Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Mọi người hãy đọc và suy nghĩ về bài viết này?

ĐÔI ĐIỀU VỚI NƯỚC MỸ
(Bài viết của tác giả
Thân Trung Nghĩa)
Nhân dịp ông đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, có bài chỉ trích Việt Nam kém nhân quyền và yêu cầu Việt Nam chấm dứt trấn áp người dân, thả cái gọi là "tù nhân lương tâm" hoặc cái gọi là "các nhà đối lập ôn hoà"...
Tôi xin có đôi lời gửi đến nước Mỹ của ông như sau:
TRƯỚC HẾT, TÔI XIN LỖI NGƯỜI DÂN MỸ. Những người đang ăn thức ăn nhanh, uống kháng sinh, thuốc trầm cảm và Viagra mỗi ngày; những người đang cày như cái máy để trả nợ tín dụng mọi thứ họ có; những người đang dành cả đời để học-làm-nợ-chết; .. những con người chưa bao giờ hạnh phúc và hết nợ, chưa bao giờ thực sự sỡ hữu cuộc sống, tài sản của mình...
Điều tôi muốn nói là nói đến Chính Phủ Mỹ, đến Lầu Năm Góc, đến những gã Tài Phiệt... Những kẻ bất nhân nhất thế giới...
1. Một đất nước mà một năm, cảnh sát bắn chết hơn 1000 người khi họ chưa có tội, tra tấn, cầm tù và không bao giờ đưa ra xét xử hàng ngàn người tại Wantanamo, trung bình mỗi năm trấn áp bằng bạo lực hàng chục cuộc biểu tình, luôn có đổ máu và luôn có bắt bớ; một đất nước mà người da đen luôn thua thiệt, kết án tù và tử hình oan bình quân 30 vụ hàng năm... Thì không đủ tư cách để nói chuyện NHÂN QUYỀN.
2. Một đất nước có hơn 1 triệu người vô gia cư, hàng năm có hơn 2000 người chết vì đói, tỉ lệ tội phạm trong top cao nhất thế giới, hàng năm có hơn 1000 vụ thảm sát, 30000 người chết vì tai nạn giao thông, tất cả mọi băng nhóm xã hội đen lớn nhất đều có mặt.... Thì không có tư cách để nói đến AN NINH, TRẬT TỰ.
3. Một đất nước mà hợp pháp hoá cả tham nhũng, thực hiện tranh cử bằng tiền, vận động hành lang, trả tiền mua phiếu công khai, tỉ lệ người dân đi bầu không quá 70%, 1% dân số mù chữ, toàn bộ thành viên Thượng Viện và Hạ Viện không hề có một người dân thường... Thì không có tư cách để nói về DÂN CHỦ.
4. Một đất nước gây chiến tranh nhiều nhất thế giới, giết chết hơn hơn 500 triệu người cả dân thường và binh lính tính từ năm 1945 đến nay, "tru di" toàn bộ những người lãnh đạo của nước khác ( Irắc, apghanistan, Libya...) khi lật đổ họ. Chuyên biến những đất nước thanh bình thành vũng bùn không bao giờ gượng dậy được. Cướp bóc tài nguyên , cưỡng ép vay nợ, hành xử vượt ngoài Luật quốc tế,... Thì không đủ tư cách nói đến CÔNG BẰNG...
5. Một đất nước chuyên giết chóc, chuyên ám sát, chuyên lật đổ, chuyên can thiệp vào mọi việc của nước khác... Trong khi vẫn để cho người dân của mình thất nghiệp, vô gia cư, chết đói, mâu thuẫn sắc tộc... Lũng đoạn hoàn toàn bởi lợi ích, bởi các tài phiệt, các gia tộc... Xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích bá chủ... Thì không đủ tư cách để nói đến BÁC ÁI...
6. Một đất nước sẵn sàng đưa nước khác từ thanh bình trở về thời kí đồ đá, sẵn sàng tạo ra chủ nghĩa khủng bố để gây rối loạn khắp thế giới, sẵn sàng lừa dối chính nhân dân mình về mọi chuyện ( từ cái cớ xâm lược Irắc cho đến việc in tiền... Mà được hợp pháp bằng luật rằng hồ sơ mật sẽ giải mật sau vài chục năm, khi sự đã rồi)... Không kí hiệp ước giảm khí thải trong khi mình là nước phát thải số má, sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân thả xuống dân thường.... Thì không đủ tư cách để nói đến VĂN MINH...
7. Một đất nước mà mọi bản sắc văn hoá đều bị đồng hoá bởi nợ nần, con cái không cần trách nhiệm với cha mẹ và ngược lại, tính chất họ hàng không còn, lòng trắc ẩn chỉ diễn ra trong thiên tai, sòng phẳng đến mức sát phạt, ... Thì không đủ tư cách nói VĂN HOÁ...
8. Một đất nước mà mọi người dân đều bị kiểm soát điện thoại, thư điện tử, tài sản, bí mật đời tư,... Nói chung là mọi thứ, với những từ hoa mỹ là luật, là chống khủng bố...Thì không đủ tư cách nói đến TỰ DO...
9. VÀ VÔ VÀN NGỊCH LÍ KHÁC NỮA...
Đất nước của các bạn không phải là một đất nước, không có văn hoá, không có độc lập, không có tự do, không có chủ quyền, không có biên giới,... Các bạn là tập hợp của 1% những tên giàu có mất nhân tính cộng với 99% những con robot bằng xương bằng thịt, ăn công nghiệp, ngủ công nghiệp, đi công nghiệp, ở công nghiệp, giải trí công nghiệp, làm công nghiệp... và chết cũng công nghiệp...
10. TÔI VẪN NGƯỠNG MỘ NƯỚC MỸ. Các bạn, cũng như các đế chế khác trước đây, đã tạo ra nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật to lớn, những công trình vĩ đại...
Tuy thế, các bạn vĩ đại nhưng không được DÃ TÂM...
NƯỚC VIỆT NAM CỦA TÔI, có thể chưa giàu mạnh, chưa dân chủ, chưa văn minh... Nhưng chúng tôi không cần cái NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ của Mỹ. Nước Mỹ hãy giải quyết vấn đề của mình trước , nước Mỹ không đủ tư cách dạy chúng tôi bất cứ điều gì...
Tôi có thể bị ném đá, nhưng những ai là người Việt Nam như tôi, mà cảm thấy cần được như Mỹ, hãy qua Mỹ mà sống.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều khoản “chí mạng” có thể khiến thỏa thuận Mỹ-Trung Giai đoạn 1 tan tành trong tích tắc


Điều khoản "chí mạng" có thể khiến thỏa thuận Mỹ-Trung Giai đoạn 1 tan tành trong tích tắc
Cơ chế thực thi thỏa thuận vô cùng đơn giản của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc Giai đoạn 1, ký kết ngày 15/1, khiến nó có rủi ro đổ vỡ bất kỳ lúc nào.
Cơ chế thực thi thỏa thuận quá đơn giản
Mỹ đang tích cực nêu cao cơ chế dàn xếp bất đồng và thực thi của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Giai đoạn 1, trong khi có nhiều khác biệt lớn được hé lộ trong bản thỏa thuận 86 trang so với những cam kết từ Bắc Kinh trước đó về những thay đổi trong thực thi thương mại.
Tuy nhiên, theo Reuters, bất kỳ bất đồng nào dẫn đến việc Mỹ áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến sự đổ vỡ hoàn toàn của thỏa thuận, căn cứ theo văn bản thỏa thuận được Nhà Trắng công bố ngày 16/1.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định cơ chế thực thi mạnh mẽ "có răng thật" sẽ buộc Trung Quốc tuân thủ những cam kết với thỏa thuận Giai đoạn 1 - bao gồm bảo vệ sở hữu trí tuệ của Mỹ, kiểm soát tình trạng cưỡng ép chuyển giao công nghệ Mỹ cho doanh nghiệp Trung Quốc, và tăng cường thu mua sản phẩm/dịch vụ Mỹ với giá trị 200 tỉ USD trong vòng hai năm.
"Hàm răng" của cơ chế này tương tự với công cụ mà chính quyền tổng thống Donald Trump áp dụng: Áp đặt thuế quan tương ứng với thiệt hại gây ra bởi bất kỳ hành vi không tuân thủ thỏa thuận nào.
Nhưng theo văn bản thỏa thuận, nếu bên vi phạm không đồng tình với cách thức xử lý như trên thì giải pháp duy nhất là từ bỏ thỏa thuận. Thỏa thuận Giai đoạn 1 không hề có quy định về kháng nghị hay đánh thuế trả đũa.
"Nếu Bên bị khiếu nại nhận định hành động của Bên khiếu nại được đưa ra một cách ác ý, biện pháp khắc phục là rút khỏi Thỏa thuận bằng cách gửi thông báo bằng văn bản tới Bên khiếu nại," Thỏa thuận có đoạn.
Một quan chức chính quyền Trump cho biết khái niệm "ác ý" và "thiện chí" không được xác định trong thỏa thuận, nhưng những hành động sẽ căn cứ trên tình hình thực tế cùng tác động về kinh tế.
Theo một kịch bản như vậy, hành động thực thi khiếu nại có thể khiến thỏa thuận sụp đổ - các chuyên gia về thương mại với Trung Quốc nói. Một số thỏa thuận thương mại khác của Mỹ, như thỏa thuận ba bên Mỹ-Mexico-Canada đã thuê các kênh trọng tài thứ ba để dàn xếp bất đồng.
"Cơ chế thực thi thỏa thuận Giai đoạn 1 là hết sức đơn giản. Nó cơ bản là 0 và 1, bật hoặc tắt," Scott Kennedy, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ, nhận xét.
"Một bên có thể gặp rủi ro hủy hoại toàn bộ chỉ vì một bất đồng trong chấp hành [thỏa thuận]," ông nói thêm.
Cơ chế tham vấn 90 ngày
Các quan chức chính quyền Trump khẳng định đã thiết lập một quy trình đủ mạnh để xử lý mâu thuẫn, trong đó mỗi nước sẽ mở một văn phòng thi hành thỏa thuận để theo dõi, phân loại và đánh giá các khiếu nại xoay quanh việc tuân thủ thỏa thuận.
Những bất đồng sẽ được trao đổi thông qua một chuỗi các cuộc tham vấn với cấp độ quan chức tham gia cao dần trong vòng 90 ngày, trước khi hình phạt được áp đặt.
Mỹ và Trung Quốc cũng nhất trí khôi phục tham vấn thương mại định kỳ, với các cuộc gặp công tác hàng tháng, các cuộc họp cấp thứ trưởng mỗi quý và họp cấp bộ trưởng thường niên - tương tự với các cuộc đối thoại kinh tế song phương trong quá khứ.
"Cuối cùng tổng thống [Trump] sẽ là người ra quyết định" rằng vấn đề bất đồng có lớn đến mức cần đánh thuế trừng phạt hay không - Derek Scissors, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói.
"Nếu [Trung Quốc] đang mua vào [hàng hóa Mỹ], tổng thống chắc hẳn sẽ rất vui."
Ông Lighthizer thừa nhận ngày 14/1 rằng các kế hoạch dàn xếp bất đồng của thỏa thuận Giai đoạn 1 chưa được kiểm nghiệm, nhưng ông cho rằng thỏa thuận "sẽ có hiệu quả nếu Trung Quốc muốn nó hiệu quả".
"Tôi có nghĩ rằng liệu chúng ta có bị thử thách và gặp phải các vụ việc [bất đồng] hay không à? Có, chắc chắn là thế," Đại diện thương mại Mỹ nói. "Rồi chúng ta sẽ thấy. Nếu quy trình dàn xếp bất đồng có hiệu quả thì chúng ta sẽ ổn, còn nếu không thì sẽ không ổn."
Ông Lighthizer nhấn mạnh Mỹ sẽ vận dụng quy trình thực thi thỏa thuận "đến từng chữ cái".
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Giai đoạn 1, do tổng thống Trump và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký kết ngày 15/1, đã hủy bỏ thuế quan mà Mỹ dự kiến áp đặt đối với mặt hàng điện thoại di động, đồ chơi và máy tính do Trung Quốc chế tạo, cũng như giảm thuế suất xuống còn 7.5% đối với 120 tỉ USD hàng Trung Quốc - gồm tivi màn hình phẳng, tai nghe Bluetooth và giày dép.
Dù vậy, 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc - gồm các sản phẩm công nghiệp và linh kiện mà doanh nghiệp Mỹ sử dụng - vẫn bị Mỹ đánh thuế 25%.
Theo Hiền Nguyễn / Trí thức trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

" Không thể xây dựng được bất kể cái gì tử tế trên cái nền đồi bại của văn hóa."

Congtrung Nguyen

 Người ta ăn học để làm người lương thiện, chân chính phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cống hiến tài năng.. còn chế độ ta sao mà đào tạo ra quá nhiều những sản phẩm chẳng những bị lỗi,vô tích sự, ăn không ngồi rồi, sáng xách ô đi chiều xách về hay chỉ biết phỉnh nịnh, ăn theo nói leo mà còn ngụy biện đến trơ trẽn thậm chí gian manh, tàn ác..Chưa cần học cao nhưng nhiều đồng bào Việt kiều tuy phần lớn cuộc đời, sống ở hải ngoại nhưng trái tim vẫn luôn đau đáu về Tổ quốc,quê hương. Tại sao hàng triệu người Việt Nam di cư với biết bao khốn khó vượt qua kể cả làm mồi cho cá, biết bao phụ nữ bị hải tặc hãm hiếp, bắt cóc, biết bao người phải sống vất vưởng trong các trại tị nạn tạm trú ở nhiều nước để chờ định cư, sau 44 năm với thế hệ thứ ba tại sao bà con với động lực nào để thành công trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội? Còn ngược lại, trong nước chúng ta cũng với thời gian đó, chúng ta thờ ơ, vô cảm, dửng dưng còn muốn vong thân vứt bỏ lịch sử để rồi không sao có nổi một đội ngũ cán bộ, công chức đúng nghĩa, đúng tầm, tử tế.. Thay vì, họ phải là nhóm tinh hoa có trí, có tâm, có đức mà đức lớn nhất là phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước, có lối sống văn hoá, lành mạnh, làm đầu tàu, tấm gương thì đa số cam lòng ngu trung hèn mọn, giá áo túi cơm thậm chí chụp giựt "tham bát bỏ mâm", cấu kết phe phái để làm sao bòn rút thật nhiều tiền thuế của nhân dân để ăn trên ngồi trốc như nhiều kẻ trước khi về hưu còn giả mạo đi công tác, học tập để du lịch bất chấp ngân khố quốc gia cạn kiệt, khi bị phát hiện cũng không xấu hổ mà còn nguỵ biện đủ điều...

Có bài báo trên Vietnamnnet.vn "Người Hàn dạy học sinh về chiến tranh Việt Nam" và họ biết nhận sai về mình. Đây là một minh chứng cho việc dạy về lòng tự trọng, về liêm sỉ dũng cảm nhận cái sai về mình để làm người tử tế, văn minh của một nền giáo dục tự do, khai sáng, nhân bản, dạy về ý thức tự trọng, liêm sỉ... Ai nếu không có nổi lòng tự trọng, liêm sỉ thì có đủ tư cách để nói về lòng yêu nước thương nòi, về lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc? Vậy nên, hỏi sao nhân dân Hàn Quốc nhất là trí thức cuả họ đã biết xem việc xài hàng ngoại khi trong nước sản xuất được là một sự sỉ nhục của bản thân trước cộng đồng để tất cả họ cùng biến một đất nước lạc hậu thành một cường quốc kinh tế, hiện nay đã có nhiều mặt vượt qua cả Nhật Bản dưới sự dẫn dắt của những chính khách liêm sỉ, tử tế, biết làm đúng theo lương tâm và biết sám hối nếu có sai lầm xảy ra ngoài ý muốn... Còn nền giáo dục của ta trước đây cũng không kém với những khí phách đầy tự trọng ngay như Trần Quốc Toản chỉ 16 tuổi, Triệu Thị Trinh 19 tuổi hoặc như người nông dân đan sọt bên lề đường là Phạm Ngũ Lão còn biết đau đáu vận nước nhưng do suy thoái từ ý thức hệ với chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp tiêu diệt, lụn bại quá nhiều hiền tài, nguyên khí quốc gia nên bây giờ không chỉ học sinh mà theo một nghiên cứu thì học càng cao thì sự giả dối càng nhiều để chúng ta có quá nhiều những cán bộ đã trở nên giả dối, xảo trá, không biết xấu hổ là gì, chỉ chuyên nguỵ biện, bưng bít hoặc lẻo mép, đổ thừa... Qua bài báo càng thấy tại sao nền giáo dục của họ đã sản sinh ra những người làm chính khách không phải là một nghề để kiếm ăn mà là một cơ hội quý giá nhân dân trao gửi mà thỏa mãn tâm huyết khát khao phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, nếu mắc lỗi thì thành tâm sám hối, từ chức và sẵn sàng chịu sự trừng phạt của pháp luật nếu có mà cụ thể là một cựu Tổng thống Hàn Quốc đã tự vẫn khi không giáo dục ,kiểm soát được để thành viên gia đình lợi dụng danh tiếng mà tham nhũng.Còn ở ta không chỉ ăn mày dĩ vãng, bòn rút quá khứ để tìm kiếm vinh thân, ăn trên ngồi trốc mà còn kiểu cha truyền con nối, gia đình trị thối nát mà báo chí đang phanh phui hàng loạt thì hỏi sao đất nước không lụn bại,văn hoá không chạm đáy để sự khốn nạn không có tận cùng.

Trong số 9000 giáo sư, gần 25 ngàn tiến sĩ, hơn 100 ngàn thạc sĩ đã được may mắn thừa hưởng,thậm chí có kẻ hèn nhát trốn tránh, lánh nặng tìm nhẹ mà chui rúc hít thở trong không khí hoà bình mấy chục năm mà biết bao anh hùng liệt sĩ đã vào sinh ra tử, đã ngã xuống nơi biên thùy đầu sóng ngọn gió bảo vệ mà có, nhưng bây giờ nhiều kẻ vô ơn bội nghĩa, tráo trở, ích kỷ chỉ biết khoe khoang bằng cấp để được nịnh hót,xướng tên,tung hô trong mỗi khi hội họp nhưng câm nín hoặc nói những điều vô thưởng vô phạt,thậm chí xảo ngôn,nguỵ biện cho cái xấu, cái ác như " cướp có văn hoá ",đẻ ra những lễ hội tràn lan "đâm trâu chém lợn ".. thử hỏi họ đã làm được gì,đóng góp được gì khi đất nước trao thời gian,cơ hội để họ có "vũ khí" tri thức có lẽ dỏm hoặc thật nhưng ngu trung hèn mọn, bằng cấp chỉ biết để loè loẹt, bịp bợm,bè cánh kiếm ăn thôi hay sao? Đã vậy còn lợi dụng "vũ khí " chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp để kéo bè kéo cánh đánh hội đồng những người trung trực.. Có người đến tuổi hưu còn vô liêm sĩ vơ vét bằng được một chuyến du lịch nước ngoài dưới cái mác giả dối, bịp trên lừa dưới là đi học chống ngập, làm vé số.. bất chấp nhân dân khốn khổ, ngân khố quốc gia cạn kiệt, vậy thử hỏi họ học cái gì, để làm gì, lãnh đạo gì? Dẫn dắt và tấm gương gì cho con cháu giới trẻ? Vậy mới thấy sự cao đẹp của nhân cách giáo sư Trần Văn Khê nói riêng và nhiều bà con Việt kiều nói chung đáng trân quý biết nhường nào.

Giáo Sư Hoàng Tụy nói: Không thể xây dựng được bất kể cái gì tử tế trên cái nền đồi bại của văn hóa.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Tổ quốc là máu thịt, là thiêng liêng của tất cả mọi người yêu nước thương nòi


Tổ quốc là máu thịt, là thiêng liêng của tất cả mọi người yêu nước thương nòi, phẩm chất đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mọi dân tộc trên thế giới. Thiết nghĩ, tình yêu Tổ quốc chân chính là sự hiến dâng, không được phép mưu cầu đáp trả, là ý chí và cách ứng xử trước kẻ thù xâm lược, biết đặt Tổ quốc lên trên hết và trước tiên. Người chính nghĩa hay kẻ gian tà, người trung kiên hay tên phản bội đều phải lấy từ đó mà soi xét. Vậy mà có kẻ làm tướng chẳng có công trạng chiến tích gì trận mạc mà tâm tư, kèn cựa từng cấp quân hàm, buông mặc chủ quyền không biết xấu hổ nhận lỗi lầm xin nhân dân tha thứ mà tráo trở thách đố xem dân như bầy tôi hạ đẳng chẳng có quyền gì..
Ông cha ta chưa bao giờ nại lý do " giặc mạnh, ta yếu " mà buông bỏ chủ quyền bao giờ mà còn " Sát thát " đánh cho nó biết Nước Nam anh hùng có chủ.
Nhớ rằng đất nước Nga vĩ đại là vậy mà còn phải khòm lưng làm nô lệ dưới móng sắt quân Mông mất hai thế kỷ, nhưng cũng những vó ngựa sắt đó đã bị ông cha ta đánh tan tác không chỉ một lần mà đến ba lần buộc phải tâm phục khẩu phục. Tại sao chỉ vài triệu người Israel xa xứ khắp nơi trên thế giới với ý chí dân tộc mãnh liệt đã quần tụ lại, tự lập thân, lập nghiệp, lập quốc dám kiên cường chống chọi trong vòng vây bủa khốc liệt và dám đánh, dám thắng " con hổ dữ " Arab. Đừng lấy cái gọi là " lời nguyền địa lý " nằm sát bên cạnh một cường quốc khổng lồ, tham lam là Trung Quốc để mà cúc cung lệ thuộc. Tại sao không tư duy ngược lại là cả thế giới nằm mơ cũng không có vị trí đắc địa đó. Một căn nhà mặt tiền giữa ngã ba, ngã tư của cha ông để lại thì ta chỉ cần biết hợp tác với người tử tế là đủ giàu có, chưa kể nhân dân ta nổi tiếng cần cù, chịu cực, chịu khó.
Thời thanh niên của những người lính đẹp lắm, rực rỡ lắm, sống có lý tưởng và dám chết cũng vì lý tưởng.. Chúng ta chắc chẳng ai muốn làm nó xấu đi, nhưng hôm nay nhìn lại Congtrung Nguyen thấy nó khác, nó cay đắng nhiều lắm, trăn trở lắm.. Ngực đầy huân chương, những người cựu chiến binh nhớ về quá khứ - Một thời oanh liệt cùng đồng đội băng rừng lội suối, ăn cơm vắt, măng rừng, uống nước trâu đầm, nhớ mưa rừng rét run, mắt mờ vì đói, nhớ những cơn sốt rét tím ngắt môi khô.. Cuộc đời người lính chỉ đơn giản một điều là hướng nòng súng về quân thù quên cả mạng sống nhỏ nhoi.. Hết chiến tranh về đời thường, chả thèm nghĩ đến công lao mà lầm lũi mưu sinh cũng gần hết cuộc đời. Đơn giản chỉ mong sao nhân dân yên lành, tự do, hạnh phúc.
Nhưng, nhiều kẻ chưa biết mùi thuốc súng, ăn mày được cái dĩ vãng nào đó nhảy xổm lên làm quan mà không biết nóng mặt khi ngoại bang nhục mạ đất nước, quên đi lịch sử tổ tiên, cha ông không từng nại lý do " Địch mạnh ta yếu " mà bạc nhược để ngoại bang lộng hành ngang ngược bao giờ, quên đi truyền thống đã từng chiến thắng tất cả các triều đại lừng lẫy bậc nhất của Trung Hoa, quên đi ngọn lửa sùng sục trong tim của ông cha đã xem việc bảo vệ Tổ quốc là danh dự, phẩm giá làm người, mà khư khư ôm chặt lấy vũ khí chuyên chính vô sản để bảo vệ lợi ích cá nhân và quyền bính với tiền, tình, tham vọng, dục vọng, mưu mô, tị hiềm, quyền lực và bạo lực, sự ngông cuồng của bản năng, sự hiếu thắng, ngạo mạn với nhân dân cần lao..
Chanh Tam
PHẢI MINH BẠCH AI ĐÃ CẤM TUYÊN TRUYỀN VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
Vì sao cuộc chiến tranh chống bành trướng bá quyền Trung Quốc đã vắng mặt nhiều năm nay trên các diễn đàn quốc sử?
10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhan tàng khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỉ niệm 30 năm cuộc chiến.
Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kì ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối.
Biên giới tháng Hai do Huy Đức viết, là ký sự ghi nhận hiện thực ấy, định đăng ba kì báo trên SGTT, nhưng chỉ mới đăng được một kì đã kết thúc.
Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất.
Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy.
Một lần kiểm điểm tổng biên tập SGTT, ông Huỳnh Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo SGTT về 100 bài “có vấn đề”, nhận xét “ chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường...”
Người ta là ai?
Ai cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử?
Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch thượng.
Một nhà nghiên cứu lịch sử đương triều mà tôi biết chắc chắn có tiếp cận trực tiếp bản ghi Thoả thuận cấp cao của hai đảng về bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, khi nghe tôi trình bày ấm ức của chúng tôi ở báo SGTT, đã thì thào, “đó là một nội dung thỏa thuận cấp cao nêu đại ý là Bạn tuyên giáo chỉ đạo tuyên truyền không nhắc lại quá khứ không tốt đẹp...” ( Văn nói không dẫn nguyên si văn bản gốc)
Thực ra tôi đã đọc đoạn ghi đó đăng trên báo nhưng tôi không muốn tiếp nhận nó khi chúng tôi thực hiện ký sự Biên giới tháng Hai.
Chúng tôi chấp nhận kỉ luật tuyên truyền của đảng. Nhưng chúng tôi không đông tình lấy một thỏa thuận của hai đảng thành như pháp luật của đất nước.
Thỏa thuận ấy của lãnh đạo cấp cao có thể là một biện pháp chính trị cần thiết. Nhưng chỉ đạo nó thành một hiện thực cấm kị, sợ hãi và hèn yếu như 10 năm vừa qua là trách nhiệm của ban tuyên giáo.
Không một ai, không một thế lực nào có thể đứng trên lịch sử.
Ai đục bia mộ liệt sĩ theo khẩu vị chính trị của lãnh đạo?
Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh lẻo ở các nghĩa trang liệt sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc?
Đã đến lúc đảng phải minh bạch trách nhiệm này trước nhân dân.
Chúng ta đã làm một lũ vô ơn, bội bạc như vậy đủ rồi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm

Với việc dùng biện pháp mạnh: áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ, Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được kết quả nào bằng thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.
Trang nhất các báo Paris hôm nay 16/01/2020 đa số dành cho các vấn đề của nước Pháp như cải cách hưu trí, bạo lực cảnh sát, số lượng các công ty mới ra đời đạt mức kỷ lục, người dân lại có niềm tin vào truyền thông. Về thời sự quốc tế, hai hồ sơ lớn được các báo chú ý là việc Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ; sự kiện chính phủ của thủ tướng Nga Medvedev từ chức.
Báo chí Hoa Lục không còn hô hào « chiến đấu bằng mọi giá »
Theo Le Figaro, đối với Bắc Kinh, thỏa thuận được ký hôm qua chỉ là « một giai đoạn của một cuộc chiến dài hơi ». Về mặt tuyên truyền, thì Tập Cận Bình tuyên bố đó là một bước tiến « cho Trung Quốc, cho Hoa Kỳ và cho thế giới ».
Tuy nhiên tờ báo ghi nhận, sự im lặng của truyền thông nhà nước ở Hoa lục suốt một tháng qua, cho thấy có lẽ Bắc Kinh đã phải nhượng bộ khá nhiều. Và câu hô hào của Tập Cận Bình vào mùa thu rồi - « chiến đấu bằng mọi giá », cũng mất tăm !
Bắc Kinh không đạt được hai yêu sách chính : hủy bỏ hẳn mức thuế quan đánh vào toàn bộ hàng Trung Quốc, và ngưng trừng phạt Hoa Vi (Huawei). Rõ ràng cuộc chiến chưa kết thúc, và đây chỉ là một bước lùi chiến lược.
Thỏa thuận không hoàn hảo này, tuy vậy giúp Bắc Kinh có thì giờ nâng cao chất lượng, giảm lệ thuộc vào công nghệ phương Tây, xây dựng các tập đoàn vững mạnh hơn. Chính sách « Made in China 2025 » tuy không còn được nhắc đến trong các bài diễn văn, nhưng vẫn được âm thầm tiến hành : Trung Quốc vừa loan báo từ nay đến 2025 sẽ tự chủ được 70% thiết bị điện tử, thay vì 30% như hiện nay.
Tạm gỡ cái gai trong chân Tập Cận Bình
Theo Les Echos, cuộc hưu chiến này đã gỡ đi cái gai nhọn đâm vào chân Tập Cận Bình, trấn an các nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc, vào lúc nền kinh tế đang chậm lại.
Có lẽ tổng thống Trump muốn có tấm ảnh chụp chung với Tập Cận Bình vào lúc ký thỏa thuận, nhưng chủ tịch Trung Quốc không muốn dành cho ông niềm vui đó. Michael Hirson, cơ quan tư vấn Eurasia Group nhận định : « Bực tức vì bị Hoa Kỳ chỉ trích về tình hình Hồng Kông, Tân Cương, ông Tập nghi ngại về tính bất nhất của tổng thống Mỹ, và biết rõ rằng đây chỉ là hưu chiến chứ không phải ký hòa ước ». Nhà nghiên cứu Đinh Nhất Phàm (Ding Yifan), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trực thuộc đại học Thanh Hoa nói : « Ảnh của hai nguyên thủ ? Sẽ có khi nào gỡ bỏ hết các mức thuế đánh thêm ».
Thế nên Tập Cận Bình chỉ theo dõi buổi lễ từ Trung Nam Hải. Bắc Kinh có thể thở phào khi hưu chiến. Trong năm 2019, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lẽ ra phải tập trung cho việc tưng bừng mừng 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thì tình hình căng thẳng với Hoa Kỳ lại gây khó khăn thêm một năm với nhiều rắc rối, từ các cuộc biểu tình liên miên ở Hồng Kông cho đến tiết lộ tài liệu mật về việc bắt đi cải tạo cả triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hay dịch hạch heo châu Phi. Cũng theo Đinh Nhất Phàm : « Hai bên chỉ mới thỏa thuận về những gì dễ dàng nhất, đàm phán giai đoạn 2 sẽ là một cuộc chiến mới ».
Cũng trên Les Echos, ông Sébastien Jean, giám đốc CEPII ghi nhận hai phần ba số thuế do Mỹ áp đặt vẫn giữ nguyên, các vấn đề chiều sâu như việc Trung Quốc ồ ạt tài trợ cho kỹ nghệ vẫn tiếp tục. Sự cạnh tranh công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn lâu dài. Đây là thách thức to lớn cho Bắc Kinh vì số tiền Trung Quốc bỏ ra để nhập khẩu chất bán dẫn còn nhiều hơn nhập dầu lửa và khí đốt.
Ba chiến thắng của Donald Trump
Trong bài xã luận, Les Echos lạc quan nhận định « Thương mại : Ba chiến thắng của ông Trump ». Trung Quốc có lẽ là nước duy nhất mà hành động của tổng thống Mỹ mang về được thắng lợi.
Theo Les Echos, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump về Trung Đông, châu Âu và châu Mỹ là thảm họa ; ông tấn công ngay cả những đồng minh thân cận nhất. Riêng đối với Trung Quốc, thỏa thuận hôm qua chưa có gì tiến triển về mặt cơ cấu : Bắc Kinh tiếp tục tài trợ cho các công ty quốc doanh và buộc các doanh nghiệp phương Tây phải chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên cuộc chiến chống Trung Quốc của Donald Trump có ít nhất ba thắng lợi.
Trước hết, ông buộc được Bắc Kinh phải nhượng bộ rất lớn, và ngay lập tức. Việc cam kết mua 200 tỉ đô la hàng Mỹ cho thấy Trung Quốc đã rất lao đao khi bị áp thuế. Một số người cáo buộc tổng thống Mỹ tính toán kiểu con buôn, và có tầm nhìn ngắn hạn. Đúng thế, nhưng bằng cách đó, ông Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được gì với thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.
Trump cũng buộc được Trung Quốc dành mọi ưu tiên cho Mỹ, gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Bắc Kinh sẽ mua đậu nành của các nhà nông ở Iowa, và giảm nhập khẩu từ Úc, Brazil, Việt Nam. Đây có thể là sự vi phạm quy định thương mại quốc tế, nhưng sẽ làm hài lòng cử tri ở miền trung tây nước Mỹ, với « America First ».
Đây cũng là chiến thắng về chính trị : còn 10 tháng nữa là đến bầu cử tổng thống, thỏa thuận này là biểu tượng quan trọng. Tuần này Trung Quốc đã nhìn nhận thặng dư thương mại với Hoa Kỳ bị giảm hơn 8%. Tuy không hoàn chỉnh, nhưng thỏa ước vừa ký đã làm mờ nhòa đi vụ truất phế đang ầm ĩ. Nếu điều này giúp Donald Trump tái đắc cử, thì một lần nữa chứng tỏ ông có được sự nhạy cảm chính trị tuyệt vời.
Mặt trận chống Trung Quốc của Mỹ, châu Âu và Nhật
Le Figaro cho biết thêm, vào lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thỏa thuận hưu chiến, Washington, Bruxelles và Tokyo cũng ký bản tuyên bố chung nhằm tăng cường cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chống những gian lận của Trung Quốc về tài trợ cho kỹ nghệ.
Loan báo này được đưa ra sau hai năm thương lượng. Một sự hòa hợp hiếm hoi, chứng tỏ một mặt trận chống Bắc Kinh đã được hình thành. Tuy châu Âu và Nhật Bản có vẻ lùi về phía sau trong lúc ông Donald Trump sử dụng đến « cơ bắp », nhưng đều chia sẻ nhận định về việc Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc quốc tế.
Ủy viên châu Âu về thương mại Phil Hogan cho rằng đó là « biểu tượng cho hợp tác chiến lược mang tính xây dựng. Có lẽ Hoa Kỳ đã ý thức được rằng khi phối hợp với chúng tôi, họ sẽ tăng cường được sức mạnh khi đàm phán với Trung Quốc ». Ông Donald Trump sẽ quay lại với chủ nghĩa đa phương chăng ? Bộ ba trên đây mong rằng các nước khác sẽ theo chân.
Giải tán chính phủ : Putin chuẩn bị cho hậu 2024
Nhìn sang nước Nga, sự kiện thủ tướng Dimitri Medvedev loan báo chính phủ từ chức được tất cả các báo Pháp hôm nay chú ý. Libération nhận xét « Putin đảo lộn tất cả để chuẩn bị cho hồi sau ». Tương tự, Le Figaro cho rằng « Putin chuẩn bị sân bãi cho hậu 2024 ».
Le Figaro cho biết, thậm chí các bộ trưởng cũng không được báo trước. Sau khi trao đổi với Vladimir Putin, ông Medvedev đưa ra thông báo bất ngờ này. Là thủ tướng suốt 8 năm qua, ông bị thay thế bằng người lãnh đạo cơ quan thuế vụ Nga, ông Mikhail Michoustine, 53 tuổi, một người không được công chúng biết đến. Theo Tatiana Stanovaya, think tank R.Politik, việc này chỉ mang tính kỹ thuật, « trong khi chờ đợi ông Putin chọn được người kế nhiệm ».
Sự kiện bất ngờ này thật ra đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, xảy ra vài tiếng đồng hồ sau khi tổng thống Nga đọc bài diễn văn thường niên trước 1.300 quan chức (dân biểu, thượng nghị sĩ, bộ trưởng, thẩm phán…). Ông Putin loan báo chuyển giao một phần quyền lực tổng thống cho Hạ Viện. Douma sẽ chịu trách nhiệm đề cử thủ tướng và nội các. Thủ tướng đương nhiệm không thể phản đối : Hạ Viện hoàn toàn do phe ông Putin nắm giữ.
Ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh, tổng thống vẫn lãnh đạo quân đội, cơ quan tình báo…Putin cũng nhẹ nhàng nhắc đến việc sửa đổi điều khoản cấm giữ chức tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp. Trong tương lai, tổng thống có thể không được tại vị hơn hai nhiệm kỳ (tổng cộng 12 năm), trong khi ông Putin đã làm tổng thống đến bốn nhiệm kỳ, từ 2000 đến 2008 và từ 2012 đến nay, nhờ « đổi vai » với Medvedev. Bên cạnh đó, Hiến pháp Nga sẽ được đặt cao hơn luật quốc tế.
Libération ghi nhận, buổi chiều hôm đó, trong lúc báo chí và các nhà quan sát lo phân tích sự kiện này, Putin cho họp các bộ trưởng, cảm ơn sự phục vụ của Medvedev, và thông báo bổ nhiệm vào một chức vụ được « đo ni đóng giày » : phó chủ tịch Hội đồng an ninh liên bang Nga.
Giảm thiểu quyền hành người kế nhiệm để tránh rủi ro
Việc chia bớt quyền hành tổng thống cho Quốc Hội, tòa án tối cao và các ủy ban tạo ra sự thăng bằng mới về chính trị, nhưng cũng nhằm tránh chuyển giao cho người kế nhiệm toàn bộ quyền lực mà Putin vẫn nắm trong 20 năm trị vì. Khi phân phối lại quyền hành, ông muốn giảm thiểu rủi ro.
Sắp tới tân thủ tướng Mikhail Michoustine sẽ lập nội các mới, còn tổng thống Putin đã bắt đầu việc mua chuộc công luận, loan báo chi 10 đến 15 tỉ đô la cho các vấn đề xã hội – một động thái thường diễn ra trước bầu cử. Có lẽ ông sẽ cho tổ chức bầu cử Quốc Hội hoặc cả bầu tổng thống, trước thời hạn.
Putin không cho biết về tương lai chính trị của ông sau nhiệm kỳ tổng thống thứ tư, sẽ kết thúc vào năm 2024. Le Figaro ghi nhận theo nhiều nhà quan sát, ông Putin mập mờ để nắm trọn những lá bài trong tay. Trên La Croix, một nhà ngoại giao châu Âu tại Matxcơva mỉa mai : « Putin thực sự là một chiếc hộp đen ».
Tổng thống Nga vẫn chưa đưa ra lịch trình cải cách, nhưng theo La Croix, từ nay mọi việc sẽ diễn tiến rất nhanh vì phía sau cái vỏ dân chủ, là việc duy trì quyền lực trong tay Putin càng lâu càng tốt. Les Echos dẫn lời nhà chính trị học Fyodor Krasheninnikov, sau một phần tư thế kỷ cầm quyền « Putin vẫn phải nắm quyền lãnh đạo vì ông và bạn bè của ông ta sẽ bị mất rất nhiều nếu mất đi quyền kiểm soát ».
RFI.FR|BỞI RFI TIẾNG VIỆT
Với việc dùng biện pháp mạnh: áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ, Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao g…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ đưa lực lượng đặc nhiệm tới Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc



Dân trí Lục quân Mỹ sẽ tăng cường nỗ lực để đối phó Trung Quốc bằng việc triển khai một lực lượng đặc nhiệm tới Thái Bình Dương, theo Bloomberg.
>>Ông Putin: Nga sẽ "để mắt" đến tên lửa Mỹ ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương
>>Mỹ - Trung trong cuộc chiến giành giật ảnh hưởng tại Thái Bình Dương
>>Trung Quốc dùng tiền lôi kéo đối tác truyền thống của Mỹ ở Thái Bình Dương

Mỹ đưa lực lượng đặc nhiệm tới Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Binh sĩ Mỹ tham gia cuộc diễn tập với ASEAN năm 2019. (Ảnh: AFP)
Theo Bloomberg, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy trình bày chi tiết về kế hoạch triển khai lực lượng đặc nhiệm tại Thái Bình Dương trong một sự kiện ở Washington hôm nay 10/1. Đơn vị này sẽ được trang bị để tấn công các mục tiêu trên biển và trên đất liền với các vũ khí chính xác tầm xa như tên lửa siêu thanh, để mở đường cho các tàu hải quân trong trường hợp xảy ra xung đột.
Theo Bộ trưởng McCarthy, lực lượng đặc nhiệm của Lục quân Mỹ sẽ giúp vô hiệu hóa một số năng lực mà Trung Quốc và Nga đang sở hữu. Đây cũng là hai nước luôn có ý định đẩy các nhóm tàu sân bay của Mỹ tránh xa lục địa châu Á.
Hiện chưa rõ lực lượng mới sẽ được triển khai nhanh như thế nào, nhưng có khả năng sẽ được đặt tại các đảo phía đông Đài Loan và Philippines.
“Động thái này được thực hiện nhằm vô hiệu hóa mọi sự phong tỏa mà Trung Quốc và Nga đã triển khai”, ông McCarthy cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Lục quân Mỹ, lực lượng mới sẽ được thúc đẩy bởi một thỏa thuận mới với Văn phòng Trinh sát Quốc gia, nơi phát triển và quản lý các vệ tinh do thám của Mỹ. Theo thỏa thuận này, các đơn vị chiến thuật của Lục quân sẽ có khả năng khai thác thông tin tốt hơn từ các vệ tinh quỹ đạo thấp cả ở hiện tại và tương lai.
Việc “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương sẽ giúp Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đạt được mục tiêu lâu dài của Mỹ là chuyển thêm nhiều lực lượng từ châu Âu, Trung Đông và châu Phi sang Thái Bình Dương, tạo vị thế vững chắc hơn cho Mỹ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và Nga. 
Theo tầm nhìn của Bộ trưởng McCarthy, động thái này sẽ cho phép Lục quân Mỹ tạo ra một hình mẫu mới ở Thái Bình Dương, khi các lực lượng mặt đất cũng có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của đối phương để tạo điều kiện cho các lực lượng hải quân và không quân.
Bộ trưởng McCarthy cho biết đơn vị đặc nhiệm đồn trú ở các  chuỗi đảo có thể tạo ra sự hỗ trợ tích cực cho lực lượng không quân và hải quân.
Học thuyết quân sự của Trung Quốc thúc đẩy một chiến lược được gọi là chống tiếp cận với sự hậu thuẫn của các tên lửa chống hạm tầm xa và năng lực giám sát trên không gian. Chiến lược này nhằm mục đích giữ cho các nhóm tàu sân bay của Mỹ ở bên ngoài cái gọi là chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai ở Thái Bình Dương. Chuỗi đảo thứ nhất kéo dài từ quần đảo Kuril xuống đảo Borneo, trong khi chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ phía đông Nhật Bản đến đảo Guam và kéo xuống New Guinea.
Theo Bộ trưởng McCarthy, chiến lược xoay trục của Mỹ sẽ bao gồm sự tham gia nhiều hơn của Lục quân Mỹ vào các cuộc tập trận như chuỗi tập trận “Người bảo vệ Thái Bình Dương” và triển khai “Lữ đoàn Hỗ trợ Lực lượng An ninh” vào năm tới tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, tương tự các lực lượng từng được thành lập và triển khai ở Afghanistan.
Lục quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm hoạt động của lực lượng đặc nhiệm từ năm 2018. Lữ đoàn Pháo binh 17 từ căn cứ Lewis-McChord ở Washington đã tiến hành 9 cuộc tập trận quy mô lớn để đánh giá hoạt động.
Thành Đạt
Theo Bloomberg


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TẾT GẦN


Tết đang náo nức ngoài đời
Gái trai tấp tểnh cuộc chơi ngọt ngào
Gặp ai cũng tưởng đang chào
Ngời đôi mắt biếc môi nào cũng xinh
Lòng như mở hội tùng rinh
Chợ hoa muôn sắc, muôn hình…như mơ
Đèn giăng ngõ phố đỏ cờ
Xe ken kín lối ai chờ đợi ai?
Eo thon lơ lửng áo dài
Dập dìu tha thướt xuân nài nỉ xuân
Xa nhau xích lại cho gần
Một năm chỉ có một lần này thôi!
Tết gần… đâu đó…lửa sôi
Áo tang phủ mặt mồ côi bệ thờ
Nỗi người tang tóc… ngẩn ngơ
Nỗi mình mặt giấy câu thơ thắt lòng.
Hà Nội, 16-01-2020
NGUYỄN LÂM CẨN.

Phần nhận xét hiển thị trên trang