Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Đọc truyện đêm khuya:


ÂM BẢN

Đúng ra chưa qua “bảy bảy bốn mươi chín ngày”, vong còn chưa tụ sau sự biến kinh hoàng “hồn siêu phách lạc”. Vong chưa thể siêu thoát, rong ruổi đi đâu, xuống địa ngục hay lên cõi niết bàn.
May nhờ có những đợt gió heo may nên X mới có thể tới đây. Khi còn ở cõi thế, ngoài việc giúp đỡ người này người khác, chướng nghiệp hầu như X tạo nên không quá nặng nề. Nhờ vậy mới có cuộc trở lại đất này vào một đêm tối trời như đêm nay. Lúc bấy giờ dọc sông gió hun hút thổi, cảnh vật yên ắng. Duy nhất khu nhà của anh đèn đuốc vẫn sáng trưng, tiếng nhạc tưng bừng. Có chuyện chi lạ vậy?
Khi người ta đã về cõi khác, mọi khái niệm về cuộc sống cũ đều thay đổi. Có thể vui biến ra buồn hay ngược lại giống như âm bản hồi ở dương thế X còn võ vẽ biết về nghề ảnh.
Thực tình lúc này anh không hiểu đang xảy ra chuyện gì?
X kéo lại vạt và cài lại khuy cổ áo véc làm bằng giấy bồi màu đen như thuốc súng cho đỡ lạnh. Cơ thể trong suốt còn yếu ớt của anh vẫn run lên. Nhất là khi gặp ánh đèn lade chiếu lên từ mặt đất, hoặc tiếng xe gắn máy bọn trai trẻ nghịch ngợm tháo bỏ ống pô rú rít. Anh định thần nhìn về ngôi nhà một thời mình sinh sống. Qua tán lá lòa xòa X nhìn thấy người đi lại nhộn nhịp, nói cười rầm rĩ. Thoáng có chút tự ái: Không lẽ sự ra đi của mình khiến đám người đó dửng dưng, vô tình và sung sướng đến thế sao?
Đã là vong thì không còn nước mắt, chỉ thấy nhói buốt ở trong lòng..
X nhìn thấy nàng. Nàng vẫn chẳng khác xưa bao nhiêu. Vẫn tay cầm điếu thuốc ve vẩy điệu bộ ra dáng bà chủ. Vẫn khuôn mặt có gò má cao, cặp môi dày thâm thâm và cặp mắt tròn vo vo nằm dưới đôi long mày xênh xếc. Tự nhiên anh có ý nghĩ rất lạ lùng: Còn người này có nét gì gọi là nữ tính đâu? Có gì hấp dẫn đâu mà ngày ấy mình rời bỏ quê nhà lên sống với nàng hơn hai chục năm trời? Hai chục năm ấy ngoài cái nghề thợ mộc bất đắc dĩ, khổ cực, mình chẳng có mấy ngày thảnh thơi. Anh đã có với nàng hai đứa con trai. Thằng lớn thấp dùn dụt, đầu bút thép, đít xê xệ như gà mái vỡ bọng trứng. Thằng bé cao ráo giống mình, nhưng mặt lại không giống. Mặt nó lưỡi cày, mắt dã trắng, môi cong. Chính vì hai đứa này mình không nỡ rời, ở với nàng cho đến khi vết thương cũ tái phát, vợ cũ dưới quê lên đón mình mới trở về nơi chôn rau cắt rốn. Trước đó anh đã kịp lo vợ cho thằng anh.. Có lẽ đám ồn ào này là lo nốt cho thằng em? Không phải thế chứ? Bố chết chưa đủ trăm ngày đã lấy vợ còn gì là đạo hiếu? Hay tôn ti trật tự của dương thế bây giờ đã thay đổi, không còn như trước?
Lòng bàng hoàng kinh hãi và lo sợ cho người thời nay. X chưa vội đáp xuống sân nhà mình. Mà ồn ào thế kia, đèn sáng như vậy có muốn xuống vào lúc này cũng không thể xuống được. X ngả mình lên một cành cây. Một cành cây không hiểu vì sao lại có dáng cong cong như hình cái cáng cứu thương năm nào khi người ta đưa anh từ mặt trận về..
Anh định chờ cho bên dưới yên ắng sẽ bay xuống, tìm hiểu xem sự nhẽ dưới đó hư thực ra sao.
Đêm cuối năm trời không có lấy một vì sao. Gió ngăn ngắt lạnh. Y hệt cái lạnh đêm tiểu đội đặc biệt của anh mò rừng trinh sát trận địa quân địch. Pháo lớn từ MalePo cứ cách mười lăm phút lại như trận mưa lửa xé rách bầu trời. Cuộc đấu pháo hàng năm trời giữa hai bên chưa phân ngã ngũ. Hỏa tiễn Cachiusa của cả hai bên như giàn nỏ thần khổng lồ điểm vào sau mỗi trận đấu pháo làm rung chuyển cả bầu trời và mặt đất. Có cảm tưởng như không còn bất cứ sinh vật nào sống sót được dưới trận mưa thép và lửa. Từng mi li mét một, không chừa một chỗ nào không có sự hiện diện của những mảnh thép chết chóc kinh hoàng gieo rắc khắp nơi.
Vậy mà tiểu đội của anh vẫn tồn tại. Họ sống bằng mì tôm khô, mắm tép cô đặc và khí trời nồng nặc mùi thuốc súng.
Ta và địch chỉ cách nhau trong gang tấc. Nghe cả tiếng ầm ồ, léo nhéo của chúng vang từ vách hầm cách đấy vài ba mét.
Chiến tranh hiện đại bỏ qua những khái niệm, quy chuẩn thông thường. Không hẳn trội về số quân, về binh lực, hỏa lực mà có thể nuốt chửng đối phương như cái đầu nóng, ngu xuẩn và điên rồ của một số kẻ từng nghĩ. Chiến thuật biển người xem ra không mấy kết quả. Quân càng đông thương vong càng nhiều. Ăn nhau ở sự tinh nhuệ về con người và vũ khí. Ăn nhau ở lòng quả cảm và sự thông minh của mỗi chiến binh và quan trọng nhất là ở mưu lược của người chỉ huy, người chịu trách nhiệm với từng tấc đất biên thùy, sinh mệnh của chiến sĩ.
Bây giờ nhớ lại, vong X như thấy vừa mới đây thôi.
Cuộc đời vốn không dài, những chuyện như thế dễ gì quên được?
**
“Tôi sốt li bì. Vết thương bên hông nóng như áp lửa. Thỉnh thoảng một cơn đau lóe lên từ chỗ ấy, cảm giác đau buốt chạy dọc sống lưng nhói đến đỉnh đầu. Cả ngày nửa phần thân thể tôi để trần để dễ thay băng gạc và lau rửa vết thương. Có thể là một mảnh đạn cối hay mìn lá cắm vào chỗ đấy. Người ta đã lấy mảnh đạn đó ra rồi nhưng ngờ rằng nó có chất hóa học nên vết thương chậm lành.
Người tôi như kiệt hết nước, chỉ còn da bọc lấy xương. Có cảm giác nếu châm vào lửa, thân thể này sẽ bùng cháy như vỏ một cây thông. Thứ thông đuôi ngựa mọc hoang dại gần chốt đã cụt ngọn, long gốc nằm chềnh ềnh ngay trước miệng hầm. Lúc đầu chúng tôi định đẩy nó ra xa để dễ ra vào. Một tay lính trẻ măng người Thanh Nghệ bảo cứ để đó, nó tác dụng như một tấm chắn miệng hầm. ( Tôi nhớ hồi đó lính giữ chốt phần nhiều là người Thanh- Nghệ - Tĩnh. Có nhiều lời bàn về chuyện này lắm, nhưng không hiểu vì sao mãi sau này tôi mới rõ ?).
Sau trận đánh bị một tên quân báo phản bội, đơn vị tôi tổn thất khá nhiều. Những đứa bị thương nặng đã chuyển sâu về tuyến sau. Tôi nhẹ hơn nên được chuyển về đây. Lúc đó tôi chưa thông thạo vùng này. Chỉ nghe bảo đó là một làng phần đông người dân tộc, nằm bên một con sông có đến mấy cái tên. Về việc này tôi không hiểu. Sau này ở lâu mới biết con sông nước lúc nào nước cũng đục ngầu, đỏ xậm như đang mùa lũ bởi pháo dội. Nó qua địa danh nào thì gọi tên theo địa danh ấy. Và nữa, nó vốn xanh trong từ ngàn vạn năm rồi, lần đầu tiên bây giờ mới đục ngầu, nước đỏ pha máu như thế..

Đoàn cứu thương tiền phương sau khi lấy mảnh đạn và băng bó cho chúng tôi xong gấp rút chuyển về tuyến trên. Chỉ để lại một hai người cùng dân làng hàng ngày chăm sóc chúng tôi.
Nàng là một trong số các cô gái của đội dân công hỏa tuyến tại chỗ của cái xã heo hút này.
Hàng ngày nàng lau rửa vết thương, tiêm thuốc kháng sinh và nhắc tôi uống thuốc. Kiêm cả việc giặt rũ và nấu nướng phục vụ thương binh.
Nàng không đẹp, quá lứa, nhưng rất tận tình. Tóc nàng búi cao, ban đầu tôi cứ ngỡ nàng là đàn ông. Ngay cả tiếng nói cũng rất giống nam giới.
Tôi hết sốt nóng lại sốt rét. Ký sinh trùng sốt rét thường nhằm khi cơ thể kém sức đề kháng mà hoành hành.
Những lúc như thế, có bao nhiêu mùng mền, bao nhiêu chăn nàng đắp hết cho tôi. Lúc cơn rét cao trào người tôi run lên bần bật. Nàng không biết làm thế nào, quên cả việc ý tứ ôm chặt lấy tôi để tôi đỡ lạnh. Kỳ lạ thay hơi ấm đàn bà, dù đàn bà không đẹp cũng có hiệu nghiệm kì lạ. Cơn sốt từ từ lui đi. Chiếc áo tôi đẫm mồ hôi, thấm cả sang mặt, sang ngực nàng. ( Có người sau này giải thích hiện tượng kì lạ ấy là bởi xuất hiện xung điện do dòng điện sinh học tạo ra ). Nàng có vẻ lúng túng sau những phút như thế. Hai gò má cao của nàng ửng đỏ. Tuy sức còn yếu, không hiểu tại sao lúc đó tôi có cảm giác rất lạ. Thấy nàng gần gũi như một phần thân thể mình. Khái niệm về cái đẹp cũng rất kì quái, thấy nàng đáng yêu, đáng mến làm sao!
Thực ra nàng chỉ làm theo bổn phận của mình. Tôi lại nghĩ khác. Nàng có cần tận tụy, lo lắng đến thế không?
Nàng cẩn thận đút cho tôi từng thìa cháo. Y như hồi tôi còn bé mẹ tôi thường ép mỗi khi tôi ươn người. Tôi cảm động và biết ơn, Còn nàng bước qua một khoảng cách vì vết thương tai quái của tôi khó mà giữ ý tứ mãi được.
Vết thương của tôi kín miệng. Tôi định xin phép nghỉ ít ngày về thăm nhà. Người vợ mới cưới của tôi trước khi lên chốt không hiểu vì sao không thấy lên thăm? Có lẽ đường lên biên giới xe cộ khó khăn. Những người không có nhiệm vụ cần thiết không được vào vùng chiến sự. Cũng có thể người ta giữ kín chuyện này. Bí mật quân sự không phải lúc nào cũng có thể thông báo cho thân nhân nếu không thực sự cần thiết.
Cũng có thể.. Biết bao nhiêu phỏng đoán làm lòng dạ tôi rối bời, xôn xao..
Nàng khuyên tôi ở lại thêm ít ngày cho sức khỏe hồi phục đã. Đi lại lúc này đến người lành lặn còn khó khăn, đừng nói vừa bị thương như tôi. Nghe rất có lý.
Để tôi khuây khỏa, nàng đưa tôi về nhà nàng cách đấy mấy cây số. Nơi mà bây giờ, tôi ngồi đây, trên ngọn cây này trong đêm khuya khoắt mà dưới kia rực sáng ánh đèn..”

***     
“ Một trăm ngày trước. Tại thế. X cảm thụ cuộc sống không như bây giờ. Lúc đó anh gần như phát điên lên.
Dương bản hàng ngày làm anh ngán đến tận cổ. Chao ôi mục tiêu ban đầu thời trai trẻ với cái kết cục hiện tại không thể chấp nhận được.
 Không biết tự lúc nào X bị lôi kéo vào nạn đỏ đen. Ngôi nhà gỗ năm gian chính anh làm thợ cả phải gán vào tay người khác. Ngôi nhà tạm mới được mấy tháng, tự nhiên tự lành nửa ngày bốc cháy đùng đùng. Người ta nghi ngờ là có kẻ phá hoại? Nào mình có ăn ở ác với ai đâu? Hay sự hiện diện của mình ở đất này làm gai mắt một kẻ nào đó?
X đã định về HH, vùng quê ven biển, nơi cha sinh mẹ đẻ ra mình. Lại sợ thiên hạ cho mình là thằng hèn, thấy lúc vợ con khốn khó tìm nước tháo lui. Tuy rằng chả có sự nào ràng buộc, X cũng không thể tùy tiện ra đi. Tuy chẳng đăng ký đăng kèo, cưới xin gì thì nàng cũng đã có hai đứa con với mình. Điều đó còn sâu sắc quan trọng hơn nhiều mọi thủ tục lễ nghi. Rồi những ngày nàng chăm sóc, lo lắng cho mình không dễ gì quên đi hay bạc bẽo cho được..
Sau hội nghị Thành Đô, biên thùy im tiếng súng. Đáng lý ra quân, X về với người vợ cũ. Những tin tức anh nắm được về ả, đã khiến X không muốn trở về. Nghe đâu suốt thời gian chiến sự, ả cặp kè với một gã thủy thủ tàu viễn dương..
 Thập kỷ tám mươi là thập kỉ khốn nạn với nhiều gia đình. Nhưng là khó khăn chung chứ đâu chỉ là nỗi khổ của riêng ả? Từng nghe có gia đình không còn hạt ăn sống người bèn rang mớ ngô tẩm thuốc trừ sâu để “sống chết có nhau, vẹn nghĩa, trọn tình”.

Vậy là X chọn cách ở lại bên bờ sông này sống với người đàn bà quá lứa nhỡ thì là nàng bây giờ.
Con người có thể tránh được con đường không muốn đi, ngôi nhà không muốn ở, nhưng không thể tránh được số phận dành cho mình..
Ở lại, cuối cùng không phải là lựa chọn hay.
Có sống gần, ở lâu mới biết lòng người.
Tổ ấm mới nào đã hay?
Nghề thợ mộc cắm cổ đục đẽo suốt ngày không lại được. Cái xóm “con cò” nằm bên bờ suối y thể “xứ u tì quốc”. Buồn và hoang vắng không sao chịu nổi. Không có trò gì giải khuây ngoài trò cờ bạc. Ban đầu X rất dị ứng, nhưng rồi phải theo “phong trào” nếu không muốn bị cô lập.

Một trăm ngày trước.. Một buổi chiều có tốp người lạ mặt ập đến nhà. Nàng đang ghi số đề cho mấy người xã trên. Họ rút thẻ và lập biên bản tại chỗ. Hôm ấy vết thương cũ của X tái phát. ( Đó là vết thương có thêm khi lần thứ hai X quay trở lên “chốt”). Khi tỉnh lại thằng con thứ hai bảo: “ Họ đưa mẹ về công an huyện rồi bố ạ!”. Hôm sau X xuống CA huyện tìm người quen. Không biết họ đi vắng thật hay tránh mặt? Không gặp ai.
Nửa tháng sau thì phiên tòa mở.. Cũng là lúc vợ cũ ở quê và đứa con gái lên đón anh về. Vàng vọt, xanh xao, đi không nổi.. thôi thì cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Phần kết của dương bản ấy đến bây giờ X vẫn chưa hiểu nó diễn tiến như thế nào?
Nàng và hai đứa con làm thế nào để qua cầu thoát nạn? Theo như kết luận của tòa với ba năm tù giam, nàng lúc này không thể có mặt ở nhà để lo cưới vợ cho con! Cách nào nhỉ? Lo lót hay được ân xá?  Đúng là cuộc đời nhìn qua âm bản thì không sao có thể biết được. Mọi cái cứ tỏ tỏ, mờ mờ!”
Mới nghĩ được bấy nhiêu điều, vong X đã choáng váng. Đã là vong ít có thói quen nghĩ ngợi, chỉ trông vào sự tinh anh. Nghĩ nữa linh khí sẽ tan hòa vào đám sương đêm lạnh lẽo.
X quyết định không chờ thêm nữa, nhao xuống.
Rạp đám cưới tự nhiên tắt điện. Tiếng la hét hoảng loạn khi có làn gió lạnh ào tới.
Ba bề tối thui. Có giọng khàn khàn như giọng đàn ông:
- Biết rồi, ở đâu cứ ở nguyên đấy!
Một bóng khệnh nệnh bước ra giữa sân quay ra phía ngọn cây gạo chỗ vong vừa đậu. Người đó rì rầm khấn vái hồi lâu. Điện sáng trở lại. Nhưng từ đấy loa đài hỏng không sao chữa được nữa.

Ngày hôm sau cũng vậy.
Có người nói vu vơ:
- Nhà đang có tang, dẫu làm đám cưới cũng không nên bật nhạc, như vậy mới phải phép!

X đã trở lại ngọn cây, nhưng đang là ban ngày nên anh không nghe rõ điều này. Trước mặt, sau lưng anh đang là một âm bản mênh mang. Nếu cựa mạnh, anh sẽ tan như hơi nước đang dập rờn trên đám cỏ bờ sống kia.
Chỉ có tiếng pháo nổ lúc này may ra mới cảm thấy được. Tiếng nổ luôn là nỗi ám ảnh cả mấy kiếp người, nó luôn áp đảo tiếng của con người, tiếng của chim muông hay bất kì thứ tiếng nào khác!

===========






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sao lại ra thế này?

Nợ công đã lên tới 95% GDP?

(Dân trí) - Tổng nợ công năm 2012 ước tính khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của DNNN và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP.

 >> Nợ công Việt Nam bao nhiêu là “ngưỡng an toàn”?
 >> Nợ công của Việt Nam gần 1,4 triệu tỷ đồng
 >> Mỗi người dân Việt Nam gánh gần 800 USD nợ công

Đồng hồ nợ công của Việt Nam trên Economist: Mỗi người dân cõng trên lưng 817,74 USD nợ công.
Đồng hồ nợ công của Việt Nam trên Economist: 
Mỗi người dân "cõng trên lưng" 817,74 USD nợ công.

Tại báo cáo nghiên cứu "Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam", Uỷ ban Kinh tế cho biết, tính đến hết năm 2011, tổng nợ công của Việt Nam vào khoảng 54,9% GDP, trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 30,9% và 24,0% GDP. Các con số tương ứng ước tính cho năm 2012 là 55,4% GDP; 29,6% GDP và 25,8% GDP. 
Tuy nhiên, theo nhận xét của Uỷ ban, rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Vấn đề nằm ở những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả - mới là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công Việt Nam. Cụ thể, khoản nợ nước ngoài của khu vực tư, mà chủ yếu là DNNN, không được Chính phủ bảo lãnh chiếm 10,6% GDP.

Ngoài ra, nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN theo ghi nhận tại đề án Tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính (2012) cũng chiếm xấp xỉ khoảng 16,5% GDP. Nếu tính đến các con số này và cộng với các khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN, Uỷ ban Kinh tế cho biết, nợ công Việt Nam sẽ lên tới xấp xỉ 95% GDP!

Tỷ lệ này rõ ràng đã vượt xa so với ngưỡng an toàn (60% GDP) được khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Đồng thời, cao hơn nhiều so với tỷ lệ được công bố trên Đồng hồ nợ công thế giới của Economist.


Cấu trúc nợ công của Việt Nam.
Cấu trúc nợ công của Việt Nam.

Hiện nay, theo định nghĩa, tổng nợ công là nợ trong nước và nợ nước ngoài của khu vực công, bao gồm nợ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương nhưng không bao gồm nợ của DNNN, kể cả những doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn. Chỉ có nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh mới được tính vào tổng nợ công.

Nợ nước ngoài tính bằng nội tệ tăng với tốc độ chóng mặt

Uỷ ban cũng lưu ý rằng, mặc dù nợ nước ngoài có thể được hưởng lãi suất thấp song lại tiềm ẩn đầy rủi ro về tỉ giá. Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ khiến cho gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ tăng lên.

Các chủ nợ lớn của Chính phủ Việt Nam bao gồm Nhật (chiếm 34,3% tổng nợ) và các tổ chức quốc tế như IDA (24,9%) và ADB (15,0%). Mỹ và khối EU chỉ chiếm lần lượt 0,3% và gần 6,9% tổng nợ của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên nợ theo đồng tiền của các nước/khu vực này lại chiếm tỉ trọng lớn.

Theo nhận xét của Uỷ ban, các chủ nợ thường có xu hướng sử dụng những đồng tiền mạnh, và việc vay nợ theo các đồng tiền mạnh này khiến nợ nước ngoài chịu rủi ro cao khi chúng có xu hướng lên giá theo thời gian.

Cụ thể, chỉ tính kể từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 6/2011, ba đồng tiền chủ chốt gồm EUR, USD và JPY trong giỏ nợ nước ngoài của Việt Nam đã lên giá lần lượt khoảng 12%, 13% và 26% so với VND. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.

Uỷ ban Kinh tế đánh giá, việc tiếp cận các nguồn thông tin chính thống và cập nhật về nợ công, nợ nước ngoài và nợ của DNNN ở Việt Nam là hết sức khó khăn. Nguồn thông tin chính thống về nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay được cung cấp duy nhất qua Bản tin Nợ nước ngoài phát hành định kỳ 6 tháng/lần của Bộ Tài chính. Dù vậy, bản tin mới nhất cũng chỉ phản ánh sơ sài về thống kê nợ nước ngoài cho tới hết năm 2010.

Các thống kê khác về nợ công trong nước và đặc biệt là nợ của khối DNNN đều không được công bố chi tiết và chính thống. Các số liệu của DNNN được nhóm nghiên cứu của Uỷ ban Kinh tế thu thập và tính toán đề dựa trên báo cáo của Bộ Tài chính tại các kỳ họp Quốc hội và thống kê dư nợ tín dụng trong hệ thống ngân hàng của NHNN.

Do vậy, Uỷ ban Kinh tế cho rằng, thách thức đầu tiên trong việc quản lý nợ công Việt Nam đó là việc xây dựng một hệ thống cung cấp và quản trị thông tin nợ công/nợ nước ngoài một cách minh bạch và nhanh chóng. Điều này cần có sự nhìn nhận đúng đắn của các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở Việt Nam về vấn đề quản lý rủi ro nợ công hiện nay.

Bích Diệp
Nguồn: DÂN TRÍ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Trích đăng TT của chủ nhà:


**
Bác Tỏm toét mắt, làm cho nhà tôi từ hồi tôi chưa là cái trứng kia.
Không ai biết gốc gác, cội nguồn của bác ý như thế nào?
Một năm vỡ đê, ông nội tôi dẫn quan phủ đi kinh lý, bắt gặp mẹ bác ấy bế một đứa bé, ngồi co ro ở đầu làng. Cái váy bà ấy mặc quai cồng xắn lên cả hai bên, vá phải đến hàng trăm miếng. Đầu bà không vấn khăn, tóc như đám rơm mục che gần kín khuôn mặt. Thấy quan quân rầm rộ, bà hãi, lẩn tránh sau một bụi chuối. Ông nội tôi thoáng thấy e là có kẻ gian bảo một anh tuần đinh đi theo xem xem là ai, có động thái gì? Anh tuần: “ Bẩm cụ, mẹ con ăn mày”. Ông nội tôi bảo: “ Thày đưa mụ ấy về cho bát gạo, đừng để quan trên nhìn thấy. Vùng ta làm gì có người đói rách, ăn mày, ăn xin?”
Người này cui cúi, vâng dạ rồi đi.
( Thế mới biết, với cấp trên, kẻ dưới thường “làm láo báo cáo hay” như một lẽ dĩ nhiên có từ đời kiếp nào rồi. Chả đợi đến thời suy thoái đạo đức sau này mới xuất hiện ).
Hết ngày, quan phủ về thành Hạc Trì, ông tôi mới trở về nhà.
Dân tình đói khát, mặt ông nội tôi khó đăm đăm. Bữa tối hôm đó Người chỉ ăn qua loa vài miếng, không uống rượu. Nằm chưa giãn lưng, đã lại có tiếng chó xủa rộ ngoài đầu xóm. Có tiếng quát tháo, thịnh nộ, tiếng kêu xin thảm thiết. Ông tôi sai người nhà ra xem chuyện gì? Một lúc người nhà về báo có kẻ hỗn láo lẻn vào ăn trộm cỗ đình. Đấy là phần cỗ định mời quan phủ nhưng ngài vội về không kịp thụ hưởng. Cụ bá là ông nội tôi lại vội về, đám chức dịch chưa dám đụng tới, còn cất tạm chỗ tam quan.
Kẻ trộm không là ai khác, chính là mụ già hồi sáng ông tôi bắt gặp. Nghe xong câu chuyện ông tôi bảo:
- Anh tuần, ra đưa về đây tôi xem.
Bà nội tôi bảo:
- Chỉ là con ăn mày, có gì phải xem. Cứ đuổi đi là được. Có đưa lên huyện, lên phủ người ta cũng thả ra thôi. Đói ăn vụng, chưa phải tội ngồi tù..
- Tối tăm thế này đuổi người ta đi đâu/ Không khéo tuần phiên lỡ tay đánh chết hay ngã xuống ao lại mang tiếng, tội cả làng.
Bà tôi cho là phải, không nói gì.
Mấy người tuần phiên đưa bà ta về, quần áo còn tả tơi hơn lúc sáng. Ông nội tôi bảo đưa xuống cái buồng trống chỗ nhà ngang cho mẹ con bà ta ở đấy. Buồng này trước là buồng tằm, nhưng nhà tôi từ lâu không nuôi tằm nữa. Căn buồng không được sáng sủa vì không có cửa sổ, nhưng khá sạch sẽ.
Lúc mới đến bà ăn mày cứ quỳ xuống cúi lạy, van xin rối rít. Ông tôi phẩy tay:
- Thôi, không cần như thế. Nhà chị có còn đói nữa không?
- Lạy cụ, con chót xâm phạm cỗ ngoài đình. Bây giờ thì không ăn được nữa. Chỉ xin cụ rộng lòng tha cho làm phúc, con đội ơn..
- Thôi mang con vào kia đi nghỉ đi, mai tính..
Đêm hôm ấy người trong nhà cứ đoán già đoán non, không biết ngày mai ông nội tôi sẽ cho xử lý bà ăn mày táo tợn ấy như thế nào?
Bố tôi là lý trưởng, bổng lộc của nhà nước chỉ có tính tượng trưng, hơn người làng ngồi cái chiếu tiên chỉ, ngồi cỗ trên.
Thực ra cũng vẫn phải làm lấy mà ăn, chả thể sống nhờ lương như thời sau này.

Khi từ thành cổ Sơn Tây, thường vẫn gọi xứ Đoài, bà nội tôi mang theo nghề bún bánh sang đây. Bánh hòn, bánh tẻ Phú Nhi ngon có tiếng, thành thương hiệu về sau này. Nghề làm bún bánh truyền đến đời mẹ tôi đã phát đạt lắm. Chức bá hộ của ông tôi cũng nhờ từ đấy mà ra, khác với bố tôi có được học hành chút đỉnh làm lý trưởng.
Hôm nào cũng vậy, cứ từ ba bốn giờ sáng người nhà đã dậy xay, vắt bột làm bánh, sáng rạng ra, tỏ mặt người là vừa mang ra chợ, hoặc bỏ mối cho người ở xa đến cất. Trong nhà không mấy khi hết việc. Việc này nối việc kia, đầu năm chí tháng không lúc nào dứt.
Chính sự ăn làm, cần kiệm, căn cơ trở nên khá giả lại là nguyên nhân của tai họa ít lâu sau xảy đến gia đình tôi.

Lại nói, bà ăn mày đêm đó không biết có ngủ không, nhưng sáng sớm đã dậy. Đứa con của bà ta là bác Tỏm bây giờ vẫn đặt trên giường. Đúng là trẻ con nhà nghèo dễ ngủ như khoai, như củ, chỗ nào cũng được.
Không ai sai, bà ta cứ xen vào quét dọn, xách nước, châm củi. Thấy vậy mẹ tôi dừng tay, vào nhà lần một hồi, mang ra cho bà ấy bộ váy áo cũ của mình. Tuy là cũ nhưng váy áo chưa rách chỗ nào. Bà ta mừng lắm, miệng mếu mếu chả ra khóc hay là cười.
Mẹ tôi bảo:
- Ra cầu nước rửa qua đi rồi mặc bộ này vào. Ăn mặc như nhà chị, làm hàng ai dám mua?

Hóa ra bà này nhanh nhẹn,đảm đương. Khó tính như bà nội tôi cũng có cảm tình. Bà tôi bảo: “ Nếu không muốn đi đâu nữa, ở đây, chị tính thế nào?” Bà này mừng, ứa nước mắt. Từ đấy nhà tôi có thêm hai thành viên mới.
Bác cu Tỏm lúc bấy giờ còn chưa có họ, ông tôi ra nhà “hội đồng” làm giấy khai sinh cho bác ấy mang họ Nguyễn nhà chúng tôi. Năm bác Tỏm mười bảy tuổi, ông tôi đứng ra lo vợ cho. Hai vợ chồng ăn khỏe, đẻ tài, lại lười nữa nên không muốn ở chung với nhà tôi. Ông tôi cho miếng đất đầu làng, định bảo làm cái quán bán bánh, nhưng chả được lâu. Sáu bảy đứa con như tằm ăm rỗi, bánh quà nào cho lại? Quán tan. Bác Tỏm đi bổ củi thuê trong vùng. Mấy đứa con mỗi đứa một cửa. Anh cu Tý về nhà tôi theo “quy án” linh tinh xòe ấy của bố mẹ đẻ ra minh.
Sự “hội nhập” của bà ăn mày vào gia đình tôi chỉ đơn giản thế. Không có lý do, mục đích, tôn chỉ hay sự áp đặt nào của ai, rườm rà như người ta nói thời sau này. Chỉ là đói đầu gối phải bò và “ăn mày là ai? Ăn mày là ta..” và khi có người ra tay cứu giúp kẻ ăn mày.
Chẳng ai ngờ đó lại là nguồn gốc của sự bi thương mấy chục năm sau này khi gia đình tôi vướng phải..
Nhưng đó là việc lâu lâu nữa mới xảy ra.
Còn bây giờ tôi và anh Tý đang ngồi trên bờ đê, dưới bóng cây đa già phải đến hàng trăm tuổi. Tự nhiên anh ấy nảy ra ý định muốn ra phía bìa sông. Chỗ ấy có cái thuyền nan không chèo, không lái. Dầm bơi có lẽ chủ thuyền mang về nhà. Thuyền chỉ buộc bằng sợi dây thừng đã ải, có lẽ là do mùa này nước chảy rất lặng nên người ta chủ quan.
Anh Tý cõng tôi lên thuyền, đặt tôi ngồi xuống cái sạp giữa thuyền rồi lấy con sào đẩy thuyền ra. Lúc bấy giờ tôi thích lắm. Thậm chí còn reo lên nữa kia. Tôi có biết đâu cả hai đang đứng trước một tai họa, một nguy hiểm chết người nếu không may thuyền bị lật. Thuyền ra xa một quãng, từ từ trôi ra phía tim sông. Bấy giờ anh cu Tý mới hốt hoảng kêu la toáng lên.. Tay anh cầm cái sào cuống quýt bơi, nhưng càng bơi thuyền càng xoay, càng ra xa.
Trên bờ đã có người phát hiện ra tai họa này, kêu làng nước vọng vào trong xóm. Một đoàn người cứ thế chạy dọc theo trên bờ mà không biết làm cách nào vì không ai biết bơi. Nguy cơ thuyền trôi về ngã ba sông, chỗ ấy có nhiều vật xoáy là rất có thể..
Thấy mọi người hoảng hốt, đầu óc non nớt và bản năng sinh tồn của tôi chợt hiểu. Tôi khóc chẳng ra hơi nữa, nước mắt mũi rãi đầm đìa. Rồi tôi ngất đi trong cơn hoảng loạn.
Khi tôi tỉnh dậy, mới biết là thuyền được một người cứu lôi vào bờ. Ông giáo Tú phải dừng buổi học, bơi gần ra giữa dòng mới túm được mũi thuyền
Đấy là tai nạn sông nước đầu tiên xảy ra trong đời tôi. Mà lại là con sông quê hương tôi, con sông tuổi ấu thơ tôi, không thể quên cho dù bao nhiêu năm tháng trôi qua.. Nếu không có ông Tú Ất, chắc chắn chả có câu chuyện để kể lúc bây giờ!


( Còn nữa..)




Phần nhận xét hiển thị trên trang

THỜI SỰ THƠ



THƠ CÓ BIẾT?

Phải yêu thơ như thế nào người ta mới làm thơ vào lúc này
Ngoài trời nóng hơn bốn mươi độ
Trong nhà tuốc năng quạt bỏng giãy không muốn quay
Đường điện năm trăm ki lô vôn vào nam có thể bất cứ lúc nào bị đứt
Và không rõ vì sao anh cu Nhất bị “ đi” rồi?.

Phải yêu thơ như thế nào khi chỉ còn đồng tiền rất mỏng
Mái tôn nhà vừa bị mưa đá thủng vài nơi
Chạy xe như rùa trên các con đường hỏng
Không biết anh họ Tôn đứng chỗ nào với ma trắc cầm tay?

Phải yêu thơ như thế nào chiều nay vợ hờn, con dỗi?
Mình là thằng đàn ông vô tích sự đến nhường này!
Người ta thì vinh thân, phì gia, lâu đài, biệt thự..
Xế hộp vài hôm đã chán, đã đổi đời..

Phải yêu thơ như thể nào anh mới làm thơ được!
Uẩn khúc chân mây, nơi cuối biển lưng trời
Cơn lốc giữ bất thình lình đến lúc nào không hẹn!
Kẻ tri âm bấy lâu, nay đã đổi nét mày..

Phải yêu thơ  thế nào, khi đến cả cọng rau bình thường cũng độc
Nước sông bây giờ không là nước sông..
Gạo biến đổi ren, thịt nuôi tăng trọng
Có lẽ khí trời cũng phải mua như hàng hóa, chuyện thường!

Phải yêu em như thế nào anh mới làm thơ được?
Và yêu thơ  cực nhọc đến thế nào?
Thiên hạ nhầm khi nói về ngày tận thế
Anh chỉ cho rằng có thể đây, tận cùng nỗi đau!

Phải yêu lắm anh mới làm thơ được
Đến bây giờ anh chẳng hiểu vì sao?
Tháng năm vẫn vô tình như sông về biển
Thơ cũng lặng im
Thơ có biết thơ đau?




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích đăng TT của Hồng Giang


3.
Sân đình làng tôi xưa kia vốn là sân đất. Cỏ gà rất mịn. Thứ cỏ không bao giờ mọc quá mắt cá chân, ấy là bố tôi sau này kể thế.
Năm đình nhận “sắc phong” của triều đình, các bô lão trong làng hô hào người làng quyên góp, sân đình bấy giờ  lát gạch lá nem. Loại gạch vuông, bốn cạnh bằng nhau, ở giữa có hình chữ triện. Gạch này làm bằng đất sét mãi đâu dưới phủ Hương Canh, lại nung bằng rơm nếp. Thấy bảo gạch đốt rất công phu, chứ không đốt bằng than hay bằng củi như ở nơi khác. Nhờ vậy buổi chiều sân gạch tỏa nhiệt rất nhanh. Chỉ tầm giờ “thân” trở đi, mát lắm. Xung quanh là bao lơn, tường hoa cao ngang đầu người.
Anh cu Tý con nhà bác Tỏm hay cõng tôi ra đây. Đặt tôi ngồi chơi ngay dưới chân những con voi, con ngựa bằng đá. Chơi như thế không sợ tôi bị bẩn áo quần, lại không sợ trâu bò thả rông của dân làng dẫm phải.
Ông thủ từ coi đình lại hiền, chỉ bảo:
- Đừng để em mày tè ra đấy. Nếu nó nhỡ phải dọn ngay đi đấy.
Miệng vâng dạ, anh cu một loáng đã chạy ra sau đình. Mấy đứa em của anh ấy đang thập thò sau gốc cây gạo đang mùa ra hoa. Chúng làm như thích thú mỗi khi có một bông hoa đỏ rực từ trên cành cây cao  rớt xuống, xoay tròn như cái chong chóng. Kỳ thực chúng đang đợi anh cu Tý mang cho chút gì. Hôm thì miếng cơm cháy, hôm mấy quả dưa chuột, hay đại loại thứ gì cho được vào mồm. Cu Tý bớt được từ khẩu  phần của mình, hay thó được ở trạn bát, hay đáy một cái thúng bỏ không nào đấy ở nhà tôi.
Lão Tùng, người làm công lâu năm mách mẹ tôi chuyện này. Mẹ tôi chỉ ừ hữ không nói gì. Của miếng chín, trẻ con đói lòng thậm chí có ăn vụng chút cũng chẳng sao, huống chi anh ấy chỉ nhặt những thứ đầu thừa đuôi thẹo?
Tôi khi ấy lên ba. Lên ba làm gì biết khái niệm lòng tham, ăn vụng hay ăn trộm là thế nào? Nên tôi chẳng quan tâm.
Tôi chỉ sợ anh ấy bỏ tôi lại một mình. Sân đình rộng thênh thang, một đứa trẻ như tôi tưởng tưởng ra nhiều nguy cơ lắm. Nhưng mà chuyện đó không xảy ra.
Anh ý chỉ chạy đi một loáng là trở lại. Ít phút sau, cả bầy bốn năm đứa em chạy vào. Thêm cả mấy đứa trong xóm, chúng chơi bạn với nhau. Đứa nào cũng thích làm ngựa, làm trâu cho tôi cưỡi.
Người ở quê có thể hèn từ bé. Tôi tý tẹo thế này, sao đứa nào cũng gọi tôi bằng “cậu”? Sau này tôi mới biết chúng gọi vậy để lấy lòng mẹ tôi. Thỉnh thoảng bà cho chúng cỗ tò he, cái bánh đa mật, hay vài cái kẹo bột.. Có việc gì sai, chúng nhanh nhảu đi làm ngay.
Có hôm, chúng còn tranh nhau cõng kiệu tôi, đến nỗi suýt nữa thì đánh nhau. Cụ thủ từ coi đình phải gọi cả bọn vào, bắt đứng khoanh tay. Cụ bảo đến đây mà tranh cãi nhau là cụ cấm cửa. Đứa nọ nhìn đứa kia, lấm lét như chó ăn vụng bột, tự dưng lại cười, thôi, làm lành luôn.
Tuổi ấu thơ của tôi quanh quẩn trên sân đình như thế. Làng tôi chả có ai là Thị Kính, hay Thị Màu để làng “ăn khoán”. Nên khu đình luôn yên tĩnh trang nghiêm. Chỉ trừ mấy ngày có hội cuối tháng giêng, hay ngày chợ gần tết. Khi ấy thì bát ngát người. Hàng xén bày sát đến cổng đình. Tường bao loan treo đầy tranh Đông Hồ, câu đối, hay các bức thư pháp.
Tôi vẫn chưa hiểu gì về ý nghĩa của những thứ này, vì lúc đấy chưa đi học, còn ngu. Chỉ thấy nhiều màu vẻ, đẹp mắt, thế thôi.
Nhưng, những hôm đó, anh Cu Tý vất vả với tôi lắm. Tôi đòi anh ấy cõng mình xem hết chỗ nọ đến chỗ kia, chả thích vào sân đình lê la nữa.
Nhưng mà anh ấy ranh ma, có nhiều đối sách mà tôi vẫn nhớ cho đến tận bây giờ, sau bảy mươi năm, như nó vừa mói xảy ra.
Thoạt đầu là trò chơi châu chấu hùm đối đầu. Những con châu chấu đực to bằng ngón tay cái của tôi khi đấy, xanh lè, cựa ở hai chân nhọn và rất sắc, đôi cánh dài màu xám phủ kín một phần lưng và bụng phía trên.
Cuộc đấu “ai thắng ai” của chúng là không khoan nhượng.
Anh cu Tý kiếm ở đâu thứ cỏ có nhựa trắng như sữa bôi lên đầu của cả hai bên. Chờ cho lúc nhựa chuyển sang màu nâu xẫm là dí đầu cả hai bên vào nhau, giữ im một lúc. Thứ nhựa này khi đã chuyển màu như thế dính còn hơn cả keo “con voi” thế kỷ sau này người ta hay dùng để gắn nhựa hay kim loại vào với nhau.
Anh đặt cả hai xuống sân đình lát gạch lá nem như tôi đã kể. Hai bên lấy hết sức lao vào nhau. Càng mù quáng lại càng điên cuồng.
Khi đầu óc đã gần nhau rồi mà không dung nạp tư tưởng của nhau nữa thì thật kinh khủng. ( Thực ra châu chấu, dù là châu chấu hùm đi nữa thì làm đeck gì có tư tưởng ? Chẳng qua là tôi gán ghép như thế cho có vẻ nhân văn, nhân viếc một chút )
Cả hai lồng lộn không ai chịu ai, quăng quật cho đến lúc xác xơ đôi cánh, què gãy cho bằng hết cẳng chân. Từ miệng chúng ứa ra thứ nước màu xanh đậm. Đó là máu của loài côn trùng ăn cỏ, không đỏ như máu người. Cả hai giãy giụa một hồi rồi lăn ra chết.
Anh cu Tý khoái lắm.
Lúc bấy giờ tôi chưa ý thức được bản năng sâu thẳm từ trong con người anh. Cái bản năng sinh tồn, độc ác và thú tính. Tôi cứ há hốc mồm ra mà theo dõi cuộc đấu của những sinh linh bé bỏng và tội nghiệp. Chơi chán trò đó anh bảo “đồng đảng” trẻ ranh với mình đào hang bắt chuột. Trò này mới là trò chơi ghê gớm, kinh người.
Một đứa trong bọn kiếm đâu được lọ dầu hôi. ( nên nhớ vào thời đó thứ dầu thắp đèn này hiếm và quý lắm, làng tôi nhiều nhà chỉ thắp hà tiện buổi tối ăn cơm một lúc, xong phải tắt ngay kẻo tốn, thế mà tụi trẻ kiếm được. Thế mới tài! Mới biết khi người ta kể cả trẻ già, lớn bé, cố tình, việc gì cũng có thể làm được ).
Mỗi con chuột bị buộc một túm dẻ tẩm dầu, châm lửa mang ra ngoài bức tường bao phía ngoài đình thả. Không thể tả được khung cảnh lúc đó, chúng hoảng hốt như thế nào. Chúng cuống cuồng trèo lên cây gạo cao chót vót mang theo ngọn lửa sau đít. Đó là những con chuột ngu. Càng trèo cao như thế, lửa càng bám sát vào bụng vào lưng chúng bởi lửa bao giờ chả bốc lên, còn nước thì chảy xuống?  Chỉ một lúc sau, nóng không chịu được nữa các chú họ “thử” này lập tức lộn cổ xuống đất, máu ứa ra miệng. Một vài con khôn ngoan hơn chui vào bụi cây, có con may mắn nhờ đám lá ướt sương dập tắt lửa, thoát chết. Nhưng cũng có con chui phải bụi cây khô, lửa cháy đùng đùng, cái chết càng đến mau hơn.
Có một lần, một con chạy lọt qua được chỗ nứt khe tường, lao đầu vào trong đình. May mà hôm đó ông thủ từ đang quét sân, nếu không chẳng biết sự kiện sẽ đi đến đâu? Cháy đình là cái chắc.
Anh cu Tý và đám trẻ bị cấm cửa một thời gian, không được lai vãng đến sân đình. Anh
Cõng tôi ra phía bờ đê, cách xa đình một quãng khá dài. Ở đấy dân làng đang phụ giúp ông Tú Ất dựng trường.
Thấy người ta gọi ông bằng thầy, đám trẻ học đòi cũng gọi theo, mặc dù chưa đứa nào  học ông  được lấy một buổi.
**
Bác Tỏm toét mắt, làm cho nhà tôi từ hồi tôi chưa là cái trứng kia. Không ai biết gốc gác, cội nguồn của bác ý như thế nào? Một năm vỡ đê, ông nội tôi dẫn quan phủ đi kinh lý, bắt gặp mẹ bác ấy ngồi co ro ở đầu làng. Cái váy bà ấy mặc vá phải đến hàng trăm miếng. Đầu bà không vấn khăn, tóc như đám rơm mục che gần kín khuôn mặt. Thấy quan quân rầm rộ, bà hãi, lẩn tránh sau một bụi chuối. Ông nội tôi thoáng thấy e là có kẻ gian bảo một anh tuần đinh đi theo xem xem là ai, có động thái gì? Anh tuần: “ bẩm cụ, mẹ con ăn mày”. Ông nội tôi bảo: “ thày đưa mụ ấy về cho bát gạo, đừng để quan trên nhìn thấy. Vùng ta làm gì có người đói rách, ăn mày, ăn xin?”
Người này cui cúi, vâng dạ rồi đi.
( Thế mới biết, đối với cấp trên, kẻ dưới thường “làm láo báo cáo hay” như một lẽ dĩ nhiên có từ đời kiếp nào rồi. Chả đợi đến thời suy thoái đạo đức sau này mới xuất hiện).

