Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

CHI TIẾT 11 ỦY VIÊN KHÓA 12 XUẤT THÂN TỪ CÔNG AN


Ông Phan Đình Trạc, người thay thế ông Bá Thanh sau khi ông Thanh qua đời

Trong số 200 ủy viên trung ương mới được đại hội bầu ra vào sáng 26/1, có 20 ủy viên khối Quân đội. Trong khi đó, chỉ có 5 ủy viên đang công tác trong ngành Công an. Tuy nhiên, thật ra còn có 6 ủy viên khác cũng xuất thân từ ngành Công an.

11 ủy viên trung ương khóa XII xuất thân từ ngành Công an gồm có các vị: Trần Đại Quang, Nguyễn Đức Chung, Phạm Minh Chính, Tô Lâm, Trương Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Văn Thành, Bùi Văn Nam, Trần Quốc Tỏ, Lê Quý Vương. Trong đó có 5 người hiện vẫn đang công tác tại Bộ Công an, bao gồm:


Đại tướng Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê tại Ninh Bình, hiện là Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên. Trước đó, ông từng giữ các chứng vụ quan trọng như Thứ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục An ninh cùng nhiều chức vụ khác. Đại tướng có bằng tiến sỹ Luật và được phong hàm Giáo sư năm 2009.

Thượng tướng Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957, quê ở Hưng Yên. Ông Lâm hiện là Thứ trưởng Bộ Công an. Trước đó, ông từng giữ chức vụ Tổng cụ trưởng Tổng cục An Ninh I cùng nhiều chức vụ khác. Ông có bằng Tiến sỹ và được phong hàm Giáo sư.

Thượng tướng Bùi Văn Nam sinh ngày 6/7/1955, quê ở Nam Định. Hiện ông là Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Trung ương Đảng. Trước đó, ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, Tổng cục trưởng Tổng cục V, thư ký Bộ trưởng Bộ công an, phó cục trưởng phụ trách công tác chính trị và tổ chức cùng nhiều chức vụ khác. Ông có học vị tiến sỹ luật, học hàm phó giáo sư.

Thượng tướng Lê Quý Vương sinh ngày 2/2/1956, quê ở Phú Thọ. Ông hiện là Thứ trưởng Bộ Công an. Trước đó, ông từng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng cùng nhiều chức vụ khác. Ông Vương có học vị tiến sỹ.

Trung tá Nguyễn Văn Thành sinh ngày 5/3/1957, quê ở Ninh Bình. Ông hiện là Thứ trưởng Bộ Công an. Trước đó, ông từng giữ các chức vụ như Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng cùng nhiều chức vụ khác. Ông Thành có bằng Tiến sỹ Kinh tế, Cử nhân Luật và Anh văn.

Ngoài ra còn 6 vị Ủy viên Trung ương khóa XII khác cũng từng công tác trong ngành Công an, đó là:

Trung tướng Phạm Minh Chính sinh ngày 10/12/1958 tại Thanh Hóa. Ông Chính hiện là Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Trước đó ông từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng ninh, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Chuyên viên Cấp cao Văn phòng Chính phủ cùng nhiều chức vụ khác. Ông Chính có bằng Kỹ sư xây dựng, Tiến sỹ Luật và được phong Phó Giáo sư năm 2010.

Trung tướng Trương Hòa Bình sinh ngày 13/4/1955, quê ở Long An. Ông Bình hiện Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Trước đó, ông từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, Cục phó Cục an ninh văn hóa A25, Phó Giám đốc Công an TP HCM, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP HCM, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng cùng nhiều vị trí khác. Ông có bằng thạc sỹ Luật.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung sinh ngày 3/8/1967, quê tại Hải Dương. Ông Chung hiện là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Công an TP Hà Nội. Trước đó, ông Chung từng giữ các chức vụ quan trọng khác như Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố, Ban Chỉ huy khẩn nguy hàng không thành phố; Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tai nạn, thương tích thành phố, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng nhiều chức vụ khác. Ông Chung có bằng Tiến sỹ Luật và được phong hàm Thiếu tướng năm 2013.

Đại tá Phan Đình Trạc sinh ngày 25/8/1958, quê ở Nghệ An. Ông Trạc hiện là Phó ban thường trực Ban Nội chính Trung ương, quyền Trưởng ban Nội chính Trung ương. Ông từng là Giám đốc Công an Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Ông có bằng cử nhân Đại học An ninh.

Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình sinh ngày 24/5/1958, quê ở Quảng Ngãi. Ông hiện là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ông từng làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm tham nhũng rồi chuyển qua làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi năm 2008 và là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi tới năm 2011. Ông có bằng Tiến sỹ Luật và được phòng hàm Phó Giáo sư.

Thiếu tướng Trần Quốc Tỏ sinh ngày 28/1/1962, quê ở Ninh Bình. Ông hiện là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Trước đó, ông từng giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cùng nhiều chức vụ khác. Ông có học hàm phó giáo sư ngành khoa học an ninh.

THEO VN TIN NHANH
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử: Công chúng Trung Quốc nên chúc mừng vị lão đảng viên 72 tuổi này của ĐCSVN!

Sáng 28/1/2016 (giờ Bắc Kinh), Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới đầu đề “Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm là tín hiệu tích cực nhưng không tuyệt đối”. Nguyên văn như sau:
Hội nghị toàn thể Trung ương khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) họp ngày 27/1 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng khóa mới. Sự tái nhiệm của ông trên chức vụ này được dư luận phổ biến cho là tín hiệu quan trọng thể hiện ĐCSVN muốn duy trì đường lối chính trị ổn định.

Đại hội XII ĐCSVN được dư luận phương Tây chú ý cao độ, họ tiến hành sự phân tích thổi phồng vấn đề “bè phái” trong nội bộ ĐCSVN, gọi Tổng Bí thư Trung ương khóa XI Nguyễn Phú Trọng là “phái Bảo thủ” và “phái thân Trung Quốc”, gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “phái Cải cách” và “phái thân Mỹ”. Truyền thông phương Tây luôn suy đoán Nguyễn Tấn Dũng, người “dốc sức thúc đẩy đưa Việt Nam gia nhập TPP” rất có thể trở thành tân Tổng Bí thư ĐCSVN, tuyên truyền ông sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” trong công cuộc cải cách ở Việt Nam.

Khi sắp tới thời điểm cuối cùng trước ngày khai mạc ĐH XII, đã xuất hiện sự thay đổi tin tức. Các tin tiếp theo chứng thực tình hình chắc chắn là Nguyễn Tấn Dũng từ bỏ cuộc chạy đua làm người lãnh đạo ĐCSVN, ông không vào Ban Chấp hành Trung ương mới, Nguyễn Phú Trọng tái giữ chức Tổng Bí thư Đảng. Thế là một số dư luận phương Tây cho rằng “phái Bảo thủ” và “thế lực thân Trung Quốc” chiếm ưu thế.

Nhưng sự phân tích của dư luận phương Tây về nội tình ĐCSVN là quá nông cạn, đây là căn bệnh cũ của phương Tây khi phân tích về các nước cộng sản. Dư luận phương Tây đặc biệt thích dùng “phái Cải cách” và “phái Bảo thủ” để phân chia tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN, và dán nhãn mác “thân Mỹ” hoặc “thân Trung Quốc” cho hai phái này. Thực ra, dù cho ai nắm quyền lãnh đạo, hiển nhiên người đó sẽ đặt lợi ích của Đảng và Nhà nước Việt Nam lên hàng đầu, sự khác biệt về nhận thức của họ chưa chắc là không thể điều hòa được; đặc biệt, việc các nhân vật khác nhau được bầu làm Tổng Bí thư lại không có nhiều khả năng dẫn đến hậu quả khiến cho đường lối của nhà nước đi ngược với mục đích đã xác định.

Công cuộc cải cách của Việt Nam được dư luận rộng rãi cho là thành công. Không gian chính trị để nó đi chệch con đường hiện nay và bước mạnh theo mô hình “cải cách” của phương Tây là rất nhỏ. Cùng với việc Việt Nam mở cửa, sự thâm nhập chính trị của phương Tây đã xộc vào nước này. Các hậu duệ người Việt ở Mỹ có ý nguyện mạnh mẽ muốn lật đổ chế độ chính trị Việt Nam. Những điều đó tất nhiên sẽ làm ĐCSVN tăng cường cảnh giác, khiến họ quan tâm tới vấn đề phương hướng cải cách.

Việc xử lý tốt quan hệ với hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ được rất nhiều nước Đông Á coi là “mạch sống” về ngoại giao, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam coi Trung Quốc và Mỹ đều rất quan trọng, nhưng họ cũng có tâm lý đề phòng hai nước lớn này.

Trung Quốc là hàng xóm “lớn và có thật [nguyên văn chân thực]” của Việt Nam, Việt Nam gia nhập TPP nhưng việc Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của họ thì không thể thay thế. Điều càng quan trọng hơn là Trung Quốc, Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa, con đường cải cách của Việt Nam từ cải cách kinh tế đến xây dựng đảng rồi đến ngăn ngừa sự thâm nhập của phương Tây, đều hấp thu nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc. Vấn đề giữa Trung Quốc với Việt Nam là tranh chấp lãnh thổ, nhưng tranh đi tranh lại bao năm nay, hai nước đều bắt đầu hướng tới bình tĩnh, nghiêm túc suy nghĩ nên đặt việc tranh chấp lãnh thổ ở vào vị trí nó nên ở, không thể để nó trở thành toàn bộ mối quan hệ Trung-Việt.

