Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Chất xám của người Việt ở World Bank

Như một sự trùng lặp kỳ lạ, hôm nay thấy hai cái tên của người Việt xuất hiện cùng lúc trên trang nội bộ của World Bank Group. Đó là chuyên gia kinh tế hàng đầu (lead economist) Đinh Trường Hinh và chuyên gia kinh tế cao cấp (senior economist) Nguyễn Vân Trang. Một người ở lứa tuổi U50 và một ở U30. Chị Vân Trang thuộc thế hệ U30 đã là senior economist tại World Bank, chứng tỏ một tài năng trẻ.

Anh Đinh Trường Hinh: Muốn thoát nghèo hăy bắt đầu từ sản xuất công nghiệp nhẹ
Khi bàn về làm thế nào để các nước nghèo vượt lên, anh Hinh cho rằng, những quốc gia này phải bắt đầu bằng sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ (manufacturing).

Kinh tế gia hàng đầu Trương Đình Hinh. Ảnh: WB
Kinh tế gia hàng đầu Trương Đình Hinh. Ảnh: WB
“Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt, các nước nghèo không thể tiến lên nếu không bắt đầu bằng những sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ. Đó là một sự bắt đầu bắt buộc” Anh Hinh nói trong một cuộc phỏng vấn nội bộ.
Những người lao động kỹ thuật thấp như bán hàng rong, làm trong nhà hàng, có đôi chút cơ hội, nhưng hiệu quả thấp, thu nhập qua ngày đoạn tháng. Công nhân mỏ cũng vậy vì khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng ít tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Làm công nhân trong các nhà máy lại khác. Nó tạo ra thu nhập ổn định và không bị ảnh hưởng của mùa vụ, tạo ra kỷ luật và đạo đức của người lao động, cũng như cơ hội học hỏi về tạo ra kinh doanh.
Tuy nhiên, sản xuất nhỏ hay công nghiệp nhẹ, theo anh Hinh, ngược lại với công nghiệp nặng, các quốc gia nghèo lại cần sản xuất ra những hàng hóa cần thiết hàng ngày cho gia đình, làng xóm và cộng đồng như thức ăn, đồ uống, thuộc da, đồ gỗ hay cao hơn là gia công sắt thép hay đồ gia dụng.
Kiểu sản xuất nhỏ đó lại cần lượng lớn số lao động kỹ thuật thấp (tính hàng triệu) mà các nước kém phát triển có dư thừa. Dòng vốn đầu tư không cần lớn, công nghệ đơn giản và có sẵn. Thật tiện cho nước nghèo.
Khi kinh tế phát triển, từ chỗ sản xuất nhỏ tiến lên trình độ cao hơn, sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao và có nhiều lọai mặt hàng hơn. Trong quá trình dần hoàn thiện đó, quốc gia dần được công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản từng sản xuất vải vóc và may mặc, nhưng nay họ đang sở hữu những nhà máy công nghệ cao và hàng hóa chất lượng tinh xảo và hiện đại.
Anh Hinh kết luận, lịch sử đã chứng minh, cách làm bắt đầu từ sản xuất nhỏ đã giúp các quốc gia cất cánh. “History has proven over and over again that only this approach works.”
Có nghĩa rằng, các nước nghèo như ở Châu Phi, châu Á, sẽ phải bị giam trong cái bẫy sản xuất nhỏ hay công nghiệp nhẹ một thời gian.
Anh Hinh cho rằng, hiện nay có xu hướng quốc gia đi từ nước thu nhập thấp lên thu nhập cao mất ít thời gian hơn. Châu Âu và Hoa Kỳ mất 100 năm mới qua được ngưỡng này. Nhật Bản mất 60 năm. Hàn Quốc và Đài Loan mất 40 năm. Với xu hướng toàn cầu hóa và công nghệ phát triển như Internet thì các nước nghèo ở châu Phi có thể chỉ mất 30 năm.
Anh Hinh có lấy ví dụ Việt Nam và Ethiopia. Năm 2009, Ethiopia có 8000 công nhân trong ngành sản xuất da, tạo được 8 triệu đô la xuất khẩu. Việt Nam có 600 ngàn công nhân, xuất khẩu 3,5 tỷ đô la và hiện đang lên tới 10 tỷ. Ethiopia nên bắt chước.
Theo Của Times, đây là một thông điệp khá hãy cho mục tiêu phát triển kinh tế nước nhà. Một cuốn sách “Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam” của anh Hinh cũng đã được xuất bản tại bằng tiếng Việt tại Việt Nam cùng chủ đề và đã có một số các đề nghị để tăng trưởng kinh tế.
Theo anh Hinh viết trong sách, nếu Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và tạo việc làm thì phải chuyển đổi cơ cấu chuyển dần công nhân từ khu vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp và khu vực chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp sản phẩm nhập khẩu đơn thuần sang những hoạt động sản xuất với năng suất cao hơn.
Việt Nam cần giải quyết những vấn đề cơ bản trong ngành công nghiệp nhẹ. Cho đến nay phần đóng góp của công nghiệp nhẹ bị các số lượng tăng trưởng kinh tế che lấp nên các nhà làm chính sách chưa nhìn ra tầm quan trọng của ngành này. Ngoài ra, cuốn sách cho thấy có sự phân cực giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Đừng cố tiến thẳng lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi lực lượng sản xuất và hạ tầng chưa sẵn sàng.
Chị Nguyễn Vân Trang: Kinh nghiệm giảm đói nghèo ở châu Á. 
Trong khoảng 10 năm qua, nhiều quốc gia ở Đông Á, không chỉ Trung Quốc đã thành công trong giảm nghèo, vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009. Năm 2005, vùng này có 17,1% dân số thu nhập 1,25$/ngày (nghèo) thì năm 2010 đã giảm xuống 12,5%, trong điều kiện các chính sách quốc gia tại đây thường khắc nghiệt hơn ở Mỹ La tin và Đông Âu.

Kinh tế gia cao cấp Nguyễn Vân Trang. Ảnh: WB.
Kinh tế gia cao cấp Nguyễn Vân Trang. Ảnh: WB.
Có ba nguyên nhân chính: (1) Labor Income. Thu nhập từ lao động do công ăn việc làm mang lại đã đóng góp 40% cho giảm nghèo. Việt Nam và Campuchia thì tỷ lệ này có tới 70%, trong khi tại Timor Leste do chiến tranh (2001-2007) và xung đột làm cho việc làm bị mất, chương trình thoát nghèo bị chậm lại, (2)
(2) Non-labor income – Thu nhập ngoài lương. Bao gồm tài sản, đầu tư riêng của gia đính, trợ giúp xã hội, bảo hiểm… là những yếu tố quan trọng trong một số quốc gia.
(3) Demographic change. Thay đổi về dân số, nhất là tỷ lệ sinh giảm và người lớn có điều kiện đi làm, thu nhập cao hơn trên từng đầu người trong gia đình. Đó cũng là yếu tố quan trọng giảm nghèo nếu có chương trình kế hoạch hóa gia đình tôt.
Chị Vân Trang ở lứa tuổi trên dưới 30, có bằng tiến sỹ kinh tế MIT (Massachusetts Institute of Technology) năm 2008, thuộc hàng tài năng trẻ của World Bank (young professional). Những người được vào WB thuộc lớp Young Professional thường sau này trở thành nhà quản lý, kinh tế gia, hay chuyên viên hàng đầu thế giới.
Tôi cũng chỉ tóm tắt hai bài này gửi bạn đọc. Toàn bài có thể tham khảo trong một entry riêng bằng tiếng Anh, dành cho bạn đọc nào biết và muốn nghiên cứu về kinh tế.
Chiều thứ 6, mọi người về hết. Tự nhiên thấy vui vì người Việt ở World Bank. Chất xám của nước mình có ở khắp nơi, làm thế nào sử dụng nhân tài là một câu chuyện dài.
Có lẽ Cua Times sẽ phỏng vấn hai người và làm một entry riêng về con đường đi lên của họ tại tổ chức quốc tế này.
Cũng rất vui vì cả hai người cũng tham gia đóng góp cho Nhịp cầu Hoàng Sa vừa rồi.
Chúc các bạn vui đi làm đầu tuần.
HM. 30-1-2014
PS. Bài viết này theo yêu cầu của độc giả Phùng Văn Nhân, hãy viết về những gì tốt đẹp của người Việt khắp năm châu. Cảm ơn bác Nhân.
Toàn bài bằng tiếng Anh ở đây


Phần nhận xét hiển thị trên trang

học thuyết quân sự mới của Trung Quốc

Phòng vệ tích cực..

Giới lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh tới các ý định mang tính hòa bình của họ và nhắc tới lịch sử Trung Quốc như là lịch sử của một dân tộc yêu hòa bình. Trên lý thuyết thì điều đó cũng đúng. Trong đạo Khổng, chiến tranh không bao giờ được xem như là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác. “Mặc dù vậy, một dấu vết của bạo lực đã xuyên suốt qua quá khứ của Trung Quốc”, sử gia người Anh Ian Morris nhớ lại trong tờ Spiegel. Lần cuối cùng, Trung Quốc đã có một cuộc xung đột quân sự ngắn nhưng dữ dội trong tháng Hai và tháng Ba 1979 với láng giềng Việt Nam.
Lúc đó, quân đội Trung Quốc tiến vào Việt Nam với 200.000 người, có một đoàn xe tăng lớn đi kèm. Thế nhưng cung cách chiến đấu sử dụng nhiều người và vật chất này đã lỗi thời từ lâu rồi. Chậm nhất là từ Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất thì người Trung Quốc đã biết rõ, rằng chiến tranh hiện đại được tiến hành với những loại vũ khí khác. Kinh ngạc và đồng thời với sự hoảng sợ về sự lạc hậu của mình, họ phải đứng nhìn người Mỹ lúc đó đã tiến hành chiến tranh và chiến thắng với những vũ khí chính xác điện tử hiện đại nào.
Người Trung Quốc đã đúc kết. Họ đã giảm quân đội của họ từ trên hai triệu người xuống còn tròn 1,2 triệu người, và bù vào đó đã đầu tư rất nhiều vào những hệ thống vũ khí hiện đại. Và vì vậy mà từ cuối 2004, phương án quân sự mới có tên là “Chiến tranh cục bộ dưới những điều kiện của kỹ thuật thông tin”, tức là chiến tranh nhanh, ngắn, trong phạm vi nhỏ và với vũ khí công nghệ cao.
Học thuyết đứng ở sau đó có tên là “phòng vệ tích cực”. Cái đầu tiên có nghĩa là: Trung Quốc không muốn tấn công ai cả, Trung Quốc khước từ một chính sách tấn công trước và Trung Quốc cũng không muốn đóng vai trò sen đầm thế giới như Hoa Kỳ. Nghe có vẻ hợp lý. Tuy vậy, từ nhưng tiếp theo ngay lập tức. Vì Trung Quốc có quyền, nếu như chủ quyền quốc gia bị nguy hại, được phép tấn công để phòng ngừa trước.
Giới hạn này tạo không gian cho diễn giải. Điều gì sẽ xảy ra khi Đài Loan muốn tuyên bố độc lập? Theo quan điểm của Bắc Kinh thì đó là một cuộc tấn công vào chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân, tức là một lời biện bạch để tấn công. Hay điều gì sẽ xảy ra khi một nước châu Á đặt lá cờ của mình lên trên một trong số nhiều hòn đảo được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhưng bị tranh cãi ở biển Đông. Trung Quốc có tấn công đất nước đó không?
“Nhìn chung, chiến lược quân sự mới đây của Trung Quốc thể hiện một tiềm năng đáng chú ý cho các hoạt động tấn công”, hai nhà chính trị học thành phố Trier [Đức] Dirk Schmidt và Sebastian Heilmann phán xét trong quyển sách Chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Tức là quân đội Trung Quốc không chỉ sẵn sàng tại một cuộc tấn công vào lãnh thổ riêng của mình. Nó cũng có thể tự tích cực hoạt động. Nơi hành quân nằm kế đó: biển Đông.
(Còn tiếp)
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thêm tí ảnh:

Phần nhận xét hiển thị trên trang


Chuyện Tình-Tiền của đại gia và gái bao ở TQ

Một đại gia Trung Quốc khi cần có thể bỏ tiền để bao một nữ sinh trong vòng 1 năm với giá cả không phải ai cũng chịu được. Trung bình giá một nữ sinh làm gái bao là khoảng 10 vạn tệ/năm (khoảng trên 300 triệu đồng), trong đó có nữ sinh của các trường tên tuổi thì giá còn lên tới 50 vạn tệ/năm (khoảng 1,5 tỷ đồng). Nếu trường càng danh tiếng về trí tuệ và sắc đẹp thì giá càng cao, cứ như vậy một bảng giá dành cho các đại gia thèm của lạ là những nữ sinh dần dần được hình thành…
Ở Trung quốc có rất nhiều những cuộc thi hoa hậu lớn nhỏ. 
Những cuộc thi như vậy chỉ phục vụ cho những đại gia cần tìm tình nhỏ.
Không có tiền… đừng có mơ?

“Nữ sinh làm gái bao” từ lâu vốn đã là chủ đề được đề cập với tần suất cao và được xã hội rất quan tâm. Nhưng nếu như thật sự xuất hiện “báo giá nữ sinh làm gái bao” thì đây quả là tiếng chuông báo động về những tệ nạn trong xã hội đang ngày càng nở rộ dưới nhiều hình thức tại Trung Quốc. Đó là lời nhận xét của không ít cư dân mạng khi tận mắt chứng kiến “báo giá của nữ sinh làm gái bao” được tung lên mạng. 

Trong báo giá này có ghi đầy đủ mức học phí và sinh hoạt phí của “gái bao hoặc vợ lẽ” hiện là sinh viên của các trường ĐH tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu (Trung Quốc), nhằm đáp ứng cho những đại gia có nhu cầu. Điểm qua một vài con số có thể thấy, trung bình báo giá của một nữ sinh làm gái bao là khoảng hơn 10 vạn tệ/năm, con số này sẽ cao hơn tùy thuộc vào danh tiếng về trí tuệ và sắc đẹp của các trường ĐH tại đây.

Nữ sinh rêu rao tìm đại gia “bao nuôi” đã trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội Trung Quốc suốt thời gian qua. Chuyện các cô nàng có nhan sắc trời phú, chân dài miên man, vì “đói kém” sinh hoạt phí, tung ảnh mát mẻ lên mạng và sẵn sàng trao thân gửi phận cho một “mạnh thường quân” rộng lòng “bao nuôi” mình quả không còn hiếm.

Đã từng có sự việc một thiếu nữ xinh đẹp tự xưng là Liên Liên, sinh viên trường ĐH Phổ Đà, TP Thượng Hải, Trung Quốc tung loạt ảnh nóng mắt của mình lên một trang web nhằm kiếm người nuôi dưỡng đã khuấy đảo dư luận. “Tôi tên là Liên Liên, cao 1,65m, nặng 47kg, cỡ ngực ở size 38D, hàng khủng nhé” là lời giới thiệu gây sốc của thiếu nữ có gương mặt bầu bĩnh này.

Tiếp nối sự kiện của Liên Liên là loạt ảnh khoe cơ thể đầy táo bạo của 2 thiếu nữ 9X với mục đích kiếm đại gia sẵn sàng trả chi phí chơi game cho họ. Thậm chí hai cô gái này còn để lại lời nhắn: “Nếu có người sẵn sàng đối tốt với chúng tôi, chúng tôi sẽ hậu tạ đầy đủ!”.

Như để minh chứng cho hiện tượng này, mới đây, một bảng giá “bao nuôi” chân dài được phát tán rộng rãi trên các trang mạng. Trong đó, đối tượng chính là các nữ sinh viên tại Thượng Hải, Quảng Đông… với mức “bao nuôi” từ 20.000 NDT (tương đương khoản tiền 66 triệu đồng) đến 500.000 NDT (tương đương 1,6 tỷ đồng). Theo thông tin trên mạng, mức giá sẽ cao thấp khác nhau, tùy thuộc vào nữ sinh đó tới từ trường nào cũng như hình thức của các cô này “chuẩn” đến đâu. Nhưng theo nhiều đại gia từng trải chia sẻ, mức giá cao chưa chắc đã vớ được hàng “ngon”. “Nếu không khéo chọn thì chưa chắc mất nhiều tiền đã có được những cô gái đẹp, bởi cái cách mà họ (những cô gái trẻ) tự PR cho bản thân rất khéo, bạn cần phải có sự kiểm định kỹ về thông tin trước khi đưa ra quyết định tiến tới ký hợp đồng”, anh Lưu Quế Phong, một đại gia trong lĩnh vực bất động sản tại Thượng Hải bật mí.

Trong khi đó, chi phí “bao nuôi” chân dài tại Bắc Kinh còn “khủng” gấp bội phần. Để chăm sóc một thiếu nữ của ĐH Thanh Hoa, đại gia phải chi từ 63.000 USD – 95.000 USD/năm.Riêng các sinh viên của Học viện điện ảnh Bắc Kinh – cái nôi đào tạo các đại mỹ nhân Trung Quốc, mức giá cũng theo đó mà tăng lên ngất ngưởng, từ 71.000 USD – 103.000 USD/năm.

Chưa hết, nếu muốn “lọt mắt xanh” đại gia, các chân dài buộc phải trang bị đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ liên quan tới học vấn để khẳng định giá trị bản thân, gồm: Thẻ sinh viên, chứng chỉ tiếng Anh trình độ B, C hoặc tiếng Anh giao tiếp. Riêng các đối tượng không phải sinh viên, như người mẫu hoặc tiếp viên hàng không, mức giá… vô cùng.

Đây không phải sự thật?

Trước những thông tin này, cảnh sát các địa phương Trung Quốc đã và đang vào cuộc điều tra, làm rõ thực hư sự việc. Riêng dư luận tỏ ra bức xúc. Nhiều ý kiến cho rằng, những nữ sinh trong một phút nông nổi, a dua theo trào lưu, đã nhất thời đánh mất lòng tự trọng và nhân phẩm, cúi đầu trước tiền bạc. Tuy nhiên, cũng có người tỏ ra cảm thông với nỗi “khát tiền” của các thiếu nữ khi cho rằng, lỗi lớn thuộc về xã hội, khiến một bộ phận giới trẻ sẵn sàng bán đi nhân phẩm và thể xác của mình để đổi lấy vật chất.

Sau khi báo giá này được tung lên mạng thì rất nhiều nữ sinh của các trường ĐH trên đã lên tiếng bất bình phản đối và cho rằng đây là “trò đùa ác” của ai đó. Quan điểm của họ là: “Nữ sinh trở thành vợ bé hay gái bao, chúng ta vốn đã được nghe nhàm tai, thực tế là ai cũng có tính tò mò và rất thích lưu tâm tới những vấn đề “xấu xa” của người khác. Nhưng chúng tôi mấy năm trong trường ĐH chưa từng biết có chuyện báo giá lộ liễu như vậy. Những lời đồn về nữ sinh trở thành gái bao của đại gia không hiếm nhưng đấy không phải là số đông. Tôi không tin có người lại có kinh nghiệm từng trải hoặc là có đủ thời gian và năng lực để đi thống kê những thông tin đó. Đây cũng là minh chứng cho quan điểm “không phải điều gì bạn nhìn tận mắt trên thế giới ảo đều đúng”.

Bảng báo giá nữ sinh Trung Quốc làm gái bao xuất hiện trên mạng. Ảnh: TL

Nhưng cũng có những cư dân mạng cho rằng: Chẳng ai dại gì đi “vạch áo cho người xem lưng” khi tự nhận “giá trị” của mình được xác minh trên báo giá đó. “Họ chẳng qua là trung tâm môi giới muốn kiếm tiền nhờ dịch vụ này, họ đã ghi hẳn mục đích môi giới và kèm theo ảnh chân dung các nữ sinh đó chưa đủ thuyết phục sao?”, anh Phan Thế Bình, một cư dân mạng phản bác. Cũng theo anh Bình thì tại Trung Quốc vẫn tồn tại những cuộc tuyển người yêu, tuyển vợ cho các đại gia thì câu chuyện về báo giá “gái bao sinh viên” không phải là không có.

Trước đây cảnh sát Thượng Hải cũng đã từng phát hiện một vụ việc có nhiều nét tương đồng với sự kiện này, khi một đường dây gái bao trong đó có không ít người là sinh viên tại TP này bị đưa ra ánh sáng. Đối tượng được những người cầm đầu đường dây này chính là các vị đại gia lắm tiền, nhiều của. Các cô gái với vẻ bề ngoài là sinh viên rất dễ làm xao lòng các đại gia, “bởi giá trị của họ rõ ràng cao hơn những cô gái bán dâm khác”, anh Bình cho biết.

Dù muốn hay không những thông tin được tiết lộ thời gian qua phần nào cũng phản ánh một thực trạng đáng báo động tại Trung Quốc, khi mà giá trị đồng tiền đang lấn át nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ nước này. Thực tế trên đang đặt ra cho các nhà chức trách nhiệm vụ nặng nề hơn trong việc ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi hoàn toàn loại hình “mại dâm” trá hình trên.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

CẢ LOÀI NGƯỜI NGHIÊNG NGẢ

CHỜI ƠI! CẢ LOÀI NGƯỜI NGHIÊNG NGẢ VÌ ANH KIM JONG - UN !



Đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc
giống Kim Jong-un

 

Dân trí - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa ban hành sắc lệnh buộc 12 triệu nam giới nước này phải cắt kiểu tóc giống như ông. 

Sắc lệnh này được ban hành cách đây 2 tuần, theo đó nam giới Triều Tiên không còn lựa chọn nào khác ngoài kiểu tóc giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Đây cũng là kiểu tóc cổ điển đã từng được các nhóm nhạc nam ưa chuộng vào những năm 1990 và nay được gọi với cái tên mới là kiểu tóc “lãnh đạo Kim Jong-un đáng kính”. Đặc trưng của kiểu tóc này là cắt cao ở phía sau, phần tóc trên đỉnh thật ngắn và tóc hai bên tai phải được cạo sạch.

Không ít người dân Triều Tiên phàn nàn về yêu cầu trên vì cho rằng không phải ai để kiểu tóc "lãnh đạo Kim Jong-un" cũng hợp.

Đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: AP
Đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: AP

Một người dân cho biết: “Kiểu tóc nhà lãnh đạo của chúng tôi rất đặt biệt nhưng không phải hợp với mọi người vì mỗi người có khuôn mặt và kiểu đầu khác nhau”. Một người Triều Tiên giờ đang sinh sống tại Trung Quốc cho biết kiểu tóc giống như ông Kim Jong-un không thịnh hành bởi nó gợi nhớ tới những người buôn lậu Trung Quốc. Người này khẳng định: “Cho tới giữa thập niên 2000, chúng tôi gọi đây là kiểu tóc của dân buôn lậu Trung Quốc”.

Igor Iskiyev, chủ sở hữu một tiệm cắt tóc tại thành phố New York - Mỹ, cho biết: “Đây là một kiểu tóc cổ điển và nó chỉ hợp với gương mặt hơi to của ông Kim Jong-un”. Ông cho biết mình có thể thực hiện kiểu tóc này trong 10 phút với giá khoảng 15 USD. Ông nói thêm: “ Các khách hàng thường không yêu cầu cắt kiểu giống ông Kim Jong-un nhưng nếu họ muốn thế thì tôi cũng không cảm thấy thú vị”.

Trong quá khứ, mọi công dân Triều Tiên có quyền lựa chọn kiểu tóc của mình theo danh sách những kiểu đầu đã được nhà nước chấp thuận. Phụ nữ có tổng cộng 14 lựa chọn, trong đó tóc ngắn được dành cho những người lập gia đình còn những phụ nữ độc thân được phép thoải mái hơn với tóc dài và có thể để xoăn.

Theo Xuân Mai 
Người lao động/New York Daily News 
Nguồn: Dân Trí.
_______________


















 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tìm sách:

Cuốn sách "Nhân quả" của Thiếu tướng, Tiến sĩ, Nhà văn Chu Phác cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan và những ví dụ có thật, sinh động về luật nhân quả theo triết lý của đạo Phật. Mời quý vị độc giả tìm đọc!


Nhân quả

Nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về cuốn sách, dưới đây chúng tôi xin gửi đến Quý vị độc giả lời giới thiệu của tác giả viết cho cuốn sách



Để viết cuốn sách này, tôi đã suy nghĩ về quá khứ, lục tìm trong ký ức để chọn lọc. Từ nhiều năm của thế kỷ trước chúng tôi cùng những người có khả năng ngoại cảm đi tìm mộ liệt sỹ. Chúng tôi bắt đầu được nghe các vong nói chuyện về mình, về đồng đội và về gia đình, đơn vị. Trong đó có nhiều chuyện về nhân quả, quả báo, báo oán. Đến năm 1996, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người ra đời, chúng tôi được giám đốc Trung tâm và hội đồng khoa học giao cho các đề tài khoa học nghiên cứu về gọi hồn, áp vong, các biểu hiện của vong và đặc biệt là các đề tài tìm mộ riêng lẻ và đề tài tìm mộ tập thể. Anh chị em gọi là đề tài “Người sống tìm người chết”. Đề tài xác định danh tính của liệt sỹ dưới mộ vô danh, anh chị em gọi là đề tài “Người chết tìm người sống” vì muốn xác định được phải theo hai tiêu chí tìm được người thân và đúng quê hương mà liệt sỹ “nói”, hai là tìm được đơn vị có tên liệt sỹ chiến đấu và hy sinh tại đó. Chính vì đề tài này rất khó nên tiến hành chỉ đạt 6% - 14%. Đề tài “Tìm người thất lạc, người bỏ nhà đi hoặc tìm kẻ giết người cướp của” anh chị em gọi là đề tài “Người sống đi tìm người sống”. Đề tài này chủ yếu do hai nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng và Nguyễn Khắc Bảy tham gia. Đến nay, anh chị em ngoại cảm đã tìm được gần 200 nghìn ngôi mộ.

Đặc biệt, đề tài “Khảo sát các trạng thái biểu hiện của vong” và đề tài “Giả thiết, lý giải các biểu hiện của vong dưới góc độ khoa học” mã số TK10 và mã số TK12 TM/TL (2010) đã được Hội đồng khoa học đánh giá cao. Trong đó có đề tài nhánh “Bệnh âm và lý giải”. Như vậy, hai mươi năm nghiên cứu đối tượng khoa học, thực chất là tìm hiểu về vong, được biểu hiện qua các nhà ngoại cảm. Đến nay là thế hệ ngoại cảm thứ tư và thứ năm xuất hiện. Vì các anh chị em ở thế hệ trước, một số người đã hết khả năng hoặc khả năng đã giảm nhiều hoặc một số không còn trong sáng vô tư nữa. Cũng từ việc nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy nếu không có sự giúp đỡ của vong linh thì không thể tìm được mộ và sự thành công của nhiều việc về văn hóa Phương Đông khác.

Để nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận theo phương pháp “Lý thuyết tiếp cận hệ thống” (System Approach), để tìm hiểu hiện tượng nổi (emergence) của toàn bộ hệ thống. Vì rất nhiều trạng thái biểu hiện của vong nên chọn hiện tượng nào? Qua nghiên cứu lý thuyết tiếp cận hệ thống và lý thuyết chỉnh thể của y học Phương Đông, chúng tôi thấy không có gì là mâu thuẫn, cũng qua nghiên cứu, chúng tôi “chộp” được một biểu hiện của vong thấy rất thú vị và rất quan trọng đối với cuộc sống con người hiện nay: đó là luật nhân quả mà trong nhóm cán bộ nghiên cứu của đề tài gọi là báo oán hoặc quả báo và giải nghiệp. Để nghiên cứu về nhân quả và giải nghiệp, chúng tôi dựa theo lý thuyết và quan điểm trong cặp phạm trù “tất nhiên và ngẫu nhiên” và cặp phạm trù “nhân quả” thì phương pháp tiếp cận dựa vào cặp phạm trù “nhân quả” là phù hợp. Vì đạo Phật cũng nói tới nhân quả… trong điều kiện nào đó “nhân” sẽ thành “quả”. Đầu vào, đầu ra qua hộp đen của lý thuyết tiếp cận hệ thống, muốn tìm được “nhân” đối chiếu với “quả” thì phải soi chéo rồi khớp lại mới tiến hành giải nghiệp hay trả nghiệp - giải nghiệp chướng. Có giải được nghiệp chướng thì mới giải thoát khỏi báo oán. Ví dụ đem súng, gươm, đao, kiếm, bom, đạn đi giết chết hàng nghìn, hàng vạn người dân vô tội ở các nước với những lời giả dối, mĩ miều thì làm sao giải được nghiệp chướng hoặc cậy vào sức mạnh đồng tiền và thế lực đã phá đền chùa, am thờ, miếu mạo, mồ mả, phá hủy hài cốt của người khác.

Tưởng rằng có quyền lực ở dương thế thì muốn làm gì cũng được. Đây thực sự là ảo tưởng và huyễn tưởng, thậm chí vì ham đất đai, quyền lực, tiền của mà bất hiếu, bất trung với cha mẹ, gia tiên; anh chị em hại nhau, bạn hữu hại nhau, họ hàng giết nhau, cùng một dân tộc, một đất nước cũng giết hại lẫn nhau. Ôi! Thật là thê thảm! Chiến tranh! Hận thù cá nhân! Lòng tham vô đáy của con người… Hận thù chồng chất hận thù! Chiến tranh chồng chất chiến tranh!

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để chuẩn bị cho Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho tôi sưu tầm những quan điểm của chủ nghĩa Mác nói về con người và gợi ý chuẩn bị thành lập Viện Nhân học. Thật may mắn, tôi còn lưu giữ được nhiều tư liệu quý về “báo oán” của thiên nhiên. Sau đây, tôi xin trích một số lời của C.Mác, nói về sự trả thù của thiên nhiên: “Con người sống dựa vào tự nhiên. Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể con người. Để khỏi chết, con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó. Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít và tự nhiên. Vì con người là một bộ phận của tự nhiên. Đặc biệt, những đoạn viết sau đây của Anghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” (1875-1876), chúng tôi suy ngẫm liên hệ với tình hình nước ta và khu vực hiện nay thì rất đúng: “Loài vật sống phần nhiều dựa vào tự nhiên… con người nhận thức được quy luật của tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó phục vụ những mục đích của mình, nhằm thống trị tự nhiên”. Đồng thời, Anghen cũng nhắc nhở: “Nhưng con người cũng không nên quá tự hào thắng lợi về khoa học mà con người chinh phục được tự nhiên… Vì sau đó, tự nhiên sẽ trả thù, lần thứ hai mạnh hơn lần trước, lần thứ ba dữ dội hơn lần hai…”. Anghen đã đưa ra dẫn chứng về thảm họa ở một số nước, ông còn phân tích sự khác nhau của châu Âu và châu Á. C.Mác còn nói: “Một tự nhiên hào phóng thì nó dắt tay người ta đi như dắt tay trẻ con tập đi. Nó ngăn cản con người tàn phá tự nhiên phát triển, bằng cách không cho sự phát triển của con người trở thành một tất yếu”. (Nghĩa là bất chấp quy luật của tự nhiên, tàn phá tự nhiên).

Nghiên cứu lý luận Mác - Anghen, cặp phạm trù “nhân quả” của chủ nghĩa Mác đối chiếu với thực tế loài người, con người trên dương thế thì không những có Báo oán - Quả báo - Nhân quả giữa con người với con người mà còn Báo oán - Quả báo - Nhân quả của tự nhiên (thiên nhiên) với con người.

Triết học Phương Đông cách đây trên 2000 năm đã nói: “Vũ trụ này là vũ trụ đạo lý, vũ trụ tâm linh. Khi tri thiên tức là khi đã biết đến trời thì người ta không những là công dân của xã hội nhân quần mà còn là công dân của trời, công dân của vũ trụ… Người ta không những được hưởng phẩm tước của xã hội nhân quần mà còn hưởng phẩm tước của trời”.

Trong cuốn sách này, chúng tôi không nêu sự Báo oán - Nhân quả của tự nhiên với con người mà chỉ nêu Nhân quả của con người với con người. Ngoài ra, chúng tôi đưa vào một số truyện ngắn, truyện kể nhằm giúp người đọc bớt căng thẳng, nhưng vẫn nói lên Nhân quả - Báo ứng. Ví dụ, truyện về con sói (Ăn cháo đá bát) nói lên sự vô ơn; truyện “Trời ơi, con gái!” nói về sự kiêu căng; truyện “Bà ơi là bà ơi!” nói đến sự bất hiếu; và truyện “Chết đói” nói lên lòng nhân đạo…

Theo cố nhà ngoại cảm có quyền năng huyền bí - Nguyễn Đức Cần - đã nói: “Con người có hai loại bệnh: Thân bệnh và nghiệp bệnh. Thân bệnh thì có thể chữa được, nghiệp bệnh thì khó. Nghĩa là có người có thể khỏi bệnh, có người không khỏi và có người cụ không nhận chữa”.Theo nghiên cứu của chúng tôi thấy có thể có ba loại nhân quả. Loại báo oán ngay đối với người gây ra đau khổ, chết chóc với người khác, hoặc xâm phạm đến nơi thờ phụng của vong linh, thánh thần, chùa chiền… Cũng có loại một hai đời sau mới phải gánh họa của cha ông gây ra và cũng có loại năm bảy đời sau thì họa mới đến dữ dội, liên tiếp mà người đời không hiểu tại sao.

Hiện nay, có người nửa tin, nửa không tin hoặc vì quá ham quyền lực, tiền bạc, đất đai nên vẫn lao vào con đường Ý, Khẩu, Thân làm điều ác và vẫn cứ tưởng rằng họ sẽ thoát khỏi lưới trời. Họ không hiểu, không thấy được luật nhân quả đang ở trước mặt. Vì thế giới này được điều khiển tự động bằng luật Nhân quả! Đây chính là luật của Vũ trụ - luật của Vũ trụ là luật Nhân quả. Đúng là “thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu” (lưới trời tuy thưa nhưng không gì có thể lọt qua được). Dân gian ta còn có vè rằng:
Ai ơi chớ vội khoe tài
Hôm nay võng lọng ngày mai bộ hành
Ngày kia bị, gậy, chiếu manh
Ngày kìa đui cụt, lê quanh chân giường!”.

Để cứu giải, giải nghiệp thì cứ lễ lạt phần âm thật to ư? Như hiện nay có người sẵn sàng bỏ ra một tỷ hoặc mười tỷ để lễ lạt âm phần phù hộ cho họ. Không được đâu! Chả lẽ thánh thần cũng tham nhũng ư? Như thế thì không còn là thánh nữa.

Lễ lạt cốt lòng thành, người tốt sẽ được âm phù, dương trợ. Không thể đem tiền ra mua thánh thần, sẽ thêm tội đấy. Nhiều người cứ tưởng rằng lễ to thì thoát tội. Một số người lợi dụng sự đau khổ của người khác để moi tiền bạc của họ. Chắc chắn đó là tội ác. Ở đời không phải tội gì cũng sám hối giải nghiệp được. Ví như tội giết cha mẹ, anh em; tội bán nước cầu vinh. Ở đời không phải cuộc lễ cầu nào cũng được chứng, cũng thành công. Đút lót nhiều, hối lộ nhiều với thánh thần càng thêm tội. Thầy sẽ phải gánh họa. Cuốn sách này hi vọng sẽ góp phần suy ngẫm cho người đọc.

Xã hội phát triển, nhiều người làm việc thiện, nhiều người chân thật và tốt bụng… Nhưng chúng ta cũng đang phải sống trong thời kỳ vàng thau lẫn lộn, ngoại cảm giả danh, tà vong quá nhiều, từ thiện cửa miệng, kẻ cơ hội nổi lên kiếm chác. Điều đó làm cho niềm tin xã hội bị chao đảo. Nhưng chúng tôi cho rằng, cùng với sự phát triển, nhiều người có lòng nhân ái thực sự, từ thiện thực sự và tài năng đặc biệt thực sự thì chính con người sẽ sàng lọc được và thời gian chắc chắn sẽ trả lại sự chân chính đích thực…

Xin chân thành cảm ơn.

THIẾU TƯỚNG, TIẾN SĨ, NHÀ VĂN NGUYỄN CHU PHÁC


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

ANH NGỐ VÔ TƯ- HỒNG GIANG



Anh Ngố về với biển                 
Lòng vừa vui,
Lại buồn
Vui gặp đông bè bạn
Buồn nhiều dại..
Chưa khôn!

Ừ thì dại..
Vẫn dại
Anh là cây của rừng
Một khi rời khỏi đất
Tránh làm sao vẩn vương?

Mình biết gì về biển?
Ngoài sóng xanh ồn ào?
Ngoài hải âu cánh mỏng?
Ngoài yến tình lao xao?

Mình biết gì về cát?
Rong rêu,
Đáy biển ngời?
Chứa chất
Rồi chứa đựng,
Thế nhân lòng như mây?

Mình biết gì về gió?
Đông, Tây mời xe duyên?
Ngày tiếp đêm mờ tỏ,
Đảo xa bao lời nguyền?

Mình biết gì về nắng?
Lòng phơi say lòng người
Mình biết gì muối mặn? 
Triệu triệu năm không phai?


Không biết..
..thì không biết!
Vô tư
chẳng nỡ rời
Biển còn muối
Còn sóng

Ngố còn yêu..thế thôi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang