Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

TUY GẦN MÀ XA


TUY GẦN MÀ XA..
Phóng tí sự của DHG

Đêm trước X.Ồ nằm mơ một giấc mơ đẹp. Nhân dân ấy đang được sống trong một đất nước bằng vàng. Những cánh đồng mọc đầy cây ô lưu, màu xanh trong suốt như ngọc. Chim chóc, sâu bọ hình như đang nói tiếng của con người. Có điều chúng chỉ thì thầm không nghe rõ. Những thành phố xây bằng chất liệu đặc biệt, ròn và dễ vỡ. Các tòa nhà cao chọc trời nối tiếp nhau, xen lẫn các khu ổ chuột, rác thải ngập ngụa hai bên đường. Rất hiếm gặp một hồ nước trong xanh, liễu rủ bên bờ. Quanh những khu hồ ấy, ghế đá còn sót thưa thớt. Người ta đã dọn chúng đến một nơi nào xa khác? Tốc độ sống quay cuồng đến chóng mặt. Ai còn đâu thì giờ để ngồi đó tâm tình? Mà tâm tình cái gì khi mọi điều đều trở thành khó hiểu, bí mật một cách đáng ngờ?
X. Ồ dẫn con qua những khu phố thương mại. Hàng dãy dài dài, đủ loại cửa hàng treo biển: “Thanh lý toàn bộ cửa hàng”. Đây là dấu hiệu chưa từng thấy ở thành phố nào trên hành tinh kì lạ này.
Một hành tinh phấp phỏng bởi các lời tiên tri không biết có nên tin cậy hay không? Mặt trăng đã chiếm ưu thế thay vị trí mặt trời. Nước ngọt đang dần trở thành tài nguyên quý hiếm bởi sự đổi cực của địa cầu. Mọi khái niệm, quy luật hình như cũng vì thế mà thay đổi. Con người sống trong mối hân hoan xen lấn lo sợ, lẫn lộn bạn thù. Những con quỷ trở tài tài hoa, có dáng vẻ mĩ miều. Đêm đêm chúng thường không ngủ, ngồi tán gẫu với nhau, vất đầy rác rưởi ra hai bên ven mấy con đường xa lộ liên thông quốc tế. Những con đường chỉ cần hai giờ đồng hồ là có thể về đến kinh kỳ, cho dù ai đó đang ở chốn biên cương một thủa xa mờ..
Sáng ra X.Ồ cứ băn khoăn mãi về giấc mơ lạ ấy là tốt hay xấu? Linh cảm thấy điều gì đó chẳng lành.
Những năm Thìn, X. Ồ thường có những giấc mơ như thế. Bắt đầu từ những 1978, 1990 và bây giờ. Trong mười hai con giáp tượng hình, con rồng tính hư và không mấy tin cậy. Có thể bé nhỏ như con gà, con khỉ. To lớn như con trâu.. đều là những con vật có thật. Nết na và tính cách quen thuộc của những con vật đó người ta có thể phỏng đoán được ít nhiều sự kiện mà nó là lô gô của năm ấy. Nhưng con rồng thì không. Nó có vẻ hư huyễn, vừa lãng mạn một cách bồn chồn vừa lo lắng đến tê dại tim gan. Những ai quan tâm và có chút kiến thức phong thủy thường nhận ra đó là các năm lành ít dữ nhiều.
X Ồ lên đường mà tâm trạng thấp thỏm. Nhân dân ấy không thể không ra khỏi nhà vào buổi sáng nay. Đứa con nhỏ phải đến trường nhập học theo như giấy triệu tập. Đứa lớn cần có việc làm, mà chưa biết tìm đâu. Cả hai đứa đều được sinh ra vào thời thế ngặt nghèo. Khi tốt nghiệp trung học, đứa lớn gặp đúng ngay năm đầu tiên bộ giáo học xiết lại chất lượng. Chật vật mãi nó mới được nhận vào một trường cao đẳng. Ra trường thì trúng ngay thời suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Không nhớ là có bao nhiêu ngàn công ty, doanh nghiệp đang bề thoi thóp. Ngành ngân hàng rức đầu, sổ mũi, nói những tin tức khàn khàn chả rõ ngô khoai?
Trên đường về kinh thành, nhân dân này còn phải làm thêm một công việc nữa. Đó là ghé vào một công ty của người xứ mặt trời mọc. Nghe bảo ở đấy là nơi duy nhất người ta vẫn tuyển nhân công, trong bối cảnh hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa vì phá sản.
Năm nay là năm tuổi của X.Ồ. Dù đã rất thận trọng mà nhân dân này vẫn gặp phải điều không may.
Đôi khi một lựa chọn sai lầm, một quyết định thiếu phần chín chắn, sẽ mang lại kết quả không như mong đợi.
Con đường về quê, về nhà, tuy gần mà xa..
**
Một cái quán không có gì đặc biệt. Chỉ là một quán nước sơ sài. Hơn mấy chục năm trước là có thêm các loại lon nước giải khát. “Nước yến”, “nước sâm”, “bí đao”, “bò húc”.. Mấy thứ này đã lâu, thành nhảm.. Còn thì vặt vãnh, vớ vẩn vài loại bánh kẹo nửa phố phường, nửa nhà quê. Được cái trước mặt quán trông ra ngã ba đường: Một thông thẳng lên biên giới, một xuôi về thủ đô, nhánh nữa hồi nảo hồi nao vào thủ phủ của một tỉnh. Nay bị bỏ quên, gật gờ ngủ đứng bên bờ sông Cái. Nếu không có cái nhà ga và một trường đại học đồn trú, thủ phủ cũ chả là gì.
Chủ quán da ngăm ngẳm, vẻ mặt lõi đời, ba rọi, “cái chi cũng biết”. Chả biết xưa y làm gì, có nên ông chẳng, bà chuộc nào không? Bây giờ ngồi bán quán, kiêm chạy xe ôm. Được cái có cô vợ xinh đẹp, như nụ, như hoa mắt sắc như lưỡi lam. Chả này thửa mãi đâu trên núi Lương Sơn, người gốc Mường Hòa Bình.
X Ồ thường ghé đây vì nhiều lẽ. Không hẳn là vì sự tò mò thân thế sự nghiệp của cha này. Người như y thì thân thế sự nghiệp cái mốc gì? Cho dù thời người ta hay vống lên nhiều thứ không có thật. Hòn đất có thể nặn nên ông bụt, nhưng cha này tuyệt đối chả thể nặn nên gì.
 X. nhân dân này hay ghé đây cái chính là chỗ tương đối thoáng đãng, ít bụi bặm, sau hành trình dài như đường ra hỏa tuyến, thường thấy trong phim tư liệu người ta hay chiếu vào những độ như tháng này. Lại nữa, hay gặp các quái nhân, dị chuyện, thường vô công rồi nghề tụ tập ở đây. Không biết bằng cách nào mấy “vĩ” nọ biết lắm chuyện như vậy?
Hôm nay còn có một lý do nữa, nhân tiện hỏi thăm lối qua vùng ngày xưa cụ Thánh Gióng cầm roi lên ngựa đuổi quân xâm lược bắc phương. Lâu lắm Y không đi đường này. Dễ chừng đến cả chục năm. Người ta đào bới, thay đổi không còn hình dung diện mạo của nó ngày nào. Nghe bảo đường ấy bây giờ như đường trên sao Hỏa, lở lói và lầy lội nhiều chỗ rất khó đi. Đã vậy “Giả hành tôn” lại hay hành hạ khách qua đường, tăng thu nhập cho ngân sách tỉnh nghèo, vốn phải mang thêm vinh dự là “quê hương đất tổ”. Mọi lần cứ theo hữu ngạn mà đi, quen đường thuộc lối. Nay theo phía tả, chả biết hay dở thế nào? Cứ hỏi cho chắc ăn! Việc không thể đừng, phải đổi hướng, không theo lối cũ, không nên chủ quan, ỉ i vào trí nhớ vốn rất thập thõm của mình.
Năm kẻ đang gật gờ, chuyện có vẻ mờ ám. Hai người cởi trần, quần lót, hai người sơ vin cẩn thận, và một “đờ rê mi”. Hình như đang thầm thò việc mấy ngàn tàu đánh cá ngược ngạo ngoài biển đông, hay chuyện Hợp chủng quốc đang nghiên cứu tầng điện ly ngoài khí quyển vào mục đích quân sự. Thật đúng là bọn rỗi hơi. Chuyện ấy có “người nhớn” lo, thường dân mắt muỗi, “Con trẻ” thì lo được nỗi gì? Nhưng mà dân khí như vậy cũng tốt. Còn chán vạn hơn những kẻ béo trắng nần nẫn mà trong đầu chả có lấy một sợi kiến văn nào. Đây đúng là hạng quốc dân thời cụ Phan Châu Trinh mộng khát. Chỉ tiếc thời cụ, loại đồng bào này chả có được bao nhiêu!
 Ai nói dân mình ù cạc, không màng chính sự, chỉ lo toan cái dạ dày là nói liều, nói láo. X. Ồ nghĩ như thế và dừng xe bước vào quán..
***
Người lạ. Năm “Vĩ” đổi hướng chém gió:
- Chừng như chả còn bao nhiêu đến ngày ấy nhỉ?
- Ngày ý là ngày nào?
- Ngày theo lời tiên tri của người Maya đó
Một “vĩ” cởi trần, quần lửng có cái môi dài trễu, nhênh nhếch:
- Tôi chả tin. Bao nhiêu lời đồn rồi mà trái đất vẫn quay bình thường, có hỏng hóc chỗ nào đâu?
“Vĩ” sơ vin, thắt nơ nhỏ ( Không hiểu nóng nôi thế này thắt nơ làm gì cơ chứ? Hay là vĩ này vừa ở một đám ăn hỏi về? X. nghĩ như thế và lấy làm lạ ). Cái nhìn có chủ trương ấy làm vĩ thắt nơ khó chịu, nhưng y tỉnh bơ như không có chuyện gì. Gật gưỡng:
- Ngày tận thế chắc thế nào cũng phải xảy ra vào lúc nào đó, nhưng chưa phải lúc này. Đã có sinh phải có diệt, cũng là lẽ thường. Người ta cứ hay nhầm khi cho rằng nền văn minh bây giờ là cao nhất từ trước tới nay, kỳ thực không phải. Nó đã lặp lại lần này là lần thứ bao nhiêu rồi không biết nữa. Còn có nhiều bằng chứng để lại, dưng mà nói ra dài dòng lắm. Sư cụ nói với tôi cái ngày đồn là tận thế thực ra đó là ngày trái đất đi vào Đại cực quang. Từ 21 đến 24 sẽ có ba ngày bầu trời tối đen, không có cả trăng sao vì khi ấy không gian đổi chiều từ ba chiều thành bốn chiều, cực sẽ là Zero độ.. Sẽ có nhiều người chết nếu không biết tu niệm..
“Vĩ” chủ quán lắc đầu, nháy mắt ra ý không tin. Giọng diêu diễu:
- Từ hồi bác về nghỉ hưu non xem ra nghiên cứu tâm linh phết nhẩy!
“Vĩ”nọ cau mặt, không bằng lòng:
- Chuyện, con người ta có cái đầu để làm gì? Không lẽ chỉ để đội mũ hay cúi lạy? Nhưng mà thôi, nói mà không có người nghe, đây không nói nữa. Cu mày cho bác cái đóm.
Cu này là con chủ quán. Một anh “lẹp” chai,môi hồng như môi con gái. Cu học đại học xong từ hai năm nay vẫn chưa có việc. Cái quán nước này lấy đâu ra tích lũy tài chính đủ một vài trăm. Cu chấp nhận số phận, ngồi đây trông đường nhựa, coi hàng mỗi lúc bố cu có cuốc xe mới. Chẳng ai hỏi tên cu là gì. Ai lại đi hỏi một chàng trai vô lý như thế?
X. Ồ là khách đường xa, chỉ có đường xa mới hỏi như thế này:
- Cháu vẫn chưa đi làm đâu à?
Cu cười gượng:
- Vẫn chưa chú ạ. Cháu biết thế này đi học lái xe có khi lại tốt. Nhà không có thì lái thuê vẫn có tiền..
-Mày thật! Có học có hơn chứ cháu. Dù không làm ông này bà nọ vẫn có tri thức, sống cho ra con người.
Mấy “Vĩ” ngồi gần có vẻ khó chịu. X nhìn thấy câu không nói ra trên mặt các “Vĩ” này, nhưng anh làm ngơ, vờ như không biết. Tiếp:
- Bao giờ không còn thói cha chuyền con nối theo kiểu phong kiến, con ông cháu cha không dành hết chỗ, những người như cháu sẽ được trọng dụng. Chú nghe bố mày nói với tao lần trước mày học giỏi lắm cơ mà.
- Giỏi với dở có lúc chưa biết cái nào chú ạ.. Chú uống nước đi.
Nó tự tay rót cho X chén trà nóng, nhìn X ái ngại. Nhân dân X ngạc nhiên. Mình gầy gò đen đúa hay là cài nhầm khuy? Không phải.
Tự dưng nó hỏi:
- Chú mang máy ảnh đi làm gì? Hổm rồi CSGT bị mấy thằng choai quay lén tung lên mạng. Mấy ông ấy điên lắm. Thành thử cứ thấy ai đeo máy ảnh,máy quay là kiếm cớ chặn lại. Ối người bị phạt oan đấy chú ạ!
X chả tin lại có kiểu thi hành công vụ theo lối trẻ con ấy. Nhưng anh vẫn cẩn thận bỏ cái máy vào trong bọc. Cẩn tắc vô áy náy, có thừa bao giờ đâu?
Các “vĩ” nọ từ lúc X vào đã không có thiện cảm. Người vời người mà lại không ưa nhau là cớ làm sao? X. Ồ thấy ngồi lâu nữa không còn thú vị. Anh trả tiền nước, rồi đi..
Đã cẩn thận thế rồi mà vẫn xảy ra tai vạ. Gặp trúng ngay quan coi đường giáp trưa, trời nắng bụi, nắng đến mờ cả mắt..
****
“Ở những nước nghèo, lại nhược tiểu nữa, luật lệ ít bề thông thoáng. Cái gọi là cơ sở hạ tầng thường không đâu vào đâu. Nay đào mai dỡ không biết đường nào mà lần”. Có lần một tay ở sở nội vụ nói với chàng như thế. Chàng lúc đó cho rằng y bức xúc điều gì, bị khiển trách hay là chậm được lên lương. Nói trắng ra có thể bất mãn. Nhưng bây giờ đang “tham gia giao thông” theo cách nói văn vẻ của các nhà chuyên môn, quản lý, chàng thấm thía rằng tay ấy nói đúng. Chẳng qua ở xứ sở con người dễ nghi ngờ lẫn nhau nên dễ bề chụp mũ, nghĩ bậy về nhau thế thôi, chứ tay ấy chả có ý gì. Bằng chứng là mới đây người ta vừa đưa tay ấy lên một chức vụ cao hơn.
Trước mặt chàng có tới năm sáu cái xe đại xa, thùng thép cao, dài như những toa tàu. Chúng vừa lắc lư, vừa đong đưa như ma dại trên đường, vừa xả khói, xả bụi mù mịt. Chàng cố gắng tìm cách vượt qua những khối thép bồng bềnh trước mặt, với hy vọng được dễ thở hơn. Thật không may cho chàng, nghe “toét” một cái! Trước mặt chàng lố nhố áo vàng của cảnh giao thông. Một sĩ quan đeo hàm trung tá ngồi chờ sẵn bên cái bàn xử lý hành chính. Sĩ ấy bảo trung sĩ tay cầm ma trắc dẫn chàng vào:
- Được rồi, để đấy ra làm tiếp đi!
Cứ y như chàng là một đồ vật vừa dọn dẹp trên đường! Sĩ gọi điện đi đâu đó. Hình như chỗ quãng đường chàng vừa đi qua, có người mai phục ở một nơi kín đáo nào đấy.
Xong. Sĩ bảo chàng:
- Đề nghị anh cho xem giấy tờ?
Giấy tờ thì giấy tờ, chàng vẫn chủ quan. Không ngờ sĩ kia bảo:
- Anh vừa phạm lỗi trên đường. Chúng tôi tạm lập biên bản, mười lăm ngày nữa anh tới chỗ x. giải quyết.
Chàng cãi:
- Tôi đi rất chậm, sao lại bị phạt là cớ làm sao?
- Quãng này, theo quy định chỉ được chạy bốn mươi cây số một giờ. Anh đã vượt quá giới hạn đó. Chúng tôi có bằng chứng, nếu anh thắc mắc khi giải quyết sẽ cho anh xem chứng cớ được lưu lại trên máy..
Giời ạ. Xem đoạn vi deo ấy có khác gì những chữ trên biên bản kia. Làm sao mà đường quốc lộ lại chỉ được chạy có bốn mươi cây? Sĩ bảo đây là khu dân cư, quy định là thế!
Từ ngày đất nước bước lên KTTT, dân chỗ nào chả dàn ra mặt đường? Từ bắc vào nam, các con đường không mấy chỗ không có dân ở. Chạy bốn mươi cây số có khác nào bò ra đường?
Chàng định đấu lý. Đường nào có ra đường? Nhà nước bắt dân theo đúng quy định thử hỏi nhà nước làm đường cho dân đi đã đúng tiêu chuẩn chưa? Hay dân bao giờ cũng chịu lép một bề? Nhà nước muốn làm gì thì làm?
Nhưng nhìn vẻ mặt bất động của sĩ, chàng biết chẳng nên ra lời. Sĩ điên lên, tăng nặng lỗi phạt, thì tiền đâu?
Đứa con gái đứng gần bố mặt mày tái mét. Nó vừa mới tập tễnh bước vào đời. Ngày mai vào giảng đường đại học. Cuộc đời với nó đang thơ mộng, làm sao nó hiểu được chuyện này? Chàng giật mình thấy con bé đang đeo cái máy ảnh bên mình. Nó cẩn thận quá, hóa hỏng. Để trong túi, sợ va đập, nó mới lấy ra. Ai dè?  Chả lẽ vì thế này chăng? Tuyệt đối không phải. Sau chàng một lô xích xông người nữa bị lôi vào lề đường. Họ chả có máy móc gì cả. Cu con chủ quán nghe ai nói đồ chõ thế thôi. Chưa hẳn bị vì cái lỗi đeo máy ảnh, máy quay bên mình!
Đây là đoạn đường vẫn qua cái tỉnh nói ở phần trên. Một tỉnh có thành tích xuất sắc trong việc phạt vi phạm hành chính tham gia giao thông, mà đường thì kém nhất nước Nam mình!
Chàng chẳng có thù oán gì với các sĩ ấy. Nhưng cái trò phạt phiếc thế này, chàng cứ thấy nó sao sao, chưa ổn. Chưa hẳn vì mất một ít tiền. Cái mất lúc này chưa biết cụ thể nó là cái gì, còn đáng sợ hơn. Nó làm chàng hoang mang. Làm cho đường về nhà như câu hát TUY GẦN MÀ XA..
 Bao giờ cho đến ngày công bằng, văn minh như tâm tưởng chàng từng ao ước và hết lòng phụng sự?
==========



Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

GIÓ BAY VỀ TRỜI ( TRƯỜNG CA )

Trường ca: 

              Gió bay về trời 


Hình như..Mì ăn liền Và hàng giá rẻ 

Những chuyện bông phèng nhảm nhí 
Hình như Đang được mùa.. 
Con người hình như Đã bỏ qua Bao điều hệ trọng 
Hình như 
Chúng ta mệt nhoài 
Bởi các trào lưu tư tưởng 
Chán ngấy Đạo đức giả cầy 
Chán lời chân thành như chèo hát hay 
Dội vào vách đá 
Giờ thì không cần điều gì hơn nữa 
Bắt đầu bằng lãnh đạm thờ ơ ? 
 Kết thúc bằng chấp nhận ? 
 2. ..“Miệng liền tai” 
Nơi không có người 
Tôi hát cho tôi.. 
Để nhớ mình còn sống 
Còn yêu thương và còn hy vọng 
Dù nênh nổi lạch nguồn 
Vẫn hướng biển khơi 
Tìm về bình minh toả sáng 
Như chàng Trương Chi thủa xưa khát vọng 
Tiếng hát trong đêm mịt mù 
Nhói lòng vọng đến cung vua 
Mị Nương hằng thức mỏi chờ mỗi đêm 
Ta nói thực, đừng giận nghe em : Ta đâu dám nhìn ngôi cao quyền quý ? Chỉ một lẽ đời tri kỷ : “Đồng thanh tương ứng Đồng khí tương phùng” 
Dù biết rằng : Có thể đi không về không ! 
Nhưng đã yêu 
Ta bằng lòng chấp nhận 
Không than van và không oán hận.. 
Trên con thuyền độc mộc này giữa sóng to gió lớn 
Em đừng hỏi vì sao ta vẫn vững tay chèo ? 
Ví dù còn lắm gian lao 
Buồm kia đã mở Vẫn ào gió lên..” 

 3. Không xênh xang áo mũ 

Chẳng vila chọc trời 
Chỉ một vườn hoa nhỏ 
Bên bờ sông lặng trôi 
 Tiền không có bạc tỷ 
Rung rinh năm ba đồng 
Sớm tối đợi tri kỷ 
Liều một lần chơi ngông ! 
Tửu sắc không mê lắm 
Trà ngon chỉ đến chừng 
Nếu gặp người Người gặp.. 
Một tiếng cười như không ! Ghét khúm núm nịnh bợ 
Yêu người nói hết lòng 
Đe nẹt 
Không thèm sợ ! 
Rình mò thêm mất công ! 
Ai cho dở bảo dở 
Ai nói hay tuỳ lòng 
Bạn tôi kiểu người cũ.. 
Ai chơi cùng tôi không? 

 4. Mạng mất.. Điện thoại “ Không liên lạc được..” 

Lại trò khỉ gì đây ? 
Mình là công dân kỷ mới 
Mà sao lúng túng chuyện này ? 
Chỉ biết nhắn cùng bạn hữu : 
Hình như có chuyện không hay ! 
Tôi vẫn là tôi dẫu thế nào chăng nữa 
Và tôi tin : 
Chắc chắn mai này 
Sẽ không còn chuyện đó : 
Đang vui 
Khi đàn đứt dây !! 

 5. Tìm một nơi tâm tình thật khó 

Nơi đến dễ dàng thì không duyên nợ 
Nơi khó ra đi lại không tình .. 
Vào rừng 
Nơi nhiều hoa 
Thiếu cỏ 
Nơi thừa cỏ 
Không hoa 
Bạt ngàn những dây cắc cớ 
Chăng ngang khu rừng hanh khô 
Những con suối từ lâu không chảy nữa 
Những tảng đá đầu ông sư Phơ phếch rêu mầu.. 
Tốt nhất nên quay trở lại 
Tìm tiếng cười trên phố 
Tiếng mái chèo khua nhẹ bến sông 
Tiếng bé con gọi mẹ 
Hoặc chua chua như tiếng vợ hờn chồng.. 
Âm thanh ồn ào vô kể.. 
Tiếng tâm tình tôi đâu ? “
..Em nói với tôi : 
- Em không thích chuyện buồn, 
Những chuyện buồn quá đủ 
Mỗi ngày em ra ngõ 
Em thường gặp nỗi buồn đầu tiên 
Và chẳng hay gì chuyện đó ! Em lại bảo : 
- Thôi đừng than thở 
Trời gọi ai người ấy dạ thôi mà 
Thôi thì chuyện của người ta 
Vận vào mình làm chi cho khổ ? 
Và chuyện trái ngang kia nữa.. 
Có gì đâu chỉ là chuyện hàng ngày, 
Bình minh 
Và đêm tối Chẳng qua “trong một mà hai” 
Thiện ác song sinh từ thủa có loài người 
 Có ích gì đâu 
Những nhiệt tình vô vọng ? 
 Sao không như tất thảy mọi người ? 
Kể toàn chuyện vui 
Kể cả chuyện bông phèng nhảm nhí 
Có khi những ngôn từ vô vị 
Lại giúp ta sống được dễ dàng ? 
Người ta chẳng cần ưu tư mà vẫn sống đàng hoàng 
Sao cứ hành hạ mình khốn khổ ? 
Hỏi vì sao? 
Chính tôi không biết nữa Nhưng tôi từng nghe nói rằng : “Đã cùng với nhân dân, Thì thơ không thể khác” 
Lời này đóng đinh vào ký ức 
Làm thế nào để gỡ ra ? 
Em làm sao hiểu được ? 
Vậy thì thôi, ta nói qua chuyện khác: 
- Chuyện nắng hồng, 
Mây mưa 
Chuyện giấc mơ 
Tôi đóng vai hoàng tử 
Dắt em đi trên cánh đồng tưng bừng hoa nở 
Kể cho em nghe chuyện xứ thiên đường.. 
Ở đấy ngọt ngào yêu thương 
Tị hiềm không còn nữa ! 
Em bằng lòng chưa em ?..” 

6. Một ngày tháng tư 

 Hôm nay một ngày xấu 
Trời hăm he màu chì 
Vài ba câu chuyện hão.. 
Đường người 
 Người ta đi.. 
Đường lên dốc xuống dốc 
Bụi che mờ bánh xe 
 Tháng ba qua rồi nhỉ ? 
Không nhớ hoa màu gì ? 
Mùa xuân chỉ chớp mắt 
Như là xuân chưa về ! 
 Có cách gì giữ lại 
Cho một ngày em về ? 
Có cách gì tránh được.. 
Ngày xấu trời Em đi ? 

( Còn nữa..)

GIÓ BAY VỀ TRỜI


Trường ca:

                                          Gió bay về trời
                    
                                                           Hình như..Mì ăn liền
Và hàng giá rẻ
Những chuyện bông phèng nhảm nhí
Hình như
Đang được mùa..
Con người hình như
Đã bỏ qua
Bao điều hệ trọng
Hình như
Chúng ta mệt nhoài
Bởi các trào lưu tư tưởng
Chán ngấy
Đạo đức giả cầy
Chán lời chân thành như chèo hát hay
Dội vào vách đá
Giờ thì không cần điều gì hơn nữa
Bắt đầu
 bằng lãnh đạm thờ ơ ?
 Kết thúc
    bằng chấp nhận ?

                                
2.
..“Miệng liền tai”
Nơi không có người
Tôi hát cho tôi..
Để nhớ mình còn sống
Còn yêu thương và còn hy vọng
Dù nênh nổi lạch nguồn
Vẫn hướng biển khơi
Tìm về bình minh toả sáng
Như chàng Trương Chi thủa xưa khát vọng
Tiếng hát trong đêm mịt mù
Nhói lòng vọng đến cung vua
Mị Nương hằng thức mỏi chờ mỗi đêm
Ta nói thực,
đừng giận nghe em :
Ta đâu dám nhìn ngôi cao quyền quý !
Chỉ một lẽ đời tri kỷ :
“Đồng thanh tương ứng
Đồng khí tương phùng”
Dù biết rằng :
Có thể đi không về không !
Nhưng đã yêu
Ta bằng lòng chấp nhận
Không than van và không oán hận..
Trên con thuyền độc mộc này giữa sóng to gió lớn
Em đừng hỏi vì sao ta vẫn vững tay chèo ?
Ví dù còn lắm gian lao
Buồm kia đã mở
Vẫn ào gió lên..”




3.
Không xênh xang áo mũ
Chẳng vila chọc trời
Chỉ một vườn hoa nhỏ
Bên bờ sông lặng trôi

Tiền không có bạc tỷ
Rung rinh năm ba đồng
Sớm tối đợi tri kỷ
Liều một lần chơi ngông !

Tửu sắc không mê lắm
                                                   Trà ngon chỉ đến chừng
Nếu gặp người
Người gặp..
Một tiếng cười như không !

Ghét khúm núm nịnh bợ
Yêu người nói hết lòng
Đe nẹt
Không thèm sợ !
Rình mò thêm mất công !

Ai cho dở bảo dở
Ai nói hay tuỳ lòng
Bạn tôi
kiểu người cũ..
Ai chơi
cùng tôi không?

    4.                                                            

Mạng mất..
Điện thoại “ Không liên lạc được..”
Lại trò khỉ gì đây ?
Mình là công dân kỷ mới
Mà sao lúng túng chuyện này ?
Chỉ biết nhắn cùng bạn hữu :
Hình như có chuyện không hay !
Tôi vẫn là tôi dẫu thế nào chăng nữa
Và tôi tin :
Chắc chắn mai này
Sẽ không còn chuyện đó :
Đang vui
Khi đàn đứt dây !!






     5.                                    Tìm một nơi tâm tình thật khó
Nơi đến dễ dàng thì không duyên nợ
Nơi khó ra đi lại không tình ..
Vào rừng
Nơi nhiều hoa
Thiếu cỏ
Nơi thừa cỏ
Không hoa
Bạt ngàn những dây cắc cớ
Chăng ngang khu rừng hanh khô
Những con suối từ lâu không chảy nữa
Những tảng đá đầu ông sư
Phơ phếch rêu mầu..
Tốt nhất nên quay trở lại
Tìm tiếng cười trên phố
Tiếng mái chèo khua nhẹ bến sông
Tiếng bé con gọi mẹ
Hoặc chua chua như tiếng vợ hờn chồng..
Âm thanh
 ồn ào
 vô kể..
Tiếng tâm tình tôi đâu ?
                                                   “..Em nói với tôi :
-         Em không thích chuyện buồn,
Những chuyện buồn
Quá đủ
Mỗi ngày em ra ngõ
Em thường gặp nỗi buồn đầu tiên
Và chẳng hay gì chuyện đó !
Em lại bảo :
-         Thôi đừng than thở
Trời gọi ai người ấy dạ thôi mà
Thôi thì chuyện của người ta
Vận vào mình làm chi cho khổ ?
Và chuyện trái ngang kia nữa..
Có gì đâu
 chỉ là chuyện hàng ngày,
Bình minh
Và đêm tối
Chẳng qua “trong một mà hai”
Thiện ác song sinh từ thủa có loài người
Có ích gì đâu
Những nhiệt tình vô vọng ?
Sao không như tất thảy mọi người ?
Kể toàn chuyện vui
Kể cả chuyện bông phèng nhảm nhí
Có khi những ngôn từ vô vị
Lại giúp ta sống được dễ dàng ?
Người ta chẳng cần ưu tư mà vẫn sống đàng hoàng
Sao cứ hành hạ mình khốn khổ ?
Hỏi vì sao
Chính tôi không biết nữa
Nhưng tôi từng nghe nói rằng :
“Đã cùng với nhân dân,
Thì thơ không thể khác”
Lời này đóng đinh vào ký ức
Làm thế nào để gỡ ra ?
Em làm sao hiểu được ?
Vậy thì thôi, ta nói qua chuyện khác:
-         Chuyện nắng hồng,
Mây mưa
Chuyện giấc mơ
Tôi đóng vai hoàng tử
Dắt em đi trên cánh đồng tungbừng hoa nở
Kể cho em nghe chuyện xứ thiên đường..
Ở đấy ngọt ngào yêu thương
Tị hiềm không còn nữa !
Em bằng lòng chưa em ?..”
6.                                                Một ngày tháng tư

Hôm nay một ngày xấu
Trời hăm he màu chì
Vài ba câu chuyện hão..
Đường người
Người ta đi..
Đường lên dốc
 xuống dốc
Bụi che mờ bánh xe

Tháng ba qua rồi nhỉ ?
Không nhớ hoa màu gì ?
Mùa xuân chỉ chớp mắt
Như là xuân chưa về !

Có cách gì giữ lại
Cho một ngày em về ?
Có cách gì tránh được ?
Ngày xấu trời
Em đi !

VỀ MỘT NGƯỜI BẠN


Năm đó là năm tôi có nhiều chuyện vui. Năm nhà thơ Phạm Tiến Duật còn sống, ông đang là tổng biên tập tạp chí “Diễn đàn văn nghệ Việt Nam ”. Người ta mời ông lên dự trại sáng tác của chúng tôi. Đợt đó khá đông các tác giả của hai đầu đất nước. Các nhà văn sáu tỉnh miền núi phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Cũng là năm một truyện ngắn có chút “gai góc” của tôi đã gửi nhiều nơi không được đăng, Nhờ Nhà thơ, nó được đăng trang nhất tạp trí nói trên. Sau này còn được nhắc tới nhiều lần ở các trại sáng tác do liên hiệp tổ chức và được chọn in trong tuyển tập vào năm sau.

Trại sáng tác thuê lại Khách sạn công đoàn tỉnh. Một ngôi nhà xây theo kiểu Nga đang trong thời kỳ tu sửa lại. Phòng ốc rộng rãi, nhưng thiết bị cũ và hơi bị sơ sài. Bên cạnh là những căn nhà đang tháo dỡ, coppha, cây chống vương khắp nơi, cát sỏi đổ từng đống. Được mỗi cái nằm kề sát bờ con sông nổi tiếng, gần trung tâm thành phố..

Phải nói dài dòng như thế để nhớ lại bối cảnh tôi gặp V như thế nào. Người mà tôi sẽ kể câu chuyện dưới đây.

Thực ra lúc đó tôi không chú ý lắm đến anh. Thậm chí còn cảm thấy khó chịu vì một chuyện không đâu vào đâu.

Lúc đó vừa mới hết đông, nhưng vẫn lạnh kinh người.

Theo chương trình, ngoài việc hội thảo, trao đổi sáng tác, nghe nói chuyện, còn có những chuyến đi thâm nhập thực tế và một chuyến đi theo ý muốn.

Tôi và một số chủ trương ra Hải Phòng một chuyến vì đã lâu chưa về lại thành phố này. Cuộc sống nay đây mai đó, thú thực tôi đi cũng khá nhiều nơi. Không hiểu sao hàng chục năm rồi chưa về Hải Phòng?

Dự định là thế, bỗng dưng bị thay đổi. V và một người bạn ở gần phòng tôi đề xuất tổ chức đi thăm cao nguyên đá Đồng Văn. Xin bạn nhớ rằng năm đó cao nguyên đá này chưa được biết đến như là “Công Viên đá được UNETCO công nhận là di sản văn hóa thế giới”. Nó vẫn là nơi nhiều người thờ ơ, ít chú ý tới. Nhất là khi thời tiết lạnh, có mưa phùn, trơn trượt như thế này. Tôi hình dung ra đó là nơi mù mịt sương, giá buốt và vắng vẻ. Có gì mà thăm nom? Người bạn nọ đang là BTV tạp chí tỉnh Hà Giang. Anh muốn có bạn bè lên chơi để quảng bá quê hương mình, cái khác lạ của Hà Giang với những người bạn phía nam. ( Xin nói thêm có một nàng thơ rất xinh đẹp, tính tình cởi mở và giàu tình cảm rất thân với anh).

Thực lòng mà nói, ngoài ý định muốn thăm Hải Phòng một chuyến, tôi còn mối lo khác. Không hẳn ngại rét mướt. Tôi nhiều năm sống ở biên giới Cao Bằng, Lạng sơn từng trải qua những mùa đông băng tuyết thì cái lạnh giá của Hà Giang chẳng là gì. Nhưng lên Hà Giang mùa sương mù che phủ, mưa phùn như thế này là điều phải cân nhắc. Về phương tiện không nói làm gì, hội văn nghệ sẵn sàng cho mượn xe, nhưng tầm nhìn hạn chế trên đường đi mới là cái đáng phải xem xét lại.

Một phần người ta giao cho tôi việc đi lại, ăn ở của cả lớp, nếu xảy ra điều gì thật không hay..

Bàn đi tính lại, V, anh bạn Hà Giang và mấy cô nàng Sông Cửu Long nhất quyết muốn đi, tôi đành chiều theo ý họ, hoãn chuyến Hải Phòng của mình để họ toại nguyện.

Phần mình tôi ở lại, tranh thủ về qua nhà.

Thật may chuyến đó không xảy ra việc gì.

Nhà thơ Hồ Thanh Điền lại có được bài thơ nổi tiếng về cao nguyên đá.

Tôi thấy mình thật không phải khi bàn lùi và không tham gia.

Nếu chỉ có vậy, chuyện chẳng có gì đáng nói. Và không cần nhắc lại. Những việc như thế này đã xảy ra nhiều lần, tuy tình tiết không giống nhau vẫn là chuyện thường năm. Người ta bảo dân văn nghệ ở xa thì quý nhau, ở gần lâu ngày không hay lắm. Mỗi người một tính, một nết và thường rất cực đoan, tính cách không ai giống ai, thật khó chiều lòng.

Trước lúc có chuyến đi đó, tôi và hắn rất quý nhau. Tôi có phần nể tài năng của hắn vì đã đọc những truyện ngắn, bút ký của hắn in trên báo Văn nghệ. Phải nói hắn viết sắc sảo, có cái bạo gan, can đảm của người cầm bút, không viết tròn trịa, phân miêng một chiều như phần đông những cây bút khác. Cách viết của hắn cũng khác hẳn, có phát hiện và dám nêu vấn đề..

Hắn hay rủ tôi đi chơi chỗ nọ chỗ kia ngoài giờ làm việc. Buổi tối chúng tôi rủ nhau ra Caphe rất tâm đầu ý hợp.

Tôi còn phát hiện hình như hắn phải lòng một cô nàng cùng lớp. Người này đã có chồng con rất đàng hoàng.

Hắn hay nêu vấn đề “Hôn nhân và gia đình” ra để tranh luận.

Người ta có quyền yêu không khi đã có vợ có chồng? Và quan hệ ngoài hôn nhân là đúng hay sai?

Tuy chưa hẳn đồng tình với hắn, chừng mực nào đó, tôi thấy hắn có lý.

Lẽ nào khi người ta có vợ có chồng rồi, gặp người tri kỷ lại không được có quan hệ tình cảm?

Đó là hạn chế lịch sử, phong tục tập quán của người Á đông hay phạm trù đạo đức?

Có người bảo rằng : Đa số văn nghệ sĩ đa tình vì Hoocmon sinh sản trội hơn người bình thường.

Tôi thì không tin lắm vào chuyện này, nhưng quả thực trong số những người tôi gặp có biểu hiện đó.

Đấy là khả năng hay là một kiểu “bệnh” thì tôi còn rất phân vân?

Việc hắn có quan hệ đó biết là biết vậy, tôi làm như không biết gì. Đó là việc riêng của hắn, tôi hơi sức đâu mà quan tâm?

Ác thay, hắn lại không hiểu. Hắn làm như tôi cố tình gây trở ngại, không muốn có chuyến đi Đồng Văn vì có cả người kia cùng đi!

Đi Đồng Văn về, hắn ra mặt không ưa tôi.

Suốt những ngày còn lại chúng tôi không gặp riêng nhau, không nói với nhau nửa lời. Hôm bế mạc, chụp ảnh chung chúng tôi cũng đứng cách xa nhau.

Mãi sau này tôi mới biết trong con người V có dòng máu của người xứ Quảng, yêu ghét rõ ràng. Ba hắn là bộ đội miền nam tập kết ra bắc năm 1954. Hắn mang trong người dòng máu của ông, có cái hào phóng bạo dạn của người vùng biển, cái cực đoan của xứ Quảng mà người ta bảo “Quảng Nam hay cãi..”.

Năm sau tôi lên Sơn La, lại ở nhà khách công đoàn ( Có thể nhà khách công đoàn giá thuê phòng rẻ hơn?). Tôi có hỏi thăm hắn, người ta bảo hắn đã chuyển lên Lai Châu rồi, hắn không còn làm ở HVN tỉnh này nữa. Từ đó chúng tôi biền biệt, không hay tin gì về nhau..

Cuối năm ngoái, tình cờ tôi gặp lại hắn. Không phải gặp ngoài đời, mà là trên mạng Intenet, hắn có một blog với cái tên ngồ ngộ.. Không biết có bạn nào chú ý đến và đọc chưa?

( Còn nữa..)


Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

CHỌN - THỨC - CHỮ HÀNH

CHỌN Rất nhiều những con đường có thể làm ta rối mắt Nhưng không nhất thiết là con đường phải đi Rất nhiều con sông, bến đò mở ra trước mặt Nhưng không phải con đò nào nơi quê cũng đón ta về.. Ta đã gặp rất nhiều ánh mắt Những bàn tay thân ái bạn bè Nhưng tình yêu chỉ suốt đời có một Dẫu tìm giữa cô đơn Cũng chẳng hề chi? Trời nóng nực nỗi niềm càng sôi bức Người như bóng cây trơ trọi một mình Đừng trách phận bạn tôi ơi cứ hát Để nhớ về mùa xuân tươi xanh! Không hát được nếu hanh hao cảm xúc! Giả dối mà yêu Không thành tình yêu Nhẫn nhịn đâu phải là cách hay trả nghiệp? Dẫu có lên cũng chỉ cánh diều! Làm gì có bóng cây tùng để ta nương tựa? Có tảng đá thề để ta mãi tin? Cuộc phù vân đục mờ như sữa.. Nếu biết yêu ta giữ được cho mình! Rồi tất cả sẽ trôi theo dòng nước Chỉ còn lại bến sông nghi hoặc đôi bờ Còn lại mối tình không thể khác: Về con đường, con người, con sông ta đã chọn cho ta! THỨC.. Chữ lún phún ven bờ sự thật.. Giọng điệu rắn trườn qua vườn cỏ gai Mùa đã oải nắng nhòe đáy mắt Anh nhận ra em Khi em xa rồi! Còn đâu nữa? Chân trời biển động! Núi xô nghiêng, mây đổ vào lòng! Thôi em nhé Xanh miền tin tưởng! Đừng trắng lòng Dù nay chiều bão dông! CHỮ HÀNH Con mắt giấu sau cặp kính đổi màu Miệng và mũi sau khẩu trang Chỉ riêng đôi tai sơ hở Nhìn bằng nghe? Nhìn bằng quả tim trong ngực Không hiểu vì sao đập liên hồi Qua quãng đường xe chật Qua cánh rừng, cánh đồng im gai Nhìn bằng bàn tay thô ráp Vục xuống lòng sông u hoài Vục xuống giếng sâu hun hút Bây giờ còn bao nhiêu xăng ti mét đây? Nhìn bằng bàn chân tháng năm lấm láp Giày thủng ngón chân thò ra ngoài Ngỡ ngàng đất ta quen Chốc đâu thành đất lạ? Dấu ngựa ngàn xưa còn hay mất rồi? Giấu cái lưỡi ngậm sâu trong miệng Nói lời vô duyên không bằng lặng im Chỉ con chữ không sao giấu nổi Thường về khi khuya.. Hành ta đêm đêm!

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Tinh thần thể thao

Thị trấn chúng tôi không kém gì các thị trấn khác. Họ có ban bệ như thế nào chúng tôi cũng có như thế. Thậm chí các hội đoàn thị trấn tôi còn có phần lớn mạnh hơn. Họ có hội Chim cảnh, Chó cảnh, hội trọi trâu, đấu bò.. Chúng tôi đều có cả. Lại còn hơn hội cầu lông, không phải địa phương nào cũng có.
Khối nơi muốn mà không được !
Nói gì thì nói, đây là hội sang trọng, phải có trình độ, có kiến thức mới theo được.
Có người không hiểu, coi thường bảo rằng : Đấy là hội của mấy lão già về hưu, mở ra để các lão có chỗ chơi, đỡ buồn khỏi sinh bệnh mà chết ! Tệ hơn còn bảo chẳng qua mở ra cái hội cầu lông này để các lão ấy có công có việc mà chơi với nhau, sợ các cụ ngồi không, nhàn cư vi bất thiện, xì xào nói xấu cán bộ.
 Lâu lâu ủng hộ các lão ấy tý tiền, các lão sướng, bảo nhau phụ hoạ cho cấp trên dễ bề lãnh đạo quần chúng vv..
 Không có cái hội ấy cũng chẳng chết ai, chẳng qua là cái cớ cho một vài anh đầu trò dễ chi và dễ kiếm tiền !
Đã là kẻ xấu thì còn thiếu chuyện gì để nói ? Chỉ thiếu chúng chưa nói lập hội vô tích sự này để các cụ không ngã xuống ao, xuống hồ như người ta vẫn lo trông nom cho các cháu.  Hoặc để các cụ hạn chế rượu chè, không thôi bét nhè, chửi con chửi cháu, mất trật tự, an ninh xã hội !
Tệ thế là cùng.
Người ngoài cuộc biết sao được mà nói ?
Thử hình dung một ngày nào đó không còn hội của chúng tôi xem tình hình ở thị trấn này sẽ như thế nào ?
Loạn là cái chắc !
Thường là các ông về hưu đều cỡ có đầu óc trong thị trấn này. Các vị ấy mà bực mình, mà buồn, tình hình thị trấn sẽ không đơn giản. Không còn người để tham khảo ý kiến, đề xuất sáng kiến nọ kia cho các vị chức sắc. Chưa kể đến bầu không khí tẻ nhạt, buồn phiền tất yếu ắt phải sinh ra.
Đời sống con người yếu tố tinh thần cực kỳ quan trọng, vật chất có là cái gì khi người ta đã chua rèn qua bao năm tháng cuộc đời ?
Thực ra hội cầu lông thành phần không hoàn toàn là các ông, bà lão già nua. Chúng tôi cũng như mọi thứ hội, có già có trẻ. Tất nhiên số hội viên già đông hơn là có đặc thù riêng. Đây là hội đòi hỏi không chỉ lòng  nhiệt tình, còn cần phải có tài năng, kiến thức, kỹ thuật và một vài yêu cầu,  mà thường đến lứa tuổi nhất định nào đấy mới hội đủ được, không như các hội khác.
Chỉ riêng sinh hoạt hội đều đặn hàng quý, hàng năm đã hơn hẳn các hội khác rồi. Hai mùa mưa nắng, chúng tôi vẫn họp hành liên tục, không có khi nào bê trễ, hay cách quãng.
Tôi không có ý chê các vị bên hội trọi trâu, chọi gà, cũng vì đặc thù riêng của hội người ta. hàng năm hội mở có kỳ, thường là vào dịp tết nhất, lễ lạt. Họ làm thế là phải. Chỉ những khi ấy, mới có khán giả, mới mở được. Không lẽ trọi trâu, trọi gà để xem riêng với nhau ? Hội cầu lông chúng tôi thì không cần, chẳng ai xem chúng tôi vẫn cứ chơi với nhau !
Có lẽ cũng nên phác thảo qua đôi nét : Hội cầu lông có trên dưới sáu bảy chục hội viên, đủ cả nam nữ. Chủ tịch hội là cái ông tên nghe không được hoành tá tràng mấy : Rên Văn Lường. Phó chủ tịch là bà Khúc Thị Bành Nguyệt . Bà này mắt xếch, lưng gù, nói choang choác, khác hẳn với ông chủ tịch về tính cách. Ông chủ tịch bề ngoài có vẻ phong lưu nho nhã  ( Xuất ra từ cán bộ tuyên truyền).
Cũng phải thôi, trưởng phó đối nghịch tính cách như âm với dương là rất hợp với quy luật tự nhiên. Mâu thuẫn để thúc đẩy phát triển, hai mặt của một vấn đề vv..
Năm nào hội cũng có vài cuộc thi tranh giải. Nói đến việc này rất chi là dài dòng...
Hôm nay chỉ nói một chuyện thôi.
Đang tự nhiên tự lành, ông chủ tịch bóp bụng nghĩ ra một trò mới. Một kiểu chơi đặc biệt, chơi cầu lông bằng chân, không chơi bằng tay như từ xưa đến giờ.
Hội viên cứ ngã liểng xiểng. Vợt không cầm ở tay, lại buộc vào cổ chân, đón trái cầu thế quái nào văng theo cả người. Hỏng đến hơn chục bộ răng giả của cầu thủ. Còn như trật khớp, bong gân thì hầu hết dính phải..
 Đúng là cái mới nào cũng khó nhai. Nhưng chủ trương đề ra rồi, báo cáo lên trên rồi, nhất định phải có kết quả . Không có kết quả đừng mong kinh phí rót về. Mọi người đều lo lắng..
Có một số phàn nàn, sao không duy trì như trước ? Bày đặt ra làm gì để giờ khó ăn khó nói ?
Ông chủ tịch không giữ được bình tĩnh như mọi khi : Vị nào không thích cứ làm đơn xin ra. Có ai bắt buộc các vị đâu ?
Bà phó đỡ lời :
Đành là thế, nhưng bác trưởng nói vậy hơi quá, hội là hội chung, chứ có phải hội riêng của nhà bác đâu ? Không có hội viên bác làm chủ tịch với ai đây ?
Chủ tịch vội xoa dịu :
- Nói thế có thể là chưa phải, nhưng tôi xuất phát từ cái tâm của mình. Còn một vài sáng kiến nữa tôi chưa thử.. Dưng mà đường dài mới biết ngựa hay. Chúng ta đã tự nguyện rồi, vào rồi, phải cố gắng xây dựng hội chứ ?
- Chỉ cầm vợt tay phải cấm chơi tay trái chứ gì ?
- Là gì xin được bảo mật, chưa thể tiết lộ. Tôi chỉ xin nhắc các vị trong điều lệ của hội có ghi là :
"Hội ta là cuộc chạy Ma ra ton, tinh thần thể thao là luôn hướng lên phía trước, luôn cố gắng và sáng tạo.." Việc đề xuất những việc trên có gì sai nào ?
Sai thì không sai..
Nhưng ai cũng tần ngần nhìn đôi chân khẳng khiu của mình, nhìn cái bụng mỗi ngày mỗi xệ ra. Hình như mắt cũng kém dần đi thì phải ??
Tự nghĩ :
 - Đứng vững được trong hội cầu lông này, đâu phải chuyện đùa.
Không ai bảo ai, cúi xuống, buộc vào chân cây vợt.
Quá nửa ngã nhào về phía trước , còn vợt gần như gãy cán bằng hết !!
Tinh thần thể thao thật là vĩ đại.
 Muôn năm cầu lông !!