Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

'Thượng phương bảo kiếm' dễ thành 'thượng phương bảo...kê'


Minh quân thì đã không có kẻ dám nịnh. Chỉ vua tối (hôn quân) mới có đám nịnh thần bên mình thì thượng phương hay sớ tấu của những người ngay cũng khó làm gì nổi. Đó là bi kịch của quốc gia, muôn đời đều đúng.
Vua Trần Minh Tông với thầy giáo Chu Văn An ra làm việc nước và giao phó việc giáo dục quốc gia cũng như ngôi báu của triều đại mình không phải do đỗ đạt cao trong trong các cuộc thi của triều đình mà chủ yếu do danh tiếng của thầy. Thầy Chu Văn An cũng là người đứng đầu Văn Miếu Quốc Tử Giám mà KHÔNG có danh vị tiến sĩ, một phẩm cấp do triều đình ban. Đó cũng là một nét đặc biệt của nhà Trần trong việc dùng người ở thời thịnh trị.
Ở tòa Đại Bái trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám có một bức tranh phi đại tự khắc 4 chữ Hán "Vạn thế sư biểu". Đó là vinh danh của người trung hoa dành cho Khổng Tử, nhà tư tưởng triết học cũng là người thiết kế cho nền thiết chế chính trị có ảnh hưởng sâu sắc đến thiết chế hình trị có ảnh hưởng sâu sắc đến đế chế Trung Hoa qua các thời và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia ở Đông Á và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia ở Đông Á, trong đó có Việt Nam ta.
Không phải tự nhiên mà triều đại nhà Lý ngay sau khi định đô ở Thăng Long đã kế thừa và phát triển tới một đỉnh cao mới - nền văn hiến của dân tộc ta đã sớm dựng miếu thờ Khổng Tử tại trung tâm kinh thành và gắn liền với Quốc Tử Giám  nơi đào tạo hiền tài cho quốc gia... Và trong lịch sử nền văn hiến Việt Nam, Khổng Tử cũng như nền văn minh Trung Hoa có một vị trí bền vững trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam truyền thống. Nhưng trong nền văn hiến ấy, nền quốc học của dân tộc ngày càng định hình và trở thành nền tảng sức mạnh dân tộc với sự hình thành các hệ thống giá trị và sự đóng góp của các gương mặt trí thức lớn của dân tộc qua các triều đại trong lịch sử... Một trong những gương mặt nổi bật gắn liền với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là thầy giáo Chu Văn An thời Trần.
Chu Văn An, thầy giáo, cáo quan, thất trảm sớ, Dương Trung Quốc
Tượng thầy giáo Chu Văn An tại trường tiểu học Chu Văn An, TP Vĩnh Long. 
Chu Văn An là một người thầy hẳn không đỗ đạt cao. Tiểu sử của Chu Văn An cũng không thấy nói đến việc thi cử hay học vị của thầy. Trong tiểu sử chỉ thấy nói đến thầy từng là thái học sinh (được theo học ở Quốc Tử Giám ) rồi mở trường ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch ở kinh thành Thăng Long. Người xưa có nếp hành sử "tiến vi quan, thoái vi sư " có nghĩa là học hành đỗ đạt thì ra làm quan, coi đó là một cách cống hiến cho đời và vinh danh gia tộc; nếu không đỗ đạt thì trở về với nghề dạy học, đào tạo các lớp học trò nuôi chí làm quan và cũng bổ sung cho nguồn thầy của nền giáo dục nặng tính dân gian nhưng luôn hướng tới nền thi cử của quốc gia.
Thầy Chu Văn An sinh năm 1292 mất năm 1370, không phải vào thời thịnh trị của nhà Trần, một triều đại đã để lại những thành tựu vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với ba lần tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông trong một thời đại từ lần đầu đến lần cuối cách nhau ba thập kỷ (1258 - 1288).
Nói cách khác, Chu An (tên thực) ra đời tại làng quê ven kinh thành Thăng Long, làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàm nay là Thanh Trì, Hà Nội, vào thời điểm dư âm của những năm tháng chiến tranh hào hùng mới dứt có 4 năm, vị nguyên thủ quốc gia, cũng là người anh hùng dân tộc của hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông, Trần Nhân Tông, vẫn còn tại vị. Một năm sau (1293), ngài mới nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để lên Yên Tử lập dòng Thiền Trúc Lâm và viên tịch khi thầy Chu Văn An đã 16 tuổi (1308).
Những cái mốc thời gian nay cho thấy tuổi thơ của Chu Văn An vẫn được sống trong cái thời thịnh trị của triều đại nhà Trần mà hình tượng tiêu biểu nhất và có ảnh hưởng nhất cả trong triều và ngoài dân gian là Phật Hoàng - Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông. Nhưng phải chăng, tựa như đã thành một quy luật, sau những chiến thắng huy hoàng của các cuộc chiến tranh vệ quốc, chính sự quốc gia luôn đứng trước những thử thách diễn ra ngay trong lòng những "người thắng cuộc".
Người kế vị Trần Nhân Tông là Trần Anh Tông lên ngôi khi mới 17 tuổi nhưng còn được vua cha, ở cương vị Thái Thượng Hoàng, tuy đã xuất gia những vẫn để mắt tới công việc triều chính của vua con. Và chính vị vua vẫn còn thừa hưởng hào khí "Đông A" của thời chiến tranh vệ quốc vẫn giữ được chính trực, cận dân để hàn gắn vết thương chiến tranh và vẫn trọng dụng trong triều những nhân vật được coi là hiền tài như Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Như Hài.
Trần Anh Tông cũng được trải nghiệm thời đại hào hùng của vua cha nên tâm hồn thi sĩ của ông còn hướng tới những bài vịnh sử hay bàn về đạo Thiền...Và chính nhà vua đã chọn thầy giáo Chu Văn An vào kinh làm Quốc Tử Giám tư nghiệp, nói nôm na là vị hiệu trưởng của nơi đào tạo nguồn nhân lực quan trọng của quốc gia, lại trực tiếp trông coi việc học hành của thái tử Trần Vượng sau này lên ngôi có tên thụy là Hiến Tông.
Cho đến nay, chính sử viết về Chu Văn An như sau: "An (người Thanh Đàm) tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tính tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì thấy mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử Giám Tư nghiệp, dạy thái tử học "(Đại Việt ký sự toàn thư).
Điều đó cho thấy, lý do vua Trần Minh Tông với thầy Chu Văn An ra làm việc nước và giao phó việc giáo dục quốc gia cũng như tương lai ngôi báu của triều đại mình không phải là do đỗ đạt cao trong các cuộc thi của triều đình mà chủ yếu do danh tiếng của thầy. Chu Văn An cũng là người đứng đầu Văn Miếu -  Quốc Tử Giám  mà không có vị tiến sĩ, một phẩm cấp do triều đình ban. Đó là cũng là một nét đặc biệt của nhà Trần trong việc dùng người ở thời thịnh trị.
Vua Trần Anh Tông tai vị 21 năm (1293- 1314) thì noi gương  của cha, lại trao quyền cho con trai Trần Hiền Tông để làm Thượng hoàng nhưng không xuất gia mà chỉ còn vương vấn đôi chút với đạo thiền qua vài áng văn sáng tác. Cái phai nhạt đối với đạo Phật cũng song hành với sự bành trướng của Nho học, nguồn lực để củng cố địa vị thống trị của các triều đại phong kiến. Nhưng với triều Trần thì nó cũng báo hiệu cho một sự suy thoái chỉ diễn ra sau đó không lâu, ngay dưới hai triều đại của hai người con của Trần Anh Tông. Đó cũng là thời kỳ mà thầy giáo Chu Văn An thể hiện được những phẩm chất và tạo nên vị thế lich sử của mình.
Trần Hiến Tông sinh năm 1319, lên ngôi năm 1329 tức là mới lên 10, ở ngôi được trong một giáp 12 năm thì băng hà (1341). Điều đó cho thấy, thầy Chu Văn An ngoài thời gian chăm lo việc học khi nhà vua còn là thái tử hẳn vẫn còn ảnh hưởng và qua lại với học trò của mình khi đã ngôi yên trên ngai vàng(!?). Đương nhiên, dưới triều Hiến Tông ảnh hưởng của Thái thượng hoàng Trần Minh Tông là rất lớn. Do vậy mà trong sử chép đây vẫn là một thời kỳ ổn định của nhà Trần. Và có một đặc điểm là suốt 12 năm cầm quyền, Hiến Tông không mở một cuộc thi nào và năm Đinh Sửu (1337) xuống chiếu ra lệnh cho các quan trong triều hay ngoài các lộ xem xét cân nhắc những người nào siêng năng cẩn thận thì giữ lại còn thì truất bỏ các quan chức không làm được việc.
Cái chết của vị vua thứ 6 của triều đại nhà Trần, buộc Thượng hoàng Trần Minh Tông  phải chọn người con thứ 10 của mình tức là là em của Hiến Tông tên là Trần Hạo lên ngôi vua ( thụy là Trần Dụ Tông). Vị vua thứ 7 nay tại vị được những 28 năm (1341 - 1369) đã từng được sử sách ngợi ca là "tinh thông, học vấn, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di thần đều phục, chính sự tốt đẹp". Đó là đoạn chép gắn liền với giai đoạn đầu cầm quyền của Dụ Tông mang niên hiệu "Thiệu Phong" (1341 -1357), đó cũng là thời mà thượng Hoàng Minh Tông còn sống.
Năm 1357, Thượng hoàng Trần Minh Tông băng hà. Đó cũng là thời điểm Dụ Tông toàn quyền, đổi niên hiệu là "Đại Trị" (1358-1369). Nhưng tiếc thay, đó cũng là thời điểm không  chỉ triều đại của Dụ Tông mà cả triều đại của nhà Trần bước vào thời suy thoái dẫn đến suy vong. Trái ngược hoàn toàn với thới "Thiệu Phong" tất cả các sử sách đều viết "Từ năm đại trị về sau (vua) chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy vong từ đó".
Trong sử sách và trong dân gian ghi chép nhiều điều khác thường ở ông vua nay. Là vua, một mặt vẫn giữ được chất vương giả dân dã lập vườn trồng rau, ban thuốc và phát chẩn cho dân nghèo, tổ chức cuộc thi các trò tạp kỹ v.v...nhưng cũng sa đà vào những thói xấu chốn cung đình xây đắp cung phủ, mở sòng bạc trong cung, ăn chơi sa đọa, ham mê tửu sắc v.v...
Có một chi tiết mà trong sử sách hay dân gian đều nhắc tới như một lời răn lịch sử là sự cảnh giác với những mưu mô từ phương Bắc tới. Với Dụ Tông, câu chuyện liên quan đến việc vua bị ngã xuống Hồ Tây nhân lúc cùng các vương phi cung nữ thưởng nguyệt vào đêm trung thu năm kỷ mão (1339). Vua chết đuối nhưng được một thầy Tàu tên Trâu Canh dùng thuật châm cứu chạy chữa.Vua được cứu sống, nhưng bị một di chứng là liệt dương. Rồi viên thầy thuốc phương Bắc lại dâng một phương thuốc kỳ quặc để chữa bệnh liệt dương là giết trẻ con lấy mật, thông dâm với chị hay em gái ruột sẽ khỏi. Dụ Tông vẫn mù quáng làm theo. Sử chép vì khỏi bệnh mà Trâu Canh càng được vua tin dùng, thăng thưởng rất cao... Vì thế triều đại của Dụ Tông ngày càng mê lạc, đến mức vua đi chơi đêm bị cướp cả ấn báu với gươm báu...
Vì thế mà Đại Việt Sử Ký toàn thư chép: "Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. An (Chu Văn An) khuyên can (Dụ Tông) không nghe lời, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng vua nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê".
Thật ra Chu Văn An về Chí Linh, nơi non thiêng mà ông chọn làm nơi vừa ẩn dật với thế sự lại vừa mở trường chiêu tập những lớp người mà ông hy vọng cho tương lai. Vì thế mà trên núi Phượng Hoàng của vùng linh địa Chí Linh năm xua thầy Chu Văn An mở trường và tá túc nay cũng là nơi đặt lăng mộ của ông vẫn còn đôi câu đối bằng chữ Hán dịch Nôm có nghĩa là: "Cuối thời Trần là thời nào, ngâm vịnh rong chơi há chăng phải là cái thú vui của bậc hiền giả?/Núi phượng vẫn còn dấu vết ở ẩn, đỉnh non vẫn mãi ngưỡng mộ phong thái của kẻ triết nhân".
Rõ là cách ngưỡng mộ của người đời sau về thầy Chu Văn An về cách xử thế khi thời Trần đã mạt. Sử chỉ chép đến việc thầy Chu dâng "thất trảm sớ" xin trị bảy kẻ nịnh thần. Người đời sau có luận ra đầy đủ tên bảy người thì sáu người không rõ chứng cớ chỉ có Trâu Canh - là kẻ lung lạc nhà vua nhờ những ngón nghề chữa bệnh đầy mê hoặc của phương Bắc. Chỉ biết rằng bức sớ của bậc hiền nhân vẫn theo thói thường bị những bậc quân vương khi đã bạc nhược bỏ ngoài tai.
Vì thế, sử chép rằng vì lòng trung của một bậc hiền Nho, Chu Văn An vẫn quan tâm đến số phận của vương triều mà thầy đã gắn bó. Mỗi lần về kinh, Dụ Tông ngỏ ý muốn ban cho chức tước nhưng thầy đều từ chối khiến mẹ của vua phải can rằng: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta". Vua sai nội thần đem quần áo ban thưởng ông lạy tạ nhưng rồi đem cho người khác hết.
Đến khi nghe tin Dụ Tông băng hà (1369), các quan đến bàn việc lập vua mới, thầy Chu Văn An mừng lắm, chống gậy đến triều, nhưng nhác thấy chính sự cơ đồ không thể cứu vãn vì Dụ Tông đã chọn thái tử kế vị là người ngoài hoàng tộc lại lắm điều mờ ám Dương Nhật Lễ, thì thầy lại trở về núi. Đến năm sau thì thầy cũng mất (1370). Đó cũng là năm Nhật Lễ bị phế truất, Trần Nghệ Tông lên ngôi, nhưng cơ đồ nhà Trần chỉ còn thoi thóp trước khi bị nhà Hồ thay thế.
Người chép sử đời sau là Ngô Sĩ Liên binh nhị thầy Chu Văn An xa lánh chính sự cũng là vận mạng Quốc Gia bởi lẽ: Bậc hiền năng ( như thầy) không nên chỉ làm vì." Chu An đi rồi, không còn ai bảo ban vua đạo hay lẽ phải nữa. Đó thực là " không tin bậc nhân hiền khi nước trống rỗng như không có người vậy".
Bài học ấy đời nào mà không đúng?!
Mới đây thôi, trên diễn đàn Quốc hội nước ta, khi bàn về việc chống tham nhũng khó khăn, nhiều người ước có được thanh "thượng phương bảo kiếm" như trong phim cổ trang Trung Quốc: Bao Công được vua trao rồi Bao Công trao lại cho người tâm phúc là Triển Chiêu mang đi trị bọn quan lại tham nhũng. Có người bình nghị rằng, ở ta thì "thượng phương bảo kiếm" cũng dễ thở thành "thượng phương bảo...kê". Bởi lẽ ít người biết được ngọn ngành sự tích.
Thanh gươm ngự dụng được tạo tác bởi Cục "Thượng phương" chuyên sản xuất đồ ngự dụng có từ thời Tần bên Trung Quốc, tồn tại cho đến nhà Minh, được các đấng quân vương trao cho người tâm phúc không phải để trị đám quan lại tham nhũng  mà sâu sa hơn là chỉ để chém kẻ nịnh thần. Những kẻ gần vua nhất, dễ xúc xiểm, xui kiến vua làm những điều chỉ mang lợi cho mình, cho bè đảng của mình hay nói như ngôn ngữ ngày nay là cho những "nhóm lợi ích" của mình. Và những kẻ nịnh thần theo cách nhìn hiện đại tức là những người tác động vào chính sách để lợi cho mình và hại cho dân, cho nước.
Chu Văn An cũng nhằm vào kẻ nịnh thần trong triều Dụ Tông, nhưng không có bảo kiếm mà chỉ có kế sách nên mới dâng sớ "thất trảm" chỉ rõ những người quanh vua đang làm hại dân, hại nước cũng là hại vua. Những chỉ có vua sáng mới nghe thấu. Phàm đã làm minh quân thì đã không có kẻ dám nịnh. Bởi thế nên chỉ nhưng vua tối (hôn quân) mới có đám nịnh thần bên mình thì thượng phương hay sớ tấu của những người ngay cũng khó làm gì nổi. Đó là bi kịch của quốc gia một khi đã lâm và cảnh trạng "nước trống rỗng" như sử gia Ngô Sĩ Liên bàn về sự thịnh suy của quốc gia, là điều muôn đời đều đúng.
Ngày xưa, sau khi thấy Chu Văn An mất, ngài được tòng tự (thờ thêm) ở Văn Miếu. Ngày nay, tượng ngài cùng các bậc quân vương nước nhà có công với Nho học được trang trọng thờ trong nhà Thái Học tại khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám để tôn vinh nền quốc học. Ngài cũng xứng đáng với vinh danh là người thầy của muôn thuở (vạn thế sư biểu) dùng cái tiết tháo, cương cường của người thầy dạy chữ làm cái gương khích lệ cho các thế hệ tri thức nước nhà muôn đời phải chống lại những kẻ đưa đất nước, đồng bào vào chốn suy vi chỉ vì lợi ích của một nhóm người tự cho là cột trụ của quốc gia.
Dương Trung Quốc
Theo Lao Động
Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt lại
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kho dự trữ vàng bí mật của Trung Quốc có thể đứng thứ 2 thế giới


Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể đã tăng gấp ba lần lượng dự trữ vàng kể từ tháng Tư năm 2009, khi họ cuối cùng đã đưa ra một con số chính thức, mà Bloomberg Intelligence ước tính là 3.510 tấn, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ 8,133.5 tấn vàng.


Các con số, gần gấp ba lần mức 1,054 tấn vàng được báo cáo trong năm 2009, đã được tính toán dựa trên số liệu thương mại, sản lượng trong nước, và số liệu Hiệp hội Vàng Trung Quốc bởi Bloomberg Intelligence .

Trung Quốc, mà chỉ báo cáo các kho dự trữ vàng của mình mỗi vài năm, một động thái tương tự từ năm 2008 đến năm 2009, khi nó chỉ khoảng gấp đôi các cổ phiếu vàng. Bao gồm vàng, Trung Quốc ước tính có 3800000000000 $ trong dự trữ tiền tệ, mà còn được giữ bí mật.

Sự tăng mạnh có thể là một động thái để làm cho đồng nhân dân tệ cạnh tranh hơn so với đồng USD.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Thống đốc Chu Tiểu Xuyên đã làm cho nó một sứ mệnh không nói ra để biến nhân dân tệ thành một đồng tiền toàn cầu, và một đồng tiền dự trữ của IMF. Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc cải cách kinh tế để cho phép đồng tiền của mình float miễn phí trong vòng một vài năm.

Đồng đô la Mỹ hiện là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất - chiếm 63 phần trăm của thế giới giữ tại ngân hàng trung ương, theo IMF.Đồng euro đang ở vị trí thứ hai với 22 phần trăm.

Trong tháng hai, đồng nhân dân tệ đã được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới thứ bảy tệ trong thanh toán SWIFT, giảm so với con số 5 trong tháng mười hai.

Bloomberg cho thấy Trung Quốc đang tăng mức án tội để làm cho một trường hợp tốt hơn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế để thêm nhân dân tệ thành một đồng tiền dự trữ. Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là một đồng tiền nhân tạo được tạo ra bởi IMF vào năm 1969 rằng các tổ chức sử dụng để đưa ra thêm tiền. SDRs đến nay bao gồm đồng USD, euro, yen, và bảng Anh. IMF sẽ quyết định về vấn đề này, hoặc trong cuộc họp tháng năm hoặc tháng Mười, Nomura Holdings Inc cho biết trong một báo cáo ngày 08 tháng 4

Trong năm 2010, cùng năm với Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, IMF cho biết nhân dân tệ không thể được thêm vào giỏ SDR bởi vì nó đã được kiểm soát quá chặt chẽ của nhà nước, và không phải là "tự do sử dụng.

Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thể được cho Mỹ, người giữ vàng lớn nhất thế giới, một chạy cho tiền của mình. Đây không chỉ là một danh hiệu được chiến thắng, vì nó có thể có một ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của đồng đô la Mỹ có thể bị đe dọa nếu Trung Quốc tích lũy đủ vàng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Không gớm tay!


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un thăm quân đội Triều Tiên. (Nguồn: AFP/TTXVN)

AFP đưa tin, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 29/4 cho biết từ đầu năm đến nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã ra lệnh hành quyết 15 quan chức cấp cao, trong đó có một số quan chức phàn nàn về các chính sách của nhà lãnh đạo trẻ tuổi này.

Hãng tin Yonhap dẫn lời các nghị sỹ tham dự phiên điều trần của NIS cho hay trong số những quan chức Triều Tiên bị xử tử có hai quan chức cấp thứ trưởng.

Các nhà lập pháp cho hay cả hai quan chức này đều bị hành quyết do phản đối hoặc phàn nàn về các chỉ thị của ông Kim Jong-Un.

NIS cho rằng ông Kim Jong-Un đang áp dụng biện pháp thanh trừng thường xuyên nhằm đảm bảo duy trì kỷ cương và lòng trung thành./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lịch sử Việt Nam qua ảnh



Giấy đi đường do công an cấp để người mẹ đưa con đi chữa bệnh, giấy có giá trị trong 20 ngày. Sông Bé tháng 01/1979.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng-Ta-Là-Một

Ái Nữ 

( Xin hỏi Ái nữ có bà con gì với HS Ái Lan không? )
 
 
       Lời ca của Gió Phương Bắc:
 
       Chít chiu! Chít chiu!
       Chít chiu! Chít chiu!
       Trời đất mênh mang, lạnh như sắt nguội
       Mênh mang trời đất, đen đặc tựa sơn
       Đất trời mênh mang, hôi tanh nhường máu.
 
