Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Hồ Sơ Mật - Bên trong trí não của Hitler Phần 1/2

Phần nhận xét hiển thị trên trang

27 năm trước, đã xảy ra những việc bắt đầu như thế này. Đây là ý đồ của ai? Chắc mọi người chưa quên và đã rõ!

Hình ảnh xô xát tại biên giới Long An - Svay Rieng

 
Thợ Cạo
Lù móa, chúng ăn rồi kiếm chiện quài dzậy ta. Lão mà làm biên phòng dụ chúng vào sâu lãnh thổ, để mặc trai làng đập cho nằm ngay đơ cán cuốc vài tên, lần sau chúng mới tởn!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu có tái diễn kịch bản cũ?

Việt Nam yêu cầu Campuchia xử lý thỏa đáng vụ gây rối ở biên giới


Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, ngày 30/6, khẳng định Việt Nam phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra ở khu vực biên giới hai nước hôm 28/6.
Ngày 28/6 vừa qua, một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sỹ đảng đối lập Campuchia, CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Trước hành động sai trái này, lực lượng chức năng Việt Nam và một số người dân địa phương đã ra ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích người Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Chúng tôi phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra, vi phạm pháp luật của cả hai nước, các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia.

Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện với Campuchia, mong muốn phát triển đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, hữu nghị."

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: "Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước”./._____________

Xô xát trên biên giới Việt-Campuchia 
BBC

Dân biểu Real Camerin (ngồi) nói ông bị dân Việt Nam đánh gây thương tích
Gần 20 người bị thương khi một nhóm vận động Campuchia ẩu đả với dân làng người Việt tại khu vực đường biên giữa hai nước.
Các nguồn tin nói vụ xô xát xảy ra hôm Chủ nhật 28/6 tại khu vực đường biên giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, làm 10 người Campuchia và 8 người Việt Nam bị thương.

Lúc đó nhóm dân biểu đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia đang dẫn đầu một đoàn khoảng 200 nhà hoạt động tới thị sát một con đường mà họ cho là chính quyền tỉnh Long An đã "xây dựng trái phép" trên đất Campuchia.
Chủ tịch đảng Cứu quốc Sam Rainsy nói với các nhà báo hôm thứ Hai 29/6 rằng dân làng Việt Nam đã "dùng gậy đánh đuổi các nhà hoạt động Campuchia".
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng thì nói đoàn do đảng đối lập dẫn đầu đã "khuấy động tình hình gây bất ổn".

ĐÁNH BỊ THƯƠNG

Đảng đối lập cáo buộc dân biểu của họ - ông Real Camerin, và một số người khác đã bị đánh gây thương tích và phải đi cấp cứu.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh thì nói đoàn này đã tự ý tới khu vực biên giới mà không thông báo cho nhà chức trách.
Chính quyền tỉnh Svay Rieng cũng bác bỏ trách nhiệm trong vụ mà họ nói là "đi ngược lại lập trường của chính phủ Campuchia".
Trong khi đó trợ lý của dân biểu Real Camerin, ông Tep Narin, mô tả khoảng 100 người Việt Nam cầm gậy gộc và có bộ đội đi hộ tống đã tấn công các nhà hoạt động Campuchia,
Đây có lẽ là vụ xô xát lớn nhất xảy ra trong năm nay trên đường biên giữa hai nước.
Campuchia và Việt Nam có 1.270km biên giới chung và bất đồng về đất đai lâu nay đã trở thành tâm điểm căng thẳng giữa hai bên.
Phía Campuchia, đặc biệt là đảng đối lập, thường xuyên cáo buộc Việt Nam "lấn đất".
Mới đây Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi ba công hàm phản đối Việt Nam vi phạm đất đai Campuchia.
Ba công hàm đề ngày 12/6, 14/6 và 17/6 nói về các hoạt động đào đất và làm mương thủy lợi của phía Việt Nam mà phía Campuchia nói là ở trên đất của họ.
Các công hàm này đều đã được gửi tới Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh nhưng chưa có phản hồi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị ngừng cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê đất rừng


Q.Vinh 

(NLĐO) – Tỉnh Quảng Nam đang xem xét chấm dứt cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê đất trồng rừng

Ngày 22-6, tin từ văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có văn bản báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết việc cho Công ty TNHH MTV Innovgreen Quảng Nam (doanh nghiệp Trung Quốc) thuê đất thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu.

Trước đó, tháng 7-2008, UBND tỉnh Quảnh Nam đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Innovgreen (có trụ sở tại Hồng Kông - Trung Quốc) về việc đăng ký thành lập Công ty TNHH MTV Innovgreen Quảng Nam (gọi tắt là Công ty Innovgreen), để thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu tại 9 huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Quế Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước với diện tích đất dự kiến sử dụng 30.000 ha. Trong đó, 20.000 ha thuê đất để công ty tự trồng, 10.000  ha hợp tác với người dân để trồng.

Đáng chú ý, ngoài việc được miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm ở huyện Quế Sơn, doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án là 50 năm ở 8 huyện còn lại.

Tính đến nay, tỉnh Quảng Nam đã có quyết định cho Công ty Innovgreen thuê tổng cộng 1.002,68 ha. Tổng diện tích được tạm giao để công ty này trồng rừng là 329,05 ha. Tuy nhiên, Công ty Innovgreen chỉ trồng hơn 85 ha tại 2 huyện Nam Trà My và Tây Giang.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tại cuộc họp Hội đồng tư vấn giải quyết việc cho thuê đất của Công ty Innovgreen vào ngày 1-6, tất cả các thành viên của Hội đồng tư vấn và 2 đơn vị là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đều thống nhất cao đề nghị UBND tỉnh chấm dứt việc cho thuê đất để trồng rừng nguyên liệu của Công ty Innovgreen.

Tỉnh Quảng Nam nhìn nhận việc cho một doanh nghiệp Trung Quốc thuê đất ở khu vực biên giới mang tính nhạy cảm, có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc do thám phi pháp Việt Nam trên Biển Đông suốt 6 năm qua


HỒNG THỦY
(GDVN) - Đội Chim ưng biển do Trung Quốc lập ra chủ yếu nhằm do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu Việt Nam trên Biển Đông.

South China Morning Post ngày 30/6 đưa tin, hải quân Trung Quốc đã điều máy bay do thám (bất hợp pháp) hoạt động của các giàn khoan, tàu thuyền Việt Nam trên Biển Đông ít nhất 5 đến 6 năm qua. Thông tin này được chính tuần san Liêu Vọng, một phụ bản của Tân Hoa Xã số mới nhất công bố.

Lực lượng do thám thuộc biên chế hạm đội Bắc Hải sử dụng máy bay do thám Y-8 để xâm nhập (bất hợp pháp). Tuy nhiên, các phi công điều khiển Y-8 do thám Biển Đông vốn là phi công lái máy bay chiến đấu và chỉ được huấn luyện từ 3 đến 6 tháng trước khi được tung xuống Biển Đông. Đinh Gia Hòa, một viên Thượng tá, phi công tham gia do thám nói với Liêu Vọng rằng, hoạt động huấn luyện bay quá ngắn do "nhiệm vụ cấp bách".

Liêu Vọng cho biết các phi công tham gia bay do thám Biển Đông đều trải qua 6 tháng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau mỗi năm, hoạt động bay do thám kéo dài 7 đến 8 giờ trong mỗi thời điểm. Đội do thám (bất hợp pháp) của Trung Quốc được đặt tên là Chim ưng biển là lực lượng chức năng duy nhất của Bắc Kinh có khả năng hoạt động cảnh báo sớm phòng không, chỉ huy và kiểm soát, truyền dữ liệu chiến thuật và chỉ thị mục tiêu từ xa, Liêu Vọng viết.

Đội Chim ưng biển do Trung Quốc lập ra chủ yếu nhằm do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu Việt Nam trên Biển Đông cũng như một số nước có yêu sách khác. Lực lượng do thám này cũng theo dõi hoạt động của tàu chiến nước ngoài trên Biển Đông.

Nhà quan sát quân sự Hồng Kông Leung Kwok-Leung bình luận, đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố chi tiết về những phát triển và hoạt động gần đây của lực lượng do thám đa năng của họ. Yang Zhiliang, Phó Chính ủy của lực lượng do thám này nói rằng đội Chim ưng biển được thành lập từ cuối những năm 1980, nhưng chỉ mới được phát triển mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh đặt ra mục tiêu biến Trung Quốc thành cường quốc biển.

Tuy nhiên một số nhà phân tích quân sự lo ngại tai nạn có thể xảy ra khi lực lượng phi công do thám Trung Quốc được huấn luyện bay quá ít, trong khi hoạt động bay ở Biển Đông rất khó khăn và phức tạp. Mặt khác nguy cơ va chạm, đối đầu với máy bay quân sự các nước khác ở Biển Đông cũng rất cao.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Đã đàm phán nảy lửa về chủ quyền Biển Đông'?

Chủ tịch nước:

Trước ý kiến cử tri cho rằng Quốc hội "chưa phản ứng đủ liều" về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, Việt Nam không chỉ có phản đối mà còn đàm phán nảy lửa với Trung Quốc.
Ngày 29/6, tại buổi tiếp xúc của đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM với cử tri, ông Nguyễn Việt Hùng (quận 1) nêu, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định bằng mọi giá phải giữ được chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân đánh bắt hàng ngày trên vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
"Ngư dân phải vay ngân hàng để đóng tàu nhưng ra đó bị Trung Quốc làm hỏng tàu. Đảng và Nhà nước ta có chính sách hỗ trợ bà con ngư dân ra sao?", cử tri Hùng đặt câu hỏi.
Cùng quan tâm vấn đề biển đảo, cử tri Hoàng Xuân Dương (quận 3) cho rằng, hai năm qua Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền nước ta. "Những nước ít liên quan hoặc không liên quan đã lên tiếng phản đối, còn ra hẳn Nghị quyết. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của dân mà vẫn chần chừ. Tại sao như vậy?", ông Dương đặt câu hỏi.
 
ctn2-1350-1435578080.jpg
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và 3. Ảnh: H.C
Đồng tình, cử tri Nguyễn Hoài Nam (quận 1) cho rằng hành vi san lấp và xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc hết sức nguy hiểm, đề nghị Quốc hội phải ra nghị quyết về Biển Đông vào kỳ họp tới.
Trao đổi với các cử tri, Chủ tịch nước chia sẻ, bà con chưa hài lòng rằng Quốc hội phản ứng chưa đủ liều là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, Việt Nam không phải chỉ phản đối mà còn đàm phán nảy lửa với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông. "Song phương, đa phương cũng làm rất dữ. Lãnh đạo cấp cao cũng tham gia, không phải đơn giản chỉ là anh phát ngôn hàm vụ trưởng phát biểu thôi đâu, mà cả hệ thống chính trị cùng làm việc", Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ tịch nước, việc hỗ trợ ngư dân Trung ương đã làm từ lâu, chăm lo đời sống cho ngư dân là một trong những trọng tâm lớn.
"Tôi đã đi thăm một số tỉnh ven biển, số tàu được đóng mới, được cải hóa tăng công suất mỗi năm mỗi tăng. Đây là điều đáng mừng. Chính phủ cũng bỏ ra mười mấy nghìn tỷ để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu với lãi suất ưu đãi", Chủ tịch nước nói và cho biết tàu bè của ngư dân bị thiệt hại đều được giúp đỡ rất kịp thời từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và địa phương.Không có trường hợp nào để ngư dân phải "tự bơi".
Một vấn đề khác trong buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Hữu Vạn đề nghị các đại biểu hãy "vi hành" đến các quán cà phê, chợ để nghe và hiểu đời sống dân vì khoảng cách giữa đại biểu và người dân quá xa nhau. "Tôi đến Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội gửi đơn thì không nhận trực tiếp mà bảo về gửi qua bưu điện. Tôi gửi 3 lần, 6 tháng nhưng không thấy hồi âm. Làm như thế thì xa dân chứ còn gì?", ông Vạn nói.
Nói về khoảng cách giữa cử tri với đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước chia sẻ: "Mình cũng là dân chứ có gì đâu. Bỏ áo mũ cân đai thì là dân thôi mà. Có gì đâu xa cách". Theo Chủ tịch nước, mỗi khi tiếp xúc cử tri, đa phần là các bí thư chi bộ, trưởng khu phố, không thể 100% là người dân nhưng tại sao những người đại diện tổ dân phố, chi bộ của mình lại không mạnh dạn công khai những bức xúc của dân.
"Ngày xưa chiến đấu, địch tra tấn dã man cỡ nào ta không sợ, sao giờ ta với ta lại sợ. Đó là điều hết sức vô lý. Hay chăng có lợi ích gì đó, rồi chỉ cho cử tri phản ảnh những vấn đề tốt, chung chung. Hay sợ bị trù dập, mất ghế mà ém những chuyện xấu, không tốt ở địa phương?", Chủ tịch nước nói.
Hữu Công

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân làng chú ý: Mọi khởi sự đều bắt đất như thế này, không ngẫu nhiên đâu!

Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa"


(GDVN) - Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ...
Nhân cách và trí tuệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến một số kẻ ở Trung Nam Hải khiếp sợ nên mới tìm cách bôi nhọ? Ảnh: The New York Times.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/6 tiếp tục luận điệu chống phá Việt Nam quyết liệt hòng mưu đồ hỗ trợ âm mưu bành trướng của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà của họ. Một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ bôi nhọ Việt Nam mà còn xấc xược xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những tâm hồn biểu tượng thiêng liêng của người Việt khi giật tít hỗn láo: "Năm 1975 Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa, Trung Quốc".
Thực tế là Thời báo Hoàn Cầu xuất bản lại bài bình luận xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam có tiêu đề xấc xược không kém: "Việt Nam lật mặt: Năm 1956 Thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc" do tờ Nhân Dân nhật báo và chính Thời báo Hoàn Cầu đã xuất bản ngày 18/7/2011.
Bài báo của Tôn Lực Chu, một học giả Trung Quốc cổ súy cho tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông đã dùng những lời lẽ rác rưởi thậm tệ để mạt sát Việt Nam, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc đánh tráo các khái niệm pháp ly hòng bôi nhọ Việt Nam
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc rêu rao rằng: "Trước năm 1974, bất luận là các cuộc họp, tuyên bố của chính phủ Việt Nam hay sách báo, bản đồ do nhà nước Việt Nam xuất bản đều thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam trở mặt, không chỉ xuất quân xâm chiếm  Trường Sa mà còn tìm mọi cách ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình".
Ngay câu đầu tiên, học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cố tình bóp méo các khái niệm pháp lý cơ bản hòng lập lờ đánh lận con đen.
Trao đổi nhanh với chúng tôi qua điện thoại, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: "Lập luận này của phía Trung Quốc hoàn toàn vô giá trị trước ánh sáng công pháp quốc tế vì họ cố tình đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản.
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. 
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Việt Nam nằm giữa Biển Đông mà phạm vi của chúng đã được xác định trong các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang