Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Trên đất nước anh em!

MỘT TUẦN Ở CUBA
MỘNG THƯỜNG
Mộng Thường: Hè năm nay chúng tôi đã chọn Cuba để đến nghỉ mát một tuần. Thật ra quyết đinh đi đến nước này không phai do chủ đích của chúng tôi, mà vì nghe lời thuyết phục của vài người ban đã đi rồi và họ bảo rằng Resort ở Cuba cũng được, nhưng phải book ở hotel 5 sao.

Cả hơn 20 năm nay từ khi cuộc sống tha hương đã được ổn đinh để có đồng ra đồng vào đi du lịch hàng năm cho việc nghỉ hè, chúng tôi chưa bao giờ có ý đinh đi Cuba để nghỉ mát. Măc dù nghe nói giá cả phải chăng, bãi biển đep và nhất là đường bay sang đó rất gần với nơi chúng tôi đang sinh sống. Nhưng cho dù nơi đó có nhũng điều kiện thuận lợi như trên, nhưng nhà tôi vẫn cương quyết không đến nơi này. 

Lý do dễ hiểu vì đó là một nước Cộng Sản. Theo anh, cuộc sống ở một nước Cộng Sản thì nghèo nàn và bẩn thỉu, có cái gì hiện đai văn minh đâu để mà phục vu khách hàng. Mình đã từng sống với Cộng Sản trong quá khú thì mình đã am hiểu được hết những nỡi đắng cay thiếu thốn của người dân như thế nào rồi. Nhưng người bạn tôi bảo rằng, chúng tôi quên một điều là những nơi resort như thế này là do những công ty ở nước ngoài đầu tư vào, không phải là quốc doanh nên cũng có thể chấp nhận được. Bằng cớ là họ đã đi rồi, và thấy không đến nỗi nào...

Nghe bùi tai nên tôi quyết đinh thay cho nhà tôi, thế là chúng tôi book package và cùng một vài người bạn đợi đến ngày lên đường .

Chuyến bay kkhởi hành rất sớm, 6:15 sáng đã rời phi trường Pearson. Đường bay rất ngắn, ngắn hơn là những lần chúng tôi đi đến những Resort khác ở khu Nam Mỹ. Vừa ăn hết phần điểm tâm trên máy bay chúng tôi đã sắp sủa đáp xuống Varadero là nơi chúng tôi sẽ hưởng trọn vẹn một tuần nghỉ mát tắm biển ở đây.

Từ trên máy bay nhìn xuống lúc sắp sửa landing, tôi thấy cảnh phi trường và vùng phụ cận nghèo nàn quá, nghèo y như cái năm đầu tiên tôi đã về thăm VN vào thời VN mới mở cửa. Chỉ khác có cái là tôi đã không thấy những công an mặc áo vàng, đầu đội nón cối lui cui đi tới đi lui. Nhìn chung quanh phi trường chỉ thấy có duy nhất cái máy bay mà chúng tôi vừa mới tới.

Có tiếng của một người bạn tôi nhận xét:
- Chà! Cuba còn nghèo hơn VN.
- Chuyện, VN bây giờ mở cửa với thế giới bên ngoài nên cũng đã khác xưa.
- Được cái là ở đây không thấy treo cờ và nhiều khẩu hiệu như ở VN.
- Nước Cuba vì bi Mỹ cấm vận nên nghèo xơ nghèo xác.
- Bây giờ nước này chỉ còn trông cậy vào nguồn lợi thu được từ du lich mà thôi...

Mỗi người bạn đưa ra lời nhận xét, nhưng với tôi thì từ hồi nào đến giờ, tôi không biết nhiều về nước Cuba cho lắm, ngoại trừ thỉnh thoảng có người ban nào đi nghỉ mát ở đây về thì tôi biết vây thôi. Nhung hôm nay đứng trước một khoảng không gian của nước Cuba tôi cũng thấy ngậm ngùi cho cái cảnh nhà nghèo của nước này. Bởi nó đã khơi dậy trong tâm tưởng tôi về một nước VN thân yêu cũng đâu có hơn gì họ. Có hơn chăng thì bây giờ chỉ là sư phồn vinh giả tạo ở bên ngoài để lừa bip những người nhẹ dạ và những thế hệ tuổi trẻ như những đứa con tôi .

Theo hành lang đi vào để trình giấy tờ với tui Customs, ngồi dấu kín trong những căn chòi và chỉ để hở một ô vuông khoảng để cho người trình giấy và nhận giấy nhìn được nhau thôi . Tôi goi là căn chòi cũng không quá đáng, vì nó được đóng khung bít bùng như một cái hộp giấy to tướng. Tôi khẽ nói với nhà tôi:

- Nhìn y chang như ở VN hồi mình vê` lần đầu anh nhỉ ?
Nhà tôi gật đầu :
- Đúng là chuồng chim !
Tôi nói thêm:
- Nhưng Công An ở đây không có bô mặt hình sự như ở VN.

Chúng tôi vẫn thường dùng chữ chuồng chim để nói về khâu làm giấy tờ của Customs VN vào những năm đầu 1990. Vì làm sao chúng tôi quên được hình ảnh lần đầu tiên về thăm VN sau mười mấy năm xa cách. Chỉ khác lần này là ỏ đây, trong Passport của chúng tôi và của khách đã không phải kẹp vào đấy vài đồng dollars để hối lộ.

Sau khi lấy hành lý và ra đến bên ngoài để găp người phu trách đưa về Hotel, chúng tôi đươc đưa lên xe bus. Trên đường đến Hotel của chúng tôi phải mất gần 1 tiếng đồng hồ, vì phải thả một số người ở một vài hotel khác. Doc theo đường đi tôi thấy có những cây phượng vỹ, nhưng vì là sắp sửa sang Thu nên hoa đã rụng chỉ còn lác đác lai vài bông hoa chưa kip rơi. Còn những cây ăn trái thì tôi không thấy có như ở một vài resort khác mà tôi đã đi qua.

Khi xe chay trên đường chính, tôi đoán là vây vì tôi có nhìn thấy xe bus công cộng và những chiếc xe hơi cũ mèn kiểu cổ lỗ sỹ như trong những phim đen trắng mà tôi đã được xem. Tôi thấy những người công nhân của nhà nước đang làm đường dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời lúc ấy mới chỉ là chưa đến 10g sáng mà ánh nắng đã làm choá mắt chúng tôi. Đa số tôi nhận thấy ho là người da đen. Tôi quay sang hỏi nhà tôi:

- Ở Cuba cũng có " Mỹ đen " sao anh ?
- Ù ! Ho cũng là những người nô lê được mang từ nhiều năm trước sang đây .

Nhìn đám công nhân đang làm đường mà chẳng có một loại máy móc nào cả, ho đều làm bằng tay, đục đường, trộn hồ rồi đổ ximang trên những bờ thành mà không hề có những thiết bi an toàn cho bản thân họ. Thậm chí đến đôi găng tay và mũ bảo hiểm cũng không có nốt. Không ai bảo ai, cả bọn chúng tôi đều tăc lưỡi nhìn nhau ngao ngán. Thấy ở đâu cũng vậy hễ cứ sống dưới chế độ Cộng Sản thì dân khổ trăm điều. Chúng tôi không ngờ ỏ thế kỷ thứ 21 này mà nước Cuba vẫn còn lạc hậu đến như vây. Tội nghiệp cho nhũng người dân sống ở nước này cả một đời đói khổ và lam lũ. Bất giác ngẫm lại bản thân mình tôi thấy chúng tôi quả là may mắn, được ung dung đi nghỉ mát, để lát nữa đây chính những người dân khốn khổ này sẽ phuc dịch chúng tôi, những người đang đươc sống dưới chế độ Tư Do và Dân Chủ.

Tôi nhớ đến lời giảng Pháp của các Thày, là những người kém Đức và năng Nghiệp thi bi sống ở những nơi gọi là " biên đia hạ tiện ", có khác nào là chốn địa ngục trần gian (.....).

Mải miên man với ý tưởng trong đầu, xe bus đã ngừng ở Hotel của chúng tôi lúc nào mà tôi cũng không hay, mãi đến khi người ban đập nhe vào tay tôi.
- Xuống chưa, sao lại thẫn thờ vậy ?
Tôi vội vàng đeo túi xách lên vai và trước khi bước xuống xe, tôi và các bạn đã để lại tiền típ cho người tài xế và người đã đón chúng tôi ở phi trường.

Vào đến lobby trong khi để đám đàn ông ngồi chờ làm giấy tờ, phu nữ chúng tôi đi đổi tiền. Vì trên xe đã được người hướng dẫn nói là du khách đến Cuba không được xài những thứ tiền dollars của nước ngoài mà bắt buộc phải xài tiền goi là CUC (Cuban Convertible Peso) một thứ tiền mà tự họ đặt ra điều lệ để moi thêm tiền khách du lịch. Kể cả ho cũng không cho mình xài tiền Peso của họ. Cứ $1 CDA chỉ đổi được có .87 cent tiền CUC của ho thôi, trong khi tiền US lại còn thảm hại hơn là chỉ đổi ra được .83 cent, đó là hối xuất của ngày hôm ấy . Ai cũng bất bình vì thấy kiểu làm tiền thái quá. Bạn tôi buông ra một câu:

- Tụi này đểu thật ! Tiền chúng nó làm sao sánh được với tiền dollar mà bày đăt.
- Cộng Sản là vậy mà !
- Chúng nó luôn có luật rừng.

Một người bạn kết luận với câu nói trên. Nhưng rốt cụôc thì cũng phải đổi thôi. Vì nếu không đổi thì lấy tiền đâu mà cho típ. Trong khi những người làm công họ chỉ mong chờ vào tiền típ của khách để được có đồng ra đồng vào. Chúng tôi đồng bảo nhau lần sau có đi Cuba thì sẽ mang theo nhiều tiền lẻ US dollar để cho típ. Có nhu vậy mới không bi bọn này " trấn lột" của du khách. Vì chỉ có tiền US mới là bill còn như tiền Canada thì $1 và $2 là tiền đúc, nên dân Cuba không xài được ở nước họ. Hèn chi những ngày sau đó có những người bồi đã lấm lét dúi vào tay chúng tôi những đồng tiền đúc của Canada để nhờ chúng tôi đổi ra tiền CUC cho họ mới xài được. 

Vì dù là ghét Mỹ, nhưng tiền Mỹ thi dân buôn bán chợ đen ở đâu mà chăng có vu đổi chui đổi lậu. Nghe được đám đàn bà chúng tôi nói chuyện là lần sau có đi thì phải mang theo tiền lẻ thật nhiều để tránh không phải đổi tiền. Nhà tôi đã buông ra một câu với vẻ bất mãn.
- Chưa chắc có lần thứ hai sang đây nữa...

Tôi biết anh chỉ nói vậy thôi. Chư' có thể tương lai chúng tôi sẽ còn trở lai đây để nghỉ mát, lý do là từ nơi chú
ng tôi cư ngụ bay sang đây rất gần. Nhà tôi bây giờ ngại bay đường xa lắm.

Nhận hành lý và phòng ốc xong, chúng tôi tắm rửa cho thoải mái và cùng nhau đi ăn trưa. Đang ở xứ lạnh về miền nhiệt đới thấy cũng có sự thay đổi lớn. Ngồi uống giải khát ở lobby, chúng tôi cảm nhận được sức nóng hầm hập ở bên ngoài. Đứa nào đứa nấy quay sang nhau đều có một câu hỏi:

- Ủa ! sao trong này không có máy lạnh ?
Một người bạn trong nhóm của tui tôi lên tiếng:
- Nước Xã Hội Chủ Nghĩa mà anh ơi ! Đói lắm !

Tôi phản đối:
- Nhưng đây là khách sạn 5 sao mà.
- 5 sao hay ngàn sao cũng vậy thôi. Làm sao được như những nước tân tiến khác...

Tôi đưa mắt nhìn quanh, ngoài sáu đứa chúng tôi là ngươi VN, còn không thấy một khuôn mặt người Hoa nào cả, ngoại trừ có 2 căp người Phi mà tôi đã nhìn thấy lúc vừa bước chân vào Lobby, còn lại phần lớn là người đến từ những quốc gia South America vì tôi nghe thấy ho sử dụng ngôn ngữ Spanish và một số người da trắng sủ dung tiếng Anh là người Canadian, đồng hương của chúng tôi. Nhưng chắc chắn môt điều là không có một người nào mang pass port cua Mỹ ở đây cả.

Ăn trưa xong chúng tôi cùng nhau ra ngồi nghỉ trưa ở bể bơi để trước nhất là relax cho thân thể adapt được với thời tiết ở nơi mới đến, hai nữa để cùng nhau thảo chương trinh xem những ngày hôm sau sẽ làm gì và có book đi excursion ở nơi nào không..v..v....
Nhà tôi không có ý định đi excursion ngay từ lúc đầu. Lý do vì biết rõ cái xứ sở này nghèo quá rồi, có gì để tìm hiểu đâu, có gì để phải xem cho biết đâu. Nếu có chăng chỉ tìm hiểu xem ho còn nghèo đến đâu thôi. 

Hai cặp vợ chồng bạn tôi ho rất muốn đi Havana để tìm hiểu su tình và xem cho biết, đồng thời ho cũng muốn đi xem chương trình ca nhạc nghe nói là vang tiếng một thời của Cuba tên gọi là Tropicana. Ho bảo không thể bỏ qua được. Nhưng đôi với nhà tôi thi thấy đi cũng chẳng bõ cái công. Lý do là hôm sau khi lên hỏi information của 2 mục này thì được biết khách đi phải khỏi hành từ 7:30 sáng ròng rã 2 tiếng đi xe bus mới lên được Havana, đi thăm thú vài nơi trong thành phố có tour guide dẫn đường. Đến 5:00 chiều thi đoàn sẽ đưa khách về nghỉ tạm tai một hotel mà ban tổ chức đã booked sẵn để khách nghỉ mệt, ăn bữa cơm tối và nhất là để khách có chỗ tăm rủa và thay quần áo ra những bộ đồ lón (ý nói phải là những bộ đồ đi nghe Opera như ở bên Âu Châu). Chương trình mở màn vào lúc 10:30 pm kết thúc lúc 12:30 khuya, sau đó mới lên xe bus để rong ruổi thêm 2 tiếng đồng hồ nữa mới về đến Resort. Ước tính vào khoảng 3:00 sáng của ngày hôm sau.

Chỉ nghe qua chương trình như thế thôi, nhà tôi đã lắc đầu cương quyết:
- Nói thật nhé, nếu cuộc đi chơi này là free hoặc có mua vé mời tôi thì tôi cũng xin cám ơn.
Đám ban tôi cũng hơi mất hứng khi thấy vợ chồng tôi không tham dự. Sau này khi họ đi về rồi, tôi mới thấy là quyết định của nhà tôi thật sáng suốt.

Buổi tối ăn bữa dinner đầu tiên ở restaurant cũng khá ngon. Thực đơn gồm có lobster, cá và thịt bò. Không ai bảo ai cả nhóm chúng tôi đều chấm món lobster, ăn rất ngon miệng. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu là một nước nghèo đói như Cuba làm sao mà có thit bò ngon được. Người còn chưa no làm sao mà có thưc phẩm để nuôi súc vật. Hai nữa thit bò thì ở cái xứ North America này ai hơn được chứ, đúng không? 

Tôi quên chưa kể là bia box và rượu ở Cuba rất ngon. Trưa nay lúc ăn bữa lunch những người đàn ông trong nhóm tôi khi vừa uống ngum bia và hớp rượu đầu tiên đã phải thốt lên rằng:
- Chà ! bia ở đây ngon quá!
- Uống thơm thật !
- Tôi thấy còn ngon hơn bia 33 của VN mình hồi xưa các bạn à.

Mỗi người buông ra một lời khen. Tôi không phải là dân sành điệu về bia rượu, nhưng uống hớp bia lạnh vào một buổi trưa nóng bức như hôm ấy, phải công nhận là rất " đã " vô cùng. Cánh đàn ông đưa ra nhận xét là nếu so với bia làm ở Canada thì quả thật bia của Cuba ngon hơn. Tôi đã làm hết nguyên một ly bia trong bữa mà trước đó chưa từng xảy ra với bản thân tôi. Thế là cứ mỗi bữa ăn trưa và ăn tối, tôi đều kêu một ly bia để uống, vì cảm nhận được mùi rất thơm và vi ngọt còn lắng đọng ở cổ . 

Thấy tôi cú tì tì uống bia , nhà tôi đã phải ngăn chận:
- Em uống vừa phải thôi. Bia sẽ làm bụng to đấy. Nếu không muốn là khi em xuất hiện ở bờ biển, thiên ha sẽ bỏ chạy hết....
Tôi nhăn mặt:
- Cứ làm như em là bợm nhậu không bằng....
- Mỗi bữa một ly đâu có sao. Ăn đồ seafood phải uống bia hoặc rượu mới mau tiêu.

Một người bạn lên tiếng bênh vực . Tôi mỉm cười nhìn sang cô ta để tỏ ý cám ơn. Mà cũng chẳng trách nhà tôi, bởi vì từ hồi nào đến giờ tôi đâu có uống như thế. Lúc ở nhà hôm nào nấu được món ngon mà phải có bia rươu, tôi chỉ uống ké vài hớp với nhà tôi, chứ đâu có làm cho riêng mình một ly như thế. Vì sợ mất eo, và không muốn làm thiên ha " bỏ chạy " , nên tôi đã thay uống bia băng rượu vang. Phải nói là cả rượu vàng của ho cũng ngon lắm, không biết là ho chế biến có cho hoá chất không, chứ những nước Cộng Sản thì hay có mục này lắm.

Trong nhóm tôi, một anh bạn có tửu lượng rất manh, uống rượu và bia như uống nước. Cả bon đều cho rằng đi chơi kỳ này chỉ có ông này là lời thôi, vì được uống thả dàn, uống free đúng là "chuột sa hũ nếp", chứ nếu anh ta đi cruise thì " khẩm " tiền rươu. Vì thế mỗi lần bồi mang rượu ra, anh ta đều dúi vào tay người bồi tiền típ, nên cư' mỗi khi nhìn thấy nhóm tui tôi bước vào thì đám người làm này mặt mày hớn hở tiếp đón rất là niềm nở. Chúng tôi đổi tiền cũng chỉ để cho típ, chứ có phải mua bán gì đâu. Vì trong khu resort này cũng khá lớn mà chỉ có duy nhất một tiệm kiểu như tạp hoá, bán đủ thứ linh tinh từ bao thuốc lá đến chai nước lọc. Còn những đồ thủ công nghệ làm bằng tay thi` thua xa VN mình. Cửa tiệm này cũng do chính phủ kiểm soát hết. 

Sang ngày thứ hai, chúng tôi mới bắt đầu ra biển. Vì đi Resort đã vài lần nên chúng tôi biết phải làm gì cho sự sinh hoạt trong một ngày. Tôi đã đề nghi với cả nhóm là buổi sáng thức dậy sớm để đi bộ khoảng một tiếng đồng hồ, sau đó về thay ra đồ tắm, mặc bên ngoài áo khoác, mang theo tất cả những vật dụng ra biển vào giỏ xách rồi xuống Buffet ăn điểm tâm. 
Ăn xong là chúng tôi se đi thẳng ra biển. Làm như thế chúng tôi không phải đi tới đi lui về phòng ngủ để thay đồ, đỡ mất thời gian hơn. Moi người cho là ý kiến hay!

Ai tắm biển thì tắm, còn nhát như tôi thì chỉ dám mò xuống ven bờ để đùa với sóng nhưng không dám lội ra xa vì không biết bơi, nên mỗi khi đi biển tôi chỉ thích đi bộ doc theo bãi biển, nằm đoc sách, hoặc tham gia những buổi Beach dance thể dục với những khách du lịch khác. Nói chung là mỗi người đều có những good time tự mình tạo cho mình.

Sau bữa cơm trưa chúng tôi quay trỏ lại biển để nằm phơi nắng, thưởng thức làn giò biển hiu hiu ru giấc ngủ trưa thật là lý tưởng. Nói là ngủ chứ thật ra chỉ là nằm nghỉ và đấu hót với nhau một lúc rồi cả bọn lại kéo nhau xuống biển. Tôi đã đi qua những bãi biển ở CanCun, Jamaica, Dominican và Panama thì phải công nhận biển ở Cuba an toàn hơn ở những Resort khác. 

Lý do là bờ biển thoai thoải và không sâu lại ít sóng. Từ bờ biển ra đến ngoài khơi, tính khoảng cách hơn 200 feets mà nước biển chỉ cao đến ngưc của tôi thôi, (có một lần tôi bị đám bạn kéo ra tận ngoài này) rât lý tưởng để từ đó bơi lội vùng vẫy mà không sợ sóng đánh mình ra xa hoặc bi sóng ngầm bên dưới , rất là an toàn. An toàn đến mức mà tôi không thấy có cắm cờ báo hiệu chỗ nào sâu và cũng không có chòi cho người life guard. Vì thế các bạn tôi đã tiêu khá nhiều thời gian ở dưới biển là vì vây.

Đến khoảng mặt trời đứng bóng ngã về phương Tây là lúc chúng tôi thu dọn đồ nghề khăn tắm để trở về phòng tắm nước ngọt và sửa soạn lên đồ để đi ăn dinner. Trên đường đi về phòng, tôi thấy ai cũng như " hột vịt lộn" vì đâu tóc ướt sũng, mặt mày tái mét , có thể vi ngâm minh dười nước quá lâu và dạ dày lép xẹp vì đói, đi thất tha thất thểu như đám người bi mất hộ khẩu, duy chỉ có tôi là còn nhìn được ngon lành là bởi vì tôi không xuống biển nên quần áo và đầu tóc vẫn còn khô rang. 

 Nhìn đám bạn lôi thôi lếch thếch như thế, tôi đã lăn ra cười. (.......)

Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau chúng tôi đã ngồi thoải mái trong restaurant để thưởng thức bữa dinner và sau đó thì sẽ đi nghe nhạc được trình diễn bởi ban nhạc của những sinh viên trường âm nhạc Cuba dọc theo hành lang mà chúng tôi gọi là Main street. Sau đó lai còn màn ca vũ nhạc kịch của hotel trình diễn hàng tối tại nhà hát lớn cũng ở gần đó đến gần 11:00 đêm là chấm dứt. Phần còn lại thì khách ai muốn đi nhảy disco thì đi, còn già cả như tui tôi thì về phòng ngủ để bắt đầu cho một ngày mới hôm sau, cũng y chang thời khoá biểu như vậy thôi.

Có một buổi tờ mờ sáng, nhà tôi đi bộ trên bãi biển còn vắng người, có những đứa trẻ người Cuba tuổi còn vị thành niên đã bám theo để năn nỉ xin đổi những con sò con ốc bằng những quần áo của du khách. Chưa kịp trả lời thì thấy từ đằng xa có một vài đứa trẻ khác đang chạy thuc mạng, miệng thì la to bằng ngôn ngữ của bản xứ và đăng sau chúng là những người bảo vệ của khu resort rượt chạy đuổi theo. Nghe tiếng la này, người thanh niên đang đứng cạnh nhà tôi đã vội vàng bỏ của chạy lấy người. Không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nhưng sau đó chúng tôi mới được biết rằng ho không được phép vào trong resort để làm phiền du khách. Nghĩ thật là tội nghiêp. Chẳng qua chỉ vì nghèo đói mà ra.

Vì thế mỗi buổi sáng đi bộ găp những người làm vườn, tỉa cây, lau chùi vỉa hè dưới ánh nắng chang chang, tôi đều dúi cho ho vài đồng, gửi cho ho nu cười cảm thông để chia xẻ với ho cảnh sống nghèo nàn mà tôi đã trải qua trong quá khứ. Hai nữa tôi thấy những người bồi được làm trong những restaurant, khu giải khát và làm phòng, đều được khách du lịch cho tiền típ, nhưng còn những người làm công việc ngoài tròi thì có ai cho ho được đồng nào không, trong khi công việc này cũng không kém phần nặng nhọc hơn là công việc ẩm thực được làm trong chỗ râm chỗ mát. Chỉ vi họ không có cơ hội được tiếp xúc với khách nên phải chịu sự thiệt thòi.

Trong nhóm tôi, ngoài nhà tôi là người đã về hưu, tôi thì đang nghỉ ở nhà dưỡng bệnh, thì cũng kể như là không phải đi cày, còn 2 cặp kia đều đang ở tuổi " quân dịch" sáng sáng vẫn còn phải vác lẵng cơm đi cày, nên lúc gần đến ngày về, bốn người này buồn quá, không phải buồn vì phải rời xa Cuba, mà vì phải quay trở lại làm việc sau những ngày vui đi qua mau, bây giờ phải trở lại cày tiếp thì quả là depress lắm thay !.

Với tôi, Cuba cũng không thấy luyến nhớ như những lần trước tôi đến những Resort khác, có thể nơi này không đủ " hoành tráng" để luu lại cho tôi những ký ức sâu đậm. Nhưng nó đã thực sự để lại trong tôi dấu ấn của những ngày nghèo đói lầm than, và cũng đồng nghĩa là cuộc đời của mỗi người dân đã bỗng chốc bị đi vào ngõ hẹp không có tương lai .

Tôi rời Cuba với món quà rất tầm thường, nhưng mang đầy ý nghĩa sự cám ơn của một người công nhân làm vườn đã gấp tặng tôi bằng lá dừa hình con cào cào. Ông già này phải là người cũng có đầu óc nghệ thuật. Vì khi đưa tặng tôi ông ta đã ngắt một bông hoa dâm bụt màu đỏ và cắm hình con cào cào này bên cạnh, nhìn vào thấy sống động y như thật vậy.

Buổi sáng trước khi rời Resort ông già đã đón tôi ở cửa Lobby để chào tạm biệt. Bằng một thứ ngôn ngữ ra dấu, tôi đã cầm món quà của ông già này giơ lên không trung lượn thành một vòng, ngụ ý là nó sẽ được cùng tôi bay về Mỹ, có mang theo niềm ước vọng của đồng bào ông ...

Khi máy bay cất cánh nhìn xuống làng mạc phía dưới, với giải bờ biển trong xanh nổi bật bên bờ cát trắng, tôi thấy ông Trời cũng công bằng, đã có chia lộc cho mảnh đất Cuba này một cái gì đó để ho còn có thể trông cậy vào nguồn lợi đó mà sinh sống. (.......)

Tôi lâm râm niệm Phật như một thói quen mỗi khi tôi đi máy bay để cầu xin cho chuyến bay được an lành. Hoặc rủi nếu như có sự gì không may xảy ra thì trong giây phút cận tử nghiệp đó " thần thức " tôi sẽ được theo Phật về miền Tây Phương Tịnh Độ, hoặc được về những nơi thượng phẩm thượng sanh, tránh cho tôi phải bị đầu thai vào nơi " Biên Địa Hạ Tiện " nơi chỉ có sự nghèo đói, lầm than và bất công mà thôi.

Mộng Thường
September 2013

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao Mỹ vẫn là siêu cường không ai có thể thách thức nổi?


Jonathan Adelman 
Những cuộc bàn tán thường xuyên về sự suy thoái không thể tránh khỏi của Mĩ đã trở thành câu chuyện giao đãi khó ai bác bỏ được. Mỗi tuần người ta lại thấy có nhiều tin xấu hơn về nước Mĩ, dường như đấy chính lời là khẳng định khái niệm nói trên. Với một quốc hội chia rẽ quá mức về mặt đảng phái, chính phủ đóng cửa suốt 16 ngày liền, sự phục hồi kinh tế diễn ra chậm chạp, và vụ bê bối về gián điệp của Cục an ninh quốc gia, đất nước này dường như không thể quản lí nổi.

Trong một công trình nghiên cứu trên bình diện quốc tế, người Mĩ đứng thứ 11 trên thang điểm về hạnh phúc và vị trí đáng xấu hổ là thứ 12 về kinh tế. Một công trình nghiên cứu khác cho thấy chỉ có 7% học sinh lớp 8 của Mĩ được coi là giỏi về môn toán, trong khi số học sinh giỏi của Singapore là 47%, Hàn quốc là 48%. Tổng thống Mĩ, theo đánh giá của tạp chí Forbes thì đứng thứ hai, sau Vladimir Putin.

Nhưng Mĩ vẫn là người lãnh đạo thế giới và dường như sẽ giữ được vị trí đó trong hàng chục năm nữa. Cho đến nay, đây là nước có sức mạnh mềm vĩ đại nhất thế giới. Hàng năm Mĩ tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn bất cứ nước nào khác (1 triệu người). Mĩ đứng đầu thế giới về công nghệ cao (Thung lũng Silicon), về tài chính và kinh doanh (Phố Wall), điện ảnh (Hollywood) và giáo dục Đại học (theo đánh giá của trường đại học Giao thông Thượng Hải, Mĩ có 17 trong số 20 trường đại học hàng đầu thế giới). Về thương mại Mĩ cũng là nước đứng đầu thế giới (xuất khẩu nhiều hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghệ và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên).

Mĩ tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (180 tỉ USD), gần gấp đôi đối thủ mạnh nhất. Mĩ chi cho quốc phòng tới 560 tỉ USD một năm, và có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới. Tổng thu nhập quốc dân (16 ngàn tỉ USD) gấp hơn hai lần Trung Quốc Đây là nước có chế độ dân chủ - trong cái thế giới đầy những nước phi dân chủ hoặc dân chủ nửa với - vận hành lâu nhất thế giới. Thị trường chứng khoán luôn sôi động, thể hiện vị trí hàng đầu của Mĩ trong nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra, nước nào có thể tranh vị trí lãnh đạo thế giới của Mĩ? Người Âu ư? Người Nhật ư? Người Nga ư? 

Tỉ lệ thất nghiệp ở EU hiện nay là 12% - ở Hi Lạp và Tây Ban Nha lên đến 26% – còn tăng trưởng kinh tế thì gần như bằng không, dân số tại nhiều nước lại đang suy giảm. Nhật đang khổ vì dân số giảm và đang ngày càng già đi một cách nhanh chóng, không có người nhập cư, chỉ số Nikkei (Nikkei Index) giảm hơn 20.000 điểm so với hồi năm 1988, còn nợ thì công thì bằng 240% tổng sản lượng quốc gia (GNP). Chưa nói tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp trong hai thập niên qua. Trong khi Nga có thể được báo chí đưa lên đầu trang nhất vì là nước tổ chức Olympics sắp tới và chứa chấp Edward Snowden, nước này không còn là siêu cường nữa. Thành tích xuất khẩu của Nga chỉ ngang với các nước thuộc Thế giới thứ ba, còn GNP thì ngang Canada, nghĩa là chưa bằng 15% GDP của Mĩ. Nga không có sức mạnh mềm, không có thung lũng Silicon, không có Hollywood, không có Wall Street hay các trường đại học chất lượng cao.

Còn Trung Quốc và Ấn Độ thì sao? Trong khi cả hai nước này đều có những bước tiến vượt bậc trong mấy chục năm qua, nhưng họ cũng đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Trung Quốc hiện có 650 triệu người nghèo ở nông thôn, GDP bình quân đầu người là 6.100 USD, đứng thứ 87 trên thế giới và chỉ bằng 12% Mĩ. Trung Quốc còn khổ vì nạn tham nhũng, chế độ độc đảng, thiếu khả năng sáng tạo và sự phân hóa xã hội đến mức kì quặc. Nạn ô nhiễm không khí, nước và đất mỗi năm giết chết 1,2 triệu người Trung Quốc. Như các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên thừa nhận, nước này chưa thể trở thành nhà nước hiện đại trước năm 2050.

Còn Ấn Độ? 830 triệu dân nước này (gần 70% dân số) sống ở vùng nông thôn nghèo khổ. Hơn 160 triệu người Ấn Độ không được tiếp cận với nước sạch, không có điện và hệ thống vệ sinh. Ấn Độ đứng đầu thế giới về số người mù chữ - 35% phụ nữ mù chữ. Không dưới 25% dân số không có điện. Cơ sở hạ tầng của Ấn Độ còn kém, nạn tham nhũng hoành hành, bình quân GDP trên đầu người là 1.500 USD (3% của Mĩ), đứng thứ 138 trên thế giới. Cuối cùng là tốc độ gia tăng dân số cao (mười năm qua tăng thêm 180 triệu người), tương lai của nước này không lấy gì làm sáng sủa.

Như một châm ngôn chính trị cũ đã nói: Không thể thua nếu không có đối thủ. Và hiện nay ở phía cuối chân trời chưa thấy nước nào đủ sức giành hay thậm chí thách thức nước Mĩ – ít nhất lá trong vòng một vài thập kỉ tới.

Đã đăng trên VHNA
Jonathan Adelman là giáo sư thuộc Viện nghiên cứu quốc tế mang tên Josef Korbel tại đại học Denver (University of Denver).
Nguồn: http://www.forbes.com/sites/realspin/2013/11/24/why-the-u-s-remains-the-worlds-unchallenged-superpower/
Phạm Nguyên Trường dịch
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiện tượng "nhìn thấy thiên đường" qua lời kể của người chết đi sống lại


Các nhà khoa học vẫn đau đầu đi tìm lời giải cho việc có tồn tại hay không miền đất gọi là thiên đường? Từ xưa tới nay, chủ đề thiên đường - địa ngục và cuộc sống sau khi chết đi đã làm tốn biết bao công sức nghiên cứu của nhân loại. Liệu thiên đường có thật hay không, nơi đó đẹp đến cỡ nào? Cùng theo dõi những câu chuyện dưới đây và tìm ra câu trả lời cho bản thân mình…
Những câu chuyện hồi tưởng qua lời kể của nhân chứng…
Câu chuyện đầu tiên xoay quanh một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở Mỹ tên Mary Neal. Ngày 14/1/1999, Mary cùng với chồng mình và một số người bạn cùng chèo thuyền ở khu vực Los Rios, Chile.


Chân dung bác sĩ Mary Neal.

Một tai nạn bất ngờ đã xảy tới với Mary khi cô cùng người bạn chèo thuyền gần một thác nước cao khoảng 4m. Mary bỗng dưng linh cảm có điều gì đó không ổn. Nhìn xuống dưới thác, điều mà cô nhìn thấy là một hố xoáy sâu không đáy. Lập tức, phía trước thuyền của cô đập vào đá khiến Mary chìm trong nước và bị kẹt ở phần thân thuyền.


Mọi chuyện diễn ra quá nhanh. Bạn bè và người thân la hét, tìm kiếm cô. Khi đó, Mary cảm nhận thấy xương sườn mình bị gãy, mô và dây chằng rách ra bên trong cơ thể. Với cô, dường như cái chết đã tới rất gần.

Mary tự nhủ mình không được tuyệt vọng. Bỗng nhiên, trước mặt cô xuất hiện một vầng hào quang rực rỡ cùng cánh cổng vòm. Trong phút chốc, trước mắt Mary là những người thân, người bạn quá cố của cô. Họ nói rằng, cô chưa thể chết vì có những việc cô chưa hoàn thành, một trong số đó là Mary sẽ phải chứng kiến cái chết của người con trai Willie.

Mary đang kể lại câu chuyện của mình.

Điều bất ngờ đã xảy ra, mặc dù chìm trong nước 30 phút với tình trạng không có oxy nhưng Mary vẫn sống sót và được mọi người tìm thấy. Cô bị chấn thương nặng nhưng chỉ vài tháng sau, sức khỏe của cô đã bình phục hoàn toàn. Điềm báo về cái chết của người con trai Willie sau đó cũng đã linh ứng. Sau khi đi trượt tuyết cùng người bạn, Willie đột ngột qua đời trong một tai nạn khi anh mới 19 tuổi.

Câu chuyện thứ hai xảy ra với cô gái Anita Moorjani - một bệnh nhân ung thư đang tuyệt vọng. Bệnh tình của cô nguy kịch tới nỗi bác sĩ điều trị đã cho rằng, Anita không thể sống thêm quá 36 giờ vào thời điểm ngày 2/2/2006.

Anita rơi vào trạng thái hôn mê sâu mặc dù tim vẫn đập. Trong giây phút ấy, không hiểu sao cô vẫn nghe thấy được câu chuyện mà bác sĩ nói với chồng mình. Sau đó, Anita rơi vào trạng thái mà cô kể lại là “lơ lửng giữa sự sống và cái chết”. Bỗng chốc, xung quanh cô là người cha đã chết vì trụy tim, người bạn đã qua đời vì ung thư cùng biết bao người thân quá cố…

Anita - cô gái may mắn sống sót khỏi căn bệnh ung thư.

Anita khi ấy đã tự nhủ, mình sẽ chết bởi cô không muốn quay lại một thân thể chứa đầy bệnh tật. Thế nhưng, đúng vào thời khắc ấy, có gì đó níu kéo cô lại với sự sống. 30 giờ sau khi nhập viện, Anita tỉnh dậy. Vài tuần sau, các bác sĩ không tìm ra bất cứ bằng chứng gì của căn bệnh ung thư trong cơ thể cô. Cho tới nay, Anita vẫn sống khỏe mạnh như người bình thường.

Giả thuyết khoa học đầy tranh cãi…

Với các câu chuyện có thật được hồi tưởng bởi những nhân chứng sống trên, không ít người tin rằng, thiên đường là có thật và con người trong một số trường hợp có thể trải nghiệm khoảnh khắc kỳ diệu ấy.


Bác sĩ giải phẫu thần kinh Eben Alexander là một trong số đó. Ông cũng là một trong những người được trải nghiệm trực tiếp khoảnh khắc thiên đường giống như Mary và Anita.

Câu chuyện ấy xảy ra khi Eben tưởng như cận kề với cái chết vì nhiễm phải khuẩn E.Coli gây viêm màng não. Eben hôn mê một tuần và kết quả quét não cho thấy, trí nhớ, ý thức, suy nghĩ của ông hoàn toàn không hoạt động.

Bác sĩ giải phẫu thần kinh Eben Alexander kể lại câu chuyện của mình.

Vậy nhưng Eben vẫn trải qua cảm giác giống như 2 trường hợp trên. Theo những gì ông kể lại, điều xảy ra rất thực và nó xảy ra độc lập, bên ngoài ý thức của bản thân. Eben đưa ra lập luận rằng, vào thời điểm ông hôn mê, các bộ phận của não không còn hoạt động nữa.

Điều đó đồng nghĩa rằng, trải nghiệm về thiên đường của ông không thể nào gây ra do sự căng thẳng thần kinh hay ảo giác như nhiều người vẫn khẳng định.


Bác bỏ lại lập luận của Eben Alexander, nhiều chuyên gia cho rằng, không thể coi những trải nghiệm trên là bằng chứng cho việc thiên đường có tồn tại. Nguyên nhân là bởi theo Eben, não ông không hoạt động khi diễn ra trải nghiệm.

Nhưng nếu não không hoạt động, sao Eben có thể cảm nhận được những gì xảy ra xung quanh mình, cũng như ghi nhớ câu chuyện để kể lại sau này.


Ngoài ra, việc trí nhớ không hoạt động hay suy giảm khả năng cũng đều có thể gây ra những ảo giác, chẳng hạn như ở trường hợp của các bệnh nhân mắc chứng Parkinson. Do đó, ta không thể loại trừ khả năng ảo giác là nguyên nhân gây ra trải nghiệm về thiên đường.

Mặc dù nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng cho tới nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được thiên đường có thật hay không? Vậy theo các bạn, liệu thiên đường có tồn tại thực sự?

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: ABC news, Scientific American, CNN...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIN BUỒN!

HỌC GIẢ NGUYỄN KIẾN GIANG TỪ TRẦN

.
.

TIN BUỒN

Được tin Thân phụ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, 
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện KHXH VN):
 
 

 

Nhà báo, học giả, nhà hoạt động
 NGUYỄN KIẾN GIANG
sinh ngày 22 tháng 1 năm 1931 tại Quảng Bình
 

đã từ trần hồi 09h00 ngày 2 tháng 12 năm 2013  
(tức ngày 30 tháng 10 năm Quý Tỵ),
hưởng thọ 83 tuổi.
 


 ***
 
Chúng tôi thành kính cầu nguyện anh linh Cụ Nguyễn Kiến Giang thanh thản về cõi vĩnh hằng. Và xin chia buồn sâu sắc cùng Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn và tang quyến.



Tiểu sử cụ Nguyễn Kiến Giang:
 
Sinh ngày 22-1-1931 tại Quảng Bình. Tham gia hoạt động Việt Minh ngay khi mới 14 tuổi.

1945-1955: công tác tại tỉnh Quảng Bình
1956-1961: công tác tại nhà xuất bản Sự Thật và đã lên tới chức Phó giám đốc
1962-1964: theo học trường Ðảng Cao cấp thuộc Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô
1964-1967: bị đưa đi « công tác thực tế » tại Quảng Bình và Thái Bình
1967-1973: bị giam giữ trong vụ “xét lại chống đảng”(không xét xử) cùng với Hoàng Minh Chính
1973-1976: bị quản chế tại huyện Thanh Ba, tỉnh Vĩnh Phú
Từ tháng 9-1976, sống tại Hà Nội, làm nghề dịch và viết sách báo

Sách đã viết

- Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám (1959)
- Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1961)
- Việt Nam khủng hoảng và lối ra
- Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang (nxb Trăm Hoa, 1993)

Cùng viết với Nguyễn Khắc Viện:

- Liên Xô 70 năm trên đường khai phá (1987)
- Cách mạng 1789 và chúng ta (1989)

Ngoài ra ông còn ký tên dưới một số bút hiệu khác như Lương Dân, Lê Diên,Lê Minh Tuệ...

Xem thêm mục từ Nguyễn Kiến Giang trên Wikipedia


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đọc thử coi!

DANIIL KHARMS

792712
Tôi không phải là dịch giả chuyên nghiệp, chỉ đôi khi dịch vì công việc phải làm, hoặc đôi khi gặp được điều gì thú vị thì muốn chia sẻ với bạn bè. Nói thế không phải để tránh trước cho những va chạm. Mà đúng hơn, để hi vọng có được những va chạm, nếu có, giữa những người đọc lang thang. 
Daniil Kharms là người đã phần nào chia sẻ với tôi những ngày gần đây. Kì lạ, có thể nào tôi vẫn quá ngây thơ về cuộc sống mình? Những điều tưởng đã nằm dưới mồ mấy chục năm ở  nước Nga hồi ấy lại có thể đội mồ đi lang thang nơi khác. Tôi ra đường đôi khi có cảm giác rùng mình vì gặp những zombies.  
Bản dịch của tôi hẳn nhiều chỗ còn phải xem lại, nhưng trước hết là để giới thiệu một cái tên, cùng một đôi ít mẩu vụn; lại là dịch từ tiếng Anh, chứ không phải tiếng Nga. Lúc đầu tôi định viết lời giới thiệu như một short fiction, nhưng rồi thì không biết nó thành ra cái gì cả.  Tôi cũng đã chọn những truyện mà Tiền Vệ (có lẽ là nơi đầu tiên giới thiệu Kharms trong tiếng Việt) chưa dịch, nhưng khi xong xuôi thì phát hiện ra trùng một truyện mà tôi đặt là Không đề 2 dưới đây. (link kèm theo bản dịch của Hoàng Ngọc Tuấn. Phần chữ M, chữ R Hoàng Ngọc Tuấn Việt hoá rất thú vị. Nhưng nó lại mất cái thú vị của …phần chú thích.)
Lời giới thiệu và phần truyện dịch dưới đây đăng trên Tia Sáng số vừa rồi, tháng 8/2013.
Cuốn sách này tôi đã bắt một người bạn tặng cho mình. Giờ tôi ngấm ngầm tặng lại người bạn phương xa chưa lần gặp mặt ấy. 
DANIIL KHARMS

Ở nước Nga hồi ấy có một người Nga, Daniil Kharms, sinh ra với tên Daniil Ivanovich Iuvachev tại St. Petersburg. Chàng sinh năm 1905 và mất năm 1942. Daniil Kharms là tên gọi theo bút danh bắt đầu thuở chàng mười bảy và trở nên nổi tiếng nhất trong hơn ba mươi bút danh của chàng, thậm chí chàng đã đổi tên trên hộ chiếu theo bút danh này. Chàng cũng là “Kharms-Shardam Charms,” “Dandan,” “Shardam,” “Kharms-Shardam”, “Karl Ivanovich Shusterling”… và giờ còn được gọi là Sherlock Kharms. Nhưng bây giờ, chàng đã không còn là một bí mật.  Có lẽ, ta nên dừng nói về chàng.
Có lẽ đúng với Kharms, cụm từ đưa ra ánh sáng hay mang vào bóng tối không hoàn toàn là những sự khác biệt. Đằng nào thì những gì bên trong ngăn kéo của Kharms cũng đã dày dạn cô đơn, cả khi đã “tan băng”. Dù lối suy nghĩ mòn sáo của tôi không thoát được từ “số phận”, tôi hiểu, đó cũng chỉ là những ví dụ được biết tới của cái gọi là số phận mà thôi. Số phận của những chiếc ngăn kéo không phải là ngoại biệt, ở các chân trời khác nhau.
Cuộc đời và sự kì dị nổi tiếng của Kharms cũng từng nằm lẫn những tác phẩm trong ngăn kéo ấy như một bài thơ thương tổn. Căn phòng chàng ở làm ta ngập tràn tưởng tượng: đầy sách ma thuật và những biểu tượng huyền bí, và chàng đang chơi Bach và Mozart trên chiếc dương cầm cũ. Ở chốn lưu đày, chàng nằm dài trên giường, lo âu vì thân nhiệt không đổi của mình, hoang tưởng một đời sống viết lách phong nhiêu và hồn nhiên mơ mộng một viễn tượng tăm tối. Trong khi đó, bước vào tác phẩm của chàng, những cái đời thường đầy rẫy, chốn cư ngụ của những điều vặt vãnh không đáng kể không làm ta bớt hoang tưởng hơn. “Lạ lùng, lạ lùng không tưởng nổi!” như một truyện ngắn của Kharms.
Chàng có lẽ đã chẳng bao giờ chống đối, và vì thế mà bị kết tội. Tôi không biết chàng ghét trẻ con đến độ nào nhưng suốt quãng thời gian sống ngắn ngủi, chàng chỉ được biết tới với những truyện trẻ em hài hước, cũng là bằng cứ cho việc kết án chàng. Tôi không biết chàng đã ác cảm với thói philistine và ghét các hội nhóm thống nhất đến thế nào nhưng chàng đã tham gia không ít nhóm hội, và nhóm nghệ sĩ OBERIU (“The Association for Real Art”, Hiệp hội Nghệ thuật Thực sự) với những nghệ sĩ không thoát khỏi nhà tù, lưu đày, đói khổ đã gắn chặt với tên tuổi chàng, là những người bạn đồng hành không mệt mỏi với sáng tác của chàng.
Tôi, tự cho phép mình đọc Kharms như đọc một bài thơ, nên việc tiếp cận ít ỏi và sơ khai cái ngăn kéo ứ đầy văn chương và đời sống của Kharms không cản trở cảm giác muốn đến gần thi sĩ. Những huyền thoại về cuộc đời, những nhãn hiệu nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch tiền phong, những thuật ngữ siêu thực, phi lí, hài hước đen, mọi so sánh Kharms với Kafka hay Beckett không cho chúng ta may mắn trải nghiệm lại “hiện thực” về một kẻ khác. Có thể, hiện thực, với Kharms, nghĩa là cái không thể quy chiếu, và vì thế, những trang viết của Kharms huỷ hoại mọi nỗ lực khám phá, hay tệ hơn, khám phá lại. Nhưng cảm giác muốn đến gần có thể đem lại cơ may nới rộng mơ mộng của những người đọc yêu mến chàng.
Người ta cứ tưởng đã tiên đoán được mọi điều về chàng. Nhưng có thể chàng đã tiên đoán chúng ta. Để cho dễ hiểu, có lẽ ta cũng không nói về các tác phẩm của chàng thêm nữa.
Thay vào đó, xin gửi tới bạn đọc một chút tác phẩm của Kharms tôi chọn dịch từ bản Anh ngữ của Matvei Yankelevich và các cộng sự, trích trong tuyển tập “Today I wrote nothing”, nhà xuất bản Overlook Duckworth, New York, 2007. Một số tác phẩm vốn không có nhan đề, người dịch tự đặt hoặc đặt theo bản dịch tiếng Anh. 
 12.08.2013
Nhã Thuyên
Cuộc gặp
Một hôm một người đàn ông đi làm và trên đường hắn gặp một người đàn ông khác, người này, vừa mua một ổ bánh mỳ Ba Lan và đang thẳng bước trở lại nhà, nơi hắn đã xuất phát.
Và câu chuyện chỉ có thế thôi.
Dịch từ “The meeting”, trang 69, sđd.)
Lạ lùng sao, lạ lùng không tưởng nổi
Lạ lùng sao, lạ lùng không tưởng nổi, rằng sau bức tường, chính bức tường này, một người đàn ông mang bộ mặt giận dữ đang ngồi trên nền nhà với cặp chân duỗi dài đeo đôi ủng đỏ.
Ai đó chỉ cần đục một lỗ trên tường và nhìn vào trong, là có thể thấy ngay người đàn ông giận dữ này đang ngồi đó.
Nhưng tốt hơn là không nghĩ về hắn. Hắn là gì? Chẳng phải hắn là một phần tử của một đời sống chết đã chuyển dần về từ chốn hư không tưởng tượng. Bất kể hắn là ai, Chúa cùng với hắn.
22, Tháng Sáu, 1931
( Nguyên gốc và bản dịch tiếng Anh không có nhan đề. Trang 170, sđd.)
Ở nước Mỹ có hai người Mỹ
Ở nước Mỹ có hai người Mỹ, ông Pick và ông Pack. Ông Pick làm việc ở một văn phòng còn ông Pack làm việc tại một nhà băng. Nhưng một hôm ông Pick tới văn phòng làm việc và người ta nói với ông: “Ông không còn làm ở đây nữa.” Và hôm sau, người ta cũng nói với ông Pack điều y hệt ở nhà băng. Nên ông Pick và ông Pack ra đi, không còn việc làm. Ông Pick qua chỗ ông Pack và nói:
“Ông Pack này!”
“Gì? Gì? gì – gì? Ý ông hỏi: Chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ làm gì! Ý ông hỏi: ta có thể làm gì?”
“Đúng “, ông Pick nói.
“Ô thì, ô thì, ô thì, ô thì! Ô thì, xem điều gì đã xảy ra? Ông xem? Ông xem, chúng ta rối bong bong rồi!”
“Đúng”, ông Pick nói và ngồi lọt trong một cái ghế trong khi ông Pack bắt đầu chạy quanh phòng.
“Những gì chúng ta có giờ đây, ngay đây… Tôi đang nói, ngay đây ở Liên bang này, cái Liên bang người Mỹ này, ở cái Liên bang của nước Mỹ này, ngay đây, ở cái… Ông hiểu không?”
(1933)
(Nguyên gốc và bản dịch tiếng Anh không có nhan đề. Trang 184, sđd.)
Nước đen
Andrei Ivanovich nhổ vào cốc nước. Lập tức nước chuyển đen. Andrei Ivanovich nheo mắt và chăm chú nhìn vào chiếc cốc. Nước rất đen. Tim Andrei Ivanovich bắt đầu đập nhanh hơn.
Trong khi đó, con chó của Andrei Ivanovich thức dậy. Andrei Ivanovich bước tới cửa sổ và chìm vào suỵ tư.
Đột nhiên có cái gì to lớn, tối đen quét qua hắn và và bay ra ngoài cửa sổ. Chính là con chó của Andrei Ivanovich đang bay qua và liệng như một con quạ trên nóc nhà đối diện. Andrei Ivanovich quỳ xuống và bắt đầu rên rỉ.
Đồng chí Popugayev chạy vào phòng.
“Có chuyện gì thế? Cậu ốm à”, đồng chhí Popugayev hỏi.
Andrei Ivanovich im lặng và áp hai bàn tay vào mặt.
Đồng chí Popugayev liếc nhìn vào cái cốc trên bàn.
“Cậu có cái gì trong cốc thế?”, hắn hỏi Andrei Semyonovich.[1]
“Không biết”, Andrei Semyonovich nói.
Đồng chí Pougayev biến mất ngay lập tức. Con chó bay trở lại qua cửa sổ, nằm xuống chỗ cũ của nó và ngủ thiếp đi.
Andrei Semyonovich bước tới bàn và uống cốc nước đen.
Và nó trở nên sáng tràn trề trong tâm hồn Andrei Semyonovich.
21 Tháng 8 (1934)
(Nguyên gốc không có nhan đề. Dịch theo nhan đề bản tiếng Anh. Trang 190))

Một sự cố trên đường phố
Một lần, một người đàn ông nhảy xuống khỏi xe điện, nhưng gã nhảy tệ đến nỗi một cái xe hơi tông phải.
Giao thông nghẽn và cảnh sát bắt đầu xác minh nguyên nhân vụ tai nạn.
Người lái xe đang giải thích gì đó hồi lâu và chỉ vào bánh trước xe hơi của mình.
Cảnh sát sờ nắn các bánh xe và viết gì đó vào cuốn sổ nhỏ.
Một  đám khá đông bu quanh.
Một thường dân nào đó với đôi mắt trì độn ngã khỏi một dải phân cách giao thông rắn chắc.
Một quý bà liếc đi liếc lại một quý bà khác, người này, đổi lại, liếc đi liếc lại quý bà đó.
Rồi đám đông rã ra và giao thông bắt đầu nhúc nhắc.
Nhưng thường dân với đôi mắt trì độn kia vẫn tiếp tục rơi khỏi dải phân cách, cho đến khi, cuối cùng, gã cũng kết thúc hành động này.
Cùng lúc ai đó phát hiện ra một cái ghế mang nhãn hiệu mới tông thẳng phải một cái xe điện và đột ngột bị tai nạn.
Lại viên cảnh sát đến, lại đám đông bu lại, và thường dân với đôi mắt trì độn lại bắt đầu ngã khỏi dải phân cách giao thông.
Lát sau mọi thứ lại ổn thoả, và Ivan Semyonovich Karpov thậm chí rơi vào một quán café tự phục vụ.
January 10, 1935
(Dịch từ “An incident on the street”. Trang 207)

Không đề (1)
Tôi cô đơn. Tối nào Alecxader Ivanovich cũng lượn đi đâu đó và tôi còn lại một mình. Bà chủ nhà đi ngủ sớm và khoá phòng lại. Hàng xóm cũng cách vài ba nhà và chỉ một tôi ngồi cô lẻ trong căn phòng nhỏ của mình với ngọn đèn dầu.
Tôi chẳng làm gì: Tôi đang dần tiều tuỵ vì một ca sợ hãi tồi tệ. Những ngày này tôi ở nhà vì bị nhiễm lạnh và chuyển thành bệnh cảm cúm. Đã một tuần tôi sốt nhẹ và đau ở vùng thắt lưng.
Nhưng tại sao vùng thắt lưng tôi lại đau, tại sao thân nhiệt tôi vẫn như thế suốt cả tuần – tôi đang ốm vì cái gì, và tôi nên làm gì? Tôi nghĩ về tất cả những điều này, lắng nghe cơ thể tôi và tôi trở nên hoảng hốt. Nỗi sợ làm tim tôi bần bật, chân tôi tê lạnh và nỗi sợ đông cứng phía sau đầu tôi. Sau đầu tôi trở nên đau thít từ gáy, và dường như – một chút nữa và chúng ép cả đầu tôi từ phía trên; rồi ta mất khả năng nhận ra tình trạng ý nghĩ của mình, và ta phát điên. Một sự yếu ớt bắt đầu lan khắp cơ thể và bắt đầu chạy từ chân. Và đột ngột ý nghĩ này đến với ta như một tia chớp: sẽ thế nào nếu tình trạng này không phải là vì nỗi sợ, mà nỗi sợ chính là bởi tình trạng này. Rồi còn đáng sợ hơn nữa. Tôi không thể xao lãng những suy tư của tôi thêm nữa. Tôi gắng đọc. Nhưng bất kể đọc gì cũng đột ngột trở nên trong suốt và tôi lại thấy nỗi sợ hãi của mình. Giá như Alexander Ivanovich về nhà sớm! Nhưng cậu ấy sẽ không về ít nhất phải hai giờ nữa. Cậu ấy đang đi dạo với Elena Petrvna, giảng giải cho cô ấy nghe quan điểm của cậu về tình yêu.
(1932)
(Nhan đề do người dịch đặt. Trang 173).
Không đề (2)[2]
Chúng tôi ở hai phòng. Bạn tôi ở một phòng nhỏ hơn, trong khi tôi ở một phòng khá lớn, ba cửa sổ chạy ngang. Bạn tôi thường ra ngoài cả ngày và chỉ trở về để ngủ đêm. Về phần tôi, tôi lại ở lì trong phòng mọi lúc, và nếu tôi ra ngoài thì chỉ hoặc là tới bưu điện, hoặc đi mua gì đó ăn tối. Thêm nữa, tôi mắc chứng viêm màng phổi khô, thực sự cho tôi thêm lí do ở yên một chỗ.
Tôi thích một mình. Nhưng rồi một tháng trôi qua, và tôi đã phát ốm vì sự đơn độc của mình. Những cuốn sách không khuây khoả được tôi, và, tôi thường cứ ngồi tại bàn viết kéo dài thời gian mà chẳng viết nổi một dòng. Tôi sẽ lại nhặt cuốn sách lên, bỏ mặc trang giấy trắng. Và rồi tình trạng ốm yếu đó lên tới đỉnh điểm! Tóm lại, tôi bắt đầu câm lặng.
Cái thành phố tôi sống hồi đó thật làm tôi thấy gớm. Nó đứng trên một ngọn đồi và chỗ nào nhìn cũng như một tấm bưu ảnh vậy. Tôi trở nên quá thù ghét những phong cảnh này tới mức tôi thà ở nhà còn hạnh phúc hơn. Và thật sự, ngoài bưu điện, siêu thị và cửa hàng, chẳng có nơi nào để đi.
Và vì thế tôi ngồi nhà như một thầy tu.
Có những ngày tôi chẳng ăn gì. Vào những ngày đó tôi sẽ gắng chế tác một tâm trạng hân hoan cho mình. Tôi sẽ nằm dài trên giường và mỉm cười. Tôi định mỉm cười hai mươi phút một lần, nhưng rồi cái mỉm cười biến thành một cái ngáp. Chẳng vui gì cả. Tôi sẽ mở miệng chỉ đủ cho một cái mỉm cười, nhưng nó lại ngoác rộng hơn và tôi ngáp. Tôi bắt đầu mơ màng.
Tôi thấy trước mặt một bình sữa đầy và những lát bánh mì tươi. Và chính tôi đang ngồi ở bàn viết và phóng bút. Trên bàn, trên những chiếc ghế, và giường rải đầy giấy đặc kín chữ. Và tôi viết mỗi lúc một nhiều hơn, nháy mắt mỉm cười với các ý tưởng của mình. Thật dễ chịu, với tay là có bánh mì và sữa và một hộp khảm gỗ óc chó đầy thuốc lá!
Tôi mở cửa và nhìn ra vườn. Những đoá hoa vàng hoa tím mọc áp sát ngôi nhà. Cây thuốc lá đang lên và một cây dẻ cổ thụ đứng xa hơn. Và xa hơn nữa, bắt đầu một vườn quả.
Thật yên tĩnh. Chỉ những hồi còi tàu rúc luồn qua núi.
Hôm nay tôi không thể làm gì cả. Tôi đo bước trong phòng rồi ngồi xuống bàn viết, nhưng lại nhanh chóng đứng lên và đổi hướng ra phía ghế bập bênh. Tôi chọn một cuốn sách và, lập tức bỏ xuống, và lại đo bước trong phòng.
Đột nhiên tôi có ấn tượng rằng tôi đã quên điều gì đó, một sự cố hay một từ quan trọng nào đó.
Tôi gắng gỏi nhớ lại từ này, và dường như tôi nghĩ rằng từ đó bắt đầu với chữ “M”. Không, không! Không phải với chữ M nào cả, mà là một chữ R.
Reason? Rapture? Rectangle? Rib? Hay: Mind? Misery? Matter?[3]
Tôi pha cà phê và hát lên những từ bắt đầu với chữ R. Ồ, một lượng từ phi thường tôi tạo ra bắt đầu với chữ R! Có thể trong đám từ này có cái từ đó, nhưng tôi đã không nhận ra nó, khiến nó cũng giống hệt mọi từ khác.
À mà nữa, có thể từ đó đã không tới.
(1932-1933)
(Nhan đề do người dịch đặt. Trang 174)
Bản dịch của Hoàng Ngọc Tuấn xin xem tại đây.
Ngày đang bắt đầu
Một cửa sổ với rèm cuốn đang dần sáng hơn bởi vì ngày đang bắt đầu. Nền nhà lích kích, các cửa ra vào ken két, những chiếc ghế đã bị chuyển quanh trong các phòng. Trèo ra khỏi giường, Ruzhetsky ngã dập mặt xuống nền nhà. Anh ta đang vội đi làm nên đành chạy ra ngoài, hai tay bưng mặt. Hai bàn tay làm anh khó mà thấy được mình đang đi đâu. Hai lần anh va phải cái ki ốt quảng cáo, rồi xô phải một ông già đội mũ nhựa có cái che tai bằng lông, đẩy cho ông già vào cơn giận dữ đến mức một tay gác cổng, cũng giận dữ gần độ như thế vì anh ta đang gắng dùng xẻng bắt một con mèo, nói với ông già với mức độ lo âu tăng tiến: “ Thật đáng xấu hổ, bố già, bằng này tuổi đầu mà còn gây rắc rối thế!”
(1935)
(Nhan đề do người dịch đặt. Trang 221, sđd)
Những điều không đáng kể
Người ta thật dễ trở nên rối tinh lên trong những điều không đáng kể. Bạn có thể đi hàng giờ từ cái bàn tới cái tủ áo rồi từ tủ áo tới đi-văng và không bao giờ tìm được đường ra. Bạn thậm chí có thể quên mình đang ở đâu và phóng phi tiêu vào những tủ nhỏ trên tường. “Coi chừng, hỡi tủ đồ!” bạn có thể hét vào nó. “Tao sẽ có được mày!” Hoặc bạn có thể nằm trên nền nhà và khảo sát bụi. Chuyện này cũng có cảm hứng mà. Tốt nhất là làm điều này một cách có kế hoạch, có lượng thời gian theo tiêu chuẩn. Cho dù sẽ khó xác định giới hạn thời gian, vì những giới hạn thời gian của bụi là gì mới được chứ?
Mà tốt hơn là cứ nhìn chăm chăm vào một cái ống nước. Nhìn vào ống nước luôn tốt cho bạn và lại còn lợi khí nhuận thần. Ngay cả khi bạn không thể thấy được gì trong đó, vẫn tốt. Chúng ta nhìn nước và chẳng thấy gì trong đó, và sẽ nhanh chán. Nhưng chúng ta đã làm dịu bản thân mà vẫn làm được một điều tốt lành. Chúng ta luôn dựa vào những ngón tay của mình mà đo đếm. Nhưng chúng ta đang đếm cái gì – chúng ta đã không biết – vì là nước có cách nào đếm được chăng?
(17 Tháng Tám, 1940)
(Nhan đề người dịch đặt. Trang 262)

[1] Trong bản thảo này, Kharm đổi họ của nhân vật chính. Đây không phải là điều bất thường trong tác phẩm của Kharm. Tuy nhiên, vì tình trạng phân tán của bản thảo, khó có thể biết chính xác đây là chủ ý của tác giả hay chỉ là một sơ xuất. (Theo chú thích của bản dịch tiếng Anh).
[2] Theo chú thích của người dịch bản tiếng Anh: tác phẩm này, cũng như tác phẩm “Không đề 1)” phía trên, gợi nhắc về thời kì lưu vong của Kharms ở Kursk. Từ mà Kharm cố gắng nhớ bắt đầu với chữ R hoặc chữ M, theo ghi chú của Mikhail Iampolski, là một phần trong tên riêng của Kharms. Từ rectangle (hình chữ nhật) trong bản dịch tiếng Anh vốn trong tiếng Nga là rama, nghĩa là “khung khổ”, cho ta trở lại với những ô cửa sổ trong truyện ngắn này.
[3] Lí do? Đắm đuối? Hình chữ nhật? Rách thủng? Hay: Trí óc? Khổ đau? Vấn đề?

Phần nhận xét hiển thị trên trang