quanh tấm lòng phóng khoáng
Như em. Nào biết dửng dưng
Môi cười, ánh nhìn sáng láng
Chào nhau, tay bắt mặt mừng

Trái cây gánh hàng nắng tụ
Thời trân phẩm quả ban cho
Quê hương em miền Nam Việt
Ánh đời le lói tự do.

Trăm con mắt nhìn theo ngưỡng mộ
Một tà áo lộ vừa qua
Là em, nức lòng thiên hạ
Mấy ai kiều diễm hơn là

Đã đi trong niềm lưu luyến
Sẽ về trong trái tim muôn
Người xa. Dễ gì phai nhạt
Một trang tuyệt thế Sài Gòn

Mở to mắt tròng ngấn lệ
- Em từng có một giang san
Mất đi. Siết hoài dây vĩ
Nhớ thương vấn vít gọi đàn.

2016


Lũ hiểm

Đồng ngập trắng rợn chân trời hoang vắng
Những quen thân bỗng một chốc mồ côi
Co cụm lại vài khóm người gối sóng
Nước ác dâng chừa lại mấy mái chòi

Kim khí lạnh. Nước tanh mùi chết chóc
Xác thú trương như mộ nổi nóc nhà
Ngơ ngác nhìn, đứng trên đó, bợt da
Bày con trẻ thõng cánh tay gầy guộc

Sau lưng, gỗ lao ầm ầm chung cuộc
Hãy im nghe cuồng nộ vặn mình
Trong thác loạn làn mưa run cầm cập
Nỗi đắng cay cố cập bến tử sinh

Trên xứ sở mịt mùng rơi nước mắt
Đang đắm chìm vật lộn gắng tìm nhau
Muông thú, loài người ôm nhau kinh hãi
Dã tâm khơi những dòng ác đục ngầu.

2016


Đôi khi nắng xuân rải sáng


Đôi khi nắng xuân rải sáng
Ấm lên pha sắc chồi xanh
Như có tay người gieo hạt
Những chùm kỷ niệm long lanh

Nhiều khi sa sầm tán dẻ
Trời đầy khóe mắt âm u
Đọng sương lá oằn nặng trĩu
Nhỏ lăn nước mắt người mù

Thường khi ngồi đây tưởng nhớ
Bên sông có tháp vàng son
Nắng chiếu vào cây thánh giá
Đồng ca người hát nguyện hồn.

2014


Những cảnh hoàng hôn


I.

Nắng tàn le lói trăng non
Gờ tường nhấp nháng đầu thôn
Nước in lắng hàng phảng phất
Dương liễu ngàn năm rủ cồn

Hoàng hôn loang trên bè gỗ
Một tràng hạt nước long lanh
Vàng son lóe trên niệm chuỗi
Là thu kết sắc mùa xanh.


II.

Đá xếp muôn trùng dĩ vãng
Vịn tay người lữ can trường
Gì nặng hơn thân gồng gánh
Nỗi niềm cố quốc tha hương?

Rừng lá ào lên bóng tối
Xóa con đường vết hoàng kim
Dấu chân hững hờ khép lối
Cánh chim vùng vẫy đắm chìm.


III.

- Cảm tình nguyên còn năm tháng!
Cám ơn người nhắc tình yêu,
Không mảy may niềm ngờ vực
Mắt trong hồ sắc lam chiều

Trong vắt vòm cung bạch lạp,
Nụ cười bí ẩn phù dung
Còn đây thắt lòng ngọn khói
Bay lên trong cõi mịt mùng.


IV.

Cuồn cuộn trên cầu giông tố
Đám mây từng mảng rời đi
Lìa chia hồn người từ giã
Lìa đi là cánh chim di

Diễu đi một hàng ánh sáng
Lạnh băng gió táp hàng du
Gươm thiêng có theo hồn đuốc
Lóe lên trên tháp mây mù.


V.

Cánh đồng hoa, bông diên vĩ,
Giấc mơ lam tím chân mây
Có bi kịch người họa sĩ
Cuồng mê dưới cõi trời đầy

Đồng hoa tím lam chạng vạng
Tối dần. Loang nét hoàng hôn.
Sao hoa như là định kiếp
Rũ trong nhức nhối, u buồn.


VI.

Tiếng mõ hối dồn khô khốc
Ở đâu bày nấm mồ sâu
Đất rơi tiếng người than khóc
Đau buồn lấp những canh thâu

Ta nghe lời kinh sám hối
Cánh lê rã rượi. Nơi nơi
Ngút lên những tầng bóng tối
Ải xây án ngữ đời đời.

2015


Nhớ về mùa hạ


Bầu căng vó lửa
Kéo đi hừng hực triền sông
Quạt gieo song cửa
Nhà sư trằn trọc rạng đông

Bóng râm rộp nẻ thân gạo
Trên quang thôn nữ cuối trời
Áo nâu loang muối
Nâu gianh xém vạt ngọn đồi

Hanh hao nắng mùi rơm mới
Táp gió rẫy lưng
Ao vườn gốc cây cá đớp
Đỏ au những cánh lộc vừng

Rụng vào mặt người vùi giấc
Quán lá ven đê
Những thương binh nhìn hé mũ
Miếu hoang cò lửa dạt về

Dạt về cuộc vui dúm dó
Bức bối trận say
Còn anh, cầu mong khốn khó
Như giông đừng kéo qua ngày.

Đứng im, cao hơn tất thảy
Cánh diều ngự trị trời sao
Sáo kêu như người than thở
Chuông vàng khánh bạc lầm trao

Bờ ao bìm bịp
Kêu bước chân quen
Khum lòng tay hoa súng nở
- Đêm đêm thao thức ngọn đèn.

2016


Đám rước khác

Như một mớ kéo qua đồng oi ả
Xơ xác xanh, xanh rớt mặt mày
Mang liềm, cuốc, họ gầy như cọng
Nép vào nhau lặng lẽ như cây

Hiện ra dưới gầm trời vá chiếu
Tất tả người rách rưới áo khăn
Cử động chẳng thoát ngoài đồng loạt
Của bộn đời dư chấn tháng năm

Xô lang bạt những gia tài kiết xác
Lạnh tàn tro tế tự không che
Gió lùa kiệu bay dư váng vất
Luống bạc mầu, bạc bẽo tứ bề

Đời trơ bãi kiệt cằn sóng xói
Tới tầng đen quờ giấc người điên
Chi duyên cớ, tội tình trào dãi
Uất ức trào lên bậc cửa thiền.

Người thờ thẫn chấp tay khấn vái
Nỗi can qua ngột ngạt lọng, tàn
Bày ra dưới cờ tứ linh, bát quái
Lầm lụi đời chen chúc lầm than.

Đó đám khác: rước lên tuyệt vọng
Kéo đi đâu tồn tại bần cùng
Đổ một chiều lán chợ hãi hùng
Bóng tận tuyệt ngả đường sinh tử

Dội kinh hãi tiếng kêu bắt lửa
Khác chi vừa độc địa ra tay
Vòng bi thảm quay không chừa vận
Bé què lê chìa vé cầu may.

Ngồi bưng mặt bên thềm bóng xế
Người đàn bà khóc mất ruộng đồng
Biệt quê hương ai oán bến không chồng
Với nỗi sợ của người không giá thú

Và thịnh nộ đùn mây vần vụ
Khác nào đâu dưới mái đền thôn
Oan ức bủa thân người bầm dập
Sầu thương đi dưới bóng hoành môn.

Thời khắc chết. Ải đời tuyệt lộ
Họ đưa chân hành xác đền thiêng
Và nhắm mắt. Đêm đêm điểm gác
Chốt đinh tai ghê tiếng xích xiềng.

2016


Hàng mộ cát

Đó giải bờ đen lầm cát
Bết trong lớp sóng màu hung
Xác người nhô làn tóc ghém
Tróc da. Lìa những ván săng

Thuyền chìm dưới mưa nặng hạt
Quanh lũy tối đen.
San hô, hãy thôi hồng lệ,
Rặng lìa, đỏ ứa lòng đêm

Lìa và tan trong hủy hoại
Cá, người, và những hồn ma
Quằn mình sinh tử
Sóng bầm những vết thịt da

Ùn ra tầng tầng chất tẩy
Vô sinh, xác cá dập dờn
Cùng sau bạo cuồng tiếm đoạt
Xút dâng cật vấn sống còn

Chắt chiu cát gom cây quạnh
Thập ác điêu linh
Dựng trên mộ gió
Nơi đây trơ trọi khổ hình.