( Còn nữa..)





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tỉnh táo hay bố láo?


Đĩ & Chính trị

Đàn ông, khi gặp nhau thì thường tán láo có 2 việc:

- Gái
- Chính trị.

Và thật ngạc nhiên là cả 2 cái trên đều tạo ra trong đàn ông những xúc cảm giống hệt nhau. Vì thế, có một anh zai nào đó đã so sánh chính trị là một con đĩ hẳn cũng phải là sâu sắc và chua cay lắm.

Phải vậy.

Gái đĩ người ta thèm, người ta đến , người ta vồ vập, người ta cắn xé thoả thuê rồi cuối cùng ngưòi ta vứt tiền vào bạn, nhổ toẹt khinh bỉ chính hắn và con đĩ mà hắn ngủ cùng.

Chính trị, ngưòi ta thèm, người ta đến, ngưòi ta lao vào, vồ vập và cắn xé nhau thoả thuê và cuối cùng người ta nhận ra thật kinh tởm và cuối cùng ngưòi ta bỏ và khinh bỉ nguời khác và khinh bỉ chính bản thân mình.

Làm chính trị, bạn có thể có quyền lực, có quyền sinh quyền sát. Nhưng cái quyền lực đó mặc dù mạnh mẽ nhưng nhất thời và không trường tồn. Cái danh mà bạn nhận được đơn giản chỉ là những lời nịnh hót kiss ass. Cái đó không phải là thực danh. Sự tôn trọng mà bạn dành đưọc không phải là sự tôn trọng phục kính từ đáy lòng. Nó là sự giả dối. Khi bạn còn, người ta tung hộ bạn. Khi bạn ra đi, ngưòi ta quên phắt bạn và đến tung hộ kẻ vốn là kình địch với bạn. Đời là thế, đen bạc.

Như vậy, cái danh mà bạn nhận đưọc không phải thực danh.
Cái tôn trọng mà bạn nhận đưọc chỉ là sự giả dối.
Người ta khen bạn cuời với bạn nhưng chửi bạn ở sau lưng.
Sau khi bạn ra đi, họ chửi bạn, họ réo tên bạn ra để xỉa xói.
Khi bạn đến một nơi nào đó, hàng nghìn, hàng vạn ngưòi sẽ biểu tình chống lại bạn và trong đám đông cuồng nộ đó, có kẻ sẵn sàng thủ tiêu bạn bằng một phát súng lạnh lùng định mệnh.

Sau phát súng đó, bạn sẽ ngã xuống, bạn sẽ thấy tối sầm lại rồi bay lên nhẹ nhõm hết đớn đau. Trong cao cao bay bay đó, bạn nhìn xuống kẻ khóc rú lên vì sợ hãi, kẻ cường vang sung sưóng vì bạn đã ra đi, kẻ không nói gì chỉ nhỏ lệ. Còn bạn, chỉ còn mình bạn với nỗi cô đơn tột cùng ...

Chính trị là một cuộc chơi mà bạn phải trả giá bằng tất cả những gì bạn có: tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tiền bạc và hạnh phúc gia đình. Quyền lực không cho bạn sự tự do. Trái lại, nó trói buộc bạn vào hệ thống do bạn làm chủ. Bạn trở thành nô lệ cho chính hệ thống do bạn làm chủ.

Vậy tai sao? Đàn ông (và bây giò là đàn bà nữa) lại lao đầu vào đàn bà và chính trị. Thực tế đó là một điều khó hiểu nhât thế giới. Phải chăng bản năng con người luôn muốn lao vào những điều đau khổ và gian trá? Phải chăng bản năng của chúng ta là lao vào những con đưòng hiểm nguy trắc trở, một bên là vực thẳm một bên là vách núi dựng đứng. Chỉ một bước sẩy chân, chúng ta sẽ rơi xuống, hoặc bay vọt lên...với mây trời trắng toát một mầu tang thương.

Phải chăng đàn bà và chính trị có những tố chất khiến chúng ta đam mê u muội. Vậy đó là cái gì ?

Và liệu rằng những liều thuốc độc ngọt ngào và êm ái đó sẽ đưọc bao thằng đàn ông đưa lên bờ môi tham lam của hắn rồi nuốt ực trôi vào mõm để sẵn sàng cho một định mệnh tởm nôn?

Liệu rằng có một cách thức nào đó, một con đưòng nào đó, có một hệ thống nào đó mà việc bạn yêu một con đàn bà hoặc khi bạn làm chính trị thì bạn sẽ không phải trả giá những điều trên hay không? Phải chăng sự trả giá là một qui luật của thiên cơ mà chúng ta không vượt thoát?

Người, xin ngưòi hãy chỉ lối đưa đuờng cho nhân loại tối tăm.


@lảm nhảm của Nâu phò trên tnxm.net.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Cảnh báo sớm


Trương Duy Nhất đã chuẩn bị sẵn chỗ dựa lập luận để tránh cho mình khỏi trở thành nạn nhân của bộ máy trấn áp một cách vô ích. Bài trả lời một nhân vật Tom Cat nào đó của ông là tổng kết của những lập luận này, không ai có thể bảo vệ ông xuất sắc hơn. Ông trình bày mình như một tiếng nói độc lập chứ không đối lập, một nhà báo tự do chứ không li khai, một người phát ngôn chính kiến riêng chứ không bất đồng chính kiến, phản biện chứ không phản động, phản đối chứ không chống đối. Ông không treo biển “Kính Đảng, trọng chế độ, yêu Bác Hồ” [i], không trưng hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không đồng tình với mọi biểu hiện chống cộng cực đoan, không đi biểu tình, chưa bao giờ kí tên vào một bản tuyên bố hay kiến nghị, và bất chấp những tấn công và đe dọa từ nhiều phía vẫn không rời góc nhìn KHÁC của mình. Trong nhiều năm trời, ông đi ở ranh giới giữa an toàn và mạo hiểm mà tỉ lệ có thể là 51 % nghiêng về an toàn.

PTH

Phần nhận xét hiển thị trên trang