Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020
‘Mưu kế ngầm’ trong cuộc đua sống ngoài hành tinh: Mỹ-Trung bước vào trận đấu độc nhất vô nhị by anle20 'Mưu kế ngầm' trong cuộc đua sống ngoài hành tinh: Mỹ-Trung bước vào trận đấu độc nhất vô nhị Ảnh: Internet TRONG SÂN CHƠI KHÔNG GIAN MỚI, CẢ MỸ VÀ TRUNG QUỐC ĐANG TUNG DẦN NHỮNG ĐÒN ĐÁNH KHIẾN THẾ GIỚI PHẢI KINH NGẠC. Bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, công nghệ vượt bậc đang đưa con người tiến gần đến những vì sao. Giới quan sát vũ trụ đặt câu hỏi: “Thế giới đang bước vào cuộc đua không gian mới?” Câu trả lời có thể thấy rõ từ các hoạt động quốc tế rầm rộ – quy mô từ quốc gia đến tư nhân – trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác vệ tinh/tiểu hành tinh/hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Thậm chí, còn có những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy không gian đang trên đà bị quân sự hóa và vũ khí hóa. Đây là lúc giải quyết vấn đề cấp bách: “Ai sẽ bá chủ không gian?”. Bài viết do kênhMagellanTV phân tích sẽ cho chúng ta thấy mưu đồ thực sự của các cường quốc vũ trụ trên thế giới trong hành trình chạm đến Mặt Trăng, sao Hỏa, không gian sâu… BÍ MẬT QUÂN SỰ Thực tế cho thấy, rất nhiều quốc gia, chính phủ và công ty tư nhân đang gấp rút thiết lập một chỗ đứng rõ ràng trong không gian vũ trụ, điều này đặt ra một vấn đề hiển nhiên: Ai chịu trách nhiệm ở đó? Mặc dù đã có một thỏa thuận quốc tế lâu dài nhằm giữ cho không gian phi quân sự hóa nhưng có những quốc gia – bao gồm cả Mỹ – dường như đang đi ngược lại hiệp ước đó. Với Lực lượng Không gian Mỹ (US Space Force) mới thành lập của quân đội nước này, tách khỏi các dự án hiện có và các ưu tiên quân sự của Không quân Mỹ, Washington đang tiếp tục lấp đầy bầu trời bằng các vệ tinh do thám và các vật thể bay bí ẩn khác. Một quan chức của US Space Force giấu tên tiết lộ với Space.com rằng các hoạt động gần đây của họ cho phép “Mỹ phát triển hiệu quả hơn nữa các khả năng không gian cần thiết để duy trì ưu thế trong lĩnh vực không gian”. Ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng phát biểu tại Phòng Bầu dục hồi tháng 5/2020 rằng: “Không gian sẽ là tương lai, cả về phòng thủ và tấn công và nhiều thứ khác nữa… Nước Mỹ đang dẫn đầu trong không gian từ trước đến nay, lịch sử có thể minh chứng cho điều đó…” – Trích dữ liệu từ Whitehouse.gov. Mưu kế ngầm trong cuộc đua sống ngoài hành tinh: Mỹ-Trung bước vào trận đấu độc nhất vô nhị - Ảnh 2. Hiện Mỹ đang nắm giữ hệ thống tên lửa đẩy có tên Saturn V mạnh nhất trong lịch sử. Đây là tên lửa mang Apollo 11 đổ bộ Mặt Trăng thành công năm 1969. Ảnh: NASA Nếu Mỹ thực sự đặt mục tiêu đưa vũ khí lên quỹ đạo Trái Đất, vi phạm Hiệp ước Không gian bên ngoài năm 1967, thì tốt hơn hết chúng ta nên bắt đầu lo lắng. Chưa hết, cả Trung Quốc và Nga đều bị bắt quả tang thử nghiệm các loại đạn được thiết kế để hạ gục các tàu vũ trụ bay khác. Đằng sau hành động gây hấn này liệu có chứa âm mưa tranh giành vị thế với Mỹ hay củng cố vị thế cường quốc vũ trụ của mình của hai nước lớn này hay không? Với rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, sự hòa hợp và hợp tác giữa các quốc gia sẽ là điều tối quan trọng để thiết lập và duy trì trật tự trong không gian bên ngoài Trái Đất. Dù tương lai có thể ra sao, thì ngày càng rõ ràng rằng không gian chứa đầy những mối nguy hiểm cố hữu, cũng như với những rủi ro tiềm ẩn khác (công nghiệp hóa, vũ khí hóa) và những lợi ích (hợp tác, giao tiếp) mà con người chúng ta dường như mang theo mình ở bất cứ nơi đâu. THUỘC ĐỊA HÓA Cứ 26 tháng một lần, quỹ đạo của Trái Đất và sao Hỏa đưa hai hành tinh này vào vị trí gần nhau nhất của chúng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, quý hiếm diễn ra đúng vào tháng 7/2020 này, bầu trời gần như bốc cháy với một loạt vụ phóng tên lửa đẩy của các quốc gia mục đích đưa tàu vũ trụ đến Hành tinh Đỏ (hành tinh thứ 4 kể từ Mặt Trời, hành tinh láng giềng gần nhất của chúng ta). (Khoảng cách Trái Đất và sao Hỏa gần nhất là 54,6 triệu km; xa nhất là 401 triệu km – NASA) Mỹ đang tìm cách duy trì vai trò đứng đầu của mình trong việc khám phá Hành tinh Đỏ. Vào ngày 30/7/2020, NASA phóng xe tự hành thăm dò bề mặt Hành tinh Đỏ có tên Perseverance, bước đầu tiên của Mỹ trong chương trình 10 năm khám phá sao Hỏa từ xa và đánh giá tính khả thi của các sứ mệnh đưa phi hành đoàn đặt chân lên sao Hỏa trong tương lai. Ngoài Mỹ, các quốc gia khác cũng khởi động các dự án không gian trên sao Hỏa vào tháng 7/2020 bao gồm Trung Quốc [thực hiện sứ mệnh Tianwen-1 lên sao Hỏa vào ngày 20/7]; và một nước mới gia nhập ‘sân chơi’ không gian là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) [phóng tàu quỹ đạo sao Hỏa Amal (trong tiếng Anh là Hope) vào ngày 23/7]. Để giảm chi phí nhiên liệu cho các sứ mệnh phóng tàu thăm dò lên sao Hỏa nhân dịp này, cả Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Liên Bang Nga (Roscosmos) cũng bắt tay nhau thực hiện kế hoạch chung EXOMars. Tuy nhiên, đến phút cuối do sự cố kỹ thuật, kế hoạch buộc phải rời vào dịp quỹ đạo của Trái Đất và sao Hỏa đưa 2 hành tinh này gần nhau nhất vào cuối mùa Hè năm 2022. Mưu kế ngầm trong cuộc đua sống ngoài hành tinh: Mỹ-Trung bước vào trận đấu độc nhất vô nhị - Ảnh 4. Viễn cảnh THUỘC ĐỊA HÓA sao Hỏa của người Trái Đất. Ảnh: Internet Được cho là chứa đại dương nước ngầm nơi sự sống có thể đã từng tồn tại hoặc có khả năng phát triển về sau, hành tinh đất đá sao Hỏa đang là ‘miền đất hứa’ đầy hy vọng cho nhiều quốc gia và công ty vũ trụ tư nhân khắp thế giới. Do đó, mỗi một sứ mệnh lên Hành tinh Đỏ đều có những mục đích ngấm ngầm riêng. Còn đây là bề nổi: UAE gửi tàu quỹ đạo Amal đến khám phá khí hậu sao Hỏa. Trung Quốc dường như quyết tâm phô trương khả năng công nghệ của mình, phóng đi một tên lửa duy nhất vừa là tàu quỹ đạo sao Hỏa vừa là tàu thăm dò địa hình; một trong những mục tiêu chính của sứ mệnh Tianwen-1 là kiểm tra địa chất của hành tinh để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống. Riêng Mỹ đang đổ hàng chục tỷ đô là đầu tư vào việc tìm hiểu xem liệu sao Hỏa có khả năng hỗ trợ sự sống thực vật và cho con người hay không. Chuỗi các sứ mệnh đến năm 2030 của các cường quốc vũ trụ quốc tế được thiết kế để thử nghiệm tính bền vững: Đó là viễn cảnh THUỘC ĐỊA HÓA sao Hỏa. Tất nhiên, cho đến nay, tất cả các sứ mệnh trên sao Hỏa đều dựa vào công nghệ robot được điều khiển từ xa trong các thí nghiệm. Thách thức bây giờ là chuyển đổi từ các nhiệm vụ tự động tiên phong sang việc khám phá trực tiếp của con người. Nhưng những người Trái Đất chúng ta vẫn chưa giải quyết được những thách thức do con người nhận thấy trong quá trình khám phá không gian sâu. AI BÁ CHỦ KHÔNG GIAN? Tất cả các hoạt động ráo riết ngoài vũ trụ này có nghĩa là chúng ta đang tham gia vào một Cuộc đua Không gian mới? Thoạt nhìn, có vẻ như vậy. Có quá nhiều hoạt động mới phía trên Trái Đất mà người ta lo ngại rằng môi trường trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất (LEO, độ cao 2000 km) đang trở thành một khu vực không an toàn, một bãi rác vũ trụ khổng lồ với rất nhiều vệ tinh nhân tạo – hơn một triệu trong số đó hiện đang quay xung quanh hành tinh chúng ta – do đó va chạm là điều không thể tránh khỏi. Kể từ lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào không gian – vụ phóng Sputnik 1 của Liên Xô năm 1957 – đến nay, theo đúng nghĩa đen thì có hàng triệu tấn các bộ phận tên lửa đã qua sử dụng (rác) đang trôi nổi vô định tại LEO. Mưu kế ngầm trong cuộc đua sống ngoài hành tinh: Mỹ-Trung bước vào trận đấu độc nhất vô nhị - Ảnh 6. Quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất (LEO, độ cao 2000 km) là nơi tập trung rất nhiều vệ tinh nhân tạo. Ảnh: Internet Một vấn đề hiếm khi được giải quyết nghiêm túc là ai là người trách nhiệm dọn dẹp đống lộn xộn này để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay vũ trụ trong tương lai? Hay chăng cuối cùng mỗi quốc gia tự nhận trách nhiệm thu lượn sạch rác không gian của chính mình? Hay Liên Hợp Quốc sẽ phải vào cuộc để giải quyết vấn đề cho hiện tại và tương lai? Trở lại câu hỏi “Đây có phải là một Cuộc đua Không gian “thực sự” hay không?”,câu trả lời còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Đối với một số người, Cuộc đua Không gian giai đoạn 1957-1969 là một cuộc cạnh tranh lịch sử độc nhất vô nhị giữa Mỹ và Liên Xô trong sứ mệnh quốc gia trở thành nước đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng. Nhưng những người khác lại cho rằng một cuộc chạy đua vũ trụ đa quốc gia mới nhằm thỏa mãn nhiều hơn nữa khả năng phô trương công nghệ, giàu có đơn thuần mới bắt đầu trong thế kỷ 21. Và trong cuộc đua đó, Mỹ và Trung Quốc (2 nền kinh tế lớn nhất thế giới) đang bước vào cuộc đua độc nhất vô nhị thế kỷ 21: Cả hai từng bước thăm dò đối phương, cùng lúc tung ra các chiêu lớn nhằm đạt chung 1 mục đích vô cùng lớn: Thuộc địa hóa sao Hỏa, khai thác Mặt Trăng. Đối thủ Mỹ nắm trong tay trang sử dài về sự thống trị không gian gần như vô song (ít nhất là từ năm 1969 đến nay). Còn Trung Quốc như thức giấc trong thế kỷ mới với công nghệ vượt trội so với của Mỹ. Vẫn còn phải xem Trung Quốc sẽ đi như thế nào khi kế hoạch của họ thực sự được đưa vào thử nghiệm vào cuối năm 2020 trong một sứ mệnh phức tạp lên Mặt Trăng. Nhưng hành trình từ đầu thế kỷ 21 cho đến nay của Trung Quốc đang cho thấy nước này ‘lột xác’ ngoạn mục như thế nào trong các sứ mệnh bay lên vũ trụ. Không chỉ đơn thuần là khám phá khoa học, khai thác ‘mỏ trời’ hiếm có tại Mặt Trăng (nơi được cho chứa Helium-3, vàng, bạch kim, đất hiếm…) mà là con đường song hành cùng với việc khẳng định vị thế siêu cường vũ trụ của Trung Quốc trên sân chơi quốc tế. ĐÍCH GẦN NHẤT (1) Có 3 quốc gia và ít nhất một vài công ty thương mại có kế hoạch lên Mặt Trăng vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Mỹ, Trung Quốc và – hơi ngạc nhiên – tất cả đều đang chuẩn bị các sứ mệnh lên Mặt Trăng. Trung Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ Chang’e 5, trong đó có tàu đổ bộ xuống bề mặt Mặt Trăng để thu thập các mẫu đất và đá. Cũng sẽ có một con tàu vũ trụ khác sẽ được phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng và liên kết với robot Chang’e 5 trong hành trình quay trở lại Trái Đất. Về phần mình, Ấn Độ chuẩn bị phóng Chandrayaan-3 lên Mặt Trăng vào tháng 11/2020. Thành công là điều tối quan trọng đối với Chương trình không gian Ấn Độ. Sứ mệnh Chandrayaan đầu tiên đã bỏ lỡ hoàn toàn Mặt Trăng vào năm 2008 và Chandrayaan-2 của Ấn Độ đã rơi xuống bề mặt vệ tinh tự nhiên vào năm 2019. Cuối cùng, Mỹ và sứ mệnh Artemis không người lái quay quanh Mặt Trăng dự kiến được thực hiện vào đầu năm 2021. Đây là bước đầu tiên trong mục tiêu đầy tham vọng của NASA đưa người (1 nam, 1 nữ) tái đổ bộ Mặt Trăng vào năm 2024, đặt bước đệm cho mục tiêu khám phá Mặt Trăng “bền vững” bắt đầu vào năm 2028, từ đó cất cánh lên sao Hỏa. Mưu kế ngầm trong cuộc đua sống ngoài hành tinh: Mỹ-Trung bước vào trận đấu độc nhất vô nhị - Ảnh 8. NASA đáp ứng lời kêu gọi của ông Trump về kế hoạch tái đổ bộ Mặt Trăng năm 2024. Ảnh: NASA (2) Cuộc đua lên Mặt Trăng không chỉ gói gọn ở tầm quốc gia, các công ty tư nhân, cá nhân tỷ phú thế giới cũng nhắm đến vệ tinh tự nhiên này một cách đầy hào hứng. Những tên tuổi lớn như Elon Musk, Jeff Bezos và Richard Branson đều đang thực hiện các sứ mệnh không gian nhằm mục đích tạo dựng niềm tin răng họ là những nhà thám hiểm không gian – những Columbus ngoài vũ trụ – và cuối cùng là thu được hàng đống tiền lớn theo nghĩa đen. SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã thành công trong việc phóng một sứ mệnh có người lái lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào cuối tháng 5/2020(đọc tại đây) và đưa các phi hành gia của họ trở về Trái Đất an toàn 2 tháng sau đó, vào đầu tháng 8/2020(đọc chi tiết). Giờ đây, “ưu tiên hàng đầu” mới được SpaceX công bố là Starship, nhằm mục đích cung cấp khả năng tiếp cận liên tục lên Mặt Trăng và xa hơn nữa, cuối cùng mở ra quá trình thực dân hóa sao Hỏa và trở thành điểm dừng thương mại cho những nhà thám hiểm gan dạ nhất trong số chúng ta. SpaceX bắt tay vào một dự án đầy tham vọng khác vào năm 2020 – Starlink. Nỗ lực tìm cách bao quanh Trái Đất bằng gần 1.600 vệ tinh liên lạc, tạo ra một mạng thiên thể để cung cấp truy cập Internet nhanh chóng và không tốn kém trên toàn cầu. Virgin Galactic – Công ty du hành vũ trụ Anh của ‘ông trùm kinh doanh’ Richard Branson đã bày tỏ mong muốn đưa hành khách trả tiền vào không gian và Virgin Orbit của ông đề xuất chở hành khách trong các hành trình xuyên lục địa bằng cách bay các phương tiện vận tải siêu thanh vào không gian tầm thấp. SpaceX, Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos và Boeing đều có các chương trình tích cực để biến khách hàng trả tiền thành phi hành gia. Thử nghiệm của Boeing với du hành vũ trụ thương mại, Starliner của nó, đang cho thấy một tương lai hứa hẹn, mặc dù tiến trình của nó cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Riêng tàu đổ bộ Blue Moon của công ty Blue Origin dự kiến sẽ bay lên Mặt Trăng sớm nhất là vào năm 2024. Jeff Bezos đặt mục tiêu “công nghiệp hóa” không gian bằng cách thiết lập các dự án sản xuất và xây dựng trong môi trường không trọng lực, cũng như khai thác nước và khoáng chất tại Mặt Trăng. 2 thập niên đầu thế kỷ 21 đang dần qua đi, Mỹ-Trung-Nga-Châu Âu và nhiều quốc gia khác chưa bao giờ ngừng chuyển động. Sống trong một Trái Đất ngày càng nóng lên do biến đổi khí hậu nhân tạo gây ra; khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt; khi đất thì chật mà người thì ngày càng đông… tất cả khiến những bộ óc chiến lược buộc phải tư duy vươn tầm vũ trụ. Sẽ có một ngày, loài người di cư lên một vùng đất mới, như cái cách nhà hàng hải người Ý Christopher Columbus (1451-1506) đã làm (đặt chân lên châu Mỹ) cách đây 500 năm có lẻ… Trang Ly / Shoha. Bài viết sử dụng nguồn: Magellan TV, Whitehouse.gov
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020
Các cơ quan ngoại giao Trung Quốc bí mật phá hoại nước Mỹ như thế nào? by anle20 Các cơ quan ngoại giao Trung Quốc bí mật phá hoại nước Mỹ như thế nào? Trái: (ảnh: Reuters), Phải: (ảnh: William Warby/Flickr). Các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại Hoa Kỳ là điểm nóng gián điệp và nơi tiến hành các hoạt động bí mật nhằm phá hoại nước Mỹ, theo ý kiến cảnh báo của các chuyên gia sau khi Mỹ gần đây ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston. Lãnh sự quán Trung Quốc đã bị đóng cửa hôm 31/7 sau khi chính quyền Mỹ cáo buộc đây là một “trung tâm trộm cắp tài sản trí tuệ và gián điệp”. Các quan chức Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo ngày 24/7 rằng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là nơi “đặc biệt hung hăng và thành công” trong việc trộm cắp công nghệ và nghiên cứu của Mỹ. Theo báo Epoch Times, một quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Mỹ nói rằng hoạt động gián điệp của lãnh sự quán của Bắc Kinh nhắm vào các nghiên cứu xoay quanh vắc xin COVID-19. Houston là một trung tâm nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm nghiên cứu y sinh. Theo một quan chức tình báo cấp cao Mỹ, trong 10 năm qua, đã có hơn 50 trường hợp nhân viên lãnh sự quán Houston tuyển dụng công dân Mỹ cho các kế hoạch thu hút nhân tài được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đặc biệt nhắm vào các trung tâm nghiên cứu trong khu vực. Các chương trình nhân tài này, với mục đích thu hút các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc, đã bị chỉ trích vì tạo điều kiện chuyển giao phi pháp các nghiên cứu và bí quyết để mang lại lợi ích cho Bắc Kinh. Một quan chức cấp cao Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, các quan chức lãnh sự Houston đã liên lạc với các nhà khoa học tại một viện nghiên cứu ở Texas, chỉ dẫn cho họ biết các thông tin cần thu thập. David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đã chia sẻ với tờ New York Times rằng, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston và hai nhà ngoại giao khác đã bị bắt hôm 31/5 vì sử dụng ID giả để hỗ trợ các du khách Trung Quốc tuồn lên một chuyến bay thuê riêng tại Sân bay liên lục địa George Bush ở Houston, Texas. Trao đổi với Epoch Times, một cựu nhà ngoại giao và chuyên gia Trung Quốc nói rằng những nỗ lực đánh cắp công nghệ như vậy được thực hiện tại tất cả các cơ quan ngoại giao Trung Quốc trên khắp thế giới. “Các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc là đầu mối cho các hoạt động gián điệp toàn cầu của chính quyền Bắc Kinh”, Nicholas Eftimiades, một cựu quan chức tình báo cấp cao của Mỹ và là tác giả cuốn sách “Các hoạt động tình báo Trung Quốc”, cho biết. Các hoạt động phi pháp do các cơ quan ngoại giao Trung Quốc thực hiện ngấm ngầm và bí mật, không chỉ giới hạn trong các hoạt động gián điệp kinh tế và quân sự, các chuyên gia lưu ý. Lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc cũng là các trung tâm chỉ huy các hoạt động thao túng ở nước ngoài. Không từ thủ đoạn, như dùng tiền mua chuộc và đe dọa, họ cố gây ảnh hưởng dư luận và ép giới tinh hoa địa phương phải nghe lời để hành động theo cách có lợi cho Bắc Kinh. Đồng thời, các cơ quan ngoại giao thi hành đàn áp những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài và làm câm lặng những phát biểu chỉ trích ĐCSTQ trên khắp các diễn đàn từ cấp chính phủ, doanh nghiệp cho đến học viện. Họ phối hợp các nhóm gọi là “mặt trận thống nhất” như là các cộng đồng người Hoa và nghiệp đoàn và sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài để thực hiện các chiến dịch của Bắc Kinh. Gián điệp Ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), cựu nhà ngoại giao cấp cao tại lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc, người đã đào thoát năm 2005, nói với tờ Epoch Times rằng lãnh sự quán Houston có tầm quan trọng chiến lược cao đối với Bắc Kinh vì khu vực Houston tập trung trụ sở của các tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm các ngành hàng không, y sinh và dầu khí. Ông mô tả ĐCSTQ là ký sinh trùng dựa vào đánh cắp công nghệ của Mỹ trong các lĩnh vực tiên tiến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghệ ở đại lục. Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FPI) Christopher Wray mới đây cho biết cơ quan này có hơn 2.000 cuộc điều tra trên cả nước Mỹ xoay quanh Trung Quốc. Hơn 80% của tất cả các cáo buộc gián điệp kinh tế được các công tố viên liên bang đưa ra kể từ năm 2012 đều liên quan đến Trung Quốc, theo Bộ tư pháp Mỹ. Ông Eftimiades nói rằng, mọi lãnh sự quán Trung Quốc đều giám sát và hỗ trợ các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh ở nước sở tại. Mặc dù có thể có một số hành vi gián điệp kinh tế mà họ không biết, nhưng họ đều nhận thức được điều này, ông lưu ý. Các lãnh sự quán đang hỗ trợ một mạng lưới các sĩ quan quân đội Trung Quốc đang bí mật theo học tại các trường đại học Hoa Kỳ trên khắp 25 thành phố, hướng dẫn họ cách né tránh và cản trở việc thực thi pháp luật, một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp cho hay. Gần đây, FBI bắt giữ một loạt sinh viên Trung Quốc bị cáo buộc gian lận thị thực, che giấu tư cách quân nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong đơn xin thị thực của họ. Một trong những người bị buộc tội là Tang Juan (Đường Quyên), nhà nghiên cứu tại Đại học California Davis, cô ta đã trốn vào lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco sau khi bị đặc vụ FBI thẩm vấn vào ngày 20/6, và bị bắt giam ngày 23/7. Cáo trạng cho biết cô này là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu “thuốc giải độc sinh học”. Các quan chức lãnh sự Trung Quốc còn liên quan đến các nỗ lực thu thập chất xám, cụ thể là trong hoạt động chiêu mộ người tài. Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại Mỹ, đã tạo điều kiện cho việc bí mật tuyển dụng các nhà khoa học Hoa Kỳ đến làm việc tại đại lục, theo tài liệu của tòa án được tiết lộ vào tháng 4. Năm 2019, Liu Zhongsan, quốc tịch Trung Quốc, bị buộc tội lừa đảo, ông này xin thị thực Mỹ diện nghiên cứu cho nhân viên chính phủ Trung Quốc nhưng mục đích thực sự là tuyển dụng các chuyên gia Mỹ đến làm việc tại Trung Quốc. Liu thường xuyên điều phối các hoạt động tuyển dụng nhân tài của mình với các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, D.C. và lãnh sự quán Trung Quốc tại New York. Tháng 9/2019, Mỹ trục xuất hai quan chức đại sứ quán Trung Quốc, những người này đi cùng vợ và họ lái xe đến một căn cứ quân sự nhạy cảm ở Virginia, vượt trạm kiểm soát và xâm nhập căn cứ trái phép. Họ đã chạy trốn khi bị nhân viên quân sự truy đuổi. Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco cũng có dính líu đến vụ án Chung Dongfan, cựu kỹ sư Boeing, bị kết án 10 năm tù vì tội gián điệp trong hai lĩnh vực hàng không vũ trụ và quốc phòng, đánh cắp và chuyển giao các bí mật tàu con thoi của Mỹ cho Trung Quốc vào năm 2010. Lãnh sự quán đã giúp Chung gửi tài liệu kỹ thuật thiết kế máy bay ném bom B-1 về Trung Quốc, đựng trong vali ngoại giao. Chính phủ Mỹ năm 2016 đã cáo buộc Lin Ying, cựu quản lý của Air China, hãng hàng không nhà nước Trung Quốc, với tội danh buôn lậu. Lin nhận hàng hóa từ các sĩ quan Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ ở Liên Hiệp Quốc và các nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, rồi tuồn những gói hàng ra khỏi sân bay John F. Kennedy (JFK) ở thành phố New York, trên các chuyến bay đến đại lục. Lin đã nhận tội gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh vào tháng 4/2019. Ảnh hưởng ác tính Lãnh sự quán và đại sứ quán là các nút quan trọng trong mạng lưới “mặt trận thống nhất” của chính quyền Bắc Kinh. Theo báo cáo tháng 6 về ĐCSTQ của Viện Chính sách Chiến lược Úc, Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung Quốc chịu trách nhiệm thúc đẩy các chương trình nghị sự của Bắc Kinh ra nước ngoài, thông qua các tiền đồn ngoại giao để điều phối hàng nghìn nhóm trên khắp thế giới thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị, đàn áp các phong trào bất đồng chính kiến và thu thập thông tin tình báo. Họ kiểm soát các Hiệp hội sinh viên và học giả Trung Quốc (CSSA), các nhóm sinh viên Trung Quốc trong các trường đại học ở Mỹ và trên toàn cầu. Nhiều CSSA công khai nói rằng họ được chỉ đạo hoặc tài trợ bởi các lãnh sự quán Trung Quốc ở địa phương. Họ có một giai đoạn lịch sử dài hung hăng gây hấn phản đối các sự kiện thể hiện quan điểm phê phán Bắc Kinh trong khuôn viên các trường đại học, từ đó làm dấy lên mối lo ngại xâm phạm nền tự do học thuật của Mỹ. Trong bài phát biểu năm 2018 Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết, các CSSA cũng sẽ “cảnh cáo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc ở hải ngoại nếu sinh viên Trung Quốc tại đây và các trường học Mỹ đi lệch khỏi đường lối ngôn luận của Bắc Kinh”. Bộ phận giáo dục tại các phái bộ Trung Quốc cũng giám sát các Viện Khổng Tử, các trung tâm ngôn ngữ và văn hóa được thành lập tại hàng chục trường đại học Mỹ. Các học viện này bị chỉ trích vì truyền bá tuyên truyền của Bắc Kinh và bóp nghẹt tự do ngôn luận. Bản thân các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cố gây áp lực cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ chấp nhận lập trường ủng hộ Bắc Kinh, sử dụng các phương thức như hối lộ, tống tiền và thỏa thuận bí mật, Giám đốc FBI Wray nói. Bóp nghẹt các tiếng nói bất đồng Là một phần trong chuỗi nỗ lực của ĐCSTQ nhằm bịt miệng và bôi nhọ các nhà phê bình ở nước ngoài, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tấn công mạnh vào các nhóm bất đồng chính kiến, gây áp lực cho các chính trị gia địa phương tránh né các nhóm này và tổ chức các cuộc tấn công. Ông Chen, người từng đứng đầu bộ phận chính trị của lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, tiết lộ hồi năm 2005 rằng, một trong những nhiệm vụ chính của nhân viên lãnh sự là theo dõi và đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại địa phương. Theo ông, mỗi đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc đều có ít nhất một nhà ngoại giao với công việc chính là thực thi chính sách đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Ông cho biết, lãnh sự quán soạn ra một danh sách trong đó có tên của khoảng 800 học viên Pháp Luân Công địa phương, với mục đích từ chối nhập cảnh Trung Quốc nếu họ nộp đơn xin thị thực. Danh sách này được đưa vào trong một danh sách toàn cầu được duy trì bởi các cơ quan an ninh Trung Quốc, ông nói thêm. Đồng thời, các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc trên khắp thế giới trong nhiều năm đã cố ngăn chặn các buổi biểu diễn của đoàn Nghệ thuật biểu diễn Shen Yun, có trụ sở ở New York. Thông qua nghệ thuật vũ đạo cổ điển và âm nhạc truyền thống, Shen Yun đã làm hồi sinh nền văn minh Trung Hoa chân chính đã bị thất lạc và chia sẻ nó với người dân toàn cầu. Các lãnh sự Trung Quốc đã gây áp lực lên các nhà hát và chính phủ sở tại trì hoãn các chương trình. Các quan chức Hoa Kỳ cũng cảnh báo các lãnh sự quán đóng vai trò cơ sở cho các hoạt động “săn cáo” của Bắc Kinh, một chiến dịch nhằm hồi hương những kẻ chạy trốn mà ĐCSTQ nhắm đến, bao gồm cả những người bất đồng chính kiến và các quan chức ngã ngựa. (Nguồn ảnh: Phải: (ảnh: William Warby/Flickr))
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020
Hoa Kỳ sẽ vượt qua dịch Covid-19 còn VN cần làm gì? by anle20 US President Donald Trump points to map of reported coronavirus cases as he speaks about reopening schools during a coronavirus news briefing at the White House in Washington Với cuộc họp virus corona mới nhất của Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã độc diễn Đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của cả thế giới. Riêng những thay đổi đã và tiếp tục xảy ra ở Mỹ như thế nào và có tầm ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao, sẽ là đề tài của bài này. Đầu tiên chúng tôi xin trình bày về tình hình tại Mỹ. Quả là bất ngờ khi sau hai tháng 5-6 tạm lắng xuống, số bệnh nhân lây nhiễm lại tăng vụt từ tháng 7, khiến nhiều bang tái đặt giãn cách xã hội , tuy vẫn cho phép mở cửa nền kinh tế. TT Trump bị đổ lỗi là chậm trễ chống dịch nhưng phải công bằng mà nói rằng Chính phủ Trump đã cố gắng khuyến khích các hãng dược phẩm nhanh chóng tìm ra thuốc chủng ngừa trước ngày bầu cử. Trong khi chờ đợi, không thể đóng cửa mọi sinh hoạt xã hội lâu dài, sẽ phải học cách "sống chung với lũ". Trump at White House Tình hình xã hội ở Mỹ Các dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ phục hồi chậm hơn dự báo vào quý 3 với hai tác động: (i) nạn thất nghiệp có thể vẫn ở hai con số; và (ii) đơn đặt hàng xuất khẩu cho VN và các nước Á châu sẽ vẫn rất chậm. Trải qua cơn đại dịch chính phủ Mỹ học bài học sinh tử, đắng cay. TT Trump thừa hưởng gia tài tồi tệ để lại từ các đời Tổng thống trước, kể cả Cộng hoà lẫn Dân chủ, đó là: để cho các công ty Hoa Kỳ theo lợi nhuận, bỏ nước Mỹ chạy qua Trung Quốc (TQ) vì giá nhân công rẻ. Đứng đầu danh sách, là các công ty dược phẩm và dụng cụ y khoa, hơn 95% thuốc và dụng cụ y khoa tại Hoa Kỳ sản xuất ở TQ. Kế tiếp là những công ty điện tử, từ những con "chips" tinh vi đến máy vi tính, điện thoại iPhone đều lắp ráp tại TQ. Sai lầm này sẽ được chính quyền Trump mạnh dạn thay đổi toàn diện: sẽ "thoát Trung" và không theo đuổi toàn cầu hóa nữa. Chính sách mới được ban hành, các công ty Hoa Kỳ phải trở về Mỹ nếu không muốn bị đánh thuế thật cao, vì sản phẩm của họ sản xuất từ TQ. Lưỡng viện Quốc hội còn đưa ra những đạo luật chi tiết, bắt buộc nguyên liệu phải sản xuất tại Hoa Kỳ, đề phòng trường hợp công ty tránh né luật (nhập cảng nguyên liệu từ TQ, lắp ráp tại Hoa kỳ, và mang nhãn hiệu "Made In USA"). Cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ đều đồng ý điểm này. Hai thí dụ để bớt ảnh hưởng của TQ: (i) Công ty sản xuất "chip" điện tử dùng trong máy vi tính, điện thoại, xe hơi lớn nhất thế giới của Đài Loan, "Taiwan Semiconductor Manufacturing Co" đầu tư $12 tỷ đô la xây dựng nhà máy tại Tiểu bang Arizona; và (ii) Bộ Y tế Mỹ đã ký hợp đồng 354 triệu USD với công ty "Phlow" tại tiểu bang Virginia để sản xuất dược phẩm trong nước Mỹ. Làn sóng hồi hương của các công ty Mỹ từ TQ sẽ còn nhanh hơn 3 năm rưỡi qua, dấu hiệu khả quan cho một nền kinh tế Hoa Kỳ mới sẽ cũng là đòn giáng lên kinh tế và nạn thất nghiệp của TQ. Nhưng quan trọng nhất là làn sóng đổi thay về công nghệ. Chúng tôi tin rằng đại dịch sẽ thúc đẩy nhanh công nghệ Mỹ tiến đến trực tuyến (online) và số hóa (digital) trong vòng 6-12 tháng tới thay vì 3-5 năm như dự trù. Các tin dồn dập về các khu buildings thương xá (brick&mortar) đóng cửa ở Mỹ cũng như chi nhánh trên thế giới đóng cửa do thua lỗ và không có khách sau trong và sau nạn dịch (Zara, Microsoft,…) chỉ là dấu hiệu mở đầu cho một cuộc cách mạng công nghệ, thay thương mại truyền thống cửa hàng bằng thương mại trực tuyến: Đó là bỏ bớt nhu cầu về thương xá, văn phòng trong tương lai do các phương tiện làm việc ở nhà và liên lạc video như ZOOM Hai là vai trò các hãng trực tuyến như Amazon, Shopify… đã được xác nhận qua giá cổ phiếu tăng vụt qua cả mức trước nạn dịch. Ba là các hãng như Apple và Shopify đã thống lĩnh khu vực âm nhạc, và ngay cả các hãng taxi mới nổi từ vài năm như Uber hay Grab sẽ lần lượt bị thay thế bởi công nghệ xe hơi lái tự động, và cho cả xe vận tải, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thu dụng lao động. Hà Nội ngày 31/7 Hà Nội ngày 31/7 Hoa Kỳ sẽ tăng cường phát minh và áp dụng của trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), áp dụng mạnh mẽ các robots trong sản xuất và tiêu thụ. Chúng ta nhận thấy cách mạng số hóa (digital technology revolution) sẽ tràn ngập; đặc biệt nhất là vai trò của các blockchains. Đây là nền tảng (platform) hay hệ thống thông tin thu thập mọi dữ kiện, có thể được áp dụng ở mọi ngành sản xuất, dịch vụ, thương mại, y tế, tín dụng ngân hàng, bất động sản, tiền tệ. Ví dụ giản dị cho blockchain về y tế, thu thập số liệu về tin tức các bệnh nhân, tiền sử bệnh và điều trị, cùng các phương pháp trị liệu tương lai, được duy trì đầy đủ và hoàn toàn bảo mật. Thêm vào đó các thứ tiền tệ số hóa (digital currencies) sẽ xuất hiện mạnh mẽ. Mỹ mạnh mẽ về chính trị quốc tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi "Thế Cờ Vây" toàn diện với Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn dồn TQ vào chân tường, từ ngoại giao, chính trị, kinh tế, đến quân sự trên Biển Đông, qua một loạt diễn biến mới nhất chúng tôi xin điểm qua: Ngày 22/7/20 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán TQ tại Houston, kết án các nhà ngoại giao "làm gián điệp trá hình" và trục xuất trong vòng 72 tiếng khỏi Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc cấm trên 90 triệu đảng viên CS cùng thân nhân không được cấp thị thực vào Mỹ. Tín hiệu vô cùng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử ngoại giao hai nước. Cùng lúc, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi thiếp lập "Liên minh Toàn cầu" đối phó với TQ như một xác định mới về lập trường ngoại giao và địa chính trị. Về kinh tế, thương chiến tiếp tục ở cường độ cao với áp thuế quan nhập khẩu, khi Mỹ đã đơn phương tuyên bố không thương nghị đợt 2 cho tới sau bầu cử tháng 11. Xét nghiệm ở Hà Nội hôm 31/7 Xét nghiệm ở Hà Nội hôm 31/7 Mỹ đã đánh thêm vào tử huyệt của kinh tế và công nghệ TQ khi quyết định ngăn chặn tối đa sự phát triển của công nghệ bán dẫn (semiconductor industry) của TQ. Từ tháng 5/2020 cấm tất cả hãng Mỹ VÀ các hãng trên thế giới có dùng nền tảng kỹ thuật Mỹ (như chips) không được cung cấp chips cho các hãng TQ bất kỳ lớn nhỏ. Điều này sẽ làm cho TQ không thể tự sản xuất được nội địa 40% nhu cầu chips vào cuối năm 2020 và 70% vào năm 2025 như mộng bành trướng "Made in China 2025" đã phổ biến khắp nơi, và là nguyên nhân khiến khối  Mỹ cảnh giác 'muốn chặn TQ'. Ở Biển Đông Mỹ đã đưa các hàng không mẫu hạm cùng các chiến hạm hùng hậu khác diễn tập cùng các nước khu vực, nói là để bảo đảm tự do di chuyển hàng hải trong khu vực Biển Đông và eo biển Đài Loan. Việc này sẽ ảnh hưởng sâu xa giúp bảo đảm lãnh thổ cho Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi tin rằng điểm lợi nữa cho VN là một số các hãng Mỹ sẽ di chuyển sang Việt Nam. Tuy nhiên VN nên thực tế, KHÔNG NÊN CHỈ MƠ ĐẾN ĐÓN ĐẠI BÀNG, mà nên lo tiếp nhiều các hãng trung bình giúp phát triển kỹ nghệ phụ trợ cần thiết, hay ngay cả các sản phẩm bán dẫn thay cho TQ. Ngoài ra cần thắt chặt liên hệ ngoại giao và thương mại với Hoa kỳ, sẵn sàng cho các chuỗi cung ứng mới , như các sản phẩm thiết yếu chống dịch cho Mỹ, địa hạt VN tương đối có uy tín, và trong bối cảnh nạn dịch sẽ tiếp diễn ở Mỹ sang cả năm 2021. TS. Phạm Đỗ Chí và Nguyễn Tường Tuấn Hoa Kỳ Bài thể hiện quan điểm riêng của TS Phạm Đỗ Chí từ Florida và ông Nguyễn Tường Tuấn từ Oregon, Hoa Kỳ. BBC
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020
Những tác giả có bút lực mạnh mẽ nhất mọi thời đại
Dù tài giỏi đến thế nào, các tác giả cũng sẽ có lúc mất cảm hứng. Tuy nhiên, điều đó có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến những cây bút tài năng sau.
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020
Lĩnh 80 đồng nhuận bút, Nam Cao đem 50 đồng biếu nhân vật
Nam Cao thường viết rất thật...
Nam Cao là một trong những gương mặt đầu tiên được Tô Hoài nhắc tới trong sách Những gương mặt (bài Một Lớp người). Cũng như các nhà văn lớp người cầm bút khi ấy Nam Cao hiện ra trong tác phẩm với bao diễn biến buồn vui, băn khoăn, trăn trở, khao khát, nỗi niềm, suy tư...
Nam Cao lớn lên trong một gia đình khá giả bị sa sút. Bố Nam Cao buôn gỗ và có cửa hàng bán gỗ tiện ở Nam Định, nhưng do nghiện cờ bạc, rượu chè, cùng với việc tiền kiếm được không lại với ăn tiêu cơ nghiệp cứ xuống dần. Sau ông phải bán cả cửa hiệu, trở về làng, nghèo khó và gia đình lục đục hơn trước.
Nói về chuyện sa sút này, Tô Hoài cho biết thêm cứ trông vào cuộc đời mấy anh em Nam Cao thì có thể tưởng tượng ra phần nào. Nam Cao, anh lớn nhất, được học đến tốt nghiệp tiểu học lên tới bậc thành chung, mười một năm. Các em trai không không biết cửa trường học ở đâu. Người thì gồng thuê gánh mướn, sống đời cố nông. Người vào Nam Kỳ làm phu cao su. Riêng có người em út, năm 1945 còn là thiếu nhi, đến năm 1954, được đi học thành kỹ sư.
Nam Cao lấy vợ sớm. Vợ chồng Nam Cao lấy nhau do cha mẹ gả bán từ khi còn ít tuổi, theo phong tục thông thường thời ấy. Lấy vợ chưa đầy 1 năm thì Nam Cao vào Sài Gòn làm việc sổ sách cho người cậu ruột tên là Ngôn - người có nhiều ảnh hưởng nhất đến quyết định tham gia hoạt động sau này của Nam Cao. Ông Ngôn sau bị Pháp truy lùng và trục xuất về quê vì liên quan đến Nam Kỳ khởi nghĩa.
Tô Hoài cho biết trong sáng tác, Nam Cao thường viết rất thật, thật đến nỗi bất cứ sáng tác nào của ông, Tô Hoài cũng có thể tìm ra và đoán được chuyện này Nam Cao thấy ở đâu, nghe ai kể, nhân vật ấy là ai.
Lần ấy, sau khi viết xong tiểu thuyết Sống mòn (tên ban đầu là Chết mòn, Nam Cao nói "Bao giờ những người trong tiểu thuyết này chết đi, mình mới đem in thành sách. In bây giờ thì không dám nhìn mặt ai nữa!".
... và cũng rất thương người
Tô Hoài cũng cho biết không những viết rất thật, Nam Cao còn rất thương người. Tô Hoài kể, một lần ông và Nam Cao rủ nhau đi từ Hà Nội xuống Nam Định để tìm cái viết.
Đêm đó, hai ông tìm chỗ ngủ, sục sạo các nhà trọ, nhà nào cũng chật khách. Hai ông đến nhà săm (tiếng Pháp là Chambre - nhà chứa trọ, phòng cho thuê thường có gái điếm). Nhà này cũng không còn phòng trống.
Hai ông trở ra cửa thì có tiếng gọi lại: “Các anh ở tạm phòng em vậy. Em đi ngủ nhờ nhà bạn cũng được”. Dù biết đây là gái làm tiền loại thuê tháng nhà trọ, nhưng hai ông vẫn bằng lòng vì lúc này rất khó tìm được chỗ ngủ.
Rồi thì cô gái này cũng chẳng đi đâu cả. Đêm hôm đó, Tô Hoài nghe thấy tiếng khóc ri rỉ bên cạnh đầu, rồi tiếng Nam Cao rì rầm khuyên can gì đó. Tô Hoài không thủng đầu đuôi câu chuyện ra sao. Sáng ra Nam Cao kể lại với giọng rất xúc động.
Nam Cao nói nhờ hỏi chuyện tình cờ mà biết được hóa ra cô ấy là em của một người bạn ở Sài Gòn. Chẳng may yêu đương lỡ dở rồi cuộc đời chồng con mấy phen đau đớn, rồi giận đời đen bạc, cô cắt tóc đi tu, rồi sa chân lỡ bước tới đây…
Tô Hoài thì không tin, nhưng trông nét mặt của Nam Cao ông không dám nói.
Trở về nhà Tô Hoài ở Nghĩa Đô, Nam Cao hì hục viết. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, ông viết xong một truyện lấy tên Một đời người, theo câu chuyện cô gái điếm kể đêm ấy ở nhà săm Phương Đông. Chỉ có điều Nam Cao đặt tên cho nhân vật một cái tên rất “đầm” là cô Suy - gian.
Rồi truyện Một đời người được đem bán cho Nhà xuất bản Cộng Lực, được chủ Nhà xuất bản ứng trước cho 80 đồng. Cuốn truyện này sau đó được nhà xuất bản đưa đi kiểm duyệt, nhưng bị bỏ chỉ vì cách đặt tên Tây cho nhân vật rồi bắt nó đi làm đĩ.
Hồi ấy, 80 đồng bạc không phải là nhỏ đối với những người giật gấu vá vai quanh năm như Nam Cao và Tô Hoài. Huống chi, Nam Cao còn vợ con nheo nhóc ở quê, tháng tháng đợi chồng gửi tiền về đỡ đần.
Ấy vậy mà, vào một buổi chiều, Nam Cao rủ Tô Hoài đáp tàu về Nam Định. Ông cầm theo 50 đồng tiền nhuận bút - bản quyền tác phẩm về để biếu cô gái điếm - cái cô mà Tô Hoài nghi ngờ là câu chuyện làm quà của cô điếm với khách làng chơi, còn Nam Cao thì cho là em của một người bạn cũ ở Sài Gòn, ông thương xót và nói nếu sẵn tiền sẽ đưa cả 80 đồng cho cô ấy.
Nhưng cuối cùng Nam Cao không gặp được cô gái điếm. Tìm mấy nhà săm cũng không thấy. Nam Cao ân hận mãi về lần không gặp này.
Tô Hoài còn nhấn mạnh Nam Cao còn rất nhiều chuyện tương tự như thế.
Cũng trong sách Những gương mặt (bài Một Lớp người), Tô Hoài còn kể về sự phát triển của con người và văn chương Nam Cao trong kháng chiến chống Pháp. Tiếc rằng khi đang ở độ chín, ông hy sinh khi mới 33 tuổi.
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ông Trump có 91% cơ hội tái đắc cử
Dù chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt không ít thách thức, song một chuyên gia về khoa học chính trị tin rằng ông Trump sẽ tiếp tục tại vị sau cuộc bầu cử cuối năm nay.
“Mô hình Primary dự đoán ông Trump có tới 91% cơ hội đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới”, Helmut Norpoth, giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Stony Brook, nhận định với trang tin Mediaite hôm 7/7.
Thậm chí, theo mô hình của ông Helmut Norpoth, ông Trump không chỉ tái đắc cử mà còn nhận được 362 phiếu bầu của đại cử tri, nhiều hơn so với 304 phiếu bầu trong kỳ bầu cử năm 2016.
Giáo sư Norpoth, cha đẻ mô hình phân tích Primary, đã đoán đúng 5 trong 6 kỳ bầu cử tại Mỹ kể từ năm 1996. Ông cho biết, áp dụng mô hình này của ông có thể đoán đúng 25 trong số 27 kỳ bầu cử kể từ năm 1912 – khi bắt đầu có hình thức bầu cử sơ bộ.
Mô hình Primary tính toán cơ hội chiến thắng của các ứng viên tổng thống Mỹ dựa vào kết quả của các cuộc bầu cử sơ bộ và nhấn mạnh đến tầm quan trọng về mức độ nhiệt huyết mà các ứng viên tạo ra ở giai đoạn đầu của quá trình đề cử.
Nếu dự đoán của ông Norpoth là chính xác, thì cựu Phó tổng thống Joe Biden, ứng viên tổng thống hiện tại của đảng Dân chủ, sẽ đối mặt với thế bất lợi do ông đã thua trong hai cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở Iowa và New Hampshire.
Chuyên gia Norpoth nói, năm 2016, mô hình của ông dự đoán đúng ông Trump đắc cử một phần là do bỏ qua các kết quả thăm dò dư luận. “Các khảo sát dư luận và các dự báo dự trên kết quả thăm dò đều chỉ ra bà Hillary Clinton chắc chắn nắm phần thắng”, ông Norpoth nói. Bà Hillary gần như luôn dẫn trước ông Trump trong các khảo sát dư luận trước bầu cử và giành nhiều phiếu bầu phổ thông hơn, tuy nhiên kết quả cuối cùng ông Trump vẫn trở thành chủ nhân Nhà Trắng nhờ nhiều phiếu đại cử tri hơn.
Nhận định của ông Norpoth đưa ra giữa lúc có nhiều mô hình dự báo cho rằng ông Trump sẽ thua ông Biden trong cuộc bầu cử do hàng loạt yếu tố trong đó có tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và làn sóng biểu tình sắc tộc.
Mô hình dự đoán bầu cử của Oxford Economics dự đoán ông Trump sẽ gánh “thất bại lịch sử” do tình hình suy thoái kinh tế. Dự đoán này trái ngược với dự đoán trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ. Mô hình của Oxford Economics đã đoán đúng người chiến thắng xét về số phiếu bầu phổ thông ở 16 trong số 18 kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.
Một dự đoán khác của hãng tin Washington Post cho rằng ông Trump sẽ chỉ nhận được 24% số phiếu ủng hộ của đại cử tri nếu tình hình kinh tế cũng như tỷ lệ ủng hộ của ông tiếp tục đi xuống.
Mặc dù có nhiều dự đoán trái ngược, song tất cả đều có chung một nhận định rằng, kết quả cuối cùng chủ yếu phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của ông Trump đưa nước Mỹ vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19, hạn chế tối đa tác động của nó đến nền kinh tế từ nay đến cuộc bầu cử.
Theo Independent
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020
Siêu dự án của Elon Musk có thể khiến ngành viễn thông sụp đổ
Mục tiêu mang kết nối Internet đến khắp nơi trên thế giới của Starlink có thể đe dọa các nhà cung cấp Internet truyền thống.
Quan điểm của tác giả Derick David, viết trên Medium.
Starlink là dự án chòm sao vệ tinh do SpaceX phát triển với mục tiêu cung cấp Internet vệ tinh đến bất cứ đâu trên thế giới. Chòm sao này gồm hàng nghìn vệ tinh nhỏ được sản xuất và phóng hàng loạt lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, cung cấp kết nối Internet cho những thiết bị như smartphone, máy tính...
Đại dịch Covid-19 đã chứng minh Internet là một phần quan trọng của cuộc sống, giúp chúng ta làm việc, học tập, liên lạc đến bất cứ ai. Và Starlink có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta kết nối Internet.
Nếu được đầu tư và phát triển hợp lý, đây sẽ là mối đe dọa lớn với ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu.
Sứ mệnh của Starlink là mang kết nối Internet đến mọi nơi trên Trái Đất bằng cách phóng hàng chục nghìn vệ tinh lên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Ảnh: Starlink.
Từ phim viễn tưởng ra đời thực
Trước hết, cần biết rằng chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp mới. Nhiều người có thể chưa nhận thức song đó là những gì đang diễn ra. Trí tuệ nhân tạo (AI), robot hay tiền mã hóa chính là ví dụ cho cuộc cách mạng ấy.
Không chỉ Starlink, Elon Musk còn sở hữu Neuralink, công ty công nghệ thần kinh và OpenAI với sứ mệnh tạo ra AI thân thiện, thông minh như con người. Rõ ràng Musk muốn thay đổi cả thế giới với những doanh nghiệp của mình.
Để Starlink bước vào không gian cần xây dựng cơ sở hạ tầng. "Xương sống" của Starlink chính là các vệ tinh - hệ thống viễn thông liên lạc không dây - cung cấp Internet băng thông rộng trực tiếp cho người dùng trên Trái Đất.
Nếu cách đây vài chục năm, điều đó chỉ có thể tưởng tượng trong phim khoa học viễn tưởng thì bây giờ, đó là những gì Elon Musk đang thực hiện.
Một trong những cái tên được cho là đối tác của Starlink là Vislink, công ty phát triển hệ thống liên lạc video và vệ tinh có trụ sở tại Florida (Mỹ). Đó chính xác là những gì mà Starlink cần. Vài tuần trước, logo của Vislink cũng được tìm thấy trong một video trực tiếp của SpaceX.
Nhiều tin tức cũng khẳng định SpaceX đang có hoạt động thử nghiệm vệ tinh tại Florida, tiểu bang mà Vislink đặt trụ sở. Liệu đây chỉ là sự trùng hợp?
Ảnh mô phỏng mạng lưới vệ tinh của Starlink bao phủ gần như toàn bộ Trái Đất. Ảnh: Đại học College London. |
Starlink sẽ thay đổi cả thế giới như thế nào?
Tháng 11/2018, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã chấp thuận cho SpaceX phóng 12.000 vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, song Musk hy vọng con số sẽ tăng lên 30.000 trong tương lai. Kế hoạch của Starlink đã được vạch sẵn, và chúng ta có thể đang chứng kiến cột mốc quan trọng mới của lịch sử nhân loại.
Ưu điểm của Starlink chính là khả năng cung cấp kết nối Internet đến bất cứ đâu trên thế giới. Hãy tưởng tượng đang cắm trại trong rừng, thưởng thức bữa tối với phim 4K trên Netflix không gián đoạn, hay vừa livestream vừa thả bộ trên một hòn đảo. Đó là những gì Starlink muốn đạt được.
60 vệ tinh Starlink được SpaceX phóng lên quỹ đạo hồi tháng 4 bằng tên lửa Falcon 9. Ảnh: Elon Musk/Twitter. |
Những quốc gia đang phát triển với Internet không ổn định, tốc độ thấp và giá cước cao cũng hưởng lợi nhờ Starlink. Trong tương lai, các nhà cung cấp viễn thông sẽ phải dè chừng cái tên này.
Alex Knapp, nhà báo của Forbes cho rằng Starlink sẽ phải cạnh tranh với những nhà mạng truyền thống như Comcast của Mỹ. Với khu vực nông thôn hoặc các thị trường đang phát triển, một số nhà mạng truyền thống đang nỗ lực xây dựng mạng di động 5G.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đang đầu tư cho hệ thống cáp quang biển để cải thiện ổn định, tốc độ Internet cho khách hàng.
Mục tiêu của Starlink là mang đến kết nối Internet đến mọi nơi với chi phí rẻ, tốc độ cao. Nếu mọi người để ý đến Starlink và hệ thống của Starlink ngày càng được cải thiện, đó sẽ là đối thủ lớn với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Bài báo đăng trên TechCrunch ngày 15/6 nói rằng Starlink hoàn toàn đủ khả năng tham gia chương trình tài trợ liên bang trị giá 16 tỷ USD nếu chứng minh ưu điểm của nó so với các nhà mạng Internet thông thường.
Không chỉ đe dọa các nhà mạng, Starlink còn có thể khiến cả ngành viễn thông sụp đổ. Có lẽ đó là điều tất yếu của sự đổi mới.
Phúc Thịnh / Zing
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)