Mỹ là anh cả của phương Tây, tự nhiên là mục tiêu trọng điểm trong chính sách đối ngoại mở cửa của Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội còn chịu sự quyến rũ mê hoặc của việc “lôi kéo Mỹ khống chế Trung Quốc” trong tranh chấp lãnh thổ. Việc phát triển mối quan hệ Việt-Mỹ cũng là chiều hướng tình thế chung. Song le vấn đề ở phía Mỹ là đồng thời với việc hợp tác, họ còn gieo rắc vào Việt Nam hạt giống “cách mạng màu”. Việt Nam khác Trung Quốc, nhiệm vụ chống đỡ sự lật đổ từ bên ngoài của họ nặng nề hơn, tình thế cũng nghiêm trọng hơn.

Việt Nam phải xây dựng chính sách phát triển đất nước trong một loạt nhân tố mâu thuẫn lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Họ cần có năng lực biết phân biệt thật giả và biết phân chia nặng nhẹ, cấp thiết và chưa cấp thiết. Họ càng đi về phía trước lại càng phát hiện không thể tấn công một điểm này mà bỏ qua các điểm khác, họ không thể nghe theo sự xúi giục của một khẩu hiệu nào đó, không thể bị quyến rũ bởi một cái tốt đơn độc nào đó, họ sẽ tự nhủ nên trù tính đầy đủ các mặt quốc sách, lấy ổn định để mà tiến xa.

Trong tình hình đó, Việt Nam rất khó triệt để “thân Trung Quốc” hoặc “thân Mỹ”, e rằng họ cần nhất là “thân ổn định vững bền”, “thân cân bằng lợi ích”.

Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm và Nguyễn Tấn Dũng mất quyền tranh đua có lẽ làm cho dư luận phương Tây có chút chán nản thất vọng, nhưng người Trung Quốc hoàn toàn không có lý do sa đà vào logic phân tích của phương Tây, cho rằng mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam từ nay “ổn thỏa rồi”. Cuộc tranh chấp Nam Hải giữa Việt Nam với Trung Quốc có lẽ sẽ được quản lý, kiểm soát như tình hình mới đây đã hình thành, song [tranh chấp] sẽ không ngừng lại. Sự hợp tác Việt Nam-Mỹ cũng sẽ không vì Nguyễn Tấn Dũng ra đi mà xuống dốc.

Nhưng dù nói thế nào đi nữa thì việc Nguyễn Phú Trọng đắc cử là tín hiệu tích cực đối với sự phát triển mối quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam. Thể chế của ĐCSVN có đặc sắc “nhiều đầu não” [nguyên văn: đa đầu] nhưng Tổng Bí thư ĐCSVN có sức ảnh hưởng lớn nhất với đường lối của Nhà nước. Công chúng Trung Quốc nên chúc mừng vị lão đảng viên 72 tuổi này của ĐCSVN, chúng ta cũng hy vọng ông có thể dẫn dắt Việt Nam làm bạn tốt của Trung Quốc, để cho kế sách lớn phát triển của hai nước thích ứng với nhau, khiến cho các vấn đề giữa hai nước có thể được giải quyết thông qua hiệp thương.
nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2016/01/29/tq-binh-luan-nguyen-phu-trong-tai-dac-cu/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn hóa ĐIẾC



       
An-nam xứ sở lạ kỳ 
Cái tai như thể mất đi một phần 
        Bởi vì bao chuyện bất nhân 
Dối trên lừa dưới ầm ầm bên tai 
        Thế mà chúng nó giả nai 
Không nghe không biết mới hài làm sao 
        Xứng danh trí tuệ đỉnh cao 
Nền văn hóa Điếc - nơi nào sánh đây? 
        Hây! 



© 2016 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ BÁO HUY ĐỨC !

 


Tôi có cơ duyên diện kiến anh Huy Đức lần đầu trên đường Sương Nguyệt Anh, Quận 1 – quán Ngọc Sương, một quán ăn nổi danh tại Sài Gòn. Khi ấy (độ năm 2005) , nhà báo Lê Thanh Hà – Thư ký Tòa soạn Báo Sinh Viên Việt Nam (Hình như, nay anh đã lên Phó TBT) vào Sài Gòn công tác, tôi vừa ra trường đang viết cho SVVN, anh Hà chắc là cũng quý. Anh Hà có việc gặp anh Huy Đức, sẵn hẹn luôn tôi ở đó.

