Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm



Cuộc sống luôn thay đổi từng giây từng phút, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng sẽ luôn có những mặt tiêu cực mà chưa chắc mọi người đã nhìn thấy.
Xã hội ngày càng phát triển giúp cuộc sống của chúng ta cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn về mọi mặt, tuy nhiên, kéo theo đó còn là những tác động không kém phần tiêu cực mà chưa chắc ai cũng nhìn thấy.
Và qua những bức hình dưới đây, họa sĩ minh họa Mariya Zavolokina đã gửi gắm những thông điệp sâu sắc với hi vọng mọi người khi nhìn vào, sẽ thấu hiểu được phần nào đó góc khuất của cuộc sống này.
1. Facebook nói riêng hay các mạng xã hội khác nói chung đã biến chúng ta thành những "người phán xử online", với bàn phím con chuột và bàn tay cùng khối óc, nhiều người đang dần trở thành bậc thầy phê phán, tự cho mình đặc quyền phán xét tất cả mọi thứ dựa trên góc nhìn chủ quan cá nhân.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 1.
2. Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa với sự xuất hiện của các tòa nhà cao tầng bê tông cốt thép đang dần chiếm hết phần không gian xanh yếu ớt còn sót lại trên trái đất.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 2.
3. Làm thế nào để vừa phát triển công nghiệp vừa bảo vệ được môi trường, giường như vẫn là một câu hỏi khó chờ lời giải đáp. 
Và trong khi chúng ta loay hoay tìm kiếm giải pháp thì môi trường đang phải oằn mình chịu đựng hậu quả nặng nề, trong đó đại dương chỉ là một ví dụ điển hình mà thôi!
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 3.
4. Có một sự thật là nhiều người chỉ cố tỏ ra quan tâm mẹ vào ngày của Mẹ để có được những bức hình và "kỷ niệm" thật đẹp để khoe lên mạng ảo, còn những ngày khác thì...mất hút.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 4.
5. "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Tất cả những cái khác, có hay không, không quan trọng", câu nói đó vẫn đúng cho đến khi công nghệ hiện đại xuất hiện, chia cách mọi người trong gia đình.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 5.
6. Dối trá có thể xuất hiện ở bất cứ đâu.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 6.
7. Nếu không bảo vệ môi trường, thì chẳng bao lâu nữa mọi thứ tươi đẹp ngoài tự nhiên kia cũng sẽ chỉ còn lại trong tưởng tượng và chúng ta chỉ được ngắm nhìn qua một chiếc màn hình vuông vức vô tri vô giác mà thôi.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 7.
8. Có lẽ sau này sẽ chẳng còn cảnh bố mẹ quát tháo cấm con cái chơi đùa vận động nữa mà thay vào đó, họ sẽ lại phải năn nỉ các con đặt điện thoại xuống mà ra ngoài chạy nhảy ấy chứ. 
Ở thời này, lũ trẻ đang trở thành "tù nhân" của công nghệ thật rồi đó.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 8.
9. Khai thác cạn kiệt, không kiểm soát tài nguyên biển khiến con người phải trả giá vì những gì mình đã gây ra.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 9.
10. Con người chế tạo ra những thiết bị thông minh để cảm nhận cuộc sống một cách dễ dàng hơn nhưng cũng vô tình biến họ thành những cỗ máy vô hồn, thui chột dần cảm giác với mọi thứ xung quanh.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 10.
11. Nếu cuộc sống cứ mãi xoay quanh trong chiếc màn hình nhỏ vài inch, một ngày không xa, đọc sách nói riêng và văn hóa đọc nói chung sẽ trở thành một thứ gì đó thật đáng sợ và kì dị.
11 bức ảnh hé lộ những góc khuất cuộc sống khiến người xem phải suy ngẫm - Ảnh 11.
theo HELINO
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐCSTQ xây dựng kho cơ sở dữ liệu Hoa kiều để chiêu dụ gián điệp?



Gần đây cô Trương đang rất lo lắng, vì cô phát hiện mình bị theo dõi trong thời gian đi du lịch ở Mỹ. Do sau khi cô đi Mỹ gặp một số người thân và bạn bè, khi trở về nước đã bị Cục An ninh Quốc gia “mời” nói chuyện, hỏi cô về hành trình trong thời gian ở Mỹ. Vấn đề khiến cô sửng sốt là qua các câu hỏi của nhân viên Cục An ninh Quốc gia, cô biết bản thân đã bị theo dõi, mọi hành động của cô đều được họ nắm rõ. “Sau khi nhân viên cơ quan An ninh Quốc gia tìm hiểu một số bạn bè và người quen của tôi ở Mỹ, họ hỏi tôi có muốn làm một số việc cho cơ quan An ninh Quốc gia không,” cô Trương nói trong tâm trạng lo lắng.
Hộ chiếu Trung Quốc
Người Trung Quốc ở nước ngoài cũng như sau khi ra nước ngoài trở về Đại Lục có chung lo ngại bị ĐCSTQ khai thác để làm gián điệp. (Ảnh: Shutterstock)
Thực trạng những năm gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tăng cường công tác xâm nhập tại nước ngoài ngày càng khiến dư luận các nước cảnh giác, nhưng nhiều người vẫn không biết ĐCSTQ đang đẩy mạnh xây dựng kho cơ sở dữ liệu kiều bào ở nước ngoài, dường như ĐCSTQ nắm rất rõ tình hình cộng đồng người Hoa ở nước ngoài.
Những đối tượng nào được quan tâm?
Gần đây Tạp chí Bitter Winter chuyên đưa tin về tình hình nhân quyền Trung Quốc đã thu thập được một số tài liệu nội bộ của cơ quan chính quyền các tỉnh An Huy, Hà Nam, Liêu Ninh, nội dung cho thấy ĐCSTQ đang thực hiện điều tra tình hình Hoa kiều cùng những mối quan hệ ruột thịt tại Đại Lục; phạm vi điều tra gồm người Hoa ở nước ngoài, người đã trở về Đại Lục, tại Hồng Kông và Macao, du học sinh. Tóm lại là tất cả công dân Trung Quốc đã định cư hoặc cư trú hợp pháp ở nước ngoài từ 5 năm trở lên, người Trung Quốc đã nhập quốc tịch nước ngoài và con cháu của họ ở nước ngoài, người Hoa ở nước ngoài đã trở về Trung Quốc Đại Lục định cư; người Hồng Kông, Macao và Đài Loan, sinh viên du học bằng kinh phí nhà nước cũng như tự túc đều nằm trong phạm vi khảo sát của ĐCSTQ; công tác điều tra đối với những người Hoa nước ngoài nêu trên liên quan đến cả ba thế hệ họ hàng và những người thân thiết quan trọng khác.
Theo thông tin từ những trang web của chính quyền địa phương này cho biết, việc điều tra nhằm xây dựng kho cơ sở dữ liệu về người Hoa ở nước ngoài, để thực hiện “quản lý biến đổi, kịp thời cập nhật làm mới tình hình”, so với lần khảo sát trước đây về người Hoa ở nước ngoài thì hoạt động lần này có quy mô lớn và sâu hơn nhiều. Còn lý giải nguyên nhân vì sao điều tra trên diện rộng như vậy thì cơ quan chức năng chỉ thông tin mơ hồ, cho là để “khơi dậy nguồn tài nguyên người Hoa, để huy động lòng nhiệt tình yêu nước của kiều bào ở nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế”.
Nhưng trên thực tế, từ cách diễn đạt và nội dung điều tra trong tài liệu cho thấy, dường như hoạt động có liên quan mật thiết đến “công tác mặt trận thống nhất”.
Báo cáo “Công tác Mặt trận thống nhất ở nước ngoài của ĐCSTQ: Bối cảnh và ý nghĩa đối với Mỹ” (China Overseas United Front Work: Background and Implications for the United States) do Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung công bố ngày 24/8/2018 cho biết, Mặt trận thống nhất của ĐCSTQ thực hiện mục tiêu loại bỏ những phát ngôn chỉ trích ĐCSTQ ở nước ngoài, thúc đẩy tuyên truyền tích cực cho ĐCSTQ, điều khiển xu hướng chính trị các nước có lợi cho ĐCSTQ, tuyển dụng kiều bào hoạt động như điệp viên cho ĐCSTQ tại khu vực họ cư trú. Chính phủ của ĐCSTQ cũng muốn dùng họ làm nhiệm vụ quấy rối những người bảo vệ nhân quyền và người tị nạn tôn giáo đã trốn khỏi Trung Quốc Đại Lục.”
Báo cáo cho biết: “Mục đích công việc của người Hoa ở nước ngoài là lợi dụng các mối quan hệ liên quan đến chủng tộc, văn hóa, kinh tế hay chính trị nhằm động viên các tổ chức người Hoa ở nước ủng hộ ĐCSTQ (về quan điểm là mang tính tự nguyện) nhằm bảo vệ lợi ích của ĐCSTQ.” “Sổ tay hướng dẫn của Mặt trận thống nhất chỉ ra các nhân viên đặc vụ cần thuyết phục người Hoa hải ngoại đứng về phía ĐCSTQ bằng cách nhấn mạnh mối quan hệ máu mủ với Trung Quốc.”
Phát triển “lực lượng yêu nước” bằng cách đe dọa
Trong nhiều trường hợp, ĐCSTQ còn “thuyết phục người Hoa ở nước ngoài” bằng cách ép buộc và đe dọa, ĐCSTQ thường đe dọa bằng cách gây áp lực đối với người thân của Hoa kiều sống ở Trung Quốc Đại Lục, từ đó buộc Hoa kiều ở nước ngoài làm gián điệp cho ĐCSTQ.
Trong tài liệu mà Tạp chí Bitter Winter thu thập được còn cho thấy có rất nhiều hạng mục điều tra đối với người Hoa ở nước ngoài, bao gồm vấn đề đơn vị làm việc, chức danh công việc, trình độ chuyên môn, thông tin liên lạc (điện thoại, email) và thời gian ở nước ngoài.
Ngoài ra, người điền vào mẫu đơn (người thân trong nước của người ở nước ngoài) và các thành viên chính trong gia đình cùng các mối quan hệ xã hội quan trọng cũng nằm trong phạm vi điều tra
Thông tin chỉ ra rằng các du học sinh luôn là mục tiêu chính của công tác mặt trận thống nhất của ĐCSTQ. Một tài liệu nội bộ ở tỉnh Giang Tây tựa đề “Những điểm chính của Công tác Mặt trận Thống nhất năm 2019” có nội dung yêu cầu “Tìm kiếm ý tưởng mới cho công tác Mặt trận Thống nhất du học sinh” nhằm tăng cường “hướng dẫn chính trị và tư tưởng” cho du học sinh nước ngoài. Trong khảo sát tình hình người Hoa ở nước ngoài này, cả du học sinh đã trở về Trung Quốc Đại Lục hay vẫn ở nước ngoài đều nằm trong phạm vi điều tra.
Tạp chí Bitter Winter chia sẻ thông tin về một du học sinh kể rằng người thân của họ cho biết Chính phủ đang điều tra thông tin của họ. Du học sinh này lo lắng ĐCSTQ lợi dụng người thân của họ ở trong nước nhằm yêu cầu họ làm gián điệp hoặc các công việc khác cho ĐCSTQ. Một câu chuyện  khác kể về một người dân tộc Hồi làm việc ở nước ngoài, cậu ta cho biết có một người bạn dân tộc Hồi đi du học, cứ mỗi khi trở về Trung Quốc Đại Lục là chính quyền lại tìm gặp để xin thêm số điện thoại của các du học sinh nước ngoài. Bản thân du học sinh này cũng là đối tượng giám sát của chính quyền. Anh cho biết mỗi lần anh trở về Trung Quốc thăm người thân là bị nhân viên Cục An ninh Quốc gia địa phương thăm hỏi về công việc và các quan hệ của anh ở nước ngoài, yêu cầu anh cung cấp cho chính quyền những manh mối thông tin về người Hoa ở nước ngoài, hoàn thành nhiệm vụ anh sẽ được hơn chục nghìn Nhân dân tệ.
Ngoài ra, vấn đề “tình cảm quê hương” tại Hồng Kông, Macao và người đến Đài Loan cũng là một trong những hạng mục điều tra.
Tài liệu “Những điểm chính của Công tác Mặt trận Thống nhất năm 2019” còn có nội dung yêu cầu người làm nhiệm vụ phải “nắm vững tình hình trí thức kiều bào ở nước ngoài, thiết lập kho cơ sở thông tin người Hoa tại Hồng Kông, Macao và Đài Loan, và làm tốt công việc quản lý tình hình kiều bào Đài Loan, tăng cường giao lưu để thúc đẩy tuyên truyền tình cảm yêu nước”.
Không chỉ vậy, biện pháp tương tự cũng đã được sử dụng để nhắm vào các nhóm tôn giáo nước ngoài. Tạp chí Bitter Winter còn cho biết, ĐCSTQ từ lâu đã bắt đầu thu thập thông tin về các học viên Pháp Luân Công cũng như thành viên của các nhóm tôn giáo ở nước ngoài để xây dựng cái gọi là “cơ sở dữ liệu nhân sự”. Bằng cách tận dụng các mối quan hệ gia đình, ĐCSTQ nỗ lực tác động khiến những Kitô hữu thuộc Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn năng đã trốn thoát được ra nước ngoài phải quay trở về nước.
Tuyết Mai / Tri thucvn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Hà Giang lập đoàn kiểm tra công trình trái phép trên đèo Mã Pì Lèng

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Tỉnh ủy Hà Giang cho biết ngay sau khi báo chí nêu vụ xây dựng trái phép trên đèo Mã Pì Lèng, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và huyện Mèo Vạc khẩn trương kiểm tra.

Hà Giang lập đoàn kiểm tra công trình trái phép trên đèo Mã Pì Lèng - Ảnh 1.
Mã Pì Lèng Panorama được xây dựng trái phép từ năm 2018 - Ảnh: TTO
Ngôi nhà 7 tầng xây dựng trái phép nêu trên là Mã Pì Lèng Panorama có chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê.
Mã Pì Lèng Panorama được xây dựng trên đất trồng cây lâu năm, khởi công từ đầu năm 2018, đến năm 2019 chính thức kinh doanh nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Lý giải về việc một công trình sai phép được xây dựng trong khoảng thời gian lâu như vậy mà không có giấy phép xây dựng, ông Hoàng A Chinh, giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang, cho biết thẩm quyền cấp phép thuộc huyện Mèo Vạc nên sở chưa nắm được.
Ông Hoàng A Chinh cũng cho biết địa phương này đang kiểm tra các trình tự, thủ tục liên quan đến công trình, đồng thời xem lại mức độ ảnh hưởng của Mã Pì Lèng Panorama tới cảnh quan thiên nhiên rồi sẽ đề xuất giải pháp xử lý.
Khu vực Mã Pì Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch xếp hạng hồi tháng 11-2009.
Danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng bao gồm đèo Mã Pì Lèng là khu vực đặc sắc về địa chất và cảnh quan, thuộc vùng đệm công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.
Tòa nhà trái phép trên đèo Mã Pì Lèng: Dân mạng giận dữ, chính quyền muốn hợp thức hóaTòa nhà trái phép trên đèo Mã Pì Lèng: Dân mạng giận dữ, chính quyền muốn hợp thức hóa
TTO - Bài đăng kêu gọi tẩy chay tòa nhà bêtông 7 tầng xấu xí trên hông đèo Mã Pì Lèng của một nhà báo sau 5 giờ đăng tải đã nhận được hơn 9.000 lượt like và 3.400 lượt chia sẻ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VIỆT NAM CÓ NÊN CỬ CÁN BỘ NGUỒN ĐI HỌC TẬP Ở TRUNG QUỐC ?


Võ Văn Dũng 
Thiết nghĩ Việt Nam cần chấm dứt những chương trình đưa cán bộ nguồn đi học ở trung quốc, bởi các lẽ sau:
1• Đa phần cán bộ Việt Nam khi đến trung quốc học nhưng đều không rành tiếng trung, trung quốc đã lợi dụng vào yếu điểm này để đưa rất nhiều tài liệu cho rất nhiều cán bộ đến từ Việt Nam ký kết khi nhập cảnh hoặc ký vào hồ sơ tham gia nhập học, trong xấp tài liệu đó trung quốc luôn cài 1 vài tờ tài liệu trong đó có nội dung công nhận chủ quyền của trung quốc trên biển đông hoặc trên đất liền ..., mặc dầu các vị trí nói trên đều thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam.
2• Rất nhiều cán bộ của Việt Nam bị quay lại cảnh học tập và sinh hoạt đời sống ở trung quốc, dư luận xì xào có rất nhiều cán bộ bị quay lại nhiều cảnh ân ái, clip sex trong thời gian học tập tại trung quốc. Chính những clip này sẽ là tài liệu, công cụ mà lãnh đạo trung quốc dùng để khống chế cán bộ VN sau khi về VN và được thăng chức, ngồi vào những chức vụ quan trọng.
3• Tư tưởng của cán bộ VN sẽ bị tha hoá, biến chất, nhiễm thói hư, tật xấu từ tham quan trung quốc, các chiêu trò tiến thân bằng nịnh nọt, chạy chọt, mua quan bán chức bằng tiền, bằng tình ..... hầu hết đều bắt nguồn từ trung quốc, thậm chí những chiêu trò đâm thọt sau lưng, hạ độc nhau, gắp lửa bỏ tay người ... những chiêu trò bỉ ổi và xấu xa nhất đều bắt nguồn từ quan chức trung quốc.
4• Thử hỏi 1 chính quyền độc tài với quá nhiều xấu xa, khát máu như trung quốc, 1 chính quyền sẳn sàng đàn áp giết hại hàng chục triệu sinh viên và người dân của mình qua các vụ : thảm sát Thiên An Môn, Bắt hàng triệu người tập Pháp luân công để mổ cướp nội tạng, bắt giam đàn áp, tra tấn tàn khốc hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Tân Cương .... dù rằng đa số họ không có tội. 1 chính quyền hàng ngàn năm nay luôn xem VN là 1 huyện của chúng, luôn lăm le thôn tính VN qua 17 cuộc chiến tranh nhằm thôn tính VN, 1 chính quyền sẳnnsafng ra lệnh đâm chìm hàng nhà tàu cá, giết hại hàng ngàn ngư dân VN trên biển mỗi năm. Thử hỏi 1 chính quyền như thế có gì hay để học hỏi? để kết giao? 1 chính quyền mà cả thế giới phải lên án, dè chừng thì cớ gì chúng ta phải giao lưu kết bạn, thậm chí còn cử người qua đó học tập?
(Đây chỉ là ý kiến cá nhân, rất mong các nhà lãnh đạo hãy lắng nghe ý kiến đóng góp thẳn thắng của người dân và giới trí thức trong nước).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Báo Phụ Nữ TPHCM đang bị vây khốn, sau khi tấn công Sun Group












Báo chí bây giờ đã khác, phần lớn tòa soạn cần những kẻ tinh khôn biết cách kiếm tiền mang về cho cơ quan, chứ không mấy cần những cây bút có bản sắc. Báo chí bây giờ chỉ muốn nói đến những sự thật nằm cách xa cái... dạ dày của mình, càng xa càng tốt, càng xa càng khoái! Khi báo Phụ Nữ TPHCM lên tiếng về Sun Group, cả làng báo Việt Nam bỗng dưng im lặng đáng sợ. Vì vậy, sức mạnh trong tay tài phiệt tiếp tục phát huy giá trị để quật lại báo Phụ Nữ TPHCM cô đơn trên trận chiến ngăn chặn lợi ích nhóm tàn phá đất nước! Ông Trương Quang Vĩnh - nguyên Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ cũng ngậm ngùi kêu lên: “Báo Phụ Nữ TPHCM như đang tứ bề thọ địch!”



BÁO PHỤ NỮ TPHCM NHƯ ĐANG TỨ BỀ THỌ ĐỊCH!

TRƯƠNG QUANG VĨNH


Lần thứ 2 tôi làm cái tựa trên như để góp ý lại anh em, đồng nghiệp về nghề nghiệp!
- Sau loạt bài về Sungroup (sau đây gọi tắt là Sun), ngày 30/09/19 đã có cái đơn tố cáo gửi Bí thư, Chủ tịch và một số cơ quan chức năng TP Hà Nội, liên quan đến em Thu Trang (là PV chính của loạt bài trên). Thư có đề tên (tên thật hay giả, tôi chưa có điều kiện kiểm tra).
- Ngày 01/10/19, Sun đã có đơn khiếu nại gửi lên Cục Báo chí cho rằng B.PN “thông tin sai sự thật”. Đơn kèm tập tài liệu 252 trang.
- Ngày 01/10/19, Sở Thông tin truyền thông Đà Nẵng cũng khiếu nại lên Cục Báo chí cho rằng B.PN vi phạm Luật báo chí.
- Hôm qua, ngày 02/10/19, đã có 3 cơ quan báo chí đã lên tiếng phê phán cái quán của em Thu Trang (nội dung đúng-sai xin miễn bàn ở đây). Nhưng tôi đọc, nội dung đã cũ, không có tính thời sự nên xuất hiện ngay lúc này là hơi bất thường!
- Trên FB, cũng có 2 thái độ phản ứng khác nhau-đồng ý hoặc không đồng ý.
Bên cạnh những lời khen, những lời chúc tụng, động viên-chủ yếu trên FB. B.PN và em PV đang phải chịu áp lực rất lớn-từ dư luận cho đến các yếu tố pháp lý cần giải quyết.
Tôi không có ý định tham gia cùng các em B.PN để giải quyết những vấn đề trên, vì rất nhiều chuyện tôi chưa rõ đúng-sai. Tôi viết bài này vì lời hứa trước đây liên quan đến nghiệp vụ nhưng tôi đã ẩn bài viết trong lúc “dầu sôi lửa có thể bỏng”. Hôm nay xuất hiện lại và có bổ sung.
VÌ SAO ĐỤNG ĐẾN SUN LẠI TẠO DƯ LUẬN LỚN ĐẾN VẬY?
Nhiều người, đặc biệt trong anh em báo giới cho rằng Vin, Sun- trong nhiều năm nay là những thành trì “bất khả xâm phạm”. Anh em nói, báo chí gần như không ai dám nói về họ, ngoại trừ các tin, bài ca ngợi họ!
Sau khi nghe giải thích thì tôi hiểu, không hẳn Ban Tuyên Giáo hay Bộ 4T lúc nào cũng chỉ đạo, mà nó “bất khả” hay “không bất khả” là do các BBT, BGĐ đài vì các “hợp đồng truyền thông”.
Với hầu hết các báo, đài tự chủ tài chính thì nguồn nuôi chính từ trước đến giờ vẫn là quảng cáo. Nhưng thời trước, với lý tưởng nghề nghiệp, và thời của các DN ăn nên làm ra nên các báo có thể chọn quảng cáo cho đơn vị A hay B mà nó vẫn đảm bảo vừa có cái ăn cái mặc vừa giữ được bút sáng lòng trong.
Thời gian sau này, cái lý tưởng ấy bị nhạt dần vì nhiều lý do, trong đó có trách nhiệm của các cơ quan quản lý báo chí; đồng thời các DN làm ăn ngày càng khó khăn, do vậy tình hình kinh tế báo chí thật sự khó khăn. Nhiều cơ quan báo chí không còn khả năng chọn lựa quảng cáo như trước; đôi lúc đôi nơi phải lệ thuộc nội dung vào các tập đoàn, các DN như một điều kiện để có cơm ăn áo mặc cho anh em.
Trên FB cá nhân, không ít lần tôi đã thống kê và phân tích, có những sự kiện như sự cố cháy nhà khi thi công hoặc ngộ độc thực thẩm ở một trường tiểu học của một tập đoàn nhưng không báo nào thông tin- cả báo lớn đến báo nhỏ, cả báo Đảng đến báo của hội, đoàn (chính xác là có 2-3 cơ quan báo thông tin).
Báo chí bây giờ, ngoài chức năng làm công cụ cho Đảng, Nhà nước; đôi lúc đôi nơi còn phải làm “công cụ” cho các tập đoàn, cho các DN. Do vậy Báo Phụ Nữ dám đụng đến Sun chưa phải là chuyện long trời lở đất.
Nhưng đây là bản tuyên bố: Từ nay, Sun, Vin hoặc các tập đoàn khác không phải là nơi bất khả xâm phạm!
Chúng ta nên quý trọng các em tinh thần ấy!
Vậy anh chị em B.PN chỉ làm mà không ăn ư?
B.PN là báo của giới- chị em rất quan tâm với hôn nhân, gia đình, con cái; là nơi chị em có thể nhỏ to tâm sự; là nơi chị em tìm bí quyết, tìm thời trang, tìm hóa mỹ phẩm để làm đẹp…Do vậy, theo tôi, so với một số báo khác, B.PN có nhiều khả năng chọn lựa hơn- không bị lệ thuộc vào các “hợp đồng truyền thông” có điều kiện!
BÁO PHỤ NỮ ĐÃ “ĐỤNG” ĐẾN SUN NHƯ THẾ NÀO?
Trong tình hình báo chí nói trên, một tiếng nói phản biện, một bài phóng sự hay phóng sự điều tra của các nhà báo để ngăn chặn bớt những hành động coi thường lợi ích chung là rất đáng hoan nghênh. Nhưng “đụng” đến ai thì phải biết họ là ai?!
Theo lý thuyết, nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường; trong cơ chế vận hành đó, các quyết định đầu tư và phân bổ nguồn lực quốc gia phải mang lại giá trị sử dụng cao nhất. Làm được điều này không hề dễ bởi các quy luật thị trường ràng buộc và năng lực hạn chế của nhà đầu tư. Trong hoàn cảnh khó khăn đó rất tự nhiên, sẽ xuất hiện những nhóm lợi ích lựa chọn con đường ngắn nhất, dễ nhất, ít rủi ro nhất để giải bài toán phân bổ nguồn lực.
Còn con đường nào khác ngoài việc các nhóm thân hữu phải liên kết với các quan chức chính quyền? Và khi đụng đến các nhóm thân hữu thì luôn nhớ quy luật “hòn tuyết lăn”- khi cơ quan quản lý tìm cách tăng cường quyền lực để can thiệp và kiểm soát, thì các nhóm lợi ích lại càng tập trung thêm nguồn lực khổng lồ để lobby chính sách. Các nghiên cứu cho thấy, quá trình này cứ tiếp diễn sẽ hình thành quy luật “hòn tuyết lăn”!
Trở lại với Sun, một mình Sun có phá nát môi trường sinh thái từ núi Bà Nà đến Vườn quốc gia Tam Đảo và nhiều hơn thế được không? Tôi tin là không thể!
Ở ta may ra xây vội cái mồ giả trong đêm (để lấy thêm tiền đùn bù- giải tỏa) là có thể chứ ngay những người nhập cư không có tiền, xây đại cái nhà nhỏ trên đất ruộng để trú mưa thì chính quyền địa phương đều biết nhưng để đó, khi nào cần đập thì đập!
Do vậy nếu B.PN cần phải “đụng”- có thể chỉ ở một khu vực nhỏ, một dự án nhỏ- thì phải tính toán “tóm gọn”. Tách Sun và chỉ nói về Sun chắc chắn không thể có câu trả lời thỏa đáng! Đó là cái không đúng từ đầu về định hướng đề tài.
Về tác nghiệp của các PV:
Trong các tin, bài điều tra của các báo; bên cạnh việc tìm kiếm tư liệu từ các cơ quan chức năng, các nhà báo phải “nhập vai” nhằm tìm kiếm tư liệu cho bài điều tra nhưng vai nhập nào cũng đến giới hạn của nó:
- Để chứng minh việc người đi xe ngược chiều nhưng CSGT không thổi phạt: Nhà báo không thể đóng vai là người đi xe ngược chiều. Hành vi đó trái luật.
- Để thực hiện loạt bài điều tra về nghề mại dâm, nhà báo không thể nhập vai làm “gái mại dâm” vì đó là hành vi trái với đạo đức xã hội. Chưa nói với vai đó đó, buộc các nhà báo phải gợi ý, tác động, thúc đẩy sự việc diễn ra theo ý chí chủ quan của mình. Từ đó thông tin phản ánh cũng sẽ bị méo mó.
- Để chứng minh cho được hành vi nhận hối lộ hoặc đưa hối lộ của cán bộ nào đó, nhà báo không thể vào vai người “đưa hối lộ” hoặc “nhận hối lộ” được. Nếu khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ thì nhà báo cũng phải bị buội tội “đưa hối lộ” hoặc “nhận hối lộ”. Trừ khi, cơ quan báo và các nhà báo báo cáo với cơ quan chức năng và được họ đồng ý trước khi tiến hành…
Tóm lại, PV có thể đóng các vai miễn là không trái luật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và các hoạt động của tôn giáo; không trái với đạo đức và dư luận xã hội.
Để điều tra Sun, PV đã nhập vai là một nữ đại gia ở nước ngoài mới về, muốn đầu tư bất động sản ở Tam Đảo. Vì cần có thông tin việc phá rừng Tam Đảo nên PV phải làm việc với sư chùa. Và sau đó là tiếp cận với Sun và cô làm PR cho Sun. Gặp ông sư và cô làm PR không mang lại nhiều thông tin cho tuyến bài điều tra, đặc biệt những chứng cứ chứng minh sai phạm của Sun. Khi không nhằm cho tuyến bài điều tra thì có cần ghi chép, phản ánh về “ông sư gạ tình” làm lệch hướng dư luận không?
Với Sun, Vin hay nhiều DN khác khi đến bữa mời khách một bữa cơm và tặng quà là điều bình thường. Nếu TS và PV cho rằng có dấu hiệu lo lót và mang nó lên bài thì càng làm cho người đọc thấy lo lắng về chứng cứ điều tra cho loạt bài.
Nhiều anh em phản biện, rằng vì là nữ nên các em cũng thể hiện từ ngữ hơi “nữ tính”. Tôi chưa bàn đến thể loại hay từ ngữ nhưng dù là PV nam hay nữ thì cũng phải cung cấp cho người đọc những chứng cứ khách quan. Chứng cứ khách quan là những chứng cứ không tùy thuộc vào giới, vào cảm xúc và hiểu biết của nhà báo.
Nhiều bài sau đó không rõ ràng về chứng cứ điều tra (tôi phân tích những gì xuất hiện trên mặt báo). Cách điều tra này hơi giống bài điều tra về Asanzo trên B.PN ngày 21/06/19: Công ty 'ma' nhập hàng Trung Quốc cho thương hiệu Việt 'chất lượng cao'.
Một số bài sau đó là các chuyên gia phân tích về rừng quốc gia, về luật…Bài xin gặp các Sở nhưng chỉ qua chỉ lại; đặc biệt là văn bản của BBT báo đề nghị Bộ TNMT cung cấp văn bản đánh giá tác động môi trường, không lấy được ta lại viết thêm một bài. Nó phản ánh dấu hiệu đuối sức của loạt bài!
Chỉ là vài lời góp ý vì thiện cảm với các nhà báo dám làm.
Các em à, dù sao thì cây vẫn phải nở hoa, mặt trời vẫn phải mọc và nếu sống thì phải sống vui vẻ và hạnh phúc!


Nguồn: Facebook Trương Quang Vĩnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giàn khoan lớn của Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột với Việt Nam


mediaẢnh minh họa: Một giàn khoan dầu khí trên biểnJoe Raedle/Getty Images/AFP
Việc Bắc Kinh điều một giàn khoan khổng lồ đến Biển Đông đang gây quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu mới giữa Việt Nam và Trung Quốc tại một vùng biển được xem là rất giàu tài nguyên dầu khí.



Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 25/09/2019, trích dẫn một bài viết trên trang mạng Trường An Kiếm (Chang An Jian) của Ủy Ban Chính Pháp Trung Ương Trung Quốc, cho biết là Bắc Kinh vừa đưa một giàn khoan dầu hỏa nước sâu xuống hoạt động tại Biển Đông. Theo tờ báo Hồng Kông, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 (Haiyang Shiyou 982) đã bắt đầu hoạt động từ hôm 21/09 tại một vùng biển sâu đến 3.000 m ở Biển Đông.
Hải Dương 982, cao bằng một tòa nhà 10 tầng, là giàn khoan lớn nhất và hiện đại nhất trong số các giàn khoan cùng loại tại Trung Quốc, có thể khoan ở độ sâu đến 9.000 m.
Việc Bắc Kinh đưa giàn khoan mang tên Hải Dương Thạch Du 982 xuống Biển Đông khiến người ta nhớ lại vụ giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh đưa vào thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, làm dấy lên phản ứng dữ dội từ phía Hà Nội. Người dân Việt Nam vào lúc đó xuống đường biểu tình rầm rộ phản đối Trung Quốc, và đã xảy ra các vụ bạo động nhắm vào các công ty Trung Quốc ở Việt Nam.
Tờ International Business Times của Mỹ hôm qua nhận định là có hai yếu tố giải thích hành động lần này của Trung Quốc. Thứ nhất là Bắc Kinh muốn tranh giành nguồn dầu khí tại Biển Đông để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Thứ hai, là Bắc Kinh không bao giờ tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng như Việt Nam, thậm chí đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng không chấp nhận việc Việt Nam hợp tác với các nước khác trong các dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Theo lời chuyên gia người Hàn Quốc Yun Sun, Giám đốc Chương trình Đông Á tại Viện chính sách Stimson, Washington, việc đưa giàn khoan Hải Dương 982 đến Biển Đông rất có thể không chỉ là nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, mà còn nhằm phá hoại nỗ lực của Việt Nam cùng thăm dò và khai thác dầu khí với các nước khác.
Về phần Alan Chong, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, ông tin rằng Hà Nội sẽ kháng cự mạnh hơn nếu Trung Quốc khiến Việt Nam tức giận với việc triển khai giàn khoan mới.
Trong bài phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc cuối tháng 9 vừa qua, bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã cảnh báo về những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Tuy ông Phạm Bình Minh không nêu tên Trung Quốc, nhưng đây có thể được là lời cảnh cáo trực tiếp nhắm vào Bắc Kinh.
Theo nhận định của International Business Times, việc điều giàn khoan Hải Dương 982 đến Biển Đông cũng nhằm gởi một thông điệp đến Hoa Kỳ rằng Trung Quốc đang củng cố sự kiểm soát của họ trên các vùng biển tranh chấp, xem đây là « mặt trận thứ hai » trong cuộc đối đầu với Mỹ. Giáo sư khoa học chính trị Herman Kraft, Đại học Philippines cho rằng Bắc Kinh cũng muốn gửi đến Manila thông điệp là họ sẵn sàng thăm dò dầu khí chung nếu Philippines bỏ qua một bên phán quyết 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực.
Theo một số chuyên gia, hành động của Trung Quốc cũng là nhằm gia tăng kiểm soát quần đảo Trường Sa, nơi mà họ có thể tiến hành một chiến dịch quân sự dưới vỏ bọc thăm dò dầu khí và điều này tạo cho họ một lợi thế chiến lược so với Hoa Kỳ ở Biển Đông.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phản đối nhóm tàu HD8 tiếp tục mở rộng hoạt động trên EEZ của VN


Nhóm tàu HD8 của Trung Quốc tiếp tục mở rộng hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu.
Trả lời câu hỏi của Zing.vn tại buổi họp báo thường kỳ ngày 3/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin thêm về hoạt động của nhóm tàu HD8 của Trung Quốc.
"Theo cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu HD8 tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam", bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.
Phan doi nhom tau HD8 tiep tuc mo rong hoat dong tren EEZ cua VN hinh anh 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Việt Linh.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nhóm tàu HD8 tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định phù hợp với các quy định của Công ước củaLiên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với Trung Quốc. Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm và rút toàn bộ nhóm tàu trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để xảy ra vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép", bà Hằng khẳng định.

Phần nhận xét hiển thị trên trang