       Vũ trụ! Ôi vũ trụ!
       Mi ở đó, vì sao?
       Mi tới từ nơi nào?
       Mi đang ngồi đâu vậy?
       Mi, một trái không cầu lớn hữu hạn?
       Mi, khối bao la không có chỗ tận cùng?
       Nếu là trái không cầu hữu hạn
       Thì không gian bao bọc mi từ đâu?
       Xung quanh mi còn những gì tồn tại?
       Nếu mi là khối lớn lao vô hạn
       Thì không gian mi bao phủ là đâu?
       Sự sống, bên trong mi lại có, vì sao?
       Rút cuộc lại, mi là sự giao lưu sự sống
       Hay mi chỉ là thứ máy móc vô hồn?
 
       Ngẩng lên ta hỏi Trời
       Trời tận trên cao mà chút gì cũng chẳng hay chẳng biết
       Cúi xuống ta hỏi Đất
       Đất đã chết rồi, chút hơi thở mỏng manh cũng chẳng còn chi
       Ta vươn ra hỏi biển
       Biển chỉ gào lên những tiếng ầm ì
       Ôi! Ôi! Sinh ra ở nơi ô uế tối tăm
       Thì đến kiếm báu kim cương cũng thành rỉ sét.
 
       Vũ trụ! Ơi vũ trụ!
       Ta muốn hết lời cạn sức nguyền rủa mi!
       Những bãi giết người máu mủ hôi tanh kia!
       Những chốn lao tù chứa chất đầy đau khổ!
       Những địa ngục ma chập chờn ghê rợn!
       Cớ vì sao mi cứ mãi còn tồn tại?
 
       Chúng ta bay sang phía tây
       Phía tây cũng là nơi giết chóc
       Chúng ta bay sang phía đông
       Phía đông cũng vẫn những lao tù
       Chúng ta bay sang phía nam
       Phía nam cũng toàn là mồ mả
       Chúng ta bay sang phía bắc
       Phía bắc cũng địa ngục tối tăm
       Sống ở nơi thế giới thế này
       Ta chỉ đành như biển khơi gào khóc.
 
       Tiếng ca đáp lại của Gió Đến Từ Vũ Trụ:
 
       Vi vu! Vi vu!
       Vi vu! Vi vu!
       Trời đất mênh mang, hồng lên nắng ấm
       Mênh mang trời đất, cây lá xanh tươi
       Đất trời mênh mang, thơm mùi hoa trái.
 
       Vũ trụ! Ôi vũ trụ!
       Vẫn luôn ở đó
       Ở khắp mọi nơi
       Không cần hỏi một lời.
       Ngài là một khối sáng huy hoàng
       Ngài là năng lượng không cùng tận
       Là đấng toàn năng không giới hạn
       Bao gồm tất cả mọi không gian.
       Trong Ngài chứa cả sự sống và cái chết
       Cả những điều thiêng liêng, cả những thứ vô hồn.
 
       Ngươi ngẩng lên hỏi Trời
       Nhưng chỉ nhìn thấy mây xanh, mây không biết trả lời
       Ngươi cúi xuống hỏi Đất
       Chỉ là đất nâu không thể nói một câu
       Ngươi vươn ra hỏi biển
       Biển dội lại những âm thanh không suy nghĩ.
       Ôi! Ngươi sinh ra ở nơi tươi sáng
       Nhưng lòng ngươi tối tăm
       Vũ trụ ở trong ngươi
       Thượng Đế ở trong ngươi nhưng ngươi không hỏi
       Ngươi lại hỏi những mây nước cùng đất đá.
 
       Vũ trụ! Ôi vũ trụ!
       Ngài đang bị nguyền rủa
       Bởi những con người vô ơn.
       Con người giết chóc nhau rồi đổ cho Thượng Đế
       Mải réo hờn nên lòng người đã thành ra những nấm mồ
       Những địa ngục thê lương
       Những chốn lao tù đau khổ...
 
       Ngươi bay sang phía tây
       Chỉ nhìn vào nơi chết chóc
       Ngươi bay sang phía đông
       Chỉ thấy chốn lao tù
       Ngươi bay sang phía nam
       Tin rằng nơi đó không có gì ngoài mồ mả
       Ngươi bay sang phía bắc
       Chỉ để tìm những địa ngục tối tăm
       Ngươi gào khóc
       Ngươi tưởng rằng ngươi đã đi hết thế giới này
       Và ngươi chỉ là một kẻ không may...
 
       Ngươi đâu có biết gì về Thượng Đế
       Hạnh phúc ở trong ngươi, ngươi không biết kiếm tìm
       Ngươi chỉ lang thang trong ba chiều không gian
       Mà không biết vũ trụ là vô vàn chiều biến ảo.
       Khi ngươi quyết định rằng
       Thế giới không có gì hơn những điều ngươi thấy
       Ngươi tự đóng cửa chính mình, ngồi đó than van...
 
*
 
       Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn loay hoay mãi mà vẫn không chọn được cái tên nào làm bút danh đủ để thay thế cho cái tên khai sinh đã “đụng hàng” rất nhiều của anh ta, cho nên dứt khoát anh ta phải ghen tị với cái tên đầy đủ và hoàn hảo của cậu: Gió Phương Bắc Tequila – Acemediavn Trẻ Trâu. Sự cầu kỳ duyên dáng của nó đủ để tạo nên Sự Khác Biệt, đồng thời ngoài việc lập nên kỷ lục về bút danh rắc rối trong văn giới Việt Nam, nó lại có thể được tách ra nhập lại dễ dàng để sử dụng trong từng văn cảnh cho phù hợp. Cậu hài lòng rồi chứ, cơn gió của tôi?
       Nguyễn Thanh Sơn có thể cười vào mũi cậu, một kẻ tự nhận là tay “tầm chương trích cú” nhưng lại chỉ biết dịch giả của khúc “Phượng ca” là Phạm Thị Hảo mà không biết tác giả của nó. Anh ta cũng có thể cười vào mũi tôi, về chuyện tôi viết ra bài “Gió hát” để đáp lại cậu mà không biết là mình đang đáp lại thơ của Quách Mạt Nhược. Cậu nốc lắm tequila vào cũng chẳng say được hơn nữa, hỏi ông bác Google cũng chẳng nhận được sự giúp đỡ nào. Nhưng những bạn đọc vô danh hoàn toàn có thể giúp chúng ta bù đắp khiếm khuyết không nhỏ này. Bạn đọc Người Hà Nội, người tìm ra tung tích khúc “Phượng ca” lại là một chuyên gia về... IT.
       Từ hồi tập thơ “Nữ thần” của Quách Mạt Nhược ra đời đến nay đã gần trăm năm rồi nhỉ? Vẫn còn nguyên đó ước vọng về sự phục sinh của Phượng Hoàng.
       Vũ Trụ đã chuyển nhịp xoay vần, thế giới của triết gia Kim Dung đã trở nên chật chội, ấy vậy mà Ngài Cú Thông Thái vẫn còn dùng môn “hấp tinh đại pháp” của Nhậm Ngã Hành. Laptop của cậu đầy ứ truyện kiếm hiệp, cậu còn lạ gì món võ công của lão già sống quá lâu trong ngục tối đó nữa. Tuy nhiên, để giúp các bạn đọc hình dung ra Nguyễn Thanh Sơn dùng “hấp tinh đại pháp” trong phê bình như thế nào, tôi mượn mẩu “bình loạn” của lão Gấu Dở Hơi trên Facebook:
       “Nếu có một người nào đó trong nước chê Sơn thì Sơn sẽ trả lời bằng một bài dài có nhiều trích dẫn của các bậc đại văn hào trên đời, đã được lựa chọn khéo để làm văn nô cho Sơn trong khuôn khổ bài viết đó. Các bài viết hướng đối tượng cụ thể của Sơn thường có công thức của một cuộc xử bắn phi quy tắc. Đầu tiên là Sơn tung ra một chưởng trích dẫn để mở mắt cho đối tượng. Câu này thường ngắn, giựt cục một cái, giống như tay đội trưởng hành hình không dưng tùy hứng kéo phứt cái băng che mắt của kẻ tử tù đang dựa cột xuống - mày nhìn mặt tao đây này. Sau đó là thuyết giảng thuyết giảng cho y ta biết tội. Và cuối cùng chắc chắn sẽ có một phát súng ân huệ, thường là một câu trích dẫn đi kèm câu hỏi khéo là đối tượng thấy mình đã sống xứng đáng với tinh thần của câu cách ngôn đó chưa. Tới chỗ này đối tượng thường là bị sốc thuốc nặng rồi. Đặc biệt là các đối tượng nhà văn Việt Nam dốt ngoại ngữ chuyên đọc các câu cách ngôn qua các nguồn thứ cấp và ngay cả nếu có đọc được chút ít ngoại ngữ thì cũng chỉ ở cái tầm văn hóa Google không đủ để hiểu rộng, sâu, xa, cao làm sao chọi lại được với Sơn”.
       Lão Gấu nói thế thì tất nhiên là dở hơi rồi, nhưng rõ ràng là tay “thổ phỉ” Nguyễn Thanh Sơn cũng đưa mình vào chỗ dở hơi không kém. Anh ta muốn viết văn như một nhà văn trong vai diễn nhà phê bình, nhưng rồi lại thành diễn vai đao phủ.
       Biết làm sao được khi Thượng Đế đã sắp đặt như vậy. Cái Ác càng ngày càng mạnh và cuốn phăng đi tất cả. Nguyễn Thanh Sơn muốn bảo vệ nâng niu cái đẹp, nhưng để có sức mạnh thì anh ta bắt buộc phải thành Kẻ Ác. Chúng ta cũng vậy, nhưng chúng ta ác hơn Nguyễn Thanh Sơn nhiều.
       Tôi từng nói với bạn đọc rằng tôi và cậu sẽ còn cãi nhau cho đến ngày tận thế. Nếu như không có Ngày Tận Thế thì cuộc cãi vã của chúng ta chẳng đi đến đâu. Tôi vừa nói “Chúng-Ta-Là-Một” thì cậu đã lập tức cãi “Chúng-Ta-Không-Thể-Là-Một”. Từ ngày vở kịch “Cây gậy Thương Hiệu và đám mây Lý Thuyết” ra đời đến nay, cuộc tranh cãi ấy chưa bao giờ chấm dứt. Chỉ vì cãi nhau mà cậu lập ra bao nhiêu nickname, hóa thành bao nhiêu nhân vật, nhưng rồi vẫn chỉ là Một. Là một Gió Phương Bắc Tequila – Acemediavn Trẻ Trâu với nỗi trăn trở về Sự Khác Biệt. Sao cậu lại yêu cô nàng Sự-Khác-Biệt say đắm đến thế? Cô ta tuy xinh đẹp quyến rũ, nhưng đỏng đảnh kiêu kỳ và gây ra vô số tai họa. Tôi chỉ ưng anh chàng Sự-Hợp-Nhất thôi. Tuy anh ta đơn giản nhưng lại bao dung độ lượng, bản lĩnh của anh ta đủ để hóa giải được mọi nguy cơ.
       Ngày Tận Thế đã đến rồi, chúng ta chỉ còn cơ hội cãi nhau lần cuối. Hãy để nhân vật của chúng ta bước vào đời xem chuyện gì sẽ xảy ra. Kẻ mê truyện kiếm hiệp như cậu có thể tưởng tượng ra “cô cô” Ái Nữ trên đường thiên lý, với thanh kiếm Sự-Khác-Biệt và dải lụa Sự-Hợp-Nhất làm vũ khí. Ồ thôi đi, nhảm lắm! Thế giới của nhà văn Kim Dung vô cùng quyến rũ, nhưng chỉ là giấc mộng bất thành. Chả có người nào sống thật mà học theo nổi những nhân vật ấy. Triết gia Kim Dung chỉ “phá” được ở trong truyện chứ không phá nổi bầu không khí u ám trong thế giới thực. Tư tưởng dù lớn đến mấy cũng chỉ là giả, vì thế chúng ta từng chứng kiến bao nhiêu vĩ nhân trên đời với những tư tưởng lớn lao, nhưng rồi nhân loại vẫn lâm vào ngõ cụt. Người Việt Nam biết đủ các loại triết học trên thế giới đấy chứ, nhưng rồi họ dùng nó thế nào? Cuối cùng đều thành ra những tiểu thuyết giải trí cao cấp, giải trí thôi chứ không giải vây được cho cuộc đời mình.
       Các nhà văn Việt Nam là ai? Là những con chim sa lưới. Ngay đến những kẻ lưu manh cũng biết một bài học thực tế là ở đời người ta nên phù thịnh chứ chẳng nên phù suy. Thế lực của Cái Ác đang dâng cao, thế mà các nhà văn Việt Nam lại hò nhau xông ra bảo vệ cho Cái Thiện, họ dám đòi lật đổ Thượng Đế sao? Cứ vùng vẫy trong tấm lưới Thiện-Ác như thế, tên tuổi của họ có thể bị đem ra “nấu cháo” bất cứ lúc nào.
       Cuộc “đảo chính” đòi lật đổ Thượng Đế của các nhà văn Việt Nam có kết quả không? Nhìn bề ngoài thì họ có vẻ thành công rồi đấy. Diễn đàn Blog Việt chứng kiến cảnh blogger Tranquoctrung78 làm cho người ta đinh tai nhức óc. Đăng đàn trong blog Hơi Thở Của Vũ Trụ thì chỉ có bạn đọc văn chương thôi. Không biết Tranquoctrung78 đọc phải những cái gì mà anh ta bị điên, lúc nào cũng chỉ gào lên mấy từ: “Súc vật! Súc sinh! Thượng Đế đã chết!” Làm cứ như là trong đầu anh ta không còn nhớ được từ gì khác. Gió Phương Bắc Tequila – Acemediavn Trẻ Trâu, cậu vẫn còn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng “đàn khỉ trong rạp xiếc sổng chuồng không phải là bi kịch”, nhưng Tranquoctrung78 thì không được như thế, ai cũng nhận thấy là anh ta bị điên thật rồi. Đấy, chương nhất của tiểu thuyết này vừa hiện ra, anh ta đã chạy vào nói lảm nhảm: “Mang tính cảm thán - tự hỏi mình thôi. Muốn nhà văn phải thế này thế khác - nếu các nhà văn muốn làm súc vật thì sao đây? Lại ra bảo "không được làm súc vật" thì đúng là các nhà văn không có quyền tự do à?” Dù anh ta bị điên nhưng anh ta vẫn được nhiều người thông cảm. Vả lại Chúng-Ta-Là-Một, chẳng nhẽ lại không cho Tranquoctrung78 được đúng lấy một lần? Mèo Ainu là một đáp số hoàn hảo, nó tự do vì nó không phải là người.
