Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Viễn cảnh ‘chật chội’ của ngành hàng không Việt Nam


Hàng loạt hãng hàng không mới ra đời trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng ngành có dấu hiệu chậm lại. Hạ tầng, nhân lực hàng không... đang quá tải gây khó khăn cho bản thân các hãng cũng như khách hàng.
Thị trường hàng không Việt Nam chuẩn bị đón thêm 4 hãng mới là Công ty Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines), Công ty Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines), Hãng hàng không Cánh Diều (KiteAir) và Công ty Cổ phần Hàng không Vinpearl Air (Vinpearl Air). Hiện tại, Vietstar Airlines đã được cấp giấy phép vận chuyển hàng không và là hãng hàng không thứ 6 trên thị trường này. Trong khi đó, trường hợp của Vietravel Airlines và Vinpearl Air đang được Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả, còn KiteAir đang chờ thẩm định của Cục.
Như vậy nếu không có vấn đề về mặt hồ sơ pháp lý của các hãng này, ngành hàng không Việt Nam sẽ có tổng cộng 9 hãng trong thời gian tới. Điểm đáng nói là chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, các hãng hàng không mới đã liên tục xuất hiện trong bối cảnh triển vọng ngành có xu hướng chậm lại, trong khi hạ tầng hàng không đang ở tình trạng quá tải và có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn, an ninh thậm chí là cả an ninh quốc phòng.
Ngoài ra còn phải kể đến việc nhân lực ngành hàng không hiện cũng không đáp ứng được nhu cầu. Mỗi khi có một hãng hàng không mới ra đời, câu chuyện tuyển dụng, lôi kéo phi công giữa các hãng lại nóng lên. Vấn đề thiếu nhân lực hàng không dẫn đến chuyện lôi kéo phi công, ảnh hưởng đến đội bay của các hãng. Không chỉ thiếu nhân lực phi công, mà nhân lực của Cục Hàng không để giám sát hoạt động này cũng thiếu.
Với bối cảnh hạ tầng sân bay ngày càng xuống cấp và chật hẹp, cùng với nguồn nhân lực Việt Nam chưa tự chủ đào tạo hoàn toàn thì đây đang là bài toán hóc búa với cơ quan quản lý.
Viễn cảnh ‘chật chội’ của ngành hàng không Việt Nam - Ảnh 1.
Theo Bình An (Thiết kế: Bảo Linh) / cafe vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

SỰ CỐ...... NỘI




Năm 938 có một "sự cố" trên sông Bạch Đằng, khi 2 vạn quân Nam Hán đưa thuyền vào đây câu cá và bị quân Ngô Quyền đánh cho tan xác, Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo phải bỏ mạng trong "sự cố" này.
Trận chiến đã đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc Việt và tên tuổi của vị anh hùng Ngô Quyền được lưu truyền nghìn thu.
Những năm cuối thế kỷ XII, nước ta có 3 "sự cố" lớn, mà nát nhất là khi Hốt Tất Liệt đã cho con trai mình là Thoát Hoan thống lĩnh 50 vạn đại quân vào nước ta mua dê, câu nói cửa miệng "tiền nhiều như quân Nguyên" cũng từ đây mà ra.
Tuy nhiên với tài giải quyết "sự cố" được đào tạo chuyên nghiệp từ trường lý luận chính trị quần chúng nhân dân, Quốc công Trần Hưng Đạo đã chỉ huy quân đội nhà Trần đánh cho tan tác chim muông. Thoát Hoan đã phải chui trong rọ tre ngoài bọc đồng lá để tránh tên đạn và chấp nhận bị quân lính kéo lê dọc trên đường như lợn để hòng thoát thân.
Đến cuối thế kỷ XVII, lại một "sự cố" tại thành Thăng Long khi được sự giúp sức theo công hàm của đồng chí Lê Chiêu Thống, Tôn Sỹ Nghị đã mang 29 vạn đại quân nhà Thanh vào nước ta để phát quà tết cho trẻ em và những gia đình khó khăn.
Chưa kịp thưởng thức trà Việt Nam để xem trà Trung Quốc ngon hơn như thế nào, đã bị đạo quân của vua Quang Trung đánh cho không còn manh giáp, đồng chí Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng và cho quân lính kéo chạy để trốn về nước.
Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua hàng trăm nghìn cuộc chiến lớn nhỏ với giặc phương Bắc (Trung Quốc), tuy luôn là một nước nhỏ, nhưng Việt Nam chưa bao giờ nhược và sợ "sự cố" đến độ không dám kêu đích danh nó theo cách chủ ý của bọn ác tạo ra, mà chỉ dám nói mấp mé theo cách "chuyện này là vô tình, là ngoài ý muốn, chỉ là sự cố" như vậy.
Phen này không biết các tiền nhân có đội mồ mà sống dậy không nữa. 😁

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CNBC: Thương chiến có thể kết thúc, nhưng trên thế giới chỉ có ông Trump mới đủ “quyền năng” để làm điều đó!


CNBC: Thương chiến có thể kết thúc, nhưng trên thế giới chỉ có ông Trump mới đủ "quyền năng" để làm điều đó!
Cả thế giới đang hướng sự quan tâm tới vòng đàm phán Mỹ - Trung trong thời gian tới giữa bối cảnh hai phía tiếp tục áp loạt thuế quan mới trong thương chiến đầy căng thẳng.
CNBC dẫn lời Wang Huiyao - cố vấn của chính phủ Bắc Kinh và là chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa - cho biết hiện tại tổng thống Mỹ Donald Trump là người duy nhất có khả năng chấm dứt bế tắc trong thương chiến và đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Theo ông Wang, Trung Quốc đã "cố gắng hết sức" trong việc xử lí tất cả những rắc rối mà cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài thường phàn nàn, bao gồm việc thông qua một số luật đầu tư vào tháng 3 vừa qua.
Ông Wang cho biết luật mới sẽ nghiêm cấm việc cưỡng ép chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc và sẽ tăng cường bảo hộ tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài cũng sẽ được hưởng quyền lợi ngang bằng với những doanh nghiệp trong nước - đây cũng chính là mối quan tâm của chính quyền Mỹ trong chiến tranh thương mại hơn 1 năm qua.
"Thay đổi toàn bộ luật lệ của Trung Quốc là điều không thể - không quốc gia nào sẵn sàng làm như vậy, nhưng ít nhất chúng tôi đã thông qua một luật mới. Vậy nên, tôi nghĩ rằng vẫn có thể đàm phán để giải quyết tất cả những mối quan tâm mà phía Mỹ mong muốn."
Nhưng một số nhà phân tích cho rằng luật mới - hứa hẹn được thông qua vào tháng 1 năm sau - sẽ không thể đề cập tới mọi vấn đề và không đủ để làm hài lòng Washington.
Chỉ 2 tháng sau khi luật đầu tư của Trung Quốc được thông qua, ông Trump đã cáo buộc Bắc Kinh rút lại một số lời cam kết đã hứa trong những cuộc đàm phán trước đó.
Tổng thống Trump nói Bắc Kinh đã "phá vỡ thỏa thuận". Washington bắt đầu tăng thuế quan đối với một số hàng hóa Trung Quốc trong khi Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin nói "thỏa thuận đã hoàn thành tới 90%".
Hiện tại, thương chiến chưa có dấu hiệu kết thúc khi cả hai phía tiếp tục áp thêm thuế quan đối với bên còn lại. Một số chuyên gia cho rằng rất khó có khả năng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt được thỏa thuận trước kì bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Ông Wang cho rằng việc ông Trump "hết lần này tới lần khác" áp thuế Trung Quốc đã gây ra rất nhiều phiền phức và khiến doanh nghiệp cả hai bên cảm thấy khó xử.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khẳng định thiện chí muốn đối thoại và "Mỹ cần tiến tới với sự linh hoạt và giảm bớt thái độ cứng rắn về vấn đề thương mại".
"Chúng ta không thể nào có một thỏa thuận hoàn hảo được. Có thể thấy Trung Quốc đã cố gắng cởi mở không chỉ cho quyền lợi của Mỹ, mà còn của cả Trung Quốc. Tôi nghĩ phía Mỹ cần phải nhìn nhận lại những điều mà Trung Quốc đã làm và thúc đẩy Bắc Kinh cởi mở hơn nữa, chứ không phải đẩy họ vào thế bí," ông Wang nói.
Một số chuyên gia nói Mỹ đã nêu ra những điều hợp lí trong thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, họ cũng cho ra rằng cách chính quyền ông Trump tiến hành thương chiến không hiệu quả khi ông Trump thường xuyên đăng tải công khai những lời chỉ trích đối với Bắc Kinh và dồn ép Trung Quốc vào "bước đường cùng".
Theo Trithuctre

