Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Chả cứ nhạc, văn cũng chế như thường!

Tấm Cám thời FB.
Vũ Đức Tùng


Ngày nay, Tấm Cám là 2 chị em cùng cha khác mẹ được dì ghẻ mẹ Cám ra lệnh 2 người ra đồng bắt cá. “Ai có nhiều cá thì về ta sẽ thưởng một chiếc tay ga hàng hiệu”

Mụ dì ghẻ nói.

Tấm rị mọ cả ngày bắt được một giỏ cá đầy. Cám mê chơi, lại khôn lõi nên thuê người chích điện xuống ao nên bắt được nhiều cá dễ dàng. Đã thế , Cám bán sạch kiến thêm tiền bỏ túi..

Chiều Cám bảo: Chị Tấm ơi, đầu chị lấm, chị mau đi tắm kẻo về mẹ mắng “

Cám tưởng thật ra sông tắm, Cám trút hết giỏ cá của Tấm rồi mang về.

Tấm tắm xong lên thấy mất hết cá và ngồi bên bờ sông khóc.

Bụt hiện lên hỏi: Sao con khóc ?

Tẩm kể lại, Bụt nói: con coi còn gì trong giỏ không ?

- Dạ còn..con cóc !

- Con mang về nuôi, sẽ có ngày hữu dụng.

Tấm mang cóc về nuôi. Hàng ngày Tấm ra vườn thăm cóc. Chủ tớ ngày càng thân thiết.

Nhân lúc Vua tuyên bố : Tham nhũng như cái ghẻ ngứa. Tin này khiến thần dân nhìn thấy cái gì sần sùi là tởm lợm, nhất là thấy cóc.

Mẹ con Cám nghe tin, lại thêm thấy Tấm nuôi cóc nên càng gớm ghiếc. Tức mình một hôm hai mẹ con rình đập chết cóc.

Tấm phát hiện cóc của mình chết, ngồi khóc. Bụt hiện ra: Sao con khóc ?

Bụt khuyện Tấm lấy xác cóc chôn trong vườn.

Nhân lúc có một Việt kiều đại gia về quê làm ăn đã mở tiệc linh đình mời bạn bè quen biết đến dự. Cả nhà Tấm Cám cũng được mời.

Dì ghẻ bắt Tấm phải ở nhà vì chỉ có một mình Cám mớ có xe “chính chủ” mới được lấy đi.

Ở nhà Tấm khóc. Bụt lại hiện lên, bụt bảo Tấm đào nơi chôn cóc ngày trước sẽ thấy bất ngờ.

Tấm đào lên được vài trăm lượng vàng. Tấm chạy ra ngoài mua ngay được một chiếc tay ga cực xin, tậu luôn cả cái Iphone đời mới, một bộ hàng hiệu, giày hiệu. Chẳng mấy chốc Tấm trở thành một hoa hậu chân dài, ra đường ai nấy đều khen.

Gữa đường, xe bị đinh tặc làm bể bánh, Tấm loay hoay không biết chỗ nào vá. Tình cờ xe đại gia chạy qua nhìn thấy Tấm. Đại gia rủ Tấm lên xe cùng đi dự tiệc.

“Ai như là chị Tấm ?” Cám nói.

“Chuông khánh còn chẳng ăn ai,

Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre” dì ghẻ đáp.

Không ngờ, trong bữa tiệc, đại gia tuyên bố sẽ cưới Tấm khiến ai nấy đều cho là bất ngờ.

Năm sau, giỗ cha Tấm về nhà. Dì ghẻ bảo Tấm lái xe ra ngoài mua mồi về làm giỗ cha. Tấm lái xe đi, không ngờ Cám đã gài mìn khiến Tấm chết ngay.

Cám được gả cho đại gia thay thế Tấm.

Tấm chết hóa thành một chó con, cho con đi lạc vào nhà đại gia.

Từ đó ông này mê chó con không đoái hoài gì đến Cám. Cám ghen tức thuê cẩu tặc bắt chó mang đi làm thịt, Xương chó được chôn sau vườn. Từ đó, mọc lên cây sưa cành lá sum xuê. Đại gia thích lắm, trưa hay nhậu khể khà dưới gốc sưa. Lúc mơi màng lại thấy Tấm hiện về tâm sự vui vẻ. Riết, ông không thèm ngủ trong nhà và bắc ghế bố ngủ luôn ngoài gốc sưa.

