Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Mượn tí ảnh bên nhà BD:



Nhìn Liền anh đẹp ... chai thế này các nàng không mê sao được 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Thơ...

uốn lượn như bờ biển
đột ngột như sương mù
cán qua đường
một vết bánh xe
chảy máu...

thơ chưa từng sử dụng một ký hiệu
ví dụ như vết đạn
hay bảng cấm

thơ im lặng
thức suốt đêm
băng qua đường
nhập vào cuộc đọ sức
đạn bắn toang lồng ngực

trên màn hình thơ ngửi mùi biển mặn
như muối trên tóc
những goá phụ đeo tang
bài thánh ca của nàng
ông chồng chưa siêu thoát

dù đá lăn cát chạy
đạn lạc tên bay
bao giờ thơ cũng thấy
máu của các cỗ máy
khổng lồ đang chảy
từ lồng ngực của thơ

cho đến khi
những toà lâu đài
lung lay
đổ
gãy
chết xuống rồi còn hát những nguy nga...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN MA Ở DINH TỔNG THỐNG NHẬT.


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20135/LUAN/6/dinhthu.jpg
Dinh thủ tướng Nhật là tòa nhà gạch ở trung tâm Tokyo
Trong nhiều thập niên qua, người Nhật vẫn thường kể cho nhau nghe về những hồn ma ám ảnh Dinh thủ tướng từ sau 2 vụ đảo chính đẫm máu.

        Đương kim Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức nhậm chức từ tháng 12.2012 nhưng đến giờ, gia đình ông vẫn chưa dọn đến Dinh thủ tướng. Hằng ngày, ông mất khoảng 15 phút đi xe từ nhà riêng đến Văn phòng thủ tướng, vốn chỉ cách dinh thự nói trên vài phút đi bộ.

Phe đối lập cho rằng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của chính phủ trong các tình huống khẩn cấp và họ đặt vấn đề liệu sự trì hoãn của ông Abe có liên quan đến tin đồn Dinh thủ tướng bị ma ám hay không. Đến ngày 24.5, chính phủ Nhật lên tiếng bác bỏ tin đồn này và tuyên bố “không biết gì về chuyện ma quỷ cả”.
Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga thì giải thích rằng: “Làm thủ tướng rất bận rộn với nhiều áp lực. Vì thế tôi nghĩ ông Abe được phép sống tại nơi mà ông ấy cảm thấy thoải mái nhất”.
Tuy nhiên, chính ông Suga cũng tiết lộ rằng ông luôn “cảm nhận có sự hiện diện của các thế lực huyền bí trong dinh”, theo tờ Asahi Shimbun. Vì thế, mà lời giải thích của chính phủ dường như chưa thể dập tắt những xôn xao về các linh hồn trú ngụ trong tòa nhà thâm u tọa lạc ở trung tâm thủ đô Tokyo.
Hai cuộc đảo chính đẫm máu
Dinh thủ tướng Nhật là một tòa nhà 11 phòng, được xây dựng từ năm 1929. Nơi đây từng chứng kiến 2 cuộc đảo chính hụt đẫm máu với cái chết của rất nhiều quan chức. Ngày 15.5.1932, khoảng 11 binh sĩ trẻ thuộc hải quân và bộ binh đột nhập vào dinh thự rồi bắn chết Thủ tướng Tsuyoshi Inukai, theo The Japan Times.
Tuy nhiên, do không nhận được sự ủng hộ của các tướng lĩnh cấp cao nên cuộc đảo chính không mang lại kết quả cụ thể nào và các thủ phạm nhanh chóng đầu hàng.
Đến ngày 26.2.1936, một nhóm bộ binh tấn công tòa nhà, bắn chết nhiều quan chức, bao gồm 2 cựu thủ tướng Saitō Makoto và Takahashi Korekiyo nhưng Thủ tướng Keisuke Okada thoát nạn nhờ trốn trong phòng tắm rồi thoát ra ngoài. Sau 3 ngày khống chế dinh thự, nhóm nổi dậy đầu hàng.
Từ đó, tin đồn ma ám bắt đầu lan truyền và nhiều đời thủ tướng Nhật được cho là gặp phải các hiện tượng dị thường trong dinh. Theo tờ The Wall Street Journal, một thủ tướng Nhật đêm nào cũng nghe tiếng chân bước đến phòng ngủ của ông nhưng khi mở cửa thì chẳng thấy bóng dáng ai.
Nhiều quan chức khác còn kể rằng họ từng thấy những hồn ma đẫm máu đi lang thang vật vờ trong những hành lang sâu hun hút. Tờ The Japan Times dẫn lời Thủ tướng Tomiichi Murayama (cầm quyền từ 1994 - 1996) tiết lộ: “Tôi thường nghe tiếng động lạ từ trần nhà như có ai đang ở trên gác mái”.
Cần biết là ở Nhật lưu truyền rất nhiều câu chuyện về những hồn ma ẩn thân trên gác mái, dùng móng tay cào lên sàn và gây ra những tiếng động sởn gai ốc.
Hồi năm 2000, Thủ tướng Yoshiro Mori từng nói: “Ngoài chuột ra thì ở đây còn nhiều vị khách không mời khác”. Tuy khẳng định chưa thấy con ma nào nhưng ông Mori mô tả lại rằng mỗi khi kết thúc ngày làm việc và mọi người đã ra về, dinh thự của ông mang đậm không khí ảm đạm, huyền bí và khiến người ta ớn lạnh.
“Ở không quá một năm”
Kể từ sau cuộc đảo chính năm 1936, liên tiếp 20 thủ tướng Nhật từ chối sống trong dinh thự cho đến năm 1968 khi Thủ tướng Eisaku Sato chuyển đến đây. Theo The Japan Times, đó cũng là quyết định bất khả kháng của ông Sato do hàng trăm sinh viên đang biểu tình chống chính phủ gần nhà riêng của ông. Báo này còn chỉ ra rằng trong số 42 người lên làm thủ tướng ở Nhật từ năm 2005 đến nay, chỉ có 18 người sống ở đó.
Đây là lần thứ hai ông Shinzo Abe giữ chức Thủ tướng Nhật và trong giai đoạn cầm quyền đầu tiên (2006 - 2007), ông cùng phu nhân đã chuyển đến Dinh thủ tướng. Báo The Guardian dẫn lời một số chuyên gia cho rằng sự trì hoãn lần này chứng tỏ gia đình ông Abe không hài lòng với lần sống đầu tiên ở đó.
Ngày 21.5, Phó thủ tướng Nhật Taro Aso đã nêu lên tin đồn ma quỷ trước các thành viên nội các, theo tờ Asahi Shimbun. Bản thân ông Aso từng đứng đầu nội các từ năm 2008 - 2009 và ông cũng không ở lâu trong Dinh thủ tướng.
Asahi Shimbun dẫn một số nguồn tin tiết lộ ông Aso đã nói với ông Abe rằng: “Kể từ thời chính quyền Junichiro Koizumi (2001 - 2006) thì không có thủ tướng nào sống trong dinh được quá một năm. Theo tôi, ông không cần phải dọn đến đó”.

 http://i259.photobucket.com/albums/hh299/Amy_6503/Number%2001/314.gif
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích đăng TT của Ngố:


Khả là con thứ ông Đoàn Nhiêu, người cùng bố tôi “đánh hàng” ra vùng tự do, bị tây bắt năm nào. Đến CCRĐ ông tố bố tôi làm “lôbê” cho địch, ngầm báo những người mang hàng ra vùng tự do.
Bao vây cấm vận là chủ trương của người Pháp trong thời gian này, hòng làm suy yếu lực lượng của Việt Minh. Vì thế tội bố tôi ngày ấy xem ra rất nặng. Nếu bố tôi không cùng bác Hai Hìu đào thoát, không biết sự thể sẽ như thế nào?
Kỳ ấy có nhiều người bị xử lý rất oan uổng, khi lệnh từ trên đưa về “dừng lập tức các vụ hành quyết”thì đã chậm mất mười lăm, hai mươi phút rồi!
Mới biết “thông tin liên lạc” có ý nghĩa sống chết như thế nào!
Nếu như ngày nay, chỉ cần một cái nhấn chuột, một cú điện thoại, thì mấy phút sau, những việc đáng tiếc đã không xảy ra!
Có những tháng năm công văn “hỏa tốc” phải chạy bằng sức ngựa, chạy bằng chân người, rất ít nơi trong nước có ô tô để chuyển tin “cực kỳ quan trọng” này!

