Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Tướng Nguyễn Quốc Thước đề xuất: Chính phủ mua khu nhà 8B Lê Trực để bảo vệ an ninh-quốc phòng

“Chung cư 8B Lê Trực uy hiếp an ninh quốc phòng”


TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC, NGUYÊN TƯ LỆNH QUÂN KHU IV ĐÃ TRAO ĐỔI NHƯ VẬY VỚI BIZLIVE KHI TRAO ĐỔI VỀ DỰ ÁN CHUNG CƯ SỐ 8B LÊ TRỰC (BA ĐÌNH, HÀ NỘI).



Phá vỡ cảnh quan trung tâm chính trị Ba Đình
Bàn về vấn đề quy hoạch, xây dựng công trình cao tầng số 8B Lê Trực tại quận Ba Đình, BizLIVE đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.
Những ngày gần đây dư luận đang đặt câu hỏi xung quanh chung cư cao 18 tầng tại số 8B phố Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) do CTCP May Lê Trực làm chủ đầu tư, đang phá vỡ cảnh quan khu vực quảng trường Ba Đình, có chiều cao cao hơn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thưa ông, ông có bình luận gì về vấn đề này?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Là công dân đang sinh sống tại quận Ba Đình (Hà Nội), tôi theo dõi sát các thông tin trên các cơ quan báo đài, trong đó có báo Diễn đàn đầu tư/BizLIVE về các vấn đề xung quanh công trình số 8B Lê Trực.

Bản thân tôi cũng đã ra thực địa quan sát công trình này từ nhiều phía, nhất là từ phía khu vực quảng trường Ba Đình, cũng như Lăng Bác. Nhìn công trình này, tôi thật sự không chấp nhận được.
Trước đây, trong vụ nhà đầu tư Trung Quốc triển khai dự án đèo Hải Vân (tỉnh Thừa Thiên Huế), rồi xây biệt thự tại đây. Tôi đã phản đối kịch liệt, bởi nó ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Trở  lại vấn đề công trình cao tầng số 8B phố Lê Trực, thì công trình này xây dựng trong khu vực rất nhạy cảm, nơi các cơ quan đầu não của nước ta đang đặt trụ sở.
Công trình này đang phá vỡ cảnh quan khu vực quảng trường Ba Đình, cũng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vấn đề an ninh quốc phòng đang được đặt ra.
 Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV.
 Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV.
Ông có thể nói rõ hơn những ảnh hưởng của công trình số 8B Lê Trực đối với khu vực quảng trường Ba Đình, cũng như vấn đề an ninh quốc phòng, thưa ông?
Có 2 vấn đề đặt ra: Một là cảnh quan không gian khu vực trung tâm thủ đô đang bị phá vỡ. Quy hoạch khu vực này đã có từ lâu, bây giờ lại xây công trình chung cư cao tới 18 tầng như vậy là không chấp nhận được.
Theo tôi được biết, Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng đã có những quy định chi tiết, yêu cầu không được xây dựng công trình nào cao hơn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hai là: Trung tâm chính trị Ba Đình là cơ quan đầu  não của nước ta.
Việc xây dựng công trình cao hàng chục mét nhìn thẳng ra Lăng Bác, nhà Quốc Hội, Phủ Chủ tịch, xa hơn là Bộ Quốc phòng…., thì việc kiểm soát về mặt an ninh quốc phòng là rất khó, bất cứ ai ai cũng có thể ra vào tòa nhà này. Ai sẽ kiểm soát đây?
Uy hiếp an ninh quốc gia
Chung cư 8B Lê Trực với tầm cao như vậy, sẽ kiểm soát một khu vực có bán kính rộng lớn, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các hoạt động của các cơ quan đặt trụ sở tại khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, thưa ông?
Theo tôi quan sát, nếu đứng trên tầng cao nhất của tòa nhà này không cần dùng ống nhòm cũng có thể quan sát được tất cả các hoạt động của các cơ quan đầu não trong khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, uy hiếp an ninh quốc phòng.
Tôi đề nghị Bộ Quốc phòng, Chính phủ, Hà Nội cần phải xem xét thật kỹ công trình này.
Dự án số 8B Lê Trực, là tòa nhà văn phòng, chung cư vậy nên sẽ có nhiều người mua căn hộ ở đây, nhiều đơn vị thuê ở đây.
Khi đi vào hoạt động, nếu là người mua căn hộ, thì có thể kiểm soát được, nhưng là văn phòng thì người ra người vào, rồi mang những thiết bị vào lắp đặt, ai sẽ kiểm soát việc này?
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nếu đứng trên tầng cao nhất của dự án số 8B Lê Trực có thể quan sát các cơ quan trong khu vực trung tâm chính trị Ba Đình bằng mắt thường, chú không cần ống nhòm.
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nếu đứng trên tầng cao nhất của dự án số 8B Lê Trực có thể quan sát các cơ quan trong khu vực trung tâm chính trị Ba Đình bằng mắt thường, chú không cần ống nhòm.
Vậy, theo ông đối với công trình 8B Lê Trực đang phá vỡ cảnh quan, không gian quảng trường Ba Đình, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng như vậy, thì cần xử lý ra sao?
Theo tôi có 2 hướng xử lý: Một là, phải “cắt ngọn” công trình này đưa về đúng quy hoạch không gian, cảnh quan khu vực trung tâm chính trị Ba Đình. Không thể để cao như vậy.
Hai là: Vì mục tiêu an ninh quốc phòng, Nhà nước cần phải xem xét bỏ tiền ra mua lại công trình này để kiểm soát, nhưng vẫn phải cắt ngọn công trình, bảo đảm cảnh quan. Sau đó, có thể đưa công trình phục vụ làm trụ sở, cơ quan, hoặc nhà công vụ...
Nếu không giải quyết được công trình này thì không bao giờ xử lý được các công trình khác cũng bị xâm lấn về quy hoạch, an ninh quốc phòng được.
Không vì vấn đề kinh tế trước mắt, mà ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, ai làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Đây là vấn đề kỷ cương của đất nước.
Trân trọng cảm ơn ông!
theo Bizlive