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện cha con nhà Nguyễn Bắc Son


Nguyễn Đình TrọngTheo dõi
AI GIAN MANH HƠN?
Bố khai nhận 3 triệu USD, bố đưa con gái rượu giữ. Bố nhận từ Phạm Nhật Vũ từ 300,000 đến 400,000 USD/lần, nhận khoảng 10 lần đưa cho con gái cất. Giờ phút sinh tử của cha. Cha khai sự thật, lôi con gái vào thì con gái đoạn tuyệt tình thâm chối phăng là không có nhận tiền 3 triệu USD nha.
Chỉ vì hơn 70 tỷ đồng mà đoạn tuyệt thế sao con gái cưng, sao nỡ đẩy cha vào đường cùng vậy con? Công nhận tình đồng chí, tình cha con của cán bộ tán tận đến thế sao???
Đến đây câu hỏi: cha và con ai gian manh hơn? dành cho cộng đồng trả lời vậy???

nhận xét hiển thị trên trang

Đài thiên văn khổng lồ sâu 1km dưới lòng đất để nghiên cứu hạt ma


Bên trong đài thiên văn này là hàng chục nghìn bóng đèn khổng lồ để tìm ra loại hạt khó nắm bắt nhất trong vũ trụ.
Theo: ABC.net | Video: Fermilab, News

Phần nhận xét hiển thị trên trang

- Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo:Tổ quốc đang bị thách thức nghiêm trọng!


Nguyễn Trung 


*(VietStudies 02/09/2019)** Từ ngày 03-07-2019 đến nay (30-08-2019) tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc với sự hộ tống của các tầu chiến cỡ lớn của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hải quân Trung Quốc ngang nhiên vào hoạt động phi pháp vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa tại vùng Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển, ước khoảng 370 km). * Có lúc Trung Quốc đã huy động cả máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho hoạt động của tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và những tầu chiến khác c... thêm »

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

Văn hóa là bộ mặt của một chế độ xã hội.


TƯỞNG AI, HÓA RA…
Thoạt nhìn thấy quen quen, tưởng ai, hóa ra là Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (中華民國 - Đài Loan) Thái Anh Văn (蔡英文).
Vào quán ăn bình dân, làm một suất cơm như chị công nhân đi ăn trưa.
Ngồi xổm bên rãnh thoát nước, vặn vòi rửa đĩa như một bà nội trợ nhà quê.
Trong khi chờ tàu, lấy hai chân kẹp cái túi xách, dựa lưng vào tường tranh thủ đọc tài liệu.
Tất cả đều thật, chứ không phải diễn. Truyền thông nói nhiều về sự giản dị của Thái Anh Văn. Nhưng thực ra có lẽ đối với bà chuyện đó là bình thường, là tự nhiên, là tính cách vốn có của một chính khách dưới chế độ Tự do, Dân chủ.
Thái Anh Văn sinh năm Bính Thân (1956), chưa kết hôn. Người bạn thân duy nhất của bà là con mèo tên là Hương Hương. Có người bảo, vị hôn phu của bà ấy chính là sự độc lập của Đài Loan.
Một phụ nữ bề ngoài không khác gì thường dân, nhưng đã thách thức mưu đồ của Tập Cận Bình khét tiếng, đe dọa dùng vũ lực sáp nhập Đài Loan vào Trung Hoa đại lục. Cùng gần 24 triệu dân của mình, Tổng thống Thái Anh Văn quyết không khoan nhượng ý đồ của chính quyền Bắc Kinh. Xem ra, câu thơ của ông Tố Hữu áp vào đây thấy hợp: “Ra thế, to gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
Tại Mỹ, hồi cuối tháng 3/2019, Thái Anh Văn tuyên bố, “không muốn Đài Loan thành Hong Kong thứ hai của TQ”. Bà còn nói, “chúng tôi tìm kiếm hòa bình, không thù địch. Nhưng chúng tôi phải có khả năng bảo vệ TỰ DO, DÂN CHỦ và lối sống của mình”. Gần đây, bà Thái còn tuyên bố sẵn sàng đón nhận người Hong Kong tham gia biểu tình muốn sang sống ở Đài Loan. Hồi tháng 7 năm nay, bà sang Mỹ, bất chấp sức ép của TQ… Hóa ra, giá trị của Tự do, Dân chủ là nguyên nhân gốc rễ, là mấu chốt của sự quyết liệt từ phía Đài Loan, từ người dân đến Tổng thống, không ai chịu để sáp nhập vào Trung Quốc thấy nói độc tài, toàn trị. Chẳng con chim nào đang bay giữa bầu trời Tự do lại muốn chui vào lồng, dù đó là cái lồng sơn son, thiếp vàng.
Ở nơi có Tự do, Dân chủ, để làm nên nhân cách và trí tuệ của một chính khách, tuyệt nhiên không phải là trang phục, là xe hơi đắt tiền hay đội quân tiền hô hậu ủng. Những cái đó chỉ là hình thức đối ngoại, là tự tôn quốc thể khi cần. Còn sinh hoạt đời thường và tiếp xúc với cấp dưới, với nhân dân, thì những chính khách có văn hóa càng cao thì càng giản dị, gần gũi… Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là một người như thế, bởi người tiếp cận nền văn hóa Tự do, Dân chủ từ thủa hàn vi. Không ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791 để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 của Việt Nam.
Xem ra, phàm những người tiếp cận được nền văn hóa Dân chủ, Tự do đúng nghĩa thì họ thường có phong cách giản dị, khiêm nhường, xa lạ với thói kiêu ngạo, giả dối.
Cái thói kiêu ngạo, vênh vang, giả dối là sản phẩm của chế độ Phong kiến, vua quan, nhất là Phong kiến Phương Đông. Ở thời ấy, các quan từ tri phủ đến triều đình về địa phương, người dân nghe thấy trống chiêng, nhìn thấy võng lọng là sụp mặt xuống ven đường, chổng mông lên, khi quan nha qua rồi mới được đứng dậy ngửa mặt nhìn trời.
Thời nay, cán bộ lãnh đạo đi công vụ xuống cấp dưới, thường kéo theo cả bầu đoàn xe tháp tùng hoành tráng, tiền hô, hậu ủng rầm rầm… Người dân giạt ra, nhường đường cho đoàn ô tô của các quan. Hội trường tiếp đón ở địa phương căng pa nô, biểu ngữ “nhiệt liệt chào mừng” đỏ chót. Đoàn xe đi qua, dân ghé tai hỏi nhau, không biết ông nào mà oai thế nhỉ? Có người tỏ ra thạo tin bảo, là ông ấy, ông nọ đấy. Trong đám đông có người nói, TƯỞNG AI, HÓA RA là cái lão… “đầu củ chuối”. Trên báo đài, lão ta nói năng sáo rỗng, xa rời cuộc sống, chả được câu nào vào lòng dân. Có người bảo, đúng là “trông thấy mặt, muốn tắt TV” !
Gần đây, hình như Trung ương đã có chỉ đạo nên bệnh hình thức, giải quyết khâu oai… có vẻ đỡ hơn, pa nô “nhiệt liệt chào mừng” cũng thấy giảm nhiều. Nhưng cái thói “kiêu ngạo cộng sản”, rất chi phong kiến thì chưa thể hết.
Tất cả đều nằm trong phạm trù VĂN HÓA. Văn hóa là bộ mặt của một chế độ xã hội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang