Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Am cu


Người rừng

images
Tối qua xem ti vi thấy Nick* đi lại trên chiếc bàn lớn thốt nhiên mình nhớ tới ông già thời mình sống ở thung lũng Chớp Ri. Ông bị bom cắt cụt hai chân gần sát bẹn, may mỗi chân còn một mẩu chừng bốn phân nên vẫn đi lại được. Ông đi lại hệt như Nick, khác Nick là ông còn nguyên đôi tay. Quanh năm ông trèo đèo lội đi lại trong rừng nhờ đôi tay giúp sức. Không chỉ có tài đi lại, tài săn bắt của ông thuộc hàng số một thung lũng Chớp Ri.  Ông không có nhà, sống trong hang đá, kiếm ăn nhờ săn bắt hái lượm, dân Chớp ri gọi ông là Người rừng.
Hồi đó mình kính phục ông quá trời luôn, coi ông như ông nội, gắn bó không rời với ông suốt thời gian mình ở Chớp Ri. Chuyện thế này.
Mình lên thung lũng Chớp Ri năm mười hai tuổi, học lớp năm với con Sử con Lý, thằng Toàn thằng Côi. Chúng nó đẻ ra ở đây, thuộc đường rừng nằm lòng, có thể nhắm mắt đi mà không sợ lạc. Mình đeo theo chúng nó, kết thành một nhóm năm đứa gọi là nhóm Gà rừng. Ngày nào cũng giống ngày nào, đi học về lùa vội bát cơm là kéo nhau vào rừng đi ăn nấm, ăn hạt dẻ, ăn củ mài, ăn mật ong…. (Quê mình vào rừng hái lượm gọi là đi ăn).
 Săn bắn là món mình thích nhất. Hồi này chẳng nghe ai nói về bảo vệ thú rừng, từ con nít tới người lớn coi việc săn bắt thú rừng là chuyện bình thường, giống như ra đồng mò cua bắt ốc vậy. Con nít không có súng thì làm bẫy bắt những con thú nho nhỏ như chồn, nhím, thỏ, khỉ.v.v. Đứa nào cũng có vài chục cái bẫy rải khắp nơi. Hầu như ngày nào cũng bắt được một con gì đấy, không chồn thì nhím, còn gà rừng một ngày kiếm được vài ba con là chuyện thường.
 Không gì thích bằng đi thăm bẫy, hồi hộp khi gần tới bẫy, thấy đám lá  trước mặt rung bần bật là biết bẫy đã sập, sướng rêm. Đôi khi tới gần bẫy vẫn thấy im lìm hơi bị thất vọng, tới nơi mới biết bẫy đã sập, con thú nhỏ quẫy đạp mệt quá đang năm thoi thóp thở, mừng ơi là mừng!
Một chiều mình cùng nhóm Gà rừng đi thăm bẫy, chưa thăm được cái bẫy nào thì thằng Côi phát hiện ra một rừng ổi, quả chín vàng cả rừng. Những cây ổi to như cây cổ thụ chi chít quả, ổi chín rụng đầy các gốc ổi, vương vãi khắp nơi. Thuở bé đến giờ mình mới rừng ổi thế này.
Năm đứa đua nhau trèo cây vặt quả chín. Con Sử con Lý trèo cây còn giỏi hơn tụi con trai, bò ra đầu ngọn các nhánh cây, hái được những quả ổi cực ngon. Bỗng nhành cây con Sử đang đứng kêu răng rắc, con Sử nhảy đại xuống đất. Chân vừa chạm đất con Sử bỗng rú lên một tiếng thất thanh, phút chốc nó bị treo ngược lên lủng lẳng bởi một cần bẫy heo rừng. Đây là sự lạ, người ta bẫy heo rừng ở các lối đi, chưa thấy ai đặt bẫy ở các gốc cây. Có lẽ ai đó phát hiện heo rừng hay vào đây ăn ổi chín mới đặt bẫy thế này.
Con Sử bị treo ngược lên cao, dây bẫy heo rừng là loại dây thép bó rất bền rất sắc. Heo rừng mắc phải, dây cứa vào thịt, càng giẫy càng bị cứa đau, đành phải nằm im chờ chết. Con Sử bị dây thép cứa vào chân nó kêu khóc ầm ĩ. Muốn cứu con Sử phải chặt cần bẫy hoặc chặt dây,  cả nhóm lại không ai mang theo dao rựa. Ba thằng con trai ra sức vít cong cái  cần bẫy nhưng không được, sức tụi mình làm sao vít được cần bẫy heo rừng.
 Dây đã cứa sâu vào bắp chân con Sử, một vòng mỡ trắng vòng quanh, máu chảy ròng ròng. Để con Sử đỡ đau, mình và thằng Toàn thằng Côi cho con Lý đứng trên vai để nó ôm con Sử đùn ngược lên, dây chùng lại không xiết chặt chân con Sử. Con Sử hết bị dây cứa vào chân, nó cũng thôi khóc. Tụi mình cũng chỉ biết giúp con Sử đỡ đau, không ai nghĩ được kế gì giúp con Sử thoát khỏi cái bẫy, cả nhóm túm tụm bên con Sử chẳng biết làm thế nào.
Bỗng một ông già lùn tịt, tóc râu bạc trắng vác cây rựa nhúc nhắc đi vào. Ông không có chân, vừa đi vừa xoay như đang đi bằng mông vậy, hết xoay bên này lại xoay bên kia thế mà ông đi cực nhanh, như đang lướt trên cỏ vậy. Tới gần cần bẫy ông quát to một tiếng, nói đỡ lấy con nhỏ! Dứt lời ông vung rựa chặt liền một nhát, cần bẫy gãy đôi, con Sử rơi xuống. Dây bẫy được tháo ra mới thấy nó cứa vào bắp chân con Sử thật sâu, máu chảy ngập cả ống chân. Ông già rút trong túi một nắm sợi vàng vàng, rắc quanh vết cứa của con Sử. Sau này mình mới biết đấy là lông cây cu liền cầm máu rất tốt.  Máu cầm ngay tức khắc, tụi mình vực con Sử cõng nó về, ngoảnh lại không thấy ông già đâu nữa.
Không biết ông là ai, từ đâu tới? Trên đường cõng con Sử về trạm xá, cả nhóm cãi nhau ỏm tỏi. Gần tới trạm xá thằng Toàn chợt đứng khựng lại mặt mày nghiêm trọng, nói tau nhớ ra rồi, bọ tau nói đó là Người rừng. Tụi mình nói thiệt không thiệt không. Thằng Toàn nói thiệt, Người rừng không chân tóc râu bạc trắng. Ông ở trong hang Dơi đó. Tụi mình nói thiệt không thiệt không. Thằng Toàn nói tổ bọ đứa mô nói láo!
 Nói vậy nhưng chúng nó cũng quên, riêng mình là nhớ. Mình nì nèo thằng Toàn đòi nó đưa đến hang Dơi. Chiều tối hôm sau thằng Toàn đưa mình đến hang Dơi. Hàng này rất nhiều dơi, có đến hàng chục vạn con, hình như dơi toàn thế giới tụ tập về đây cả. Tụi mình đến vào khi trời chập choạng tối, dơi bay ra cửa hang từng đám đen đặc, y như từng đám mây đen vùn vụt bay ra. Bầu trời đen đặc dơi, trời chiều bỗng tối sầm. Kinh.
Mình bám theo thằng Toàn vào hang, nói răng Người rừng lại ở một mình ở đây. Thằng Toàn nói hỏi ngu, có rứa mới người rừng.  Đến lưng chừng hang thằng Toàn dặn mình, nói mi ngấp mồm nghe chưa, đừng để ông biết. Mình ngạc nhiên, nói ủa tao tưởng mình đến nói chuyện với ông. Thằng Toàn nhăn mặt quát khẽ, nói đom! Người ta là người rừng, nói chi mà nói. Chợt có tiếng cười vang lên ở phía sau. Tiếng cười được dội vang bởi hang đá nghe rờn rợn. Hai đứa quay ngoắt lại, Người rừng đã đứng sau lưng từ lúc nào. Ông đứng cười rung râu rồi âu yếm nhìn tụi mình, nói đến thăm ông phải không. Hai đứa rụt rè dạ, ông dang tay hai tay vỗ lưng hai đứa, nói vô đây vô đây.
Ông đi trước, tụi mình bám theo sau ông. Ông đi thật nhanh, cứ xoay xoay vậy mà đi rất nhanh. Gặp chỗ phải bước xuống thấp ông nhảy một nhảy, cái nhảy thật gọn y như có ai đó bế ông đặt xuống vậy. Gặp chỗ phải bước lên cao ông dùng tay bám vào gờ đá tự nhấc bổng mình lên  nhẹ nhàng như không. Mình phục quá đi mất.
Nơi ông ở là một hốc đá rộng chừng chục mét vuông, trước hang là một tảng đá thật lớn, phẳng lì. Ông cất đồ trong hốc, ăn ngủ trên tảng đá. Mình phát hiện mọt cái khe hẹp nước sâu hoắm chảy vòng vèo dưới các tảng đá. Người rừng nói ông ra rừng bằng lối đó, đó là lối tắt rất gần, từ đây ra rừng chỉ mấy trăm mét. Mình hỏi Người rừng, nói ra bằng cách chi, bơi hả ông. Ông ừ và nhảy bùm xuống suối lặn một hơi thật lâu mới nổi lên. Người rừng bơi ngửa, hai tay khoát nước đưa ông trôi theo dòng nước ra tới cửa rừng.
Tụi mình lội suối bám theo Người rừng, cùng ông vào rừng. Bây giờ mới biết ông chuyên đặt bẫy săn heo rừng, có đến mấy chục bẫy. Người rừng  chỉ ăn hoa quả, cơm thịt cá là cái gì đó thật kinh tởm đối với ông, chả hiểu ông bắt heo rừng để làm gì. Theo Người rừng tới năm cái bẫy không có gì, tới bẫy thứ sáu một con heo tạ sập bẫy. Mình đang đoán xem Người rừng bắt trói thế nào, mang vác ra sao con heo to thế kia thì ông lôi trong túi ra một bọc nilon, một con bồ câu ở trong bọc. Ông thả con bồ câu, nó bay vút lên, thoáng chốc biến mất trong cánh rừng sẫm tối.
