Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Tay này chuyển sang bộ ngoại giao, hay bộ ngại giao hết người? Còn ngắc ngứ lắm chưa lập ngôn được đâu . Hay học tập Lệ rơi cho bà còn thư giãn?



Ngay sau khi tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử Bùi Thị Minh Hằng và đồng bọn lần lượt là 3 năm...
YOUTUBE.COM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đường lên hạnh phúc là đây - Hai con một gánh mỏi vai dặm đường - ( Mời các bạn yêu thơ viết tiếp nha, Ngố tịt con mệ nó rùi ..)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân cũng như mẹ mình


FB Xuân Hồng
Những đứa con để mẹ mình ra nằm ngoài hiên nhà vì họ nghĩ, mẹ mình đã già, đã vô dụng. Sự bất hiếu, vô đạo đã làm cho họ quên rằng, mẹ là người sinh thành, người tạo ra sự sống hôm nay của mình. Còn với chính quyền, dân cũng như mẹ mình…

Từ chuyện nhà ra đến chuyện quốc gia, mỗi cách hành xử sẽ phản ảnh tâm thế con người.

Chuyện dân

Hôm vừa rồi, tôi kêu gọi xây nhà tình nghĩa trên facebook. Có một chị là cán bộ phụ nữ xã gặp mình, đề nghị làm một cái nhà cho cụ bà cám cảnh phải nằm tạm ngoài bờ hiên vì không có chỗ ở. Sau đó, xã có đưa mình đến nhà cụ khảo sát thực tế. Đúng là cụ phải nằm ngoài hiên nhà, trong một ngôi nhà gỗ 3 gian xây bao tương đối kiên cố. Trong nhà có vật dụng như ti vi, máy khâu, bàn ghế, giường tủ thuộc vào diện khá của xã.

Cô con dâu thấy đoàn đến hớn hở: “Các chú giúp cho cái, chứ mẹ tôi đã già (chừng 80 tuổi) mà không có lấy chỗ để nằm nên phải nằm tạm ngoài bờ hiên đây. Nguyện vọng của gia đình làm lại cái nhà ngang (đã đổ móng) để cho cụ có chỗ nằm ở tử tế hơn”.

Tôi hỏi: “Đây là nhà ai, những chiếc giường đánh sơn dầu ở trong nhà kia ai nằm?”. Cô con dâu vẫn hồn nhiên trả lời: “Chỗ đó vợ chồng tôi, chỗ kia các con tôi nằm. Cho nên…”. Lúc đó, có cả chủ tịch UBND xã, có lãnh đạo Ủy ban MTTQ huyện, tôi nói cắt ngang cô con dâu luôn: “Nhà chật chội thì các anh chị ra ngoài hè, ngoài hiên mà nằm, phải để cho cụ (mẹ của anh chị) ăn nằm cái chỗ tử tế chứ. Sao lại bắt bà nằm ngoài hiên rồi lại kêu khó khăn? Như thế là không được”.

Chuyện trụ sở tiếp dân

Tôi cũng có đi qua nhiều tỉnh, thấy một điều rất lạ lùng. Trụ sở UBND các cấp to đùng, khang trang; bên trong cửa kính còn có mành, ri đô; bàn ghế làm việc gỗ quý đắt tiền; điều hòa mát lạnh… Nhưng hầu như tỉnh nào cũng xây riêng một khu nhà độc lập. Có nơi thì gọi “Trụ sở tiếp công dân” có chỗ thì ghi “Nơi tiếp dân”. Các “trụ sở” này, chất lượng kém xa cái nơi các “công bộc” hàng ngày ngồi làm việc. Cũng là dân, tôi thấy tủi thân thận vô cùng.

Trụ sở nào, công đường nào thì cũng lấy từ thuế của dân mà ra. Bản chất của bất kỳ cơ quan nhà nước nào cũng là để phục vụ công; giải quyết việc cho dân. Lẽ ra, khi dân đến giao dịch, phải chọn chỗ đẹp nhất, sạch nhất, đàng hoàng nhất cho dân ngồi chứ?