       Để tạo lý lịch danh giá cho Mèo Ainu, chúng ta cần chấp nhận rằng nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn là một đại văn hào. Cậu lại muốn “sưng mỏ” lên để cãi bằng cách đưa ra Sự-Khác-Biệt giữa các đại văn hào nước ngoài và Nguyễn Thanh Sơn phải không? Đừng lúc nào cũng “trong cơn say đọc nhanh viết vội”, nếu cậu dám la lối lên thì tôi sẽ đổi cái tên Gió Phương Bắc Tequila – Acemediavn Trẻ Trâu mỹ miều duyên dáng thành một từ ngắn gọn: Dốt.
       “Bên này rặng núi Pyrenees là chân lý, bên kia rặng núi Pyrenees là sai lầm”. Tôi đã google ra câu ấy là của nhà toán học triết gia Blaise Pascal. Dịch kiểu gì thì cũng đến thế mà thôi, chẳng qua là dùng danh ngôn của Tây cho nó điệu. Cái tay Gấu Dở Hơi kia cứ nâng tầm quan điểm lên, chứ Nguyễn Thanh Sơn trích dẫn lắm như thế chẳng qua là anh ta ưa thích những gì duyên dáng mỹ miều, cứ đem chân lý đặt vào miệng các đại văn hào cho điệu. Nhưng thôi, để những kẻ dở hơi như lão Gấu khỏi chỉ trích là tôi xuyên tạc ý nghĩa của một câu danh ngôn, tôi nhận câu này là của tôi, ai muốn hiểu sao thì hiểu: “Ở bên trong nước Việt Nam là chân lý, ở bên ngoài nước Việt Nam là sai lầm”. Và chúng ta áp dụng câu này cho trường hợp của đại văn hào Nguyễn Thanh Sơn.
       Người Việt Nam luôn thích những gì vĩ đại, luôn muốn nghe nhắc đến sự thật rằng họ là những kẻ hơn người. Thế cho nên mới có câu ca dao đời mới:
“Việt Nam hình chữ ét xì
So với thế giới cái gì cũng hơn”.
       Quả nhiên là họ vĩ đại và hơn người thật, kể cả trong lĩnh vực văn chương. Số lượng các nhà văn nhà thơ của Việt Nam rất đông đảo, nếu ngày trước người Việt có câu “ra ngõ gặp anh hùng” thì nay nhiều người đã đổi thành “ra ngõ gặp nhà thơ”. Tôi vừa google ra một kết quả là hiện nay số hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam xấp xỉ ngàn ba, cộng với số nhà văn nhà thơ không phải là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam nghe nói là đông gấp mười, vậy thì thêm mười ba ngàn hoặc hơn nữa. Nói chung là rất khó để thống kê, vì hễ ai xông ra viết văn và xuất bản dù trên giấy hay trên mạng đều thành nhà văn. Rất điển hình là trường hợp của Mèo Ainu, trần đời này không thể kiếm đâu ra một nhân vật huênh hoang hơn nó, vừa xuất hiện trên mạng được một tháng nó đã tự xưng nó là “nhà văn từ trong kiếp trước”, thế mà cũng có những người đồng ý. Vì một số người bối rối với từ “nhà văn”, tôi đã tra từ điển thấy định nghĩa rằng nhà văn là “người chuyên sáng tác văn và có tác phẩm giá trị được công nhận”. "Chuyên sáng tác"thì dễ rồi, có người mỗi ngày làm ra năm sáu bài thơ, vô cùng năng suất, văn thì họ viết còn nhiều hơn thế với những cuốn sách dày cộm. "Có tác phẩm giá trị được công nhận" thì chắc chắn, viết bài giới thiệu và khen nhau là việc mà người Việt Nam làm rất nhanh và thạo. Bằng việc trở thành một cường quốc về văn thơ như thế, đương nhiên là Việt Nam sắp “cất cánh” rồi. Bây giờ thì chưa, vì bầy chim vẫn còn trong lưới.
       Nếu đem so với những nhà văn nhà thơ có tác phẩm nặng hàng tạ giấy thì Nguyễn Thanh Sơn chỉ là một gã nhà nghèo trong làng văn nghệ với tập sách mỏng in năm trăm bản cách đây mười ba năm. Nhưng dù sao thì giá trị văn chương cũng không được quyết định bằng độ dài và độ nặng vật lý của tác phẩm. Văn giới quần hùng đông đảo như vậy, nhưng giống như lão Gấu Dở Hơi nhận xét, đa số họ lại đọc chưa thông, còn viết thạo hay không thì chưa rõ. Nguyễn Thanh Sơn thì đọc thông và viết suýt thạo. Anh ta có nhược điểm là không thông thạo chính tả, mà đây lại là nhược điểm đáng nói. Tôi đã từng chứng kiến một cô bạn gái tỏ ra ác cảm với một gã đang tán tỉnh cô ấy chỉ vì tin nhắn của gã đầy lỗi chính tả. Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục được bằng cách chỉnh sửa trước khi xuất bản chính thức, đây cũng là nhược điểm khá phổ biến của nhiều người viết và dễ được chấp nhận. Như vậy, Nguyễn Thanh Sơn với năng lực đọc thông viết thạo, cộng thêm khả năng trích dẫn mỹ miều duyên dáng, hoàn toàn xứng đáng là đại văn hào trong làng văn nước Việt.
       Với Mèo Ainu thì sao? Không cần Nguyễn Thanh Sơn phải là nhà nhân học, chỉ cần anh ta là “nhà mèo học” thì đã đủ là đại văn hào của nó rồi. Nó đã vui sướng làm sao khi đọc đoạn văn mà anh ta miêu tả chú mèo đùa nghịch với cuộn len. Trước đó chưa từng có ai tả được nó giống như thế. Bằng ngòi bút sống động của mình, nhà văn Nguyễn Thanh Sơn đã sinh ra Mèo Ainu một lần nữa, nó lại được xỏ chân vào đôi hia thần kỳ của truyện cổ tích. Nó mơ màng với hình ảnh chiếc chìa khóa vàng, cánh cửa bí mật và sân khấu với ánh sáng huyền ảo... Trong những tác phẩm của Nguyễn Thanh Sơn, Mèo Ainu đã tìm thấy cuộn len mà Thượng Đế dành cho nó.
*
       Gió Phương Bắc Tequila – Acemediavn Trẻ Trâu, như vậy là Mèo Ainu đã được “thắt nơ” xong. Cái giống mèo nó ưa làm dáng như thế. Mèo Ainu không thể thất bại vì nó làm việc dễ. Loài người thất bại vì toàn xông vào làm việc khó.“Trước rượu và trước Chúa em không dối lòng mình được”. Cứ nghe cái câu sến súa sặc mùi tequila ấy thì biết cậu không ổn rồi. Đàn ông mà phải khoe là mình đẹp trai và có tài thì chắc chắn là phường vô dụng. Cuốn “Cơ hội của Chúa” của nhà văn Nguyễn Việt Hà chỉ có mỗi cái tiêu đề là đáng đọc, không rõ có phải ông nhà văn này xây dựng nhân vật dựa trên những gã bê tha mà lại còn điệu như cậu không?
       Mèo Ainu đã lên đường, chúng ta chỉ cần theo dõi hành trình của nó. Không cần phải thông minh để biết rằng kịch bản xảy ra với Mèo Ainu sẽ giống hệt như con mèo và cuộn len trong tác phẩm của Nguyễn Thanh Sơn. Len sẽ rối tung lên thành đống hỗn độn. Và chúng ta sẽ biết thế giới này là nơi ô uế tối tăm hay lànơi tươi sáng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điên tập thể - NVTH

Có những căn bệnh rất dễ lây lan, như bệnh điên chẳng hạn. Lúc đầu, nó chỉ là cảm giác bứt rứt khó chịu từ một người. Hắn đang ngồi, tự dưng đứng phắt dậy, tuột quần ra gãi. Miệng cười méo mó, đái một vòng tròn quanh sân, rồi bắt đầu bước ra đường. Hàng xóm nhìn theo, tò mò, e ngại, lo lắng. Sau đó thì họ cười. Tiếng cười lây lan và mạnh dần, hi hi, hô hố, rồi sằng sặc. Cuối cùng, một số người đứng dậy, chạy theo hắn. Những vệt nước đái vẽ ngoằn ngoèo trên mặt đường. Cả xóm rồng rắn kéo nhau đi. Điên hết rồi...
Sự việc đương nhiên sẽ đến tai chính quyền và, cũng đương nhiên, các đối tượng sẽ được đưa vào bệnh viện tâm thần chữa trị. Nhưng, hầu hết những người điên đều không thích được điều trị theo một phương pháp nhẹ nhàng đến nhàm chán. Họ thích những chỗ ồn ã tươi vui hơn bệnh viện. Họ tìm cách trèo bờ rào hoặc bẻ khoá ra ngoài. Việc đuổi bắt họ rất phức tạp. Vậy nên, sau mấy ngày, bệnh viện lại vắng hoe. Bệnh nhân lại chạy đầy đường. Họ vừa đi vừa vỗ tay hát bài gì đó vui đáo để. Sau khi hát mỏi mồm, gã điên nhất bèn nảy ra sáng kiến mới toanh. Gã hét to: “Sắp hàng nhanh! Đằng sau, quay!”
“Làm gì?”
“Về nhà lấy dao, ai có dao dùng dao, ai có rựa dùng rựa, ai có cưa dùng cưa, dọn dẹp thành phố để đón lãnh đạo về thăm!”...
Cả thành phố bỗng dưng trở thành công trường, nháo nhác vì chiến dịch “dọn dẹp thành phố”. Tiếng cưa rầm rầm, tiếng cành gãy răng rắc. Gã điên nhất vẫn luôn mồm quát: “Nhanh lên, lãnh đạo sắp về thăm!”
Những gã điên chặt cây như điên. Ghê thật!
Chỉ sau mấy ngày, thành phố không khác gì một bãi chiến trường. Lũ điên cũng có khi mệt, vậy nên chúng nằm dài trên đám cành lá lộn xộn, rồi chúng làm thơ và hát quan họ. Không đứa nào còn một manh quần manh áo...
Từ trong những ngôi nhà, những mụ điên cởi truồng tồng ngồng, thỗn thện, mang cơm nước ra cho chồng, cho con, cho hàng xóm. Chả còn ra thể thống gì nữa. Họ còn bày đặt bẻ lá cây che quanh mình làm như đang ở thời kỳ nguyên thuỷ. Có đứa lấy lá cây bàng cuốn thành loa đưa lên mồm hú như vượn hú giữa trưa nắng chang chang.
Các bác sĩ được lệnh xông ra bắt bệnh nhân quay về. Nhưng không ăn thua. Họ bị bệnh nhân vây lấy ngay giữa phố, rồi nắm tay lại, dắt chạy vòng quanh, hát hò. Một lúc sau thì các bác sĩ vui tính cũng cới hết quần áo nhảy múa và vồ lấy rìu chặt cây như những gã tiều phu thứ thiệt.
Chặt xong cây rồi mà vẫn chưa thấy lãnh đạo đến thăm. Thế nhưng không ai thắc mắc về điều này cả. Hình như họ quên mất lý do chính đáng ban đầu rồi. Một gã tìm thấy trong đống đổ nát một tổ chim có mấy con chim chết. Thế là chúng hò hét bảo nhau: “Dừng tay, dừng tay, có tai nạn nghiêm trọng!” Một lễ truy điệu nghiêm trang được tổ chức ngay trên mặt bằng bề bộn đổ nát. Gã điên vạm vỡ nhất đứng lên đọc diễn văn truy điệu, hùng hồn khẳng định: “Những chú chim chào mào đã hy sinh tính mạng vì lợi ích quốc gia.” Bao nhiêu cái miệng cùng méo xệch sau khi bài diễn văn kết thúc. Bao nhiêu dòng nước mắt cùng nhỏ xuống một lúc. Cả thành phố lặng đi, kính cẩn nghiêng mình...
Sau lễ tang bất ngờ ấy, lũ người điên càng bị kích động tợn. Gã điên nhất hét vào loa: “Hỡi quần chúng anh minh, vì những chiến sĩ chim vừa hi sinh oanh liệt ban nãy, chúng ta phải tiếp tục hành động. Vì đất nước, vì hoà bình của toàn nhân loại!” Tiếng hò reo vang dội hưởng ứng. Cả đoàn người trần truồng kéo ra phía bờ sông.
Trời ơi, chúng nó đi lấp sông!
Hai gã điên vừa chạy cạnh nhau vừa vui vẻ trò chuyện. Một gã nói: “Tao đố mày, ta lấp sông để làm gì?”
Gã kia đáp: “Trời ơi, hỏi dễ quá, lấp sông để trồng cây!”
“Thế ta vừa chặt cây để làm gì?”
“Mày hỏi ngu thế! Chặt cây để truy điệu chim chào mào!”
Rồi cả hai cùng cười và hát vang: “Chim chào mào, chim chào mào, chim chào mào.” Thằng chạy trước thò tay ra búng một phát vào chim chào mào của thằng chạy sau, rồi cả hai lao xuống sông như những cảm tử quân xông trận.
Khi tôi đang viết những dòng này thì bọn người điên đã lấp xong sông. Chúng kéo về qua ngõ nhà tôi, hò hét, văng tục và hô khẩu hiệu vang trời. Tôi chạy ra trước cổng, dòm.
Một gã chỉ tay vào tôi nói: “Trên đầu mày có cái cây chưa chặt kìa!”
Tôi nói: “Không có đâu, đồ điên!”
Gã kéo thêm mấy thằng khác đứng lại, nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Một đứa nói: “Cái lão điên này, mặc quần áo như thật, trồng cây trên đầu như thật, ghét thế! Lột quần, nhổ cây của nó đi chúng mày!”
Thế là bọn chúng vật tôi ra đường, vò tóc, bẻ cổ tôi để nhổ cái cây trên đầu. Hai thằng khác lột hết quần áo tôi. Xong xuôi, chúng nó chạy, vừa chạy vừa lêu lêu. Tôi đuổi theo, nhưng chúng chạy nhanh hơn, chúng chạy trước, tuột quần ra vỗ vỗ ra chiều trêu ngươi thích thú.
Chúng vừa chạy, vừa hát, vừa cười.
Tôi nghĩ “có khi mình cũng phải cười và hát, có ai biết mình là ai đâu!”
Thế là chúng tôi vừa chạy vừa cười vừa hát, thỉnh thoảng lại vỗ vỗ vào mông, trần truồng, ngớ ngẩn.
Như một lũ người điên.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Putin: Bước lùi khi quân bài khí đốt hết linh?


- Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak tuyên bố việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Ukraine sẽ bắt đầu từ tháng 4/2015 mà không phụ thuộc vào tình hình thanh toán nợ của Kiev. Đây là một bước nhượng bộ đáng kinh ngạc của Nga trong vấn đề Ucraine. Phải chăng, Tổng thống Putin đã tính lại hay con bài khí đốt không còn linh thiêng?
Cuộc chiến khí đốt của Nga - Ukraine
Nga và Ukraine là hai nước láng giềng gần gũi, chung ngôn ngữ và có sự đan xen về sắc tộc. Cả hai đã có thời kỳ cùng ở trong Liên bang Xô viết. Năm 1991, Liên xô tan rã, hai nước tách ra nhưng do lịch sử để lại, mối quan hệ kinh tế đan xen nên không dễ gì bỏ nhau được.
Trong các mối quan hệ ấy, khí đốt được coi là mặt hàng mà cả hai đều phụ thuộc nặng nề vào nhau. Là nước cung cấp tới 30% sản lượng khí đốt cho EU, hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Nga phải “mượn” đất của Ucraine mà khó có phương án khác thay thế. Ngược lại, Ukraine là nước dựa vào nguồn khí đốt của Nga để sưởi ấm mùa đông cho 46 triệu dân.
Sự lệ thuộc nặng nề về kinh tế đã khiến Ukraine vẫn loay hoay theo kiểu “dùng dằng nửa ở nửa về”. Một bên là EU năng động, giàu có, đầy sức sống với sự bảo trợ về an ninh của NATO, một bên là nước Nga rộng lớn, giàu tài nguyên, đầy tham vọng.
Con bài khí đốt
Dưới thời của Tổng thống Putin, người Nga đang nỗ lực lấy lại vị thế của mình như một siêu cường đối trọng của Mỹ và EU. Dĩ nhiên họ không muốn EU lại mở rộng lãnh thổ đến sát nách của mình. Để chi phối được nước láng giềng này, không còn cách nào khác là dùng con bài kinh tế mà khí đốt được sử dụng như một công cụ.
Putin, khí đốt, người Nga, dân Nga, châu Âu, năng lượng, cấm vận, dầu khí, khí-đốt, người-Nga, dân-Nga, châu-Âu, năng-lượng, cấm-vận, dầu-khí
Mới đây, Tổng thống Putin nối lại việc bán khí đốt cho Ukraine, bất chấp việc nợ cũ chưa trả hết.
Trong khi đó, một Ukraine bị hấp dẫn bởi cái mới và sự níu kéo mối quan hệ cũ là mâu thuẫn chính khiến những cuộc biểu tình liên miên mà đỉnh điểm là sự thay đổi chính phủ vào đầu năm ngoái. Petro Poroshenko, môt doanh nhân thân phương Tây đã trở thành tổng thống mới của Ukraina sau cuộc bầu cử ngày 25/05/ 2014.
Sự ra đời của Chính phủ mới chưa làm cho người Nga tâm phục khẩu phục, đặc biệt là những người Nga sống ở miền Đông Ukraine. Cuộc chiến Đông - Tây kéo dài đẩy Ukraine rơi vào nợ nần, Nga đóng van khí đốt khiến dân chúng nước này điêu đứng, lòng người phân ly.
Mỹ và EU đã thống nhất một lệnh trừng phạt với Nga khiến nước Nga bị cô lập. Hậu quả của chính sách này là đồng Rúp mất giá hơn 50% và hàng ngàn DN nga bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Ngày 12/2/2015, sau 16 giờ đàm phán tại Minsk, lãnh đạo 4 nước trong gồm Ukraine, Nga, Pháp và Đức đã đi đến được thỏa thuận ngừng bắn và rút các vũ khí hạng nặng khỏi khu vực xung đột Ukraine.
Tiếp theo việc rút vũ khí hạng nặng, mới đây TT Putin nối lại việc bán khí đốt cho Ukraine, bất chấp việc nợ cũ chưa trả hết. Không chỉ thế, ông Putin lại đại hạ giá gas xuống còn 247USD/1000m3.
Phải chăng con bài khí đốt giờ đây không còn linh thiêng?
Cuộc cách mạng dầu khí đá phiến
Trong thiên nhiên, dầu khí nằm trong lòng đất nhưng không mấy khi tích tụ dưới dạng “túi dầu” mà một phần rất lớn nằm rải rác trong phần rỗng của các tầng đá phiến. Trong lịch sử hàng trăm năm của ngành dầu khí, con người mới chỉ khai tác dầu khí ở dạng túi, mà chưa đụng đến dầu khí đá phiến cho đến khi công nghệ nứt vỡ thuỷ lực ra đời và hoàn thiện.
Putin, khí đốt, người Nga, dân Nga, châu Âu, năng lượng, cấm vận, dầu khí, khí-đốt, người-Nga, dân-Nga, châu-Âu, năng-lượng, cấm-vận, dầu-khí
Nước Nga có vùng lãnh thổ rộng lớn, nhiều tài nguyên, nhất là dầu mỏ và khí đốt.
Về cơ bản, công nghệ nứt vỡ thủy lực là kỹ thuật bơm chất lỏng gồm hỗn hợp nước, cát và hóa chất vào lỗ khoan với áp lực cực mạnh, làm nứt gãy các vỉa đá phiến, từ đó tạo ra các lỗ hổng để tập trung dầu và khí trong đá vào các giếng khoan để khai thác.
Công nghệ này có từ thế kỷ trước nhưng chỉ ở mức sơ khai và không mấy ai tin tưởng vào sự thành công của nó cho đến đầu thế kỷ vừa rồi. Việc hoàn thiện kỹ thuật nứt vỡ thủy lực trong khai thác dầu khí đá phiến đã khiến sản lượng dầu và khí của Mỹ tăng vọt trong gần một thập niên qua.
Từ năm 2005-2014, sản lượng khai thác dầu và khí đá phiến ở Mỹ tăng từ 5% lên đến 35% tổng lượng dầu khí khai thác ở nước này. Hiện Mỹ đã vượt Nga, trở thành nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới. Còn dầu thì từ năm 2008 đến nay, sản lượng Mỹ khai thác đã tăng đến 70%, lên mức 8,7 triệu thùng/ngày và trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong năm 2014. Đây là nguyên nhân chính khiến giá dầu liên tục giảm trong vài năm lại đây.
Mỹ từ một nước tiêu thụ và nhập khẩu dầu mỏ, nay đã trở thành quốc gia tự cân đối sản lượng, thậm chí có thể tham gia xuất khẩu và hỗ trợ đồng minh trong trường hợp mấy ông trùm OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries) đỏng đảnh.
Khi ngả về phương Tây, Ukraine đã từng bước giảm dần phụ thuộc khí đốt Nga xuống dưới 40%. Khi sở hữu công nghệ khai thác mới, khí đốt của Mỹ cũng sẵn sàng bán sang châu Âu với giá khoảng 200USD, còn thấp hơn cả giá của Nga.
Bằng công nghệ khoan ngang, người Mỹ đã hạ giá thành khai thác dầu khí một cách kinh ngạc. Hiện tại, các công ty của Mỹ có giá thành khai tác chưa tới 100 USD/1.000m3..
Nước Nga có vùng lãnh thổ rộng lớn, nhiều tài nguyên, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, khi những vũ khí quan trọng để chi phối cuộc chơi trong đó có dầu mỏ, khí đốt không còn sức mạnh như trước thì liệu Putin có phải nhượng bộ và tính lại bước đi của mình?
Phải chăng, khi hiểu được điều này nên trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến hôm 16/04, ông Putin trở nên mềm mỏng và thân thiện hơn?
Phan Thế Hải
Phần nhận xét hiển thị trên trang