Rồi thì những người sai trái sau sửa sai chỉ bị đình chỉ công tác một thời gian. Xét cho cùng lỗi cũng không hẳn bởi tại họ. Tại một cái gì vu vơ khó hiểu từ trên trời nào đó? Tại trình độ cán bộ từ trên xuống dưới còn non. Tại bối cảnh học hỏi kinh nghiệm quốc tế bấy giờ có những cái áp dụng sai lầm..
 Dẫu sao chuyện cũ cũng đã qua. Người ta nhắc lại không phải để gây oán thù, khắc sâu thêm vết thương đã lên da non, đã quên, chìm vào dĩ vãng. Chỉ là để cảnh tỉnh cho những bước đường sau này. Có làm, có sai, có sửa, cốt đừng lặp lại những sai lầm không đáng có.
Ông Đoàn Nhiêu nghỉ một thời gian, lại ra làm việc tiếp. Ông công tác tích cực mãi đến sau này, được về hưu, được danh hiệu “lão thành cách mạng”và “Năm mươi năm tuổi Đảng”.
Bác Hai Hìu sau về làm chủ tịch huyện. Ông lấy lại tên thật của mình là Vũ Mạnh Thường. Có một thời gian ông công tác cùng với ông Kim Ngọc bí thư tỉnh Vĩnh Phú. Người có công tìm con đường giải thoát bế tắc, khó khăn của thời bao cấp. Nghe nói bác ấy cũng gặp rắc rối  một thời gian vì có liên quan đến sáng kiến của ông bí thư này.. Nhưng đấy là câu chuyện khác..

Khu nhà ủy ban tọa lạc trên khu đất cao, quay mặt ra sông, chỉ cách trường “Thi Sách” của chúng tôi một quãng. Ngày thường đi học tôi vẫn qua đây, nhưng không để ý lắm. Thỉnh thoảng thấy bên trong tấp nập đông người.
Đấy là những hôm có hội họp hay mít tinh gì đó.
Nhưng hôm nay vắng vẻ, chỉ thỉnh thoảng mới thấy vài người đầu đội mũ lá, vai đeo xà cột, tay cầm tờ báo hay giấy tời gì đấy ra vào.
Những người đàn ông nét mặt hốc hác, gò má cao, môi thâm thâm chưa hết triệu chứng của bệnh sốt rét.
Những người đàn bà ăn mặc cũ kỹ, tóc để dài, cặp ba lá, buông về phía sau. Có chị còn chưa khô vệt quết trầu, tay đeo vòng bạc..
Những công chức của nhà nước non trẻ chưa khác biệt với nhân quần bao nhiêu. Khó nhận ra họ là cán bộ giữa đám đông người. Có người may mắn thêm duy nhất chiếc xe đạp “Phượng Hoàng” Trung Quốc. Phần đông là xe cũ cọc cạch, phụ tùng nửa tây nửa ta. Thâm chí có người không có cả xe, đi bộ hay tếu táo rằng: “Đi xe căng hải”.
Không thấy ai to béo, bệ vệ, trắng trẻo, xe lớn xe nhỏ các kiểu như bây giờ. Lương bổng chế độ chẳng là bao, vì nhiệt tình cách mạng mà làm việc. “Cơm nhà vác tù và hàng tổng” là chính. Vì thế được dân tôn trọng. Ông bà nào vẻ mặt cũng nghiêm. Có việc gặp họ cứ sờ sợ thế nào ấy.
Tôi đánh bạo bước vào. Khả không nhìn tôi, chỉ hất tay ra hiệu cứ chờ đấy. Tôi đi lại chiếc ghế băng kê sát tường kiên nhẫn ngồi đợi.
Hóa ra công việc của ủy ban không đơn giản. Một lúc sau đã có hơn chục người đến xin được giải quyết đủ thứ sự việc.
Một ông khèo tay, đôi mắt gian xảo, mồm như tép nhảy:
- Báo cáo anh, em chờ đã ba ngày nay xin anh giải quyết để em xuôi. Ở lại đây chờ em hết cả, không còn tiền ăn, tối chả biết ngủ đâu, mong anh thông cảm..
- Việc gì?
- Em chỉ có mấy cân phân đạm, quản lý thị trường giữ đưa vào đây.. Số phân này của chú em họ không dùng đến, chú ấy bảo đất sườn đồi có bỏ, cũng bị trôi mất. Em tiếc rẻ xin về bón cho đám ruộng phần trăm của nhà.. Có buôn bán gì đâu.. Xin anh xét cho..
- Bác có biết phân đạm là hàng chiến lược nhà nước quản lý không? Tha phạt là tốt rồi, còn kêu gì nữa? Mà hình như lần trước bác đã vào đây một lần rồi?
- Dạ anh nhầm em với ai chứ em vào đây lần đầu. Em thề đúng như thế ạ. Nếu sai em chết bỏ vợ bỏ con, xin anh chiếu cố cho, đội ơn anh lắm lắm..
- Bác ngồi đấy, đợi tôi xem lại..
Khả đi lại phía chiếc tủ đứng lấy ra cái cặp ba dây. Anh ngồi xuống ghế giở ra xem. Trong lúc Khải cắm cúi vào mớ tài liệu, tôi thấy ông Khèo tay len lén đi ra ngoài. Khi Khải tìm được tờ biên bản gọi, không thấy ông ta đâu nữa.
Khải cằn nhằn mấy câu, anh ra cửa ngó nghênh một lúc không thấy người ấy đâu, buông một câu: “Rõ là miệng lưỡi con buôn. Bon này không trị không được”!
Một bà chột bên mắt phải, đầu chít khăn mỏ quạ tiến lên:
- Chú cho chị cái giấy!
- Giấy gì?
- Chị có đứa con gái, cháu nó ở cữ chị muốn lên chơi với cháu.
- Giấy “thông hành” của bà đâu? Đi trong tỉnh việc gì phải giấy?
- Hôm nước lụt, lại gặp mưa không may nát mất rồi. Chú cứ cho chị cái giấy giới thiệu. Kẻo như hôm nọ, ông ấy nhà này lên thăm con ở đấy xã người ta cứ vặn hỏi mãi, suýt nữa còn bị giữ lại đấy. Lôi thôi lắm..
Lại một ông xin phép được mổ lợn vì lợn chê cám mấy ngày nay rồi. Một bà đâm đơn kiện ông hàng xóm nghi oan con nhà bà lấy cắp cái bơm xe đạp, đánh nó chảy máu đầu..Một anh bị đội phục viên nộp đơn xin ly hôn. Anh ta trình bày khi còn trong quân ngũ ở nhà bố mẹ tự ý cưới vợ vắng mặt mình. Người vợ này anh ta không được tìm hiểu và yêu bao giờ! vv
Khi đám người xin giải quyết giấy tờ tàm tạm, Khả mới quay sang tôi, đưa mắt hỏi:
- Còn cậu, vấn đề gì?
Tôi đưa anh tờ giấy báo học. Anh cầm lấy, nét cau cau, hồi lâu mới nói:
- Về việc này phải chờ ý kiến của đảng ủy, ủy ban, tôi chưa thể trả lời cậu dứt khoát ngay bây giờ được. Cậu cứ về có gì tôi sẽ báo sau, thế nhé!
- Bây giờ cũng đã quá hạn rồi, em chờ nữa nhỡ mất. Anh thông cảm, chiếu cố cho em không muộn mất ạ!
- Đấy là việc của cậu, tôi không biết. Nếu tôi toàn quyền tôi đã giải quyết. Đừng nhiều lời, tôi đang có việc xuống cơ sở.
Miệng nói, tay anh ta sắp xếp giấy tờ để vào tủ. Anh bảo tôi ra ngoài để đóng cửa phòng làm việc. Tôi biết có nói thêm nữa cũng không kết quả gì, lặng lẽ quay ra. Tôi nghĩ việc này cách giải quyết chẳng có gì phức tạp để phải xin ý kiến nọ kia rắc rối như thế nhưng chẳng biết nói gì hơn. Không thể nói trắng ra rằng anh ta có thành kiến với gia đình mình. Chẳng có căn cứ nào để nói như vậy cả. Nói ra càng thêm bất lợi cho mình.
Về nhà nghe chuyện, mẹ tôi bảo:
- Đã có giấy rồi sao không sang tận nhà trường mà nộp? Nhà mình với nhà nó từ xưa có vào nhau. Đến xin làm gì cho mất công?
Tôi không cãi lại mẹ. Có nói mẹ tôi cũng chưa chắc đã hiểu.
Giấy tờ xin nhập học đâu có đơn giản thế? Cần phải có bộ hồ sơ: “Lý lịch tự thuật” có xác nhận của địa phương, giấy “cắt chuyển hộ tịch hộ khẩu”, giấy khai sinh và vài thứ khác.
Không có trường nào nhận học sinh, sinh viên nhập trường chỉ có mỗi cái giấy gọi như thế này cả!
Tôi biết nói ra mẹ tôi sẽ buồn. Mấy năm qua đã xảy ra bao nhiêu chuyện.. Mẹ tôi chịu đựng đã quá sức rồi..
Buổi trưa hôm đó tôi không ăn cơm nhà. Tôi cần một nơi vắng vẻ, chỉ một mình..




( Còn nữa..)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hy vọng gì …

 Nguyên Ngọc


1

Mấy hôm nay dư luận xôn xao vụ luận văn thạc sĩ của chị Nhã Thuyên. Cái đất nước mình thật lạ: thỉnh thoảng, chẳng hiểu sao, lại lui về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Nhân vụ này, tôi chợt nhớ anh Trần Độ, theo tôi là một người lãnh đạo văn nghệ giỏi và hay đến hiếm hoi từng có được trong suốt quá trình đời sống văn học nghệ thuật của ta trước nay.
Tôi xin kể một chuyện:
Hồi ấy, đầu năm 1979, tôi được điều về làm việc ở Hội Nhà Văn Việt Nam. Anh Độ bấy giờ là Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương. Một hôm anh bảo tôi sang chỗ anh chơi, và hỏi  về Hội Nhà văn tôi định làm những gì. Tôi nói với anh về ý định, về các kế hoạch trù tính của tôi, và kết luận: với những việc ấy, nếu làm giỏi thì trong mươi năm, dở hơn thì khoảng vài ba mươi năm, hy vọng sẽ nâng cao được mặt bằng chung lên một bước, và trên cơ sở ấy mong có thể xuất hiện một vài đỉnh cao mới …
Anh Độ ngồi im một lúc, rồi nói, châm rãi: Mình tán thành tất cả kế hoạch của cậu, đều đúng và cần thiết …  Nhưng có điều mình nghĩ thế này cậu ạ, trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có đỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới …, cậu nghĩ coi, có đúng không? …
Tôi quen anh Độ đã lâu, từ hồi anh còn làm Chính ủy Quân Khu Đồng bằng, biết anh là một người rất tốt, yêu văn nghệ và quý trọng văn nghệ sĩ …, nhưng cũng chắc đến thế thôi, anh có được học hành, đào tạo gì gọi là cơ bản và hệ thống về chuyện này đâu. Ý kiến của anh khiến tôi giật mình, kinh ngạc. Không ngờ anh tinh tế, sâu sắc, thậm chí cũng có thể nói uyên bác đến thế.
Chúng tôi thân nhau từ đấy, tâm huyết.
Cho đến nay tôi vẫn nghĩ chúng ta đã bỏ mất một người lãnh đạo văn nghệ giỏi nhất, hay nhất, tốt nhất mà ta đã từng có thể có. Bao giờ mới tìm lại được một người như vậy?
Nhắc lại chyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề đã là khẳng định một trường phái văn học mới, nhóm Mở miệng đã là một trường phái văn học mới như anh Độ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà đã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức …, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng đòi hỏi đỉnh cao, đỉnh cao …
Không phải cái gì ở bên lề cũng là trường phái mới, đương nhiên rồi. Nhưng cũng đương nhiên là trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề.
Nhân đây cũng xin được nói luôn: hiện đang có một cái gọi là hội đồng lý luận văn học nghệ thuật  trung ương ban bố mọi thứ đúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này. Mà đứng đầu cái hội đồng ấy thì theo dư luận là mấy người chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật cả. Trong cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyên Văn Linh với văn nghệ sĩ cách đây mấy mươi năm, anh Nguyễn Đăng Mạnh có nói một câu chấn động, anh bảo Đảng khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ. Có người cho là giận mà nói quá. Nay với cái hội đồng vừa kể có người đứng đầu như vừa nói, lại có quyền hành lớn nhất về văn học nghệ thuật  trên đất nước đau khổ này, thì quả là một sự sĩ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ
Đỉnh cao với đỉnh thấp, hy vọng gì nữa!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Thòng lọng UAV' của Mỹ siết chặt Trung Quốc