Những đứa con để mẹ mình ra nằm ngoài hiên nhà vì họ nghĩ, mẹ mình đã già, đã vô dụng. Sự bất hiếu, vô đạo đã làm cho họ quên rằng, mẹ là người sinh thành, người tạo ra sự sống hôm nay của mình. Còn chính quyền tiếp dân ở khu riêng cũng vì cách nhìn, thái độ phân biệt như chính những đứa con bất hiếu ấy. Họ nghĩ dân tìm đến chính quyền là để kiện tụng, là để gây rối, làm phức tạp tình hình nên phải… tách ra.

Họ ngồi trong cái phòng lạnh, trong căn phòng có đầy đủ tiện nghi; họ có học vị cao, họ nói họ biết nhiều thứ, nhưng có một điều họ lại không biết: Thứ để mua các tài sản mà họ đang sử dụng ấy, chính là tiền của dân.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ký ức về những lần kiểm duyệt kịch Lưu Quang Vũ

Giá trị phát hiện và phơi bày thực trạng xã hội trong kịch Lưu Quang Vũ đã khiến các đạo diễn "trầy vi tróc vẩy" với những quy chụp nói xấu chế độ ở cái thời "ai cũng có quyền kiểm duyệt".



NSND Phạm Thị Thành và NSƯT Hoàng Quân Tạo là hai đạo diễn gắn bó với kịch Lưu Quang Vũ. Phạm Thị Thành từng dựng 24 vở của anh, còn Hoàng Quân Tạo đã thắp đèn cho hàng chục sân khấu từ Bắc chí Nam với bộ ba Tôi và Chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc... 26 năm sau khi Lưu Quang Vũ qua đời, bằng những cách lưu giữ khác nhau, ký ức của họ về anh lại sống dậy.
luuquangvu-1345707846-480x0_1409271102.j
Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 - 1988).
Đạo diễn Phạm Thị Thành có một kho tư liệu nhỏ chứa ảnh, ghi chép, tờ chương trình, tờ quảng cáo... về những vở kịch bà từng dựng với Lưu Quang Vũ. Vừa chỉ tay vào một tấm ảnh trong cuốn album đã úa vàng, bà vừa nói: "Vũ đây, cao to, lãng tử, chụp ảnh lúc nào cũng đứng sau hoặc hai rìa mép. Anh ấy viết giỏi hơn nói; hay nép mình ở chỗ đông người nhưng lại phơi bày đến tận cùng những khát khao của bản thân trên trang viết". Khát khao đó, nữ đạo diễn lý giải, là nói lên sự thật, vạch ra những mặt trái và đòi hỏi sự minh bạch trong cuộc sống đương thời. Đạo diễn Hoàng Quân Tạo mô tả: "Vũ hiền, hay cười, ít nói, trẻ tuổi nhưng suy nghĩ rất già dặn, rất nhiều trăn trở".
Sự già dặn, trăn trở ấy kết hợp với chất văn học của kịch nói tạo nên tầm tư tưởng lớn cho những vở kịch của anh. Ở những năm 1980, khi phần lớn tác giả chỉ quen viết một chiều, nhìn một phía, phản ánh niềm tin tuyệt đối, thì các nhân vật của Lưu Quang Vũ luôn nghi ngờ, luôn phản biện, thậm chí nói thẳng ra rằng: "Các đồng chí không muốn hoặc không dám nhìn thẳng sự thật"; "Nguyên tắc sinh ra là để phục vụ sự sống chứ không phải phục vụ những nguyên tắc" (Hoàng Việt - Tôi và Chúng ta); "Vẫn biết bác là đầy tớ của nhân dân nhưng đến được nhà các ông đầy tớ khó lắm" (Quých - Tôi và Chúng ta)... Giới phê bình nhận định, kịch Lưu Quang Vũ đã phát hiện, vạch ra gần như mọi sự bất ổn, xung đột của xã hội đương thời và dự báo, bảo vệ những mầm mống của cái mới, cái tiến bộ.
Chính vì tiếng nói mạnh mẽ, đi trước thời đại đó, mà để đến được với công chúng ở cái thời "ai cũng có quyền kiểm duyệt", các đạo diễn, diễn viên đã phải trầy vi tróc vẩy. Đạo diễn Hoàng Quân Tạo chia sẻ, bây giờ ngẫm lại, ông chỉ biết cười xòa nhưng những ngày đó, mỗi lần dựng vở Lưu Quang Vũ là một lần ông phải trầy trật chỉnh lên sửa xuống với bao nhiêu tầng kiểm duyệt. Ông kể, dựng Tôi và Chúng ta - vở kịch về sự lạc hậu của cơ chế bao cấp, sự xung đột giữa cá nhân và tập thể - ông phải qua ít nhất 12 lần duyệt. Đạo diễn ví dụ, chỉ với câu thoại nhân vật Quých nói với Bộ trưởng: "Ở dưới các bác còn nhiều người lợi dụng chức quyền làm khổ chúng tôi [...] mà các bác thì như giời ấy, giời ở cao quá, không đến được", ông phải lên gặp cơ quan kiểm duyệt nhiều lần chỉ để trả lời câu hỏi: "Tại sao anh lại để nhân vật nói như thế này?".