Mình hỏi Người rừng, nói con bồ câu bay đi mô. Người rừng ngồi ( ngồi cũng như đứng) thong thả châm thuốc hút, nói bồ câu về làng báo người ra bắt heo về. Rồi ông khoát tay, nói ông cháu mình đi thôi, mau thăm bẫy khác, tối rồi. Tụi mình đi theo Người rừng, nói ngày mô ông cũng bắt được heo cả à, ông ừ. Mình nói một tháng ông bắt được mấy con. Ông nói chừng ba bốn chục con.  Mình nói ông ghét ăn thịt, bắt heo làm chi lắm. Ông nói để bán lấy tiền. Mình nói ông ở một mình, tuyền ăn hoa quả uống nước suối, cần tiền làm chi. Ông cười ha ha ha vỗ vỗ lưng mình, nói thằng ni khá, sau này làm công an được.
Từ đó ông cháu thân thiết. Ngày nào mình cũng bám theo ông quên mất nhóm Gà rừng, chúng nó chửi um mình cũng mặc kệ. Chơi với Người rừng thích hơn, khi cùng ông vào rừng thăm bẫy hái hoa quả, khi vào hang Dơi ngồi nghe ông hát.. rất thích. Ông có cây đàn cò, lúc nào buồn ông lại kéo đàn và hát Chinh phụ ngâm, đến giờ mình hảy còn nhớ đôi câu. Ông hát, da mặt giật giật tóc râu rung rung, nước mắt giọt giọt chảy vòng vèo trên má. Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,/ Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây./Nhủ rồi nhủ lại cầm tay,/ Bước đi một bước dây dây lại dừng. Mình hỏi ông nhớ ai. Ông mỉm cười, nói nhớ đàn bà. Mình nói ông không có vợ à. Ông cười khì, nói có thì ông nhớ đàn bà mần chi.
Mình đinh ninh ông không vợ con gì, người như ông ai mà dám lấy, nên ráng gần gũi ông nhiều hơn cho ông đỡ buồn. Mình nhớ buổi chiều ngày chủ nhật hôm đó ông ngồi câu cá với mình ( ông câu cá giúp mình chứ ông không ăn cá), tự nhiên ông nói mi thương ông thiệt à. Mình nói dạ thiệt. Ông mỉm cười như mếu không nói gì. Mình nói ông nội con chết khi con chưa đẻ, con không có ông nội, thấy ông ở một mình con thương. Ông ôm chặt lấy mình, nói đừng thương ông, ông không đáng thương  mô, thiệt đo. Mình hỏi vì sao, ông lại mỉm cười như mếu không nói gì.
Chẳng dè đó là buổi chiều cuối cùng mình ngồi với ông. Sáng hôm vừa tới lớp thằng Toàn  báo ngay, nói Người rừng chết rồi. Mình giật mình hỏi răng chết. Thằng Toàn nói rắn cắn. Bị rắn cắn ngoài rừng Người rừng lết về hang Dơi, cố leo lên nằm trên tảng đá mới chịu chết. Mình vứt xắc bỏ lớp chạy về hang Dơi, thằng Toàn cũng chạy theo. Đám tang từ trong hang đi ra, rất đông người đưa tiễn.
 Mình ngạc nhiên thấy rất nhiều người đeo tang liền kéo áo thằng Toàn, nói răng nhiều người đeo tang. Nó nhăn răng cười, nói thằng ni ngu lâu cực kì. Nó hỉ mũi, quyệt bừa nước mũi vào áo, vừa quyệt vừa kể, nói người rừng ngủ với 19 người đàn bà khắp thung lũng, sinh được ba sáu đứa con. Mình trợn mắt lên, nói thiệt a. Thằng Toàn nói tổ bọ đứa mô nói láo.  Nó lại hỉ mũi,  lại quyệt nước mũi vào áo, nói mi không biết thì thôi, toàn đàn bà ế chồng, họ đua nhau mò vô hang Dơi xin ông đứa con. Mình trợn mắt há mồm không biết nói sao.
Mình  ngước nhìn đám tang, đoàn người đi sau quan tài đến năm sáu chục người, trai gái trẻ già đủ cả, tất cả đều mang khăn trắng.Bây giờ mình mới hiểu Người rừg kiếm tiền để làm gì, sau lưng ông là cả một gia đình lớn!
  Người rừng sung sướng nhất trần gian, thế mà mình không biết.
NQL
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Lại bờ lóc bờ leo


Nguyễn Quang Lập: Lại bờ lóc bờ leo

Hôm nay là một ngày thật mệt và vui. Bà con không truy cập được quechoa.vn gọi điện nhắn tin email liên hồi kì trận. Nhiều người lo mình bị bắt, gọi điện hỏi anh khỏe không, em khỏe không, bác khỏe không, chú khỏe không, mày khỏe không… Hi hi mỗi câu trả lời I’m fine thank you cũng đã mỏi mồm.

Định không nói nhưng Huy Đức nhạy mồm đã nói ra thì xin thưa thật thế này: Chiều qua bên quản lý tên miền .vn gửi thông báo cho mình, yêu cầu gỡ bỏ một số bài ” nhạy cảm’ và ” xấu”. Mình trả lời “Nếu quí vị thấy bog của tôi là xấu, ảnh hưởng đến quí vị thì quí vị cho gọi tôi đến thanh lý hợp đồng. Quí vị không có quyền yêu cầu tôi bỏ bài này bài nọ, vì làm như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận.” Sáng nay đã thấy họ tự động loại quechoa.vn ra khỏi sever của họ. Ok, thank you, bọ lại về nhà cũ của bọ. Mình cũng gỡ cái đuôi .vn, trở về với quechoa.info

Làm blog thật mệt, mất thời gian kinh khủng. Mỗi ngày mình có 16 tiếng trước máy tính vừa làm việc vừa làm blog, trong đó thời gian dành cho blog là một nửa, có khi tới 2/3 thời gian. Thu nhập của mình sút kém đi trông thấy, lo quá là lo. Rất nhiều lần mình tính bỏ, nhưng nghiện mất rồi bỏ không được. Thuốc lá nghiện 35 năm thì bỏ được, blog mới nghiện có 7 năm mà bỏ mãi không được. Tức thế không biết, hu hu.

Mình có viết stt lên Fb thế này: Có lẽ rồi cũng bỏ blog chơi FB, chơi blog lắm khi mệt mỏi quá. Bà con nghĩ răng? Người bảo nên người bảo đừng loạn cả lên. Riêng bác Dân Choa, một người bạn của mình, góp ý thế này: Báo cáo Bọ Nguyễn Quang Lập ! Em xin mạo muội có ý kiến :

- Vẫn duy trì cả hai, Blog và FB. Nhưng cần hiệu chỉnh lại

- Phần Blog, chủ yếu đăng các bài của Chủ nhân viết, vì đó là trang của cá nhân. Đồng thời đăng các bài chất lượng của các tác giả khác mà chủ nhân tâm đắc, nhưng tần suất vừa phải, không quá nhiều trong một ngày.

- Phần FB, dùng để chia sẻ liên kết Blog và trò chuyện với bạn bè, ví dụ như thế này. Thông tin chia sẻ trên FB nhanh, lan truyền mạnh, có hiệu quả hơn cả Blog.

- Bọ nên kết hợp cả hai. Đây là cái phép mà người ta vẫn nói, song kiếm hợp bích đó, hiệu quả vô cùng.
Báo cáo! Hết!

Mình thấy ý bác Dân choa khá hay. Ừ thôi, không bỏ được thì hạn chế vậy. Từ nay blog quêchoa chủ yếu dành cho bọ Lập viết được thì đăng không viết được thì thôi. Còn thì mỗi ngày chỉ đăng không quá ba bài của các trang khác, hoặc bài bạn bè gửi cho. Đó là những bài mình thật sự tâm đắc. Số còn lại sẽ dẫn liên kết qua FB.

Nhiều người nghe mình nói lại bịt mũi cuời ruồi, nói cái ông bọ này nói lời chẳng giữ lấy lời, được vài ba hôm lại trở lại như cũ. Hi hi lời hứa của thằng nghiện là vậy đó. Nhưng lần này thì bọ Lập đã quyết tâm lắm rồi, tin thì tin không tin thì thôi, he he! 

NQL
Quê Choa (quechoa.info)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích đăng TT của chủ nhà:

Hình ảnh: trong buon cuoi wa

( ảnh chỉ cho vui, không ý gì khác. đcm! )

Sau cái hôm thuyền tự nhiên vô lý xa bờ do trò nghịch tai quái của anh cu Tý, thày giáo Ất dạy trẻ con xóm tôi tập bơi vào buổi chiều hàng ngày.
Theo thầy: “mình sống gần sông, không thể không biết bơi, phải biết cách để dòng sông thành bè bạn chứ không phải nó là nguyên nhân tai họa”.
      Thầy còn nói dài và hay về điều này, lúc đấy tôi nghe, nhưng chưa hiểu. Đã không hiểu thì không thể nhớ.
Mặc dù sau này tôi cố nhớ ra, để ngẫm nghĩ mà đành chịu.
Phải năm sau nữa, tôi mới thành học trò. Nhưng sáng nào tôi cũng ra chỗ lớp học của thầy.
Ở đó gió thổi từ triền sông về rất mát. Lại có đông trẻ con chơi, lắm sự lạ lùng với một thằng nhóc như tôi/
Ngoài Hạc Trì mới có trường công lập. Nghĩa là thầy giáo được nhà nước bảo hộ trả lương. Còn ở vùng chỗ chúng tôi vẫn là trường dân lập, tính xã hội hóa rất cao. Phụ huynh phải góp gạo, góp tiền để nuôi thày dạy con cái  mình.
Sau này tôi đi dạy học ở những vùng núi non hiểm trở, dân cư thưa thớt và nghèo có cụm từ “lớp ghép”
Còn thời bấy giờ vùng tôi chỉ gọi nôm na là “lớp gộp”. Gộp với ghép thì có gì khác nhau về ngữ nghĩa?
Nhưng đấy là cách gọi nôm na, có thể là còn luộm thuộm, ôm đồm, một chút đơn sơ, một chút thô thiển.
Trường mái lợp lá gồi, vách trát bằng rơm vắt nhào với đất bùn. Lâu ngày mưa xa gió táp, bùn khô long lở bớt một phần, trơ lại những sợi rơm đen xỉn. Nhưng được cái thoáng vì trường tọa lạc trên mặt đê.
Mùa nước lên, lớp học biến thành điếm canh đê. Ban ngày đinh tráng trong làng thay nhau túc trực phòng đê vỡ, ban đêm tuần phiên làm chỗ ngủ coi giữ trật tự trị an.
Lúc yên bình, một mình thầy Tú Ất dạy chữ và trông nom cả ba lớp từ vỡ lòng cho đến lớp hai.
Bố tôi bảo phải sang năm nữa mới mở thêm lớp cho hết tiểu học. Giả dụ bây giờ có lớp trên lớp hai, cũng chưa có học trò.
Phòng học chia làm ba góc cho ba loại lớp, góc còn lại kê chiếc bảng đen. Phấn viết vẫn còn là thứ của hiếm hoi. Thầy nói miệng và hướng dẫn cụ thể cho trẻ viết vào sách là chính. Bảng chỉ là nơi ghi đầu bài, hay những mục quan trọng.
Tôi ngồi ngoài hè, thấy thầy hướng dẫn món trò nhỏ vỡ lòng thế nào, tôi học theo thế.
Mẹ tôi giấu ông nội và bố tôi sắm cho tôi cái bút chì và quyển vở. Sở dĩ phải giấu như thế vì ông nội tôi bảo tôi hãy còn non nớt, học sớm quá không tốt. Sợ sau này tôi còi cọc không lớn được, hoặc ảnh hưởng đến trí óc, phát triển không tốt.
Thực ra lúc này tôi chẳng thua kém bao nhiêu những đứa trẻ khác đến đây học.
         Anh cu Tý đã thôi không phải cõng tôi như những năm trước vì tôi đã lớn, cao gần bằng vai anh ấy rồi. Khi nào nhà tôi bấn việc anh ấy sang làm mấy buổi, còn không thì theo bố anh ấy đi đánh gốc tre thuê.
Bác Tỏm bây giờ có thêm nghề đánh nhủi.
            Mùa nước rút, đồng làng tôi còn đọng cả một vạt đất rất rộng ngập nước. Ở đó tôm cá khá nhiều. Đấy là nơi chiều nào bố con bác Tỏm cũng ra đấy đẩy nhủi, tối nhọ mặt người mới về.
Không hiểu tại sao lúc đấy tôi không thích thú lắm với công việc này của cha con bác?
Chỉ mãi sau này, lâm vào cảnh ba đào, trò đánh nhủi này mới nhắc nhớ tôi. Cũng chính cái nghề không lấy gì làm sang trọng này đã cứu giúp tôi qua bao đận khó khăn. Kể cả khi tôi đã trở thành “người giáo viên nhân dân” của thời bao cấp mấy chục năm sau.
Tôi ngồi sau cái cột đầu hè, lắng tai nghe từng lời thầy Tú, như thể một học viên chính thức của trường. Tôi khe khẽ học cách phát âm, cách đánh vần, nắn nót viết từng chữ cái vào quyển tập của mình. Hình như thày giáo biết, nhưng ông làm như không để ý gì.
Chính nhờ cách học này, luôn đi trước một bước, năm sau tôi nhập học không mấy khó khăn
Nhưng đến khi đó, Thầy Tú đã không dạy ở trường. Sở liêm phóng cho người về bắt vì tội tình nghi thầy có chân trong một hội kín, hội hở gì đó ngoài Hà Nội.
Hôm ấy trời vừa mưa xong. Bầu trời nặng trĩu những đám mây xám đục, màu chì. Nước ngoài sông dâng cao, ngầu đỏ một màu như mắt người đau mắt hột. Chiếc ca nô áp sát bờ sông. Đám lính súng ống, nai nịt chạy vội vã từ dưới sông lên, ập vào lớp học. Dẫn đầu là một ông Tây râu xồm, mũi lõ, mắt xanh như mắt mèo đen, đeo súng ngắn xệ bên hông. Bốn năm người Việt đi theo đeo súng dài, đội mũ bê rê, nét mặt căng thẳng, nghiêm trọng.
Đúng ra họ phải tới nhà hội đồng, làm việc với hương chính làng sau đó mới có việc khám xét hay bắt người. Nhưng hôm nay ngoại lệ, họ không làm như thế.
Tối hôm ấy ở nhà tôi không thắp đèn tọa đăng như mọi khi. Chỉ thắp đèn Hoa kỳ, khêu nhỏ lửa. Không khí trong nhà ngột ngạt, im ắng nghe thấy cả tiếng muỗi kêu, tiếng con thạch sùng chắt lưỡi rất khẽ trên xà nhà. Ông tôi bảo với bố và các chú tôi:
- Người ta bắt người khẩn cấp thế là có việc nghiêm trọng. Lại không qua chức việc của làng xã, là họ nghi ngờ có sự thông đồng. Ông giáo lại là chỗ thân tình với nhà mình. Các anh phải kín miệng, chớ có nói linh tinh mà khốn cho cả nhà.
Bố tôi và các chú tôi im thít, không ai nói điều gì.
Mấy ngày liền trong nhà tôi cứ nơm nớp, phập phồng lo sợ không biết rồi sau đó sẽ xảy ra chuyện gì?
Đúng là việc quan, có lúc nóng như nước lã. Chẳng có chuyện gì xảy ra.
           Lớp học mãi đến nửa năm sau mới tìm được ông thày khác về làng dạy thay thầy Tú Ất.
          Ông thầy này người gày gò, ít nói, hay ho sù sụ. Ông ở luôn cái chái nhà lớp học, không mấy khi đến chơi nhà tôi.
Tôi học ông được hai năm thì xảy ra nạn đói năm Ất Dậu.
Một năm sau này người ta bảo "xảy ra nhiều biến cố long trời lở đất".
Năm đấy người chết đầy đường. Năm kết thúc thế chiến thứ hai. Năm nhà nước phong kiến ở xứ sở này vĩnh viễn không tồn tại. Thành lập nước Cộng Hòa, rồi Nhật đảo chính Pháp, đầu hàng đồng minh… Toàn những sự kiện ghê gớm, đầu óc một thằng nhóc tì như tôi không sao hiểu và cắt nghĩa được. Có hỏi người lớn cũng không nói, hoặc giải thích theo kiểu người lớn chưa chắc đã hiểu. Có hiểu thì cũng rất mù mờ, sai lạc.
Đột nhiên ông Tú Ất trở về. Ông chỉ qua nhà tôi có một lần rồi ở hẳn ngoài Hạc Trì. Ông nội tôi bảo bây giờ ông ấy giữ cương vị gì to lắm của chính phủ kháng chiến.
Đối với tôi sự kiện ấy chỉ thoáng qua. Một là tôi không hiểu, hai là vì tính chất quan trọng của nó, với đứa trẻ như tôi, có gì để quan tâm?
         Ấn tượng nhất đối với tôi lúc bấy giờ và cả sau này nữa là một việc khác. Hôm đó phiên tôi trực nhật, phải đi sớm hơn ngày thường để quét lớp. Vừa bước chân vào lớp học, tôi vướng ngay phải chân một người đàn ông nằm dưới đất. Tôi loạng choạng suýt ngã nhào nằm đè lên người ông ta.
Định thần nhìn lại, tôi thấy người này mặt tím ngắt, rớt rãi sùi bọt hai bên mép, mắt mở trắng dã, trọn ngược.. Ông ta đã chết từ bao giờ rồi!
Tôi sợ, quăng cả túi sách, quăng cả chổi, chạy thở không ra hơi. Cả nhà hốt hoảng nhìn bộ dạng tôi lúc ấy chạy về, cứ gặng hỏi, nhưng tôi không trả lời.
Tôi ốm.
Một tuần sau mới khỏi.

