Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Dù có phải đốt lửa vào chân cho ấm chúng ta cũng làm//
Nguyễn Xuan Thủy
LỜI KÊU GỌI CHỐNG RÉT TỪ GẦM BÀN..
Hỡi toàn thể đồng bào miền Bắc!
Giặc rét đang hoành hành trên tất cả các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là 9 tỉnh có băng tuyết. Chúng ta cần phải có hành động quyết liệt. Chúng ta hãy nắm lấy tay, không, nắm lấy găng tay nhau để cùng vượt qua cơn đại họa, đại hạn, à quên, đại hàn này.
Dù có phải đốt lửa vào chân cho ấm chúng ta cũng làm chứ nhất quyết không thể cam tâm chịu chết rét như trâu bò đang ngả rạ.
Dù có bị đóng trong băng tuyết thì chúng ta cũng phải tự phá băng mà chui ra chứ không chờ thời tiết ấm lên rã đông cho chúng ta và khi ấy chúng ta sẽ được lôi ra để khâm liệm.
Chúng ta thà tiệt dục để vượt qua băng giá chứ quyết không để bị kẻ gian quyến rũ dụ dỗ chúng ta cởi quần áo làm cái chuyện mà có thể chưa xong chúng ta đã chết vì cảm lạnh.
Chúng ta thà không tắm một tuần, một tháng hay một năm chứ nhất định không để tắm xong phải hô hấp nhân tạo, cạo gió, hay bấm huyệt hoặc bị bỏng nước sôi trong khi tắm.
Thưa toàn thể đồng bào!
Chúng ta cần phải chiến thắng con mụ giặc rét! Thậm chí chúng ta cần phải thắng một cách bất khuất kiên cường, dùng thời trang để phang thời tiết chứ nhất địnhbkhông để thời tiết giết thời trang.
Chăn bông chúng ta có thể biến tấu thành áo khoác. Mũ bảo hiểm chúng ta có thể đội đi ngủ thay mũ giữ nhiệt. Chúng ta cũng có thể kết hợp miếng lót nồi làm bịt tai và ngược lại, lấy chăn mỏng cuốn quanh làm tạp dề mỗi khi nấu bếp. Ai bị cúm nặng có thể dùng khăn tắm mà hỉ mũi. Ai chịu lạnh kém hãy dán 3 miếng giữ nhiệt vào 3 vị trí tương ứng để bảo tồn ba vòng 1 - 2 - 3.
Các quý anh mỗi ngày nên uống 1/4 liều viagra để mỗi khi đi tiểu phải "mổ moi" móc của quý ra khỏi 4 lớp quần thuận lợi hơn. Các quý cô nên tham khảo việc đặt ống dẫn lưu để tránh mỗi lần giải quyết nỗi buồn phải "mổ phanh" tím tái bờ mông ngà ngọc.
Hỡi bà con!
Chúng ta rứt khoát phải vượt qua tình thế hiểm nghèo vài chục cân treo sợi tuyết này.
Đã rứt khoát phải rứt khoát hơn nữa.
Đã quyết liệt phải quyết liệt hơn nữa.
Chúng ta phải làm sao để trong và sau đợt đại hàn này nơi thưa vắng nhất là bệnh viện, chỗ thất nghiệp là những kẻ làm dịch vụ tang lễ, những tên đào huyệt ngồi ngáp ngắn ngáp dài và những đứa đóng quan tài nằm không buồn đuổi ruồi trên mép.
Chúng ta đã chiến thắng rất nhiều thù trong giặc ngoài, nay còn con giặc rét này chúng ta cố mà chiến thắng nốt.
Mong đồng bào phát huy trí tuệ tập thể, sức mạnh cộng đồng, vận dụng trăm phương nghìn kế, không để cái khó bó cái khôn cùng nhau chiến thắng.
Bà con cũng cần lưu ý, con mụ giặc rét này nó rất là nham hiểm, biến hóa khôn lường. Nó đang bị kích động bởi thằng cha El Nino và sự xúi bẩy của con mẹ La nina, nên hoành hành khắp hang cùng ngõ hẻm. Bà con nên tỉnh táo nhận diện chân dung giặc rét để tìm phương án đối phó hợp lí, tránh nghe theo luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch tuyên truyền để làm các việc bất lợi như bỏ làm nằm trong chăn lông cừu quá 24 tiếng một ngày, đóng kín các cửa phòng mang bếp than vào quạt hay rủ nhau chui vào náu trong túi sưởi.
