Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Gặp ông Khải Ozone


Đọc chữ của ông cũng nhiều, xem người ta viết về ông cũng lắm, thấy rất nhiều ý kiến đối nhau, chọi nhau, có khi đến căng thẳng, thấy đây là một con người kỳ lạ, nhưng lại nghĩ mỗi anh mỗi việc chắc chả bao giờ gặp nhau, thôi thì biết nhau kiểu văn kỳ thanh thế. Một hôm đẹp trời có số điện thoại lạ, rồi một giọng rất to, gấp gáp: Khải đây, Khải Ozone đây, chào  người anh em, tớ hay đọc cậu, và thích. Hôm nay vớ được số điện thoại, gọi làm quen nhé. Nếu có dịp ra Hà Nội thì gọi tớ, hoặc tớ đi lang thang đâu sẽ gọi nhau… rồi cụp phát cũng bất ngờ như khi gọi. 
 
          Tất nhiên là tôi dạ rối rít, rồi cũng lưu số đàng hoàng, nhưng bụng vẫn nghĩ, thì lưu thế chứ chắc già đã gặp…
           
Cách đây 2 hôm, điện thoại tôi báo có Email đến, mở ra, một dòng tin nhắn từ một email lạ: “chào anh ah. Bác Khải OZON đang ở Playku, Anh vui lòng gọi điện ngay cho bác theo số 0904183670 nhé anh.Cảm ơn anh rất nhiều ạ.Trân trọng.”. Sau mới biết, địa chỉ email này là của một doanh nghiệp lớn, anh ta mời ông Khải vào để… mắc điện. Mời một tiến sĩ vật lý nổi tiếng vào để mắc điện, tay chủ này chơi ngông và ông Khải cũng… ngông.
         
 Rồi tôi cũng kịp ngồi cà phê với ông, kịp nghe rất nhiều chuyện… trên trời dưới biển của ông dù thời gian khá ít… Và dẫu là lần đầu tiên gặp nhau, mà nói chuyện với nhau khiến vợ chồng chủ doanh nghiệp Dương Hùng Đỗ cứ tưởng như đã quen đã thân tự kiếp nào…
          
 Đấy là một người có sự đam mê kỳ lạ với khoa học, với những phát minh, dẫu là nhỏ nhất. Có vẻ như cái gì ông cũng biết, đến nỗi khi tôi đưa ảnh ông ngồi với tôi lên facebook của tôi thì có 80 phần trăm người comment khen ông, ca ngợi ông hết lời, còn 20% thì bảo là ông… nổ. Tôi kể với ông, ông cười khà khà, muốn nổ phải có thuốc súng chứ? Và cũng qua các comment tôi cũng mới biết ông còn là người khởi xướng dùng bảng màu xanh không lóa thay cho bảng đen mà hầu hết các trường học đã được xây dựng khang trang ở khắp Việt Nam đều có… Cũng có comment mách tôi rằng ông đã giúp cho Đà Nẵng cái công nghệ cá cơm rút xương. Trời ạ, gà rút xương, vịt rút xương, thậm chí đến lươn rút xương còn khả dĩ, chứ những con cá cơm lớn hơn que tăm một tí, một cân hàng nghìn con, mà cũng rút xương được thì quả là kỳ tài…
          