( Còn nữa..)





Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGUYỄN KHOA ĐIỀM:


SỰ TẦM THƯỜNG

Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn
Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
Mơ ước nào cũng có giá.
Đôi người nhắc nhở rằng
Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.
Đức Phật từ bi
Xin người đừng mắng tôi
Khi tôi nói lắm kẻ muốn ngài ngậm miệng ăn tiền
Với tờ giấy bạc trên miệng.
Sự tầm thường thật kín kẽ
Mặc những tấm áo đúng thời tiết
Tụ tập trên các diễn đàn
Nói lời rỗng
Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự
Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
Chúng ta có đủ mọi phong trào, các cuộc họp liên miên
Để chỉ nhõn sắm ra sự tầm thường
Tai quái.
Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ
Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu
Họ đâu biết tiếng “ keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả !
Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
- Thay vì bước vào phòng họp –
Để xua cán bộ làm việc.
Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
Để tham gia nhóm lợi ích.
Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi …
Đôi khi tôi tin rằng chúng ta thua cỏ
Vì cỏ có thể lụi đi để sống lại
Tốt tươi hơn
Mãnh liệt hơn
Trong khi sự tầm thường đóng bộ áo
Tang chế, nhạt nhòa
Cúi đầu
Đi sau cái chết

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lột ( TXH )

Miên kể với bọn chúng rằng Miên thường tự lột da mình.
“Tao làm miết, và làm ngon lành!”
Bọn chúng không tin có kẻ nào đó lại ngu đến nỗi tự đi lột da mình. Bọn chúng cho rằng đó chỉ là một cách nói ẩn dụ.
“Đệch! Ẩn dụ cái lềnh!”
Miên đứng dậy và ngay trước mắt chúng, lột phăng bộ da của mình như cởi một bộ đồ lặn. Bộ da còn hơi non nên một số chỗ bị rách. Miên ném phịch bộ da đó lên bàn. Bọn chúng đưa tay sờ mó vào bộ da, nhăn mặt nghĩ ngợi. Một số đứa sờ vào tấm thân trần truồng nóng hổi của Miên. Chúng ấn ấn vào những mạnh máu, có đứa còn kéo căng những sợi gân của Miên rồi thả chúng đánh bạch một cái vào da thịt.
“Đệch! Bọn mày đâu có đui?”
Chúng hỏi tại sao Miên phải tự lột da mình.
“Bọn đéo nào cũng hỏi câu ấy, ngu vãi banf” Miên nghĩ.
“Làm trò chơi vui!” Miên trả lời.
Bọn chúng nói rằng như thế thì thật ngu xuẩn, trừ khi Miên có một lý do nào khác. Mặt bọn chúng đần ra.
“Tao thà tự lột da mình, chứ đéo để bọn chó đẻ đó lột da tao!”
Chúng hỏi bọn chó đẻ nào thế.
“Bọn nào cũng chó đẻ hết, cả bọn mày. Bọn mày tưởng bọn mày ngon lắm hả? Bọn mày chỉ chăm chăm lột da tao, nhưng bọn mày sợ tao biết. Bọn mày muốn đợi lúc tao ngủ say.”
Chúng nói rằng chúng chẳng có lý do gì để lột da Miên cả. Chúng muốn làm bạn với Miên.
“Bạn bè cái đéo giề! Có khi bọn mày đã lột da cả trăm người rồi.”
Bọn chúng phản đối dữ dội. Bọn chúng thề có Chúa, bọn chúng chưa bao giờ lột da một người nào. Đây là lần đầu tiên chúng nghe đến chuyện đó.
“Vậy thì bọn mày cũng sẽ bị bọn chó đẻ lột da!”
Chúng sợ hãi. Chúng xúm lại quanh Miên và hỏi tại sao bọn chó đẻ đó lại muốn lột da chúng.
“Vì vợ con chúng khoái ăn những bộ da của người khác, và bọn chúng sẽ lột da bất cứ tên nào không phải là chó đẻ. Vậy đấy!”
Chúng hỏi Miên có cách nào để chúng có thể trở thành bọn chó đẻ.
“Cứ đi lột da người khác nhiều vào, bọn mày sẽ là chó đẻ, ngay lập tức!”
Chúng nói chúng không đủ can đảm.
“Đúng thật! Làm bọn chó đẻ đâu có dễ!”
Chúng hỏi có cách nào để vừa không phải làm bọn chó đẻ, lại vừa không phải tự lột da mình. Miên điên tiết với bọn chúng. Miên rít lên rằng chỉ một trong hai cách. Chúng hỏi Miên tự lột da như thế thì có đau không.
“Chẳng đau chút nào cả, khi biết cách. Nếu để bọn chó đẻ lột thì đau đến chết được, vì chúng toàn làm ẩu. Chúng dùng dao chứ chẳng dùng tay đâu! Tao đã bị một lần.”
Chúng hỏi nếu chúng tự lột da rồi thì bọn chó đẻ có tìm đến chúng nữa không.
“Không, nếu bọn mày lột thường xuyên. Bọn chúng sẽ chẳng còn cái đéo gì để lột cả.”
Chúng thừ người nghĩ ngợi. Rồi chúng lại hỏi thế có ai lột da bọn chó đẻ đó không.
“Chẳng có ai đụng đến bọn chó đẻ cả. Nhưng chúng sẽ chết ngạt trong những bộ da cũ rích và dai nhách. Chúng chỉ quen lột da người khác mà đéo biết rằng thỉnh thoảng chúng cũng nên tự lột da chính mình.”
“Tới lúc tao phải về.” Miên nói và với tay lấy bộ da trên bàn.
Một kẻ đến trước mặt Miên và khẩn khoản nhờ Miên bày cho hắn cách lột da. Miên chỉ cho hắn, và hắn tự lột da hắn một cách ngon lành, dù có lúc hắn cũng rên lên vì đau vì da nơi mặt và chỗ bìu dái của hắn mãi mới chịu bong ra. Miên nói rằng sẽ quen thôi. Những lần sau sẽ có cảm giác sung sướng. Hắn nói không ngờ lại dễ dàng đến thế. Hắn đã thấy sung sướng rồi, và nhẹ nhàng nữa. Miên cười. Một số kẻ khác cũng đang đưa tay lên đầu và bắt đầu lột da mình. Một số kẻ khác nữa thì hứa sẽ làm thử ở nhà. Miên biết rồi chúng sẽ làm, nếu chúng không muốn bị khốn đốn với bọn chó đẻ.
“Làm gì với những bộ da đã lột?” Chúng hỏi.
“Dùng chúng cho bữa tối. Tao vẫn thường làm vậy. Luộc hay trộn vả tuỳ thích.”
Chúng nói rằng chúng chưa ăn như thế bao giờ.
“Không thì đốt đi. Nhất quyết không được để bọn chó đẻ lấy mất, thế thì có khác gì bọn chó đẻ vẫn được ăn mà chẳng phải tốn chút công sức nào!”
Chúng gật đầu và cười thú vị. Miên cũng cười. Miên biết chúng tin lời Miên. Miên nói với chúng rằng Miên rất khoái khi nghĩ đến cái cảnh bọn chó đẻ trở về nhà mà không kiếm chác được gì. Có khi vợ chúng sẽ lột da chúng để làm bữa tối. Cả bọn cười rộ lên và vỗ tay tán thưởng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Động loạn:


TTX VỈA HÈ ANH BA SÀM THÔNG BÁO DỜI NHÀ 
ĐỊA CHỈ MỚI: basam.info
THỜI GIAN: TỪ 1 THÁNG 6 NĂM 2013

Từ 1 tháng 6, Ba Sàm sẽ dọn về nhà mới, ở địa chỉ:www.basam.info

Đây là một trang web được xây trên nền WordPress, với giao diện cũ để độc giả không cảm thấy bỡ ngỡ khi vào nhà mới.

Đến nay, dù đã đã làm nhiều cách để giành lại quyền kiểm soát blog Ba Sàm nhưng chúng tôi chưa thật sự yên tâm về khả năng tự vệ của WordPress, cho nên chúng tôi quyết định làm một trang web mới, có khả năng tự vệ tốt hơn.

Như quý vị đã biết, trong 5 năm qua, trang Ba Sàm đã bị tấn công ba lần. Lần nặng nề nhất là cách nay khoảng ba tháng và mục tiêu có lẽ vừa là tiêu diệt blog, vừa làm những người thực hiện trang Ba Sàm nản lòng, bỏ cuộc.

Tuy nhiên, vì đã xác định rằng, sẽ chỉ ngưng làm việc khi không còn được độc giả quan tâm, chúng tôi cố gắng để Ba Sàm vẫn là Ba Sàm.

Đến nay, chúng tôi đã khôi phục được khoảng 99% dữ liệu cũ (khoảng 1.800 bài), chỉ bị mất chừng vài chục bài. Đó là những tin – bài đã đăng trong hai khoảng thời gian: từ 13/01/2013 đến 31/01/2013 và từ 26/02/2013 đến 28/02/2013 bị mất do việc backup bị gián đoạn. Và những tin – bài đã đăng trong nửa đầu của tháng 03/2013 (thời điểm trước và sau khi blog Ba Sàm bị tấn công).

Xin thưa thêm là cũng có một số bài không còn hình ảnh, âm thanh và các file đính kèm vì chúng tôi tự xóa để đề phòng hacker chèn mã độc (chúng tôi không dùng lại bất kỳ file nào còn trong các blog đã từng bị hacker kiểm soát). Trong tương lai, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung toàn bộ những tin – bài hiện đang còn thiếu.

Cũng xin nói thêm rằng, ngoài basam.info, chúng tôi còn có Facebook Ba Sàm, cũng là nơi cập nhật tin tức, giới thiệu bài vở, do BTV phụ trách. Mặt khác, do quá bận rộn, chúng tôi chưa thể cập nhật tin, bài trên Basam News ở Facebook và Twitter. Ngoài các trang vừa kể, những trang còn lại không phải của chúng tôi.

Nhân đây, một lần nữa xin chân thành cảm tạ tất cả các vị độc giả đã động viên, hỗ trợ chúng tôi về mặt tinh thần, bày tỏ sự cảm thông, mong muốn chia sẻ những khó khăn trong thời gian chúng tôi bị tấn công. Cũng xin cám ơn những vị độc giả đã mở blog tặng chúng tôi, những vị đã đề nghị hỗ trợ chi phí liên quan tới việc làm blog và website. Dẫu không dám nhận nhưng chúng tôi thật sự biết ơn tất cả những việc làm, lời đề nghị đó.

Trân trọng,
BTV
BỌ LẬP - chủ trang QUÊ CHOA THÔNG BÁO:

Blog Quê Choa (quechoa.vn) bị chặn tứ tung, nay Bọ Lập chuyển sang quechoa.info
Kính mời bà con ghé chơi.  Trân trọng cám ơn.

TRẦN NHƯƠNG.COM THÔNG BÁO 

Alô alô alô 
Thứ tư ngày 29 tháng 5 năm 2013 10:43 AM

Thưa bạn đọc ! 


Trong những ngày tới website Trannhuong.com sẽ có sự chuyển đổi sever nên tạm dừng hoạt động một thời gian ngắn. Xin bạn đọc thông cảm cho công việc kĩ thuật cần thiết. Hy vọng sẽ trở lại sớm phục vụ bạn đọc.  
Trần Nhương


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ thẩn:


NGÀY BUỒN
                                Thân tặng N.

Ngày thật buồn
Đó là ngày anh đi buôn
Buôn chúa buôn vua, học đòi anh Thuyết
Nghề đó xưa nay chưa từng trên đất Việt,
Nên ngày thật dài và
 ngày không bình yên..

Ngày thật dài đó là ngày mưa tuôn
Mấy đứa bạn xa đã lâu không gặp mặt
Tên hàng xóm cận kề gang tấc
Lúc nào cũng đeo mặt nạ
nên ngày thật buồn!

Ngày thật buồn
khi tình đã trơn
Ai gục ngã giữa màu son phấn lạ?
Ai lừa ai, lừa chính mình không sợ?
Đời quá hoang vu giữa đông đúc mọi người?

Bây gờ thì chỉ còn anh và tôi
Đời buồn hay vui lúc này không đáng kể
Ngày không viết, không nói lời vô lý
Không nghĩa gì đâu..
Ngày buồn anh và tôi!


Phần nhận xét hiển thị trên trang