Tôi nghĩ việc hòa giải về cơ bản là việc của chính quyền, không phải việc của người dân.
Không thể bắt một gia đình ở Hà Nội có người thân chết vì bom B-52 phải thôi hận thù.
Không thể bắt một gia đình Việt Kiều có người thân chết trong Mậu Thân và còn bản thân họ sau năm 1975 thì vượt biên phải quay về hòa giải.
Với mỗi người dân, hòa giải là lựa chọn và cũng là tình cảm cá nhân của họ. Họ có thể hòa giải, có thể ôm mãi hận thù, ta khó mà có ý kiến.
Nhưng ở Việt Nam, chuyện cá nhân cũng phải được nhà nước cho phép. Nhiều năm trước đây, anh em ruột trong nhà lỡ ở hai chiến tuyến khác nhau, đã hòa giải trong yên lặng để nhà nước không biết. Nay nhà nước đã có chủ trương, ít nhất là ở đằng mồm.
Lễ 30/4 năm nay tôi (và có lẽ là nhiều người nữa) hơi chờ đợi một động tác có tính biểu tượng của chính quyền. Ví dụ như một phút tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Hôm nay nhà nước kỷ niệm chiến thắng của họ, chứ không phải kỷ niệm ngày cuộc chiến tranh tàn khốc kết thúc trên đất nước này.
***
Một chị ở nông thôn, nghèo và thất học, không biết làm gì ngoài việc suốt ngày cạnh khóe hằn học những kẻ hơn mình ở trong làng. Thế rồi chị đi xuất khẩu lao động, qua Đài làm giúp việc, sau vài năm có chút tiền kha khá bèn trở về làng. Về nhà, có tiền, chị tự mãn, đi lại khắp làng, điệu bộ chân vung tay quăng rất hớn.
Những người ngô nghê, ấu trĩ, thô lậu chẳng may có được chiến công thế nào cũng huyênh hoang, đấm ngực tự khen mình giỏi hơn thiên hạ, coi bọn khác như cỏ rác, thái độ hung hăng với những ai khác mình.
Không phải ai sinh ra cũng là quý tộc. Cũng khó học đòi phong cách quý phái. Nhưng có những phẩm chất quý tộc có thể học được: điềm đạm và tôn trọng những người khác mình, nhất là những người thua mình trong một cuộc đấu.
Cùng là dân một nước với nhau mà vẫn sỉ nhục nhau kiểu kẻ trên ngựa người ngã ngựa, sao mà mong thế giới họ tôn trọng nước mình.
Sau bốn mươi năm, người ta vẫn huênh hoang đấm ngực với chiến thắng, vẫn vô tình hoặc cố ý hung hăng hạ nhục những người cùng dòng máu Lạc Hồng mà số phận đẩy vào bên thua thiệt.
Thế mới biết, có no cơm, có ấm cật, có tiền có bạc thì dễ, có sự điềm đạm và biết tôn trọng mình và những người khác mình thì khó khăn thế nào.
***
Bốn mươi năm là khoảng thời gian đủ dài để chị nông dân đi bộ tới Sài Gòn.
Hôm nay trên đất Sài Gòn, chị đã chân vung tay quăng như trên đường làng mình vậy.
Không thể bắt một gia đình ở Hà Nội có người thân chết vì bom B-52 phải thôi hận thù.
Không thể bắt một gia đình Việt Kiều có người thân chết trong Mậu Thân và còn bản thân họ sau năm 1975 thì vượt biên phải quay về hòa giải.
Với mỗi người dân, hòa giải là lựa chọn và cũng là tình cảm cá nhân của họ. Họ có thể hòa giải, có thể ôm mãi hận thù, ta khó mà có ý kiến.
Nhưng ở Việt Nam, chuyện cá nhân cũng phải được nhà nước cho phép. Nhiều năm trước đây, anh em ruột trong nhà lỡ ở hai chiến tuyến khác nhau, đã hòa giải trong yên lặng để nhà nước không biết. Nay nhà nước đã có chủ trương, ít nhất là ở đằng mồm.
Lễ 30/4 năm nay tôi (và có lẽ là nhiều người nữa) hơi chờ đợi một động tác có tính biểu tượng của chính quyền. Ví dụ như một phút tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Hôm nay nhà nước kỷ niệm chiến thắng của họ, chứ không phải kỷ niệm ngày cuộc chiến tranh tàn khốc kết thúc trên đất nước này.
***
Một chị ở nông thôn, nghèo và thất học, không biết làm gì ngoài việc suốt ngày cạnh khóe hằn học những kẻ hơn mình ở trong làng. Thế rồi chị đi xuất khẩu lao động, qua Đài làm giúp việc, sau vài năm có chút tiền kha khá bèn trở về làng. Về nhà, có tiền, chị tự mãn, đi lại khắp làng, điệu bộ chân vung tay quăng rất hớn.
Những người ngô nghê, ấu trĩ, thô lậu chẳng may có được chiến công thế nào cũng huyênh hoang, đấm ngực tự khen mình giỏi hơn thiên hạ, coi bọn khác như cỏ rác, thái độ hung hăng với những ai khác mình.
Không phải ai sinh ra cũng là quý tộc. Cũng khó học đòi phong cách quý phái. Nhưng có những phẩm chất quý tộc có thể học được: điềm đạm và tôn trọng những người khác mình, nhất là những người thua mình trong một cuộc đấu.
Cùng là dân một nước với nhau mà vẫn sỉ nhục nhau kiểu kẻ trên ngựa người ngã ngựa, sao mà mong thế giới họ tôn trọng nước mình.
Sau bốn mươi năm, người ta vẫn huênh hoang đấm ngực với chiến thắng, vẫn vô tình hoặc cố ý hung hăng hạ nhục những người cùng dòng máu Lạc Hồng mà số phận đẩy vào bên thua thiệt.
Thế mới biết, có no cơm, có ấm cật, có tiền có bạc thì dễ, có sự điềm đạm và biết tôn trọng mình và những người khác mình thì khó khăn thế nào.
***
Bốn mươi năm là khoảng thời gian đủ dài để chị nông dân đi bộ tới Sài Gòn.
Hôm nay trên đất Sài Gòn, chị đã chân vung tay quăng như trên đường làng mình vậy.
Phần nhận xét hiển thị trên trang