Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

'Vẫn đường ray cũ, sao nhìn thấy chân trời mới' VietNamNet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đồng chí này đã nói thẳng nói thực.

'Vẫn đường ray cũ, sao nhìn thấy chân trời mới'

 -ĐBQH, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng khi đất nước chưa thoát được mô hình và công thức tăng trưởng cũ thì không thể có ngay sự thay đổi. "Ta vẫn đang chạy trên đường ray cũ thì làm sao nhìn thấy chân trời mới".
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội của QH sáng nay 31/10, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nhấn mạnh những kết quả về kinh tế xã hội của 2014, trong đó "giàn khoan Hải Dương 981 của TQ" đã được hóa giải, tăng trưởng dương, an ninh trật tự ổn định, chính trị an toàn xã hội được cơ bản được đảm bảo.
"Đây là công lao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng công lao lớn nhất là của 90 triệu nhân dân, công nhân, nông dân, cán bộ, chiến sĩ".
Nhưng nhìn đường dài, ĐB Nghĩa muốn nhấn mạnh hướng đi 10 năm tiếp theo không thể nhìn lại 10 năm đã qua.
XEM CLIP:
Trong đó, chỉ ra trong hai thập kỉ qua kinh tế VN có 3 cái hao: "hao vốn, ngoại tệ, tài nguyên môi trường". Trong khi đó, tham nhũng tràn lan ở các cấp độ, nợ công nợ xấu cao, đầu tư công dàn trải lãng phí, kinh tế NN chiếm nhiều tài sản lớn, được ưu tiên, phân bổ nguồn lực không hiệu quả, tệ nạn xã hội nhiều.
Một nguy cơ mới nữa là lệ thuộc kinh tế TQ, lệ thuộc về đấu thầu nguyên phụ liệu thi công, xuất nhập khẩu năng lượng, viễn thông, trang thiết bị, công nghệ, hàng tiêu dùng, nhân công, …

"VN và TQ núi liền núi sông liền sông, kinh tế TQ mạnh, như vậy không chỉ có thách thức mà còn là cơ hội, đem lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho DN của VN so với các nước khác. VN không chỉ có yếu kém và còn có thế mạnh trong quan hệ với TQ, vậy vì sao VN lại trở nên lệ thuộc vào TQ? Từ những bài học của tiền nhân, chúng ta phải tiên trách kỉ hậu trách nhân.

Nếu ta giao quyền, giao tài sản cho người kém cỏi về năng lực, đạo đức, lại tham lam, chưa mua đã chủ động chào bán, thậm chí chủ động buộc người ta hối lộ như một điều kiện để được làm ăn với mình, như thế làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí mất nước?" - ĐB TPHCM phát biểu.
Đồng bào cần tăng lương
Ông cũng đặt câu hỏi một nước có tiềm năng nông nghiệp lớn như VN vậy tại sao phải nhập khẩu nông sản, nguyên liệu, thực phẩm từ TQ, kể cả rau củ quả, trứng gà...
"Chúng ta có toàn quyền tổ chức đấu thầu, chấm thầu tại sao để những lọt nhà thầu TQ kém năng lực trúng thầu? Có những ngành 90% dự án là nhà thầu TQ trúng thầu. 
Tại sao thương nhân TQ chỉ bằng visa du lịch cũng vào được đến tận miền Tây Nam Bộ thu mua nông sản, lập kho chứa. Tại sao buôn lậu thực phẩm kém chất lượng ồ ạt qua đường tiểu ngạch ở biên giới?
Tại sao nhà máy Samsung xuất khẩu 130 triệu điện thoại di động trị giá 23,9 tỉ USD, sử dụng 45 ngàn lao động, chỉ có 70 người Hàn Quốc mà ta để 23.000 lao động TQ chủ yếu là phổ thông rải khắp nơi, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, TP HCM, Trà Vinh, riêng dự án Fomosa ở Hà Tĩnh có tới 4.268 lao động TQ trong tổng số 5.917 lao động?
Đề cập những giải pháp, ông cho rằng trong khi chờ những chuyển biến thực sự có ý nghĩa từ tái cơ cấu thì VN vẫn có thể tạo ra dư địa tăng trưởng và phát triển.

Cùng với việc ban hành luật mới, tập trung vào bộ luật Dân sự và Tố tụng dân sự, Hình sự và Tố tụng hình sự, luật DN, ĐB Nghĩa đề nghị QH và Chính phủ cần có ngay các chính sách có đặc trưng chung là dựa vào dân, khoan sức dân, biết sức dân bằng cách ưu đãi DN tư nhân, DN nhỏ và vừa, ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp.
Có đối sách khôn khéo hài hòa trong quan hệ kinh tế với TQ, đa dạng đa phương hóa kinh tế dựa vào các định chế như WTO, TPP, ASEAN, EU và các cường quốc như Mỹ, Tây Âu, Châu Đại dương, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản.

"Con người là yếu tố quyết định của mọi giải pháp. Do đó, Đại hội Đảng 12 phải chú trọng cán bộ lãnh đạo có tài, có đức, yêu nước, có tư duy và khả năng đổi mới, dân chủ, hội nhập. Những người yếu kém, cũ kĩ, không dân chủ, không đổi mới được thì không nên giao chức vụ cao.

Công nhân, nông dân và đồng bào còn nghèo và khó khăn lắm, cần tăng lương, cần tăng cường hiệu lực pháp luật, dân chủ hóa xã hội" - ông phát biểu.
C.Quyên - L.Thư - M.Thăng - H.Phúc - T.Bình - Nguồn clip: VTV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giàu & đẹp là cặp bài trùng, chỉ lạ cách gọi "Vợ, chồng hiện tại" của đôi này.. Và thương cho tay Thắm kia bắt đầu phai..

Thay chỗ đại gia Hà Văn Thắm, chồng hoa hậu Hà Kiều Anh giàu cỡ nào?

Hà Kiều Anh và ông Huỳnh Trung Nam tại buổi Lễ Kỷ niệm 50 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Malta.
Hà Kiều Anh và ông Huỳnh Trung Nam tại buổi Lễ Kỷ niệm 50 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Malta.
Thông tin ông Huỳnh Trung Nam đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại dương (Ocean Hospitality) thay ông Hà Văn Thắm từ ngày 25/10 đã khiến giới doanh nhân thực sự chú ý. Dư luận càng nóng hơn khi biết, doanh nhân Huỳnh Trung Nam là người chồng hiện tại của hoa hậu Hà Kiều Anh.

Trước đây, tin đồn Hoa hậu 1992 kết hôn với một đại gia đã được nhiều báo chí đưa tin. Thế nhưng danh tính, công việc và số tài sản kếch xù của ông Huỳnh Trung Nam vẫn là một ẩn số. Chỉ biết rằng, trước khi được phân công tạm thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Ocean Hospitality thay ông Hà Văn Thắm, ông Huỳnh Trung Nam là một doanh nhân sở hữu hàng loạt khối tài sản bất động sản lớn, chuỗi nhà hàng, khách sạn sang trọng bậc nhất Việt Nam.
Trước khi đến với Hà Kiều Anh, ông Huỳnh Trung Nam đã từng có một đời vợ và có con riêng. Tuy nhiên, sau đó họ đã ly dị khi đứa con vẫn còn khá nhỏ. Còn Hà Kiều Anh, sau khi trở thành Hoa hậu Việt Nam đăng quang trẻ tuổi nhất (16 tuổi), trải qua sóng gió của cuộc hôn nhân đầu tiên, cô đã kết hôn và có cuộc sống hạnh phúc với vị đại gia này.
Hiện tại, họ có chung với nhau hai con trai kháu khỉnh. Kết hôn khi cả hai đều trải qua những đổ vỡ, cả hoa hậu và vị đại gia đều tỏ ra hài lòng với cuộc hôn nhân hiện tại. Dù không thường xuyên, nhưng những hình ảnh trong tay của họ khi xuất hiện ở một số sự kiện, trước ống kính máy ảnh và sự chứng kiến của nhiều người đã minh chứng cho cuộc sống gia đình viên mãn, hạnh phúc. Trên trang facebook của mình, Hà Kiều Anh cũng thường xuyên chia sẻ những hình ảnh hạnh phúc của gia đình cô.
chong hoa hau ha kieu anh
Ông Huỳnh Trung Nam đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại dương (Ocean Hospitality) thay ông Hà Văn Thắm từ ngày 25/10 
Ngay sau khi tiếp nhận vị trí lãnh đạo mới, ông Huỳnh Trung Nam được giao ký kết các văn bản, tài liệu theo quy định của công ty, quy định của pháp luật liên quan trong thẩm quyền của Chủ tịch HĐQT. Trước khi lên thay ông Hà Văn Thắm tại công ty cổ phần khách sạn và dịch vụ Đại Dương – một công ty thuộc tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), ông Nam cũng đang là thành viên HĐQT của công ty này.
Được biết, doanh nhân Huỳnh Trung Nam sinh năm 1964. Từ năm 1989 đến năm 1999, ông là phụ trách Kinh doanh của xí nghiệp Liên hiệp Ba Son (bộ Quốc phòng). Từ năm 2000 đến năm 2004, ông giữ chức Tổng giám đốc của công ty TNHH Hồ Gươm. Từ năm 2003 đến nay, ông là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Lạc Việt – The Imperial  Group. Đây là một tập đoàn đầu tư phát triển trong lĩnh vực bất động sản, được thành lập từ năm 2003. Tập đoàn này đang sở hữu nhiều trung tâm thương mại, khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, nhà hàng. Trụ sở chính của công ty đặt tại một tòa nhà lớn trên đường Lê Duẩn ở một quận trung tâm TP.HCM.
Hiện Imperial đã đưa vào hoạt động hệ thống khách sạn 5 sao và khu nghỉ dưỡng The Imperial Hotal Vũng Tàu và Imperial Plaza Vũng Tàu, công ty Toyota Vũng Tàu, chuỗi nhà hàng Shi-fu Dimsum House. Tập đoàn này cũng đang trong quá trình thực hiện xây dựng các chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Hội An, Sài Gòn, Hà Nội, chuỗi Trung tâm thương mại tại Hà Nội, Sài Gòn,…
Ngoài ra, đơn vị này cũng sở hữu showroom Toyota tại Vũng Tàu, với tổng vốn đầu tư khoảng 5 triệu USD. Tính đến năm 2013, tổng số nhân viên của tập đoàn đã vượt 2.800 người. Ngoài kinh doanh, ông Huỳnh Trung Nam còn là Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa Malta từ ngày 21/9/2001.
Đào Bích/Người đưa tin

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hài Em của ngày hôm qua [full] - Trường Giang, Kiều Linh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đúng là tiền đè chết người!

TTO -  Hôm 31-10, nhà chức trách Trung Quốc chính thức xác nhận việc tịch thu số tiền mặt khổng lồ nặng 3 tấn trong nhà của vụ phó vụ than đá thuộc cục năng lượng Trung Quốc.
Vụ phó vụ năng lượng Trung Quốc Ngụy Bằng Viễn - Ảnh: Trang mạng cục năng lượng Trung Quốc
Đây là số tiền mặt nhiều nhất được phát hiện trong nhà một tham quan kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa.
Cục trưởng cục chống tham ô hối lộ thuộc viện kiểm sát Trung Quốc Từ Tiến Huy hôm 31-10 cho biết tổng số tiền mà ông Ngụy cất giấu trong nhà khoảng 200 triệu NDT (tức 32,7 triệu USD).
“Lúc Ngụy bị giải đi, tiền mặt trong nhà Ngụy lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ. Nhà chức trách đã phải điều 16 máy đếm tiền để đếm hết số tiền mặt trên. Do hoạt động quá nhiều, 4 máy đếm tiền đã bị cháy” - báo Tài Tân cho biết.
Ngụy Bằng Viễn làm việc nhiều năm tại Ủy ban cải cách và phát triển trung ương. Năm 2008, Trung Quốc thành lập cục Năng lượng. Ngụy được điều về làm vụ phó vụ than đá.
Theo Tân Hoa xã, trong 6 năm nhận chức vụ phó vụ than đá, trung bình mỗi ngày Ngụy thu nhập 91.300 NDT (khoảng 317 triệu đồng).
Ngụy bị bắt giữ hồi 5-2014. Vụ việc đã dẫn đến hàng loạt các cuộc điều tra trong vụ than đá và cục năng lượng Trung Quốc. Không bao lâu sau khi Ngụy bị điều tra, vụ phó vụ điện hạt nhân Hác Vệ Bình và vợ của ông này cũng sa lưới.
Theo Viện kiểm sát Trung Quốc, trong đợt thanh tra này, 11 quan chức thuộc Ủy ban phát triển cải cách Trung Quốc đã ngã ngựa. Trong đó có 5 quan chức  thuộc cục năng lượng Trung Quốc, 5 người thuộc vụ giá cả Trung Quốc và một quan chức thuộc vụ phân phối thu nhập và việc làm.
ĐÔNG PHƯƠNG



















































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Phuocbeo's Blog: Gián, Chuột và Machiavelli

Phuocbeo's Blog: Gián, Chuột và Machiavelli: >> Xấu hổ để tử tế >> Blogger Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh sắp bị án tù >> Lật mặt kẻ giả danh dân chủ, nói sàm và... nói ng... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kiểu "Còn bát gạo cũng nấu"! Mai ăn gì đây?

Có phải chúng ta đã tiêu hết tiền của 6 năm tới?

(NLĐO) - Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) về nợ công tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 diễn ra sáng nay (31-10).


Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng)
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng)

Theo đại biểu (ĐB) Nguyễn Đức Kiên, nhìn lại kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 có 11 chỉ tiêu đạt kế hoạch, chủ yếu là chỉ tiêu về tiêu tiền nhưng tổng chỉ tiêu sản xuất để làm ra tiền thì không đạt. "Cần phân tích trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, chúng ta cứ đưa ra những chỉ tiêu để tiêu tiền, đảm bảo các mục tiêu khác thì liệu chúng ta có nuôi được nguồn thu cho ngân sách nhà nước không hay chúng ta lại thấy đó là một trong những nguyên nhân làm nợ công tăng lên, phát hành trái phiếu tăng lên" - ĐB Nguyễn Đức Kiên nói.
Theo ĐB này, cần phải nói rõ hơn về nợ công. Báo cáo của Bộ Tài chính và như Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tại hội trường Quốc hội chiều 30-10, bắt đầu từ năm 2011, Việt Nam phải phát hành trái phiếu để đảo nợ và nói đến tỉ lệ nợ công bằng 65% GDP. Tuy nhiên, ngưỡng 65% GDP là mức đề ra trong Chiến lược nợ công của Thủ tướng Chính phủ quy định đến năm 2020 chứ không phải đến năm 2015. "Như vậy có phải chúng ta tiêu hết của 6 năm về sau không" - ĐB Nguyễn Đức Kiên băn khoăn nhưng không có điều kiện phân tích thêm vì đã hết thời lượng 7 phút phát biểu theo quy định.
Sáng nay, các ĐB Quốc hội nhận được báo cáo của Chính phủ về nợ công và xử lý nợ xấu. Báo cáo về nợ công cho biết theo Luật Quản lý nợ công, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Nghị quyết số 10/2013/QH13 của Quốc hội quy định đến năm 2015 nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 quy định nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể vay về cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.
Đến cuối năm 2013, nợ công bằng 54,2% GDP (trong đó nợ Chính phủ 42,3%, nợ Chính phủ bảo lãnh 11,1%, nợ của chính quyền địa phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,3% GDP. Dự kiến cuối năm 2014 nợ công khoảng 60,3% GDP (trong đó nợ Chính phủ 46,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh 12,6%, nợ của chính quyền địa phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 39,9% GDP. Các chỉ tiêu này nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.
Chiều 30-10 báo cáo trước Quốc hội về tình hình nợ công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đến nay, Việt Nam luôn đảm bảo trả đầy đủ, kịp thời các khoản đến hạn, không phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên cơ cấu nợ hiện không bền vững. Tổng giá trị trái phiếu phải phát hành để đảo nợ trong 3 năm gần đây là 137.000 tỉ đồng.
Từ nay đến năm 2020, bên cạnh việc phát hành trái phiếu trong nước, Chính phủ sẽ tiếp tục phải vay nước ngoài 5-6 tỉ USD/ năm. Giả định GDP tăng trưởng 6,2-6,8%/ năm trong giai đoạn 5 năm tới, lạm phát khoảng 5-6%, bội chi giữ ở mức 4-5%, Chính phủ dự kiến nợ công sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh 64,9% GDP vào năm 2016, sau đó giảm dần về mức 60,2% vào năm 2020.


Tô Hà
Phần nhận xét hiển thị trên trang