Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Mỹ mời Việt Nam dự diễn tập hải quân ‘lớn nhất thế giới’, loại Trung Quốc

Hải quân Mỹ mới xác nhận riêng với VOA Việt Ngữ rằng lực lượng này đã mời Việt Nam tham dự một cuộc thao dượt hải quân được coi là "lớn nhất thế giới" với sự tham gia của 25 nước, và sau khi bị rút lại lời mời năm 2018, lần này Trung Quốc vẫn không có tên trong danh sách.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay chỉ diễn ra trên biển ở Hawaii từ ngày 17 tới 31 tháng Tám do các quan ngại về virus Corona. Các hoạt động chính dự kiến gồm thao dượt chống tàu ngầm, đánh chặn hàng hải và diễn tập bắn đạn thật. Hải quân Mỹ cho biết đang tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nên RIMPAC 2020 sẽ không có các sự kiện giao lưu trên bờ.
Bà Rochelle Rieger, phát ngôn viên của Chỉ huy Hạm đội Ba của Hải quân 


14/05/2020
Cuộc diễn tập RIMPAC năm 2018.
Mỹ, vốn chủ trì cuộc thao dượt năm nay, cho VOA Việt Ngữ biết rằng “tất cả 25 quốc gia từng cùng Mỹ tham gia RIMPAC 2018 đã chính thức được mời trở lại tham dự RIMPAC 2020” và rằng “trong số này có Việt Nam”.
Tàu chiến Nhật tham dự RIMPAC 2016.
Tàu chiến Nhật tham dự RIMPAC 2016.
Cùng với Việt Nam và nhiều đồng minh của Mỹ, các nước Đông Nam Á có tên trong danh sách mời gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.
Hiện chưa rõ phía Việt Nam có nhận lời mời tham dự RIMPAC năm nay hay không. Hai năm trước, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử tám sỹ quan tham mưu nhưng không phái tàu chiến tới tham gia RIMPAC 2018.

Bà Rieger cho biết rằng con số cập nhật chính xác nhất tất cả các đơn vị xác nhận tham gia sẽ được đăng tải trên trang web chuyên về RIMPAC trước khi bắt đầu cuộc diễn tập vốn diễn ra hai năm một lần.
Một lính hải quân trên tàu bệnh viện của Trung Quốc tham dự RIMPAC 2014.
Một lính hải quân trên tàu bệnh viện của Trung Quốc tham dự RIMPAC 2014.
Theo Hải quân Mỹ, cuộc thao dượt hải quân quốc tế “lớn nhất thế giới” nhằm mục đích “thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ hợp tác, vốn mang tính sống còn để bảo đảm an toàn và an ninh của các tuyến đường biển vì một khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Lực lượng này nói thêm rằng cuộc thao dượt diễn ra ở vùng biển quanh các hòn đảo ở Hawaii là “một nền tảng độc đáo nhằm củng cố khả năng tương tác và các mối quan hệ đối tác hàng hải chiến lược”.
Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói rằng “trong thời kỳ đầy thách thức này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các lực lượng hải quân của chúng ta cùng hợp tác để bảo vệ các tuyến hàng hải sống còn và bảo đảm tự do hàng hải qua các vùng biển quốc tế”.
Năm 2018, Hải quân Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc thao dượt mà nước này từng dự năm 2014 và 2016 vì các hành động củng cố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã “phớt lờ sự thật và làm rùm beng cái gọi là quân sự hóa Biển Đông”, và lấy đó là cái cớ để không mời Trung Quốc.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng hành động của Trung Quốc ở vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền “trái với các nguyên tắc và mục đích của RIMPAC”.
Mới đây, các quan chức ngoại giao và quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ chỉ trích chính quyền Bắc Kinh “lợi dụng” tình hình bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn cầu để thực hiện các hành động củng cố chủ quyền cũng như các hành vi bắt nạt các nước như Việt Nam trên Biển Đông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam lên tiếng việc được mời điện đàm ở “Bộ tứ kim cương” mở rộng


Dân trí Xác nhận lãnh đạo Việt Nam tham gia các cuộc điện đàm với Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Úc, New Zealand, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết nội dung điện đàm là về việc phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
>>Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc đưa máy bay quân sự tới đá Chữ Thập

Việt Nam lên tiếng việc được mời điện đàm ở “Bộ tứ kim cương” mở rộng - 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại cuộc họp báo chiều 14/5.
Điện đàm không chính thức 
Chiều 14/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi đề nghị khẳng định thông tin Việt Nam tham gia các cuộc điện đàm vừa qua với các nước Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Australia, New Zealand (“Bộ tứ kim cương” mở rộng) vừa qua.
Bà Hằng cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn thế giới, gây ra những tác động tiêu cực nặng nề cho hầu hết tất cả các quốc gia, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, với mong muốn chung tay và đóng góp vào nỗ lực chung nhằm đẩy lùi dịch bệnh, Việt Nam đã và đang tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức khu vực, nhất là ASEAN, các tổ chức của Liên Hợp Quốc; tham gia nhiều cơ chế trao đổi với các hình thức và ở nhiều cấp khác nhau như Hội nghị quốc tế và khu vực, điện đàm song phương hoặc nhiều bên của lãnh đạo cấp cao, cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng…
Trên tinh thần đó, vừa qua, Việt Nam đã cùng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand tiến hành điện đàm không chính thức.
Trong đó, Việt Nam cùng các nước tập trung cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước, tại khu vực và trên thế giới; chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như các hình thức hợp tác hiệu quả trong công tác bảo hộ công dân, cung ứng trang thiết bị y tế, phối hợp trong các hình thức viện trợ nhân đạo, duy trì giao thông và giao thương cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mở cửa và hồi phục nền kinh tế hậu Covid-19.
Việt Nam tin rằng thông qua các cơ chế hợp tác, trao đổi, điện đàm với tinh thần xây dựng và có trách nhiệm, các quốc gia và cộng đồng thế giới sẽ cùng nhau sớm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh đồng thời từng bước khôi phục phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đó, thông tin từ báo chí quốc tế cho biết Mỹ đang lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” bằng cuộc đối thoại nhóm “Bộ tứ kim cương” (Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand, được gọi là “Bộ tứ kim cương mở rộng” (QUAD Plus).
Căn cứ nào để mở lại đường bay với các nước?
Cũng tại cuộc họp báo, trả lời về kế hoạch, thời điểm mở lại đường bay tới Hàn Quốc và các nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: “Như các bạn đã biết nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19, cũng như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam đã có một số điều chỉnh trong chính sách xuất nhập cảnh. Việt Nam đánh giá cao sự thông hiểu và mong muốn tiếp tục nhận được phối hợp chặt chẽ của các nước trong việc thực hiện các biện pháp này”.
Bà Hằng nhấn mạnh, Việt Nam sẽ theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế và có các điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.
Cho biết thêm về các biện pháp của Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, người phát ngôn khẳng định, mặc dù dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, nhưng với việc thực hiện quyết liệt các biện pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch, đến nay Việt Nam cơ bản đã kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Đây là một cơ sở rất quan trọng để củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với Việt Nam.
Bên cạnh phòng chống dịch hiệu quả, Chính phủ nhất quán chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để củng cố nền tảng, nâng cao sức kháng chịu và thích ứng của nền kinh tế.
Với chủ trương này, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp phục hồi kinh tế trong và sau khủng hoảng Covid-19 như bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, giao thương hàng hóa, dịch vụ trong nước cũng như giữa Việt Nam với bên ngoài; tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, logistics…; tích cực triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19 gây ra để tiếp tục triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó tạo điều kiện cho chuyên gia, lao động trình độ cao vào Việt Nam làm việc nhưng vẫn bảo đảm phòng chống dịch.
Chưa đề nghị kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam
Về thông tin Việt Nam mong muốn duy trì chủ tịch luân phiên ASEAN thêm một năm để bù đắp lại thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid-19, người phát ngôn Bộ Ngoại giao phân tích, hiện Việt Nam đang tập trung làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Thời gian qua, dù có những khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Việt Nam đã và đang phát huy tốt vai trò Chủ tịch trong thúc đẩy đoàn kết, chủ động thích ứng của ASEAN trước dịch bệnh, tiếp tục duy trì đà hợp tác, triển khai hiệu quả các ưu tiên trong năm 2020.
Trong ASEAN chưa có ý kiến nào đề nghị kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Phương Thảo 