Anh Huy Đức lúc này, đã là cây bút chính luận sừng sững của Báo Sài Gòn Tiếp Thị, tôi nhìn đầy vị nể. Mặc dù, nhìn anh Huy Đức, tôi không cảm thấy tin tưởng. Tính tôi cổ hủ, thường trông mặt mà bắt hình dong.
Bẵng đi một thời gian sau, tờ Sài Gòn Tiếp Thị lâm vào tuyệt lộ. Anh Huy Đức rời Việt Nam, sang Mỹ theo học khóa nghiên cứu nào đó. Tại Mỹ, anh viết Bên Thắng Cuộc, hai tập.
Khi Tập 1 của Bên Thắng Cuộc được đón đọc, tôi có viết bài trên Chuyên đề An Ninh Thế Giới Tuần, “Bên Thắng Cuộc – Sự Mịt Mù Của Những Tụng Ca". Hôm ấy, theo thói quen, tôi viết ở quán cà phê. Một vài bạn hữu của tôi chắc nhìn màn hình laptop, thấy tôi đương gõ bài đấy.
Không hiểu bằng cách nào, đêm đó anh Huy Đức inbox facebook cho tôi, nói đại ý: “Tao chờ bài mày”. Báo ra, anh Huy Đức lại inbox, “Bài mày lấy tư liệu từ Công an, tao say rồi. Đm”. Tôi nhớ không rõ lắm, chuyện cũng lâu lâu rồi.
Quan điểm cá nhân, tôi rất xem thường một người viết mang câu chuyện từ bàn nhậu lên trang sách với những chi tiết có thể ảnh hưởng đến người vừa cùng mình uống rượu. Tôi gặp một số vị được anh Huy Đức nhắc tên, đều nghe câu nói “Không biết Huy Đức hỏi để viết sách”. Vì là quan điểm, tôi không tranh luận.
Anh Huy Đức về Việt Nam, lúc giờ cũng mang theo nhiều giai thoại bên mình. Trong đó, giai thoại lớn nhất nhất chính là nghi vấn của người xung quanh, “Bao giờ thì bắt Huy Đức?”.
Thật ra, không phải ngẫu nhiên mà nẩy sinh nhiều tin đồn theo kiểu ấy. Nước mình, với đặc tính nông nghiệp lúa nước, thời gian nhàn rỗi nhiều, cực kỳ thích thú với tin đồn. Cá nhân thông minh, là một cá nhân biết tạo ra tin đồn khiến bản thân mình trở nên huyền ảo và lung linh hơn.
Với tư duy rất tốt về tình hình kinh tế và những thông tin thuộc dạng tuyệt mật, anh Huy Đức nhanh chóng trở thành hot facebooker trên mạng xã hội với những bài viết phân tích chính trị, kinh tế chuyên sâu. Đặc biệt, tất cả các bài viết của anh Huy Đức đều nhắm trực diện vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng những người mà theo anh Huy Đức là liên quan mật thiết đến ông Dũng, anh Huy Đức không tấn công bất cứ lãnh đạo cao cấp nào khác, mà chúng ta quen miệng gọi là “Tứ trụ”.
Trước Đại hội XII, song song với việc tăng cường các bài viết tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, anh Huy Đức bắt đầu khen ngợi một vị lãnh đạo khác. Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng dưới ngòi bút của anh Huy Đức trở thành tội đồ cho sự sụt giảm về kinh tế - xã hội của đất nước, thì vị lãnh đạo kia phút chốc hóa hiền nhân trên chữ nghĩa của anh Huy Đức.
Khổng Tử từng luận, “Một người không hơn hai người”. Huống chi, mạng xã hội không phải vườn hoang để một mình anh Huy Đức mặc sức múa gậy.
Người ta ngờ ngợ động cơ của anh Huy Đức, và cuối cùng, chính anh Huy Đức kiêu hãnh lật tung tấm mặt nạ vì một xã hội tiên tiến của anh ấy xuống, thay vào đó là khuôn mặt của kép hát cầm bút. Kẻ sĩ miền Bắc gọi là, “Điếm bút”.
Có lẽ bây giờ, anh Huy Đức đã hoàn thành sứ mệnh biến mình thành một công cụ. Bất chấp, kẻ có chữ ở phương Đông thường chọn cách trung lập với nhà cầm quyền. Họ vì một lý tưởng chung, một lý tưởng thúc đẩy tiến bộ xã hội bằng sự lan tỏa của nhận thức cá nhân.
Chúc mừng anh Huy Đức, chỉ xin tặng anh một vế đối cũ mà tiền nhân hay bảo nhau, “Điểu tận – Cung tàng”, “"Giảo thố tử - ẩu cẩu phanh”.
Hết chim – vứt cung.
Thỏ chết - giết chó săn!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự sợ hãi của ngươi mới làm ta hãi sợ…

HT. HSNV 

* Trùm an ninh Nikolai Patrushev và Vladimir Putin - máu lạnh đầu nóng * 


Về bổi cảnh thì khi trả lời phỏng vấn của Moskovsky Komsomoltes, hôm Thứ Ba 26, ông Nikolai Patrushev cho rằng “Hoa Kỳ đang có ý đồ làm suy yếu Liên bang Nga để lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước Nga”, và rằng “Hoa Kỳ không loại bỏ kich bản Liên bang Nga sẽ tan rã.”