 Có 2 việc khiến ông nổi hơn cồn và cũng đang gây tranh cãi hiện nay, một là dùng Ozone chữa bệnh, và 2 là dùng đèn compact khử khuẩn, khử khói và khử mùi. Đã từng có những bài báo gay gắt việc ông tuyên bố chữa khỏi bệnh chân tay miệng cho trẻ em cũng như chữa tôm cho bà con Bình Thuận. Nhưng qua những cuộc điện thoại liên tục ông nhận được khi ngồi với tôi và cả tin nhắn mà tôi được đọc, thì nhân dân, chủ thể chữa bệnh của ông, lại rất tin tưởng và muốn nhờ cậy ông. Họ cám ơn ông. Và không chỉ bệnh cho người, cho tôm, ông còn chữa bệnh cho tiêu, cà phê. Nên ông kể lên máy bay rất nhiều người nhận ra ông, hỏi ông lại vào giúp dân chữa bệnh à? Và, cũng ông kể, giờ mà về Chư Sê, rất nhiều bà con nông dân sẽ đón ông, vì ông đã chữa bệnh cho tiêu của họ rất hiệu quả. Mà không chỉ chữa bệnh, ông giúp họ bảo quản hạt tiêu. Có nhiều cách bảo quản, và vẫn bị mốc, riêng cách ông Khải, không mốc. Và cũng chính ông  đã giúp bà con bảo quản Thanh long xuất khẩu sang Hà Lan, Bưởi sang Mỹ. Hôm qua tôi chứng kiến cú điện thoại giục ông nhanh ra Hà Nội để lên Lạng Sơn giúp bảo quản quýt để đánh ngược sang Trung Quốc. Đích thân chủ tịch tỉnh Lạng Sơn mời ông. Mà bà con nông dân, họ rất thiết thực và tình cảm, ai giúp họ, họ nhớ ơn suốt đời…
          
 Như đã nói, chuyến này lên Pleiku là ông đi theo lời mời của một chủ doanh nghiệp cũng quái kiệt như ông, ông Dương Hùng Đỗ. Ông này vừa bỏ tiền ra mua cái máy mấy tỉ bạc, chỉ cần soi vào đất là biết nó đang thiếu gì, thừa gì, để con người điều chỉnh. Ông Đỗ có một hệ thống nhà máy phân ở khắp nước, nghe nói làm ăn rất được, và giờ ông lên Pleiku bỏ tiền mua nguyên nhà máy xi măng của tỉnh. Nhà máy này một thời là lá cờ đầu của ngành công nghiệp Gia Lai, ông giám đốc như một điển hình thấy hội nghị nào cũng có mặt. Giờ nó nằm một đống, thoi thóp trong mịt mù bụi. Và ông Đỗ lên mua lại, dự tính sẽ đầu tư tiếp 500 tỉ mua một công nghệ tốt nhất thế giới về làm, nghe nói đến khói của loại xi măng này cũng được thu lại để… xuất khẩu. Ông Khải được mời vào chỉ để truyền nghề… mắc điện. Tôi hỏi có lãng phí không khi mời một ông tiến sĩ vật lý vào chỉ để… mắc điện. Cả 2 ông khà khà cười rất “tâm đầu ý hợp”: sao lại phí, chỉ ông Khải mới biết mắc bóng màu gì ở đâu cho hợp, ví dụ chỗ nào bụi thì mắc bóng gì, chỗ nào nắng thì bóng gì. Và trên hết, nó tiết kiệm điện kinh khủng.  Cái bóng LED này (giơ cái bóng như bóng bình thường có thêm sợi râu lên) sáng gấp 4 lần bóng compact cùng loại, giá chỉ bằng 1/6 bóng cao áp thủy ngân  thì việc gì không thay. Và cứ tưởng cái bóng này phải mua ở đâu, nhập nhiếc thế nào, ông Khải tuyên bố: Người Gia Lai có thể tự làm tự mắc được, tất nhiên có sự tư vấn của ông. Nguyên liệu chính thì phải nhập, còn lại 90% là làm lấy. Chính vì thế mà ông nhờ tôi giới thiệu thêm cho mấy trại gà, trại lợn nuôi với số lượng lớn để ông đến thăm và tư vấn cho họ mắc điện, vừa tiết kiệm, vừa khử khuẩn, vừa chữa bệnh vân vân các loại… Thì ra cách đây mấy tháng, ông Khải đã vào lắp một cái bóng đèn LED cho ông Đỗ ở Đăk Lăk, các cái khác lần lượt cháy, riêng cái của ông Khải vẫn còn, và đấy là nguyên cớ của chuyến đi này.
          
 Nói gì thì nói, trong khi các trí thứ khác của chúng ta chủ yếu là ngồi phòng lạnh nghiên cứu khoa học hoặc đề ra các chính sách… trên trời, thì hình ảnh một ông già hơn 70 tuổi, bằng tiến sĩ thứ thiệt, lặn lộn đi hết vùng sâu này vùng xa khác, sát cánh với người nghèo phổ biến cho họ từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của kiến thức để áp dụng vào đời sống thì chẳng phải là một hình ảnh quá đẹp ư. Ông quan tâm đến gì? bệnh chân tay miệng, bệnh tôm, bệnh cà phê, tiêu, tiết kiệm điện vân vân, và mới đây, ông bảo, Ebola mà vào Việt Nam, ông chữa xong béng. Chả biết ông thật hay đùa nhưng trông mặt ông đầy nghiêm túc chứ không hể hả như lúc ông bảo tôi: em mang bóng đèn này về thắp ở nhà vệ sinh, nếu thấy có côn trùng vào hay có mùi gì thì cứ phôn cho anh mà… chửi? Tôi mang bóng ông cho về thắp một đêm, hôm sau vợ xui: anh hỏi bác Khải xem bán chỗ nào, mua thay hết bóng trong nhà đi (phụ nữ rất tinh, họ thấy ngay cái lợi trước mắt là một bóng ấy có thể thay được mấy bóng Neol về độ sáng nên “quyết” luôn như thế). Tôi thật thà kể với ông, và kết quả, ông lại… đau khổ lôi trong va ly ra tặng tôi thêm 1 bóng nữa, vì ở chỗ tôi ở chưa bán…
         
 Nhưng cũng nói thật, vẫn cứ lợn gợn khi thấy ai gọi đến hỏi bệnh gì ông đều… nhận lời chữa, chỉ bằng Ozone, tất nhiên. Ngay tôi, sau khi ngồi với ông, lúc về cũng hớn hở trên tay một chai nước Ozone- có thể vừa uống vừa rửa, “cái mặt em cũng cần phải rửa cho nó sáng hơn, ra Hà Nội anh sẽ gửi thêm cho em mấy can nữa, bằng đường xe khách”- ông hể hả. Tôi  bị viêm họng hạt mạn tính, đã uống nước của ông 2 hôm nay rồi, đúng cách ông dạy, thấy có vẻ vẫn… chưa bớt ho. Nhưng tôi hiểu, bệnh phải hợp thuốc và thuốc còn hợp người nữa, nên vẫn uống và… lắng nghe cơ thể… Với lại, chữa bệnh, chiếm đến 50% là nhờ vào hiệu ứng tâm lý…
          
 Ngồi một lúc chừng hơn tiếng đồng hồ tôi chứng kiến hai mươi ba cuộc gọi cho ông nhờ diệt virus, vi khuẩn, nấm mốc, bào tử… mà phần lớn là người không quen từ khắp nơi trong nước, mà tiếng ông thì to, cứ như quát người nghe, thế nhưng đôi mắt thì hấp háy trông rất tình. Vậy nên tôi… tha, trả ông về với đống điện đóm ở công ty ông Đỗ. Trên ô tô tiếng ông vẫn oang oang: Tớ đi thế này không phải vì tiền, cũng không phải danh, vì tớ… đủ rồi, mà cái chính là để tìm học trò, tìm người chuyển giao. Bà con ở bất cứ đâu mà có trâu bò bị lở mồm long móng, lợn heo bị tai xanh, gia cầm bị cúm… cứ a lô tớ, 48 tiếng sau là tớ sẽ gửi nước trị bệnh vào, bảo đảm khỏi…
                                                         
 
Ảnh này ông Khải xử lý "phun chữ" vào ảnh, nên có vẻ rất... sến, hihi..Văn Công Hùng 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hồng Lê Thọ - Người lót gạch là ai? -


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/27/11/20130227111637_anh8.jpg
Người Lót Gạch
Hồng Lê Thọ, Thạc sĩ Sử học, Giáo sư Tokyo, Việt kiều Nhật
Sinh năm 1949, Quê quán: Bình Trị Thiên, Du học ở Nhật từ năm 1967
Tổng thư ký Tổ chức người Việt tại Nhật đấu tranh đấu cho hòa bình và thống nhất đất nước sau đổi thành Tổng hội người Việt Nam tại Nhật được thành lập năm 1969 và giải tán năm 1976 (BEHEITO) - xem bài đã đăng.
 Thời bình, những thành viên của Tổng hội theo lời kêu gọi xây dựng đất nước đã trở về làm kinh doanh từ rất sớm. Đó là ông Hồng Lê Thọ, về nước lập Công ty Mỹ phẩm Đại Phú Sỹ từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Có tin cho rằng ông Hồng Lê Thọ chính là anh trai của bà Hồng Lê Webb - phu nhân cựu Thượng nghị sỹ Jim Webb của tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
(TC - nếu đúng dzậy khác nào bắt tù binh Mẽo. hihi)
...  vài năm gần đây, Hồng Lê Thọ bị tiểu đường nặng. 
(TC - mong Bác thọ hồng) 
 
Hồng Lê THọ phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến kiều bào về bản Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ X.


1973, Ông quen André Menras (Hồ Cương Quyết), 2006, hai người gặp lại tại Tp.HCM 

  
André Menras & Hồng Lê Thọ

Năm 2008, Ông là một trong ba nhân vật khởi xướng giải pháp, hưởng ứng cuộc vận động "Nước ngọt cho Trường Sa" do báo Thanh Niên phát động.


Ông André Menras, Nguyễn Đức Phương và Hồng Lê Thọ (từ trái qua) - Ảnh: Thái Hòa


 
Nhóm Việt kiều từ nhiều nước gặp gỡ chụp hình lưu niệm
Hàng đứng từ phải qua: Nguyễn Văn Nhã, GS.TS Nguyễn Văn Chuyển (áo đen), TS Trần Hà Anh, TS Toán Nguyễn Xuân Xanh, Phạm Nam Hương, GS.TS Ngô Vĩnh Long (Mỹ), TS Nguyễn Hải
Hàng ngồi từ phải qua: Hằng Nga, TS Sinh học Hà Ngọc Mai, Nhà giáo Võ Thị Diệu Hằng chủ trang Vietsciences
ông Nguyễn Thanh Lâm (đứng), ThS Sử học Hồng Lê Thọ (đứng ngoài cùng)

HLT làm thơ, viết báo và mần cá lóc
Blog NLG là trang thông tin tổng hợp, lưu trữ khá nhiều tư liệu và những bài từ các trang mạng mà chủ blog quan tâm. Phe ghét HLT gọi là "Người ném gạch" thuộc phái "Bảo hoàng hơn vua", trước đây có đấu giao lưu với Nv Phạm Việt Đào, gần đây là với Gs Nguyễn Đăng Hưng...

TC hổng tin là HLT đính dáng tới đảng phái chánh trẹo, nhớ trước và trong năm động đất tại Nhựt bổn, Người ném gạch, Sờ lốc Djzao, Hoa phượng đỏ... cùng truy nã tên cảnh sát ma Hà Minh Thành ở Nhật phịa chiện bôi bác xứ Lừa ta, nghe đâu hén là người của Vịt Tân chi đó, dzụ nài có Đại úi gùe tham chiến bắn tỉa nên khá tường tận. hehe.

Nhà rân chủ Phạm Chí Dũng nhận xét ổng là "trí thức ôn hòa chính trị, chừng mực về cách cư xử", TC có cảm tưởng như vậy, có lần mềnh đóng dzô xị, bức xúc nổi điên chửi văng mạng, gửi còm, ông hổng đăng. Thêm tính cẩn thận, ổng mần cá lóc khác người ở chỗ: comments về hộp thư, lão xem xong tự cóp dán lên....
___________

Thợ Cạo cóp pết si nghĩ lan man, làm biếng dẫn nguồn, chả bít trúng trật.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện đời vớ vẩn


FB Dân Choa
Mình có lịch làm việc rất quan trọng. Định chủ động tự lo phương tiện đi cho đúng giờ, nhưng một cộng sự trong nhóm cho biết là bên truyền thông cùng đi và họ cho người đến đón. Vậy là tạm đứng ngồi không yên để chờ.

Sốt ruột vì lo ngại bị trễ hẹn, ngồi ngó lơ ra ngoài tiền sảnh. Bỗng một chiếc xe sang trọng chạy vòng vào, đỗ xịch trước sảnh. Một cô gái xinh tươi giơ tay vẫy vẫy. Mình ngơ ngác nhìn cộng sự, cô lái xe sang kia tìm ai nhỉ? Nhóm mình chăng?

Một người reo lên, đúng rồi, đúng rồi, bên truyền thông đấy. Cô gái nhoẻn miệng cười duyên chào. Mình thoáng bối rối, ai nhỉ? Vừa lạ vừa quen quen. Lên xe ngồi phía sau, nhìn chéo ra đằng trước. Vẫn chưa nhận ra cô gái hiện đại kia là ai cả. Mình lơ đãng đưa chuyện. Bỗng cô gái cất tiếng:

- Anh nhớ buổi cà fe điện ảnh nữa không? Em lại mời anh nữa đấy, nhưng nói trước anh phải có thời gian cho em dài dài nhá.

Ah, bây giờ thì mình nhớ ra rồi. Em là cô phóng viên của mấy năm về trước đã cùng từng với mình đi uống cà fe.

Ngày ấy mình và em gặp nhau qua sự kiện. Hai bên có thảo luận để làm một chương trình. Điện thoại qua lại, rồi hẹn gặp nhau để trò chuyện cho công việc. Ngày ấy em là cô gái cũng ưa nhìn, tính cách năng nổ, biết làm nhiều công việc chuyên môn.

Quán cà fe bình dân. Trời mưa rả rích. Dưới ánh đèn ảo mờ nhấp nháy của cái đèn Neon hỏng mình và em ngồi trò chuyện với nhau. Phải nói là em có duyên trò chuyện, hiểu thế sự và điều ngạc nhiên nữa là rất thạo về kinh tế. Hết chuyện công việc rồi lang bang sang cả đời tư. Em bảo là em sống ly thân. Một mình nuôi con. Nhưng em vượt được hết và cũng may có người bạn nâng đỡ nên mọi việc cũng trở nên nhẹ nhàng. Ừ, chuyện cũng bình thường thôi em, thời này sống với đồng lương viên chức thì vô cùng khó. Nếu có người đồng cảm và chia sẻ thì tốt quá chứ sao em. Thôi, lúc nào đó anh mời cả bạn của em nữa ngồi tán ngẫu cà fe cho vui, biết thêm bạn lại càng thú vị chứ sao.

Ngày lại ngày trôi qua mình cũng quên lời hứa. Rồi một hôm mình bất chợt nhận được điện thoại của em. Cà fe chứ anh? OK! Cà fe thì cà fe, nhớ rủ bạn cùng đi nhá. Đúng hẹn mình ra quán cà fe trước. Quán rộng. Chủ nhân bài trí hữu tình. Cỏ cây hoa lá mờ sương phun mát dịu như xua bớt đi nắng nôi của thời tiết. Em đến một mình. Ăn mặc rất điều đàng. Thay cho chiếc xe máy cà tàng ngày xưa thì nay là một chiếc mới khá bắt mắt.

Cà fe ngon nhỏ giọt tí tách. Câu chuyện của mình và em trở nên rôm rả hơn. Chủ đề chỉ xoay quanh chuyện làng văn làng báo. Em bảo, sao anh ma xó thế, em đặt bài anh viết nhé, loại đề tài ăn khách đây. Mình nói, mình đâu phải dân văn chương viết lách, chỉ tò mò và hay tìm tòi thôi. Biết để mà biết thôi, chứ viết sao được. Vật nhau với „ con chữ „ nhọc nhằn lắm. Em cười he he, ôi anh ăn nói có duyên ghê, em chỉ thích nghe anh nói chuyện thôi. Vui chuyện, mình uống sang cốc cà fe thứ hai, em uống cocktail lạnh. Bỗng em ôm ngực chao đảo. Mình sợ hết hồn, sao thế em, thế em. Em ngập ngừng một lát rồi khẽ bảo, không sao đâu anh, em… À, mình chợt hiểu, chuyện phụ nữ. Mình bảo sẽ đưa em về. Nhưng em cản lại, không sao đâu, em về được. Em cười, em quen rồi mà anh.

Ngồi trên chiếc xe „ khủng“ mới kinh cong thấy em lái rất tự tin. Mình kinh ngạc. Em khác xưa quá. Điệu đà và hiện đại. Khuôn mặt hình như được „ chuốt“ lại, tóc búi gọn túm ra sau. Vừa trẻ trung vừa phú quý. Sực nhớ chuyện cũ, mình hỏi về con cái. Em nói, cậu con trai đã gửi sang Mỹ du học từ lâu rồi, đi khi còn học phổ thông. Tòa nhà, ừ tòa nhà chứ không phải nhà đâu nhá cũng xong từ lâu, còn đứa con gái 2 tuổi thì đang ở nhà với Osin. Từ kinh ngạc này đi đến kinh ngạc khác. Em lại nói, sang năm em sẽ xây siêu thị hiện đại dọc phố. Mình im lặng, chả dám bình luận gì thêm. Đầu óc chỉ luẩn quẩn câu hỏi, làm sao một công chức bình thường như em mà có bước nhảy vọt như thế, có trúng c hơi chứng khoán cũng chả bằng.Bạn bè có hỗ trợ cũng chỉ là muối bỏ bể, chả thấm gì với những cái em đang có.

Đến nơi làm việc em nhanh nhẹn mở cửa xe lấy đồ nghề để tác nghiệp. Mọi người cũng đang chờ nhóm mình và nhóm em đến để bắt đầu chương trình. Mình đang lơ ngơ vì những ý nghĩ trong đầu thì em túm lấy mình, đi đi anh kẻo người ta chờ. Trên lối vào em khoác tay mình trò chuyện sôi nổi. Này anh, nói thực đi nhá, anh nói giọng địa phương nào nhỉ, em luận mãi không ra…Mình đùa lại, ừ anh cũng chẳng biết nữa „ chả biết nơi đâu là chốn quê nhà“. Em cười vang. Mọi ánh mắt dồn vào em và mình. Mình ngượng ngịu bước nhanh lên phía trước…

Công việc của em đã xong. Em về trước. Tiễn em ra trước cửa. Em nhắc lại, cà fe nhá anh, anh còn nhớ cà fe nữa không anh, em muốn ngồi nghe anh trò chuyện.

Mình quay vào với chương trình công việc. Đi sát qua sau một VIP bất chợt nghe tiếng của ông: cô ta là ai?

Một người có thể là trợ lý hay đàn em gì đó ghé vào VIP: bồ nhí ông Thản thuốc lào.

Lời thoại nhỏ,ngắn vô tình lọt vào tai làm mình thảng thốt.

Thật ư em ? Nhẽ nào lại có chuyện ấy được?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mấy điều vân vi khi nhớ lại một lời ai điếu vay mượn

V.TR.NH

Hồi tướng Giáp qua đời, giáo sư Vũ Khiêu có mấy câu khóc thảm thiết bằng văn chương, khiến nhiều người cảm động, trong đó có đoạn:
“Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao anh có thấu hiểu lòng tôi?”
Không hiểu sao lúc ấy tôi đọc đã ngờ ngợ, hình như cách nói này mình đã được nghe ở đâu đó.
 Cho tới mấy hôm đi lục sách báo cũ ở Sài Gòn, thấy có cuốn Thành ngữ điển tích của Diên Hương, nhxb Tổng Hợp Đồng Tháp 1992, trong đó ở mục TRI KỶ có ghi lại mối tình bạn giữa hai nhân vật thời Đông Chu bên Tầu là Bão Thúc Nha và Quản Trọng.
Bão Thúc Nha là người từ nhỏ đã buôn chung với Quản Trọng sau lại là người giúp Quản Trọng rất nhiều trên đường công danh.
Tổng kết lại, Quản Trọng bảo “Cho nên ta biết rằng sinh ra ta là cha mẹ ta, còn biết ta là Bão Tử mà thôi”.
Lúc lên mạng, ở mục Quản Trọng và Bão Thúc Nha, thấy các bài đều có ghi lại mẩu chuyện trên và cái câu nói có cánh dẫn trên. Đây là một địa chỉ:

                                                     Nhìn sự việc dưới góc độ lịch sử văn hóa
Xin phép được bình luận thêm
1/ Đầu tiên  tôi chỉ nghĩ cụ giáo sư khinh bọn hậu sinh quá. Sau nghĩ thế là cụ khinh thường cả cái dư luận ở xứ mình, nên cũng không lấy gì làm buồn nữa.
Rồi nghĩ tiếp “Tài liệu trên mạng còn ghi Vũ Khiêu sinh 1916. Ở tuổi ấy, người ta đã già, dễ quên, dễ lẫn”.  Có thể nêu một giả thiết như thế về lời ai điếu ở trên chăng?
Cũng đã tuổi ngoại bẩy mươi, tôi muốn chúng ta  cùng có một cái nhìn  thông cảm như vậy.

Còn như, nếu xét về lý, trong trường hợp này, phải quy trách nhiệm của  cả giới làm văn làm báo nước ta. Lẽ nào trong việc công bố một ý tưởng như trên vừa dẫn các nhà biên tập ở đài ở báo đều vô can?
Rộng hơn trường hợp Vũ Khiêu, cần phải nghĩ chung về các bậc thầy văn hóa VN hôm nay. Cả họ nữa, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những dốt nát và vay mượn của các thế hệ tiếp theo.

Từ xưa đã thế, nhiều người Trung quốc, ở cả đại lục lẫn hải ngoại, rất giỏi tiếng Việt và thường xuyên theo dõi sinh hoạt tinh thần ở VN. Anh Tạ Ngọc Liễn ở Viện Sử có lần nói với tôi là riêng ở Đại học Trịnh Châu tỉnh Hà Nam (một tỉnh có các thành phố kinh đô cổ Lạc Dương và Khai Phong), đã có khoảng 500 nhà nghiên cứu Trung quốc chuyên về Việt Nam học.
Đọc những lời ai điếu loại như của Vũ Khiêu, họ sẽ nghĩ về giới trí thức VN, và cả văn hóa VN xưa và nay ra sao? Liệu chúng ta có đủ sức bác bỏ những kết luận của họ không?

2/ Cũng theo hướng suy diễn rộng ra một chút, tôi nhớ tới hai trường hợp. 
Một là câu thơ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa của Cao Bá Quát.
 Và hai là  bài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa
                                Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
                                Ai ơi bưng bát cơm đầy/
                                Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Khi có người tố lên rằng thật ra đó là những câu thơ Trung Hoa cổ được vay mượn nguyên văn hoặc được dịch lại, thì nhiều người lý sự thế này:
-- cỡ như Cao Bá Quát không thể có chuyện vay mượn được.
-- nông thôn Việt Nam là thành lũy của tinh thần phi Hán hóa ở người Việt, không thể có chuyện ca dao về làm ruộng lại dịch từ Trung quốc được.
May quá có thêm trường hợp Vũ Khiêu. Đến trong thời đại kỹ thuật tra cứu phát triển như hiện nay mà còn có chuyện nhầm lẫn, thì nhìn vào người xưa, có thấy điều tương tự, cũng không phải lạ.

Anh Dương Trung Quốc có lần bảo tôi, thời phong kiến, có hai thứ hàng các vị quan chức( = các trí thức lớn của đất nước) đi sứ được mang về là sách và thuốc.
 Nhưng nhớ có lần đọc Đại Việt sử ký toàn thư, thấy có chuyện có mấy cuốn sách sứ Tầu mang biếu, vua cho các quan mượn xem, có nhiều ông giữ lại luôn làm của riêng. Chắc về làm tài liệu để chọe nhau.
(Lúc này tôi không tra cứu kịp để ghi lại số trang Đại Việt sử ký toàn thưcó chép chi tiết trên, xin hẹn dịp khác).

Trong văn học hiện đại, nhà văn Nguyễn Đình Thi của chúng tôi nổi tiếng là người thông thạo văn hóa thế giới, mỗi lần nghĩ tới ông tôi cứ thấy xấu hổ cho các thế hệ về sau.
 Nhưng trong một lần hơi say say, nhà văn Kim Lân nói với tôi về ông Thi:
-- Ừ thì người anh em ăn nói viết lách Tây cũng phải chịu thật. Nhưng tôi ngờ là có khối thứ bố ấy đọc, bố ấy khoắng luôn, rồi đưa vào thơ vào truyện. Bố ai biết được ma ăn cỗ.

Tôi không rõ đầu đuôi thế nào, chỉ nhân câu chuyện về Vũ Khiêu nên chép lại ở đây. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chớ nên xem nhẹ những tuyên bố hiếu chiến của Tướng 'diều hâu' Trung Quốc



Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số

 

Toc do tang truong GDP cua nen kinh te Viet Nam cung khong duoc nhu ki vong ban dau.
Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.
Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo  trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á. Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu. 
Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB

Đánh giá
Triển vọng 2014
Cập nhật          Đánh giá
triển vọng 2015 
      Cập nhật
 Tăng trưởng GDP 5.65.55.85.7
Lạm phát 6.2 4.56.65.5
Nguồn: ADB 
Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiên với Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU.
Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.
Theo bảng xếp hạng này, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng, xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng 12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia ( hạng 24) trong khu vực Asean.
Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng sáng chế (output).
 
gam mau kem tuoi cua kinh te viet nam hinh anh 1
Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp  
ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn, chỉ đạt 27.2/100 điểm.
Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.           
Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng.
Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề.
Số lượng các sáng chế được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam  đang ở mức thấp. 
Giáo dục Đại học của Việt Nam bị đánh giá thấp
Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học
Nhìn chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006.
Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong năm 2012.
Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410.
Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản xuất. ..
Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu.
Những vấn đề về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu phát triển kinh tế.
Về dự báo tăng trưởng GDP, Việt Nam thua cả Campuchia.
Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014 (các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức 5.5%.
Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia.
Theo dữ liệu từ Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
54% doanh nghiệp được khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị trường Lào và Campuchia.
Theo dữ liệu từ World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại VN ở mức 1.910 Đô la Mỹ trong năm 2013.
Con số này ở Lào là 1.645, và ở Campuchia là 1.007 và Myamar là 900 đô la Mỹ.
Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia.
Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực
Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters.
Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng suất và  khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao. 
Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam
 Nguyễn Thị Quỳnh Như
(Tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuối tuần đi chợ “ve chai” mua đồ cổ


 Cuối tuần đi chợ “ve chai” mua đồ cổ


(LĐO) LÊ TUYẾT 
"Chợ Ve chai" Sài Gòn

Tọa lạc trong con hẻm nhỏ đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, quán cà phê Cao Minh, nơi tổ chức phiên “Chợ Ve Chai” trở thành điểm đến hấp dẫn của dân mê đồ cổ Sài Gòn.

    1 / 21
      “Chợ Ve chai” tụ họp những người cùng sở thích sưu tầm những món đồ đã qua sử dụng đẹp, độc, lạ và hiếm có.


    Phần nhận xét hiển thị trên trang