Diễn viên Hoàng Cúc - người nổi tiếng với vai Thanh trong vở này - kể lại: "Thoại của nhân vật bị sửa chỗ này một chút, chỗ kia một chút. Diễn viên chúng tôi rất khốn khổ, vừa tập vừa lo, vì chỉ cần một người quên thoại, vấp thoại là vở có khả năng đứt mạch". Khi Tôi và Chúng ta được diễn cho các lãnh đạo Trung ương xem, đạo diễn Hoàng Quân Tạo quả quyết: "Dám làm dám chịu, phải giữ lại bản gốc của Lưu Quang Vũ". Trong khi diễn, ở cánh gà bên này, một vị lãnh đạo phụ trách kiểm duyệt theo sát từng chuyển động của diễn viên; ở cánh gà bên kia, Hoàng Quân Tạo như ngồi trên đống lửa. Kết thúc cảnh một, trong lúc giải lao, ông hồi hộp xuống khán đài hỏi ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị - Tố Hữu và Ủy viên Ban bí thư Trung ương Đảng - Hoàng Tùng. Tố Hữu nhận xét: "Hay! Tuyệt vời", còn Hoàng Tùng nói: "Đúng, tôi tán thành ý kiến của anh Lành". Nghe vậy, ông mới thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng không phải vở nào cũng may mắn như vậy. Ông kể, có những vở đã được duyệt, phông đèn, ánh sáng đã xong xuôi, vé cũng đã bán, đột nhiên, đạo diễn nhận được lệnh "ngừng diễn, thời điểm này chưa thích hợp". Những trường hợp như vậy, theo ông Tạo, không phải là hiếm.
Đạo diễn Phạm Thị Thành nhớ lại, bà gặp khó khăn nhất với ba vở của Lưu Quang Vũ: Mùa hạ cuối cùng, Nếu anh không đốt lửa và Người tốt nhà số 5. Với Mùa hạ cuối cùng - vở kịch lấy đề tài trường lớp và những gian dối trong thi cử - bà và tác giả kịch bị cho là "nói xấu 18 ban ngành". "Việc bóc trần tiêu cực trong thi cử bị cho là bêu xấu ngành giáo dục; chuyện học trò chê phim Việt Nam bị nghi là xỏ xiên ngành điện ảnh, rồi họ còn tìm ra những chi tiết liên quan đến Hội phụ nữ, các cơ quan đoàn thể khác, nhiều đến mức tôi không nhớ nổi", bà kể.
khoanhkhac.jpg
Khán giả đi xem vở Khoảnh khắc và vô tận của Lưu Quang Vũ. Đạo diễn Hoàng Quân Tạo nhớ lại, vé một vở kịch lúc bấy giờ khoảng bằng giá một bát phở chín (ba đồng phở tái, năm đồng phở chín). Người đi xem rất đông, dù rạp lợp bằng mái tôn rất nóng nực. Ảnh tư liệu.
Còn với vở Nếu anh không đốt lửa phê phán mạnh cơ chế quan liêu, bao cấp, "cặp bài trùng" Lưu Quang Vũ - Phạm Thị Thành trải qua những giây phút nghẹt thở khi diễn cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh xem. Bà nhớ lại: "Chúng tôi vừa theo dõi vở diễn, vừa phán đoán thái độ của ông. Lúc gần kết vở, một người trợ lý của ông đi đến chỗ chúng tôi nhắn: Tổng bí thư yêu cầu tập hợp dàn diễn viên để tặng hoa, ông rất hài lòng. Lúc đó chúng tôi như trút được gánh nặng".
Người tốt nhà số 5 cũng vấp phải những chỉ trích mạnh mẽ sau khi công diễn với lý do "nói xấu chế độ". "Họ nói, phản ánh như thế là bôi đen, có 5 hộ thì đến 4 nhà ích kỷ, xấu xa; chỉ có duy nhất một người tốt. Nhưng rất may, ông Trần Độ, Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương lúc đó, rất ủng hộ chúng tôi. Vở kịch vì thế được đưa đi tham dự Hội diễn sân khấu 1985 tại Vinh, Nghệ An và đoạt giải Vàng", nữ đạo diễn kể.
Bất chấp cơ chế kiểm duyệt phức tạp, kịch Lưu Quang Vũ đã góp phần đưa thập niên 1980 trở thành thời kỳ đỉnh cao trong lịch sử sân khấu dân tộc. Diễn viên Hoàng Cúc cho biết, vở Tôi và Chúng ta, đoàn kịch diễn ròng rã hàng tháng trời ở một điểm, mỗi ngày ba suất mà suất nào cũng đông. "Còn Lưu Quang Vũ được chúng tôi gọi là 'Bà mẹ Âu Cơ' vì anh khả năng 'đẻ' phi thường. Đoàn nào cũng đặt hàng, thúc giục và đòi kịch của anh".
so-duyet.jpg
Đạo diễn Phạm Thị Thành có một cuốn sổ nhỏ, bìa nâu, các trang giấy đã úa vàng. Trong sổ, bà ghi chép cụ thể chi tiết những lần duyệt vở Lưu Quang Vũ. Đoạn chú thích trên là các ý kiến khi kiểm duyệt vở Mùa hạ cuối cùng, trong đó, Trần Độ nhận xét: "Vở tốt lắm, vấn đề đặt ra hay, giải quyết được, bắt người xem phải suy nghĩ".
Đạo diễn Phạm Thị Thành và Hoàng Quân Tạo giải thích, sân khấu những năm 1980 phát triển hoàng kim bởi những tài năng như Trần Quán Anh, Xuân Trình, Lưu Quang Vũ... một mặt bị thúc bách bởi những yêu cầu của thực tiễn về việc cất lên tiếng nói phản biện. Mặt khác, bên cạnh cơ chế kiểm duyệt khắt khe, họ cũng được tạo "cú hích" bởi chính sách mở cửa, "cởi trói" cho văn nghệ sĩ giữa những năm 1980. Tháng 10/1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có cuộc gặp gỡ với đông đảo văn nghệ sĩ để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Trong sự kiện này, Lưu Quang Vũ đã chia sẻ mong muốn phá bỏ "bao cấp về tư tưởng", phá bỏ "tình trạng một người suy nghĩ cho mọi người", để tôn trọng sự sáng tạo trong văn hóa, nghệ thuật.
Ngay cả khát vọng đó, theo ông Hoàng Quân Tạo, đến nay vẫn còn giá trị. Ông kể: "Tôi và Vũ từng rất nản, rất trăn trở nhưng chưa từng trách giận những người kiểm duyệt. Bởi đơn giản, họ chỉ làm công việc của mình. Nhưng tôi mong kiểm duyệt không chỉ là chăm chắm soi những chi tiết gây suy diễn mà còn phải phát hiện, nâng đỡ cái hay, cái tốt, những yếu tố tích cực để khuyến khích sáng tạo".
Ngày 29/8/1988, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và con trai họ - cháu Lưu Quỳnh Thơ - ra đi trong một tai nạn giao thông. Đó là tổn thất to lớn cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Riêng với sân khấu kịch, đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy một Lưu Quang Vũ thứ hai. Hoàng Cúc nói: "Tôi chưa thấy nhà viết kịch nào được như anh - một người lúc còn sống khiến cho người khác tỏa sáng lên cùng mình; và khi chết đi khiến cho người ta muốn khóc đến giọt nước mắt cuối cùng".
Những năm gần đây, hàng loạt vở kịch của Lưu Quang Vũ được dàn dựng lại. Năm 2013, Liên hoan Các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức thu hút 9 đoàn với 12 vở tham gia, tạo nên không khí sôi động cho sân khấu kịch. Khán giả vẫn tiếp tục khóc, cười, thậm chí "nổi giận" với những vở kịch của ông.
Năm nay, chỉ tính riêng ở sân khấu Hà Nội, có 5 tác phẩm được trình diễn để tưởng nhớ Lưu Quang Vũ, gồm: Bệnh sĩ, Lời thề thứ 9, Chèo Nàng Sita, Mùa hạ cuối cùng và Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt. Nhằm khuyến khích khán giả thưởng thức những tác phẩm hay của sân khấu, giá vé được bán với mức trung bình từ 120.000 đến 150.000 đồng. Các vở kịch được biểu diễn tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Lịch biểu diễn 5 tác phẩm Lưu Quang Vũ:
 - Vở kịch Bệnh sĩ: 20h ngày 28/8. 
 - Đêm thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ và vở kịch Lời thề thứ 9: 20h ngày 29/8.
 - Vở kịch Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt: 20h ngày 30/8.
 - Vở chèo Nàng Sita: 20h ngày 31/8.
 - Vở kịch Mùa hạ cuối cùng: 20h ngày 1/9.
Hà Linh
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/san-khau-my-thuat/san-khau/ky-uc-ve-nhung-lan-kiem-duyet-kich-luu-quang-vu-3044211.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao đến Năm Cam cũng phải ngồi "chiếu dưới" trùm Minh "Sâm"?


Tùng Lâm
(ĐSPL) - Trùm xã hội đen Năm Cam- ông vua không ngai của thế giới ngầm Sài Gòn thuở nào dù từng thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ từ các hoạt động phạm tội, song xét về độ chơi thì mãi chỉ thuộc hàng “chiếu dưới” của Minh “Sâm”- ông trùm gỗ đất Bắc Ninh.

Nói cách khác, Năm Cam chưa bao giờ “đủ tuổi” nếu xét về góc độ ăn chơi, hưởng thụ khi đặt cạnh ông trùm gỗ đất Bắc Ninh Minh "Sâm".

Thời hoàng kim kéo dài hàng chục năm của Năm Cam giúp ông trùm và tập đoàn tội phạm của mình thu về số lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, chưa bao giờ Năm Cam được liệt vào dạng "đại gia" thứ thiệt.

Một phần bởi hoạt động kinh doanh của ông trùm phần lớn là các hoạt động phi pháp, phần khác bởi đội ngũ đàn em quá đông đảo cũng "ngốn" hết một phần rất lớn tiền bạc của ông trùm. Không chỉ vậy, để mua lấy sự an toàn cho bản thân, Năm Cam cũng đã phải cắn răng "chi đậm" cho hàng loạt quan chức thoái hóa, nhằm tạo vỏ bọc an toàn cho những phi vụ "kinh doanh" tội ác.

Ngoài sự tốn kém để nuôi của một bộ máy cồng kềnh bao gồm cả xã hội đen và quan chức, còn một yếu tố quan trọng khiến Năm Cam không bao giờ trở thành một "dân chơi": Tính “keo” bẩm sinh của "ông trùm".

Xuất thân nghèo khổ từ vùng quê "chó ăn đá, gà ăn sỏi" đã tôi luyện cho Năm Cam bản lĩnh "rắn hơn sắt", mỗi khi phải đụng chạm tới tiền. Ngay người vợ ăn ở với ông trùm mấy chục năm trời còn ngao ngán: "Tiền ổng kiếm được, đâu bao giờ ổng đưa cho tôi lấy một xu", thì những thú vui tao nhã ngốn tiền làm sao có cửa lọt vào mắt của ông trùm?

Không chỉ vợ, ngay cả đứa con bí mật chưa từng được thừa nhận của ông trùm - Trương Văn Hùng - cũng là nạn nhân của thói "sắt đá" từ cha. Là một kẻ bất tài vô dụng, tuy nhiên Hùng cũng đừng hòng "ăn bám" được người cha đang ngồi ở cương vị "ông hoàng" của thế giới ngầm.

Không sử dụng được con vào bất kì hoạt động nào do quá bất tài, nhưng Trương Văn Hùng vẫn phải đảm nhận một chân ... giữ xe tại nhà hàng sang trọng của Năm Cam để tự kiếm lấy tiền tiêu. Cách dạy con tự lập như vậy cũng tốt, tuy nhiên có lẽ do rèn luyện quá đà nên khi bị bắt, ông trùm cũng quên bẵng mất việc chưa kịp dành cho con một khoản tiền nào từ số lợi nhuận khổng lồ mình làm ra được.

Chính vì vậy, chỉ ít lâu sau khi ông trùm xộ khám, tới lượt ông con cũng "nối gót" cha vào tù với tội danh lãng xẹt: vận chuyển thuê vài tép ma túy cho đám giang hồ cò con, kiếm lấy mấy đồng sống qua ngày!

So với Năm Cam, Minh "Sâm" khôn ngoan hơn khi biết sử dụng đồng tiền để thỏa mãn mọi thú vui, đam mê của mình. Không chỉ vậy, ông trùm khét tiếng này còn tính toán xa xôi khi lo lắng khá đầy đủ cho vợ con một cuộc sống dư dả ngay tại Thủ đô. Căn chung cư mà vợ con Minh "sâm" hiện đang sống trên Hà Nội thuộc dạng top đầu, với đầy đủ tiện nghi, dịch vụ và an toàn tuyệt đối. Với cách xài tiền như nước của mình, hẳn vợ con của ông trùm gỗ cũng được "thơm lây" chẳng ít suốt quãng thời gian Minh "Sâm" độc bá thị trường gỗ đất Bắc Ninh.

Tiền nhiều, biết chơi và chịu chơi, có lẽ sẽ khiến quãng thời gian còn lại của Minh "Sâm" trong tù không có quá nhiều nuối tiếc. Dù sao thì trong quãng thời gian hoàng kim của mình, những lạc thú mà ông trùm này được hưởng cũng đã quá đủ so với một đời người. Chỉ riêng về khoản biết hưởng thụ và cách tiêu tiền, những ông trùm khét tiếng khác khi đặt cạnh Minh "Sâm" hẳn sẽ có ít nhiều ... tự ti và mặc cảm, khi mà cách hưởng thụ của họ chẳng khác gì những anh nông dân vừa bán đất xong!
***

Ngày 13/8 vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Bộ Công an phối hợp với công an các đơn vị, địa phương điều tra băng tội phạm hoạt động có tổ chức tại Bắc Ninh, bắt giữ 10 đối tượng về hành vi cưỡng đoạt tài sản; thu 1 quả lựu đạn, 6 khẩu súng quân dụng và súng bắn đạn hoa cải, 7 ôtô cùng nhiều tang vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Cầm đầu ổ nhóm tội phạm này là Nguyễn Ngọc Minh (biệt danh Minh “Sâm”), Giám đốc Công ty TNHH Đại An.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN thành lập Cục An ninh mạng


BBC - Bộ Công an Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập Cục An ninh mạng trực thuộc bộ này để bảo vệ an ninh quốc gia.

Đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng Bộ Công an, đã chủ trì lễ công bố quyết định hôm 28/8.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Quang nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và an toàn mạng trong thời kỳ mới.

Ông cũng khuyến cáo cơ quan mới thành lập "tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động phối hợp với an ninh, cảnh sát các nước xây dựng, tổ chức diễn tập các phương án phòng thủ đối phó với tấn công mạng".

Ý tưởng thành lập một bộ tư lệnh phòng vệ điện tử và an ninh mạng đã được Bộ Công an nghiên cứu và đề xuất khoảng 4-5 năm nay.

Mỗi năm ở Việt Nam có hàng nghìn vụ tấn công mạng. Việt Nam cũng nằm trong số các nước có nguy cơ mất an toàn thông tin cao.

Giới chuyên gia cảnh báo đa số các trang web của Việt Nam sẽ tê liệt nếu xảy ra chiến tranh mạng.

Các báo điện tử lớn như Tuổi Trẻ, Dân Trí, VDC và VietnamNet đều từng bị tin tặc tấn công gây tê liệt nhiều ngày.

Tuy nhiên cũng có cáo buộc về liên hệ của chính quyền trong các cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhằm vào các trang web có nội dung nhạy cảm về chính trị.

Chưa rõ cơ cấu của Cục An ninh mạng sẽ như thế nào và bao giờ cơ quan này đi vào hoạt động.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo sư Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong lên “dạy học” ở bản Lũng Luông


Chuyến đi đặc biệt của GS. Ngô Bảo Châu tới trường tiểu học Lũng Luông thật nhiều cảm xúc, đây là chuyến công tác hiếm hoi của GS. Châu lên với vùng cao. GS. Ngô Bảo Châu chứng kiến tận mắt giây phút học tập của trẻ em vùng cao.

Ngày 27/8, GS. Ngô Bảo Châu cùng nhóm thiện nguyện của ông Trần Đăng Tuấn đến thăm các em học sinh trường tiểu học Lũng Luông, Võ Nhai, Thái Nguyên. Bản Lũng Luông, xã Thượng Nung (Võ Nhai – Thái Nguyên) chỉ có 115 hộ với 565 nhân khẩu (100% là người dân tộc Mông), nhưng có đến 96 hộ thuộc diện nghèo, số còn lại chỉ tạm gọi là đủ ăn.

Học sinh nơi đây còn thiếu thốn đủ bề, nhất là điều kiện học tập tại đây. GS. Ngô Bảo Châu hiện đang là Chủ tịch danh dự Quỹ “Trò nghèo vùng cao”. Đến với các em học sinh vùng cao, GS. Châu không khỏi xúc động trước hình ảnh học sinh nơi đây, GS. Châu giản dị với đôi dép tổ ong vào các lớp học thăm hỏi, động viên các em.

Với các em học sinh, không ai biết được người ra câu đố 19+6=? Lại là một nhà toán học nổi tiếng thế giới. Trong lớp học các em học sinh lên bảng làm bài tập cho Giáo sư xem, em nào cũng tỏ ra hào hứng và thích thú.

Một vài hình ảnh GS. Ngô Bảo Châu lên thăm trường tiểu học Lũng Luông. Ảnh do Trang Tiny cung cấp.


Một câu hỏi của GS. Châu đố học sinh vùng cao, mời các em lên bảng thực hiện.

GS. Châu giảng bài tại trường Tiểu học Lũng Luông.

Chia sẻ những khó khăn với học sinh vùng cao, GS. Châu mong muốn các thế hệ học sinh nơi đây tiếp tục cố gắng học tập, chăm ngoan để thành trò giỏi xây dựng quê hương. 

GS. Châu chụp hình chung với lãnh đạo phòng Giáo dục,
lãnh đạo nhà trường và ông Trần Đăng Tuấn.

Vẻ giản dị của GS. Châu.

GDVN, ngày 28/8/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang