Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Người tài sợ nổi tiếng


Nhà toán học Grigory Perelman.

Grigory Perelman, nhà toán học người Nga từng từ chối giải thưởng một triệu USD, tuyên bố ông biết cách kiểm soát cả vũ trụ nên chẳng cần tới tiền.
Vào tháng 3/2010, Viện Toán học Clay (CMI) tại Mỹ thông báo họ sẽ trao khoản tiền thưởng trị giá một triệu USD cho Grigory Perelman, nhà toán học Nga, do ông chứng minh được giả thuyết Poincaré, một trong bảy vấn đề toán học quan trọng nhất trong thiên niên kỷ thứ hai chưa được làm sáng tỏ.

Nhưng Perelman, hiện thất nghiệp và sống cùng mẹ trong một căn hộ nhỏ ở thành phố St Petersburg, từ chối nhận giải thưởng. Lý do mà ông đưa ra là CMI phớt lờ nỗ lực của Richard Hamilton, một nhà toán học khác, trong quá trình chứng minh giả thuyết Poincaré. Tuy nhiên, một bộ phận dư luận không tin đây là lý do khiến ông từ chối giải thưởng
Nhật báo Komsomolskaya Pravda của Nga cho biết, tiến sĩ Perelman đã trò chuyện với một nhà sản xuất phim có tên Alexander Zabrovsky vào cuối tháng 4. Vì Zabrovsky sắp sản xuất một phim tài liệu về các nhà toán học xuất sắc nhất thế giới nên Perelman đồng ý trả lời những câu hỏi phỏng vấn của ông. Trong cuộc phỏng vấn nhà toán học nhắc tới khái niệm trống rỗng. Ông cho rằng tình trạng trống rỗng tồn tại khắp nơi và con người có thể tính toán được nó.

“Tôi cùng các đồng nghiệp đã tìm ra cách tính toán sự trống rỗng. Chúng tôi hiểu rõ các cơ chế lấp đầy những khoảng trống xã hội và kinh tế”, ông nói với nhà báo tuần trước.

Perelman nói nghiên cứu của ông có thể mở đường cho sự ra đời của nhiều ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực - từ công nghệ nano tới các bộ môn khoa học xã hội. Nó sẽ giúp nhân loại hiểu bản chất tự nhiên của vũ trụ. Do hoạt động nghiên cứu quá thú vị nên ông không còn thời gian cho những vấn đề khác.

"Tôi biết cách kiểm soát cả vũ trụ, vậy thì tại sao tôi phải theo đuổi một triệu USD?", ông nói.

Nhà toán học được xưng tụng là "người thông minh nhất thế giới" cũng giải thích nguyên nhân khiến ông không muốn trả lời phỏng vấn của giới truyền thông suốt một năm qua. Perelman khẳng định ông tránh xa giới truyền thông vì không muốn nổi tiếng và cũng sợ hành vi xấu của một số nhà báo.

Giả thuyết Poincaré, được nhà toán học lỗi lạc Henri Poincaré đưa ra năm 1904, liên quan đến cấu trúc bên trong của các định dạng ba chiều. Chứng minh giả định này là một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà toán học thế giới suốt 100 năm qua.

CMI xếp giả thuyết Poincaré cùng với sáu vấn đề hóc búa trong toán học thành bảy bài toán của thiên niên kỷ và tuyên bố sẽ trao một triệu USD cho người đầu tiên giải quyết được một trong số các vấn đề.

Perelman, người từng làm việc ở Viện toán học Steklov ở St Petersburg, bắt đầu đăng lên mạng các tài liệu chứng minh giả định năm 2003. Loạt kiểm tra sau đó chứng minh ông đã đúng.

Bốn năm trước, Perelman từng được trao huy chương Fields, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học, từ Liên minh Toán học Quốc tế.

Vào thời điểm đó, Perelman phát biểu: "Tôi không hứng thú với tiền bạc hay danh vọng. Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình". Ông từ chối nhận giải và cũng không tới dự buổi lễ.
Nguuồn :Minh Long-Vn Express


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lê Vĩnh Tài - 10 BÀI THƠ

1.
 
yêu tôi
không yêu tôi
lửa
không phải nước sôi
 
em có còn
dám yêu nước nữa
không? khi lửa dường như đã thấm
mệt?
 
 
2.
 
giữa em và tôi
là một hoàng hôn
đầy do dự
 
đầy những nhà thơ mang mặt nạ
tha hồ cười
và nhấp nháy lòng yêu nước
trên môi
 
và bài thơ
cũng như mẹ Tổ Quốc không còn người
nối dõi
 
 
3.
 
bài thơ
chỉ còn lời nói dối
nhạt như nước ốc
nhồi
 
muối
sẽ đi tìm mớ chữ
trên trang giấy bị đốt bỏ
cháy mặn đắng đám tro
 
bài thơ
chỉ đoán mò
và lén lút nhấp nhô
trong những ngai vua chìm bóng tối...
 
 
4.
 
bài thơ ở đâu?
khi chúng ta nghe ông già nói:
mùa thu đã giết mất một người
trong khi mùa thu
làm một phát
mấy chục triệu người
 
bài thơ đành xé đôi
như bẻ ổ bánh mì
bỏ mọi người
bụng đói, với mớ con chữ bổ túc
lúc nhúc văn hoá xoá mù
thành câm
điếc ngàn thu...
 
chữ
chỉ còn xù như mớ lông
chim
 
 
5.
 
những con chim những con chim
không phải mây
không phải mưa
chúng là những con người
trúng đạn và rơi
như nước mắt
 
chúng nằm
tưởng như những người tình
thơm mùi cỏ mật
 
chúng là bài thơ
trong bếp than đã tắt
 
bài thơ
như hai con mắt
như cái mũi
như gương mặt
của
em
 
sau khi hiến thân cho mặt trời
chói lọi
qua trái tim ba rọi
em, và những con chim bắt đầu lại
hót
 
nghe như là
vọng âm
em như là
đã khác
khi những con chim hót
cũng bắt đầu quang quác
 
bài thơ thì thầm
trong lúc các nhà thơ vô danh
bắt đầu giở trò cao giọng
 
 
6.
 
những con chim những con chim
có lẽ chúng biết
sắp tới cái thời người ta giả vờ cho phép hót
sắp tới cái thời người ta hé cửa lồng
để chúng tha hồ uốn éo: ôi chao, mới đó đã hừng đông
 
tha hồ mặt trời hồng
bài thơ chảy máu trong căn hầm
ngôn từ phủ trong cát bụi
 
em đừng nói: những con chim không bao giờ
thèm làm những con chim nữa
sau khi bài thơ dùng ngón tay trỏ
chỉ vào giấc mơ:
 
bài thứ nhất, mất đầu
bài thứ hai, đứt lưỡi
bài thứ ba, nhổ lông và cắt cổ
trong mấy cái bao bố trôi sông lạc chợ
 
có người nói: chúng ta điên rồi sao?
xin đừng bao giờ
nói tới chuyện đó
nữa
 
đó không phải bài thơ
đó là vũng máu mậu thân
quá khứ nên quên
nhưng bầu trời đã bị thủng một lỗ
mà mọi người phải gọi là ngôi sao
 
ngôi sao
thề uống máu phanh thây
nên mỗi ngày
bài thơ chỉ dám để lại những con chữ
mù mờ bên cửa sổ
 
và mọi người lén lút đọc những chữ ấy
kêu to lửa cháy
sau đó xoá đi ngay
 
trong lúc những con chim
những con chim
đang cố sức
bay...
 
 
7.
 
như gió
bài thơ nhìn lên bầu trời
bộ nhớ của nó màu xám
mưa đầy
 
nó biết màu đỏ
đôi khi có hoà bình màu xanh
đôi khi giả vờ cộng hoà vàng nhạt
nhưng đất nước chỉ một chân trời lở loét
 
không có mây
chỉ có mặt trời
nên không có gì bay
cả
 
dù mệt lả
mọi người vẫn tiếp tục tìm
một cái gì để đánh bại
khi biết rằng bầu trời không phải
kẻ thù
 
cứ phải đi tìm kẻ thù
đến lúc hoàng hôn
màu đỏ nhạt dần
như sự ngu đần
màu im lặng
 
bây giờ không có bầu trời
không có mây
bài thơ vẫn nhìn thấy
cuộc độc thoại của một người ra vẻ thích bay
 
mà khi người ấy tới
bài thơ nuốt cơm thấy đau
tắm thấy rát
không còn đủ không khí để thở
 
bài thơ mơ
mình nhẹ hơn không khí
như thể xương khô vẫn còn cùng nước mắt
bay
trên mây...
 
 
8.
 
dần dần, bài thơ biết
để tâng bốc lẫn nhau
chỉ cần dùng một giọt máu
 
đôi môi mỏng của bài thơ trở nên
bén ngọt
với những nụ hôn, bài thơ đã học thêm
mấy cái nghề
rất xịn
như viết câu đối
và ôm eo
con gái
 
mắt nhắm
tay mở ra
và thời gian, bài thơ đã quen với những
cái bẫy
cũng biết cách thở và run rẩy
quỳ và đẩy
sau khi quỳ và lạy
 
không phải lừa dối
nhưng bài thơ phải vang lên
tiếng kêu hoàn hảo
như bóng tối
 
ngày qua ngày, những hy vọng lặng lẽ
nhú ra
so với lúc bài thơ còn con gái
 
khi ngủ, bài thơ sẽ nghe
ông già đang chơi mềm mại
 
ông già làm bài thơ nhớ lại
những lần phải gõ
liên tục
một ngàn chữ một phút
 
nắng cũng sẽ nhấp nhô
lúc ông già thức dậy
buổi bình minh
nổ những tràng lời hứa
như chim hót
 
và những ngón tay
làm bài thơ đau
và mệt
cuối cùng
bài thơ cũng chảy ra như nước
 
nó đã bị thương
vì sự ồn ào
đến chết vẫn còn nói láo
 
trong khi đó một âm thanh
đang vang dưới đáy đại dương
 
trong khi đó một âm thanh
lắc rung như chuông gió
 
trong khi đó một âm thanh
kéo cưa đám mây rì rào
 
âm thanh, nó kéo
bài thơ căng ra sợi dây cung
cuối cùng
lại lùng nhùng
như đáy quần của bài thơ
ướt sũng
nhìn mọi người đói
và phù thũng
 
 
9.
 
trong khi đó
một cô đơn
ngày như ngưng thở
như cơn gió
tự nhiên đổi hướng
 
bài thơ
ngửi mùi trắng đục
như nhà ngục
màu xỉn và nâu
sao lại giống như màu
hy vọng
và khuấy động
rồi chỏng gọng?
 
khi đến đoạn màu xám
bài thơ cố trồi lên
trên đám mây
và thấy
hai con mắt
đang trôi
của ông già
và một nhà văn
đói bụng đi kiếm ăn
 
bài thơ
biết
mình không cần phải lăn tăn
nữa...
 
 
10.
 
trong khi đó một hồn nhiên
cửa sổ của căn phòng
sáng lên, để lộ ra một đêm đông
khu rừng
một đoàn quân thật lạnh
và ông tướng cầm mấy miếng bánh
 
bài thơ
lật ngửa cái mũ cối
tỉnh dậy trong vòng tay ánh sáng
diễn đến trò cuối cùng
bằng tất cả những gì nó đã học
 
cuối cùng
bài thơ bị gạt sang một bên
trong lúc đám mây vẫn còn nhào lộn
như ông già
cầm gậy chỉ lên tấm bản đồ
như bây giờ có người đang múa
trên một vỉa hè nhìn hơi đông đúc
 
ông già
chói loá mặt trời
nóng đến mức bài thơ
phải bay và chạy
lên mây
 
bài thơ biết mùa xuân sẽ làm sạch
mùi mùa thu ẩm mốc
như mùi thơm thịt mỡ
mùi xương sườn nướng
đồi thịt băm
thành tư tưởng
phẳng lì, và bộ đồng phục chính trị
 
dây thần kinh của bài thơ
có thể đứt
nếu như mọi người cứ cố
co và kéo
 
con rắn phun nọc đã bị mù
bài thơ không bỏ chạy
và cuộc chiến của ông già với chữ
đã bắt đầu
như ngày xưa xương máu ngập sông sâu
 
ông ta
làm mọi người ghét
hay hài lòng
bài thơ không biết
cũng không cần biết
 
chỉ biết
một con Quỷ Đỏ
nghênh ngang trên đường
mà bài thơ
và mọi người cứ cố
chịu
như một cục
xương...
 
