Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

BIỂU TÌNH VÀ TUẦN HÀNH ĐÒI MỘI TRƯỜNG SẠCH CHO VIỆT NAM TẠI SÀI GÒN


Sương Quỳnh 
tường trình từ Saigon 15h15 ngày 1.5.2016 
Khi chúng tôi đến được công viên 30-4 là lúc 9 giờ kém 15 phút sáng ngày 1-5-2016. Đi một vòng cũng thấy có lực lượng công an đông đặc, nhưng không hề ngăn cản hay bao vây, giao thông đi lại bình thường. Do đó chúng tôi “đổ bộ” ngay vười hoa 30-4 luôn. Tìm một chỗ ngồi TT để chuẩn bị. 

Đúng 9 giờ kém 2 phút, nhìn thấy một thanh niên cầm biểu ngữ giờ lên. Chúng tôi chay ngay ra sát nhập và giờ biễu ngữ. Chỉ trong vòng vài phút sau thì gần 100 người đã nhập vô giơ cao biểu ngữ ra đường như lời kêu gọi người Dân hãy hưởng ứng. Tiếng hô khẩu hiệu vang dội : Trả lại môi trường sạch cho VN. Trả lại biển cho dân, Ai cũng cầm một biểu ngữ, người thì in, người thì viết tay. Hầu hết là các bạn trẻ và trung niên. Tuy dân phòng, công an có đến đứng dưới đường, nhưng họ đã không ngăn cản.

Bắt đầu mọi người xuống đường tuần hành qua nhà thờ Đức Bà, đi về nhà hát Thành phố. Đoàn người mỗi lúc một đông, tiếng hô vang lên và rừng cánh tay giờ lên với hàng ngàn khẩu hiệu: Trả lại biển cho dân, trả lại công lý cho dân, trả lại môi trường cho dân. Dân càn cá, Dân cần minh bạch, Dân cần môi trường sạch, Dân cần công lý. Lời hô vang suốt cả một quảng đường dài không nghỉ, mặc dù trời nắng như thiêu.


Đoàn người BT đi từ nhà hát TP dọc theo đường Bạch đằng về chơ Bến Thành. Đến gần chợ thì một xe phát loa yêu cầu bà con giải tán để an ninh trật tự cho Q1 và thành phố. Hàng ngàn tiến Ô …O. O vang lên át tiếng loa. Đến vườn hoa ngay trước chợ bến thành , đoàn người BT bị vây rất nhiêu dân phòng và áo xanh dương. Có một người bị bắt tại đây, nhưng hàng chục người chạy lại và giằng co, cuối cùng đám áo xanh phải thả người ra. Mọi người nhắc nhau đứng lên vỉa hè và một số người ngồi giăng khấu hiệu, nhóm này từ công viên Quách Thị Trang vừa chạy sang nhập vào đoàn biều tình. Tiến hô lại vang dội: Cá cần nước sạch – Dân cần minh bạch.

Bắt đầu có điều qua tiếng lại, loa trên xe vẫn phát yêu cầu đoàn BT giải tán. Đoàn người lại tiếp tục đi sang đường Hàm Nghi. Được một đoạn thì lại xảy ra bắt người giằng co, đám người mặc áo xanh dương sông vô đánh một thanh niên dã man và đã có một người bị đánh đổ máu. Giằng co giữa những người BT diễn ra quyết liệt và đã cứu được vài người, nhưng một vài bạn trẻ đã bị bắt, mang đi tại đây. Đoàn người BT ngồi tọa kháng ngay trên đường và hát vang bài “ Trả Lại Cho Dân” hào hùng. 

Biết rằng sẽ không thể đi tiếp tục, Đoàn người BT đồng ý đi về. Xe công an và xe loa kêu gọi đằng sau , lùi cho những người BT đi về theo đường Hàm Nghi ra phía chợ Bến Thành theo đường Lê Thánh Tôn để giải tán, họ không muốn chúng tôi quay về TT . Đi đến chợ những người BT vẫn hô vang khẩu hiệu và đến ngã tư Lê Thánh Tôn và Trương Định lại bị quây, lại vang lên tiếng hô khẩu hiệu : Trả biển cho Dân – Dân cần minh bạch . Chắc muốn bắt thêm người vì sau khi đoàn này giải tán khi về điểm danh thì một số các bạn trẻ đã bị bắt. Hiện đang tập trung đi đòi người.