Từ một bình luận gia hè phố thì nhận xét ấy quả là không đáng kể. Nhưng Patrushev đang là Bí thư (Tổng thư ký) của Hội đồng An ninh, cố vấn thân tín của Tổng thống Vladimir Putin sau khi cầm đầu hệ thống tình báo liên bang Federal Security Service (FSB) của Nga! Quan điểm của một nhân vật có ảnh hưởng trong ban tham mưu của Putin có trọng lượng khác hẳn và đáng để chúng ta theo dõi. Lãnh đạo Nga thực tin như vậy, hay muốn quần chúng Nga tin như vậy? Mà tại sao?

Hồ Sơ Người-Việt sẽ tìm hiểu chuyện ấy mà liên tưởng đến… Trung Quốc!


Sự Hợp Lý Của Nỗi Sợ Hãi


Nhìn vào quan điểm của một người có thế lực, chúng ta có thể - và nên – nêu ra vài giả thuyết về nguyên nhân. Nhận xét này của ông Patrushev là thực lòng? Hay chỉ là tìm cách giải thích những khó khăn hiện nay của nước Nga cho quần chúng và gán tội cho Hoa Kỳ? Mà Hoa Kỳ có tính toán như vậy không?

Quả thật là kinh tế Liên bang Nga đang kiệt quệ, lương bổng và lợi tức của người dân suy sụp cùng trị giá của đồng Rúp – tuột đến mức kỷ lục – nên việc Moscow giải trình nguyên nhân là một ý đồ của Mỹ có sự hợp lý, ít ra về chính trị. Mục tiêu không chỉ là đổ lỗi cho Hoa Kỳ, mà là trình bày sự thể dưới một ánh sáng khác: Liên bang Nga đang là nạn nhân của một kế hoạch thâm độc của ngoại bang và Chính quyền Putin hay Điện Kremlin là thế lực sau cùng đang cố bảo vệ quyền lợi của nước Nga. Kết luận là mọi người Nga yêu nước phải sát cánh đứng sau chế độ Putin.

Thủ đoạn chính trị này không là điều mới lạ. Nhưng sự thật có khi còn trầm trọng hơn vậy. Chúng ta cần hiểu ra cái đầu hay tâm trí của lãnh đạo Nga.

Mươi năm trước, Vladimir Putin nhận định rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là một thảm họa của thế kỷ 20. Đấy là cách suy luận của ông ta, và có lẽ của nhiều người Nga. Cũng Putin đã lên tiếng ca tụng Josef Stalin – không vì những lý do như chúng ta có thể hiểu. Theo Putin, Stalin đã đánh giá sai dự tính của Hitler khi ký hòa ước với Đức quốc xã vào năm 1939, rốt cuộc lại bị Đức tấn công vào năm 1941. Nhưng sau khi đã lầm, Stalin khai thác vụ Đức tấn công thành lợi thế chính trị để xây dựng sự đoàn kết của nhà nước Liên Xô với quần chúng, dưới sự lãnh đạo của ông ta. Việc người dân có phê phán sai lầm 1939-1941 của Stalin hay không lại hết tầm quan trọng trước các sư đoàn Đức quốc xã. Tổ quốc đang lâm nguy và Hồng quân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của đồng chí Stalin là hàng rào bảo vệ sau cùng.

Nghĩa là Putin chậm rãi khôi phục lại giá trị của Stalin. Ngày nay, ban tham mưu của ông cùng dùng lý luận ấy khi chĩa mũi dùi vào Hoa Kỳ. Nhưng chúng ta còn phải đi xa hơn vậy và đấy là một đặc tính của Hồ Sơ Người-Việt.


Sự Thật Bên Trong Hậu Trường


Nếu suy ngẫm thêm, chúng ta nên thấy ra hai vấn đề khác biệt: 1/ Kinh tế Liên bang Nga đang trôi vào khủng hoảng; 2/ Điện Kremlin đang gỡ nguy bằng những lập luận hơi lạ, phi lý mà cũng có vẻ hợp lý.

Nhưng thế nào là phi lý mà hợp lý?

Thứ nhất, nói về ý đồ của Hoa Kỳ nhằm thôn tính tài nguyên của Liên bang Nga là phi lý. Nước Mỹ có quá nhiều tài nguyên thiên nhiên, và nếu thiếu thì đã có thể tìm ra ngạy tại lục địa Nam-Bắc Mỹ (Tân Bán Cầu), thí dụ như dầu khí của Canada và Mexico. Nước Mỹ còn có loại tài nguyên giá trị nhất là khả năng sáng tạo rất linh động. Thí dụ như kỹ thuật khai thác đá phiến thành dầu để mau chóng dẫn đầu thế giới về sản lượng.

Kịch bản “ý đồ thâm độc của Mỹ đế” là chuyện phi lý. Trong quá khứ, quả tình là Đức hay Nhật đã từng mơ ước khai tác tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của Nga, nhưng chưa tiến đến giai đoạn đau đầu là chiếm đoạt, biến chế rồi chuyên chở lượng tài nguyên ấy về nước. Hoa Kỳ thì chưa khi nào tính như vậy vì có giải pháp rẻ hơn ở nhà hay ở nơi khác.

Chuyện kia là Hoa Kỳ mong ước Liên bang Nga bị sụp đổ cũng vậy. Khi Liên Xô tan rã rồi sụp đổ, Âu Châu đã hứng nhiều mảnh vụn và Liên bang Nga kế thừa phần còn lại, trong một tình trạn tương đối ổn định và đấy là một ưu điểm chiến lược của Chính quyền George W. H. Bush khi thảo luận và chuẩn bị với Chủ tịch Mikhael Gorbachev. Ngày nay, nếu Liên bang Nga rã thành từng mảng thì chuyện gì xảy ra, và những ai có lợi? Lãnh thổ Nga tiếp cận với các nước Bắc Âu, Tây Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, vài nước Trung Á và Trung Quốc. Ngoại trừ Trung Quốc may ra có lợi khi nhận một mảnh vỡ của Nga, chứ các nước kia thì không.

Và chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ chẳng sơ múi gì, có khi còn phải đi chữa lửa! Huống hồ, Liên bang Nga còn có một khi võ khí hạch tâm và cả vạn hỏa tiễn dài ngắn lớn nhỏ. Với kịch bản là cố tình làm cho nước Nga tan rã thì Mỹ sẽ gặp ác mộng khủng bố có võ khí chiến lược tung hoành từ Trung Á tới Âu Châu và cả Hoa Kỳ!

Vấn đề thật ở đây – ngoài mọi tính toán của Hoa Kỳ - là Liên bang Nga có thể tự tan rã. Và Puin cùng giới chức hữu trách về an ninh đều biết như vậy!

Chúng ta đi xa hơn nữa khi nhìn vào bài toán kinh tế. Đã chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô rồi sự suy yếu của Liên bang Nga dưới triều đại Boris Yeltsin, khi lên lãnh đạo 15 năm về trước, Putin muốn cải thiện tình hình và được lợi thế là dầu thô từ 26 đô la một thùng đã trong tám năm vọt gíá lên quá 100 đô la. Nhờ vậy, Putin củng cố được nội bộ với ngân sách và dự trữ tương đối sung túc hơn và còn có thể chinh phục lại những mảng đã mất của Liên Xô, là Georgia 2008 và Ukraine 2014. Nhưng nỗi khó khăn của ông là không thể cải cách và đa dạng hóa kinh tế, khiến cho kho lẫm đều tùy thuộc vào năng lượng, và vào các trung tâm quyền lợi lẫn quyền lực là các tổng công ty quốc doanh.

Khi dầu thô sụt giá, kinh tế sa sút, các trung tâm này bị thiệt hại trong khi ngân sách liên bang hết tiền mua chuộc sự trung thành của các địa phương. Sự rạn nứt và tan rã xuất phát từ đó.

Chính quyền Putin đành bám vào những lập luận phi lý để biện minh, giải thích. Nhưng nỗi sợ hãi ấy của họ mới là điều đáng sợ. Thế giới không thể đoán trước được phản ứng của một kẻ cùng đường, có máu lạnh và có võ khí tàn sát!

Vì vậy, lời phát biểu của ông Nikolai Patrushev mới có trọng lượng ghê người!


Hoa Kỳ Sẽ Làm Gì?


Đã phải trình bày đến đây thì Hồ Sơ Người-Việt xin cố đi xa hơn một chút – cho tới mé vực .

Hoa Kỳ không muốn mà dù có muốn thì cũng chẳng thể đưa quân vào Liên bang Nga để bảo vệ trật tự, gìn giữ ổn định và nhất là kiểm soát được các kho võ khí chiến lược khi Điện Kremlin nghiêng đổ. Các trung tâm nghiên cứu hay Ngũ giác đài cùng hệ thống tình báo Mỹ có thể theo dõi, phân tách và dự đoán kịch bản tan rã, nhưng không hề và cũng chẳng thể đề nghị giới lãnh đạo chuẩn bị can thiệp, như Putin hay Patruschev đang ám chỉ.

Cùng lắm, và đây là giải pháp “khả thể”, Hoa Kỳ chỉ có khả năng yểm trợ hoặc can thiệp vào các nước ở vòng ngoại vi của Liên bang Nga, như ba nước Cộng hòa Baltic hay Belarus và nhất là Ukraine. Đấy là nhu cầu có mặt tại vùng trái độn để chặn trước những miểng vụn có thể sẽ tung toé trong những năm tới.

Mà càng chuẩn bị trước như vậy lại càng chứng minh rằng Putin có lý! Đầu năm 2016, chúng ta đang gặp một kịch bản lạ thường và cực kỳ nguy hiểm.

---

Kết luận ở đây là gì?

Rất khó suy luận với những người mắc bệnh tự kỷ ám thị mà cầm súng.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng suy nghĩ chẳng khác gì Kremlin.
Những chuyện rợn mình ấy chưa thấm vào cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không nên nhìn văn hoá bằng cái đầu trần tục!?


>> Hoàng Sa, Hoàng Sa… tiếng cồng đã nổi lên rồi
>> Nước ta sống văn hóa bậc nhất thế giới
>> Gần 19 triệu gia đình văn hóa nhưng văn hóa vẫn xuống cấp
>> Ước gì ai cũng giỏi giang, thành đạt được như MC Tuấn Tú!
>> Báo Trung Quốc ‘dọa’ Việt Nam không nên gần Mỹ?

FB Nguyên Khôi - Đừng hồ đồ với văn hoá!

Hôm qua, 15-11, trên fb anh Hải Châu (PV báo điện tử Infonet) có đưa một status về chiếc cổng ngày hội Văn hoá dân gian tại trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng). Trên stt của mình, anh Hải Châu đưa ra câu hỏi: "Sao ngày hội văn hóa dân gian mà học sinh trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) lại phải chui dưới đồng tiền để vào trường thế này? Chẳng lẽ biểu trưng đặc biệt nhất của văn hóa dân gian Việt Nam là... đồng tiền?".

Đọc stt của anh Hải Châu, thấy bình thường. Bởi lẽ, đây là quan điểm riêng của anh, nhất là anh là học sinh cũ của trường Phan Châu Trinh. 

Tuy nhiên, sáng nay, 16-1, đi ngang qua trường Phan Châu Trinh, thấy chiếc cổng không còn nữa. Tưởng hết hội nên trường dỡ bỏ nhưng nhìn vào bên trong, ngày hội Văn hoá dân gian vẫn đang diễn ra. Lên lại fb của anh Hải Châu thì thấy anh có stt thông báo: "Sáng nay 16/1, một vị lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng gọi điện cho tôi, bảo: "Tôi đã đọc stt của anh về cổng chào bằng đồng tiền mà trường Phan Châu Trinh dựng lên cho ngày hội văn hóa dân gian. Tôi thấy anh nói rất đúng, không có gì sai hết. Cho nên tôi đã điện cho hiệu trưởng của trường, yêu cầu tháo dỡ ngay. Làm như vậy là quá phản cảm. Mặc dù ổng biện luận với tôi đó là đồng xu may mắn của trẻ con, nhưng kiểu biện luận như vậy không thể chấp nhận được. Không thể dựng đồng tiền lên trước cổng trường như thế. Nên tôi đã yêu cầu phải tháo dỡ ngay!".

Nghĩ quái lạ, chiếc cổng hình đồng tiền xu cổ kia có tội gì mà anh lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng lại trảm nó?

Theo quan niệm của dân chơi tiền cổ và dân phong thuỷ, sở dĩ đồng xu hình tròn có lỗ vuông ở giữa là hình tròn tượng trưng cho trời, lỗ vuông tượng trưng cho đất (Bởi theo quan niệm của người xưa, bầu trời hình tròn, quả đất hình vuông). Trời bên ngoài, đất bên trong tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.

Theo quan niệm của dân cơ khí, sở dĩ đồng tiền có hình tròn, lỗ ở giữa hình vuông là do ngày trước đồng tiền làm thủ công. Vì vậy, chiếc lỗ ở giữa làm hình vuông để đun một cây chốt vuông vào giữa rồi xâu nhiều đồng tiền lại với nhau để giũa bên ngoài cho tròn. 

Vậy, tại sao đồng xu ngày xưa nhất thiết phải có cái lỗ ở giữa, trong khi đồng xu sau này không có? Bởi lẽ, ngày xưa họ đục cái lỗ là để xâu tiền lại với nhau cho dễ cất và tạo sự ngăn nắp khi cất tiền. 

Tại sao người ta thường xâu chuỗi 3 đồng tiền xu lại với nhau (trường hợp cái cổng Ngày hội văn hoá dân gian trường Phan Châu Trinh cũng được làm từ 3 chiếc đồng xu lớn)? Theo quan niệm của dân chơi tiền cổ, nó mang ý nghĩa tượng trưng cho "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà". Ý nghĩa sâu xa đó là mang lại là: Khi đồng tiền cổ lưu thông đã hấp thu được "thiên khí", đồng tiền bị vùi xuống đã nên hấp thu "địa khí" và đồng tiền qua tay nhiều người sử dụng nên hấp thụ được "nhân khí". 

Quay lại chuyện chiếc cổng hình 3 đồng xu của Ngày hội dân gian trường THPT Phan Châu Trinh để thấy rằng, em học sinh nào nghĩ ra chiếc cổng hình 3 chiếc đồng xu chứng tỏ em đó có hiểu biết về văn hoá. Ấy vậy mà chiếc cổng ấy lại bị trảm.

Tôi không biết lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng được nhắc đến trong stt kia là ai, nhưng cách nói "lạ" quá. Thầy Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở là Thầy tôi, dân Toán; Thầy Nguyễn Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở là dân Văn cố cựu; thầy Thái Văn Hân và cô Lê Thị Bích Thuận, người mới được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở là cô giáo dạy Văn trường THPT Trần Phú. 

Dù ai trong số 4 thầy cô lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho "xử trảm" chiếc cổng kia đều là hồ đồ. Thiển nghĩ, sự cầu thị của các cấp chính quyền TP Đà Nẵng lâu nay đã dẫn đến sự "mẫn cảm" trong trường hợp này. Việc tiếp thu ý kiến phản ánh từ báo chí, người dân là tốt, nhưng không có nghĩa là báo chí phản ánh gì, dân nói gì đều mang đi...xử trảm thầy cô, học trò như vậy được. 

Trong thời buổi công nghệ thông tin, sự tra cứu thông tin về chiếc đồng xu trong văn hoá của người Việt có lẽ là quá dễ dàng để đưa ra một quyết định, dù đó là một quyết định bằng miệng. 

Người lớn thường bảo "sao người trẻ không chịu sáng tạo" nhưng kiểu ứng xử như thế này thì bảo lớp trẻ sáng tạo kiểu gì?

Những người trong giới văn chương và văn hoá hay nhắc nhớ rằng, không ai được phép đối xử thô bạo đối với văn hoá và không nên nhìn văn hoá bằng cái đầu trần tục. Cái linga, cái yoni trong tín ngưỡng phồn thực (thờ cúng sự sinh sôi nảy nở) mà nhiều dân tộc trên thế giới thờ thì có là thô tục? 

Nên nhớ rằng, mọi sự tồn tại đều có cái lý của nó. Trước khi ta phủ định nó thì chịu khó tìm hiểu để biết "lý do vì sao" nó tồn tại cái đã. Nếu không, chúng ta trở thành kẻ hồ đồ, kẻ thù của văn hoá. Và, chúng ta không thể lấy một hệ tư tưởng cũ mềm, lạc hậu để bắt lớp trẻ ngày nay đi theo được. Đó cũng là sự hồ đồ.

Tôi không biết khi chiếc cổng này bị tháo xuống, các thầy cô giáo và học sinh trường THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng nghĩ gì? Bạn tôi, cô giáo dạy Văn trường THPT Phan Châu Trinh nghĩ gì, Diệu Trang? 


Xem thêm:
EVN sẽ không còn là đơn vị mua - bán điện duy nhất
“Cầu quan”, tượng đài và sự vô trách nhiệm
Khạc nhổ, đái bậy, vứt rác... tránh được sao bạn không tránh?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG CẢM ƠN CÁC LÃNH ĐẠO ĐÃ NHƯỜNG CHỖ


Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Báo Lao Động

Tổng bí thư cảm ơn các lãnh đạo gương mẫu
không ứng cử
 
Tuổi trẻ
28/01/2016 10:23 GMT+7

TTO - Đọc diễn văn bế mạc Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đại hội XII đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.


Tổng Bí thư cho biết: Đại hội đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ và nhất trí cao, thông qua các Văn kiện quan trọng.


Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương khoá XII gồm các đồng chí tiêu biểu cho hơn 4,5 triệu đảng viên, có đủ tiêu chuẩn và phẩm chất, năng lực, trình độ và đạo đức để gánh vác trọng trách nặng nề do Đảng và Nhân dân giao phó.

“Chúng ta vui mừng báo cáo với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân rằng: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp” - Tổng Bí thư nói.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội XII của Đảng, nhiều đồng chí trong BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI còn sức khoẻ, đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm công tác, song đã gương mẫu không ứng cử vào BCH Trung ương khoá XII.

Điều này đã tạo điều kiện để trẻ hoá, bổ sung lực lượng mới vào cơ quan lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ mới, đó là nghĩa cử cao đẹp, đầy trách nhiệm.

“Đại hội chân thành cảm ơn và đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí”.

Vào cuối diễn văn bế mạc, Tổng Bí thư nói: “Mùa xuân Bính Thân đang về, mang theo những điều tốt lành. Chúng ta đang chuẩn bị 86 năm ngày thành lập Đảng quang vinh, với quyết tâm đổi mới, khí thế mới, sức sống mới, với niềm tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh ý chí của toàn Đảng, toàn dân tộc và tương lai tươi sáng của dân tộc, tôi xin long trọng tuyên bố bế mạc Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
V.V. Thành
Phần nhận xét hiển thị trên trang