Cám sai lâm tặc rình lúc chồng say mèm, cưa cây sưa ra đem bán, phần còn lại đóng giường nằm để hy vọng được “chồng yêu”.

Trong lúc mơ màng, Cám nghe tiếng:

“À ơ mày ngủ cho ngon
Có giỏi giựt chồng, chị vặn cổ ra…”

Cám hoảng sợ mang giường ra đốt.

Tro giường bỏ ngoài đồng, từ đó một cây thị. Một bà cụ hái trái thị mang về.

Tấm từ trong thị chui ra, sống với bà già như mẹ con.

Đại gia đi đường gặp Tấm, rước Tấm về nhà.

Cám thấy Tấm đẹp hơn xưa bèn hỏi: sao giờ mình mẩy chi đẹp và ngon lành thế ?

Tấm bảo: có khó gì, đi giải phẫu thẩm mỹ là xong !

Cám nghe lời đi giải phẫu, không dè thuốc mê quá liều, Cám chết ngắc. Bs thẩm mỹ phi tang xác xuống sông.

Ít hôm sau không nghe tin con, mụ dì ghẻ sai người đi tìm vẫn không được, mụ thuê một nhà ngoại cảm lừng danh thiên hạ tìm ra một bọc xương gói kín mang về.

Một con quạ đậu trên nóc nhà kêu: “ Hay hảy hày hay ! Ngoại cảm quá tài, chỉ toàn xương khỉ ?”

Mụ tức điên người, vô nhà mở bọc mới thấy xương khỉ.

Mụ tức quá lăn đùng ra chết !


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xin chào!

Xin tạm biệt những vần thơ bí hiểm
Và chào luôn phù phiếm chuyện văn đàn
Ta lại về chốn cũ bình an
Ngồi lặng lẽ không thiền, 
không ý nghĩ
Xáo trộn lòng ta bao năm rồi 
vô kể
Những học thuyết mơ hồ, 
những lý thuyết lanh quanh
Day dứt lòng ta 
không nổi một chung tình
Có lẽ nào đâu ta là người nghi hoặc?
Kẻ dại khờ hay là tên dễ khóc?
Trên đất đai này còn lại chút cô đơn..
Bụi - khói tan lâu - chưa vẹn một trăng tròn!
Thì thôi 
hãy quên đi chuyện cũ..
Dẫu mai ngày chẳng khá gì hơn
CÓ hoặc KHÔNG 
Hoặc MẤT hoặc CÒN
Đối với ta đã không quan trọng nữa..
Ta còn lại trong tay chút lửa
Mẩu khăn ngày nào ta tặng cho em
Em trả lại ta 
nơi đài các say mềm!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiếng sáo bản mèo,

http://www.youtube.com/v/5PV8OiDrsx8?version=3&autohide=1&showinfo=1&autohide=1&feature=share&autoplay=1&attribution_tag=FweiksWU-NXDCXZGw1LZBw Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xem buồn chuyện nước tôi:


HÁT VỚI NHAU - kỳ 2: BẮT "BÒ LẠC" ( Tân Châu )