Một bài viết trên website của tờ “Nhân dân” - Trung Quốc ngày 25-7 cho biết, hiện nay, các loại máy bay không người lái của Mỹ từ bốn phương tám hướng đang tập trung hình thành vòng vây xung quanh Trung Quốc, tạo thành một cái “thòng lọng vô hình”.
Bài viết cho biết, thuận theo đường lối chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương, các loại máy bay không người lái (UAV) này được Mỹ điều chuyển về khu vực này sau khi các điểm nóng khác trên thế giới đang dần “nguội đi” và bố trí dày đặc, hình thành một vòng vây khép kín xung quanh Trung Quốc.
Phân tích về vấn đề này trong một chương trình truyền hình, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, máy bay không người lái Mỹ đã tiến hành trinh sát tình hình Trung Quốc từ “bốn phương, tám hướng”, hình thành một cái “thòng lọng UAV”, ở bất cứ phương hướng nào, Trung Quốc cũng bị những cặp “mắt thần” ngày đêm theo dõi.
Máy bay tấn công không người lái MQ-9 “Reaper”
Máy bay tấn công không người lái MQ-9 “Reaper” .
Tờ Bưu điện Washington (Washington Post) cho biết, sau khi kết thúc các cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ đã điều chuyển một số lượng lớn các loại UAV về chiến trường châu Á - Thái Bình Dương. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, sau khi tình hình ở biển Đông và biển Hoa Đông ngày càng thêm căng thẳng, Trung Quốc chính là trọng tâm của sự chuyển dịch này.
Hiện nay, Mỹ đang triển khai máy bay trinh sát chiến lược tầm cao, tầm xa RQ-4 Global Hawk ở đảo Guam và Australia, chúng thường xuyên được điều phái đến khu vực phụ cận Trung Quốc. Dường như không ngày nào không có 1 vài chiếc UAV lượn lờ trinh sát ngang dọc ở khu vực phụ cận bán đảo Triều Tiên.
Ông Đỗ Văn Long cho rằng, công tác trinh sát thông tin tình báo của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng trở nên đa dạng. Hoạt động trinh sát bằng máy bay trinh sát không người lái mang 3 đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất là từ độ cao 4000m, UAV có thể quan sát rõ các vật thể có kích thước chỉ 0,3m, có khả năng trinh sát mọi địa điểm trong phạm vi khống chế của nó và tiến hành theo dõi trong thời gian rất dài.
Máy bay trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk
Máy bay trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk.
Ngoài ra, các tín hiệu trinh sát hồng ngoại có thể vạch trần các mục tiêu được ngụy trang kỹ lưỡng, các mục tiêu ẩn giấu dưới lòng đất, dưới nước; các radar tìm kiếm hình ảnh có thể xuyên qua lòng đất và các dãy núi, “bóc trần” các mục tiêu ẩn giấu trong địa hình sơn địa hoặc các mục tiêu được che chắn kỹ lưỡng.
Đối với các mục tiêu cố định, nó có thể trinh sát nhiều lần dưới nhiều góc độ khác nhau, cung cấp các thông tin đa chiều và vô cùng chính xác cho người sử dụng. Còn đối với các mục tiêu di động, nó có thể cung cấp các dữ liệu về kích thước, vận tốc và đưa ra phán đoán về phương hướng di chuyển của mục tiêu.
Ông Đỗ Văn Long chỉ ra, Mỹ thường sử dụng máy bay không người lái để trinh sát, thu thập thông tin tình báo ở các điểm nóng của thế giới, hoặc các khu vực tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Mỹ đánh giá Trung Quốc thuộc loại điểm nóng và tiềm tàng nguy cơ xung đột, nên ngày càng gia tăng các hoạt động này. Trinh sát, giám sát chặt chẽ bằng UAV để làm căn cứ đưa ra các phán đoán tình huống đã trở thành một biện pháp quan trọng cấp chiến lược của Mỹ.
Bản đồ minh họa các căn cứ UAV Mỹ của Đài truyền hình Trung Quốc.
Ông Đỗ Văn Long cho rằng, hiện Mỹ đang theo dõi Trung Quốc từ nhiều hướng khác nhau. Các UAV triển khai ở các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam và Nhật Bản thường xuyên tiến hành trinh sát khu vực đông nam; máy bay không người lái từ Australia lên giám sát khu vực biển Đông. Ở hướng Ấn Độ Dương, các UAV từ căn cứ quân sự Mỹ ở tây nam Diego Garcia tiến hành trinh sát khu vực tây nam Trung Quốc.
Điểm đặc biệt là, dù ở tận Afghanistan, Mỹ cũng có thể tiến hành trinh sát theo hướng tây bắc vào Trung Quốc. Ngoài hướng bắc giáp với Nga là Mỹ “vô kế khả thi”, còn lại từ bất cứ phương hướng nào, mọi động thái của Trung Quốc đều bị các cặp “mắt thần” soi xét, tất cả các hoạt động quân sự của Trung Quốc dường như đều bị Mỹ nắm bắt ngay từ giai đoạn đầu. Chiến lược “thòng lọng UAV” của Mỹ đang ngày càng trở lên nguy hiểm.
Theo Đức Thắng 
An Ninh Thủ Đô

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ án Đoàn Văn Vươn: THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 2


 THÔNG CÁO BÁO CHÍ – SỐ 2
Về hai vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012 tại Tiên Lãng, Hải Phòng
được xét xử phúc thẩm  ( 
Hải Phòng, tối ngày 29/07/2013 )

Thay mặt bà Nguyễn Thị Thương – vợ ông Đoàn Văn Vươn và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền) – vợ ông Đoàn Văn Quý, chúng tôi xin cám ơn nhiều báo điện tử đã thông tin tương đối đầy đủ về diễn biến phiên tòa phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn 1 trong ngày 29/07/2013, như Người Lao Động, Thanh Niên, Vnexpress, Vietnamnet…Chúng tôi xin nhấn mạnh và bổ sung những thông tin sau trong phiên tòa ngày 29/07/2013:
  1. Hội đồng xét xử phúc thẩm đã bác yêu cầu triệu tập một số lãnh đạo liên quan của huyện Tiên Lãng với lý do là không cần thiết triệu tập thêm. Chúng tôi cho rằng việc triệu tập những người này là cần thiết để xác định rõ nguyên nhân phát sinh sự kiện ngày 05/01/2012 và tình tiết có “thi hành công vụ” đúng pháp luật hay không ?
  2. Các bị cáo Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Vươn đều khẳng định từ ngày 05/01/2012 đến ngày 10/01/2012 bị bắt giữ khi không có lệnh bắt hoặc biên bản phạm pháp quả tang theo quy định của Pháp luật, trong đó bà Thương và bà Báu bị ép buộc viết đơn tự nguyện ở lại để làm việc với cơ quan điều tra. Các bị cáo Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Quý đều khai đã bị đánh đập, ép cung tại cơ quan điều tra.  Bị cáo Đoàn Văn Sịnh khai bị đánh gãy nhiều răng và đã đưa hàm răng mất nhiều răng cho Hội đồng xét xử thấy. Bị cáo Đoàn Văn Quý khai đã bị một Điều tra viên đạp vào mặt trước mặt kiểm soát viên và quản giáo. Bị cáo Đoàn Văn Vệ cho biết một Điều tra viên đã hứa hẹn trả tự do cho bị cáo nếu gia đình bị cáo trao tiền cho Điều tra viên này, bị cáo Vệ đã khai tại phiên tòa sơ thẩm nhưng đến nay chưa thấy cơ quan chức năng nào làm việc với bị cáo về vấn đề này.
  3. Luật sư Nguyễn Hà Luân đã hỏi người được coi là bị hại Vũ Anh Tuấn, công an huyện Tiên Lãng về lời khai của ông này tại phiên tòa sơ thẩm rằng có một hố đào khiến cho Đoàn cưỡng chế không thể đi thẳng được từ đê vào khu vực cưỡng chế 19,3 ha, dẫn đến Đoàn cưỡng chế phải đi qua căn nhà 2 tầng của bị cáo Đoàn Văn Quý (nằm ngoài khu vực cưỡng chế 19,3 ha). Luật sư Luân yêu cầu ông Tuấn chỉ rõ vị trí cụ thể hố đáo này trên sơ đồ do chính cơ quan điều tra lập ra, nhưng ông Tuấn đã không chỉ được và từ chối trả lời câu hỏi này.
  4. Bị cáo Đoàn Văn Vươn không đồng ý với kết luật giám định của Giám định viên súng đạn Lê Viết Cần, khẳng định chỉ đạo dùng loại hạt chì bắn chim loại nhỏ 2,5 – 3,5 mm, không thể ảnh hưởng đến tính mạng của người khác ở khoảng cách 20 - 30m và sẵn sàng làm mục tiêu thử nghiệm cho việc thực nghiệm bắn đạn hạt chì kích thước này để có kết luận chính xác. Luật sư Nguyễn Việt Hùng hỏi Giám định viên Lê Viết Cần tại sao Đoàn Văn Quý bắn ở khoảng cách 18m, một số chiến sĩ bị trúng đạn, nhưng tính mạng vẫn được bảo toàn, và đến hôm nay trông vẫn khỏe mạnh không như kết luận của Giám định viên này. Giám định viên Cần cho biết ông không được tiếp xúc về các vị trí dính đạn nên không thể trả lời được câu hỏi này.  Các ông Vươn và Qúy cho biết không được nhận dạng nhiều mẫu vật quan trọng (mà cơ quan điều tra đã gửi đến cơ quan giám định), có nghĩa chưa thể khẳng định những mẫu vật này liên quan trực tiếp đến 02 phát đạn mà ông Quý đã bắn.  Giám định viên Cần không đưa ra được căn cứ, cơ sở khoa học cụ thể nào để đưa ra kết luận giám định về súng đạn.
  5. Luật sư Trần Vũ Hải đã yêu cầu trong phiên tòa không sử dụng từ “mìn” khi đề cập đến những vật liệu nổ trong vụ án, vì theo pháp luật Việt Nam, “mìn” là vũ khí quân dụng, trong khi Giám định viên chất nổ không xác định những vật liệu liên quan này là “mìn” và cơ quan tố tụng không truy cứu trách nhiệm các bị cáo về việc tàng trữ sử dụng vũ khí quân dụng.
  6. Những người được coi là bị hại (công an huyện Tiên Lãng) đã từ chối trả lời câu hỏi của một số luật sư yêu cầu giải thích được những mâu thuẫn giữa những lời khai, báo cáo của họ ngay sau khi có sự kiện ngày 05/01/2012 với những lời trình bày sau này.

Trân trọng
Luật sư Trần Vũ Hải
________________

Phần nhận xét hiển thị trên trang