Khi đến vườn hoa trước cửa chợ Bến Thành, tôi mới thấy số lượng người tham gia tuần hành đã rất đông. Phải gần 2 nghìn người đi dọc cả một dãy phố Bạch Đằng. Hàng trăm người đi đường giơ tay tán thưởng và chụp hình quay phim, đi đến đâu cũng được người dân ủng hộ. Dù trời nắng trang trang, có lẽ chưa khi nào lòng mình cảm thấy dịu mát như vậy. Hơn 11 giờ trưa thì cuộc biểu tình mới chấm dứt.

Nhân Dân Sài Gòn đã quyết không quay lưng với thảm họa của Đất Nước. Và được biết Hà Nội và các tỉnh thành khác cũng có biều tình rầm rộ. Dù người SG đã bị đàn áp đánh đập và dù người SG bị đổ máu, nhưng ý trí đòi lại môi trường trong sạch cho Đất Nước sẽ không dừng lại ở đây.Tại sao lại đánh đập người Dân khi họ đòi hỏi một môi trường trong sạch và thực phẩm cá để ăn?. Hàng triệu người Dân sẽ sống sao đây khi môi trường biển dọc từ Miền Trung vào Miền Nam bị độc và cá chết càng ngày càng nhiều đã lan nhanh đến Nha Trang ? Và sẽ còn lan độc đến đâu nữa? 

Tại sao lãnh đạo cứ loanh quanh và không minh bạch nguyên nhân? Nếu đã sai làm thì hãy cách chức người đã mang tai họa cho đất nước và nhân dân. Hãy thẳng thắn nhận khuyết đểm và xin lỗi người dân. Đưa ra giải pháp giải quyết. Điều tra, khởi tố những người làm những sai phạm và đóng cửa nhà máy Formosa nếu đúng nguyên nhân từ đây. Đừng làm lãnh đạo đất nước vừa thề thốt xong thì nuốt lời. Hèn không dám nhận sai hay đã ngậm tiền rồi không nhả ra được? 

Những người dân Việt Nam chuyển tải điều gì đến cho nhà cầm quyền?

ĐÓ LÀ: TRẢ LẠI BIỂN CHO DÂN –TRẢ LẠI MÔI TRƯỜNG SẠCH CHO DÂN - DÂN CẦN MINH BẠCH – TRẢ LẠI CÔNG LÝ CHO DÂN.
Bài và ảnh: Sương Quỳnh.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài của quan trạng hay ông "QUÊ CHOA" nào đó?:

CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG ĐỐI CHÍNH TRỊ THAM GIA BIỂU TÌNH VÀO NGÀY 01/5/2016