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Im lặng sau 50 năm vụ tàn sát cộng sản tại Indonesia?

BBC  28-9-2015

Quân đội Indonesia bao vây nhóm sinh viên ủng hộ cộng sản ở Bogor
Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này.
Tin mới nhất cho hay chính quyền dân chủ Indonesia sẽ không đưa ra lời xin lỗi nào về sự kiện nửa thế kỷ trước.
Sự thay đổi chỉ đến trong giới nghiên cứu, báo chí và điện ảnh.
Theo trang Jakarta Globe ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản đã bị các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ bủa vây và sát hại.
Trên thực tế, ngoài các đảng viên, nhiều nạn nhân chỉ là cảm tình viên của phái tả, nông dân, công nhân, sinh viên bị các chiến dịch ‘Tố Cộng’ vu cáo là cộng sản.

Chính quyền Indonesia nay chỉ không còn cho lưu hành các phim thời độc tài Suharto ca ngợi cuộc tiêu diệt phe cộng sản.
H1Màu khẩu hiệu của phe cộng sản ra tranh cử Quốc hội một thời
Theo nhà báo Úc Tom McCawley viết cho BBC thì trong nhiều năm thời Suharto, cứ đến ngày 30/9 hàng năm, các kênh truyền hình Indonesia lại phát sóng “Sự phản bội của G30/PKI”.
Với PKI là tên viết tắt của ‘Đảng Cộng sản Indonesia’ đây là phim tài liệu nói rằng có cuộc đảo chính bất thành năm 1965 của Đảng này và vì thế nhóm quân nhân ‘ái quốc’ phải ra tay.
Bộ phim mô tả những người cộng sản như ác quỷ còn Suharto là vị cứu tinh cho Indonesia.
Phim thể hiện cái nhìn chính thống của nhà nước Indonesia khi ông Suharto cầm quyền.

VẪN LÀ KHÓ NÓI

H1Photo:Carol Goldstein Getty Images
Nhưng hiện nay, dù chính quyền Suharto đã sụp đổ từ năm 1998, đây vẫn là đề tài khó nói ở Indonesia, theo các nhà báo của BBC Indonesia trong một phóng sự đặc biệt kỷ niệm sự kiện này.
Năm 2013, phim ‘Hành động sát nhân’ (The Act of Killing) của Joshua Oppenheimer, một nhà làm phim người Mỹ rọi ánh sáng vào nhiều góc độ vụ tàn sát hồi 1965-1966.
Vẫn theo nhà báo Úc, McCawley, chính CIA từng mô tả đó là một trong những vụ thảm sát khủng khiếp nhất của thế kỷ 20.
Hiện cũng chỉ có các sử gia, phóng viên, các nhà làm phim, giới báo chí muốn nhắc đến vụ thảm sát này.
Câu chuyện có vẻ như bị vùi lấp trong những lời kể gia đình với hàng triệu người có dính líu đến sự kiện này ở hai phía của chiến tuyến.
Eric Sasona, hiện làm nghiên cứu tại London, có bài trên BBC World Service (tiếng Anh) kể lại câu chuyện trong gia đình khi một ông chú của anh kể lại ông ‘đã dùng dao rựa chém chết rất nhiều tên cộng sản”.
Với anh, câu chuyện khi nghe lần đầu lúc 7 tuổi, tưởng như là “chuyện ma”, cho đến khi Eric Sasona lớn lên và đọc để hiểu đó là điều có thực.
H1Đi tìm hài cốt những người cộng sản Indonesia bị giết chết năm 1965. Photo: YPKP 1965 Pati
Tại rất nhiều vùng quê ở đảo Java, Indonesia, các nhóm dân quân Hồi giáo hoặc cánh hữu lùng bắt và chém chết hàng xóm, láng giềng trong những đợt ‘truy sát’ những người cộng sản hoặc bị họ cho là cộng sản.
Theo một điều tra của tạp chí Tempo tại Indonesia, đa số nạn nhân bị vùi trong các khe rãnh ở nơi rừng sâu, đồng ruộng.
Sau giai đoạn này, hàng nghìn người cộng sản Indonesia đã bỏ đi tha hương ở các nước xã hội chủ nghĩa (xem video trong bài về bà Florensia đã từng sống tại miền Bắc Việt Nam 7 năm).
Những thủ phạm tham gia các vụ chém giết vẫn sống bình yên và không bị xét xử.
Cho đến hôm 22/09 năm nay, Phủ Tổng thống Indonesia cho hay sẽ không có lời xin lỗi chính thức nào về vụ thảm sát.
Chánh văn phòng của Phủ Tổng thống nói những lời suy đoán rằng Tổng thống Joko Widodo chuẩn bị đưa ra lời xin lỗi nhân 50 năm vụ thảm sát là “không có thực”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Âu cũng là năng lực mà tạo hóa ban cho!


Lão Ngoan Đồng
Mọi giống loài sinh ra đều bình đẳng trước tạo hóa. Đúng rồi, cấm cãi. Tuy nhiên, bình đẳng trước tạo hóa không đồng nghĩa với việc, mỗi giống loài có năng lực khác nhau do tạo hóa ban cho.
Ví dụ, trên thế giới có bao nhiêu giống chó, như Becgie, Bulldog, Corgi, Chowchow.v.v..và v.v...nhiều vô kể xiết..
Có giống cho dùng để đi săn, có giống dùng để giữ nhà, có giống dùng để chăn cừu, có giống dùng để kéo xe, có giống để làm cảnh v.v và v.v...
Dùng để làm gì, phụ thuộc vào năng lực tự nhiên của giống chó đó, mà người sử dụng phải xem xét lựa chọn cho đúng trước khi sử dụng...
Cùng là loài chó, nhưng có giống chỉ để he he.. làm thịt, vì nó chẳng có năng lực gì.Giống chó này gọi là chó ăn cứt (chỉ thích ăn cứt).
Từ chó, liên tưởng đến giống người.
Các nhà đạo đức học chớ vội nổi giận, vì tôi so sánh người với chó. Người hay chó cũng là sản phẩm của tạo hóa, và bình đẳng với mọi loài khác mà!
Có giống người làm nên những điều kỳ diệu cho loài người. Có giống người chỉ làm những trò khỉ.
Ví dụ, giống người Do Thái. Họ bị đuổi ra khỏi đất nước khi người La Mã chiếm thành Jerusalem năm 70 trước CN. Từ đó họ phải lang thang khắp thế giới. Họ bị kỳ thị, bị xua đuổi, bị chém giết bởi những người khác tôn giáo (chủ yếu là Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, mặc dù, trớ trêu là giáo lý của các tôn giáo này một phần lớn lại rút ra từ các kinh sách của người Do Thái). Họ không được các chính phủ cho phép mua đất đai và làm kỹ nghệ. Họ bị tập trung vào các xóm nghèo khổ, bị dân chúng hiềm khích, và các vua chúa bóc lột. Tuy nhiên, với sự nhẫn nại hiếm có, họ vẫn xây dựng được những thành phố làm vẻ vang cho nền văn minh nhân loại. Mặc dù bị xua đuổi và nguyền rủa khắp nơi, không được đoàn kết thống nhất bởi một cơ cấu chính trị, không có một ngôn ngữ riêng biệt, dân tộc kỳ diệu này đã giữ được thống nhất trong tâm hồn, trong dòng giống, trong văn hóa, trong tôn giáo, trong tập tục và nhẫn nại chờ đợi ngày giải thoát. Dân số của họ càng ngày càng tăng và họ đã trở thành những chuyên viên danh tiếng trong tất cả mọi lĩnh vực. Sau hơn hai nghìn năm đi lang thang khắp thế giới, dân tộc này đã tìm lại được quê hương. Còn trang lịch sử nào oai hùng bằng trang lịch sử kể trên, còn sự vinh quang nào sáng lạn và đẹp đẽ bằng sự vinh quang kể trên? Sự tưởng tượng của con người cũng không thể đẹp bằng câu chuyện thực tế của người Do Thái...
Và nhiều giống người khác, họ cũng làm nên những điều kỳ diệu, không kém, hoặc kém chút ít...so vớ giống người Do Thái, như người Nhật, người Hàn, người Mỹ ( đội quân ô hợp từ Châu Âu kéo sang tân lục địa, đã làm nên Hợp Chủng quốc Huê Kỳ hùng mạnh ngày nay).v.v và v.v...
Tuy nhiên, cũng có giống người ăn hại, chả làm nên trò trống gì, dù " Được thiên nhiên ưu đãi, rừng vàng biển bạc..."
Giống người này, một số cacc trên fb gọi là tộc Lừa vì người mà chẳng hơn gì Lừa.
Âu cũng là năng lực mà tạo hóa ban cho, đành chấp nhận vậy!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xóa bỏ độc quyền điện, xăng dầu


Phạm Huyền
VNN - Nhà nước sẽ chỉ độc quyền 16 loại hàng hoá và dịch vụ. Trong đó, với ngành điện, Nhà nước sẽ chỉ còn độc quyền dịch vụ truyền tải, phân phối và vận hành thuỷ điện đa mục tiêu, điện hạt nhân.

Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo Nghị định về hàng hoá, dịch vụ, địa bàn thực hiện Nhà nước độc quyền trong hoạt động thương mại.

Theo đó, đối với ngành điện, Nhà nước sẽ độc quyền vận hành thuỷ điện đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân, độc quyền vận hành truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia.

Với các loại hàng hoá nhạy cảm khác, Nhà nước sẽ độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng miếng, nhập khẩu thuốc lá, kinh doanh sổ xố kiến thiết, đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng.

Đối với dịch vụ, Nhà nước sẽ chỉ còn độc quyền dịch vụ hoa tiêu hàng hải, công tác vận hành đảm bảo an toàn hàng hải như vận hành hệ thống báo hiệu, thông tin duyên hải, sửa chữa nâng cấp hệ thống hàng hải, dịch vụ đảm bảo hoạt động bay như dịch vụ không lưu, tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt, Nhà nước sẽ độc quyền in đúc tiền, quản lý khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt.

Theo Bộ Công Thương, danh mục trên chỉ là danh mục "động", có thể được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Danh mục này đựa trên cơ sở rà soát, phù hợp với quá trình tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty, DNNN.

Nguyên tắc lựa chọn danh mục là độc quyền nhà nước chỉ thực hiện trong lĩnh vực cần thiết mà doanh nghiệp tư nhân hay các thành phần kinh tế khác không muốn, không có khả năng tham gia. Đặc biệt, việc thực hiện độc quyền Nhà nước phải đảm bảo không biến thành độc quyền doanh nghiệp, thu hẹp các lĩnh vực độc quyền Nhà nước, xoá bỏ báo cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp. Hoạt động độc quyền Nhà nước cũng vẫn phải tuân thủ theo pháp luật về doanh nghiệp, về cạnh tranh.

Các hoạt động độc quyền Nhà nước trong thương mại dịch vụ, hàng hoá phải đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công khai. Nội dung này đã thể hiện rõ Nghị quyết của Hội nghị trung ương Đảng, trong đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2013-2015 đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng hiện nay, được quy định rải rác tại nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Như vậy, với danh mục chỉ còn 16 loại hàng hoá và dịch vụ trên, các lĩnh vực còn lại mà DNNN đang chiếm lĩnh sẽ dần dần phải xoá bỏ độc quyền Nhà nước, điển hình như xăng dầu, dầu khí, sản xuất điện, than, thép,...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thói ngụy biện, tùy tiện khiến Trung Quốc không thể ngang vai với Hoa Kỳ

HỒNG THỦY


(GDVN) - Hành động thay đổi hiện trạng bằng vũ lực của Bắc Kinh không thể bỏ qua. Hoa Kỳ cần phải chung tay với Nhật Bản và các quốc gia khác...

The Yomiuri Shimbun ngày 27/9 bình luận, Trung Quốc sẽ không thể xây dựng được cái họ gọi là "quan hệ nước lớn kiểu mới" với Hoa Kỳ khi còn tiếp tục thách thức trật tự và luật pháp quốc tế thông qua việc ngụy biện cho các hành vi (leo thang bành trướng) của mình.

Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc, Tổng thống Obama đã bày tỏ lo ngại nghiêm trọng trước các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc nhằm vào các tập đoàn và công dân Mỹ, yêu cầu Tập Cận Bình đảm bảo ngăn chặn các hoạt động tương tự.

Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang gần kề, công chúng Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về Trung Quốc. Mặc dù hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng không tiến hành các cuộc tấn công mạng hay hỗ trợ nó để ăn cắp bí mật thương mại và thông tin bí mật khác, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có tuân thủ thỏa thuận này không.

Cộng đồng quốc tế chú ý đến Trung Quốc bởi lẽ Bắc Kinh vẫn khăng khăng chối cãi có liên quan đến các cuộc tấn công mạng. Đặc biệt  là hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đã không dẫn đến một thỏa thuận nào về việc ngừng hoạt động xây dựng, bồi lấp quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo sau hội đàm, Tổng thống Obama cảnh báo Tập Cận Bình rằng: "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu thuyền, máy bay qua lại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép". Tuy nhiên Tập Cận Bình đã lập tức đáp lại bằng khẳng định Trung Quốc có cái gọi là "chủ quyền" và có quyền bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi" ở Biển Đông.

Chính sách tùy tiện của Trung Nam Hải

Ngay trước thềm chuyến thăm Hoa Kỳ của Tập Cận Bình, Trung Quốc đã xây dựng đường băng quân sự 3000 mét bất hợp pháp thứ 3 trên quần đào Trường Sa. Nếu 3 đường băng này hoàn thành, một vùng rộng lớn ở Biển Đông sẽ nằm dưới sự kiểm soát, khống chế của Trung Quốc.

Hành động thay đổi hiện trạng bằng vũ lực của Bắc Kinh không thể bỏ qua. Hoa Kỳ cần phải chung tay với Nhật Bản và các quốc gia khác thúc giục Trung Quốc kiềm chế. Nếu Bắc Kinh muốn có một mối quan hệ bình đẳng với Washington hay vị thế của một cường quốc trong cộng đồng quốc tế, họ cần thực hiện trách nhiệm bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực.

Khi thăm chính thức Hoa Kỳ, Tập Cận Bình cho ký hợp đồng mua 300 chiếc máy bay thương mại của Boeing. Rõ ràng họ Tập đã cố gắng sử dụng thỏa thuận này như đòn bẩy để ve vãn tìm kiếm sự ủng hộ trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên Hoa Kỳ đã có sự mất lòng tin sâu sắc vào chính sách quản lý tùy tiện của Trung Quốc. Ví dụ minh họa tiêu biểu nhất là việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường nhằm duy trì giá cổ phiếu và sự mất giá của đồng nhân dân tệ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

"Quá tam" 15 lượt rồi..Chỉ khổ người dân thôi!

ĐƯỜNG NƯỚC SÔNG ĐÀ CÒN VỠ ĐẾN BAO GIỜ?

VietNamnet
29.09.2015
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội không dám khẳng định sự an toàn của đường nước sông Đà khi trao đổi với Góc nhìn thẳng. Ông cũng đưa ra ý kiến về việc người dân thi nhau dự đoán lần vỡ tiếp theo của đường ống này.

Nhà báo Thu Lý: Đường ống nước Sông Đà lại vỡ lần thứ 15 khiến cho 70 nghìn hộ dân Hà Nội rơi vào cảnh khốn khổ bởi thiếu nước trầm trọng.
Phóng viên Góc nhìn thẳng đã trao đổi với ông Lê Hồng Quân, Trưởng phòng quản lý hạ tầng cấp thoát nước (Sở Xây dựng Hà Nội). Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
Nhà báo Thu Lý: Thưa ông với tình trạng cứ khắc phục xong lại vỡ thì liệu trong tương lai đường ống này có đảm bảo được an toàn?
Ông Lê Hồng Quân: Như các bạn đã biết, lần vỡ ống lần này là lần vỡ thứ 15. Và nếu tính đếm kỹ thì số điểm vỡ còn hơn hẳn con số 15. Nguyên nhân thì cũng đã sơ bộ đánh giá ban đầu theo kết luận của Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân là vật liệu ống không phù hợp. Và qua theo dõi của Sở Xây dựng qua các lần vỡ từ 2012 đến nay, qua 15 lần vỡ, chúng tôi theo dõi thấy rằng cũng không có một quy luật nào về mặt tần suất xảy ra vỡ, bao nhiêu lâu, bao nhiêu tháng và mùa nào thì xảy ra vỡ. Về vị trí, thì chủ yếu tập trung ở phía bên trên đường phía Láng Hòa Lạc. Đó là đoạn chịu áp lực cao nhất của đường ống. Bên cạnh đó, quan sát điểm vỡ đều thấy xây xước thân ống, xé ống, vỡ ống, có thể do vật liệu không phù hợp.
Nước sạch, tăng giá, vỡ, sông đà, khốn khổ
Cuộc sống của người dân bị đảo lộn vì đường ống nước sông Đà vỡ nhiều lần.
Không thể đảm bảo có vỡ hay không vỡ nữa, cũng không thể khẳng định nó an toàn hoặc không vỡ nữa. Nói khác đi, trong các cuộc phỏng vấn trước đây, chúng tôi cũng có nói là nguy cơ vẫn rất tiềm ẩn và nói là nhân dân yên tâm thì chúng tôi không dám khẳng định việc này.
Nhà báo Thu Lý: Vậy thưa ông, với chất lượng như ông vừa trả lời liệu người dân thủ đô có thể yên tâm trong tương lai gần về việc cuộc sống của họ sẽ không bị xáo trộn khi mà sự cố đường ống nước có thể tiếp tục xảy ra?

Ông Lê Hồng Quân: Bất cứ một sự cố nào về hệ thống nói chung và về đường ống cấp nước nói riêng thì đều dẫn đến ảnh hưởng đối với người dân, người sử dụng tùy theo mức độ cũng như quy mô hay phạm vi phục vụ tuyến ống đó. Tuy nhiên, đối với tuyến ống cấp nước từ nhà máy nước Sông Đà về Hà Nội đây là tuyến ống có đường kính lớn 1500 - 1600 và phạm vi cấp nước rất rộng trong đó hầu hết là 3 quận, một phần ở các quận khác và huyện Thanh Trì cho nên phạm vi, quy mô phục vụ như vậy khi có sự cố xảy ra thì ảnh hưởng rất lớn.
Nguồn nước sạch cho nhân dân đô thị là nguồn nước thiết yếu đối với sinh hoạt nên khi cấp nước nước không ổn định, an toàn thì rõ ràng xáo trộn cuộc sống.Theo quan điểm cá nhân tôi, trừ khi có một giải pháp cơ bản là phải thay thế tuyến ống này bằng một tuyến ống khác đảm bảo chất lượng hơn thì chúng ta mới loại bỏ ảnh hưởng cũng như xáo trộn đời sống của nhân dân
Nhà báo Thu Lý:Các ông nghĩ thế nào về một công trình lớn như vậy nhưng chất lượng lại tệ đến mức mà cư dân mạng hiện giờ đang thi nhau dự đoán lần vỡ tiếp theo của đường ống nước Sông Đà?
Ông Lê Hồng Quân: Đây là công trình đầu tư xây dựng mà nhà đầu tư là Tổng Công ty Vinaconex. Phía Tổng Công ty Vinaconex cũng đã đầu tư xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2009. Chúng tôi không đi vào đặt vấn đề việc chủ đầu tư, nhà đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng và triển khai dự án có đúng hay không đúng quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng mà chúng tôi chỉ xin trả lời rằng trên thực tế có 14, 15 lần vỡ như vậy và kiển tra thực tế kiểm tra bằng mắt, thì thấy rằng chất lượng ống không phù hợp. Và như báo chí đặt vấn đề là chất lượng tệ đến vậy thì quả thực một tuyến ống có vai trò hết sức quan trong, phạm vi, quy mô phục vụ rộng như thế, từng ấy hộ dân mà chất lượng kém và xảy ra vỡ liên tục như thế để nhân dân phải nay đoán vỡ, mai đoán vỡ thì đây là điều không đáng có và quả thực về mặt đầu tư và chất lượng thì cũng khó chấp nhận.
Nước sạch, tăng giá, vỡ, sông đà, khốn khổ
Rất nhiều dụng cụ trong nhà mang đi để lấy nước sạch.
Nhà báo Thu Lý:Thưa ông, nếu như sắp tới đây đường ống nước lại tiếp tục vỡ thì theo ông cần có một giải pháp nào để những người dân sinh sống mà phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi việc vỡ ống nước này không còn bị xáo trộn cuộc sống?
Ông Lê Hồng Quân: Đặt vấn đề về giải pháp thì điều này đã từng được đặt vấn đề từ trước đây trước thời điểm này chứ không phải tại thời điểm này hay đến lần vỡ thứ 15. Trách nhiệm chủ đầu tư thì họ vẫn phải tiếp tục triển khai dự án giai đoạn 2 của dự án cấp nước Sông Đà, trong đó có việc nâng công suất nhà máy, đầu tư xây dựng thêm một tuyến ống nữa để đưa nước về nội thành Hà Nội. Dự án đó thì Tổng Công ty Vinaconex cũng đã triển khai. Tuy nhiên, vẫn phải theo trình tự, thủ tục, quy định của Chính phủ cho nên Tổng Công ty Vinaconex dự kiến sẽ khởi công vào ngày 7 tháng 10 tới đây.
Tôi cho rằng đó là giải pháp cơ bản. Ống mà hỏng đến độ hỏng nhiều quá thì phải thay thế và chừng nào thay thế được thì lúc đó mới đảm bảo được việc cung cấp nước an toàn. Còn tất cả các giải pháp khác từ này cho đến lúc đầu tư hoàn thành tuyến ống số 2 thì các việc làm thường xuyên khi có sự cố xảy ra đó là các công ty nước sạch phải tập trung vận hành mạng lưới, phân khu và cấp nước theo giờ ở các khu vực hoặc các giải pháp khác như hỗ trợ giữa các khu vực rồi cả giải pháp bất khả kháng với những khu vực ở xa, sâu trong ngõ ngách thì huy động lực lượng xe téc. Tất cả các giải pháp đó cũng chỉ là để giảm thiểu các ảnh hưởng thôi chứ không giải quyết được cái căn bản của vấn đề.
Nhà báo Thu Lý:Xin cảm ơn ông. Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi, xin chào và hẹn gặp lại.
VietNamNet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu có thể tin được tin này không? Nếu đúng như vậy thì thật bi thảm cho các nhà báo quá!

