Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

6 chữ đơn giản nhưng “vạn năng”, giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết!



Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất 1 lần nghe đến những chữ này. Hãy xem đó là những chữ gì.
Trước đây, có một người đàn ông luôn hy vọng mình có thể tìm được một phương pháp vạn năng, gặp việc gì cũng có thể giải quyết được. Thế nhưng tìm mãi không ra, ông ta tìm đến một trí giả xin chỉ bảo.
Vị thính giả nghe xong câu chuyện liền tặng cho ông ta một chiếc túi nhỏ. Mở ra xem, người đàn ông phát hiện trong đó có 3 mảnh giấy, lần lượt từng mảnh có viết: Bình tĩnh, đổi hướng, buông bỏ.
Người đàn ông không hiểu cho lắm nhưng vẫn bỏ những mảnh giấy vào túi và chào từ biệt trí giả.
1. Bình tĩnh
Người đàn ông này làm nghề bán chum vại. Hàng ngày, ông ta dậy tự rất sớm, gánh chum vại, băng qua một quãng đường núi gập ghềnh để đến được khu chợ bên kia núi.
Một hôm, trời còn chưa sáng, người đàn ông gánh chum vại đi, không may bước hẫng nên chiếc vại phía bên trái vừa đổ nghiêng sang một bên, nắp vại đã rơi và lăn xuống dưới theo đường núi.
Ông ta vừa xót ruột vừa vội vã, miệng lẩm bẩm: "Lần này thì tai hại rồi, nắp vại vỡ rồi, chiếc vại này làm sao mà bán được đây, lại còn mất công gánh nó đi cả một đoạn đường dài."
Nói xong, ông ta tức giận nhấc chân lên và đá chiếc vại xuống khỏi quang gánh rồi đi tiếp.
6 chữ đơn giản nhưng vạn năng, giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết! - Ảnh 1.
Đi một lúc nữa thì trời sáng, người đàn ông nhìn thấy chiếc nắp vại lăn xuống dưới lúc trước đang nằm kề đám cỏ bên đường, chẳng sứt mẻ gì, trong lòng không khỏi mừng rỡ.
Nhưng rồi ông ta lại nghĩ, chiếc vại đã bị mình đá đi rồi, giữ lại cái nắp này liệu có tác dụng gì. Nghĩ vậy, ông ta không khỏi than thở: "Tạo hóa trêu ngươi", càng nghĩ lại càng tức tối, ông ta rút đòn gánh ra đập cái nắp vỡ vụn.
Đến khi xuống đến chân núi, người đàn ông lại phát hiện ra chiếc vại nằm gọn trên bãi cỏ, chẳng hề xây xước. Ông ta vui mừng, hối hận lẫn lộn nhưng chiếc nắp vại đã vỡ, mọi việc có tiếc nuối cũng đã muộn.
Lúc đó, ông ta mới nhớ đến hai chữ BÌNH TĨNH trên mảnh giấy đầu tiên vị trí giả đưa cho mình. Ông đập tay vào chân mình, trách bản thân đã quá nóng vội.
2. Đổi hướng
Về sau, trong ngôi làng mà người đàn ông này ở rộ lên trào lưu đi nhặt ngọc trai. Đến cuối cùng, người đổ đến làng ông ta mỗi lúc một đông, ngọc trai vì thế ngày một ít đi.
Khi đó, nhiều người phải đứng trước 2 vấn đề: Ở lại thôn thì cơm ăn không đủ no mà trở về quê nhà thì không cam tâm vượt đường xá xa xôi lại ra về tay trắng.
6 chữ đơn giản nhưng vạn năng, giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết! - Ảnh 3.
Ảnh minh họa.
Tiến thoái lưỡng nan, mọi người đều rơi vào thế bí. Chứng kiến mọi người bế tắc như vậy, người đàn ông nhớ đến mảnh giấy thứ hai mà vị trí giả đưa cho mình: ĐỔI HƯỚNG.
Nghĩ một hồi, người đàn ông quyết định không tiếp tục tìm ngọc trai nữa mà chuyển sang dùng số tiền ít ỏi của mình đi mua lương thực, nước và quần áo về bán, nhờ đó mà kiếm được khá nhiều.
Ông ta lại dùng số tiền đó để sản xuất quần áo có độ bền cao, thỏa mãn được nhu cầu của những người săn tìm ngọc trai, trở thành phú thương giàu có ai ai cũng biết.
3. Buông bỏ
Một hôm, người đàn ông phát hiện vợ mình ngồi trong phòng, nét mặt buồn bã nên tiến lại hỏi xem đã xảy ra chuyện gì. Thì ra, người vợ buổi sáng ra chợ mua rau, chuẩn bị trả tiền thì phát hiện tiền rơi mất từ lúc nào. Trở về nhà, tìm một hồi không thấy đâu nên buồn rầu cả ngày.
6 chữ đơn giản nhưng vạn năng, giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết! - Ảnh 4.
Nghe xong, người đàn ông nhớ đến mảnh giấy thứ ba mà vị trí giả đưa cho mình khi trước: BUÔNG BỎ, liền nói với vợ mình: "Lần trước bà ra đường nhặt được tiền, cũng chỉ vui được một lúc, bây giờ bà mất tiền mà than thở buồn phiền suốt một ngày, cơm không thiết ăn, bà thấy có đáng không? Dù bà có buồn nữa thì tiền cũng không tìm lại được."
Người vợ nghe vậy, cảm thấy có lý nên trong lòng bất giác thoải mái dễ chịu.
Bình tĩnh, có thể giúp con người tránh được những hậu quả đáng tiếc do sự nóng vội gây ra, bình tĩnh ứng xử mọi việc, chúng ta có thể nắm bắt được cơ hội thay đổi sự việc.
Đổi hướng, khi con đường chúng ta đi bị tắc nghẽn, đổi phương hướng khác, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy đất trời bao la.
Buông bỏ, không đạt được những gì mình mong muốn, hãy buông bỏ, bỏ qua mọi việc cũng là bỏ qua cho chính mình.
6 chữ đơn giản này chính là cách thức xử lý chuẩn mực nhất khi chúng ta gặp phải bất cứ vấn đề gì. Hy vọng rằng chúng ta đều có thể lĩnh ngộ và nhận được sự trợ giúp từ đó.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dịch corona: Nhìn lại mối quan hệ của Trung Quốc với Ý, Iran, Hàn Quốc


Đã có một số ý kiến nhận định rằng mối quan hệ chính trị và kinh tế của 3 nước là Ý, Hàn Quốc và Iran với Trung Quốc đã tạo điều kiện cho virus corona chủng mới (Virus Vũ Hán) lây lan, trở thành đại dịch toàn cầu. 
(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)
Nhìn vào diễn biến dịch bệnh trên thế giới, có thể thấy phần lớn các ca nhiễm bệnh sau ngày 25/2 đến từ bên ngoài Trung Quốc, với Ý, Iran, và Hàn Quốc nổi lên là các ổ dịch nghiêm trọng nhất. Tâm chấn của dịch bệnh đã đột ngột chuyển từ Trung Quốc ra thế giới, trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Tờ Epoch Times đã có cuộc thảo luận về tình hình dịch bệnh tại 3 quốc gia nói trên và mối liên hệ của những nước này với Trung Quốc.
Sự phụ thuộc của Ý vào Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ý, người Trung Quốc cũng là cộng đồng nhập cư lớn nhất tại quốc gia Nam Âu này. Các chuyên gia và các chính trị gia tin rằng mối quan hệ chính trị và kinh tế của Ý với Trung Quốc đã góp phần vào cuộc khủng hoảng virus corona trong nước.
Andrea Delmastro Delle Vedove, một chính trị gia người Ý thuộc Đảng Bảo thủ Quốc gia Fratelli d’Italia (Những người anh em của Ý), đã nói với Epoch Times rằng cuộc khủng hoảng hiện thời cho thấy sự phụ thuộc vào Trung Quốc có thể mang đến vấn đề không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, mà còn là an ninh và y tế dự phòng quốc gia.
Ông Delle Vedove có nguyên nhân để lo lắng. Năm 2018, hơn 3 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến Ý, theo Reuters. Ba trường hợp nhiễm virus corona Vũ Hán đầu tiên xuất hiện tại Ý vào cuối tháng 1, hai trong số đó là khách du lịch Trung Quốc, theo The Guardian.
Điều này đã khiến Ý dừng việc nhập cảnh người Trung Quốc. Khi dịch bệnh và quan điểm chống Trung Quốc tăng cao trong cộng đồng, các công ty Trung Quốc bên trong Ý cũng đã tăng cường các hành động nhằm thay đổi nhận định của công chúng.
Công ty điện tử tiêu dùng Trung Quốc Xiaomi đã tặng hàng chục nghìn khẩu trang FFP3 cho Ý vào tuần trước, theo một bài đăng ngày 5/3 trên trang Facebook của công ty. Nhưng Delle Vedove nói rằng hành động này góp phần tăng thêm nỗi sợ hãi.
“Chúng tôi sợ khi họ mang ‘quà’ cho chúng tôi, bởi vì nếu virus corona không xuất hiện, chúng tôi đã không cần khẩu trang của họ. Chúng tôi hẳn là có thể đối phó với dịch bệnh nếu ban đầu Trung Quốc đã nói sự thật về ‘con quỷ’ này,” chính trị gia cho biết.
Cùng quan điểm với Delle Vedove, hai chuyên gia của Carnegie, Paul Haenle và Lucas Tcheyan, đã viết trong một phân tích tháng trước rằng “việc Bắc Kinh tiếp tục không minh bạch đã làm tăng thêm suy đoán về nguồn gốc thực sự của cuộc khủng hoảng và mức độ lây lan của bệnh dịch.”
Trong khi Delle Vedove bày tỏ lo ngại về “con quỷ sinh ra ở Trung Quốc,” Thủ Tướng Ý Sergio Mattarella đã đến thăm một trường học ở Rome với phần lớn là học sinh Trung Quốc vào đầu tháng trước để giảm bớt sự căng thẳng và thể hiện tình bạn bè với Bắc Kinh, theo Reuters.
Sau cử chỉ hữu nghị của Mattarella, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã cám ơn ông trong một bức điện được đọc bởi Đại sứ Trung Quốc tại Rome, Li Junhua, trong một buổi hòa nhạc tại dinh tổng thống vài tuần sau đó, Thông tấn xã Ý ANSA đưa tin.
“Đây là một cử chỉ cụ thể cho thấy tình bạn thật sự được nhìn thấy trong những lúc cần thiết và tôi vô cùng xúc động,” lá thư của ông Tập Cận Bình viết.
Đối với Delle Vedove, đây là nguyên nhân của sự lo lắng. Ông cáo buộc Trung Quốc không phải là một quốc gia an toàn và minh bạch, và nói rằng Trung Quốc không tôn trọng bất kỳ luật lệ nào, chỉ sử dụng chúng cho lợi thế của mình mặc dù là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mối liên hệ của Iran với Trung Quốc
Trong khi virus tiếp tục lây lan từ Ý sang khắp châu Âu, thì tâm dịch tại Trung Đông là Iran. Các chuyên gia nói rằng dịch virus Vũ Hán ở quốc gia này cho thấy các mối quan hệ cấp cao giữa chế độ Trung Quốc và Iran.
Hãng hàng không Mahan của Iran đã tiếp tục bay giữa các thành phố của Iran và Trung Quốc mặc dù lệnh cấm đã được thông báo ngày 31/1, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng bên trong Iran và toàn bộ vùng Trung Đông.
Một bản thông báo ngày 2/2 trên trang web của hãng hàng không cho biết các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc chỉ bị dừng vào cuối tháng 2.
“Khamenei biết, biện pháp phòng vệ sinh học tốt nhất hẳn là nên nói cho người dân Iran sự thật về virus Vũ Hán khi nó lây lan sang Iran từ Trung Quốc. Thay vào đó, ông lại tiếp tục để các chuyến bay của hãng hàng không Mahan đến và về từ tâm dịch tại Trung Quốc và bỏ tù những ai lên tiếng,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter ngày 13/3.
Hãng bay Mahan đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ trừng phạt trong năm 2011 vì mối liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, một chi nhánh của quân đội Iran đã bị chính quyền Trump tuyên bố là một Tổ chức khủng bố nước ngoài vào năm ngoái.
Manjari Singh, chuyên gia về Trung Đông tại Viện Trung Đông ở New Delhi, nói với Epoch Times trong một email rằng trường hợp của Iran thật kỳ lạ, bởi vì nước này bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt, nhưng vẫn bị đại dịch tấn công.
“Như vậy, có nghĩa là nó không quá bị cô lập như người ta tưởng!” bà nói.
Một bản tin của Radio Farda, một đài phát thanh tiếng Ba Tư được hỗ trợ bởi Quốc hội Hoa Kỳ, đã chứng thực điều mà bà Singh nói. Bản tin cho biết bất chấp lệnh cấm, một chuyến bay của Mahan (W578) đã bay từ Bắc Kinh đến Tehran vào ngày 21/2.
“Hơn nữa, ca nhiễm đầu tiên xảy ra tại Qom, một thánh địa tôn giáo, nhưng cũng là thành phố có phần lớn các dự án của Trung Quốc được đặt tại đây. Mối liên hệ với Trung Quốc chính là ở tại đó,” bà Singh cho biết.
Nicole Robinson, một trợ lý về Trung Đông của tổ chức Heritage Foundation đặt tại Washington cũng nói với Epoch Times trong một email rằng hàng trăm sinh viên Trung  Quốc và các giáo sĩ trẻ học trong các hội thảo về Iran tại Qom.
Bà Singh cho biết chính quyền đã che đậy và thiếu minh bạch về nạn dịch viêm phổi Vũ Hán ở Iran kể từ khi nó bắt đầu.
“Có lẽ Iran không muốn việc giao thương của họ với Trung Quốc bị gián đoạn. Đó là lý do tại sao họ đã khiến virus lan rộng mà không tiết lộ nó. Những biện pháp cảnh báo đã không được thực hiện và việc du lịch đến và từ Trung Quốc đã không được giám sát,” bà Singh nói.
Trong khi truyền thông nhà nước Iran, Thông tấn xã Cộng hòa Hồi giáo (IRNA), thông báo 724 người đã chết vì virus corona tính đến ngày 15/3, thì Ban thư ký của Hội đồng Kháng chiến Quốc gia Iran (NCRI), một tổ chức chống lại chế độ, cho biết con số đã vượt quá 4.500 trong một báo cáo ngày 14/3.
Người Hàn Quốc giận giữ vì chính quyền thỏa hiệp với Trung Quốc
Khi cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán gia tăng ở Hàn Quốc, quan điểm chống Trung Quốc ở trong nước cũng tăng lên, người dân đổ lỗi cho chính phủ không áp đặt các hạn chế du lịch đối với Trung Quốc trong những ngày đầu của nạn dịch.
Chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Đông Bắc Á của tổ chức Heritage Foundation, Bruce Klinger, cho biết trong khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in muốn Trung Quốc tạo điều kiện cho cuộc đối thoại với Bắc Triều Tiên trước khi cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào ngày 15/4, nhưng người dân không hài lòng với điều này.
“Virus corona đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Hàn Quốc. Các nhà phê bình cáo buộc ông Moon đã quá thỏa hiệp trước Bắc Kinh khi do dự áp đặt các hạn chế du lịch đối với du khách Trung Quốc trong giai đoạn đầu của nạn dịch,” Klingner nói với Epoch Times trong một email.
Công chúng Hàn Quốc rất tức giận đối với Tổng thống Moon sau khi ông gửi các thiết bị y tế trị giá 5 triệu USD đến Vũ Hán trong những ngày đầu của nạn dịch. Vấn đề đã trở nên tồi tệ tại Hàn Quốc khi virus lây lan nhanh chóng tại nước này, gây ra tình trạng thiếu hụt các vật tư y tế.
Hơn 1,4 triệu người Hàn Quốc đã ký một bản kiến nghị trên trang web của Tổng thống tính đến ngày 11/3, yêu cầu luận tội Tổng thống Moon về cách xử lý virus corona và các chính sách ‘thân Trung Quốc’ của ông.
“Cách Tổng thống Moon phản ứng với dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc cho thấy dường như ông giống Chủ tịch của Trung Quốc hơn Tổng thống của Hàn Quốc,” bản kiến nghị cho biết.
“Tại Hàn Quốc, giá của khẩu trang đã tăng hơn 10 lần và đã hết sạch hàng, người dân rất khó để mua được khẩu trang,” bản kiến nghị nói.
Bản kiến nghị cũng quy trách nhiệm cho chính phủ Hàn Quốc khi không hạn chế người Trung Quốc vào nước họ. Sau khi dịch bệnh bùng phát, 5 triệu người Trung Quốc được cho là đã đến Hàn Quốc trước khi Vũ Hán bị phong tỏa.
Gia Huy (theo Epoch Times)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tấn bi kịch lịch sử của Hồ Quý Ly



Hồ Quý Ly (1336-1407) là nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử. Các sử gia Lê – Nguyễn chê mắng ông thậm tệ, các học giả hiện đại bắt đầu đánh giá lại ông, tuy nhiên việc “bình công luận tội” vẫn gặp nhiều vướng mắc.

Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.
Việc Hồ Quý Ly “cướp ngôi” nhà Trần mà các sử gia Lê – Nguyễn nguyền rủa là “bất trung, bất chính” ngày nay không có vấn đề gì đáng bàn cãi, vì thay một triều đại đã rệu rã bằng một triều đại khác là hợp với quy luật và lẽ phải. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có thể tóm tắt như sau:
Về chính trị, ông xây dựng một nhà nước tập quyền và thực hiện pháp trị. Về tư tưởng văn hóa, ông phê phán hệ tư tưởng Tống Nho hủ lậu, đề cao văn hóa dân tộc, dùng chữ Nôm vào các văn bản hành chính thay cho chữ Hán; đối với tăng nhân, ông bắt những người dưới 50 tuổi phải hoàn tục, những người trên 50 tuổi phải qua sát hạch, nếu đạt yêu cầu mới tiếp tục cho tu hành, không đạt thì bị sa thải.
Về giáo dục, ông bỏ lối học tầm chương trích cú, đưa kiến thức thực hành, toán pháp và chữ Nôm vào chương trình học hành thi cử nhằm đào tạo ra những nhân tài hữu dụng. Về kinh tế, ông tước bỏ bớt đặc quyền đặc lợi của giới qúy tộc bằng chính sách hạn điền, hạn nô; thống nhất hệ thống đo lường trong cả nước; vừa chia lại ruộng đất vừa tiến hành khai khẩn đất hoang, mở rộng giao thông, phát triển các công trình thủy lợi, thực hiện công bằng về thuế khóa; đặc biệt, ông là ông vua đầu tiên cho phát hành tiền giấy để thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
Về quốc phòng, ông xây dựng các tuyến phòng thủ kiên cố, xây dựng quân đội chính quy thường trực tinh nhuệ, với trang bị vũ khí hiện đại; có thể nói vũ khí của quân đội nhà Hồ là vũ khí hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ.
Cuộc cải cách sâu rộng của Hồ Quý Ly không thành công vì diễn ra quá ngắn trước cuộc xâm lược quy mô lớn của nhà Minh. Dù quyết tâm chống xâm lược và tổ chức cuộc chiến tranh vệ quốc một cách bài bản, nhưng nhà Hồ không đủ sức đương đầu với kẻ thù hùng mạnh. Nước mất, cả nhà Hồ Quý Ly bị bắt đi tha hương. Đổ hết tội làm mất nước cho cha con Hồ Quý Ly là không công bằng. Trách nhiệm còn của cả dân tộc này nữa.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất nước được các sử gia, kể cả các sử gia hiện đại, đề cập là nhà Hồ không được lòng dân. Hồ Nguyên Trừng đã từng nói với Hồ Quý Ly: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Lòng dân ở đây là gì? Thời nào cũng vậy, nước nào cũng vậy, dân chúng không tự mình theo hay không theo ai. Phải có “truyền thông”.
Ngày xưa không có các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở thì chỉ người có học mới đọc được, người có học là các nhà nho. Người dân biết được chuyện quốc sự ít hay nhiều và biết theo hướng nào đều thông qua các nhà nho này, chính họ là những người “định hướng dư luận”, “dẫn dắt tư tưởng” dân chúng. Mà hệ tư tưởng Tống Nho bảo thủ cuối thời Trần đã bén rễ bền gốc trong xã hội thông qua các nhà nho này, họ lạc hậu rất xa so với tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly.
Theo ĐVSKTT, năm 1392 “Quý Ly soạn sách Minh Đạo gồm 14 thiên”, trong đó coi Chu Công là “tiên thánh”, hạ Khổng Tử xuống “tiên sư”, cho sách Luận Ngữ “có bốn chỗ đáng ngờ”, coi Hàn Dũ (một danh Nho thời Đường) là “đạo Nho” (ý nói cóp nhặt, trộm cắp tư tưởng của người khác), coi các bậc đại nho thời Tống như Chu Mậu Thúc, Trình Di, Dương Thi, La Trọng Tố, Lý Diên Bình, Chu Tử “tuy học rộng nhưng ít tài, không sát sự việc, chỉ thạo cóp nhặt văn chương người xưa”.
Cũng theo ĐVSKTT, năm 1395, Hồ Quý Ly lại chép thiên “Vô Dật” của Chu Công, dịch ra quốc ngữ để dạy vua chứ không dùng sách của Tống Nho, năm sau lại soạn “Quốc ngữ thi nghĩa” kèm một bài tựa theo ý mình, bỏ đi phần bình của Chu Tử. Việc hạ bệ Khổng Tử, mạt sát Tống Nho là những việc tày đình khiến cho các sử gia từ Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ cho đến Trần Trọng Kim sau này “nhảy dựng” lên.
Ngô Sĩ Liên viết: “Đạo của tiên thánh nếu không có Khổng Tử thì không ai phát huy được; hậu thánh sinh ra nếu không có Khổng Tử thì không còn ai làm khuôn phép nữa. Từ khi có sinh dân đến nay, chưa có ai nổi tiếng hơn Khổng Tử, thế mà Quý Ly lại dám khinh suất bàn về ngài thì thực là không biết lượng sức mình”. Vị sử thần này viết tiếp: “Chu Tử sinh vào cuối đời Tống, kế tiếp công việc chú giải lục kinh của các nhà nho Hán, Đường, ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh nhân ở các bộ kinh để lại, rõ được đạo thánh nhân ở những lời huấn giải, vắt óc nghiền ngẫm, lý và tâm dung họp.
Ông giải thích thì tường tận, chỉ dẫn thì xa rộng, thực là tập đại thành của các tiên nho và cũng là khuôn mẫu cho những kẻ hậu học. Huống chi lại có Trình Tử xướng ơ trước, và Chu Tử bổ sung chỗ chưa hoàn hảo ở sau, thì nghĩa đã tinh lắm rồi. Người sau mà có trước tác, thì cũng chỉ là mở mang cho rộng thêm, tô chuốc cho bóng thêm, có thế mà thôi, sao lại được chê bai bàn cãi”. Còn Ngô Thì Sĩ thì cho rằng việc Hồ Quý Ly giáng Khổng Tử xuống làm tiên sư là “người mù chê mặt trời, mặt trăng không sáng”.
Theo Ngô Tất Tố thì những điều Hồ Quý Ly nói trong sách Minh Đạo “chẳng những ở ta từ trước đến hồi gần đây chưa ai nghĩ tới, mà đến ở Tàu, trừ bọn Thanh nho sinh sau Quý Ly ba bốn thế kỷ, cũng chưa có ai dám nói”. Tiếc rằng các bộ sách của Hồ Quý Ly đã thất truyền, nên ngày nay chúng ta không biết gì hơn một số dẫn chứng sơ sài kèm theo những lời mắng mỏ của các sử gia.
Những tư tưởng cải cách của Hồ Qúy Ly không những chưa đủ thời gian mang lại kết quả để làm thay đổi não trạng của đám nho sĩ mà còn gây sốc cho họ. Và như đã nói, sự phản ứng của đám nho sĩ kéo theo sự phản ứng của dân chúng, đó là một trong những nguyên nhân cản trở Hồ Qúy Ly tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm như nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần đã làm thành công trước đó. Tư duy, tầm vóc của Hồ Qúy Ly vượt xa tư duy, tầm vóc của dân tộc. Dân tộc không theo kịp ông nên quay lưng lại với ông.
Thực ra Hồ Qúy Ly không phải là không hiểu “lòng dân”, thực chất là não trạng “ngu trung” của đám hủ nho, nên ông cũng đã có một vài động tác đối phó, như việc không nhường ngôi cho người con trưởng có trí tuệ kiệt xuất là Hồ Nguyên Trừng mà nhường ngôi cho con thứ Hồ Hán Thương, là cháu ngoại của vua Trần Minh Tông, nhưng những động tác kiểu này không mấy thuyết phục. Con qủy sứ Minh Thành Tổ đã khôn khéo lợi dụng đúng thời cơ, giương ngọn cờ “phản Hồ phục Trần” thôn tính gọn nước ta.
 MỘT THẾ GIỚI
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà thơ Hữu Loan và di sản để lại cho con


Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, "cây gỗ vuông chành chạnh của" đất Nga Sơn đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cả một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, về một lão thi nhân luôn "bận làm người".
Dưới đây là câu chuyện về tác giả Màu tím hoa sim từ những ký ức sống động của anh Nguyễn Hữu Đán - con trai nhà thơ.
Nhà thơ Hữu Loan.
Anh Đán chia sẻ, trong 6 anh em trai anh, không ai có được dung mạo đẹp như bố. Bởi vẻ đẹp của ông toát lên từ tính cách, tâm hồn phóng khoáng, thẳng thắn, cao thượng. Ảnh:st.
Sinh năm 1969, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đán là con trai thứ tám trong số 10 người con của thi nhân. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng trong trí nhớ của anh, tuổi thơ khốn khó và hình ảnh người cha lầm lụi kiếm gạo nuôi con vẫn là những ám ảnh khôn nguôi.
Anh Đán kể: “Thời đó, nhà nào cũng khổ, nhưng bố mẹ tôi rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo hơn, vì gia đình sống ngoài hợp tác, hầu không có tem phiếu, gạo thịt”. 10 đứa con của vợ chồng thi nhân lần hồi lớn lên bằng những chuyến xe kĩu kịt đá của bố và những mớ bánh chui nhủi của mẹ - bà Phạm Thị Nhu. Chính sách hồi đó cấm nghiêm ngặt việc chế biến, buôn bán, giết mổ. Để có mỡ làm bánh, gia đình nhà thơ từng phải nuôi chui một con lợn trong chuồng kín. Lúc giết thịt, để ngăn tiếng kêu của con vật, ông phải trộn tro và ớt đổ cho lợn bị sặc, rồi cho vào bao tải, ngâm xuống ao cho đến lúc chết hẳn rồi mới giết. Làm ra mớ bánh, gánh bún là bao nhiêu nhọc nhằn, lam lũ của hai vợ chồng nhưng không phải lúc nào gánh quà của bà Nhu cũng đông buổi chợ.
“Những hôm phòng thuế bắt chợ, cũng như người ta, gánh bún của mẹ tôi bị hắt xuống hào. Thương con, xót của, mẹ tôi lội xuống, bốc về. Bố tôi đãi nước cho hết cát để cả nhà ăn trừ bữa. Nhà đông miệng ăn, gạo thường phải trộn thêm rau, nấu thành cháo, ưu tiên chia phần theo thứ tự từ đứa bé đến đứa lớn. Nhà tôi giờ vẫn còn giai thoại về những người anh húp cháo nóng rất nhanh”, kể đến đây, anh Đán miệng cười, nhưng mũi ửng đỏ, đôi mắt, sau cặp kính trắng, dường như không dám chớp mi. Người đối diện, chỉ còn cách cũng vờ nhìn quanh quất, để giúp anh ngăn dòng nước mắt, bước qua một trong muôn vàn đoạn ký ức khó nhọc chưa chịu phai mờ.
10 đứa con đã lần lượt lớn lên, tưởng như trời sinh voi, hẳn phải sinh cỏ. Nhưng theo anh Đán, anh chị em anh đã thành người bởi họ có một người cha kiên cường và một người mẹ biết chắt chiu, tần tảo. Thi sĩ Nga Sơn, ban ngày mòn vai, chai chân thồ đá, ban đêm còn vác te vó, xiếc tép nuôi con. Đất nhiều, vườn rộng, ông chịu khó trồng rau, trồng sắn, để tháng ba ngày tám, phòng lúc đói có sẵn cái để đào lên cho các con ăn.
Vợ chồng nhà thơ Hữu Loan.
Vợ chồng nhà thơ Hữu Loan. Ảnh: st.
Ngoài sự thiếu thốn, cực nhọc về vật chất, nhà thơ Hữu Loan, theo con trai ông, còn phải chịu đựng nỗi khổ về tinh thần, trước sự nhiếc móc của họ hàng vì cách sống thẳng thắn và khẳng khái của ông. Tuy vậy, anh Đán khẳng định, 10 anh em anh chưa từng trách móc, hờn giận bố về lựa chọn của ông. Ngược lại, họ tự hào vì trong mỗi đứa con, dù ít dù nhiều đều thừa hưởng sự tài hoa và tính cách trung thực, thẳng thắn để trưởng thành.
Nghèo khổ, vất vả nhưng con cái của nhà thơ Hữu Loan đều có tư chất và năng lực. Sự đỗ đạt của những đứa con là niềm hạnh phúc của mọi bậc cha mẹ, nhưng với riêng nhà thơ Hữu Loan, mỗi lần con đỗ đạt là một lần ông nhọc lòng, day dứt. Khi con trai cả của nhà thơ - anh Nguyễn Hữu Cương - đủ điểm đi học ở Liên Xô nhưng không nhận được giấy báo, nhà thơ đành bất lực để con bỏ dở đường học hành, đi làm thợ. Đứa con gái thứ hai đỗ Sư phạm, cũng không nhận được giấy báo. Lần này, thương con, ông quyết tìm ra ngọn ngành. Nhà thơ lên Ty giáo dục huyện, huyện bảo xuống xã. Về xã, xã bảo lên huyện. Năm lần bảy lượt như thế. Cuối cùng ông xông thẳng vào Ty giáo dục huyện tìm bằng được giấy báo cho con. Nay con gái thứ hai của nhà thơ là giáo viên dạy học ở quê.
Trong số 10 người con của Hữu Loan, anh Nguyễn Hữu Đán là người thành đạt nhất. Tốt nghiệp PTTH, anh ở nhà mở xưởng cơ khí đỡ đần bố mẹ và các anh em. Sau 5 năm làm thợ, anh ôn thi và đỗ vào trường kiến trúc. Bây giờ, anh đã có cả một cơ ngơi và là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt.
Khi đã có điều kiện, anh muốn làm mua sắm mọi thứ, để bù đắp cho cả cuộc đời thiếu thốn của bố mẹ. Nhưng những con người đã quen dành dụm, chắt chiu, đã quen khổ cực dường như vẫn không muốn thay đổi nếp sống của mình. “Bố tôi vẫn vậy, ăn uống rất thanh cảnh. Ông hầu như không ăn thịt, chỉ ăn ít cá và rất thích rau, dưa, hay chuối xanh chấm mắm tôm. Mẹ tôi đến giờ vẫn cặm cụi giữ từng chiếc đũa sờn, vá từng chiếc thúng rách”, anh Đán kể.
Anh Nguyễn Hữu Đán trong một chuyến công tác ở Campuchia. Ảnh nhân vật cung cấp.
Anh Nguyễn Hữu Đán trong một chuyến công tác ở Campuchia. Ảnh nhân vật cung cấp.
Theo đuổi công tác bảo tồn di sản, anh Đán ý thức rất rõ, nhiệm vụ lớn nhất của anh là bảo tồn di sản của bố mình. Hiện tại, anh đã sưu tầm được một số bản thảo, gồm câu đối, thơ, trường ca và thơ dịch. Anh dự định xuất bản một tuyển tập, viết hồi ký về bố và xây một nhà lưu niệm nhỏ về nhà thơ tại chính nơi ông đã gắn bó gần như cả cuộc đời mình.
Trở lại với cái chết của nhà thơ, anh Nguyễn Hữu Đán cho biết, thi nhân ra đi rất thanh thản. Trước đó vài hôm, ông còn âu yếm đùa vui với người vợ hồn hậu. "Vài ngày trước khi mất, bố gọi mẹ vào ngồi cạnh giường. Mẹ tôi lóng ngóng ngồi cả vào chân bố bị khuất dưới lớp chăn. Ông trìu mến càu nhàu: 'Sao đã sống với tôi cả 50 - 60 năm mà bà còn đè cả vào chân tôi thế này". Khi mẹ tôi hỏi: 'Ông có thương tôi không?', bố tôi trả lời: 'Tôi không thương bà thì thương ai'", anh Đán kể.
Nhà thơ Hữu Loan gọi mình là “cây gỗ vuông chành chạnh”. Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi Hữu Loan là “Ông Từ Thức Nga Sơn”. Còn với các con của nhà thơ, ông trước hết và trên tất cả, là người chồng, người cha, đã để lại cho vợ cùng 10 người con, 37 đứa cháu không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống.
Lưu Hà


Trung Quốc Làm Hoạt Hình Gọi Việt Nam Là Khỉ (bật CC xem phụ đề tiếng Việt)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUNG QUỐC GIÁO DỤC TRẺ EM NƯỚC HỌ VỀ MỐI QUAN HỆ TRUNG - VIỆT NHƯ THẾ NÀY ĐÂY !



Một người bạn đáng kính vừa chia sẻ với tôi bộ phim hoạt hình do Trung Quốc sản xuất. Phim có phụ đề tiếng Việt rất đáng để người Việt Nam chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và sự khả tín của người bạn Bốn Tốt này. Vì lẽ đó, tôi gỡ phụ đề tiếng Việt trong phim thành văn bản để hầu quý vị và xin quý vị một lời bình.
[ Tông cho tới khi nào Việt Nam không còn chiếc tàu nào.
Thật là không tưởng tượng nổi!!!
Lịch sử diễn tiến của Khỉ mắt mờ Việt Nam (phần đầu)
13 tháng 5 năm 2014
Ở Hầu Sơn (núi khỉ) diễn ra một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc quy mô lớn. Trung Quốc thăm dò dầu khí trong lãnh hải của mình ở biển Nam. Bọn dân núi Khỉ bèn tiến hành biểu tình không nghi hành động này của Trung Quốc, sau đó diễn biến thành biểu tình bạo lực làm nhiều người Hoa chết và bị thương. Thái độ của chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ chê trách thái độ này của phía Khỉ và tối 17 đã đón hơn 3000 Hoa kiều trở về.
Bẩm đại vương, mọi người chung quanh đều bắt đầu chỉ trích chúng ta rồi. Trước tiên, do ổn định hầu tử hầu tôn, để ta đi xin lỗi. Kiên quyết xử bọn khỉ con bạo loạn. Tổn thất của các xí nghiệp quy ra chuối bồi thường.
Trung - Việt nguồn xấu xa xôi là vầy.
Trước thời Thanh luôn khuất phục Trung Quốc. Cuối đời Thanh thì là thuộc địa của Pháp. Lúc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 thì đang ở thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Pháp chống Mỹ. Đáp lại sự van xin khẩn khoản của Việt Nam. Trung Quốc xuất viện trợ hơn 32 vạn kỹ sư, phòng không, hậu cần, hơn 2 vạn chuyên gia cố vấn và 20 tỷ trái chuối giúp tụi nó.
Chúng ta thắng lợi rồi. Nhưng sau chiến tranh Việt Nam chưa thống nhất thực sự mà bị chia ra Miền Bắc Miền Nam. Miền Nam thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa. Miền Bắc do Hồ Chí Minh thống trị là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hai nước này vốn không ưa nhau, rồi sau đó xảy ra chuyện gì biết không hả.
Tập sau sẽ rõ !
Lịch sử diễn biến của tụi Khỉ mắt trắng Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1955. Miền Nam dưới sự thao túng của Mỹ đã phát động tấn công Miền Bắc, đánh cả các nước xung quanh, đánh luôn Trung Quốc. " Miền Bắc chúng tôi lại phải nhờ các anh giúp đỡ nữa rồi". Trung Quốc lần nữa phải chìa tay ra ra viện trợ. Viện trợ chính phủ Việt Nam 80 tỷ NDT, pháp hơn 17 vạn bộ đội giúp đỡ tụi nó. Cuối cùng Bắc Việt chiến thắng thế lực hung ác của Nam Việt và có được sự thống nhất đúng nghĩa. " Tôi thay mặt toàn thể hầu tử hầu tôn Hầu Sơn đa tạ các ông". Ân tình của các ông chúng tôi không bao giờ quên. Nhưng đến năm 1978 sự tình lại đổi ngược 180 độ. Việt Nam yêu cầu chủ quyền các khu Sơn Đầu - Hải Tiên ở Biên giới Việt - Trung .
Tuyên bố các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) vào bản đồ của nước chúng nó và trục xuất hơn 1,5 triệu người Hoa. Vậy mà nước đó tụi nó bày tỏ là " Chúng tôi chỉ cần chuối không cần đảo". Đúng là là " Khỉ " mắt mờ mà. Vốn trước giờ vì cả nể " Dĩ hòa vi quý " nhưng giờ thì Trung Quốc buộc phải phản đòn tự vệ đối với bọn khỉ này. Đến tận hôm nay Việt Nam cũng chưa có dám làm gì to tát nhưng tiếp tục quấy rối lặt vặt xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc là tông mãi cho tới khi tụi nó không còn chiếc tàu nào. ]

( Có lẽ nhà lãnh đạo nước ta tuổi THÂN nên chúng ám dụ thế này chăng? )
YOUTUBE.COM
Xin hãy bật CC xem subtitle Tiếng Việt. Xuyên tạc lịch sử, sỉ nhục Việt Nam.Trung Quốc Làm Hoạt Hình Gọi Việt Nam Là Khỉ. Vừa ăn cướp vừa la làng. Nói giọng ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

BÁO CHÍ HÃY DỪNG NGAY VIỆC ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM!

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
“Trong những ngày qua ,1 số tờ báo tại VN đưa tin : VIỆT KIỀU CÁC NƯỚC ĐANG ĐỔ VỀ VN TRỐN DỊCH. Thông tin này đã gây ngộ nhận thậm chí " bức xúc" của những "công dân yêu nước" Họ cho rằng ,thấy VN miễn phí phòng và trị dịch nên những người nầy đổ về. Họ ko chấp nhận Chính phủ lấy tiền thuế của họ để chống dịch miễn phí cho "Việt kiều".
Tôi nhận ra đã có sự đánh tráo khái niệm 'Việt kiều '.
Trước hết cần nói rõ, những người VN đang nhập cảnh mỗi ngày tại Nội bài hay TSN trong những ngày qua KHÔNG PHẢI LÀ VIỆT KIỀU > Họ là những người Việt Nam chính hiệu.Tất cả đều mang quốc tịch VIệt nam . Là những người đi du học, xuất khẩu lao động ,lấy chồng HQ<ĐL, hoặc đi du lịch, công tác ......quay trở về nhà tại VN để tránh dịch tại các nước họ đến trước đó .
Còn VIệt kiều phải hiểu là những người VIệt nam đã định cư ổn định tại các nước Âu Mỹ Úc CND......tất cả đều.mang quốc tịch nước mà họ đang sinh sống và gần như ko còn ai giữ quốc tịch VN. Những VK này, cho dù quốc gia họ định cư đang có dịch tàu nhưng chính phủ nơi họ đã có những chính sách chăm lo hỗ trợ công dân rất tốt . (Không khó để kiểm chứng điều này) .Tôi nghĩ, Chỉ có điên họ mới chạy về VN trốn dịch như 1 số tờ báo cố tình viết để làm dân trong nước ngộ nhận
Đây là một hành vi đánh tráo khái niệm của một số nhà báo có dụng ý rất rõ.( nâng bi CP chơi đẹp , gây chia rẻ giữa người Việt trong và ngoài nước )
Nếu ko phải vậy thì chính trong hàng ngũ nhà báo hiện nay có những nhà báo rất ngu dốt , ko phân biệt đâu là người VN chính hiệu , đâu là công dân nước A<B<C gốc Việt ( VIệt kiều) ( từ Fb anh Hai Tran) “
P/S: Cũng từ việc đánh tráo khái niệm và giật tít tào lao như vậy làm nhiều người hiểu lầm và thậm chí đội quân K47 chửi bới trách móc họ cứ như là Việt kiều mang gánh nặng về nước tránh dịch và phải ca tụng công ơn CP vậy! Thực tế đâu có thấy Việt kiều về tránh dịch đâu mà toàn người VN đi du học và dân đi xuất khẩu lao động, họ là công dân Việt Nam nên Chính phủ phải có trách nhiệm với công dân mình là đương nhiên chứ kêu gì!
Theo FB của Le Thuy

Phần nhận xét hiển thị trên trang