Mong bà con chiến thắng và hi vọng đấu tranh này là trận cuối cùng.
Chào thân ái và quyết đấu!
Hỡi toàn thể đồng bào miền Bắc!
Giặc rét đang hoành hành trên tất cả các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là 9 tỉnh có băng tuyết. Chúng ta cần phải có hành động quyết liệt. Chúng ta hãy nắm lấy tay, không, nắm lấy găng tay nhau để cùng vượt qua cơn đại họa, đại hạn, à quên, đại hàn này.
Dù có phải đốt lửa vào chân cho ấm chúng ta cũng làm chứ nhất quyết không thể cam tâm chịu chết rét như trâu bò đang ngả rạ.
Dù có bị đóng trong băng tuyết thì chúng ta cũng phải tự phá băng mà chui ra chứ không chờ thời tiết ấm lên rã đông cho chúng ta và khi ấy chúng ta sẽ được lôi ra để khâm liệm.
Chúng ta thà tiệt dục để vượt qua băng giá chứ quyết không để bị kẻ gian quyến rũ dụ dỗ chúng ta cởi quần áo làm cái chuyện mà có thể chưa xong chúng ta đã chết vì cảm lạnh.
Chúng ta thà không tắm một tuần, một tháng hay một năm chứ nhất định không để tắm xong phải hô hấp nhân tạo, cạo gió, hay bấm huyệt hoặc bị bỏng nước sôi trong khi tắm.
Thưa toàn thể đồng bào!
Chúng ta cần phải chiến thắng con mụ giặc rét! Thậm chí chúng ta cần phải thắng một cách bất khuất kiên cường, dùng thời trang để phang thời tiết chứ nhất địnhbkhông để thời tiết giết thời trang.
Chăn bông chúng ta có thể biến tấu thành áo khoác. Mũ bảo hiểm chúng ta có thể đội đi ngủ thay mũ giữ nhiệt. Chúng ta cũng có thể kết hợp miếng lót nồi làm bịt tai và ngược lại, lấy chăn mỏng cuốn quanh làm tạp dề mỗi khi nấu bếp. Ai bị cúm nặng có thể dùng khăn tắm mà hỉ mũi. Ai chịu lạnh kém hãy dán 3 miếng giữ nhiệt vào 3 vị trí tương ứng để bảo tồn ba vòng 1 - 2 - 3.
Các quý anh mỗi ngày nên uống 1/4 liều viagra để mỗi khi đi tiểu phải "mổ moi" móc của quý ra khỏi 4 lớp quần thuận lợi hơn. Các quý cô nên tham khảo việc đặt ống dẫn lưu để tránh mỗi lần giải quyết nỗi buồn phải "mổ phanh" tím tái bờ mông ngà ngọc.
Hỡi bà con!
Chúng ta rứt khoát phải vượt qua tình thế hiểm nghèo vài chục cân treo sợi tuyết này.
Đã rứt khoát phải rứt khoát hơn nữa.
Đã quyết liệt phải quyết liệt hơn nữa.
Chúng ta phải làm sao để trong và sau đợt đại hàn này nơi thưa vắng nhất là bệnh viện, chỗ thất nghiệp là những kẻ làm dịch vụ tang lễ, những tên đào huyệt ngồi ngáp ngắn ngáp dài và những đứa đóng quan tài nằm không buồn đuổi ruồi trên mép.
Chúng ta đã chiến thắng rất nhiều thù trong giặc ngoài, nay còn con giặc rét này chúng ta cố mà chiến thắng nốt.
Mong đồng bào phát huy trí tuệ tập thể, sức mạnh cộng đồng, vận dụng trăm phương nghìn kế, không để cái khó bó cái khôn cùng nhau chiến thắng.
Bà con cũng cần lưu ý, con mụ giặc rét này nó rất là nham hiểm, biến hóa khôn lường. Nó đang bị kích động bởi thằng cha El Nino và sự xúi bẩy của con mẹ La nina, nên hoành hành khắp hang cùng ngõ hẻm. Bà con nên tỉnh táo nhận diện chân dung giặc rét để tìm phương án đối phó hợp lí, tránh nghe theo luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch tuyên truyền để làm các việc bất lợi như bỏ làm nằm trong chăn lông cừu quá 24 tiếng một ngày, đóng kín các cửa phòng mang bếp than vào quạt hay rủ nhau chui vào náu trong túi sưởi.
Mong bà con chiến thắng và hi vọng đấu tranh này là trận cuối cùng.
Chào thân ái và quyết đấu!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
NGHỀ CỦA NÓ LÀ CHỬI, NGHỀ CỦA MÌNH LÀ VIẾT
Đến bây giờ vẫn còn nhiều lời xúc xiểm cay độc dành cho Nguyễn Huy Thiệp, việc đó chỉ chứng tỏ một điều: ông là một nhà văn lớn. Thậm chí có người còn viết cả một chương sách dài chỉ để công kích và chửi rủa ông, để khinh bỉ hết lời. Nhưng tôi đã nói về sự khinh bỉ rằng cái gì càng có giá trị thì càng bị khinh bỉ, thậm chí là khinh bỉ cực nhiều. Đã có lần tôi hỏi Nguyễn Huy Thiệp về chuyện này, ông bảo. Mặc kệ nó ông à, nghề của mình là viết, nghề của nó là chửi, nước sông không phạm nước giếng, hai thằng đều làm tiền mà thôi!
Nghề của mình là viết, nghề của nó là chửi, nước sông không phạm nước giếng, hai thằng đều làm tiền mà thôi!
Nhưng quả thực Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít các nhà văn có tác phẩm có thể đọc lại nhiều lần. Những tác phẩm vừa vừa đọc lần thứ hai đã thấy chán ngắt, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có cái mê dụ, dẫn dắt người ta đọc đi đọc nhiều lần vẫn thấy có những hấp dẫn, sinh động. Mặc dù tôi cũng thấy rằng văn của ông cũng là một thứ rất khinh bỉ và ác và thậm chí nó tàn nhẫn như một cái máy quay phim. Nhưng tàn nhẫn, khinh khỉnh cũng có cái giá trị của nó, vì rất ít người có khả năng thản nhiên nói về nó như thế và bên dưới ấy là một bề lặng thẳm sâu mà không dễ gì người ta đã nhận ra.
Nhưng quả thực Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít các nhà văn có tác phẩm có thể đọc lại nhiều lần. Những tác phẩm vừa vừa đọc lần thứ hai đã thấy chán ngắt, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có cái mê dụ, dẫn dắt người ta đọc đi đọc nhiều lần vẫn thấy có những hấp dẫn, sinh động. Mặc dù tôi cũng thấy rằng văn của ông cũng là một thứ rất khinh bỉ và ác và thậm chí nó tàn nhẫn như một cái máy quay phim. Nhưng tàn nhẫn, khinh khỉnh cũng có cái giá trị của nó, vì rất ít người có khả năng thản nhiên nói về nó như thế và bên dưới ấy là một bề lặng thẳm sâu mà không dễ gì người ta đã nhận ra.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
chuyện đầu năm hai ngàn mười sáu
những đám mây rất ướt
bay qua một trong những ngày buồn đời em. khô rang nước mắt
thân thể vệ nữ ngún lửa
trên sàn những chúc tụng đầu năm
những kẻ thủ ác bắt đầu bày tiệc
bằng phong vị riêng của các nhà giam
mọi người như vừa được tuyên bố. đã tự trói cột mình
tự va đầu vào các nhục hình
để tìm lấy cái chết
tôi điên đảo vô chừng
manh nha mọc những hàng cây
trong mảnh linh hồn vốn đã teo tóp dần
một mảnh bám đầy bụi
rêu xanh chỉ là dung nhan bên ngoài lớp vỏ xù xì
2 giờ mỗi sáng sớm. tôi bật dậy như lò xo tự động
ngồi xếp lại. từng mẩu vụn hình hài mình
như kẻ vô tâm chỉ ngồi lắp ghép nhân thân tên vô tích sự
chờ. nghe ấm nước reo.
những đường nứt của vỏ địa cầu ở California
hay những nơi khác trên thế giới đã sẵn sàng giáng hoạ
những ngọn sóng thần sẽ vồ chụp
tận nóc các toà cao ốc
nhớ đến biển. không sao quên được
lũ cá cụt đầu trôi giạt vào bờ
lúc ánh đèn biển đã soi đến tận chỗ mình
chẳng lẽ thế giới này thật ra đang bắt đầu khuyết tật?
thôi. trôi đi
những đám mây rất ướt
‘Em bé Hà Nội’ngày ấy - bây giờ
Đã hơn 40 năm bộ phim “Em bé Hà Nội” ra đời và NSND Lan Hương đã ngoài 50 tuổi nhưng khán giả vẫn yêu mến gọi chị là “em bé Hà Nội”.
Khi được đạo diễn- NSND Hải Ninh chọn vào vai diễn Ngọc Hà trong bộ phim “Em bé Hà Nội”, lúc ấy Lan Hương mới 10 tuổi, bản thân chị không bao giờ có thể tưởng tượng được, cho đến tận bây giờ khi đã trở thành bà ngoại, chị vẫn được khán giả yêu mến gọi tên là “Em bé Hà Nội”.
Bộ phim “Em bé Hà Nội” bấm máy mùa hè năm 1973, nửa năm sau trận Điện Biên Phủ trên không, nửa năm sau khi B52 của Mỹ oanh tạc phố phường Hà Nội. Phim xoay quanh câu chuyện của em bé Ngọc Hà, sau một trận ném bom ác liệt mùa đông năm 1972, Ngọc Hà thất lạc gia đình, cô bé đi tìm bố mẹ, em gái giữa khung cảnh đổ nát, hoang tàn của Hà Nội.
Câu chuyện đã khiến hàng triệu trái tim khán giả nghẹn ngào trong suốt hơn 40 năm qua. Em bé Hà Nội được đánh giá là bộ phim tái hiện thành công nhất, xúc động nhất hình ảnh thủ đô Hà Nội sau cuộc chiến 12 ngày đêm lịch sử.
NSND Lan Hương cho biết khi vào vai Ngọc Hà trong “Em bé Hà Nội”, chị đã diễn bằng tất cả sự sợ hãi vốn có. “Tháng 12/1972, khi Mỹ đưa B52 ném bom Hà Nội, khi ấy tôi 9 tuổi sống cùng ông bà ngoại ở phố Hoàng Hoa Thám. Tôi không biết ký ức về những ngày ấy trong trí nhớ của những đứa trẻ 9 tuổi khác như thế nào, nhưng trong ký ức của tôi đó là nỗi sợ hãi kinh hoàng.
Tôi còn nhớ đêm đầu tiên Mỹ ném bom, rất bất ngờ, cả nhà tôi chỉ kịp nhìn thấy mưa bom, chớp giật ầm ầm, sau đó là tiếng la hét, tiếng khóc, tiếng gào vang lên từ khắp các phố. Gia đình tôi cuống cuồng lao ra hầm trú ẩn cá nhân. Sáng sớm hôm sau, gia đình tôi sơ tán về Bình Đà, Hà Đông. Thành phố hoang tàn, đổ nát. Khắp nơi là tiếng khóc than. Là nỗi kinh hoàng”.
NSND Lan Hương vẫn còn nhớ rất rõ, “Gia đình bà ngoại tôi có 9 người con, chết mất 7 người, chỉ còn lại mẹ tôi và một người bác ruột”.
Đến bây giờ, hơn 40 năm đã trôi qua, nhìn lại vai diễn của mình, NSND Lan Hương chiêm nghiệm: “Có những điều đạo diễn nói, tôi nắm bắt ngay được, và diễn ngay được. Nhưng cũng có những chi tiết, mình chỉ diễn thế thôi, chứ không hiểu hết được ý nghĩa của nó. Và có những cảnh, đã vận vào đời tôi sau này. Ví dụ như cảnh, em bé Ngọc Hà đứng trước cửa hàng thực phẩm và nói với cô cửa hàng, “cô đừng gạch tên mẹ cháu, em cháu”.
Nhiều người khen cảnh ấy tôi diễn tốt. Nhưng thực sự, tôi chỉ diễn theo lời bác Hải Ninh thôi, tôi chẳng hiểu gì. Tôi còn quá nhỏ để hiểu hết. Tôi không ngờ, câu chuyện ấy đã vận vào cuộc đời tôi sau này…
… Khi con gái tôi 5 tuổi, vợ chồng tôi ly thân (cuộc hôn nhân đầu tiên-PV), con gái ra nước ngoài sống với bố, vì cuộc sống của tôi khi ấy quá nghèo khổ, vất vả. Thời gian đó, chuyện hộ khẩu quản lý rất chặt. Tôi đã phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều để tên con gái tôi vẫn có trong hộ khẩu gia đình đến tận bây giờ.
Chỉ là cái tên trong cuốn sổ hộ khẩu, nhưng tôi có cảm giác, khi tên con gái còn ở đó, nghĩa là cháu chỉ đi công tác xa đâu đó thôi, và cháu sắp về. Lúc ấy ngồi xem lại Em bé Hà Nội- tôi mới thấm thía cảnh Ngọc Hà khóc và nói với cô cửa hàng thực phẩm, “cô đừng gạch tên mẹ cháu, em cháu”. Gạch tên có nghĩa mẹ đã chết, em đã chết. Còn tên ở đó nghĩa là mẹ và em chỉ đi đâu đó, lạc đâu đó thôi, và sẽ sớm trở về”- NSND Lan Hương xúc động kể.
Hiện tại NSND Lan Hương đang chung sống cùng người chồng thứ hai là đạo diễn Tất Bình. Hai người không có con chung, đó cũng là điều khiến chị hối tiếc nhất trong hơn 20 năm chung sống cùng người đàn ông này.
Ở tuổi ngoài 50, Lan Hương giờ không bon chen nữa, chị ít xuất hiện trên phim, không đóng kịch. Hàng ngày, 5h sáng chị thức dậy và lên điện thờ để tụng kinh niệm Phật. Lan Hương quan niệm, thờ cúng ở tâm mình nên chị tự thờ cúng ở nhà theo cách của mình.
Ít ai biết rằng, Lan Hương sau ánh đèn sân khấu còn là người yêu thích hội họa. Thời gian rảnh rỗi, chị thường lên căn phòng nhỏ trên tầng 4 để ngồi vẽ tranh. Cảm giác đắm chìm trong giá vẽ hàng giờ và có khi là hết đêm với chị thật thanh bình.
Tranh của chị vẽ toàn là những người phụ nữ khỏa thân ở mọi tư thế. Bản thân Lan Hương cũng không biết tại sao mình lại có sở thích như vậy, chỉ biết rằng, chị luôn nhìn thấy ở phụ nữ một cái đẹp lạ thường.
Đã lên chức bà ngoại đã 6 năm nay. Ở tuổi này, Lan Hương chẳng còn mong muốn gì nhiều, chị chỉ mong con người đến với nhau bằng lòng tốt và hãy biết tha thứ cho những lỗi lầm. Đó cũng là cách sống của chị./.
Theo Tiền phong
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Indonesia ngưng dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc
Người lao động
28/01/2016 18:25
(NLĐO) – Năm ngày sau lễ khởi công xây dựng dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung, chính phủ Indonesia quyết định tạm ngưng hợp đồng do phía Công ty phát triển đường sắt của Trung Quốc không nộp đủ các giấy tờ cần thiết.
Indonesia - Trung Quốc “đánh bạc” với dự án đường sắt cao tốc 5,5 tỉ USD
Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Ignasius Jonan hôm 26-1 xác nhận ông đã từ chối cấp phép xây dựng cho nhà thầu Công ty phát triển đường sắt PT Kereta Cepat Indonesia China (KCIC) vì không nộp đủ giấy tờ liên quan đến dự án nói trên. Hai bên đang tiếp tục thảo luận về một số vấn đề vướng mắc để đảm bảo dự án không trở thành gánh nặng đối với Jakarta.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) tham dự lễ khởi công xây dựng
dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung hôm 21-1. Ảnh: AP
Trong số các điều khoản đang được bàn thảo, Bộ Giao thông vận tải Indonesia yêu cầu KCIC khôi phục nguyên trạng khu vực thi công nếu dự án bị hủy bỏ vì bất cứ lý do nào. Bộ trưởng Jonan cho biết ông không muốn lặp lại sự cố xây dựng đường sắt ở Jakarta năm 2004 do bất đồng giữa chính quyền thành phố và nhà thầu PT Jakarta Monorail.
KCIC được cho là không thực hiện ít nhất 15 yêu cầu đối với dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung, bao gồm việc giải trình kế hoạch kinh doanh, bảo lãnh vốn vay 5% tổng mức đầu tư của dự án và ra “yêu sách” cấp phép để dịch vụ đường sắt hoạt động trước khi ban hành giấy phép khởi công xây dựng. Thậm chí, công ty này còn nộp rất nhiều tài liệu bằng tiếng Hoa cho đối tác.
Theo ông Jonan, dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung được nhượng quyền cho KCIC trong vòng 50 năm. Sau thời hạn này, công ty phải bàn giao lại cho chính phủ Indonesia quản lý, trả hết nợ và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
KCIC cho đến nay đã nhận được giấy phép theo dõi lộ trình, giấy phép của công ty vận tải đường sắt, bản phân tích tác động đối với môi trường và giấy phép sử dụng đất có thu phí đường bộ. Tổng chi phí dự án ước tính 5,5 tỉ USD, trong đó Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) cho vay 75%. KCIC cho biết họ phải mua ít nhất 600 ha đất để phục vụ dự án.
Tuyến đường sắt, kết nối thủ đô Jakarta và TP Bandung, tỉnh Tây Java, dự kiến đưa vào hoạt động đầu năm 2009. Trước đó, ngày 21-1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tham dự lễ khởi công xây dựng bất chấp các thủ tục giấy tờ chưa hoàn tất.
Theo ông Jonan, dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung được nhượng quyền cho KCIC trong vòng 50 năm. Sau thời hạn này, công ty phải bàn giao lại cho chính phủ Indonesia quản lý, trả hết nợ và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
KCIC cho đến nay đã nhận được giấy phép theo dõi lộ trình, giấy phép của công ty vận tải đường sắt, bản phân tích tác động đối với môi trường và giấy phép sử dụng đất có thu phí đường bộ. Tổng chi phí dự án ước tính 5,5 tỉ USD, trong đó Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) cho vay 75%. KCIC cho biết họ phải mua ít nhất 600 ha đất để phục vụ dự án.
Tuyến đường sắt, kết nối thủ đô Jakarta và TP Bandung, tỉnh Tây Java, dự kiến đưa vào hoạt động đầu năm 2009. Trước đó, ngày 21-1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tham dự lễ khởi công xây dựng bất chấp các thủ tục giấy tờ chưa hoàn tất.
P.Nghĩa (Theo China Post)
___________
Phần nhận xét hiển thị trên trang
5 nguy cơ mất nước!
“5 nguy cơ mất nước gồm:
Một là sĩ phu thức giả ngoảnh mặt đi trước thời cuộc.
Hai là xã tắc tham nhũng tràn lan.
Ba là binh kiêu ngạo, tướng thoái hóa.
Bốn là học trò không kính trọng thầy giáo.
Năm là trẻ con khinh thường người già”.
(Lê Quý Đôn từng khuyến cáo triều đình như thế).
Một là sĩ phu thức giả ngoảnh mặt đi trước thời cuộc.
Hai là xã tắc tham nhũng tràn lan.
Ba là binh kiêu ngạo, tướng thoái hóa.
Bốn là học trò không kính trọng thầy giáo.
Năm là trẻ con khinh thường người già”.
(Lê Quý Đôn từng khuyến cáo triều đình như thế).
Cứ nghĩ mãi nước mình còn thiếu điều gì? Cứ nghĩ mãi nước mình đã đủ cả chưa? Rồi... lo lắng và hoang mang.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)