Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

TRUNG QUỐC THÊM MỘT THẰNG PHÁT NGÔN SỐC VỀ BIỂN ĐÔNG .


HC

Wang Jiaocheng, chỉ huy mới được bổ nhiệm của Bộ tư lệnh phía nam Trung Quốc.
Tướng Wang Jiaocheng, chỉ huy Bộ tư lệnh phía Nam mới thành lập của quân đội Trung Quốc, vừa lên tiếng dọa dẫm về vấn đề Biển Đông trong phát biểu công khai đầu tiên trên cương vị mới.

Ông này nói rằng Trung Quốc có thể chiến đấu bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc Biển Đông và sẽ cảnh giác cao với bất kỳ mối đe dọa an ninh nào ở đây.

"Quân đội có thể giải quyết bất kỳ mối đe dọa an ninh nào. Không nước nào được phép sử dụng bất kỳ cớ gì hoặc hành động gì để đe dọa chủ quyền và an toàn của Trung Quốc" - Nhân dân Nhật báo dẫn lời Wang nói.

Wang - cựu chỉ huy khu vực Thẩm Dương, cho biết, mục đích của ông ta là "bảo đảm an ninh trong việc kiểm soát biên giới và phòng vệ hàng hải".

"Nhưng nhiệm vụ trước hết là bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông" - ông này nói.
Trung Quốc đã đưa ra những đòi hỏi chủ quyền vô lý trên gần như toàn bộ Biển Đông, tự ý vạch ra "đường lưỡi bò" chiếm trọn vùng biển của các quốc gia khác trong khu vực, bất chấp luật pháp quốc tế và các thỏa thuận khu vực, đe dọa đến an ninh an toàn hàng hải, hàng không quốc tế.

Các hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông đang khiến thế giới, kể cả Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Australia vô cùng lo ngại.

Wang cảnh báo rằng quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch cho tất cả các kịch bản có thể liên quan đến các nguy cơ quân sự trong khu vực.

Ông này cũng nhắc tới sự trung thành tuyệt đối của mình với đảng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chiến thắng trong "cuộc chiến thông tin" và thề xây dựng một quân đội "dũng cảm và có khả năng chiến đấu".

Hiển thị bớt
15
2
Ảnh hồ sơ của Thuc pham xuanẢnh hồ sơ của Thành Công Nguyễn
15 nhận xét
Thành Công Nguyễn
10:17
+
1
2
1
 
Trả lời
 
Có người cho rằng Tàu chỉ tham lam khoác lác chứ chả làm được gì. Có người cho rằng để bảo vệ các nước cộng sản chống lại các nước tư bản chực chờ đánh phá nên Tàu phải quân sự hóa Biển Đông chứ không có ý tham lam chiếm của Việt Nam.
Đó là thơ ngây, thiển cận, thiếu thông tin. Tàu đã làm: Chiếm đảo, tàu chiến, sân bay, rada, tên lửa, khoan dầu, mời tìm khai thác dầu, đuổi bắn tàu Việt Nam, tuyên truyền và dạy học sinh, tuyên bố với quốc tế... Chỉ còn lập vùng nhận diện phòng không nữa là xong quy trình. Không biết Mỹ và các nước phản ứng mạnh yếu thế nào để Tàu tiến chậm hay dừng lại đây. Mà có buộc phải dừng lại thì cũng không nhả ra những gì đã chiếm và tham vọng cũng chưa chịu nguôi tàn.
Những ai vững niềm tin vào người... tốt phải chăng cần sáng mắt ra.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây

Graduates-sit-next-to-a-C-012

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Tại Trung Quốc hiện đang diễn ra cuộc tranh luận về vấn đề giá trị quan sau khi lãnh đạo nước này đề xuất chủ trương ngăn chặn sự truyền bá giá trị quan của phương Tây. Sự việc bắt đầu từ một văn bản có tên “Ý kiến về việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường cao đẳng-đại học trong tình hình mới” do Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản TQ và Văn phòng Quốc vụ viện công bố hôm 19/1/2015 [sau đây gọi tắt là “Ý kiến”].
“Ý kiến” nhấn mạnh công tác ý thức hệ là công tác cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước, các trường cao đẳng-đại học (CĐ-ĐH) là mặt trận tuyến đầu của công tác này, lãnh trách nhiệm học tập nghiên cứu tuyên truyền chủ nghĩa Mác, bồi dưỡng và phát huy giá trị quan hạt nhân XHCN, cung cấp người tài và bảo đảm trí lực cho sự nghiệp thực hiện Giấc mơ Trung Quốc vì sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. “Ý kiến” nêu lên 6 nhiệm vụ chủ yếu của việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường CĐ-ĐH, trong đó nhiệm vụ thứ hai là tăng cường giáo dục giá trị quan hạt nhân XHCN.
Tất nhiên sau đó tất cả các trường CĐ-ĐH trong cả nước Trung Quốc đã nhiệt liệt hưởng ứng và ủng hộ “Ý kiến”, họ hăng hái tổ chức các buổi tọa đàm và thực thi mọi biện pháp nhằm biến “Ý kiến” thành hành động thực tế. Mặc dù trong văn bản “Ý kiến” không thấy có từ giá trị quan phương Tây, nhưng trong các cuộc tọa đàm lại thấy có nhiều lời lẽ đả kích giá trị quan phương Tây, đề cao giá trị quan hạt nhân XHCN.
Ngày 29/1, tại cuộc toạ đàm có lãnh đạo nhiều trường CĐ-ĐH lớn tham dự, Bộ trưởng Giáo dục Viên Quý Nhân (Yuan Gui-ren) nói: Giáo viên các trường CĐ-ĐH phải giữ vững ranh giới về chính trị, pháp luật và đạo đức, phải tăng cường quản lý việc biên soạn giáo trình và việc giảng dạy trên lớp, tuyệt đối không được để cho các giáo trình truyền bá giá trị quan phương Tây lọt vào nhà trường, tuyệt đối không cho phép các lời lẽ công kích nói xấu sự lãnh đạo của Đảng CSTQ, bôi nhọ CHXH xuất hiện trong giảng đường, giáo viên khi lên lớp tuyệt đối không được nói những lời phàn nàn oán trách tình hình xã hội, v.v…
Phản ứng trong dư luận
Chủ trương ngăn chặn giá trị quan phương Tây lập tức được dư luận Trung Quốc bàn luận sôi nổi. Dĩ nhiên người ta đều hiểu “Ý kiến” nói trên là do ai đưa ra, vì thế các phát biểu tán thành nhiều hơn phản đối.
Người đầu tiên dám lên tiếng phản đối là doanh nhân Nhiệm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Công ty bất động sản Hoa Viễn, người nhiều lần từng nói những lời “nghịch nhĩ”. Đồng thời cũng do dám nói mà ông được dân mạng gọi là “Nhiệm Đại Pháo”. Blog của ông trên mạng Tân Lãng có tới gần 30 triệu “fan”.
Ngày 14/2, tại buổi họp thường niên năm 2015 của “Diễn đàn 50 nhà kinh tế Trung Quốc”, Nhiệm Chí Cường phát biểu trong 5 phút, chỉ trích những lời lẽ bài xích giá trị quan phương Tây.
Ông nói: Hiện nay vốn dân gian [tức vốn tư nhân] Trung Quốc chảy ra nước ngoài với quy mô lớn là do “Chính phủ không giữ chữ tín, vi phạm các thỏa thuận và chiếm dùng tài sản tư nhân với quy mô rất lớn”. Ông phê phán: “Chính phủ quá nhấn mạnh súng và dao, phản đối giá trị quan phương Tây, làn gió Cách mạng Văn hóa lại dấy lên rồi.” “Chính phủ căn bản không muốn bảo vệ tài sản tư hữu, đây là một vấn đề lớn.” v.v…
Phát biểu nói trên của Nhiệm Chí Cường được đăng trên các báo mạng, có gần 8000 người khen ngợi, hơn 8500 người chia sẻ lại, 4300 người bình luận (phản đối hoặc tán thành).
Một dân mạng viết: “Lý lẽ của ông Nhiệm Chí Cường thật rõ ràng, vì cớ gì mà một số chuyên gia, học giả lại không hiểu nhỉ?” Một người viết: “Có mạng Internet rồi, chính sách ngu dân ngày càng khó thực thi.” Cũng có ý kiến nói: “Những người đề xướng giá trị quan phương Tây chẳng qua là muốn thi hành chế độ tư hữu mà thôi!”
Một người có nickname Lâm Tuyền Chi Thụ viết bài “Ngăn cản giá trị quan phương Tây, vì sao các đầy tớ dân không gọi con em mình về nước?” Sau khi định nghĩa giá trị quan là tiêu chuẩn dùng để xử lý sự việc, phán đoán đúng sai khi cần lựa chọn, tác giả viết:
Gần đây Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói tuyệt đối không được cho mọi giáo trình truyền bá giá trị quan phương Tây lọt vào giảng đường các trường CĐ-ĐH. Nói rõ hơn tức là phải ngăn cản sự xâm nhập của giá trị quan phương Tây. Cách làm này có đúng không?
Những người sống trong không gian chật hẹp thì không chịu ảnh hưởng của phương Tây, nhưng những người thân phương Tây, ngưỡng mộ xã hội phương Tây thì càng tiếp thu giá trị quan phương Tây, thí dụ những người Trung Quốc sinh ra ở nước ngoài hoặc đang muốn ra nước ngoài sinh sống. Nhưng người ta tiếp nhận giá trị quan phương Tây là có lý do của nó. Trước hết, các sự vật ở phương Tây có tác động đến người Trung Quốc, thí dụ sau cải cách mở cửa, chế độ quản lý của phương Tây, dây chuyền sản xuất của họ, … đều làm chúng ta ngạc nhiên và bắt chước. Dĩ nhiên khoa học và công nghệ của họ thì ta hấp thụ hết để mà dùng chứ không chút sĩ diện. Học phương Tây không phải để làm công dân phương Tây mà là để làm cho nước mình mạnh lên, đuổi và vượt chủ nghĩa tư bản.
Nhưng những người tiếp thụ giá trị quan phương Tây để thích ứng với xã hội phương Tây thì không còn yêu nước mình nữa, họ chọn con đường ra nước ngoài sinh sống. Sang phương Tây (trừ người được nhà nước cử đi), ngoài người đi đầu tư kinh doanh thì là người đi định cư, du học. Động lực mạnh nhất khiến họ xuất ngoại là họ cảm thấy Trung Quốc không bằng phương Tây; họ tin rằng ở bên ấy họ sẽ học tập, sống và làm việc tốt hơn, có tiền đồ hơn, thực hiện được giá trị cuộc đời. Dĩ nhiên không xuất ngoại thì cũng có thể tiếp thụ giá trị quan phương Tây.
Bây giờ Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói phải ngăn cản giá trị quan phương Tây; nói thế nhưng có thể làm được không? Trong thế giới mở này đâu chỉ nhà trường mới là nơi tiếp thụ giá trị quan phương Tây mà còn vô số con đường khác. Các bạn trên mạng nói rất đúng, những người tranh nhau xuất ngoại sang phương Tây (trong đó không biết có bao nhiêu người liên quan tới Đảng CSTQ) chẳng phải là chứng minh tốt nhất rằng họ đi tiếp thụ giá trị quan phương Tây đấy ư? Một cách trực quan, họ bảo dân ta rằng phương Tây tốt hơn Trung Quốc, kể cả mức độ sống an toàn cũng tốt hơn. Vì thế chuyện làm “Thẻ xanh”, “Hộ chiếu” ngày càng nhộn nhịp. Tôi nghĩ, nếu muốn toàn dân đều ngăn cản giá trị quan phương Tây thì đảng viên, cán bộ nên nêu gương, hãy gọi con em họ về Trung Quốc, đừng ở phương Tây nữa!
Nhiệm Chí Cường “nổ súng”
Phát biểu của Nhiệm Chí Cường đăng trên các báo mạng chưa được bao lâu đã bị gỡ bỏ hết. Để giải thích rõ quan điểm của mình, ngày 15/2, Nhiệm Chí Cường đăng trên blog bài “Thế nào là giá trị quan phương Tây?”. Nội dung như sau:
Tôi chưa thể nói rõ giá trị quan phương Tây là gì, nhưng tôi biết chế độ chính trị của các quốc gia trên thế giới đều là sự lựa chọn và đồng ý của nhân dân các nước. Giá trị quan mà chế độ đó thay mặt không phải chỉ là loại ý thức của một số ít người hoặc của nhà quản lý quốc gia đó tự định ra và áp đặt cho nhân dân nước mình (trừ một số ít nhà độc tài và chuyên chế), nhất là các quốc gia theo chế độ dân chủ, ai nắm chính quyền đều là kết quả bầu cử. Cho dù đảng phái tả hoặc phái hữu lên nắm quyền đều không thay đổi thể chế nhà nước, cũng tức là nói không thay đổi giá trị quan hiện có.
Trên thành lầu Thiên An Môn có hai biểu ngữ lớn: “Nước CHND Trung Hoa muôn năm” và “Nhân dân thế giới đại đoàn kết muôn năm”. Khi Trung Quốc yêu cầu thế giới thừa nhận nước CHND Trung Hoa, đồng thời Trung Quốc cũng cần thừa nhận sự lựa chọn của nhân dân các nước trên thế giới; nếu không thì nhân dân Trung Quốc chẳng thể nào đoàn kết được với nhân dân thế giới. Nếu chúng ta không thừa nhận giá trị quan mà nhân dân thế giới tự lựa chọn thì chúng ta sao mà có thể đại đoàn kết muôn năm với nhân dân thế giới?
Có lẽ có người cho rằng chỉ có giá trị quan phương Đông của Trung Quốc là đúng đắn, phải dùng giá trị quan phương Đông của Trung Quốc để thống nhất thế giới, giải phóng nhân dân những nước còn bị giá trị quan phương Tây đè nén? Vì thế mà phải đoàn kết, dẫn dắt nhân dân thế giới chống lại giá trị quan phương Tây?
Thụy Điển là điển hình của chế độ hai đảng nhiều lần thay nhau cầm quyền. Có thể hai đảng ấy có quan điểm khác nhau nhưng họ có được sự thống nhất về giá trị quan hiến pháp dưới cùng một chính thể nhà nước. Dù đảng nào cầm quyền thì đều là kết quả lựa chọn của nhân dân, không phải là đấu tranh giai cấp, cũng không phải là đấu tranh súng ống, càng không phải là đấu tranh đòi thay đổi chế độ nhà nước.
Nhân dân các nước phương Tây đó dùng lá phiếu bầu cử để lựa chọn chế độ nhà nước, dĩ nhiên kể cả lựa chọn hiến pháp và luật pháp cũng như giá trị quan thể hiện trong hiến pháp. Đương nhiên họ cũng có thể dùng cách bỏ phiếu để lựa chọn giá trị quan và hiến pháp nhà nước mà họ tán thành. Nếu họ ở lại quốc gia nào thì có thể coi là họ lựa chọn giá trị quan của quốc gia đó. Thế thì tiền đề của sự đại đoàn kết nhân dân thế giới là phải thừa nhận hoặc tiếp thụ sự lựa chọn của họ.
Nhân dân mỗi một quốc gia đều có quyền lựa chọn giá trị quan của mình. Các giá trị quan ấy có thể khác nhau, nhưng không thể vì mình có giá trị quan khác người ta mà phải phản đối [giá trị quan của họ]. Làm như thế thì khác gì đặt nhân dân Trung Quốc lên mặt đối lập với nhân dân thế giới, sao có thể nói đoàn kết được?
Nếu giá trị quan của chúng ta có tính ưu việt hơn giá trị quan phương Tây, nếu Trung Quốc muốn thế giới tiếp thu giá trị quan của Trung Quốc, thế thì tại sao không thể công khai để hai loại giá trị quan ấy lên cùng một mặt sàn mà cạnh tranh với nhau? Lại vì sao mà sợ giá trị quan phương Tây? Nếu không có quyền lựa chọn thì làm thế nào để nhân dân thế giới bị giá trị quan phương Tây “ô nhiễm” có thể đoàn kết với nhân dân kiên trì giữ giá trị quan phương Đông nhỉ?
Trung Quốc xưa có câu “Cầu đồng tồn dị” [tìm điểm chung, gác lại điểm bất đồng]. Các quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới không thể chỉ có một loại giá trị quan, không thể đều cùng sống trong cùng một chế độ chính trị, không thể đều chỉ có một tín ngưỡng (kể cả tín ngưỡng tôn giáo), nhưng họ vẫn có thể cầu đồng tồn dị, chứ đâu phải là cứ một mực từ chối và phản đối, lại càng không e sợ biết được rằng có sự bất đồng trên các nhận thức đó, đâu phải là từ chối tìm hiểu chủ trương giá trị quan của các nước phương Tây. Nếu không thì làm thế nào để đoàn kết với nhân dân các nước đó?
Chủ nghĩa Mác không sinh ra ở Trung Quốc. Cách mạng Tháng Mười do Lenin lãnh đạo từng là tấm gương của người cách mạng Trung Quốc, cũng không đến từ Trung Quốc. Cuộc chiến tranh chống Nhật là một phần của cuộc chiến tranh chống phát xít do các nước trên thế giới không phân biệt Đông Tây liên hợp lại. Nhiều pháp luật pháp quy sau cải cách mở cửa đều được lợi từ việc học tập các nước trên thế giới hoặc phương Tây.  Việc vay mượn vốn của các nước không phân biệt Đông Tây, việc giao lưu buôn bán với các nước không phân biệt Đông Tây, việc sở hữu nhiều ngoại tệ và trái phiếu của phương Tây đều là những hành động mà thời kỳ Cách mạng Văn hóa không thể tiếp thụ.
Không có ảnh hưởng từ các chủ nghĩa và giá trị quan vốn dĩ không phải của Trung Quốc ấy thì có lẽ không có thành tựu Trung Quốc ngày nay hòa nhập vào thế giới. Biến các ưu điểm của phương Tây có lợi cho sự phát triển kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc thành nhân tố và sức mạnh để Trung Quốc lớn mạnh lên, lẽ nào không phải là một điều tốt ư? Ai có thể thể nói rõ ràng rằng trong đó không lén lút kèm theo giá trị quan phương Tây? Chẳng lẽ trong chế độ quản lý doanh nghiệp của phương Tây lại có giá trị quan của Trung Quốc? Lẽ nào chỉ trong trường học mới có giá trị quan phương Tây?
Giá trị quan tồn tại ở khắp mọi nơi mọi chốn. Lớn thì đến thể chế và luật pháp của nhà nước, nhỏ thì đến việc đối nhân xử thế, quyền lợi và sự tự do của con người, bảo vệ quyền sở hữu tài sản và sự giao dịch v.v… tất cả đều kết hợp chặt chẽ với giá trị quan. Nơi nào chỗ nào có thể chia tách rõ là nơi không có giá trị quan? Ngay cả đến Lễ hội tình yêu cũng đều bị gán giá trị quan Đông Tây, in dấu ấn giai cấp.
Bất cứ chính đảng, bất cứ người nào đều có thể có mục tiêu theo đuổi của mình, nhưng điều kiện của tự do cá nhân là không được gây trở ngại và phá hoại sự tự do của nhiều người. Giá trị quan anh theo đuổi cũng vậy, không được lấy điều kiện là đối lập với giá trị quan mà người khác theo đuổi. Chắc rằng cơ sở để nhân dân thế giới đoàn kết là ở chỗ họ có thể tìm kiếm được sự đồng thuận nào đó với nhau, như vậy thì mới có thể thực hiện được “tìm điểm chung, gác lại điểm bất đồng”.
Thời báo Hoàn Cầu phản pháo
Một ngày sau khi Nhiệm Chí Cường post bài nói trên, Thời báo Hoàn cầu, tờ báo anh em sinh đôi với Nhân dân Nhật báo (cơ quan của TƯ ĐCSTQ) liền có bài của Vương Đức Hoa phê phán đích danh Nhiệm Chí Cường.
Bài này có tiêu đề “Nhiệm Chí Cường lấy Cách mạng Văn hóa ra để nói chuyện là giấu đầu hở đuôi”. Nội dung tóm tắt như sau:
Đại gia bất động sản Nhiệm Chí Cường lại “nổ súng rồi”, “Ngữ bất kinh nhân thệ bất hưu” (Tạm hiểu: nếu câu văn viết ra chưa làm người đọc sửng sốt ngạc nhiên thì quyết chưa thôi viết). Ông ta lên án Chính phủ “Quá nhấn mạnh súng và dao, phản đối giá trị quan phương Tây, làn gió Cách mạng Văn hóa lại dấy lên rồi”. Ông còn trở thành “nhà lý luận”, dùng microblog đăng bài viết “Thế nào là giá trị quan phương Tây”, từng câu từng chữ toát ra mùi vị “độc tài chuyên chế, dân chủ hiến chính”, chẳng qua là để bảo vệ “giá trị quan phương Tây”.
Phát ngôn của Nhiệm Chí Cường lập tức được một số người hò reo khen hay, “Dám nói lời thật lòng, điều đó cần dũng khí, xin kính chào”, “Phản đối giá trị quan phương Tây là điều quá ư không thể hiểu được, [đó là ý định dùng] một cây gậy lật đổ nửa trái đất”, “Nhất thiết chớ có coi lời nói của Viên Quý Nhân là thật, chẳng qua ông ta nịnh bợ mà thôi” v.v…
Lý lẽ của Nhiệm Chí Cường có vẻ đúng nhưng thật ra là sai. Ông đề xướng giá trị quan phương Tây nhưng lại không giấu nổi “thứ bẩn thỉu dưới lớp áo da”, tức chế độ chính trị của phương Tây, mỗi người một phiếu, chế độ đa đảng, tam quyền phân lập v.v… Như ông ta nói “Nhà nước theo chế độ dân chủ, ai nắm quyền là kết quả của bầu cử”. Chính thể hiện hành của Trung Quốc không phải là mỗi người một phiếu, như vậy thì tính hợp pháp của việc Đảng Cộng sản nắm chính quyền trở thành vấn đề rồi, đây là then chốt của vấn đề.
Ông tâng bốc [chế độ] mỗi người một phiếu trong giá trị quan phương Tây là “chuẩn mực”, trở thành phương thuốc hiệu nghiệm giải quyết tất cả mọi vấn đề. Nhiệm Chí Cường cao giọng bàn về sự “cạnh tranh công bằng” của giá trị quan, nhiều lần tuyên bố giá trị quan chính trị của các nước là “sự lựa chọn của nhân dân”. Xin hỏi: chính thể hiện hành tại Iraq, Libya và Syria có phải đều là sự lựa chọn của nhân dân không? Cái giá trị phổ quát dùng tàu chiến máy bay bức ép người lương thiện làm việc xấu gây hại cho mọi người trên toàn thế giới còn chưa đủ chăng? Xưa nay giá trị quan tốt là anh tốt nhưng tôi còn tốt hơn anh, chứ đâu phải là anh tốt thì tôi đánh đổ anh.
Hiện nay hạt nhân của cuộc đấu tranh về giá trị quan là đấu tranh về chính thể. Trong mắt một số người, mọi vấn đề của Trung Quốc đều do chính thể một đảng cầm quyền gây ra, chỉ cần thực thi chế độ dân chủ phương Tây thì có thể giải quyết được vấn đề Trung Quốc. Dựa vào đâu để nói dân chủ phương Tây là chân lý đặt vào nơi nào cũng đúng? Dường như [ông ta] nắm được chân lý, dùng lý thuyết ấy áp dụng vào hiện thực Trung Quốc, [ông ta] thật là chẳng hề biết sợ.
Các nước không phải phương Tây mà làm theo mô hình phương Tây, về cơ bản làm lần nào thì thất bại lần ấy; Trung Đông và Ukraine đang ở trong cảnh loạn lạc là thí dụ rất hay. Giá trị quan phương Tây không hề có giá trị phổ quát. Cái chúng ta phản đối là thứ giá trị quan phương Tây dùng để làm chúng ta lóa mắt, muốn chúng ta trượt ngã. Xa rời tình hình nước mình, dập theo giá trị quan phương Tây, dù bề ngoài đẹp đẽ biết bao, thực ra chẳng qua là một chiếc vé đi xuống địa ngục, chỉ đem lại tai nạn cho dân tộc Trung Hoa.
Không tiếp thu thể chế chính trị phương Tây, phản đối giá trị quan phương Tây cưỡng ép thi hành, tấn công tham nhũng, sao [những cái đó] lại thành làn gió Cách mạng Văn hóa? ”Chống tham nhũng chống đến tận doanh nghiệp tư nhân”, “Doanh nghiệp dân doanh không có tham nhũng”, lẽ nào chống tham nhũng đến doanh nghiệp tư nhân đều là những vụ án sai án oan? Không vi phạm pháp luật thì sao lại sợ súng và dao gì đó? Lôi Cách mạng Văn hóa ra để nói chuyện là giấu đầu hở đuôi.
Có điều kỳ lạ là sau khi đăng lên trang mạng Thời Báo Hoàn Cầu mới được một ngày thì bài viết nói trên của Vương Đức Hoa đã bị tòa soạn gỡ bỏ. Cú phản pháo của tờ báo vào loại “to mồm” nhất Trung Quốc này “tịt ngòi” quá sớm. Cho tới nay chưa thấy Thời Báo Hoàn Cầu có thêm bài viết nào phê phán quan điểm của Nhiệm Chí Cường. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng đó là do lý lẽ của Vương Đức Hoa quá nghèo nàn và thiếu sức thuyết phục so với các giải thích khó có thể bác bỏ của Nhiệm Chí Cường, hay là do chủ trương ngăn chặn giá trị quan phương Tây thiếu tính khả thi?
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/02/29/nguoi-trung-quoc-tranh-luan-ve-gia-tri-quan-phuong-tay/#sthash.ffkilNPC.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỘT BẢNG SO SÁNH VUI GIỮA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ


phần nhận xét hiển thị trên trangFB Nguyễn Quang Thiều

llfcaugust08-427
Sau mấy lần đi Mỹ, một buổi chiều nhàn rỗi, chẳng biết làm gì, tôi ngồi và thử so sánh vui một vài điểm giữa người Mỹ và người Việt. Không phải so sánh nào cũng đúng và cũng không có mục đích gì. Dù thế nào cũng xin những người đọc bài này (cả người Mỹ và người Việt) đừng “tự ái” và mọi người có thể thêm vào những so sánh của mình cho vui.
– Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt ngèo nhưng lắm tiền mặt.
– Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó.
– Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim.
– Khi gặp nhau người Mỹ hỏi có khỏe không, người Việt hỏi làm ăn thế nào.
– Người Mỹ vay tiền ngân hàng để mua nhà, người Việt vay tiền bạn bè để xây nhà.
– Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt thăm nhau tặng phong bì.
– Người Mỹ xem hồ sơ của người xin việc để quyết định nhận hay không, còn người Việt thì xem hồ sơ của bố người xin việc hoặc xem phong bì không đựng hồ sơ.
– Người Mỹ xin việc thì đến công sở gặp giám đốc, người Việt xin việc thì đến nhà riêng giám đốc.
– Thư ký của giám đốc người Mỹ thì mang hồ sơ, thư ký của giám đốc người Việt thì mang son phấn.
– Người Mỹ ăn ức gà còn người Việt thích đùi gà.
– Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu, nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.
– Buổi trưa người Việt ngủ, người Mỹ đọc sách.
– Người Mỹ ăn sáng xong thì đến công sở làm việc, người Việt đến công sở và sau đó đi ăn sáng, cà phê và tán gẫu.
– Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì xin lỗi nhau, người Việt va chạm nhau thì gây gổ nhau.
– Người Mỹ vừa uống cà phê vừa đọc sách, người Việt vừa uống cà phê vừa nhắn tin.
– Người Mỹ thấy đèn đỏ thì tìm cách dừng lại, người Việt thấy đèn đỏ thì tìm cách vượt qua.
– Người Mỹ rủ nhau đi ăn thì chia nhau trả tiền, người Việt ai rủ thì người đó chi.
– Bố mẹ người Việt đến thăm con thì ngủ trên giường, bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế (nếu không có đủ giường) (*)
– Người Mỹ dùng điện thoại di động để nói: tôi đang ở chỗ nào, người Việt dùng điện thoại di động để giấu nơi mình đang ở.
– Người Mỹ dùng nhà nghỉ (motel) để nghỉ đêm giữa chuyến đi dài, người Việt dùng nhà nghỉ để nghỉ trưa giữa hai buổi làm việc.
– Ở Mỹ, Sếp đến thăm nhân viên khi nhân viên đau ốm, ở Việt Nam, nhân viên đến thăm Sếp khi Sếp được thăng chức.
– Người Mỹ lên Sếp thì gầy, người Việt lên Sếp thì béo.
– Người Mỹ chặt một cây thì trồng ba cây, người Việt chặt ba cây thì trồng một cây.
– Người Mỹ im lặng để nghe người khác nói, người Việt bắt người khác im lặng để nghe mình nói.
– Ở Mỹ, người đi tìm thùng rác, ở Việt Nam, thùng rác đi tìm người.
– Người Mỹ ăn rất nhiều ở bữa tối, người Việt lại uống rất nhiều.
– Người Mỹ uống một chai rượu chỉ trong một bữa, người Việt lai rai chai rượu cả ngày.
– Người Việt thích bố mẹ già ở nhà mình, người Mỹ thích bố mẹ già ở nhà dưỡng lão.
– Người Mỹ trồng cỏ trong vườn, người Việt thì nhổ.
– Các ông chồng Mỹ cho vợ vay tiền, các ông chồng Việt Nam nộp tiền cho vợ.
– Người Mỹ thích cụ thể, người Việt thích chung chung.
– Ở Việt Nam dân nịnh lãnh đạo, ở Mỹ lãnh đạo nịnh dân.
– Người Mỹ tìm cách được nghỉ hưu, người Việt đến tuổi hưu tìm cách ở lại.
___
(*) Ghi chú của Ngọc Thu: Không hẳn bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế (nếu không có đủ giường) như lời tác giả. Với người Mỹ, vấn đề tự do cá nhân rất quan trọng. Thường bố mẹ người Mỹ đến thăm con, cho dù nhà con có dư phòng ngủ dành riêng cho bố mẹ, bố mẹ cũng thuê khách sạn ở. Ban ngày chơi với con, nhưng tối thì về ở khách sạn, để cho con cái và cả bố mẹ, có chút tự do riêng.

Black Knight: ‘Vệ tinh’ bí ẩn 13.000 năm tuổi quay xung quanh Trái Đất?


Rác thải vũ trụ hay là một “vệ tinh” của người ngoài hành tinh? Vật thể mang tên Black Knight (Hiệp sĩ Đen) này đã hiện hữu quanh Trái Đất trong một thời gian tương đối dài. Vật thể này đã được nhìn nhận là một vệ tinh của sinh vật ngoài hành tinh, và tuy rằng đã có những bức ảnh chụp vật thể này, nhưng rất nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi về nguồn gốc và mục đích của nó.
Vệ tinh Black Knight có lẽ là một trong những vật thể ngoài không gian nổi tiếng (và tai tiếng) nhất quay quanh hành tinh chúng ta. “Vệ tinh nhân tạo” này đã từng làm khuấy đảo giới truyền thông từ cuối thập niên 50, và đã trở thành một trong những vật thể ngoài không gian được đưa ra bàn luận nhiều nhất. Bị lầm tưởng là một vệ tinh do thám của Nga lúc ban đầu, Black Knight đã thu hút được sự chú ý của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Theo báo cáo của những cơ quan giám sát trên toàn cầu, vệ tinh Black Knight đã liên tục truyền phát tín hiệu radio trong hơn 50 năm qua.
Mỹ và Liên Xô cũ đã cho thấy một sự hứng thú đặc biệt đối với “vật thể không xác định ngoài không gian” này. Từ khi được phát hiện, vệ tinh này đã thu hút được sự chú ý của nhiều nước như Thụy Điển và những người say mê nó trên toàn thế giới.
Một trong số đó là một người phát sóng radio nghiệp dư (Amateur Radio/ Ham Radio:người có sở thích tự thiết lập và phát sóng kênh radio của riêng mình). Ông này đã giải mã được một loạt các tín hiệu tiếp nhận được từ Black Knight và đã diễn giải nó như một bản đồ các vì sao với trung tâm là Hệ sao đôi Epsilon Bootes thuộc chòm sao Mục Phu (Bootes Star System); và rằng vật thể Black Knight có nguồn gốc từ hệ sao đôi này từ 13.000 năm trước.
(Epsilon Boötis là một hệ sao đôi tọa lạc ở khu vực phía bắc chòm sao Mục Phu, trước được gọi là Izar và Pulcherrima. Hệ sao đôi này có thể được quan sát bằng mắt thường vào ban đêm, nhưng để nhìn rõ hệ sao đôi với một kính viễn vọng nhỏ thì lại khá khó khăn; vì cần một khẩu độ rộng 76 mm hoặc lớn hơn ― theo Wikipedia)
Nhưng theo quan điểm của rất nhiều người, khám phá này đã được thực hiện sớm hơn chúng ta tưởng. Có nhiều lời đồn thổi cho rằng nhà khoa học nổi tiếng Nikola Tesla chính là người đầu tiên đã “nghe trộm” được một tín hiệu phát ra từ chiếc vệ tinh “từ thế giới khác” này vào năm 1899 sau khi thiết lập một trạm radio cao thế tại thành phố Colorado Springs ở bang Colorado, Mỹ. Trong khoảng 3050 năm sau đó, tín hiệu này đã được thu nhận nhiều hơn cho đến khi nó được “giải mã”. Từ những thập niên 30 của thế kỷ trước, các nhà thiên văn học trên thế giới đã báo cáo về những tín hiệu radio kỳ lạ, được cho là bắt nguồn từ vệ tinh Black Knight.
Năm 1957, Tiến sĩ Luis Corralos từ Bộ Truyền thông Venezuela đã chụp được vệ tinh Black Knight trong khi đang chụp ảnh vệ tinh Sputnik II khi nó bay ngang qua bầu trời thủ đô Caracas. Điều kỳ lạ là, khác với vệ tinh Sputnik I và II, vệ tinh Black Knight di chuyển theo quỹ đạo quanh Trái Đất từ Đông sang Tây, trong khi vệ tinh Sputnik I và II lại bay theo quỹ đạo từ Tây sang Đông, lợi dụng chuyển động quay tự nhiên của Trái Đất để duy trì quỹ đạo của mình.
Tin tức về vệ tinh Black Knight đã xuất hiện trên truyền thông lần đầu vào thập niên 40 của thế kỷ trước khi tờ St. Louis Dispatch và tờ The San Francisco Examiner đề cập đến chiếc “vệ tinh” này vào ngày 14/5/1954. Sau đó tạp chí The Time Magazine cũng có một bài viết về nó vào ngày 7/3/1960; dưới đây là một số đoạn trích dẫn đề cập đến Black Knight trong những ấn phẩm này:
Ba tuần trước, các tờ báo đã giật tít rằng Mỹ đã phát hiện được một vệ tinh màu đen huyền bí bay trên không trung theo một quỹ đạo thông thường. Có những phỏng đoán quan ngại rằng đây có thể là một vệ tinh do thám được Nga phóng lên không gian, và nó đã làm dấy lên một cảm giác bất an rằng nước Mỹ không hay biết chuyện gì đang diễn ra trên đầu. Nhưng ngay tuần trước Bộ Quốc phòng đã long trọng tuyên bố rằng đã xác định được danh tính chiếc vệ tinh. Đây là một phế thải không gian vô chủ, hay các tàn tích còn sót lại của một Vệ tinh Viễn thám Không quân bị lạc hướng.
Bài báo năm 1954
black knight hiep si den 2Những bài viết trên tờ St. Louis Dispatch và tờ The San Francisco Examiner đề cập đến vệ tinh bí ẩn không xác định. (Ảnh: Ancient-code)
Ngày 23/8 /1954, tạp chí công nghệ Aviation Week and Space Technology đã cho ra một bài viết khiến Lầu Năm Góc phải phẫn nộ khi họ đang phải cố gắng giữ bí mật thông tin này. Bài báo ngắn này có ghi:
Nỗi sợ hãi của Lầu Năm Góc khi chứng kiến hai vệ tinh chưa từng được quan sát trước đây đang quay quanh quỹ đạo Trái Đất đã tan biến sau khi những vật thể này được nhận diện là các vệ tinh tự nhiên, không phải nhân tạo. Giáo sư Lincoln LaPaz, một chuyên gia về các vật thể ngoài không gian từ trường Đại học New Mexico, đã dẫn đầu dự án nhận diện [vệ tinh lạ]. Một vệ tinh đang quay trên quỹ đạo cách Trái Đất 640 km, và vệ tinh còn lại cách Trái Đất 960 km. Lầu Năm Góc đã từng có lần hoài nghi rằng phải chăng người Nga đã vượt mặt Hoa Kỳ trong công cuộc chinh phục không gian.
Sự quan tâm của công luận dành cho Black Knight càng gia tăng hơn mỗi năm. Năm 1957, một “vật thể lạ” đổ bóng lên vệ tinh không gian Sputnik I đã được phát hiện. Theo các báo cáo, “vật thể không xác định” này đang di chuyển trên quỹ đạo cực (quỹ đạo đi qua hai cực của Trái Đất), nhưng tại thời điểm đó cả Mỹ và Nga đều không có đủ trình độ công nghệ để duy trì một vệ tinh theo quỹ đạo kiểu này. Nghiên cứu cho thấy vệ tinh bay theo quỹ đạo cực đầu tiên đã được phóng vào không gian vào năm 1960.
Đường bay theo quỹ đạo cực thường được áp dụng cho các vệ tinh có nhiệm vụ thiết lập bản đồ thế giới, quan sát Trái Đất, do thám, và chụp ảnh Trái Đất tại một vị trí khi thời gian trôi qua.

Như vậy Black Knight sẽ được xếp vào nhóm vệ tinh theo dõi, và câu hỏi duy nhất được đặt ra ở đây là, ai đã đưa Black Knight lên quỹ đạo cực và với mục đích gì?

Vật thể này đã tiếp tục khiến các nhà thiên văn học trên toàn thế giới phải kinh ngạc. Vào những năm 1960, vệ tinh Black Knight đã một lần nữa được định vị trên quỹ đạo cực. Các nhà thiên văn học và những nhà khoa học đã tính toán khối lượng của vật thể này lên đến hơn 10 tấn, và nếu như vậy thì đây sẽ là vệ tinh nhân tạo nặng nhất quay quanh hành tinh chúng ta vào thời điểm đó. Quỹ đạo của Black Knight không giống với quỹ đạo của bất kỳ vật thể nào khác quay quanh Trái Đất, vì nó di chuyển nhanh hơn gấp đôi so với bất kỳ vệ tinh không gian nhân tạo nào khác tại thời điểm này.
Cũng có một vài báo cáo cho rằng tập đoàn hàng không Grumman đã dành nhiều sự quan tâm đến chiếc “vệ tinh” bí ẩn này. Tập đoàn Grumman là một tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong thế kỷ 20, chuyên sản xuất máy bay cho các công ty hàng không và quân đội. Ngày 3/9/1960, 7 tháng sau khi Black Knight được radar phát hiện lần đầu, một camera theo dõi tại nhà máy ở Long Island (New York) của Tập đoàn Grumman đã chụp được một bức ảnh chiếc vệ tinh này. Vào thời điểm đó nhiều người dân trên khắp thế giới cũng đã bắt đầu nhìn thấy vật thể lạ này trên bầu trời, dưới dạng thức một tia sáng màu đỏ di chuyển với tốc độ nhanh hơn những vệ tinh khác vốn theo một quỹ đạo ngược lại từ Đông sang Tây. Tập đoàn Grumman đã thành lập một ủy ban nghiên cứu những dữ liệu thu thập được từ những lần quan sát, nhưng không có gì được tiết lộ cho công chúng.
Năm 1963, phi hành gia Gordon Cooper đã được đưa lên không gian. Trong lần bay cuối cùng theo quỹ đạo, ông đã báo cáo nhìn thấy một vật thể phát ánh sáng màu xanh lục trước buồng lái từ xa đang tiến về phía phi thuyền của ông. Trạm quan sát thiên văn Muchea tại Australia, nơi nhận được báo cáo của ông, đã phát hiện được vật thể bay không xác định này trên radar đang di chuyển từ Đông sang Tây. Hãng tin NBC đã đưa tin về sự kiện này; nhưng sau khi ông Cooper trở về Trái Đất, phóng viên của NBC lại không được phép tiếp cận ông để hỏi thêm về vật thể này. Lời giải thích chính thức được đưa ra cho những quan sát của ông Cooper là: “Nồng độ khí cacbonic (CO2) cao đã làm xuất hiện trạng thái ảo giác”.

phi hanh gia gordon copper nasa
Chân dung phi hành gia người Mỹ, ông Leroy Gordon Cooper (1927-2004) (Ảnh: NASA)

Cho đến tận ngày nay, Black Knight tiếp tục là đề tài quan tâm của nhiều người trên thế giới, nhưng những thông tin chính thức về nó đã được các cơ quan chức năng cất giấu an toàn, tránh xa khỏi tầm mắt của công chúng. Chính vì vậy, nhiều câu hỏi căn bản từ hàng chục năm nay vẫn chưa được giải đáp, ví như: Ai đã phóng Black Knight lên quỹ đạo Địa Cực và nhằm mục đích gì?
Phải chăng Black Knight là một vệ tinh của người ngoài hành tinh được gửi đến Trái Đất để “nghiên cứu” chủng loài người? Liệu vệ tinh này đã từng thử liên hệ với con người hay chưa? Liệu chúng ta có bỏ qua các nỗ lực liên hệ của nó? Một điều chắc chắn là, vệ tinh Black Knight vẫn giữ vị thế là một trong những vật thể bí ẩn nhất đang quay quanh hành tinh của chúng ta. Liệu có bất kỳ mối liên hệ nào giữa vật thể nổi tiếng ngoài không gian này với những thành tựu của con người thời cổ đại hay không
Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn bằng cách để lại bình luận bên dưới.
Dưới đây là một số bức chụp Black Knight và đường dẫn đến các bức ảnh gốc của NASA.
black knight hiep si den 3(Ảnh: NASA)
black knight hiep si den 4(Ảnh: NASA)
black knight hiep si den 5(Ảnh: NASA)
black knight hiep si den 6(Ảnh: NASA)
black knight hiep si den 7Hình chụp cận cảnh Black Knight. Một trong những vật thể kỳ bí nhất quay trên quỹ đạo quanh hành tinh chúng ta. (Ảnh: NASA)
black knight hiep si den 8Vệ tinh Black Knight, hình chụp cận cảnh. (Ảnh: NASA)
black knight hiep si den 9Vệ tinh Black Knight đang bay theo quỹ đạo cực. (Ảnh: NASA)
Xem các bức ảnh chính thức của NASA chụp Black Knight bằng các đường link sau: ảnh 1ảnh 2ảnh 3ảnh 4ảnh 5.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code


Báo cáo Việt Nam 2035 – những chuyện hậu trường

Tác giả: Đức Tâm
—————-
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – Ảnh: TL SGT
Sáng 24-2 chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan,một thành viên tham gia thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035, đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) về những câu chuyện hậu trường liên quan đến quá trình thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035. TBKTSG Online lược ghi.
Ý tưởng hình thành Báo cáo Việt Nam 2035
Trước khi Việt Nam có bản Báo cáo Việt Nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, ngay từ năm 2000 Malaysia đã có Báo cáo Malaysia 2020 hay như năm 2010, Trung Quốc phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (World Bank) thực hiện Báo cáo Trung Quốc 2030.
Với một quốc gia, một báo cáo mang tầm nhìn dài hạn 20 năm như vậy là điều vô cùng cần thiết. Từ góc nhìn như vậy, từ lâu chúng tôi đã có mong muốn làm một điều tương tự cho Việt Nam.
Vào giữa năm 2014, nhân dịp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đến làm Việt Nam, đề xuất làm báo cáo đã được bàn đến và thống nhất thực hiện với sự nghiên cứu đóng góp từ cả hai phía: các chuyên gia World Bank và Việt Nam.
Rút kinh nghiệm từ trường hợp Trung Quốc, khi kết thúc quá trình làm việc, bản Báo cáo Trung Quốc 2030 có nội dung không hoàn toàn thống nhất giữa bản tiếng Trung và bản tiếng Anh, lần này hai bên Việt Nam và World Bank phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu để thống nhất góc nhìn, nội dung trong mỗi vấn đề nghiên cứu.
Đầu tiên phía World Bank đưa ra bức tranh mang sắc hồng với thành tựu nền kinh tế Việt Nam đạt được, trong khi phía ban biên tập Việt Nam muốn đưa ra bức tranh thẳng thắng hơn, toàn diện hơn, nhìn nhận những mặt được và chưa được vì có rõ ràng như vậy thì mới không chủ quan, mới có cơ sở để thay đổi.
Ngay như tiêu đề báo cáo là Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, phía World Bank đề nghị dùng từ “trách nhiệm giải trình – Accountability” thay cho từ dân chủ và ngay trong bản thảo cuối cùng của Báo cáo tổng quan cũng dùng từAccountabiliy vì ngại nhạy cảm nhưng chúng tôi thuyết phục họ thay đổi bởi “trách nhiệm giải trình” chỉ là một phần của “dân chủ” và không thể thay thế hết ý nghĩa của từ này.
Theo trao đổi ban đầu, bản Báo cáo sẽ gồm 12 chương nhưng từ tháng 11-2014, hai bên đồng ý rút ngắn lại còn 7 chương, mỗi chương giao cho các chuyên gia riêng của hai bên phối hợp biên soạn. Kinh phí thực hiện được khoán riêng cho mỗi chương và giao cho người phụ trách thực hiện chương đó quyết định quyền sử dụng.
Thông điệp quan trọng nhất, xuyên suốt khắp báo cáo đó là phải cải cách thể chế nếu không muốn bị lạc hậu. Đó là lý do Báo cáo có một chương dành riêng nói về Cải cách thể chế và các chương còn lại ít nhiều đều có đề cập đến vấn đề này.
Bài toán của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận được câu hỏi của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam là liệu chúng ta có thể đạt mực tăng trường 9% mỗi năm và duy trì liên tục trong 20 năm để hóa rồng?
Sau khi các chuyên gia World Bank và cả phía chúng tôi thực hiện chạy đủ các mô hình tính toán kinh tế thì câu trả lời là không thể.
Điều tốt nhất ngay khi chúng ta cải cách thể chế và nâng cao năng suất lao động thì cũng chỉ có thể được mức thu nhập trung bình bình quân đầu người hơn 7.000 đô la Mỹ (USD) hoặc 18.000 USD nếu tính theo sức mua tương đương, bằng Malaysia năm 2010.
Còn nếu không cải cách, dự báo thu nhập bình quân năm 2035 đạt tối đa 4.500 USD, hoặc 12.000 USD tính theo sức mua tương đương.
Điểm khuyết về ngành công nghiệp mũi nhọn
Theo bản Báo cáo, đến năm 2035 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Tuy vậy chúng tôi chỉ dừng ở mức đưa ra định nghĩa công nghiệp hóa là gì chứ không thể đề xuất đâu là ngành công nghiệp mũi nhọn để tập trung phát triển.
Ba tiêu chuẩn, theo báo cáo, khi nói về đất nước công nghiệp hóa là: tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm từ 90% trong tổng GDP; tỷ lệ lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ chiếm từ 75% và dân cư sống ở đô thị chiếm từ 55% trở lên.
Chúng tôi không tách riêng ngành dịch vụ ra khỏi công nghiệp. Tại nhiều quốc gia phát triển, tỷ trọng ngành dịch vụ còn cao hơn cả ngành công nghiệp.
Về ngành công nghiệp mũi nhọn, chúng tôi có đặt câu hỏi với các chuyên gia World Bank nhưng họ cũng trả lời rằng rất khó để Việt Nam chủ động lựa chọn bởi quyền lựa chọn thuộc về các quốc gia khác có trình độ phát triển cao hơn. Họ mới là người quyết định chọn quốc gia nào làm cứ điểm.
Do vậy, cái Việt Nam cần là chuẩn bị nhân lực, hạ tầng, cơ sở vật chất … để có thể được chọn làm cứ điểm từ các quốc gia khác.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi có hỏi các chuyên gia của World Bank về trường hợp Samsung. Liệu câu chuyện điện thoại Samsung rồi sẽ ra sao?
Câu trả lời, theo các chuyên gia World Bank, là không thể nói trước được điều gì. Dĩ nhiên Samsung, phần họ, tự biết sẽ phải thay đổi để thích nghi với thế giới, và Việt Nam nên chuẩn bị thật tốt để họ tiếp tục chọn Việt Nam làm cứ điểm đặt các cơ sở sản xuất, trung tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên tin vui là, ở một khía cạnh nào đó, chúng ta đáp ứng tốt yêu cầu của Samsung. Tôi từng nói chuyện với một vị quản lý cấp cao của Samsung tại Việt Nam và được biết ban đầu, tại Hà Nội, Samsung có 300 kỹ sư người Việt thì nay con số này đã đạt 2.000 kỹ sư. Chính số lượng kỹ sư này mới là yếu tố quan trọng. Chất lượng và giá nhân lực nằm ở đây chứ không phải con số hàng vạn công nhân.
Thế sao Samsung ít đề cập đến số kỹ sư mà hay nói nhiều đến con số hàng vạn nhân công khi tiếp xúc với công chúng, truyền thông? Đơn giản vì họ nói những gì Việt Nam thích nghe.
Nông nghiệp: Ít đi để nhiều hơn
Đầu tiên, câu chuyện nông nghiệp sẽ được viết riêng thành một chương nhưng cuối cùng phải rút gọn thành một phần trong chương Kinh tế.
Tuy vậy, nội dung nghiên cứu chuyên sâu về nông nghiệp sẽ được tận dụng để đưa về báo cáo hàng năm của World Bank và chúng ta có thể tham khảo sau.
Khuyến nghị chính trong câu chuyện nông nghiệp là phải gắn với thương mại hóa và hiện đại hóa. Gắn với thương mại hóa thì phải đáp ứng nhu cầu, yêu cầu từ thị trường. Muốn vậy phải biết ít đi để nhiều hơn. Ít đi ở đây là ít đi sự can thiệp của Nhà nước, ít đi một số chủng loại nông sản không có khả năng cạnh tranh để tập trung vào những nông sản khác, qua đó đạt được nhiều hơn về giá trị.
Bản Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố vào sáng hôm qua, 23-2, mới chỉ là bản báo cáo tổng quan (Overview). Trong khoảng một tuần tới, chúng tôi sẽ bổ sung thêm để hoàn chỉnh bản báo cáo này.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận được nhiều hỗ trợ qua các báo cáo đầu vào từ các chuyên gia trong nước, quốc tế và đặc biệt có cả bài tham vấn từ nhóm các nhà nghiên cứu Harvard. Đây đều là những tài liệu quý nhưng chúng tôi không thể đưa hết vào bản báo cáo được. Tuy vậy, chúng tôi sẽ cố gắng để có thể đưa những tài liệu báo cáo đầu vào, những bài tham vấn đến cộng đồng.
Cách duy nhất là tăng năng suất lao động
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh trong buổi nói chuyện với các phóng viên tại TPHCM hôm nay rằng muốn đạt được mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình – cao của thế giới là hơn 7.000 đô la Mỹ/người/ năm (15.000 – 18.000 đô la Mỹ tính theo sức mua tương đương) vào năm 2035, Việt Nam không còn cách nào khác là phải tăng năng suất lao động.
Bà Phạm Chi Lan nói rằng, nếu đến 2035, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt được mức hơn 7.000 đô la Mỹ như kỳ vọng mà Báo cáo Việt Nam 2035 đề ra thì cũng chỉ mới bằng thu nhập bình quân của người dân Malaysia vào năm 2010.
Và muốn đạt được vậy thì năng suất lao động phải tăng để đóng góp 92% trong tăng trưởng kinh tế. “Nếu năng suất lao động không tăng thì sẽ chắc chắn sẽ không thể có mức thu nhập bình quân kể trên”, bà Lan khẳng định.
Lý do, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, nằm ở chỗ, các yếu tố khác đẩy kinh tế tăng trưởng là vốn, số lượng lao động… như bao năm qua, đến nay đều đã hết. Bà Lan nói: “Các khoản viện trợ ODA không còn, lao động không thể tăng thêm vì dân số Việt Nam đang già hóa. Do đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không có cách nào đạt được nếu không tăng năng suất lao động”.
Cộng với sức ép đó, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, còn có bối cảnh hội nhập, cạnh tranh sau khi Việt Nam mở cửa thị trường sau khi những hiệp định thương mại được ký kết.
Trong Báo cáo Việt Nam 2035, các chuyên gia khuyến nghị hàng loạt giải pháp để tăng năng suất lao động, hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người. Cụ thể là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn liền với công tác giáo dục, đào tạo; ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và quản trị doanh nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành; doanh nghiệp phải tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu…
Minh Tâm
Phần nhận xét hiển thị trên trang