Một đêm của "bò lạc"
Đêm cày, ngày ngủ là câu nói dành cho chị em giới "bò lạc". 5 giờ chiều, tôi gọi điện cho 1 "bò lạc", giọng còn ngáy ngủ nhưng cô ả tỏ ra tỉnh táo lắm: 7giờ tối anh cứ tới nhé, em chờ.
Hương - tên một " bò lạc" - tiếp tôi trong bộ đồ khá kín đáo tại phòng trọ nằm khuất trong hẻm sâu, đường Phan Văn Trị, Gò Vấp.
Theo lời Hương (năm nay gần 30 tuổi), cô thuê phòng ở đây gần 10 năm. Hồi nhỏ theo gia đình từ miền Trung vào Sông Bé (cũ) lập nghiệp. Nhà cô có một cái quán nhỏ nằm ven quốc lộ 14.
Tại đây, cô quen một nhạc công ở Sài Gòn trong chuyến về quê cô diễn cho một đám cưới. Cuộc tình chớp nhoáng đã đưa Hương về Sài Gòn làm người vợ trẻ. Là vợ nghệ sĩ, Hương phải chấp nhận cảnh ông chồng đêm nào cũng đi làm tới 2 - 3 giờ sáng, có khi sáng hôm sau mới về nhà. Một lần Hương quyết mai phục, cô đã túm được chồng mình và cô MC trong khách sạn! Cô lặng lẽ ra về và đợi sáng hôm sau chồng về rồi phải, trái. Thế nhưng khi cô nấu vội tô mì tôm cho chồng "lấy lại sức" sau một đêm mà chồng nói là diễn khuya quá nên ở lại luôn, cô mới nói thẳng sự việc cho chồng nghe, nghe xong ông chồng tỉnh bơ: nghệ sỹ mà em, tình qua đêm là chuyện... nhỏ, chuyện lớn là anh về với em đây!
... Tờ li dị đã được ông chồng ký trong tích tắc mà ko cần đọc! Từ đó, Hương cũng chính thức bước vào thế giới đèn màu... dưới sân khấu...
Theo lời của Hương, công việc hàng ngày của cô bắt đầu từ 6 giờ chiều. Sau khi trang điểm xong, nhiệm vụ của cô là... săn khách làng chơi! Menu điện thoại di động bắt đầu phát huy tác dụng. Sau một hồi alô rủ rê, nếu khách nào ok là xem như tối đó may mắn, còn không là đi đại một cái quán nào đó ngồi bắt khách.
Thật ra bò lạc tại các điểm hát với nhau không giống với chị em các quán hát với nhau ôm, hay bia ôm, cà fê ôm. Bò lạc ko ôm tại chỗ, ko vồn vã hay ngã giá này nọ, chủ yếu là hát hò, tặng bông, chia sẻ lời ca, tiếng hát và...
Thường thì bò lạc vào quán, chọn cho mình một chỗ ngồi có vị trí độc đạo, có tầm quan sát rộng. Sau khi gọi nước, bò lạc đảo mắt một vòng xem bàn nào các vị khách không có rờ moóc, đoán xem họ là dạng người nào: sang trọng hay máu lửa (thông qua phong cách ăn nhậu mà đoán!) là lập tức đưa vào tầm ngắm. Công việc tiếp theo là chờ họ hát là lên tặng hoa, sau đó là những cái cười ý nhị thay mời gọi. Cuối cùng là nếu vị khách đó vờ luôn là bò lạc xách ly qua bàn làm quen, (tỷ như anh hai hát hay quá, hay anh ba hát có hồn, anh tư hát bài hát mà em rất thích, hehehe...).
Tất nhiên khi đứng dậy về thì hóa đơn tiền nước của bò lạc sẽ được chuyển sang cho bàn khách vừa quen tính! và rồi tan cuộc hát, bò lạc sẽ về cùng đường với khách (nhưng về đâu, làm gì, giá bi nhiêu thì... tui hỏng biết à nha).

 Các loại "bò lạc"

Trong giới hát với nhau, Vân Pháp (Vân là tên, Pháp là do cô này chuyên hát tiếng Pháp) là một cái tên khá nổi tiếng. Tuổi ngoài 40, nhưng trời phú cho cô ả một thân hình tuyệt đẹp, có giọng nữ cao, lại giỏi tiếng Pháp (từng là hướng dẫn viên du lịch). Cũng như mọi bò lạc, hàng đêm Vân Pháp la cà mấy quán hát với nhau. Đặc thù của Vân Pháp là ko chơi với khách ta. Hễ trong quán có khách tây là Vân Pháp xà vào, làm quen và hát hò xong rồi... cùng về với khách. Cái "hay" của Vân Pháp là ko bao giờ đi một quán mà nhiều đêm, cô ả này cứ mỗi quán là một tối. Vì vậy cô ta ko "chai mặt" với bất cứ quán nào.
Mai - một bò lạc khác - thì "sắm tuồng" hơi bị siêu. Cứ tối đến, có khi trong trang phục áo dài, khi thì trong trang phục công sở, với cái mắt kính (đeo vào có khi nhìn mờ hơn, kiểu đeo làm màu trí thức á) và cái láp loại xịni, Mai cứ lẳng lặng vào quán mở máy lên và... tắt (vì hỏng biết phải làm gì với láp. hehehe). Chờ cho "con nhạn" nào sang trọng chút hát là Mai đem bông lên sân khấu tặng, nhiều vị khách vì "sướng" khi được người đẹp "trí thức" quan tâm tặng hoa này nọ nên săn đón Mai rầm rộ. Người thì xin số điện thoại, người thì xin đưa em về...
Khổ cái là một đêm có khi nhiều chàng săn quá, nhưng nàng chỉ có thể tiếp một. Vậy là Mai chỉ còn cách hẹn đêm mai, đêm mốt thôi.
Điều khác biệt giữa bò lạc và gái bia ôm còn ở chỗ, bò lạc ngoài ngoại hình, thì còn "đầu tư" cho kiến thức âm nhạc, phải biết hát, hay khiêu vũ, biết giao tiếp cũng như nắm bắt tâm lý dân chơi văn nghệ. "khó hơn gái bia ôm" nhiều là câu nói của các bò lạc. Cũng chính vì "khó" và đầu tư chỉnh tề như vậy, nên bò lạc thường có giá hơn gái bia ôm, nhà hàng.
Một lần đưa tôi về nhà ra mắt (àh ko, súy tì), một lần tôi tới nhà của một bò lạc, tôi khá choáng với căn hộ 2 tầng lầu sang trọng bên khu Phú Mỹ Hưng. Anh Tám mua đó, anh nhớ anh Tám cao su hay hát nhạc Trịnh ko? bò lạc hỏi tôi.
Số là vậy nè: anh Tám là dân góa vợ. Hai con anh ta du học bên tây, ở nhà có cả mấy chục mẫu cao su, anh Tám vốn có máu văn nghệ. Một lần tình cờ vào quán hát với nhau DELAMAY (trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình), anh Tám mê mụi giọng ca bò lạc Mai, vậy là anh Tám quyết định hàng đêm chở Mai đi hát chơi, Mai chỉ ngồi và hát cùng anh Tám, tuyệt đối ko qua lại gì với ai, sau 2 tháng "hát hò", anh Tám quyết định mua cho Mai căn nhà này để Mai có chổ ban ngày luyện hát, ban đêm Mai hát cho anh Tám nghe!
Hai ngày sau lần ở nhà Mai, tôi gặp anh Tám, với dụng ý sau khi tậu nhà cho bò lạc, anh Tám có định tậu nàng làm zợ luôn ko? anh Tám thẳng thắn: nói thiệt, mình mê nhạc, khoái cô hát thì mua cho cái nhà ở, chứ cưới vợ là bò lạc thì ko bao giờ...
Nghe anh Tám trả lời, tôi mới thấy mình vô lý thiệt: ở cái giới hát hò này, có đám cưới nào giữa bò lạc với khách làng chơi này chưa ta? câu trả lời là chưa. Với Mai thì thế cũng khá sướng rồi còn gì. Chí ít là với câu chuyện về một bò lạc dưới đây.
Một hôm hát hò. Lan - một bò lạc - nhà thuê ở Bình Thạnh, hớn hở công bố tại quán TODAY (đường Phổ Quang, Tân Bình): Tối mai sinh nhật em, xin mời mọi khách lạ quen tới chơi, em đãi...
Nói là làm. Mới hơn 7 giờ tối, Lan có mặt ở quán, chiếc bánh xinh nhật to bằng nửa cái bàn mà cô nhờ quán đặt mua dùm bày sẳn. Hôm đó quán có khoảng 100 khách. Mai công bố chiêu đãi toàn bộ! nhiều khách lạ tỏ ra ái ngại lắm, nhưng Lan có cho quán thu tiền khách đâu.
Thế rồi gần 1 giờ khuya, khi các vị khách cuối cùng ra về, chủ quán đưa phiếu thanh toán cho Lan thì... Lan mới... miếu:
Số là hôm trước, có một khách làng chơi làm quen với Lan, gã khách này ngồi với Lan một tối và "bo" 100 usd. Chiều hôm sau mời Lan ăn nhà hàng tử tế. Biết được sinh nhật Lan, gã khách này hứa sẽ bao toàn bộ quán. Vậy là 6 giờ tối, Lan tới "nhà" gã chở đi tới quán, tại đây, ngồi một lúc, gã đi mua quà sinh nhật cho Lan. Rồi gã zọt mất tăm, Lan vừa trông gã vừa nghi ngờ nhưng lỡ chuyện rồi, nên cứ đóng tròn vai "chiêu đãi" nhân sinh nhật.
Kết quả cú lừa của khách làng chơi này, khiến bò lạc Lan phải ra công an ký giấy nợ và... khóc như mưa. hehehe


Một "ca sỹ thực khách

entry liên quan:
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Được đăng bởi phot_phet ( Nhà báo láo chuyện )






Sốc sốc sốc...


Được vạ thì má sưng



Nuôi chim



Hehehe...



Vô đối



Rực rỡ như...Thị Nở.


Chân dài vác vai


Lợn mán



Thớt nghiến



Đủ móa


Tầm nhìn chiến lược



Nhầm chuồng



Quyết ngủ cho bố mẹ...quyết sinh



3 in 1



Liên hiệp các xí nghiệp chùa 



Tương tượng



Hố hố hố

Nguồn; nhặt trên NET

Phần nhận xét hiển thị trên trang

chuyện không đơn giản..

…Nhưng làng quê, bạn bè không ai biết
Cái chết “hụt” của bà Phan Thị Bích Hằng được nhiều tờ báo dẫn lại. Thậm chí, không hiểu bằng cách gì, nó còn được in thành những bộ đĩa bán rất chạy bên ngoài thị trường.
Tuy nhiên, khi phóng viên tìm về ngôi làng nơi bà Hằng và gia đình từng sinh sống, nhiều người lại không hề hay biết về câu chuyện này, và đó thực sự là một khoảng tối cần làm rõ.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng xúc động tại buổi giao lưu với các cựu chiến binh Việt Nam
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng xúc động tại buổi giao lưu với các cựu chiến binh Việt Nam
“Vợ chồng tôi và ông bà Thọ (bố mẹ của Bích Hằng – PV) vốn rất thân thiết. Mối quan hệ giữa hai gia đình lại càng thêm thân khi thằng Thuần, con trai tôi và Bích Hằng học cùng nhau và giữa hai đứa có nảy sinh tình cảm yêu đương. Tuy nhiên, sau này vì cái duyên, cái số mà hai chúng nó không đến được với nhau”, bà Cạnh, vợ của ông Vũ Văn Trai, là người cùng xóm với nhà bà Phan Thị Bích Hằng tâm sự.
Tuy nhiên, khi cộng tác viên báo Giáo dục Việt Nam dò hỏi về đám tang đầy màu sắc huyền bí với những phát súng chát chúa thì người hàng xóm thân mật, sống cách nhà gia đình bà Phan Thị Bích Hằng ở quê chưa đầy 300m này lại lắc đầu: “Đám tang nào nhỉ? Tôi không biết! Cái Hằng nó có chết thực vật hồi nào đâu mà bảo nó có đám tang”.
“Ngày xưa, tôi và Bích Hằng có học cùng một lớp. Tôi cũng từng có mối quan hệ yêu đương với Bích Hằng nhưng quả thực về cái chết hụt của cô ấy và cái đám tang như lời anh kể thì tôi không biết gì”, anh Thuần, con trai của bác Cạnh tiếp lời.
Khi phóng viên – trong vai 1 sinh viên ngành nhân văn tìm tư liệu viết bài về Bích Hằng đặt câu hỏi: “Vậy còn nhân vật nữ là người cùng làng bị chó dại cắn rồi sau đó tử vong mà chị Bích Hằng kể thì anh có biết không? Theo lời chị Hằng, người này là bạn học cùng lớp, lại là chỗ bạn thân thì chắc anh phải biết chứ?” anh Thuần suy tư một hồi rồi nói: “Nhân vật nữ nào nhỉ? Lớp tôi học không hề có bạn nào bị chó dại cắn chết. Làng tôi sống cũng không có ai học cùng tôi bị chó dại cắn cả”.
Chúng tôi tiếp tục nhập vai sinh viên ngành nhân văn, tìm gặp thầy Nguyễn Tử Nhiên, giáo viên chủ nhiệm 3 năm cấp 3 của Bích Hằng và anh Thuần  (Lớp A2 khóa 1986 – 1988 Trường cấp 3 Yên Khánh B – PV). Khi được hỏi về cô học trò Phan Thị Bích Hằng, người thầy giáo già trầm ngâm nhớ lại: Bích Hằng là một học trò thông minh, có đôi mắt sáng và khả năng cảm thụ văn học rất tốt.
Tuy nhiên, cũng như bà Cạnh và anh Thuần, thầy Nhiên tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi phóng viên hỏi những thông tin về cái chết lâm sàng của bà Phan Thị Bích Hằng do chó dại cắn. Thầy Nhiên nói: “Tôi không biết nhưng chắc là không có thông tin này. Học sinh của tôi cũng không có ai bị chó dại cắn chết cả”.
Tiếp tục bổ sung thêm thông tin, chúng tôi được thầy Nhiên cho số điện thoại của anh Vũ Văn Chinh, là học trò cũ của thầy Nhiên và là bạn cùng lớp cấp 3 với Bích Hằng. Qua nói chuyện, anh Chinh cũng khẳng định: “Tôi cũng chỉ mới nghe kể là Bích Hằng bị chó dại cắn rồi chết lâm sàng. Lớp tôi học cũng không có ai bị chó dại cắn chết cả”.
Trong khi đó, ông Phạm Gia Huấn, nguyên cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình lại cho hay: “Tôi là người cùng xã với cô Hằng, vợ tôi lại công tác cùng với dì ruột và bố cô Hằng ở xã. Việc cô Hằng bị chết lâm sàng và có tổ chức đám tang thì tôi không biết nhưng việc cô Hằng bị chó dại cắn là có. Hồi đó, tôi có đến nhà thăm cô Hằng. Tuy nhiên, thông tin về người bạn học cùng, là người cùng làng bị chó dại cắn chết thì tôi cũng không biết”.
Khi có được thông tin trên, phóng viên đã đến gặp trực tiếp mẹ đẻ của Phan Thị Bích Hằng là bà Thọ. Trong vai một người có người nhà bị chó dại cắn, phóng viên khẩn khoản nhờ bà Thọ: “Cháu đến đây là vì cháu đọc báo đài thấy bảo cô Phan Thị Bích Hằng từng bị chó dại cắn rồi nhờ được một ông lang cho uống vị thuốc lạ có gỗ ván thôi. Vậy mong bà chỉ bảo giúp địa chỉ của ông lang mà cô Hằng hay kể tới trên báo đài để cháu tới lấy thuốc”.
Sau ít giây ngập ngừng, bà Thọ nói: “Đó là ông lang Rồng, nhà ở Ninh Sơn, Ninh Bình. Nhưng ông ấy chết được mấy năm rồi”.
Theo lời chỉ dẫn của bà Thọ, phóng viên tìm đến phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình. Nếu căn cứ theo lời kể của bà Phan Thị Bích Hằng, có thể hiểu đây là vị thầy lang đã nói với bà Hằng câu: “Chúa sẽ ban phước lành cho con”. Đúng như lời bà Thọ nói, ông lang Rồng đã qua đời. Phóng viên tìm đến hiệu thuốc mang tên ông nhưng đang được quản lý bởi anh Phạm Văn Hà, là con trai thứ hai của ông lang Rồng. Anh Hà cho biết: “Đúng là bố tôi có chữa chó dại cắn cho bà Phan Thị Bích Hằng. Tuy nhiên, bố tôi là người theo đạo Phật chứ không phải đạo Thiên chúa và Bích Hằng cũng chưa hề đến nhà tôi mà chỉ có người nhà của cô ấy đến lấy thuốc nên bố tôi không thể nói với cô ấy câu: “Chúa sẽ ban phước lành cho con”.
Còn tiếp…
(Giáo Dục)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự thật về cái chết hụt đầy bí hiểm của bà Phan Thị Bích Hằng

Phần nhận xét hiển thị trên trang