ông ta
ngâm bài thơ trong sự sợ hãi
như ngày xưa Mẹ muối dưa cải
 
ngày bài thơ được thả về
qua cửa kính
mọi người nhìn thấy
bài thơ cố thoát khỏi
những tiếng ồn ào hỗn loạn
 
có thể những nụ hôn
làm bài thơ phải ngoan ngoãn
và bị mắc kẹt những ý nghĩ
 
trong sự bất an của bài thơ
có một bóng ma cứ truy đuổi
lòng tin của mọi người
 
rõ ràng
các đám mây và bóng ma đang thì thầm
và điều này bài thơ thừa sức hiểu
như cái chết của mấy triệu người không kịp bó chiếu
chỉ kịp lấp xuống và lặng im...
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phạm Khiếm Danh - Sự gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu?

Danh vọng trong làng văn nghệ là thứ danh vọng mà nhiều kẻ nghĩ rằng sẽ làm họ sang trọng hẳn lên khi ghi lên danh thiếp một hoặc vài chữ sĩ gì đó, ví dụ: chủ tịch tỉnh kiêm thi sĩ, giám đốc sở kiêm họa sĩ, thứ trưởng kiêm văn sĩ..., chẳng hạn. Kẻ điển hình và nổi danh nhất trong mẫu người đa năng, đa tài này là ông Trung tướng Hữu Ước, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân, kiêm Tổng Biên tập báo Công an Nhân dân, kiêm nhà văn, kiêm nhà thơ, kiêm họa sĩ, kiêm nhạc sĩ, kiêm kịch tác gia... ông còn được dân giang hồ văn nghệ gọi là một Xuân Tóc Đỏ của Hà Thành hôm nay.
Chúng tôi gọi đùa các vị nghệ sĩ đa năng, đa tài kiểu này là các kiêm sĩ.
Nhưng kiêm sĩ đứng một mình thì chưa thành , mà họ còn có những bệ phóng để nâng bi, thổi hơi, đánh bóng. Chúng tôi gọi dạng người làm bệ phóng này một cách nôm na là các bơm sĩ.
Thơ và họa là hai món thường được các kiêm sĩ và bơm sĩ chuộng nhất, vì không phải mất nhiều thời gian và công sức, trí lực để sáng tác mà cũng có thể sản xuất ra được thứ tác phẩm xập xí xập ngầu.
Có lần, một anh bạn già làm thơ rủ tôi ra quán lai rai. Chúng tôi gặp một người em kết nghĩa của anh ở đó, ông em này lại giới thiệu với chúng tôi một tay đại gia kiêm thi sĩ.
Ông đại gia kiêm thi sĩ này (xin được gom lại gọi chung là đại kiêm sĩ) đi cùng một tay nhạc sĩ. Ông hồn nhiên tuyên bố rằng ông trả lương hậu hĩnh cho anh nhạc sĩ này để anh ta làm một nhiệm vụ duy nhất là phổ các bài thơ của ông thành ca khúc. Sau một vài ly ngà ngà, ông đại kiêm sĩ bảo ông nhạc sĩ ra mở cốp xe hơi mang vào bàn nhậu một túi xách to đùng, mở túi xách lấy ra 16 cuốn thơ, rồi chia 16 cuốn này làm hai bộ, mỗi bộ 8 cuốn.
Ông đại kiêm sĩ trang trọng ký tặng tôi và anh bạn nhà thơ già mỗi người một bộ. Ông tỏ vẻ chân thành và quyết liệt: “Chúng ta là nghệ sĩ, các anh không được từ chối, đừng khách khí với nhau làm gì. Tôi làm thơ để trang trải tấm lòng với người đồng điệu chứ tuyệt đối không phải để bán mua. Hãy mang về đọc cho biết!”
Anh nhạc sĩ đế thêm:“Khí khái, khí khái quá! Báo cáo các anh, em thành thực tin rằng một kỷ lục trong thi ca như thế này thì dứt khoát sẽ lừng lững đi vào văn học sử.”
Ông đại kiêm sĩ bảo anh nhạc sĩ bỏ 16 cuốn sách vào hai cái túi có in logo thương hiệu của công ty do ông làm chủ, anh nhạc sĩ làm theo với những động tác thật thuần thục và nhanh gọn, không để cho chúng tôi có cơ hội từ chối và cám ơn. Ông đại kiêm sĩ không quên nói rằng ông trút hết tâm lực để sáng tác 8 tập thơ này, mỗi tập chừng trên trăm trang, trong đúng một năm! Ông hào hứng khoe rằng một số cuốn trong số 8 tập thơ đó được một nhà thơ có tên tuổi tự tay làm bìa, và viết lời giới thiệu cho.
Cầm sách lên lật xem vài trang, ngay lập tức chúng tôi không nghi ngờ gì về giá trị văn học của hơn 800 bài thơ được liên tục sản xuất trong chừng 365 ngày; cũng như không nghi ngờ gì món tiền có lẽ cũng hậu hĩ mà ông đại kiêm sĩ này trả công cho ông bơm sĩ kiêm nhà thơ, kiêm họa sĩ vẽ bìa, kiêm nhạc sĩ, kiêm chuyên gia viết bài bốc thơm các mầm non văn nghệ, lỡ dịp vắng mặt trong hôm đó.
Chừng 15 phút sau, thấy hai chúng tôi không mặn mà lắm với các công trình thi ca có tầm vóc kỷ lục quốc gia, thậm chí kỷ lục thế giới, tất nhiên là về mặt số lượng, cả hai ông sĩ đồng loạt đứng dậy lạnh lùng chào rồi kiêu hãnh bỏ đi. Hai đứa chúng tôi không biết phải làm gì với hai túi thơ to đùng và nặng ơi là nặng đang ngự dưới gầm bàn. Thiệt là khó xử, vờ bỏ quên lại quán thì không được rồi, còn vác về thì cũng dở, nhưng sau cùng cũng phải vác về tìm chỗ cất rồi tính sau; lạng quạng ông ta quay lại tặng thêm mỗi đứa một bộ nữa thì có mà ná thở!

*

Đó là câu chuyện hồi bốn năm trước, ngẫm lại tôi thấy có chút đồng cảm với ông đại kiêm sĩ.
Ờ, cũng là một trò chơi, danh vọng thì ai không khoái; dư tiền thì in thơ tặng nhau để có cớ cụng ly bắt tay, đóng vai danh sĩ trong giây lát, không hại gì ai; làm thơ dở không phải là cái tội, thậm chí lâu nay có các nhà thơ đang quyết liệt tranh đấu cho quyền được làm thơ dở nữa kìa; nếu không thích thì hãy kiên quyết đừng nhận, vậy thôi. Nếu tình cờ gặp lại, dám mình sẵn sàng mời ổng vài chai bia cho hết buổi chiều lắm à.
Còn không ưa tay nhạc sĩ và tay bơm sĩ kia ư?
Chà, thôi đi Tám à, cũng là một cái job kiếm cơm của họ thôi, quên chuyện chữ nghĩa lăng quăng kia đi cho nó khoẻ!
Tưởng vậy nhưng mà không khoẻ. Hôm nay, tình cờ chúng tôi đọc trên mạng một bài chữ nghĩa leng keng, rổn rảng được xi mạ bằng tình yêu dân tộc, đất nước; được danh gia bơm sĩ trong làng văn nghệ không bỏ lỡ cơ hội bơm hơi và chùi bóng. Nó khác với cái tham vọng hồn nhiên đi vào văn học sử của ông đại kiêm sĩ kia lắm.
Mời quý độc giả xem bài viết dưới đây - ở đường link này:


Tôi nghĩ, đây là một ví dụ điển hình về hai mẫu tâm hồn đồng điệu ký sinh vào nhau: một là dạng cơ hội chuyên múa bút nịnh nọt, bợ đỡ để kiếm chác, nhưng rất khôn ngoan ở chỗ biết chọn các  bi xứng tầm để nâng, để món lại quả không chỉ là dăm triệu bạc lẻ mà có thể là chiếc xe hay miếng đất; y thừa thông minh để hiểu sự bất tài, kém cỏi của kẻ kia, nhưng vẫn cứ kiên tâm bợ đỡ để kiếm chác, trong cái phức cảm vừa cần vừa sợ, vừa khinh kẻ kia vừa khinh chính mình.
Và một là dạng quyền lực, trọc phú háo danh, nhưng không chỉ háo danh văn nghệ mà thôi, mà còn hơn thế nữa, còn cả cái âm mưu dùng cái danh văn nghệ để làm phương tiện thăng tiến trên con đường làm quan của mình -- khả năng văn chương không đi xa hơn những câu khẩu hiệu cũ mèm, được bơm thứ thuốc gây mê thời thượng. Hẳn nhiên hắn cũng khinh cái kẻ mà hắn có thể vung tiền ra mua để xoa vuốt hắn không kém.
Hãy xem thử những câu rổn rảng kiểu: “Qua năm tháng theo chiều dài lịch sử / Đất nước tôi vang mãi bản tình ca / Hồn dân tộc là hùng thiêng sông núi / Là biên cương, biển đảo quê hương...”.
Những câu chữ của bài thơ (sau này thành ca từ) thì ngô nghê, sáo mòn, non nớt trong kỹ thuật, còn nội dung thì vừa lên gân, lên đồng, vừa xa rời với cái thực tại xã hội đang tan nát trước mắt. Còn bài tâng bốc thì với những cụm từ sáo và sến như: đôi cánh của âm nhạc, bay vào bất tử... quả đúng là một thứ tụng ca dễ gây buồn nôn.
Có phải đây là sự “gặp gỡ trong hồn dân tộc” như cái nhan đề của bài viết?
Không, đây là sự lợi dụng lẫn nhau của hai chủ thể: bọn cơ hội, mất nhân cách, cùng với bọn trọc phú, quyền lực, trong vị máu nồng của quá khứ hòa với rượu tây trên bàn nhậu hôm nay.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ tố Trung Quốc mở rộng tiền đồn ở Biển Đông


PN – Giám đốc tình báo Mỹ hôm 26/2 cho biết Trung Quốc đang mở rộng các tiền đồn của mình ở Biển Đông, bao gồm việc thiết lập lực lượng đồn trú gồm các tàu và các đường băng “tiềm năng” như là một phần trong nỗ lực phát huy chủ quyền của mình “một cách quyết đoán”.
 
Giám đốc Tình báo quốc gia James Clapper điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về các mối đe dọa toàn cầu - Ảnh: AP
Giám đốc Tình báo quốc gia Hoa Kỳ, ông James Clapper, hôm thứ Năm đã điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về các mối đe dọa toàn cầu. Ý kiến của ông nhấn mạnh nước Mỹ lo ngại hoạt động cải tạo đất và xây dựng của Trung Quốc tại các đảo và rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông có thể khiến cho quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng trong khu vực thêm căng thẳng.

"Mặc dù Trung Quốc đang tìm kiếm các mối quan hệ ổn định với Mỹ, họ vẫn không ngần ngại chấp nhận những căng thẳng song phương và khu vực khi theo đuổi lợi ích của mình, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền biển”, ông Clapper nói. Ông mô tả các yêu sách của Trung Quốc, thể hiện qua cái gọi là “đường chín đoạn” bao trùm hơn 80% Biển Đông, là “quá đáng”.
 
Máy bay do thám của Mỹ hoạt động trên khu vực tranh chấp ở Biển Đông - Ảnh: AP
Mỹ không có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở một khu vực trọng yếu đối với thương mại thế giới.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, giới thiệu các hình ảnh do vệ tinh thương mại chụp cho thấy trong năm qua Trung Quốc đã mở rộng bãi đá Ga ven trong quần đảo Trường Sa. Ông cho biết việc mở rộng của Trung Quốc có thể cho phép họ sử dụng các loại vũ khí, bao gồm cả vũ khí phòng không và các loại vũ khí khác.
Ông Clapper nói Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nên chưa rõ họ sẽ triển khai lực lượng hay vũ khí gì ở đó. Ông cho biết các hoạt động của Trung Quốc trong một năm rưỡi qua, kết hợp với việc đưa giàn khoan vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một "xu hướng đáng lo ngại”.
 
Trung Quốc xây dựng các tiền đồn ở Biển Đông - Ảnh: AP/Getty Images
Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS), Trung Quốc đã có một đội quân đồn trú và hậu cần tại đảo đá Ga Ven từ năm 2003, nhưng họ bắt đầu các hoạt động xây dựng quan trọng vào năm ngoái bằng việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo mới rộng 72.843 mét vuông. Tòa nhà chính trên đảo có một tháp phòng không.
TỐ QUYÊN 
Phần nhận xét hiển thị trên trang