QUÊ CHOA
Theo lời kêu gọi trên các trang mạng chống đối chính quyền như: Việt Tân, Nhật Ký Yêu Nước, Dân làm báo, Đọc báo vẹm, các Group công khai cũng như bí mật… Ngày 01/5 các đối tượng sẽ tổ chức cuộc biểu tình trên các tỉnh thành phố lớn, trong đó tập trung chính ở Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh. Các cuộc biểu tình này được các đối tượng đứng ra lên kế hoạch một cách cặn kẽ, đúng vào dịp ngày Quốc tế lao động 01/5/2016. Theo họ: Đây là dịp có thể khuấy động được nhiều người dân tham gia, đặc biệt là trong dịp người dân được nghỉ lễ sẽ ra đường đi chơi, thông qua đó họ sẽ lôi kéo vào tham gia cuộc biểu tình.
Có mặt từ sáng sớm tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngày 01/5, chúng tôi quan sát khung cảnh vẫn bình thường, có điều khác lạ hơn là số người ra đường từ sáng sớm khá đông, vì đây là dịp mọi người được nghỉ ngơi thư giãn. Tầm khoảng 8 giờ, xuất hiện một số gương mặt quen thuộc trong các vụ tụ tập, gây rối trật tự công cộng trước đây như: Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang A (Đối tượng đứng phát ngôn dưới lá cờ vàng ba sọc), Nghiem Vietanh, Maria Thuý Nguyễn, Người Việt Xấu Xí… Được sự sắp xếp, lên kế hoạch sẵn nên các đối tượng đi rất lẻ tẻ, không tập trung cùng một lúc mà chờ nhiều người đến từ nhiều hướng khác nhau. Bản thân các đối tượng biết rõ mục đích của mình là gì? Việc biểu tình bảo vệ môi trường là việc phụ, cái chính của họ là thị uy, tập dượt cho các cuộc biểu tình bạo động lật đổ chính quyền. Trong các cuộc biểu tình trước đây đã có những đối tượng đưa khẩu hiệu và mặc quân phục của Việt Nam Cộng hòa để tham gia như: Nguyễn Viết Dũng (Vừa bị tòa tuyên án).
Cuộc biểu tình này như một cơ may, họ cho rằng, khi ở trong nước xảy ra vấn đề gì họ sẽ vin vào cớ đấy để lấy lòng dân, kêu gọi dân chúng cùng tham gia biểu tình chống đối chính quyền. Bản chất thật của họ hoàn toàn không phải là bảo vệ môi trường. Cuộc biểu tình của các đối tượng phản động khác hẳn với biểu tình của người dân, khi người dân biểu tình họ đưa ra những khẩu hiệu chân chất, họ đề nghị làm rõ các vấn đề có liên quan đến vụ cá chết. Ngược lại, các đối tượng phản động luôn dương cao biểu ngữ của Việt Tân với màu xanh được đề cao trên khẩu hiệu mà họ đã chuẩn bị sẵn cho các đối tượng tham gia. Ngoài những việc này, họ đã tiến hành các cuộc công kích dư luận bằng phương tiện truyền thông, phương tiện tuyên truyền phá hoại tư tưởng.
Một trong nhiều hình ảnh về cuộc biểu tình sáng ngày 01/5/2016, ảnh: internet
Rõ ràng: Vụ biểu tình này có sự chỉ đạo, sắp đặt sẵn của các đối tượng chống đối chính trị với mục tiêu phá hoại đất nước. Để các đối tượng phản động không có cớ lợi dụng chống đối chính quyền và để giải quyết khúc mắc của người dân. Xét thấy:
Các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra kết luận, làm rõ các chất có trong nước thải tại cửa biển nơi nhà máy Formosa thải ra. Thiết lập trạm quan trắc ngay trước cống nước thải, nhưng đồng thời phải có người theo dõi một cách chặt chẽ, những người làm việc tại đây phải độc lập, công minh, phản ánh đúng hiện trạng xẩy ra.
Sớm giúp người dân ổn định tình hình, đặc biệt là người dân đánh bắt thủy, hải sản gần bờ, tạo điều kiện cho họ để giúp giải quyết công việc về lâu dài. Đối với những người đánh bắt xa bờ cần đảm bảo thu mua được nguồn thủy, hải sản sạch.
Đề xuất các giải pháp nếu như Formosa có dấu hiệu vi phạm, nếu vi phạm phải xử lý ra sao? Công tác khắc phục hậu quả như thế nào? Vấn đề đền bù thiệt hại cho người dân phải được tính đến. Đặc biệt là xử lý cống nước thải hiện đang ngày đêm đưa ra biển ảnh hưởng đến môi trường biển.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho ngành du lịch, không để ảnh hưởng từ việc các nguồn tin đồn đại một cách thiếu thông tin làm nguy cơ khách du lịch không dám đến Việt Nam. Xử lý các đối tượng lợi dụng vấn đề này để tổ chức tuyên truyền gây hoang mang trong dư luận quần chúng, tháo gỡ vướng mắc cho quần chúng nhân dân trong các nội dung này để không bị các đối tượng phản động lợi dụng chống đối chính quyền.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tất cả đã thay đổi

Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 01 tháng 5 năm 2016 | 1.5.16

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/07/13/18/20150713184203-8f1eab22-3f2f-4f7e-8cb3-613773bbfabd-w640-r1-s-cx0-cy3-cw0.jpg
Tổng thống Obama sẽ được đón chào nồng nhiệt như ở Việt Nam tháng tới.
Hơn bốn mươi năm hòa bình đã khiến cả cuộc hậu chiến thay xương máu trên cạn bằng hàng trăm ngàn xác chết dưới lòng biển cũng phải kết thúc. Bốn vị đứng đầu nhà nước Việt Nam hôm nay đều chưa từng cầm súng. Trong 19 ủy viên Bộ Chính trị, chỉ còn ba vị có chút tiểu sử trong quân ngũ những năm cuối cuộc chiến, có lẽ là lính chính trị hơn lính chiến hào. 

Kẻ thù không đội trời chung thuở nào, nay là đối tác toàn diện đáng săn đón nhất. Starbucks, McDonald’s, Coca-Cola và Pepsi, KFC, Hollywood, Forbes, Facebook, Google, Apple, Fulbright, Harvard, Bill Gates, Playboy, Victoria’s Secret, chỉ còn thiếu Goldman Sachs và Amazon. Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Con trai thuyền nhân cưới con gái Thủ tướng. Tổng Bí thư thăm Nhà Trắng. Số sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ vượt xa tổng số trong quá khứ tại Liên Xô.

Kịch bản năm xưa, cố vấn Tàu giúp Việt Nam chống Mỹ, đang được chuẩn bị kỹ để tái cơ cấu, cố vấn Mỹ sẽ giúp người Việt chống Tàu. Không ở đâu trên toàn thế giới, Tổng thống Obama sẽ được đón chào nồng nhiệt như ở Việt Nam tháng tới.

Thế giới đã thay đổi. Ở phương Tây bây giờ, người ta mơ một nền dân chủ pháp quyền phi tư bản. Ở Việt Nam, người ta muốn một chủ nghĩa tư bản phi dân chủ pháp quyền.

"Việt cộng", được coi là do Ngô Đình Diệm đề xuất để thay thế hai chữ "Việt Minh" vốn được cảm tình trong dân chúng, chậm nhất là bây giờ đã tuột khỏi văn cảnh của nó.

Phạm Thị Hoài

(FB. Phạm Thị Hoài)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

VŨNG TÀU ĐÃ BẮT ĐẦU BIỂU TÌNH

07h00:


07h00, sáng nay, 1/5/2016 anh em trí thức và thanh niên TP Vũng Tàu đã bắt đầu biểu tình đòi môi trường trong sạch cho Đất Nước. 

Băng rôn của anh em là: 
- Bảo vệ Biển - Bảo vệ nguồn sống của chúng ta.
- Formosa hãy cút khỏi Việt Nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tháng Tư – Về thăm nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ







Tháng Tư, một đoàn tám người, “cơ cấu tùy hứng”, đã về Lộc Ninh – Bình Phước thăm nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, bởi biết chị bị tai nạn gãy chân trước đó mà chưa lên thăm được.

Trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của miền nam thời kỳ trước 1975, có ba người gốc Huế: Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng. Người thứ tư gốc Bắc di cư: Trùng Dương. Chỉ có Nguyễn Thị Thụy Vũ là dân Nam bộ rặt. Văn chương của chị cũng đặc sệt chất Nam bộ, từ ngôn phong, từ ngữ chị dùng cho tới lời ăn tiếng nói, tính cách, hành vi của các nhân vật. Nguyễn Thị Thụy Vũ tên thật là Nguyễn Thị Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long.

Xuất thân là một cô giáo tỉnh nhỏ ở Vĩnh Long nhưng tác phẩm của Thụy Vũ ngồn ngộn chất “đời” của Sài Gòn đô thị, sát sàn sạt những thực-tế-tàn-nhẫn mà không phải người phụ nữ nào cũng có điều kiện để hiểu biết. Đó chính là “vốn sống” mà chị tích lũy được khi vào năm 1965 chị lên Sài Gòn dấn thân vào nghiệp viết lách, bên cạnh đó còn kiêm việc dạy tiếng Anh cho những cô gái bán bar hoặc lấy Mỹ.

 Trong 10 năm từ 1965 đến 1975, chị đã xuất bản 10 tác phẩm gồm ba tập truyện ngắn: Mèo đêmLao vào lửaChiều mênh mông; và bảy tiểu thuyết: Ngọn pháo bôngThú hoang,Khung rêu (Giải thưởng Văn học toàn quốc năm 1971), Như thiên đường lạnhNhang tàn thắp khuyaChiều xuống êm đềmCho trận gió kinh thiên.

Sau 1975, dù là con gái một cán bộ kháng chiến – nhà văn Mặc Khải – Nguyễn Thị Thụy Vũ vẫn không thể tiếp tục cầm bút do tác phẩm bị quy là đồi trụy, chị phải bươn chải với những công việc cực nhọc để nuôi bốn đứa con, trong đó có một người sống đời thực vật. Chị từng buôn bán vặt, làm lơ xe đò, làm rẫy, chăn dê, trồng cà phê…, những công việc mà trước đó không ai hình dung nhà văn nữ này có thể kham được.

Hiện nay đời sống của chị tương đối ổn định khi chị về dựng nhà trên mảnh đất mà cha mẹ để lại. Đó là sau khi chị nhận được sự giúp đỡ từ những bạn văn cũ qua một bài viết mô tả cuộc sống lây lất khốn khó của mấy mẹ con, vào đầu thập niên 2000. Chị đang sống với gia đình con trai, là một người tu tại gia chuyên việc hộ niệm, và cùng với họ là cô con gái út ngoài bốn mươi tuổi vẫn sống đời thực vật.

Phần ngoài cùng của căn nhà, sát mặt đường nhựa là Cửa hàng Cá cảnh Sinh vật biển và Hoa kiểng Trúc Hạc. Phần nhà ở phía trong tương đối rộng, thoáng, với một số đồ gỗ chị đã mang về từ ngôi từ đường của dòng họ, mà sau 1975 cha chị đã hiến tặng nhà nước để làm cơ quan nhưng lại bị sử dụng làm nơi sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Gian thờ thật trang nghiêm với bàn thờ Phật A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí cùng với hai câu “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc – Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”. Gian kề thờ ông bà, với hình một hoa hồng trắng thật lớn làm nền, trên đó đính tên những người quá cố, cùng với hai câu: “Bốn bể tung hoành ngang với dọc – Ra đi thanh thản tựa như về”. Câu chuyện giữa chủ khách mới bắt đầu đã rôm rả thân mật dù nhiều người chị mới gặp lần đầu.

Mái tóc bạc cắt ngắn có vẻ được chăm chút, bộ quần áo lụa giữa màu lam và màu mỡ gà rất hợp với tuổi tác và nước da trắng trong veo, có lẽ bị cớm nắng sau thời gian dài không ra ngoài được, trông chị thật đẹp, một vẻ đẹp phúc hậu bình yên. Tuy nhiên nụ cười nhuốm chút tinh nghịch mỉa mai cùng những ngôn từ sắc sảo hài hước và trí nhớ mẫn tuệ cho thấy chị vẫn là một Nguyễn Thị Thụy Vũ-ngày xưa, cho dù đã vào tuổi tám mươi.

Đôi chân chị đã có thể bước đi chầm chậm trong nhà dù vẫn chập chững và phải tựa trên gậy chống. Chị đãi khách những trái dừa rất ngọt hái trong vườn nhà, cả loại trà ngon đặc biệt và sau đó ngồi bên khách ồn ào vui vẻ trong bữa trưa món mặn chỉ với vài muỗng cơm chay, bởi từ lâu chị đã ăn chay trường. Mọi người cứ lo chị mệt nhưng sau bữa trưa chị lại hết sức vui vẻ tiếp tục “hồi ký” không ngừng bao nhiêu câu chuyện về người thân trong gia đình, về các cô gái mà chị dạy tiếng Anh trước 1975, về những tháng ngày xáo trộn kinh hoàng sau 1975, và nhiều nhất về mối tình nổi tiếng giữa chị với nhà thơ Tô Thùy Yên, mối tình đã cho họ ba đứa con chung, nối kết họ với cả một quá khứ đã thay màu đổi sắc của Sài Gòn cũ…

Chị khiến mọi người, hầu hết là kẻ hậu sinh, cứ há hốc mồm ra nghe như hút từng lời và phì cười không đừng được khi biết đến vô vàn kỷ niệm có một không hai trong cuộc sống chung của hai người, kể cả việc chị đi thăm nuôi anh khi anh đang “học tập cải tạo”… Tôi nhớ nhất câu chị nhắc lời anh Tô Thùy Yên từng nói về chị với một bạn gái: “Không phải vợ nhưng là người tri kỷ của anh…”. Hẳn anh đã nói rất trung thực và chính xác.

Không ai đem kể cho vợ nghe chuyện bồ bịch của mình như anh thường kể với chị không hề giấu giếm che đậy. Bởi vì, hơn cả người yêu, hơn cả chồng vợ, họ là một cặp trời sinh để gặp nhau rồi nợ nần nhau… Người yêu thì có thể bỏ. Vợ thì có thể ly dị. Nhưng tri kỷ thì không cưới hỏi, không ly dị và không biết làm cách nào để “bỏ” được nhau… Có lẽ họ là phần “bổ sung/phản biện”, phần-trái-dấu-nên-hút-nhau-theo-định-luật… Họ, những “đôi lứa bên trời lận đận”, vừa giống mà cũng vừa chẳng thể giống với bất cứ lứa đôi nào trong quá khứ chiến tranh dằng dặc của một đất nước/dân tộc Việt Nam bị đày ải…

Chiến tranh đã chấm dứt được gần bốn mươi mốt năm rồi sao… Hay thật ra, nó vẫn đang tiếp diễn…?  Với nước da trắng muốt trong veo, mái tóc bạc và nụ cười hiền, “người đẹp” tám mươi tuổi Nguyễn Thị Thụy Vũ trong giống bà tiên trong chuyện cổ…

Vinh dự theo hầu bà tiên hiền là Ngô Thị Kim Cúc và nhà thơ Ý Nhi…


Ngô Thị Kim Cúc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ký Ức Tháng Tư


Nguyễn Lương Tuấn



Image result for 30-4



Ký Ức Tháng Tư


1


Tháng tư – 41 năm
Làm sao mà quên được
Chuyện thời bao cấp kéo dài chục năm
Chuyện qua rồi, kể sắp nhỏ không tin
Làm gì có chuyện lạ như rứa
Ba nhiều tuổi lẩm cẩm mất rồi

2

Tháng tư - 41 năm
Làm sao mà quên được
Chuyện đi dạy - người giáo viên nhân dân
Áo bỏ ra ngoài không nên nhét vô
Chân mang dép nhựa không mang giày bít
Đầu đội mủ cối còn hơn để trần
Người nào cũng thế
Cứ phải làm theo
Vì giáo viên nhân dân là phải như thế
Vì mấy ông giáo viên ngoài Bắc vô
Cũng đều như thế
Mình không theo
Ngộ nhỡ bị làm sao!



Image result for 30-4


3

Tháng tư – 41 năm
Làm sao mà quên được
Ngày cuối tháng lãnh gạo 13 cân,
một chai nước mắm, một gói đường, …
Giáo viên khệ nệ bỏ lên xe đạp
Mấy đứa học trò từ xa nhìn sững
Thương thầy
Thấy lạ quá đó thôi


4

Tháng tư – 41 năm
Làm sao mà quên được
Chuyện phân phối thuốc lá theo sổ mua hàng
Ai cũng nói rằng mình nghiện hút
Để được mua phần mình mấy bao


5

Tháng tư – 41 năm
Làm sao mà quên được
Chuyện ở trường
Chuyện cuộc sống người dân
Vẫn nhớ hoài những chuyến thăm nhà
Chiếc xe lửa Đà Nẵng đi Huế
Chạy lúc 2 giờ chiều đến Huế 2 giờ đêm
Bước xuống ga
Sao trời đen tối
Thì ra là đêm cúp điện ông ơi!
Nhưng lòng mừng nhảy vội xuống ngay
Ối trời ơi chân tôi suýt trượt
Vì đạp nhầm một bãi bầy nhầy
Nghe hôi quá biết mình dẫm trúng phân



Image result for 30-4


6

Tháng tư – 41 năm
Làm sao mà quên được
Điện 1 đêm đỏ, 3 đêm tắt
Còn ban ngày lâu lâu có chút điện
Là mừng quýnh như trúng số độc đắc

7

Tháng tư – 41 năm
Làm sao quên được
Vẫn xách ấm đi xin nước về dùng
Vì vòi nước trong nhà chỉ để ngó chơi
Nhưng tiền nước cuối tháng vẫn phải trả
Vì bảo trì đồng hồ ống nước khi hư


8

Tháng tư – 41 năm
Làm sao mà quên được
Mặt người nào người nấy buồn xo
Đủ chuyện để lo
Chuyện đi học tập cải tạo
Chuyện đi kinh tế mới khó lường
Và còn thêm chuyện lo ăn qua ngày
Anh vẫn bảo,
Sao mặt em buồn như mất sổ gạo
Thì đúng rồi, có sai đâu anh



Image result for 30-4



9

Tháng tư – 41 năm
Làm sao mà quên được
Đủ thứ chuyện trên đời
Nói hoài nói mãi
Nói nửa chừng nước mắt tuôn rơi
Nhưng giờ đây vui quá
Vì bọn mình già cả rồi!
Chỉ còn ngồi kể chuyện …
Một thời quá oan khiên.



Nguyễn Lương Tuấn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Journey in Life: Làm cách nào để tiêu diệt đau khổ

Journey in Life: Làm cách nào để tiêu diệt đau khổ: Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa. ~ Thích Nhất Hạnh ... Phần nhận xét hiển thị trên trang