10.000 người sẽ mất việc 
trong cuộc ‘quy hoạch’ truyền thông Việt Nam

VOA
29.09.2015

.
 
Sạp bán báo trên đường phố Hà Nội, ngày 26 tháng 9, 2015.

Đề án ‘Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí Việt Nam đến năm 2025’ sẽ khiến khoảng 4.000 nhà báo có thẻ và 6.000 nhân viên hành chính bị mất việc tính đến năm 2020. Reuters trích nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cho biết hôm 26/9.

Theo nội dung được Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam công bố một ngày trước đó, 25/9, việc quy hoạch báo chí dựa trên mục tiêu căn bản vốn xem báo chí là ‘công cụ tuyên truyền’, ‘vũ khí tư tưởng quan trọng’ của Đảng Cộng sản, do đó việc cải tổ sẽ xoay quanh việc thắt chặt quản lý đối với ngành công nghiệp đang có nhiều thay đổi này.


Số lượng ấn phẩm của Việt Nam đã tăng gấp đôi lên đến khoảng 1.100 ấn phẩm trong vòng 15 năm qua. Tuy nhiên, sự phát triển của các trang mạng xã hội và internet trong những năm qua đã gây khó khăn không ít cho sự quản lý của đảng cầm quyền.

Theo đề án quy hoạch mới, đến năm 2020, nhiều báo đài truyền hình lâu nay vốn dựa vào nguồn ngân sách sẽ phải tự chủ về tài chính. Nhà nước chỉ hỗ trợ phát triển một số báo, đài chủ lực, có khả năng thu hút công chúng và ‘định hướng dư luận’.

Báo Tuổi Trẻ trích lời Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ nói sau khi sắp xếp, ‘sẽ có một số bộ phận, một số người làm báo có thể dôi dư’, nhưng ông này cho rằng hiện có nhiều nhà báo ‘ngồi nhầm chỗ, không có khả năng viết lách’ nên ‘cần tiết giảm những vị trí không có tác dụng’.

Với đề án quy hoạch báo chí mới, Việt Nam vẫn không cho phép có báo chí tư nhân và thương mại hóa truyền thông nhằm ‘cải thiện chất lượng và khả năng thông tin’, theo lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son được Reuters trích dẫn trong buổi họp báo công bố nội dung đề án.

Theo Reuters, Tuổi Trẻ. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang