Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

CÁC CỤ NHÀ MÌNH LÀNH..

CÁC CỤ NHÀ MÌNH LÀNH..                                

                              Truyện ngắn của HG

Bạn... Mấy chục năm mới gặp.. Chỉ thiếu nước chưa ôm chầm lấy như trong phim, trong truyện bọn bốc phét vẫn thường hay tả. Nhưng bắt tay là có thật. Cái bắt tay đau nhói đến tận xương, hàm nhiều ý nghĩa.
Bạn gã vẫn vậy, da sát xương, môi mỏng, mép sắc, mắt lồi và to trên ống mũi hơi gồ lên ở đoạn giữa. Nói chung là vẫn nhận ra, mặc cho tháng năm làm khuôn mặt của cả hai có chút phôi phai, lợt lạt. Trên đầu đứa nào cũng loáng thoáng có sợi tóc đổi màu.Chưa đến độ muối tiêu, nhưng không thể giấu được nếu không “đảo mái” bằng thứ thuốc nhuộm rẻ tiền. Nghe bảo thứ ấy có nguồn gốc từ bên Tàu, dùng đến đâu biết đến đấy. Nghĩa là chỉ đôi ba lần sơ qua là mụn mọc, ngứa nấm da đầu. Lúc đó tha hồ mà gãi. Được cái may cả hai vốn dĩ thật thà giản dị, không ưa sơn quết, việc ấy không xảy ra.
Bạn cùng lớp mấy chục đứa cả trai lẫn gái, giờ chết mất quá nửa. Mấy đứa hồi chống giặc phương bắc không về. Đứa ung thư, đứa ết, đứa sập hầm vàng.. Cả những đứa chết vì những cớ ái oăm không ra sao cả. Chung quy nguyên nhân cuối cũng chỉ vì danh, tham vọng hão huyền, vì tiền vì gái, vì cả những cái không đáng chết!
Sống được là may quá rồi. Qua cái thời mịt mờ sương khói, quá nhiều ảo tưởng, quá nhiều nạn tai từ trời, từ người mang lại. Còn được đến bây giờ lẽ nào không mừng, không vui? Gã nghẹn ngào suýt trào nước mắt. Hai thằng lặng nhìn nhau mất đến mấy giây đồng hồ. Thằng bạn lặng lẽ đi pha ấm trà. Có lẽ nó đang cố nhớ điều gì đó chìm vào dĩ vãng đã lâu. Còn nó cố gắng quan sát, đây là thói quen cố hữu của nó đúng ra không nên dùng vào lúc này.
Bà cụ mẹ bạn từ lúc gã vào đã ngồi dậy. Hình như bà bây giờ bà nặng tai. Gã chào, bà lại: “Không dám, tôi ăn rồi”. Có lẽ người già chỉ còn nhớ được vài thứ, đó là chuyện ăn, chuyện ngủ. Bà hỏi đến mấy lần: “ Mấy giờ rồi?” Chả biết là hỏi để định đi đâu? Lúc tối qua ghé bà bác rồi ngủ lại, gã cũng gặp trường hợp tương tự thế. Nhưng bà khác ở chỗ ban ngày ngủ nhiều, đêm đến kể lể khóc lóc những chuyện từ bao giở bao giờ. Nào “làm dâu năm mới mười hai tuổi. Hết nuôi bố mẹ chồng lại đến anh em nhà chồng”.. Tủi thân thế nào, khóc rưng rức như bị ma hành. Cả đêm bà làm mấy giấc như vậy, con cháu trong nhà bà đã quen, còn nó không sao ngủ được.
Cái làng quê nó bao đời như cõi u ti quốc, mòn mỏi, trì trệ. Chả xa kinh thành là bao mà tối tăm u ám, bao chuyện người, chuyện đời khốn nạn.
Đời mang gã “đi chơi”, va đập chỗ này chỗ khác. Về đến làng thấy nhà xây cao mấy tầng, cửa ngõ cổng gang đúc theo lối dinh thự, tưởng thay đổi nhiều rồi, hóa ra u ti quốc vẫn là u ti quốc. Buồn và thấy chông chênh không rõ vì cái gì?
Đang nghĩ linh tinh như thế bạn nó hỏi:
- Lâu mày có gặp con “Y cơ lét” không?
Gã thành thực:
- Không.
- Trước mày chả suýt lấy nó kia mà? Sao bây giờ lại dửng dưng đến thế?
- Ồi, chuyện hồi trẻ con nhắc đến làm gì? Nó giờ đã đi lấy chồng, chả biết đã chuyển đi đâu, mà tao có mấy khi về làng? Biền biệt từ đấy đến giờ..
- Hồi ấy bọn tao chắc mẩm thế nào chúng mày cũng lấy nhau. Đến bây giờ tao vẫn chưa hiểu vì lí do gì mà chúng mày lại bỏ nhau, nó lại lấy thằng Tờ oan đấy?
- Đời trai, mày bảo thằng nào chẳng có mấy mảnh tình rách vắt vai? Từ yêu đến nên vợ nên chồng là cả khoảng cách không phải thằng nào cũng vượt qua được. Nhưng mày nhắc đến chuyện này làm gì? Thú thật ba cái chuyện ấy giờ tao không quan tâm mấy..
Nói thì nói vậy, nhưng sao gã nghe nhói trong lòng..

Đời gã khốn nạn bởi tính ham vui và cả tin bạn bè. Giá năm ấy gã không dẫn thằng khốn, sau này là chồng của nàng đến nhà Y cờ lếch, mọi chuyện đã khác!
Thằng này chỉ được cái to xác, hơi trắng trẻo đẹp trai một tẹo, dưng đầu óc nó không có gì đáng kể. Nó dòng dõi họ “bò lai lừa”, thực dụng ham ăn no vác nặng là tính “đặc thù”. Kéo lại được cái miệng xoen xoét bánh mì quẹt bơ. Nó tới đâu là tưng bừng tươi vui đến đấy vì các câu chuyện nhả, chả như gã tẩm ngẩm tầm ngầm. Nghĩ thì nghĩ được, lại ngại nói ra lời. Có một thời gã cứ nghi nghi hoặc hoặc, không chắc có hẳn bởi như thế không, tính ưa dung tục và thích cợt nhả của phái bên kia? Nhưng mấy thứ đấy lại cũng không hẳn là nguyên nhân chính. Đằng sau cái vẻ bề ngoài xuề xòa dễ gần của kẻ cạnh tranh là con người đầy ắp thủ đoạn. Nó lại có chỗ dựa hơn người bởi có ông anh sau giải phóng chuyển ngành sang làm nghề kín, chuyên điều tra theo dõi. Cái nghề phần lớn chìm trong bóng tối không ai hay biết.Với gã nghề đó gã không quan tâm vì nghĩ chả liên quan quái gì đến mình..
Bây giờ bạn cũ nhắc lại, gã mới nhớ ra rằng mọi sự từ người anh họ của tên này mà nên chuyện. Chuyện đau lòng chứ không phải chuyện vui..
Gã nhớ như in buổi chiều hôm đó gã về làng. Hôm ấy cũng mưa phùn gió bấc như hôm nay. Định ăn cơm xong là ngủ lấy sức để sớm mai về cơ quan sớm. Chợt mẹ gã bảo Y cờ lếch cũng về. Hồi đó đâu đã có điện thoại di động dùng tràn lan như bây giờ? Người ta cả khi đang yêu, có khi hàng tháng mới gặp. Cách liên lạc thường xuyên nhờ vào những lá thư tay. Anh nào cầu kì thì viết trên giấy pơ luya, thứ giấy mỏng tang dùng cho máy chữ. Mỏng đến nỗi có thể thay giấy cuộn thốc lá. Anh nào xuê xoa, chỉ trọng cái tình, ít quan tâm đến hình thức thì viết trên giấy phê đúp trang rộng gần bằng khổ A4 bây giờ.. Anh cẩu thả hoặc tình cảnh khó khăn viết bằng tờ giấy xé ra từ quyển sổ tay. Nói chung muôn hình vạn trạng khác nhau của thời thổ tả ấy. Phong thư gấp cũng đủ kiểu cách. Có thư còn xức nước hoa ( đương nhiên là thứ nước hoa rẻ tiền, hàng lậu từ Lạng Sơn về ).Thư rơi vào đáy thùng rồi, nhanh cũng mất cả tuần mới tới tay người nhận. Cách nhau năm chục cây số mà cứ như ngàn trùng. Không như bây giờ muốn tỉ tê, ò e bất cứ lúc nào, cũng chỉ mất mấy ngàn đồng tiền cước. Nếu đăng ký có thể chuyện trò nửa tiếng đồng giờ.

Gã đâu biết hôm nay nàng cũng về?  Lại chủ động đến thăm mẹ gã?
Bao nhiêu mệt nhọc trôi tuột ra sông ra bể, như chưa từng xảy ra. Gã và vội mấy lưng cơm, sửa soạn áo quần.
Khốn nạn, thằng sinh viên mới ra trường như gã áo quần có gì đáng kể? Nhưng cũng phải ngay ngắn gọn gàng. Gã mượn cây đèn pin của mẹ. Quê gã vẫn còn thắp đèn dầu. Ngoài đường vẫn tối thui. Dẫu là “mắt con trai” cũng chả nhìn thấy gì. Hồi gã còn ở nhà gã vẫn có thói quen đi đêm ngửa mặt lên trờiđám ngọn tre và khoảng nền trời làm chuẩn mà đi trúng đường. Ra đời phố xá, ăn học mấy năm, thói quen ấy không còn. Với lại lũy tre người ta đã đốn dần, không còn theo hàng lối như trước. Đi đêm là chuyện khó khăn. Điện vẫn tận đẩu đâu, chưa có ở làng này.
Gã ra đến ngõ thì gặp thằng “rách việc”. (Tên này thực ra mãi sau này gã mới đặt cho đối thủ của mình). Thằng rách việc hỏi gã đi đâu? Gã thực thà có sao nói vậy. Mà có gì phải dấu cơ chứ?
Đến nhà Y cờ lếch rồi gã mới thấy mình dở hơi. Đáng lẽ chỉ có hai đứa với nhau. Gã còn biết bao chuyện để nói và muốn nói với nàng. Tự dưng tự lành thêm thằng người thứ ba! Câu chuyện trở nên gượng gạo. Gã định cắt đuôi nhưng không tìm ra cớ gì. Bụng bảo dạ: “Cuộc đời còn dài, mình với em còn khối lúc gặp nhau, đằng nào cũng lỡ rồi, ngồi một lát rồi về”.
Gã đâu biết được tình trường cũng cần bí mật, kín đáo, bất ngờ như vào trận đánh. Hở lộ ra để đối phương biết được sẽ vô cùng bất lợi. Đến khi hiểu ra bài xương máu này việc đã lỡ mất rồi! Lúc đó thằng rách việc cứ thản nhiên như không.
Gã hoàn toàn không biết  ngay từ hôm đó tên này đã nảy sẵn âm mưu. Người ta bảo:
“ Con thầy vợ bạn là nơi phải tôn trọng”, nhưng đấy là những kẻ có đọc sách thánh hiền. Còn thằng rách việc này nó đâu có khái niệm? Cả đời cho đến lúc chết nó có đọc sách bao giờ đâu? Có chăng đọc là đọc sách “công cụ” bắt buộc phải đọc để kiếm ăn, hay sách giải trí rẻ tiền. Sách dạy làm người hắn đâu cần đọc?

Cũng phải công bằng mà nói, dù thằng rách việc có âm mưu đến mấy mà cái duyên của gã bền, số phận hắn không đen đủi, nó có giỏi âm mưu đến mấy cũng đành chịu.
Và đâu có câu chuyện để nói hôm nay, khi đã qua hàng chục năm trời?
**
Gã có việc gấp ở cơ quan, phải đi ngay, còn thằng khốn chưa hết phép. Thằng này học không tới đâu, nhưng trời ỉa vào nồi nhà nó. Với lại xưa nay ở đời có phải cứ hay, cứ giỏi là gặp may cả đâu? 
Ối thằng văn dốt, võ dát mà vẫn lên ầm ầm. Càng thời độc tôn, chuyên chế bọn ấy càng dễ leo cao. Những kẻ có đầu gối dày và mỏng liêm sỉ càng có cơ hội để thi tài nịnh nọt, nâng bi, thổi hơi. Bọn đấy càng ngày càng khá cho đến tận thời bây giờ. Nhưng có một đặc điểm mà ít người chú ý đến. Bọn ấy vượng số bao nhiêu thì xã hội trì trẹt, suy tàn bấy nhiêu. Người ta gọi thời kì này là thời kì xã hội thân tộc, "Nhất quen, nhì biết", cao hơn nữa là chỗ máu mủ ruột thịt. Truyền thống ưa ỉ eo tình cảm của người Việt mình có cơ được phát triển tối đa.
Chả biết nó nói những gì với nàng những ngày gã đi rồi? Tuần sau gã về, nàng lạnh lùng ra mặt. Nàng cứ mải mốt đan len làm như chả có việc gì đáng để tâm đến. Gã hỏi câu nào nàng miễn cưỡng nhát gừng, nhấm nhẳn câu ấy. Lúc gã ra về, nàng khác hẳn mọi khi, không tiễn nửa bước chân. Tệ hơn mấy món quà nho nhỏ của gã tặng mọi khi nàng nâng niu, nàng gói cả vào cái khăn đưa trả gã. Gã không cầm, nàng cũng chẳng nói chẳng rằng gài ra bên ngoài cánh cửa, như thể đó là những vật thừa, hay một túm rác sắp đem đi vất. Trăng sáng vằng vặc trên đầu mà sao gã thấy u ám tái tê đến vậy.
Lần đầu tiên trong đời, gã trở thành tên vô tổ chức. Công việc cơ quan cũng không là cái đinh gì. Hẳn ở nhà thêm mấy ngày nữa để buổi tối có cơ hội gặp nàng vì ban ngày nàng bận công việc. Nhưng mà càng gặp lại càng xa, càng khó hiểu nhau. Như thể hai đứa chưa có bao giờ có chút tình cảm nào. Còn đâu những ngày hè gã và nàng dọc theo con đê dài, nói mải với nhau bao nhiêu câu chuyện, đến khuya chưa muốn rời nhau? Còn đâu những ngày hội tưng bừng gã cùng nàng trong đám bạn bè vui chơi thỏa thích bên hồ Suối Hai, Đền Và, chùa Thày, chùa Trăm gian? Những ngày bên nhau xuôi Hải Phòng, lên đỉnh núi Ba Vì, Tam Đảo? Dĩ vãng ấy giờ đây như chưa từng xảy ra, chưa từng là của gã. Chỉ còn sự nhầm lẫn của kí ức mong manh xa thật xa mất rồi!
Gã không hiểu chuyện gì đã xảy ra?
Nàng tránh không gặp gã. Khi gã tìm nàng cau có bực dọc ra mặt. Nàng làm gã mất thể diện trước mọi người. Gã còn tìm và đến với nàng làm gì nữa? Gã chua chát nhận ra điều này mà thấy lòng nhức nhối. Gã đã làm gì để nàng quay ngoắt như vậy?
Gã tan nát cõi lòng. Cuộc đời gã từ nay về sau chả còn gì vui sướng nữa. Thậm chí nó bẽ bàng thê thảm không biết để đâu cho hết. Tự dưng gã không muốn gặp bất cứ người nào có quen biết và liên quan đến nàng. Gã muốn đi thật xa. Muốn quên hết tất cả. Khốn nỗi tâm tư là cái gì ngang bướng và gai ngạnh cứ làm trái ý gã, muốn quên mà quên có được đâu?

Một lần gã tình cờ gặp thằng khốn đó đi cùng với nàng. Hôm đó nàng mặc cái áo màu lá mạ, màu áo lần đầu tiên gã gặp nàng. Sao lại có chuyện trùng lặp này? Lòng gã nói đau.. Đám cưới một người bạn, gã không thể không đến. Gã nhìn thấy nàng đang cười nói vui vẻ bên cạnh người mới của nàng. Bắt gặp cái nhìn của gã, nàng biến sắc mặt một thoáng rồi lấy vẻ điềm nhiên như không. Gã cũng quay sang phía khác như không nhìn thấy gì. Có kẻ nào đó huých vào sườn gã. Kẻ đó nói gì đấy gã nghe không rõ. Hình như hắn ta tưởng gã chưa nhìn thấy nên đánh động. Gã vội vã nghĩ ra một lí do nói với đôi uyên ương đang cực kì hạnh phúc, gã phải đi. Ra đến đường cái quan, suýt nữa gã đầm xầm vào chiếc xe tải ngược chiều. Thằng lái xe thò đầu ra quát, chửi lầu bầu gì đó những gã mặc kệ nó. Với gã bây giờ chả có gì quan trọng, đi càng xa chỗ này càng tốt. May mà hôm đó tai nạn không xảy ra. Nếu không miệng lưỡi người đời thế nào chả bảo gã chủ động chết vì tình?

Mãi sau này gã mới biết nàng rời gã vì chuyện gì? Đó là khi đám cưới của nàng đã tổ chức thật linh đình. Vết thương trong lòng gã đã nguôi ngoai. Không phải ai khác, chính anh thằng rách việc ấy là nguyên nhân. Hắn nói với bố nàng đang làm cán bộ tổ chức một huyện rằng gã có vấn đề. Một buổi tranh luận của đám bạn trẻ về sự khác biệt “Duy vật biện chứng và duy tâm”. “ Có hay không chủ nghĩa X hay là Y gì đó? Gã là kẻ dại mồm chót nói ra những câu dại dột. Tỷ như “ Làm gì có cái xã hội mơ tưởng hão huyền ấy? Chẳng qua nó chỉ là cơn sốt của thời đại. Một thời đại có quá nhiều áp lực chiến tranh, tăm tối về tinh thần cộng với sự đòi hỏi gấp gáp của cái dạ dày, nó như thứ thuốc giảm đau chứ đâu tác dụng cụ thể nào?”
Người ta bảo lời nói gió bay, thực ra không phải. Không biết bằng cách nào đó, ông anh thằng rách việc nắm được câu này. Thời giữa phản biện và phản động đánh đồng một nghĩa với nhau, câu này nguy hiểm không biết chừng nào!
Chuyện tình của gã với nàng coi như xong vì một cái cớ vu vơ như thế. Đúng là chuyện hàng chài về con cá dưới sông. Một người luôn đề cao tính vững vàng lập trường tư tưởng, ý thức hệ không thay đổi như bố nàng đấy là núi Thái Sơn chứ không phải chuyện đùa!

Hàng chục năm sau gã mới quên được chuyện này. Bây giờ nghe tên bạn nhắc lại gã cứ như nghe chuyện người khác.
Bạn gã đột ngột chuyển đề tài:
-          Giới các ông chắc thời điểm này lắm ý kiến lắm?
-          Về chuyện gì?
-          Sửa đổi hiến pháp ấy, ông không nghe thấy à?
Gã lặng đi một lúc. Với gã chuyện này hình như cách làm không phải như vậy. Đó là công việc của các nhà chuyên gia về luật. Họ có kiến thức chuyên môn, có hiểu biết sâu sắc về pháp chế, đọc nhiều, tham khảo nhiều biết cái hay cái dở trong hiến pháp của nhiều nước khác nhau. Như vậy họ mới có cái để mà so sánh, lựa chọn.. Còn hạng cồ lồ mồ như mình, hiểu chút lỗ mỗ biết gì mà tham gia ý kiến. Giả hoặc có ý kiến đi nữa chắc gì có người bỏ vào tai, hay lại mang họa như cái cuộc tranh luận phản biện năm nào?
Gã đã tự nguyền với mình là sẽ không tranh luận về bất cứ điều gì, với bất cứ ai. Gã yên tâm bấy lâu nay yên ổn là nhờ chủ trương như thế.
- Nói thì nói vậy, việc đấy có người lo. Đừng có gái góa lo việc triều đình.
- Còn việc biển đảo theo quan điểm của ông thế nào?
- Cũng rứa cả thôi? Ông hỏi tôi, tôi hỏi ai bây giờ?
Bạn gã trố mắt ra nhìn gã. Sao lại có kẻ thờ ơ, vô cảm đến thế nhỉ? Một thằng vốn hăng hái tranh luận, luôn tò mò tìm hiểu học hỏi như nó sao bỗng dưng lại đâm ra an phận thủ thường đến như vậy?
Cuối cùng bạn gã bảo:
- Chả trách mấy buổi họp rồi mà chả ai có ý kiến gì. Có chăng sửa chỗ này tí ti, chỗ kia tí tẹo. vớ vẩn hết. Chả có nước nào luật lệ co giãn, mơ hồ như thể nước ta. Tỉ như chuyện tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, hay các khung hình phạt từ a đến z. Sao không rõ ràng cụ thể? Thưởng phạt công minh, cái nào đi cái đấy?
- Thôi gác chuyện đó lại đi. Mày đang nói về Y cơ lếch cơ mà.
- Chuyện này có gì để nói? Mày không biết chuyện thật à?
-..
- Thằng bỏ mẹ ấy giờ lên chức phó cục trưởng rồi. Nó vừa cưới vợ khác hồi đầu năm.
- Còn nàng?
- Nghe bảo nàng xuất gia vào chùa rôi. Ở đâu tao cũng không rõ. Hay là..
Nó nhìn gã tinh quái:
- Mày định làm theo tích Lan Và Điệp phải không? Đúng là dớ dẩn. Người ta đặt ra bài hát là vậy. Ai biết đâu thực hư thế nào? Ngoài đời khác, sao cứ lẫn lộn giữa mộng và đời?
Gã im lặng. “Giả dụ có đi tìm nàng bây giờ ngoài thỏa tính tò mò, liệu còn ích lợi gì? Tuổi gã bây giờ đâu còn lãng mạn, hăng hái, bồng bột như xưa. Người ta nói cái gì cũ cũng kém giá trị. Nhưng bạn cũ, tình cũ, thậm chí những đồ vật cổ vượt được thử thách thời gian thực là vô giá hình như là một khái niệm chưa đủ..” Gã đang lan man như thế, bạn hắn chuyển hướng câu chuyện:
- Mày không sợ sau này con cháu mày nó bảo : Cụ nhà mình hồi ấy lành quá. Bao nhiêu chuyện trái tai, gai mắt đau lòng như thế mà cụ vẫn như chả thấy gì? Chỉ thiếu nó nói toạc ra là cụ thời ấy … thôi mày ạ.

Muốn sao cũng được. Dân mình thế nào, nước mình thế nào, tầm tuổi này gã biết. Việc cần bàn hãy bàn. Cầm đèn chạy trước công nông họa có ngày. Bầm dập nhiều, oan trái không ít, đủ để gã lựa ra chút kinh nghiệm đường đời. Một kinh nghiệm sống hèn hèn, đêu đểu và khốn nạn..
Nhưng còn cách nào khác đâu?
Cả gã và Y cờ lếch không có cách nào làm lại một cuộc tình. Gã cũng không thay đổi thái độ trước hiện tại muôn vàn rắc rối này.

Gặp bạn bao nhiêu chuyện. Rút cục còn chuyện gì có thể nói mà không đau lòng??

======




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nước mắt xin đừng đọc bài thơ này:

Ta Về
Tô Thùy Yên
Bài thơ vừa được nhóm THI CA VIỆT HẢI NGOẠI chọn là một trong năm bài thơ tiếng Việt hay nhất ở hải ngoại.

tkđ


 


 Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu

Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi

Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa

Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời

Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can

Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta

Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền

Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa

Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi

Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?

Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu

Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên

Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông

Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau

Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm

Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa

Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi

Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen

Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa

Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao

Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh

Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi

Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Tô Thùy Yên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngâm cứu:

Tu tập thời @ (5) Te của Lao Tzu.
Cư sĩ Minh Đạt


Düsseldorf, German, ngày 20/9/2013


1

"Hạnh phúc là đấu tranh."

Đó là câu nói nổi tiếng của Karl Heinrich Marx. Đó là câu nói mà một thời, những người cộng sản thường trích dẫn như một chân lý kinh điển của họ. Đấu tranh để chống áp bức, chống bất công; đấu tranh để ủng hộ giai cấp bị bóc lột, chống giai cấp bóc lột. Đấu tranh để lật đổ, để tiêu diệt giai cấp bóc lột!

"Hạnh phúc là đấu tranh."

Marx đã nói vậy. Ông ấy nói vậy; ông ấy viết Das Kapital, Tư bản luận; và ông ấy đã sáng tạo nên chủ nghĩa Xã hội khoa học; đều có tinh thần đấu tranh này trong đó. Chủ nghĩa Xã hội khoa học và Das Kapital đã là tiền đề cho chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao,... hình thành và phát triển. Để rồi, hình thành nên một hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa. Biến đổi thế giới thành lưỡng cực, tả và hữu, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc. Sau mấy chục năm hình thành và phát triển, người nông dân có ruộng để cày, người công nhân có nhà máy để sản xuất,... Nhưng rồi lại tạo nên một áp bức mới,  nhưng rồi lại tạo nên bất công mới; giai cấp bóc lột tư bản cũ bị tiêu diệt, nhóm lợi ích mới hình thành. Và, cuộc cách mạng năm 1989 bùng nổ, kéo theo sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Tất cả như một màn kịch. Tất cả như một tất yếu. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã trở thành một thứ dĩ vãng, mà rất nhiều người không muốn nó quay trở lại. Ủng hộ đấu tranh, ủng hộ đấu tranh giai cấp, ủng hộ bạo lực cách mạng, ngày nay, Marx đã thất bại. Chủ thuyết của ông ấy thất bại. Sự thất bại này có thể có nhiều lý do.

Các học giả đưa ra rất nhiều các lý do, lý do giải thích chủ thuyết của ông ấy thất bại; họ phân tích về quy luật phát triển kinh tế; họ phân tích về hạ tầng xã hội; họ phân tích về tính dân chủ,... Rất nhiều nguyên nhân. Với tôi, tôi coi nguyên nhân chính là cái đấu tranh để thủ tiêu cái đối lập. Tôi không phải học giả, tôi không phải nhà nghiên cứu, tôi là người tìm kiếm. Tôi coi đó là điều quan trọng. Đấu tranh để tiêu diệt cái đối lập, đó là con đường sai lầm của cuộc sống. Đấu tranh để tiêu diệt cái này, thì cái khác nảy sinh. Nó sẽ nảy sinh, nó sẽ mọc mầm ngay từ lúc đấu tranh. Sự mọc mầm có thể từ cái xác của cái bị tiêu diệt, có thể là vậy. Sự báo thù. Hận thù đã tạo ra, thù hận đòi được trả. Đấu tranh sẽ gặp phải đấu tranh. Nhưng có một điều quan trọng hơn nữa. Là từ trong nội tại của kẻ đấu tranh. Sự mọc mầm luôn có, từ trong bản thể của lực lượng đấu tranh, từ trong lòng của nó. Bởi lẽ đơn giản, khi đấu tranh nó đã tạo ra hận thù ở trong lòng rồi. Ham muốn, thù hận, tức giận,... nó luôn thôi thúc trong lòng của kẻ đấu tranh; nó là năng lượng để tranh đấu; nó phát triển, nó bùng nổ và nó sản sinh, nó tồn đọng, nó bồi tích. Nó có một phần bùng nổ, bùng nổ ra ngoài, tiêu diệt kẻ đối lập. Nó có một phần tích tụ lại, nó sẽ tạo ra khối u, tạo ra nhức nhối, trong cơ thể trong tâm hồn của kẻ đấu tranh. Có kẻ đấu tranh nào mà trong lòng thư thả. Đó là hậu quả rõ ràng nhất của đấu tranh và bạo lực.

Đức, Te của Lao Tzu không phải như vậy. Ông già này, chống lại điều đó. Và tôi đồng ý điều này một cách toàn bộ.

2

Tao, là Đạo; Đạo mà Lao Tzu nói tới là tính toàn bộ và tính liên thuộc; toàn bộ cả hai mặt đối lập, liên thuộc tất cả các chiều.

"Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp,
thì đã có xấu rồi;
Đều biết thiện là thiện
Thì đã có cái ác rồi.

Bởi vậy:
Có và không cùng sinh,
Khó và dễ cùng thành,
Dài và ngắn cùng chiều,
Cao và thấp cùng nhau,
Giọng và tiếng cùng hoạ,
Trước và sau cùng theo..."  (Chương 2, Tao Te Ching)

Cuộc sống đẹp đẽ, cuộc sống linh thiêng là vì tính toàn bộ của hai mặt đối lập. Đẹp và xấu, thiện và ác, có và không, khó và dễ, dài và ngắn, cao và thấp,... tất cả đều cùng tồn tại; cùng sinh ra, cùng lớn lên, cùng tồn tại; hai mặt đối lập bù cho nhau; hai mặt đối lập tạo nên sự hài hoà. Cuộc sống và thực tại không thể có chỉ có tốt, chỉ có thiện,... Cuộc sống, hiện hữu không chỉ có những đỉnh núi; có cả những thung lũng. Đỉnh núi lộng gió và ngập tràn ánh nắng; thung lũng tĩnh lặng và âm u. Thung lũng làm cho đỉnh núi cao hơn, hùng vĩ hơn. Đỉnh núi là cho thung lũng sâu thẳm hơn, huyền bí hơn. Hai cái đối lập tạo nên sự giàu có, phong phú, sinh động. Nhưng không chỉ có đỉnh núi và thung lũng; cuộc sống là nhiều chiều, còn có cao nguyên, còn có đồng bằng, còn có những dòng sông,... Và có đỉnh núi cùng thung lũng, vạn vật và cảnh sắc lung linh hơn. Thung lũng và đỉnh núi làm cho bình nguyên phóng khoáng và bạt ngàn hơn. Thung lũng và đỉnh núi làm cho đồng bằng bình yên và giàu có hơn. Những dòng sông, những bình nguyên, những đồng bằng,... cũng làm cho đỉnh núi và thung lũng sống động hơn. Đó chính là tính liên thuộc tương hỗ nhiều chiều của cuộc sống. Tao mà Lao Tzu nói là vậy. Tao mà Lao Tzu nói tới là tính toàn bộ, là tính liên thuộc tương hỗ; lẽ tự nhiên của vũ trụ, lẽ tự nhiên của trời đất, lẽ tự nhiên của cuộc đời.

Nên Te, là Đức; Đức mà Lao Tzu nói tới là không lựa chọn, không lựa chọn một cái gì. Đức mà Lao Tzu nói tới là không đấu tranh, không đấu tranh giữa hai cái đối lập. Chấp nhận cả hai cái đối lập nhau, chấp nhận bất cứ cái gì nó đến. Đức mà Lao Tzu nói tới là Vô vi.

"Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự;
Dùng không lời mà dạy dỗ;
Để cho mọi vật tự nhiên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công;..."  (Chương 2, Tao Te Ching)

Hãy để cho mọi vật mọi sự việc tự nhiên, như nó là. Dài và ngắn. Cao và thấp. Tốt và xấu. Xin đừng can thiệp. Xin đừng phân chia. Xin đừng thúc đẩy hai cái đối lập đấu tranh tiêu diệt nhau. Xin đừng lựa chọn cái này hay cái kia, hoặc một cái nào khác. Vì toàn bộ và liên thuộc là quy luật của tự nhiên, của vũ trụ, của cuộc sống. Nhưng còn cái tiêu cực? Nhưng còn cái ác? Ông già cưỡi trâu xanh này là người gàn dở. Ông già này nói: kệ nó. Có vẻ như không bình thường. Có vẻ như không thực tế. Làm điều thiện, mà không diệt cái ác, đó là vô vi. Ông già cưỡi trâu xanh thật là gàn dở. Có cái gì đó không hợp logic; không hợp với logic trần thế. Nhưng,... để cho lòng lắng lại, sẽ thấy có ba khả năng. Có ba khả năng cho điều này; ba khả năng để thực hiện điều thiện; ba khả năng để những điều tích cực vận hành. Ba khả năng để cùng ứng xử với thiện và ứng xử với ác; ba khả năng để cùng ứng xử với tích cực và ứng xử với tiêu cực; ba khả năng ứng xử với tự nhiên; ba khả năng ứng xử với con người khác với xã hội.

Khả năng thứ nhất, làm điều thiện, diệt cái ác. Đó là cách của thế giới này. Muốn điều thiện được vẹn toàn, phải tiêu diệt cái ác, tiêu diệt kẻ gây ác. Không diệt cái ác, cái thiện sẽ nguy hiểm. Thế giới này đang tư duy như vậy. Đó là logic của tâm trí. Đó là lý do, câu nói nổi tiếng của Karl Heinrich Marx được thừa nhận và ngợi ca. Marx, ông ấy là người của tâm trí; phép biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel đã được ông ấy bê nguyên ghép vào với chủ nghĩa duy vật. Ông ấy rất logic. Điều ông ấy nói ra làm cho tâm trí được sáng lên. Thực hiện được điều đó, làm cái thiện và diệt cái ác, tâm trí hài lòng; tâm trí yên tâm với điều đó. Cũng không phải chỉ có ông ấy và những người theo ông ấy làm vậy. Nhân loại, nhiều người làm vậy. Người China thích đấu tranh, lịch sử của họ là lịch sử chiến tranh; họ có nhiều câu chuyện nổi tiếng về đấu tranh. Chuyện về Ching K'o, Kinh Kha là một điển hình. Chuyện về chủ nghĩa anh hùng của người China, kẻ quân tử sãn sàng chết vì người tri kỷ; kẻ quân tử diệt ác hành thiện. Ching K'o ám sát Ch'in Shih Huang, Tần Thuỷ Hoàng; mong diệt hoạ cho thiên hạ. Ching K'o lập cả một kế hoạch chi tiết, tiếp cận Ch'in Shih Huang, làm cho Ch'in Shih Huang tin cậy mà không đề phòng. Rồi thủ dao ba tấc, nhân lúc ở bên, rút dao đâm Ch'in Shih Huang; nhưng thật không may, đâm hụt. Ch'in Shih Huang cũng là một tay kiếm cao thủ, đã nhanh chóng diệt gọn Ching K'o. Ch'in Shih Huang thoát chết, Ch'in Shih Huang tàn bạo hơn, Ch'in Shih Huang cảnh giác hơn, Ch'in Shih Huang khó ám sát hơn và Ch'in Shih Huang tàn bạo hơn nữa. Ching K'o thất bại, nhưng đã là biểu tượng đẹp của tinh thần China; trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc này. Hai ngàn năm sau, đạo diễn nổi tiếng của Chine, Zhāng Yìmóu, Trương Nghệ Mưu say xưa với hình ảnh của người quân tử chết vì tri kỷ; đã tạo nên bộ phim nhiều màu sắc, nhiều hình ảnh, giàu tính thượng võ, thấm đậm chủ nghĩa anh hùng China; phim Anh hùng. Phim Anh hùng cuốn hút hàng trăm triệu người say xưa xem. Họ xem, họ thích thú về người anh hùng quên thân mình diệt ác, hành thiện. Họ xem, con người thích thú xem vì tâm trí yêu cái thiện, ghét cái ác được làm sáng lên, dù có tiếc nuối về sự thất bại của Ching K'o. Diệt ác, hành thiện; đó là cách của thế giới này. Người cộng sản nghĩ vậy, người bảo hoàng nghĩ vậy, người dân chủ nghĩ vậy, người cộng hoà nghĩ vậy, nhiều người nghĩ vậy. Dân tộc China nghĩ vậy, nhiều dân tộc khác nghĩ vậy. Diệt ác hành thiện, nó có cái đẹp của nó, nhưng nó không phải là cách duy nhất, không phải là cách cao nhất.

Khả năng thứ hai, làm điều thiện, không biết đến điều ác là gì, không biết điều ác từ đâu tới, không biết kẻ ác là ai,... Không cần biết về tất cả những điều đó. Biết là có nó ở trên đời, nhưng tránh nó đi, trốn nó đi; để được làm việc thiện; để cái thiện được an toàn(?). Ẩn tu nơi hang cốc. Trốn lên núi thật cao. Trốn vào rừng thật sâu. Nơi cái ác không thể vươn tới. Nực cười. Nực cười, vẫn là chuyện của Chine. Người Chine có nhiều câu chuyện đối lập nhau. Đối lập với chuyện Ching K'o, là chuyện hai kẻ sĩ, chán đời đi ẩn tu. Chán những cái ác, chán những điều tiêu cực, hai kẻ sĩ này vào rừng để sống. Họ lánh đời. Nhưng đời không lánh họ. Rồi một hôm, một kẻ nghe thấy những câu chuyện không hay; về cái ác, về cái tiêu cực. Câu chuyện đó, lỡ lọt vào tai ông ta; tai ông ta lỡ không bịt kín. Không tức giận một cách dữ dội. Nhưng, ông ta chạy liền xuống suối, vục mặt xuống nước, rửa tai. Ông ta rửa tai, không muốn cái ác, cái tiêu cực là bẩn lỗ tai. Ông ta không muốn liên quan bằng bất cứ cách nào tới cái ác, dù là nghe về nó. Người thứ hai, đang dắt trâu, thư thả cho trâu uống nước, thư thả nghe tiếng suối reo, thư thả cùng tiếng gió ngàn. Thấy bạn mình rửa tai. Hỏi và biết được lý do. Liền tất tả, liền vội vàng dắt trâu ngược lên nguồn, cho trâu uống nước. Ông này, không muốn trâu của mình bị bẩn mồm, uống nước rửa tai, cái tai đã nghe được cái ác, cái tiêu cực! Làm điều thiện, không biết đến điều ác là gì, không biết điều ác từ đâu tới, không biết kẻ ác là ai; chạy trốn cái ác để cái thiện được vẹn tròn. Đó dường như là cách của rất nhiều kẻ tu hành. Đó không phải là cách của Lao Tzu.

Khả năng thứ ba, làm điều thiện, nhưng hiểu biết về ác về thiện. Coi thiện và ác là hiện hữu. Làm điều thiện, không làm điều ác, không hận thù cái ác, không tiêu diệt kẻ gây ác. Làm điều tích cực, nếu có gặp điều tiêu cực, không tránh, chấp nhận. Coi tích cực và tiêu cực là hiện hữu. Không lựa chọn. Đó là vô vi. Hiểu biết về nó. Đó là cách của Lao Tzu.

Johann Wolfgang von Goethe là nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sỹ; giống như Karl Heinrich Marx, ông ấy là người Germany; không giống Karl Heinrich Marx, ông ấy đã nói thế này:

"Tất cả những người tôi gặp đều là những kẻ mà tội lỗi của họ bản thân tôi đều có thể phạm".

Nhân hậu. Khoáng đạt. Nhân hậu, khoáng đạt và cũng rất vô vi. Cái ác, cái tiêu cực của kẻ ác gây ra; đó là cái bất cứ con người nào, trong hoàn cảnh nào đó, trong trạng thái nào đó, có thể phạm phải; tôi có thể phạm, bạn có thể phạm, tất cả chúng ta có thể phạm; các vị thánh cũng có thể phạm; hoặc đã bị phạm phải từ những kiếp trước. Là người Germany, người của dân tộc logic. Lập luận của Goethe rất logic. Ông ấy kéo hoàn cảnh của kẻ khác thành hoàn cảnh của mình. Đưa bản thể của mình về hệ quy chiếu của người khác, để xét sự việc. Tầm nhìn thay đổi. Vậy thì có cảm thông.

Nếu con người thấu hiểu nghèo khổ, thấu hiểu cùng cực, thấu hiểu sự bất công, thấu hiểu khi không có bất kể cái gì để núi bám,... Thì dễ cảm thông với điều tiêu cực. Cái ác có những nguyên do của nó. Cái ác không từ trên trời rơi xuống. Cái ác không phải do quỷ quyền năng và pháp thuật gây ra. Cái ác không đến từ một thế giới khác. Cái ác là cái từ bên trong của bất kể một con người nào; cái có thể là khả năng mà nó xảy ra. Nhưng, xin hãy đừng để nó sinh ra. Xin hãy đừng để nó phát triển. Vì có thể làm được điều này. Chứ không phải là vô vọng với cái ác, với cái tiêu cực. Ông già lẩm cẩm cưỡi trâu xanh viết rằng:

"Không trọng hiền thì dân không tranh.
Không quí của hiếm thì dân không trộm cướp,
không phô bày cái gì gợi lòng tham,
thì lòng dân không loạn.

Nên, chính trị của hiền nhân là làm cho dân:
lòng an, bụng no, tâm chí buông bỏ, cơ thể khoẻ mạnh.

Khiến dân không ham không muốn,
Nên kẻ ác không dám hành động." (Tao Te Ching, Chương 3)

Ông già này nói về nguồn gốc của cái ác. Không chỉ cảm thông như Goethe, mà còn hiểu biết về nguồn gốc về nguyên nhân gây ra cái ác. Ông già này đã làm cho Kong Fuzi choáng váng, cấm khẩu ba ngày ba đêm, chính là điều này. Kong Fuzi không thích dạy kẻ tiểu nhân, ông ấy chỉ dạy kẻ quân tử. Ông ấy dạy kẻ quân tử: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,... để kẻ quân tử vươn tới thành công. Nhưng Ông già cưỡi trâu xanh này lại nói, thành công là nguồn gốc để tranh dành, là nguồn gốc của cái tiêu cực, là nguồn gốc của cái ác; bới vì, vì thành công mà con người tham hơn; nếu không vì thành công, con người sẽ không tham, không gây ác. Vậy thì Kong Fuzi choáng váng thực sự, là phải.

Nguồn gốc của cái ác, cái tiêu cực là lòng tham. Nguồn gốc của nó là tâm trí. Điều Lao Tzu nói, là điều Gautama Buddha nói, là điều Jesus Christ nói; các Buddha, các Christ đều nói vậy. Vậy thì, cái ác, cái tiêu cực không xấu như hành vi nó xảy ra. Chỉ vì con người ngu muội, vô minh, bị lòng tham che mờ tâm thức; mà cái ác mới sinh sôi, tác ai tác quái. Ông già cưỡi trâu xanh này lẩm cẩm, nhưng có logic của riêng mình. Và tôi đồng ý một cách toàn bộ.

Nhưng làm sao, làm sao đưa vô vi vào cuộc sống? Và cái ác, cái tiêu cực ứng xử với nó thế nào? Chỉ cảm thông và hiểu biết nguồn gốc của cái ác, cái tiêu cực thì đâu có thể ung dung mà vô vi?

3

Dưới câu chữ, dưới ngôn từ của Tao Te Ching có một tầng sâu nữa. Dưới vô vi có một tầng sâu nữa. Vô vi, không phải chỉ có là: hành động mà không có bất kể một mục đích gì. Vô vi không phải chỉ có là: hành động mà như không hành động. Vô vi không phải chỉ có là: không hành động mà như hành động tất cả. Vô vi không phải chỉ có là: làm cái thiện, mà không hận thù cái ác, không hận thù kẻ gây ác. Vô vi không phải chỉ có vậy. Còn một tầng sâu nữa, đảm bảo rằng vô vi được đưa vào cuộc sống; đảm bảo rằng có một phương cách đẹp đẽ ứng xử với cái ác, với cái tiêu cực. Lao Tzu nói về tầng sâu này, như sau:

"Thiên hạ gọi Tao là lớn
và nực cười.
Nó không nực cười
thì nó đã là nhỏ mọn từ lâu rồi!

Ta có ba vật báu, hằng nắm giữ và ôm ấp:
Một là Từ,
Hai là Kiệm,
Ba là Không dám đứng trước thiên hạ.

Từ sẽ có dũng, Kiệm sẽ có rộng,
Không dám đứng trước thiên hạ thì sẽ đứng trên cao.
Nếu bỏ Từ để được dũng,
bỏ Kiệm để được rộng,
bỏ sau để đứng trước là chết.

Vì từ ái nên không thất bại,
vì từ ái nên được bền vững.
Trời muốn giúp ai thì cho người đó lòng từ ái để tự bảo vệ" (Chương 68, Tao Te Ching)

Ông già này nói có ba vật báu. Đó chính ba vecter chính của tính tôn giáo. Vật báu đầu tiên là Tình yêu, là Từ bi. Khi đã tràn đầy tình yêu, con người tự nhiên dâng hiến. Một tình yêu không mục đích, không vì bất kỳ lý do nào, tự nhiên dâng tặng. Một tình yêu không có đối tượng, không cần người đó là ai; người già, người trẻ, một giáo sư, một kẻ tội đồ,...   dù là ai cũng yêu thương. Một tình yêu không có mối quan hệ, không cần là cùng tôn giáo, không cần là cùng quốc gia, không cần cùng đảng phái,... không biết tới tất cả những cái đó. Chỉ biết yêu thương. Đó chính là Từ bi. Nếu đã biết yêu như vậy, thì đâu có sợ bất kể một cái gì, một điều gì. Con người đầy dũng là khi không biết mình dũng. Cái dũng cao nhất là không cần đến cái dũng, vì nó đã được siêu việt lên. Cái dũng đã tự nhiên được siêu việt khi Tình yêu tràn đầy.

Vật báu thứ hai, là Kiệm, chính là Từ bỏ. Từ bỏ lòng tham, từ bỏ tâm trí, từ bỏ tất cả những cái mà con người lầm lẫn đồng hoá bản thể của mình vào với nó; vật chất, thân thể, suy nghĩ, cảm xúc,... Những sự lầm lẫn này, chính là nguồn gốc khởi sinh lòng tham.  Từ bỏ được tất cả những cái đó, thì con người không còn tham. Không còn tham, thấy không cần cái gì, thấy không thiếu cái gì, thì thấy rộng rãi, thì thấy thừa thãi. Từ bỏ là một quá trình gian nan, không dễ để có thể buông tay là bỏ được ngay. Nhưng từng bước đi vào trong, Từ bỏ tăng dần; càng vào sâu, con người càng thấy không cần bất kể cái gì. Mới đầu thì thấy cần phải Kiệm, càng Kiệm càng thấy rộng rãi, càng thấy thảnh thơi. Nhưng càng vào sâu, Từ bỏ được càng nhiều, nhiều những điều lầm lẫn; vậy thì Kiệm cũng không còn. Nó cũng được siêu việt lên. Con người Kiệm mà không biết mình Kiệm. Hai vật báu đầu tiên là vậy. Hai trong ba vecter chính của tính tôn giáo: Tình yêu và Từ bỏ.

Vật báu thứ ba:

"Không dám đứng trước thiên hạ"

Thời của Ông già này, thiên tử, các chư hầu, các vương gia, kẻ sĩ, người quân tử, kẻ tiểu nhân đều đua nhau đi bình thiên hạ. Kong Fuzi đi khắp các nước chư hầu, giao giảng về Năm cái đức: nhân, nghĩa, lễ, trí và tín; giao giảng về Ba cái mối quan hệ: vua với tôi, cha với con, chồng với vợ... Với người phụ nữ thì có Bốn cái đức: nữ công, nhan sắc, lời nói và đức hạnh; Ba cái phải theo: theo cha khi bé, theo chồng khi lớn, theo con khi về già... Và ông ấy nói:

“Kẻ nào chẳng phấn phát lên để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được. Kẻ nào chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được. Kẻ nào đã biết rõ một góc, nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết luôn ba góc kia, thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa"

Vì đạo của Kong Fuzi là đạo dạy để thành công. Năm cái đức, Bốn cái đức, Ba mối quan hệ, Ba cái phải theo,... cuối cùng là để thành công. Để:Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đạo của ông ấy dạy cái cuối cùng, cái đỉnh cao nhất của thành công là làm bá chủ thiên hạ. Đạo của ông ấy phản ánh hơi thở của thời đại; thời đại ông ấy sống. Thời Xuân thu chiến quốc. Thời các nước chư hầu đánh nhau liên miên. Rồi không phải chỉ có thời đó, sau đó, suốt lịch sử cho đến cận đại, người China đánh nhau liên miên. Đánh nhau để làm bá chủ thiên hạ. Mọi người đều muốn là bá chủ thiên hạ. Rồi ngay này, người China hơn một tỷ rưỡi người, có lẽ gần tỷ người luôn muôn làm bá chủ thiên hạ. Khi nào họ cũng muốn thôn tính nhau, thôn tính những nước láng riềng; Đạo của Kong Fuzi phản ánh tinh thần của người China. Nhưng vì sao, vì sao mà Lao Tzu nói: "Không dám đứng trước thiên hạ"

Vì Ông già cưỡi trâu là người lẩm cẩm, Ông già này luôn khác người khác đời; Ông già này chống lại việc làm bá chủ thiên hạ. Đương nhiên Ông già này chống lại điều đó. Nhưng còn một tầng sâu nữa, Ông già này ngụ ý tới. Ông già này muốn ngụ ý tới một điều lớn lao khác. Điều mà Ông già này phải nói, là nói cho thời đại lúc bấy giờ, cho dân tộc mà Ông già này từ đó sinh ra; thời đại và dân tộc thích làm bá chủ thiên hạ. Nên Ông già này phải nói vậy. Nhưng còn một tầng sâu nữa, Ông già này muốn ngụ ý tới. Ông già này là người chứng ngộ. Điều Ông già này nói, là ngụ ý về Nhận biết. Nhận biết của một bậc trí huệ. Cái họ biết là Chân lý. Cái họ biết là cái con người trần thế không biết. Bậc trí huệ đó được Ông già này mô tả như sau:

"Bậc toàn thiện xưa nay tinh tế, nhiệm mầu,
Siêu huyền, thông suốt, sâu xa
không thể biết được,
Không thể biết được, nên tạm hình dung là:
Thận trọng như qua suối mùa đông.
Do dự như sợ nguy hiểm bốn bên.
Nghiêm kính như khách lạ,
Khiêm nhường như băng tan,
Chân chất như gỗ chưa đẽo gọt,
Phóng khoáng như thung lũng,
Pha lẫn như nước đục.
Ai có thể tìm sự hài hoà trong thế giới đục ngầu?
nhờ nằm tĩnh lặng mà đục hoá trong,
Ai có thể giữ bình thản được lâu?
nhờ động mà nó quay cuộc sống
Kẻ giữ Đạo, không tự mãn
Chỉ vì không tự mãn,
Mà vượt ra ngoài cũ và mới.
Người trí huệ thời cổ" (Tao Te Ching, Chương 15)

Đó là hình ảnh của một người trí huệ. Họ đã thấy cái mà con người trần thế không thấy. Họ đã thấy được hiện hữu; họ thấu rõ thế giới trần thế, nhưng dường như họ thấy cả những thực tại ẩn, những thực tại mà con người không thấy? Cho nên, họ tinh tế, họ nhiệm mầu, họ siêu huyền, họ thông suốt, họ sâu xa,... Nhưng họ lại thận trọng, họ do dự, họ nghiêm kính, họ khiêm nhường,... Phải chăng, đấy là cách họ đang ứng xử với hiện hữu; ứng xử cả với thế giới trần thế, ứng xử cả với những quy luật của thực tại ẩn? Phải chăng không đứng trước thiên hạ, đấy là cách của người trí huệ. Vì thiên hạ, thế giới trần thế chỉ là một phần của hiện hữu, không phải là toàn bộ. Vì thế giới trần thế này không phải là dài lâu, không phải là thường hằng. Vì thế giới trần thế này, phải chăng chỉ là sự diễn giải của tâm trí? Có phải chăng còn một thực tại ẩn mạnh mẽ hơn, trường tồn hơn, hiện hữu hơn? Cái mà hơn hai ngàn năm sau Joseph David Bohm, nhà vật lí lượng tử người Anh, giáo sư danh dự Đại học Birkbeck thuộc Đại học Tổng hợp London, đã đưa ra trong các tác phẩm Cái toàn thể và Trật tự ẩn, Vũ trụ không phân chia,... Như một sự thách thức với những phương pháp nghiên cứu thông thường trong khoa học. Như một sự thách thức với những niềm tin về giá trị khoa học đã và đang đạt được. David Bohm cho rằng, ngoài thực tại vật lý mà con người đang thấy, còn những thực tại ẩn của tinh thần và vật chất, những thực tại nhiều chiều. David Bohm có lập luận và những xác minh của ông ấy. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này vào dịp khác. Nhưng Lao Tzu đã ngụ ý về điều này. Ông già này ngụ ý rằng: Chỉ có những kẻ chưa trưởng thành, mới đua nhau lao về phía trước. Chỉ có những kẻ còn đầy lòng tham, mới mong làm chủ thiên hạ. Đó là lý do, nhiều người nói những chính trị gia, những nhà buôn... thường là những con người kém trưởng thành; họ thuộc về tầng lớp có tâm thức thấp nhất nếu họ không vượt qua được lòng tham. Không vượt qua được lòng tham họ chỉ nhìn thấy cái mà tâm trí thấy. Chính lòng tham là màn che làm mờ tâm thức, làm đui mù, làm vô minh; làm cho tất cả những giá trị giả mà tâm trí tạo nên trở thành to lớn, to lớn vượt quá cái mà nó thực là; chính lòng tham làm cho quyền lực, danh vọng, tiền bạc và tính dục trở nên là cái phải tranh đấu. Nếu từ bỏ lòng tham, nếu tràn đầy tình yêu, con người hướng tới Nhận biết, hướng tới Chân lý. Ông già này đã nói về Nhận biết; đó là điều Ông già này ngụ ý. Nhận biết, vecter chính thứ ba của tính tôn giáo.

4

Không có ba vecter chính này vô vi vẫn chỉ là hữu vi; dừng lại ở việc nói, dừng lại ở việc nghĩ, dừng lại ở tâm trí. Không có ba vecter chính này, vô vi không thể đưa vào cuộc sống. Không có ba vecter chính này, không thể chuyển hoá cái xấu thành cái tốt, không thể chuyển hoá cái ác thành cái thiện.

Nếu như con đường của Gautama Buddha là đi vào trong với thiền. Với thiền, bắt đầu bằng từ bỏ. Từ bỏ là tách rời tất cả những cái mà con người lầm lẫn đồng hoá bản thể của mình với chúng. Tách rời bản thể của con người với vật chất, với cơ thể, với suy nghĩ, với cảm xúc; tách rời bản thể của con người với tâm trí; tách rời con người với tham. Vậy thì có hai điều xảy ra. Thứ nhất là sự chuyển hướng của năng lượng. Năng lượng sẽ chuyển hướng. Năng lượng yêu thương không bị hao tổn vào những thứ vớ vẩn: bực tức, nóng nảy, bạo hành, lo lắng, say đắm, si mê,... những phản ứng tiêu cực. Năng lượng yêu thương không bị hao tổn vào những phân chia, phán xét, so sánh,... những thứ là sản phẩm của tâm trí. Vậy thì, năng lượng đó dần dần chỉ còn biết yêu thương. Sẽ tràn ngập yêu thương, vì tâm trí không còn, vì lòng tham không còn. Thứ hai lớp màn che mờ bởi tâm trí, bởi những điều lầm lẫn, dần dần được xoả bỏ.Không bị những thứ lầm lẫn nó đồng hoá bản thể con người vào với nó. Không bị lệ thuộc vào vật chất, vào cơ thể, vào suy nghĩ, vào cảm xúc; những cái của tâm trí. Vậy thì, những định nghĩa, những khái niệm, những hình ảnh, những từ ngữ, những quan niệm,... dần dần không còn bị phân chia, phán xét... cái đúng đắn dần dần được xác lập. Con người Nhận biết hơn, rồi con người Chứng kiến. Khi đã tràn đầy Tình yêu và Nhận biết thì mối quan hệ giữa Con người và các Con người khác, với Xã hội; mối quan hệ giữa Con người với Tự nhiên, đã được con người ứng xử một cách thích hợp nhất. Tất cả là tự nhiên tuôn trào, không còn khuôn phép, không còn lễ nghi, không còn luật lệ,... chỉ có Tình yêu và Nhận biết, Chứng kiến. Đó chính là vô vi.

Tao và Te của Lao Tzu cũng là vậy. Lao Tzu không nhắc tới thiền. Nhưng Lao Tzu nhắc đến Tao. Tính toàn bộ của hai mặt đối lập, tính liên thuộc của tất cả các chiều là Tao, là Đạo của tự nhiên. Hiện hữu không chỉ là thế giới trần thế, nó còn có cả những thực tại ẩn nhiều chiều, thống nhất trong Cái một vô song. Khi con người đã hiểu được điều đó một cách sâu sắc; vậy thì trong con người đó có sự xụp đổ. Osho hay nói, phải giết một con người, để một con người khác được sinh ra. Phải giết chết tâm trí mình, phải tiêu diệt sự đối đãi nhị nguyên, thì trí huệ mới phát triển, thì Cái một mới hiện lộ. Khi đã hiểu, khi đã biết rằng hai mặt đối lập là cùng sinh ra, là cùng phát triển, là hài hoà, là bù cho nhau; rằng tất cả mọi sự việc, mọi vật đều là liên thuộc hữu cơ, gắn bó với nhau; vậy thì năng lượng yêu thương đâu còn tiêu tốn vào những hành vi tranh dành, phân chia, lựa chọn, tức giận, lo toan, ghét bỏ;... vậy thì tâm trí đã được giải phóng, nó không còn lệ thuộc vào bất cứ cái gì, dù là suy nghĩ, dù là cảm xúc. Con người thấy rằng mình không còn riêng biệt. Là một, là một với tất cả. Thở với hơi thở của đất trời; thở với hơi thở hiền hoà của cơn gió đầu mùa; thở với hơi thở cuồn cuộn cùng bão tố; thở với hơi thở vĩ mô, chuyển động cùng những vì sao. Lưu thông trong huyết quản không chỉ là chuyển động của những hồng cầu và những bạch cầu; mà còn là chuyển động hiền hoà của nước trong dòng sông; mà còn là chuyển động âm thầm của những dòng hải lưu; mà còn là chuyển động với những quỹ đạo đa chiều của những hành tinh và giải ngân hà,... Tất cả đều trong một. Tất cả đều trong một. Để biết được là Một, con người đã phải có sự từ bỏ vĩ đại nhất: giết chết tâm trí mình. Chỉ có thể là vậy. Từ Nhận biết, con người sẽ giết chết tâm trí mình, sự Từ bỏ vĩ đại; rồi Tình yêu bừng nở và tràn đầy; Vô vi tuôn chảy. Đó chính là con đường Tao và Te của Lao Tzu.

Có thể là những tên gọi khác nhau, nhưng con đường của Gautama Buddha, con đường của Lao Tzu, con đường của Mahavira, con đường của Jesus Christ, của Krishnamurti, của Osho, của Eckhart Tolle,... đều là như vậy. Con đường đi vào trong, với ba chiều chính: Từ bỏ, Tình yêu và Nhận biết.

Con đường có thể có nhiều cách gọi tên khác nhau, có thể bắt đầu khác nhau; nhưng nó phải là con đường đi vào trong; nó phải là một hành trình, hành trình gian nan. Trên con đường đó, nếu càng đi, càng đi mà không thấy yêu thương nhiều hơn, mà không thấy từ bỏ và tách rời được nhiều hơn, mà không thấy tỉnh táo hơn, nhận biết hơn, thì đó là con đường sai. Mỗi một người, có thể có một phương tiện một cách đi khác nhau; nhưng dứt khoát, trên con đường đó Tình yêu mỗi ngày mỗi lớn, Tách rời mỗi ngày mỗi rõ ràng, Nhận biết mỗi ngay mõi sáng hơn. Con đường đó mới là con đường đúng; và Vô vi sẽ tự nhiên tuôn chảy.

Khi Vô vi đến một cách tự nhiên, tự nhiên tuôn chảy là khi nó có cả Từ bỏ, Tình yêu và Nhận biết. Khi đó nó lan toả và nó chuyển hoá. Nó sẽ chuyển hoá cái xấu thành cái chưa tốt. Nó sẽ chuyển hoá cái chưa tốt thành cái tốt. Nó sẽ chuyển hoá cái tốt thành cái tốt hơn. Vì đơn giản nó chứa năng lượng của Tình yêu. Năng lượng của Tình yêu là năng lượng cao nhất. Dao động đặc trưng của năng lượng này có tần số cao nhất. Tần số cao nhất này cưỡng bức, dẫn dụ, lôi kéo tất cả các tần số thấp hơn tăng tốc. Dù là tần số dao động của năng lượng thù hận, của năng lượng bạo hành,... cũng là những tần số có giá trị thấp hơn; chúng sẽ được dẫn dụ, hoá giải theo tần số dao động của năng lượng Tình yêu. Lịch sử của nhân loại đã có cuộc chiến tranh nào mà hận thù nào có thể tiêu diệt được tình yêu? Nhưng luôn có những Tình yêu đã hoá giải thù hận, luôn có những Tình yêu đã đẩy lùi những cuộc chiến tranh, đã đẩy lùi nhũng điều tiêu cực.

"Cho nên hiền nhân bảo
Ta không làm gì mà dân tự cải hoá,
Ta thanh tĩnh mà dân tự nhiên thuần chính,
Ta không ban giáo lệnh mà dân tự phú túc,
Ta không tham mà dân tự chất phác." (Tao Te Ching, Chương 57)

Nên, xin hiểu vô vi ở một tầng sâu này. Một tầng sâu mà Tình yêu đi tới tràn đầy, Từ bỏ đi tới triệt để, Nhận biết đi tới tối thường. Trong tầng sâu này, một cách tự nhiên cái ác  được chuyển hoá, chuyển hoá thành cái tốt, chuyển hoá thành cái tốt hơn.

"... Khiến cho dân không ham không muốn,
Nên kẻ ác không dám hành động." (Tao Te Ching, Chương 3)

Xin cúi đầu trước Ông già lẩm cẩm cưỡi trâu xanh này.

Nguồn www.tincaytinhyeu.wordpress.com

Cư sĩ Minh Đạt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chả biết nhà văn Hoàng Minh Tường có đọc bài này không?

Nguyên thần – Nguyên khí (12)


(CXH.VN) Y học Đông phương cho rằng trong cơ thể có hai yếu tố đối lập và bổ sung cho nhau : Âm và Dương.
Âm là những bộ phận được các đường kinh Âm chạy qua.
Dương là những nội tạng của nó được các đường kinh Dương chạy qua.
Mỗi bộ phận, cơ quan nội tạng có cách hoạt động, biến hoá tuỳ thuộc tính chất Âm hoặc Dương của nó.
Nhưng đâu là nguồn gốc của 2 loại năng lượng nầy?
Hai loại năng lượng này có chung nguồn gốc, đó là một loại năng lượng tổng quát mà người ta gọi là Nguyên khí.
Năng lượng nầy được tạo ra từ trong bào thai bởi cha và mẹ (Nguyên khí Tiên thiên). Thai nhi sẽ phát triển nó. Sau đó đứa trẻ làm cho nguyên khí tăng trưởng tới khi trưởng thành (Nguyên khí Hậu thiên). Rồi Nguyên khí dần dần cũng mai một đi với thời gian, và với sự hao mòn của cơ thể. Khi nguyên khí này bị mai một sẽ xảy ra tình trạng thoái hoá, xơ cứng động mạch, già nua. Cái chết một cách tự nhiên đến tiếp sau đó; cái chết được định nghĩa là việc biến mất ” Nguyên khí ” này.
Như vậy để tồn tại, chúng ta phải biết tận dụng nguyên khí ấy cho đến giây phút cuối cùng. Tuy nhiên, với thực phẩm, hơi thở, theo cách tự nhiên cơ thể chúng ta đã tái tạo lại một phần nguyên khí mà ta đã tiêu thụ trong quá trình sống.
Nhất thiết nếu hôm nay tôi sử dụng 10 đơn vị nguyên khí mà chỉ tạo ra có 9 là đã vô tình làm mất đi 1 đơn vị. Mỗi ngày bị mất đi 1 đơn vị là sự hao mòn sinh lý bình thường.
Người Đông phương cổ đại có một sự hiểu biết sâu xa về loại nguyên khí này. Sự hiểu biết của khoa châm cứu và y học phương Đông đặtra 2 câu hỏi về sự sống hay cái chết.
Câu hỏi 1: Có khi nào nguồn nguyên khí này bị mất đi một cách bất thường không? Nếu có thì giải pháp nào có thể tiết kiệm được nguồn năng lượng ấy?
Câu hỏi 2: Có cách nào để củng cố, nghĩa là phải làm thế nào để tái tạo và gia tăng nguồn năng lượng ấy hơn mức bình thường không? Có thể tạo một dự trữ cân đối nguồn nguyên khí đó không?
Khi bị mất nguyên khí chúng ta phải làm sao?
Trước hết chúng ta cần biết các yếu tố nào đã làm mất đi một cách bất thường nguồn năng lượng ấy:
+ Thực phẩm có quá nhiều hay quá ít ca lo, sự suy dinh dưỡng
+ Thực phẩm không phù hợp với thể trạng của từng người, làm mất đi nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.
+ Thực phẩm tươi sống không được nấu chín kỹ.
+ Sự quá sức về vật chất hay tinh thần.
+ Những bất ổn của xúc cảm và tâm lý.
+ Các bệnh ngặt nghèo.
+ Các bệnh mãn tính.
+ Tình dục quá độ.
+ Kinh nguyệt rối loạn và kéo dài
+ Thai nghén và sinh nở liên tiếp và cận nhau.
Như vậy làm cách nào để tiết kiệm cái nguồn nguyên khí ấy? Hãy làm tất cả những gì ta có thể làm để có thể chế ngự được nó. Rung động thư giãn sẽ giúp bạn tái tạo những gì mà bạn mong muốn.
Dư Quang Châu (Theo Bộ môn Năng lượng Cảm xạ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các Nhà này lắm chuyện nhỉ???


Trò chuyện giữa nhà thơ

Hoàng Hưng và nhà văn

Hoàng Minh Tường


quanh sự cố tiểu thuyết Nguyên khí bị cấm xuất bản


BVN 30.12.13

HHXin chào tác giả tiểu thuyết Thời của Thánh Thần. Đọc báo mạng mấy hôm nay thấy nhà văn đang gặp nạn. Chợt nhớ câu thơ của thi hào Nguyễn Khuyến: “Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông/ Nó lại lôi ông đến giữa đồng…”. Hình như ông cũng vừa bị “lèn” cho một vố đau như thế?
HMT: Cám ơn nhà thơ Hoàng Hưng đã quan tâm. Ông vận thơ Nguyễn Khuyến để vấn an tôi, quả là một lời thăm hỏi văn hoá. Tôi không bị “lèn”, nhưng còn đau hơn thế. Vì giá thân xác mình bị đau đã đi một nhẽ. Nhưng đây lại là đứa con tinh thần của mình, sản phẩm sáng tạo văn chương của mình bị bóp từ trong trứng, mới đau đớn hơn nhiều…
HH: Nhưng cơn cớ làm sao? Đọc chương trích (Sử thần Ngô Sĩ Liên) trên các báo mạng thì thấy đây hoàn toàn là một cuốn tiểu thuyết lịch sử.
HMT: Vâng. Tôi biết thời chúng ta đang sống bây giờ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà tiểu thuyết đương đại. Nhưng sẽ chẳng có nhà văn nào thành công, nếu không tự bẻ cong ngòi bút của mình đi, tự đẽo gọt những trang văn cho tròn trĩnh, nhợt nhạt… Vì thế tôi phải chọn đề tài lịch sử, trốn vào lịch sử may ra mới an toàn…
HH: Vậy mà ông có an toàn đâu. Nghe nói Cục Xuất bản Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấm xuất bản tiểu thuyết Nguyên khí của ông? Lý do là gì nhỉ? Chỉ vì ông đã gửi bản thảo đến mấy nhà xuất bản và bị từ chối? Chỉ vì NXB Tri Thức không có chức năng in tiểu thuyết?
HMT: Những lí do kì quặc phải không? Các nhà xuất bản có thể từ chối in một cuốn sách là chuyện bình thường. Có thể có một bản thảo bị 9 nhà xuất bản từ chối, nhưng đến nhà xuất bản thứ 10 thì lại được vồ vập chào đón thì sao? Tuyệt tác Lolita của Nabokov đã từng bị tất cả các NXB ở “cựu lục địa” từ chối đấy thôi. Lý do thứ nhất là vớ vẩn. Còn lý do thứ hai, nếu NXB Tri Thức không có chức năng in tiểu thuyết, thì các vị có cho tôi in ở các nhà xuất bản có chức năng in tiểu thuyết (ví dụ NXB Văn Học, Hội Nhà văn…) không? Câu trả lời dứt khoát là: Không. Các vị nại ra lý do cho có vẻ dân chủ. Thực chất là các vị muốn bóp chết một tác phẩm khi còn chưa ra đời. Vậy đó. Rất buồn là mấy chục năm nay giới sáng tác chúng ta bị vây bủa bởi một hệ thống xuất bản không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tôi bỗng nhớ lại câu chuyện đúng ba mươi năm trước của ông…
HH: Về tập thơ Về Kinh Bắc của nhà thơ Hoàng Cầm và chuyện Hoàng Cầm với tôi bị vào tù bởi tập thơ ấy?
HMT: Ông có đọc tiểu thuyết Thời của Thánh Thần của tôi không? Ông có ấn tượng gì với nhà thơ Nguyễn Kỳ Vỹ trong tác phẩm?
HH: Hình như ông muốn mượn câu chuyện tôi bị bắt vào Hoả Lò để viết về một đoạn đời của Nguyễn Kỳ Vỹ?
HMT: Trường hợp các trí thức bị bắt oan như Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Cung, Hoàng Hưng, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thư Hiên… hồi ấy nhiều lắm. Từng người đều có bóng dáng trong nhân vật nhà thơ Nguyễn Kỳ Vỹ của tôi. Vậy mà người ta bảo Thời của Thánh Thần là cuốn sách đen, bôi nhọ chế độ. Nhiều cuộc hội thảo, lớp tập huấn ở các hệ thống trường đảng đều nêu Thời của Thánh Thần như một cuốn sách bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa.
HH: Còn bây giờ, Nguyên khí có phải là một cuốn sách đen không?
HMT: Tôi cũng không biết nữa… Với hai lý do mà Cục Xuất bản bộ Thông tin và Truyền thông gán cho, thì không biết chừng họ còn xếp Nguyên khí trên cả sách đen. Họ không đủ kiên nhẫn chờ choNguyên khí xuất bản rồi mới thổi còi như lâu nay họ vẫn làm, mà họ xục xuống tận nhà xuất bản, bắt đem nộp bản thảo để kiểm duyệt. Tôi bỗng nhớ mồ ma nhà văn Trần Hoài Dương. Một đêm kia, ông choàng tỉnh dậy, mồ hôi vã ra như tắm. Ông vừa mơ một giấc mơ khủng khiếp, rằng cách mạng thành công từ năm 1930 chứ không phải 1945. Nếu quả như vậy thì Thơ Mới, Tự lực Văn đoàn, Mỹ thuật Đông Dương… đã bị bóp chết từ trong trứng, chứ làm gì được tồn tại để bây giờ chúng ta tự hào có những di sản tinh thần vô giá. Và may thay, thời ấy, nhờ bọn thực dân không kiểm duyệt kỹ như bây giờ, mà những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân… mới còn để lại được Số đỏ, Chí Phèo, Tắt đèn, Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Vang bóng một thời…
HH: Quả là một giấc mơ khủng khiếp…
HMT: Vâng. Tận diệt văn hoá là một tội ác khủng khiếp. Triệt tiêu động lực sáng tạo của người viết, bóp chết tác phẩm khi còn trong trứng là vi phạm nhân quyền… Một nền văn học chỉ dung dưỡng những tác phẩm tụng ca, một nền xuất bản lúc nào cũng khuyến cáo các nhà văn hãy tự kiểm duyệt các tác phẩm của mình ngay từ khi ngồi trước trang viết, thì còn gì là văn chương.
HH: Qua vụ cấm xuất bản Nguyên khí, ông có thấy mình bị mất nhân quyền?
HMT: Nếu tôi bảo rằng nhân quyền là thứ xa xỉ với xứ sở này thì ông có tin không? Với trí thức, tầng lớp nhạy cảm nhất của xã hội, thì đó là nỗi đau âm ỉ. Nhân quyền của nhà văn chính là Văn quyền, quyền được viết, được công bố tác phẩm. Không có thứ quyền tối thiểu này nhà văn sẽ bị triệt tiêu động lực, khát vọng sáng tác. Người ta đặt ra luật xuất bản chỉ cốt để bó tay người viết. Nhiều người khuyên tôi khởi kiện kẻ đưa ra lệnh cấm lưu hành để đến nỗi Thời của Thánh Thần bị đầu nậu in lậu hàng vạn bản, bất cứ hàng sách vỉa hè nào cũng thấy bày bán, mà chẳng bị ai thu hồi. Tác giả, NXB, nhà nước, bị thiệt nhiều triệu đồng, độc giả bị đọc một thứ ấn phẩm vừa sai lỗi vừa mất câu… Nhưng kiện ai, thưa ông? Kẻ ra lệnh cấm luôn lẩn trong bóng tối. Không có văn bản. Chỉ một câu nói, hoặc một giọng nói qua điện thoại.
HH: Ông nói khiến tôi thấy nản. Chả lẽ hơn bẩy chục nhà xuất bản trên cả nước đều sợ hãi trước những câu nói phát ra từ bóng tối…?
HMT: Ông có tin không, khi có người bảo rằng, hầu hết các Giám đốc các nhà xuất bản trong cả nước ta đều là cánh tay nối dài của An ninh văn hoá, của Cục Xuất bản. Họ biết sách của anh hay, nhưng họ không dám in, vì họ còn phải bảo vệ niêu cơm của họ. Khi viết xong Nguyên khí, tôi có đưa cho một vài người bạn làm lãnh đạo các nhà xuất bản, vốn có viết lách, có hiểu biết văn chương. Tôi nghĩ rằng họ về hưu rồi, già rồi, còn gì phải sợ. Vậy mà sau khi đọc, họ đều lắc đầu: Rằng hay thì thật là hay, nhưng tôi xuất bản còn gay hơn nhiều. Tôi còn phải giữ cái niêu…(!). Đó, kẻ sĩ thời nay đó…
HH: Thế mới tiếc là cách đây chục năm, vẫn còn có những Giám đốc xuất bản có bản lĩnh. Như ông Nguyễn Văn Ngợi, NXB Thanh Niên, đã in Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, ông Quang Huy, NXB Văn hoá - Thông tin, dám in mấy bài thơ tù của tôi trong tập Người đi tìm mặt, ông Nguyễn Khắc Trường, NXB Hội Nhà văn, in Thời của Thánh Thần… Song, hình như mươi năm nay, chính sách xuất bản ngày càng khắt khe với những nội dung “nhạy cảm”, khiến không còn cơ hội xuất hiện những giám đốc bản lĩnh như thế nữa. Và hình như đó cũng là thông điệp mà ông muốn gửi đến bạn đọc qua tiểu thuyết Nguyên khí?
HMT: Đúng là như vậy. Qua câu chuyện vụ án Lệ Chi Viên, tôi không chỉ minh oan cho hai đại quan triều Lê sơ là Thừa chỉ Hành khiển Nguyễn Trãi và Lễ nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ, mà còn đề cập tới gương mặt kẻ sĩ thời nay. Họ là hậu duệ của Ức Trai tiên sinh, đau đáu với vận mệnh dân tộc, căm ghét cường quyền, nhưng nếu gặp phải một xã hội toàn trị, họ cũng đành thúc thủ, một số người cũng đành chịu chung số phận như Nguyễn Trãi thời xưa…
HH: Có nghĩa là Nguyên khí không chỉ là một tiểu thuyết lịch sử đơn thuần, mà có đề cập đến cả đương đại.
HMT: Tôi dựng lại không khí lịch sử thời Lê sơ một phần qua góc nhìn, cách đánh giá của người đương thời. Tác phẩm, ngoài hàng loạt những nhân vật lịch sử nổi tiếng, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Ngô Sĩ Liên, Trịnh Khả, Lê Thái Tông, Đinh Liệt, Lương Đăng, Nguyễn Thị Anh…. Còn có một vài nhân vật hiện đại như Giáo sư Hoàng Nguyên, Chủ nhiệm Huỳnh Đạo, Thọt Bỉ Nhân, Đỗ Chí Cao, Ngô Tháp, v.v.
HH: Tôi hiểu ra rồi… Người ta bắt lỗi ông chính là ở những trang viết về các nhân vật hiện đại và thời cuộc hôm nayTiểu thuyếtNguyên khí có không khí tranh biện và với một bút pháp hậu hiện đại?
HMT: Tôi có đọc về khuynh hướng hậu hiện đại. Nhưng tôi không viết theo lý thuyết. Tôi viết bằng cảm quan và kinh nghiệm của mình. Việc phân loại dành cho các nhà lý luận. Tôi chỉ tin một điều, nếu những ai đã đọc và yêu thích tiểu thuyết Thời của Thánh Thầncủa tôi, thì sẽ không thất vọng khi đọc tiếp Nguyên khí.
HH: Ông định sẽ công bố Nguyên khí trên mạng?
HMT: Còn cách nào khác nữa? Thời đại bùng nổ thông tin cho người viết chúng ta một khả năng bất tận, đó là anh có thể đến mọi chân trời, nếu anh đem đến cho người đọc một điều gì mới mẻ.
HH: Thầy Nhất Hạnh có câu này: “Be free where you are” (Hãy tự do ở bất cứ nơi nào anh đang ở). Tôi nghĩ không ai tước đoạt nổi tự do của người sáng tạo, trừ khi anh ta tự tước quyền mình. Nhưng quyền công bố tác phẩm lại do chính quyền từng nơi quyết định. Điều tôi cứ nghĩ mãi không ra là: Suốt mấy chục năm, họ cứ cấm, cứ bắt, cứ cắt… mãi mà kết quả bao giờ cũng chỉ là “quảng cáo” không công cho tác phẩm, tác giả bị cấm, bị bắt. Thế mà họ vẫn cứ làm như chưa hề có kinh nghiệm về tấn bi hài kịch ấy. Tại sao thế nhỉ? Phải chăng trước đây họ hy vọng nỗi sợ vô hình do họ gây ra trong toàn xã hội, mà trước hết cho “kẻ sĩ”, sẽ bảo đảm cho quyền lực toàn trị của họ, còn bây giờ thì chính họ bị kẹt cứng trong nỗi sợ vô hình bị đả kích, bị lên án, bị trở thành tội đồ của lịch sử?
HMT: Gót chân Asin của Tần Thuỷ Hoàng chính là nỗi sợ hãi người đời phỉ nhổ. Những chế độ độc tài toàn trị mọi thời đều có gót chân như vậy. Họ sợ hãi sự minh bạch, sợ hãi mọi sự phản biện. Hình như giáo sư Ngô Bảo Châu có nói rằng: “Một xã hội không có phản biện là một xã hội đang chết lâm sàng”. Tôi lại nhớ câu của nữ nhà văn Pháp Yveline Féray, tác giả tiểu thuyết Vạn Xuân: “Tấn thảm kịch thực sự của Nguyễn Trãi, là tấn thảm kịch của một vĩ nhân sống trong một xã hội quá ư bé nhỏ”. Cái xã hội quá ư bé nhỏ ấy, không chỉ tồn tại ở thời Ức Trai tiên sinh, mà ngay cả ở chế độ có bom hạt nhân của Kim Jong Un và bạn bè chúng, cũng mãi mãi quá ư bé nhỏ vậy thôi…
HH: Còn một thắc mắc nữa, tôi không hiểu vì không nằm trong “tổ chức”. Thế cái Hội Nhà văn nước ta sinh ra để làm gì nhỉ? Hội không có động thái gì bênh vực các tác giả bị sách nhiễu như anh sao? Và các đồng nghiệp của anh? Họ có phản ứng gì không?
HMT: Thưa nhà thơ, nhà thơ quá biết câu trả lời rồi, còn hỏi làm gì nữa…
HH: Ôi thôi, vậy những chuyện này không chỉ là chuyện của ngành xuất bản, của an ninh văn hoá, mà là chuyện “nguyên khí” của cả một dân tộc đang… hết hơi? Với một “nguyên khí” như thế, dân tộc này làm sao bảo vệ được sơn hà xã tắc mà cha ông truyền lại? “Một câu hỏi lớn không lời đáp”!

clip_image001
Nhà văn Hoàng Minh Tường tham luận về tiểu thuyết lịch sử
clip_image003Makét bìa cuốn Nguyên khí
clip_image004
Bìa cuốn Thời của thánh thần
clip_image006
Nhà thơ Hoàng Hưng đọc bài thơ viết trong tù tại L’Espace Hà Nội.
Phần nhận xét hiển thị trên trang