Ông Trump đề cập khả năng ‘cắt đứt toàn bộ quan hệ’ với Trung Quốc


Thanh Danh
Tổng thống Trump chia sẻ ông rất thất vọng với Trung Quốc vì nước này không thể khống chế virus corona, cảnh báo đại dịch đang phủ bóng lên thỏa thuận thương mại hai nước.
Trả lời phỏng vấn với đài Fox Business Network, Tổng thống Donald Trump cho biết ông có mối quan hệ rất tốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng "lúc này tôi không muốn nói chuyện với ông ấy".
Ông cho biết "rất thất vọng với Trung Quốc" vì nước này đã không khống chế được virus corona. Ông cảnh báo đại dịch có thể ảnh hưởng đến thỏa thuận thương mại song phương giai đoạn 1, được ký vào đầu năm nay.
"Họ đáng lẽ không được để chuyện này xảy ra. Tôi đã đàm phán một thỏa thuận thương mại tuyệt vời và giờ tôi không cảm thấy nó giống như trước nữa. Mực còn chưa khô và dịch bệnh đã tràn đến", ông cho biết.
Khi phóng viên Maria Bartiromo của Fox Business Network đặt vấn đề về các lựa chọn phản ứng của Mỹ, Tổng thống Trump đề cập đến khả năng "cắt đứt toàn bộ mối quan hệ" với Trung Quốc.
"Có nhiều điều chúng ta có khả năng làm. Chúng ta có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ. Vậy nếu chúng ta làm như thế, điều gì sẽ xảy ra nữa? Chúng ta sẽ tiết kiệm đến 500 tỷ USD", Tổng thống Trump chia sẻ nhưng không tiết lộ chi tiết con số này dựa trên cơ sở tính toán nào.
Ong Trump de cap kha nang 'cat dut toan bo quan he' voi Trung Quoc hinh anh 1 tong_thong_Donald_Trump.JPG
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản năm 2019. Ảnh: Reuters.
Trước đó, truyền thông nước Trung Quốc tiết lộ một số cố vấn chính phủ ở Bắc Kinh đang kêu gọi mở đối thoại mới, có khả năng vô hiệu của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, theo Reuters. Tổng thống Trump đã tuyên bố ông không muốn đàm phán lại.
Thông điệp cứng rắn của Tổng thống Trump xuất hiện giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng xoay quanh vấn đề nguồn gốc đại dịch và cách Trung Quốc ứng phó virus corona trong giai đoạn đầu bùng phát. Đầu tháng 5, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố có "lượng bằng chứng đáng kể" cho thấy virus xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Ngày 12/5, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đề xuất một dự luật trao quyền cho Tổng thống Donald Trump trừng phạt Trung Quốc nếu nước này không minh bạch về quá trình bùng phát của Covid-19.
Trong phần trao đổi được ghi hình ngày 13/5, Tổng thống Trump chủ yếu tập trung vào cách Trung Quốc ứng phó đại dịch hơn là những hoài nghi về nguồn gốc của virus corona.
"Chúng ta có nhiều thông tin và nó không tốt lành mấy. Dù nó (virus) đến từ phòng thí nghiệm hay đến từ dơi, tất cả đều xuất phát từ Trung Quốc, và đáng lẽ họ phải ngăn chặn nó. Đáng lẽ họ phải chặn được, ngay tại nguồn", ông nhấn mạnh virus cuối cùng đã "vượt khỏi kiểm soát".
@ Zing


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ôi trời, to chuyện rồi...

Vụ này quốc hội không làm rõ được ai là kẻ phạm tôi giết người ? ai vô tội thì lại bị dân ta gọi là tổ chức của các ông bà nghị gật nhóe !!!
Lợi Mai Phan đến Góc nhìn Báo chí - Công dân
Ôi trời, to chuyện rồi...

Bình luận
  • Tuan Luu Vật chứng vụ án ko được thu hồi. Vết máu chưa chắc đã là của HDH. Ko thu thập được dấu vân tay của HDH. Và HDH thuận tay phải nhưng phân tích vết cắt trên cổ nạn nhân là của người thuận tay trái.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nữ bác sĩ Việt Nam mắc Covid-19 đã khỏi bệnh

 

 - Bác sĩ Đ.T.K.Y là bệnh nhân 141, cùng 7 bệnh nhân mắc Covid-19 khác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, được tuyên bố khỏi bệnh chiều 14/5.

Chị Đ.T.K.Y. (29 tuổi), bệnh nhân 141 mắc Covid-19 là bác sĩ thứ 2 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và nhân viên y tế thứ 4 tại Việt Nam được ghi nhận dương tính virus SARS-CoV-2.
Bác sĩ Y. lây nhiễm nCoV trong quá trình thao tác thiết lập máy thở cho bệnh nhân 28 – một trong những trường hợp Covid-19 nặng.
Được biết, khi dịch Covid-19 bắt đầu xâm nhập vào nước ta, toàn bộ y bác sĩ Khoa Cấp cứu đã nhận lệnh chia làm nhiều đội để sẵn sàng tiếp ứng. Bác sĩ Y. tham gia công tác điều trị từ giai đoạn 2 của dịch, tức đầu tháng 3.
Nhiệm vụ của chị Y. là khám sàng lọc các bệnh nhân nghi Covid-19 đến bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và tham gia cấp cứu một số ca bệnh nặng.
Nữ bác sĩ Việt Nam mắc Covid-19 đã khỏi bệnh
Bác sĩ Y. tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 chiều 14/5 - Ảnh: Phạm Thắng
Chị Y. cho biết, ngay khi nhận nhiệm vụ, chị đã xác định bản thân có thể gặp nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào. Ngày 21/3, khi biết tin người đồng nghiệp cùng tham gia cấp cứu cho bệnh nhân 28 với mình - nam bác sĩ N.X.T dương tính SARS-CoV-2 (bệnh nhân 116), chị Y. đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho những tình huống xấu.
Đến ngày 25/3, bác sĩ Y. cũng được xác định mắc Covid-19, chuyển điều trị cách ly tại Khoa Nội tổng hợp của bệnh viện. Chị Y. chia sẻ, điều chị lo lắng nhất thời điểm ấy là mình có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho các đồng nghiệp trong Khoa Cấp cứu.
May mắn những ngày sau đó, tất cả nhân viên y tế còn lại trong khoa đều âm tính nCoV nhiều lần liên tiếp khiến mọi nỗi lo của nữ bác sĩ được giải tỏa.
Trong suốt quá trình điều trị, chị Y. chỉ có triệu chứng ho và sốt nhẹ. Các triệu chứng này nhanh chóng giảm dần rồi ngừng hẳn sau khoảng một tháng. Bác sĩ Y. nhiều lần liên tiếp có kết quả âm tính nCoV, trong đó hai lần gần nhất vào các ngày 9/5 và 12/5 cho kết quả tương tự.
 
Ngày 14/5, chị Y. được công bố khỏi bệnh cùng 7 bệnh nhân Covid-19 khác tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2.
Chia sẻ tại buổi lễ, nữ bác sĩ 29 tuổi gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp tại bệnh viện đã nhiệt tình chăm sóc cho chị suốt thời gian qua cũng như đã giúp chị hoàn thành tốt các công việc còn lại trong điều trị bệnh nhân.
Nữ bác sĩ Việt Nam mắc Covid-19 đã khỏi bệnh
Các bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 chiều 14/5 - Ảnh: Nguyễn Liên
Bác sĩ Y. sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tới. Sau đó, chị dự định quay trở lại bệnh viện để chờ sự phân bổ các nhiệm vụ tiếp theo.
Trước đó, bác sĩ N.X.T., đồng nghiệp của chị Y. tại Khoa Cấp cứu đã được công bố khỏi bệnh ngày 7/4. Hai nữ điều dưỡng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cũng khỏi bệnh từ giữa tháng 4, hiện đã kết thúc thời gian cách ly sau khỏi bệnh và được trở về nhà.
Việt Nam hiện đã công bố khỏi bệnh cho 260/288 bệnh nhân Covid-19, đạt tỷ lên 90% trên tổng ca mắc. 28 bệnh nhân còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện có 9 người âm tính 2 lần liên tiếp, 5 ca âm tính lần đầu.
Nguyễn Liên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ phim mà bất cứ ai cũng nên xem một lần


Lâm Nguyễn
Hôm nay, tôi xem lại 12 Angry Men, bộ phim đã 63 năm tuổi, bằng tuổi vị chánh án Nguyễn Hoà Bình trong phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải mới đây. Một bộ phimtừng khiến cho tôi có niềm tin mãnh liệt vào công lý.
Một thằng bé bị buộc tội giết cha, mọi thứ đều mơ hồ, những dấu vết nhạt nhoà, con dao được cho là hung khí thật đáng ngờ không hề có dấu vân tay của thằng bé, lời mô tả của nhân chứng lúc thế này lúc thế kia. Thứ duy nhất kết tội thằng bé là nó xuất thân ổ chuột, hôi hám rác rưởi, giống một kẻ nghiện ngập bê tha thời nay.
Bồi thẩm đoàn gồm 12 người được triệu tập để quyết định, nếu 12 người đồng ý có tội, thằng bé phải ngồi ghế điện, còn nếu cả 12 người cho rằng vô tội, cáo trạng vụ án sẽ được xem xét lại theo hướng vô tội. Suốt phim là hành trình từ 1 phiếu vô tội so với 11 phiếu có tội, rồi bằng sức mạnh lương tâm và kiên định bác ái mà vị bồi thẩm số 8 đã thuyết phục cả 11 phiếu có tội ấy vượt qua định kiến, hời hợt, ích kỷ và cả xuẩn ngốc để vực dậy công lý. Có được 12 phiếu vô tội, bộ phim trải qua 96 phút giận giữ kịch tính trong sự va chạm của những con người đại diện cho nhiều mảnh ghép xã hội. Người xem, cũng vì thế, đi từ uất ức ngao ngán đến mỉm cười mãn nguyện, không phải vì phán quyết vô tội cho thằng bé mà là vô tội cho công lý hiện hữu.
Rốt cuộc không ai biết thằng bé ấy có giết người hay không, người ta sẽ phải điều tra lại, bộ phim không đề cập đến chuyện đó. Nhưng đấy không phải sự lưng chừng, không phải một kết thúc mở. Thằng bé kia, nói cho cùng, chỉ là một cụ thể hoá của công lý. Xung đột của 12 vị bồi thẩm cũng là ẩn dụ cho xung đột nghiễm nhiên trong xã hội, trong cuộc sống để bảo vệ lẽ phải.
Tôi cho đây là bộ phim mà bất cứ ai cũng nên xem một lần.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc có thể sắp tập trận chiếm đảo


Trung Quốc dự kiến tập trận đổ bộ vào tháng 8 ngoài khơi đảo Hải Nam, mô phỏng cuộc tấn công quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát.
Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ, đơn vị phụ trách tác chiến trên Biển Đông, sẽ triển khai lực lượng với quy mô lớn chưa từng có, bao gồm tàu đổ bộ, trực thăng, tàu đổ bộ đệm khí và hải quân đánh bộ cho cuộc tập trận ngoài khơi đảo Hải Nam vào tháng 8, báo Nhật Kyodo News dẫn các nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc hôm nay tiết lộ.
Theo các nguồn tin, mục tiêu giả định của cuộc tập trận là quần đảo Đông Sa, nằm ở phía đông bắc Biển Đông, hiện do lực lượng phòng vệ Đài Loan kiểm soát. Đây được coi là địa điểm có vai trò quan trọng chiến lược với tham vọng mở rộng hoạt động của Bắc Kinh, do quần đảo Đông Sa nằm trên tuyến di chuyển của lực lượng hải quân Trung Quốc đóng tại đảo Hải Nam ra Thái Bình Dương.
Tàu đổ bộ Trung Quốc diễn tập gần Hải Nam hồi năm 2018. Ảnh: 81.cn.
Tàu đổ bộ Trung Quốc diễn tập gần Hải Nam hồi năm 2018. Ảnh: 81.cn.
Quân đội Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này, cũng chưa thông báo về kế hoạch tập trận gần đảo Hải Nam vào tháng 8. Tuy nhiên, tờ Global Times thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng bài viết dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự đại lục, cho rằng quần đảo Đông Sa có vị trí rất quan trọng và quân đội Trung Quốc có thể biến bất cứ cuộc tập trận nào thành hành động tác chiến thực tế "nếu Đài Loan kiên quyết đòi ly khai".
Lực lượng phòng vệ Đài Loan hiện triển khai lực lượng để bảo vệ một sân bay nhỏ trên quần đảo Đông Sa.
Tướng Lin Wen-huang, người đứng đầu văn phòng kế hoạch và tác chiến của cơ quan phòng vệ Đài Loan, cho biết họ đang giám sát mọi động thái của "lực lượng thù địch" và đã chuẩn bị kế hoạch dự phòng, cũng như bảo đảm hoạt động nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ quần đảo này.
Máy bay trinh sát điện tử Mỹ đã xuất hiện tới 13 lần chỉ trong tháng 4 gần quần đảo Đông Sa để thu thập dữ liệu về quân đội Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cũng thúc đẩy quan hệ với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, người mới tái đắc cử và sẽ nhậm chức vào tuần sau.
Trung Quốc ít khi công khai đề cập tới vấn đề quần đảo Đông Sa. Tuy nhiên, nhiều chỉ huy quân đội Trung Quốc đang hối thúc thu hồi Đông Sa hoặc buộc lãnh đạo Thái Anh Văn chuyển giao quần đảo này cho Bắc Kinh.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Washington và Bắc Kinh gần đây tăng cường hoạt động quân sự gần đảo Đài Loan. Mỹ nhiều lần điều tàu chiến đi qua eo biển, trong khi máy bay quân sự Trung Quốc liên tiếp diễn tập và áp sát hòn đảo, buộc lực lượng phòng vệ Đài Loan điều tiêm kích bám theo.
Quần đảo Đông Sa nằm cách Hong Kong 340 km và cách Đài Bắc 850 km, được chính quyền Đài Loan đặt trong phạm vi quản lý hành chính của thành phố Cao Hùng, trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và đặt nó vào tỉnh Quảng Đông.
Vị trí quần đảo Đông Sa. Đồ họa: Google Earth.
Vị trí quần đảo Đông Sa. Đồ họa: Google Earth.
Vũ Anh (Theo Kyodo News)

Phần nhận xét hiển thị trên trang