2016


Không giờ kém mười

Rơi vào tình trạng
căng mắt tìm hạ xuống đường băng trong đêm
ngực trần hốt mình thấm sợ

Nỗi bủn rủn thiếu phụ mò ngọc trai
không lên nổi mặt nước,
Nỗi hoảng hốt người phi công
mắc ghế máy bay,
không mở dù,
rơi thả
bóp óc ta từng phút từng giờ
và bải hoải như roi cá đuối
chằn lại bởi những lưng quằn quại
gặm từng khớp.

Thành phố giờ này mái hiên le lói
Một con vẹt bạo mồm đánh tiếng
Dãy mặt nạ mắc giàn hoa lắc lư cười trừ
Người phu vác ngắc ngứ ngủ há mồm chưa xong bài tính nhẩm
Những cánh tay dầu mỡ quờ tìm nhau trong bóng tối ổ chuột
Bén hơi như móng tay cô điếm nghiện gãi lên động mạch

Vẫn chưa hết, vẫn chưa điểm khắc
Tất cả đã an bài trong đơn độc
mụ mị dần đi như màn đêm chịu thua cú vặn đáo để
của xe rác thùng quay đen ngòm hoác mở

Giữa dòng âm quen thuộc
từ lâu sót một tiếng thất thanh
trả thù đêm vắng:
Hằm hằm gió đập,
Những cơn gió đêm đi xiết nợ
Vâng, vâng, vâng còn nợ đời tôi
Những món phải trả không khoan nhượng.

2003

           
Ấn tượng

Nghe chăng: sen
gục
ngõ hầu tàn
còn ngậm nuối
hương hồn
thi sĩ

Khắp vòm trời
nhạc dầm
ủy mị,
gọi trưa về
từ xa
tiếng
cúc cu

Thả sao đi
trên nước
ao tù,
làn gió cuốn
lá bay
sáng láng.

1987


Người con gái khóc

Bất chấp khóc đi cho nhẹ nỗi
mùa đông buồn nản
hé tấm voan buồn
ráo hoảnh nhìn
những hình xưa mơ mộng
Dải sông trong vắt
nắng vàng đổ lục
trên bãi mía hạ gươm
vừa cơn gió thoáng bồn chồn
Con thuyền ngủ
sải buông
trong nắng cườm
Hoàng hôn phơi những bó lúa vàng ruộm
trải quá khứ huy hoàng
những giấc mơ
hồn nhiên và dại dột
tất cả đã rụng rời
nhỏ bé, vá víu và mau lẹ
trong mù sa trí huệ
như cánh chim thiêu thân chột nắng
một buổi trưa yên bình
và giờ còn riêng anh
đóng sập cửa
trong căn phòng tăm tối
nghe bước chân khua rời rạc
lục cục tiếng chùm chìa
tra lục lạo lặng câm

Làm sao nín được
Có chăng
Rồi chỉ ép nỗi cam tâm
và ơ hờ trả giá
phải đổ bóng xuống rỗng không
trơn trụi
Tháp đau thương:
Gương sám hối cuối chặng đường
Vòng ám ảnh:
Trục đòn xoay tàn nhẫn
Sẽ đợi ta
Và sẽ chẳng một lời
Khóc đi em
giọt mặn mòi
Vì em giòng máu gái nòi sông Nam.

Khóc cho anh vì trước giờ tiễn biệt
Hồn phân ly chẳng hay ngậm miệng cười
Khóc đi cho tới phút người
Rướn tay vĩnh biệt chào đời
vắng em.

1999


Ngả Muôn Ai

Thu vang
Xe xóc càng
Bụi đường bốc mộ.

Lối cúc
Ngả gió mơn man
Vùng quá vãng
Trong nhá nhem sương vạc
Tốp thợ ngõa nháo nhác vơ khăn gói,
Nôn nao tiếng quạ dồn
Khẩn thiết lên đường về xứ sở.
Mê man
Người quả phụ
Trở mình dưới thung mây sấm sét
Như quá lượng thần giao cách cảm
Một nỗi nhớ loằng ngoằng như chớp chạy trong đầu.

Nắng hoen
Những giấc mơ thống khổ
Như áo tơi lá lỗ chỗ che thân anh trai điên chăn ngỗng chạy trên đồng
Hồn nhiên hắt cơn mơ xám xịt
Qua cổng tối của trí não
Dun dủi những lỗ tò vò.

Lá úa
Võ vàng mặt con sau ca mổ
Chịu dỗ ngọt ngon, co bé tật nguyền vào phòng đánh thuốc mê
Lúc nhịu mồm cố gọi tên cha mẹ
Ta không tha ta vì sự dối lừa này.

Ngả muôn ai
Chịu hình riêng phận
Suốt đời níu thang dây,
Kinh hoàng cao ốc cháy.

2001


Trầm tư

Mang tang
mây trắng hoa lang
u sầu
thống hối
Bờ xanh vời vợi
Xác diệc kẻ hàng.

***
Kia ai mấp máy vệt môi
Ô môi
bóng tối
Hoàng hôn man muội
Xa vời mắt lóng lánh điên.

***
Trong liều lượng
cầm chừng
sám hối
Run rẩy thứ ánh sáng rửa tội
Làm sao mang
đi trọn
hình hài.

***
Em ơi mây ám dông tang
dư hàng bóng tối
Ký ức đen lầy lội
Mù mịt lìa bay
Đốc lịch cuộn hàng.

2002


Bởi Biệt Ly

Cho sáng trăng lam, trăng nhớ mong
Gom hoa nhài trắng chảy vô lòng
Nên thơ thanh khiết vô hồi chảy
Nguyện thiết tha và ước sáng trong.

Rất trong như thể mây trời sớm
Hong nắng hừng xuyên thấy ngọc ngà
Hay màu buồm trắng trời thơ ấu
Neo đoái hoài trên biển lòng ta.

Lòng ta chở nặng buồn khắc khoải
Dâng sóng vô vi chẳng tìm chi
Ở đây gió đứt, hồn không dứt
Mớm một nguồn đau: nhớ biệt ly.

Biệt ly sẽ chẳng chừa ai cả
Sẽ còn lưu luyến nắng hoàng mai
Vờn ở cuối trời, chân lật bước
Và còn hối tiếc ở tình ai.

1989


Lữ khách


Nhìn biển rừng trong ưu uất
Khói dâng mờ mịt sơn khê
Mặt đất giầy hung tàn đạp
Thây người không tấm mền che

Cảm thông chảy chung mạch máu
Ôm người xiết nỗi thịt da
Xá gì tha hương cố quốc
Mời ta chia sẻ ngôi nhà

Khóc sâu dưới tầng nước mắt
Cười vang trên những thác cười
Cuộc vui, thâm tâm lẻ bóng,
Liên hoan ở chốn không người

Nghĩ qua nhiều vùng cấm kỵ
Hết mình như khối băng tâm:
Gió qua những mồ liệt sĩ
Cuốn theo quằn quại khói trầm

Giận trỏ ngón tay thịnh nộ
Đứng lên thân tựa hàng mồ
Căm kẻ đục bia vùi dập
Oan hồn gào khóc hư vô

Những người ăn sầu uống lệ
Quặn lòng cố quán đêm đêm
Nhìn sương mai như giọt bể
Mở phơi những lụy tang điền.

2014


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Về Hà Nội





Mỗi khi nhắc về Hà Nội ngày hôm nay tôi lại nhớ tới một bài “thơ buột miệng” mà Trần Dần bất ngờ đọc cho Nguyễn Quang Lập, 20 năm trước, trên một vỉa hè phố Nguyễn Du. Bài thơ một câu ấy là thế này: “Tôi muốn nuốt Hà Nội vào lòng, trớ ra đô thành dởm”. 20 năm đã qua, 20 năm nữa sẽ tới. Nhưng thành phố băn khoăn của nhà thơ, có thể nguyên vẹn đi qua mọi cơn bàng hoàng của thời đại?
Những năm cuối thế kỷ 20, Hà Nội bắt đầu một cuộc xây cất khổng lồ và vô tận. Thành phố đầy thêm những phố không địa chỉ và những địa chỉ không số. Để sau đó tôi mỗi lần ra phố lại một lần không tìm được lối về. Cùng với năm tháng trôi Hà Nội lớn dần, khoảng cách con người cũng kéo dài hơn, để con đường tôi về quá khứ nhỏ hẹp lại, đến mức chỉ một người đi lọt.
Mỗi khi nhắc về Hà Nội ngày hôm nay tôi cũng nhớ tới một thành phố toàn bộ nhuộm vàng một màu vàng không thể định nghĩa, vỏ bọc cho những căn hộ xanh nhạt một màu xanh không thể gọi tên. Thành phố ấy mặc đồng phục trong những màu sắc không ổn định, theo thời tiết thay đổi mỗi ngày. Những khi mưa xuống màu vàng của mọi phố đậm đà hơn. Những khi ẩm ướt các căn hộ cũng sẫm tối hơn. Lỗi tại loại vôi pha thêm bột màu ấy vốn nhạy cảm quá mức với độ ẩm của không khí. Lỗi cũng bởi vì lòng ưa thích đồng phục của dân thành thị, bất kể loại đồng phục nào miễn là đồng phục.
Mùa hè, toàn bộ những tường vàng bắt nắng để lòng phố chảy nhựa để thành phố nóng nực làm sao. Mùa đông, chúng uống no hơi nước để thành phố vàng ảm đạm thế nào, với lá bàng đỏ rơi vãi khắp nơi. Đấy là Hà Nội những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Tôi còn nhớ hồi ấy, mỗi khi bóng tối tràn vào thành phố tôi lại lấy xe đạp ra. Nhưng không biết đi đâu tôi lên hồ Hoàn Kiếm. Và chỉ về nhà sau khi đã làm nhiều vòng quanh hồ, trống rỗng và mệt mỏi. Tôi cũng nhớ bóng tối của Hà Nội dưới ánh đèn vàng đắm đuối, để thấy ở đấy muôn vàn màu sắc đắm đuối. Nhưng rất thường xuyên bóng tối biến mất, để lại nhiều cơn đắm đuối trong mắt tôi dang dở. Lỗi tại mất điện.
Thành phố mất điện, nhất là vào những khi mất điện, tuổi 20 của tôi lại thao thức làm sao, bởi lũ thanh niên tiểu khu. Bọn chúng cứ đêm đến lại rủ nhau ra ngồi giữa lòng phố, đệm ghi-ta và hát nhạc vàng. Khi thành phố đã ngủ yên những ca sĩ không chuyên ấy trở thành bọn ăn trộm chuyên nghiệp. Chúng bẻ khóa, bắt gà, lấy quần áo và vật dụng của hàng xóm. Cả phố khiếp sợ.
Tôi cũng sợ, sợ tất cả những kích thước nhỏ bé ấy của Hà Nội, bởi lẽ chúng cân xứng với cơ thể và trí óc tôi, với toàn bộ bạn bè tôi và đồng nghiệp. Mỗi khi trở mình vì mỏi mệt thể nào tôi cũng phải va đụng vào một ai đó. Mỗi khi một ai đó thầm thì những câu riêng tư thể nào tôi cũng nghe thấy toàn bộ, để không thể cảm thông với những riêng tư không phải của mình. Hà Nội vốn là như thế trong những kích thước dường như cân xứng với người Việt Nam – những con người còn nhỏ bé hơn cả những kích thước mà thành phố dành cho họ.
Nhiều thế hệ sau tiếp nối nhau, Hà Nội được nhân lên gấp 10, 20, 50 lần, và có thể hơn nữa. Nhưng những thay đổi dường như quá vội vã, để mỗi lần trở về từ nơi xa tôi lại phải đối diện với một thành phố mang kích thước khác, không bao giờ vừa được với một tôi nhỏ bé. Những thành phố ấy che khuất những thành phố đến trước, mặc dù chúng thực ra giống nhau ghê gớm. Trong những thành phố này thật khó lòng tìm thấy nguyên vẹn ký ức tuy nhiên tôi không chủ tâm cứ về Hà Nội là phải tìm về ký ức. Không bao giờ như thế, nhưng bao giờ cũng thế, tôi không hết ham muốn được quay về ngồi im lặng, trong những địa chỉ cũ.
Lũ thanh niên phố tôi hình như không còn nhiều. Đa phần đã chết cả rồi vì nghiện ngập. Phố nhỏ vắng người qua lại trở thành khu ăn nhậu. Hà Nội chậm chạp ngày nào trở thành một đĩa nộm thập cẩm khổng lồ. Màu vàng nổi tiếng của thành phố dịu dàng biến mất. Cả bóng tối Hà Nội nữa cũng không mang bên trong nó những màu sắc đã không hết khiến tuổi trẻ tôi đắm đuối. Hà nội của một thời đói nghèo và khổ đau nhưng có lẽ không giống bất cứ một nơi không hạnh phúc nào trên thế giới. Hà Nội hôm nay sẵn lòng nhắc lại những thành phố văn minh châu Á khác, sao chép lại những kiến trúc có ở khắp nơi. Để xây nên một thành phố không kiến trúc.
Tôi không biết có phải rằng mỗi người đều mang trong mình một thành phố. Không liên quan đến nơi sinh nơi trưởng thành. Cũng không liên quan tới sở thích thẩm mĩ và lòng yêu ghét. Giống như một bí ẩn cuộc đời, không giải thích được. Tôi mang Hà Nội trong mình – thành phố mà tôi không thể nói lời yêu. Tôi tiếp tục trở về Hà Nội – thành phố mà tôi cho rằng không rất đẹp. Để thấy mỗi lần trở về số người quen của tôi lại giảm bớt đi, và dân số Hà Nội lại tăng nhiều hơn nữa.
Ngày cuối cùng của lần trở về Hà Nội này tôi nhận được một bức thư điện tử, của một người bạn, một phụ nữ, một đồng nghiệp, một học trò của 27 năm về trước. Người bạn ấy kể rằng cô đã đến dự buổi thảo luận về một cuốn sách của tôi, đã nhận ra ngay thầy giáo cũ, nhưng đã không đến bắt tay tôi vì không chắc tôi vẫn còn nhớ. Cô cũng kể, rằng cô sống với con gái, sau khi chồng cô đã tự vẫn, bốn năm trước trong phòng làm việc, của một tòa soạn chuyên chống tham nhũng, tại Hà Nội.
Ngày cuối cùng ở Hà Nội tôi vào một quán giải khát máy lạnh. Tôi chọn cửa sổ, để nhìn ra phố nơi nóng ẩm và khó chịu vô cùng. Có nhiều người qua lại. Rất nhiều người qua lại. Tất cả với đầy đủ các loại xe cơ giới. Họ đi đâu họ đến từ đâu? Họ làm gì? Những ai trong số họ chưa hề may mắn được sống một ngày bi kịch? Những ai có thể diễn đạt lại uẩn khúc cuộc đời họ những ai không thể? Ai đang đến chỗ hẹn một quán bia? Ai đang đi mà không biết đi đâu? Ai đang trên đường về nhà? Ai đang đi tư vấn tâm lý?
Nhưng hỏi để làm gì khi tất cả đều vui khỏe làm sao, trong một hình ảnh không bao giờ sâu sắc. Vả lại, Hà Nội là như thế, sẽ dễ chịu hết sức khi dân du lịch ngắm đường phố từ cửa sổ một quán giải khát máy lạnh, một khách sạn máy lạnh, không cần nhỏ một giọt mồ hôi nào. Hà Nội là như thế một kích thước khổng lồ một không gian ầm ĩ. Bên trong nó là những uẩn khúc con người không mấy ai hiểu được.
2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang