Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

GIẤC MỘNG TRUNG HOA

(bài đăng trên trang Văn Việt)

Gửi các bạn Trung Quốc!

Kao Phú


Học viên Pháp luân công bị  nhà cầm quyền Trung Cộng mổ cướp nội tạng


1- Tôi và hầu hết người Việt hoàn toàn không có thù oán cá nhân gì với ai ở Trung Quốc các bạn.
2- Đất nước tôi chưa đầy 330 ngàn km2 và 90 triệu dân không dưng lại ngu xuẩn đi gây sự, đối đầu với một nước láng giềng hơn 9 triệu km2 có 1 tỷ 400 triệu người của các bạn. 
3- Tổng thống Donald Trump càng không ngu dại gì mà tự dưng gây chiến tranh thương mại với thị trường bao la tỷ tư người tiêu dùng Trung Quốc. 

Cuối cùng, chắc chắn người dân Trung Hoa hiền hòa với bề dày văn hóa hơn 5.000 năm càng không dại dột gây chuyện binh đao máu chảy đầu rơi. Vậy tại sao chúng tôi và thế giới ghét Trung Quốc? Ấy là bởi, các vua chúa Trung Hoa từ mấy ngàn năm nay luôn tự cho mình là thiên tử, là trung tâm của thiên hạ. Các nước còn lại chỉ là man di, mọi rợ nên phải chịu thân phận thuộc quốc, chư hầu. Và, một khi có cơ hội là chính quyền phong kiến xua dân mình đi hứng hòn tên mũi đạn cho tham vọng mở rộng lãnh thổ. 
Điều đáng sợ hơn nữa là, các dân tộc bị xâm lăng tất cả đều bị diệt chúng bởi tham vọng bành trướng Đại Hán. Ngay cả đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh từng tiêu diệt nhà Tống, đế quốc Mãn Thanh hung hãn như sóng thần quét sạch triều Minh, vậy mà đến nay, thử hỏi họ còn được mấy triệu người trong tỷ tư dân Trung Quốc?
Từ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế tới Thương, Chu..., Trung Quốc chỉ vẻn vẹn ở đồng bằng Hoa Hạ với diện tích khoảng nửa triệu km2. Trải qua Tần, Hán, Đường... đến nay, phía bắc là Nội Mông đến phía nam là Đại Lý, đông là Mãn Thanh qua cực tây là Tân Cương, Tây Tạng đều đã bị sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với diện tích gấp gần hai mươi lần. Tất cả, đều bằng chính sách xâm lăng đồng hóa, diệt chủng mà thành. 

 
Trên ngực áo tên bác sĩ mổ nội tạng có dòng chữ "hắc tâm y (bác sĩ tim đen)

Không chỉ xa xưa, đến tận thời đại ngày nay, khi mà tinh thần tự do dân chủ có mặt ở khắp mọi nơi thế giới, thì, chính quyền Trung cộng cũng vẫn tưởng mình là "thiên tử con trời" khư khư ôm mộng bá chủ ngu xuẩn cũ rích ấy. Bằng chứng ư? Xin có ngay. Không nước nào có biên giới chung với Trung Quốc từ rộng lớn như Nga, Ấn Độ tới nhỏ như Pakistan, Bhutan, Myanmar, Lào, Việt Nam.... mà Trung Quốc không gây hấn, lấn chiếm lãnh thổ. Trên biển, chính quyền Trung cộng bịa ra đường chín đoạn ở biển Đông, tưởng tượng ra Điếu Ngư Đài ở biển Nhật Bản và nhiều đảo khác thành lãnh thổ của họ, làm rối loạn cả châu Á Thái Bình Dương. 
Về kinh tế thì lãnh đạo Trung Quốc luôn chủ trương ăn cắp công nghệ từ các nước có nền kỹ nghệ cao như Mỹ, Nhật, Hàn đến cộng đồng Châu Âu. Trung cộng thực hiện hành vi gian lận thương mại như một chủ trương làm thiệt hại hàng ngàn tỷ Mỹ kim cho các đối tác khắp trế giới.
Từ mấy chục năm nay, nhà cầm quyền Trung Quốc còn thực hiện những hành vi tội ác làm lương khi loài người phẫn nộ. Họ đã bắt giam và mổ cướp nội tạng của hàng chục triệu hội viên Pháp Luân công bí mật bán ra nước ngoài lấy ngoại tệ mạnh.

Khi chế độ chủ tịch suốt đời được thông qua, tư tưởng Tập Cận Bình được ghi vào Điều lệ Đảng thì Trung cộng càng muốn thống trị thế giới một cách điên cuồng, dã man, tàn bạo hơn. Thoáng nhìn, có vẻ chính quyền ấy đã đạt được vài mục tiêu như tăng trưởng kinh tế nhiều năm ở mức cao, chiếm thêm vài ngàn km2 lãnh thổ, bồi đắp được dăm đảo chìm thành đảo nổi, lôi giàn khoan đi dọa nước này nước khác. Họ đang cố biến những thứ "thắng lợi tinh thần" thành ma túy để dẫn dụ các bạn vào cái gọi là "Giấc mộng Trung Hoa". Không ít kẻ đã ngủ mê trong cái hào quang phù phiếm mà quên đi chính mình đang quằn quại rên xiết trong ô nhiễm môi trường, trong kìm kẹp bạo tàn của cái chính quyền phi nhân bản, vô đạo đức hội tụ tất cả những thuộc tính xấu xa nhất của các loại hình nhà nước độc tài toàn trị. 
Hãy tỉnh dậy đi. Các quốc gia đều quay lưng với các bạn. Cả thế giới đang căm ghét các bạn. Cả nhân loại đang phỉ nhổ các bạn cho dù lỗi không hẳn bởi các bạn. 
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung mới chỉ mở màn. Cuộc chiến toàn diện với quyết định viện trợ, bán vũ khí, nâng cấp quan hệ với Đài Loan, nâng tầm quân đội Nhật Bản, lên án chính sách với Tây Tạng, Tân Cương, ràng buộc, hạn chế các nước Âu, Á, Mỹ, Phi khi quan hệ với Trung Quốc..., của tổng thống Donald Trump chính là bằng chứng việc Mỹ và cả thế giới quyết tiêu diệt cái chính quyền quái thai của đất nước các bạn. 
Đáng nói hơn, Đài Loan đã nổ phát súng đầu tiên đòi độc lập. Mãn Thanh, Tân Cương, Đại Lý... cũng rục rịch theo. Ngay cả Tây Tạng toàn các Phật tử hiền hòa luôn căm ghét, tẩy chay bạo lực cũng không chịu nổi sự ác hiểm cố tình phá dỡ gần 28 ngàn ngôi chùa của chính quyền Trung cộng. Nay, để bảo vệ số chùa chiền và niềm tin còn sót lại họ đành phải vùng lên dùng bạo lực chống lại bạo lực phi nhân. 
Có tránh được nội chiến đẫm máu, tránh bị thế giới cô lập biến Trung Quốc thành hoang tàn hay không phụ thuộc rất lớn vào việc các bạn có thức tỉnh, có đấu tranh đòi thay đổi và buộc chính quyền phải thay đổi hay không. Nếu không, sớm muộn gì chắc chắn các bạn sẽ nhận thêm nỗi ê chề hơn cả mối nhục Bắc Kinh tan hoang trước Liên minh bát quốc. Và, rất có thể, không chỉ lính Nhật phát xít hồi 1940 mà vệ binh quốc gia Nhật trong tương lai sẽ có mặt ở Bắc Kinh cùng liên quân thế giới giải giáp cái chính quyền thối nát của các bạn. Các bạn sẽ trở thành những chứng nhân bắt buộc và bất hạnh nhất trong lịch sử nhiều ngàn năm của mình khi chứng kiến một Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy.
Ước mơ chinh phục thế giới, mở rộng cương vực, mở rộng ảnh hưởng của một quốc gia bất kỳ không phải luôn luôn là xấu. Bằng chứng là, nước Mỹ ban đầu chỉ có 13 bang. Nhưng, bằng dân chủ tự do hơn, chỉ sau 200 năm nó đã thành nước Mỹ 50 bang trải dài từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương (chưa kể Puerto Rico đang muốn thành bang thứ 51) mà không cần trải qua cuộc tắm máu diệt chủng nào (như Trung Quốc gây ra cho các dân tộc của mình và gần đây là cho Campuchia). Nó cứ lừng lững trở thành quốc gia bá chủ giàu có được yêu mến nhất hành tinh. Ấy là bởi bất kỳ lãnh thổ nào nhập vào nó đều được cư xử như bất kỳ bang nào trước đó, và người dân của nó đều nhận được dân chủ tự do hơn trước đó... đến mức cư dân nhiều nước (mà nhiều nhất là người Trung Quốc) luôn thèm muốn được thành công dân Mỹ. Nhiều người Anh đang hối hận bởi Brexit. Vì rằng, một dân tộc giàu có hơn có thể thiệt thòi hơn khi gia nhập cộng đồng châu Âu, nhưng lớn hơn, cao cả hơn, đa số các dân tộc trong nó đều được hưởng một Âu châu hòa hợp rộng lớn cùng món lời vô giá là hòa bình thịnh vượng. Người Tây Đức phải bỏ ra nhiều ngàn tỷ USD để giúp xây dựng lại một Đông Đức cộng sản nghèo nàn mới sáp nhập, mà chẳng người Tây hay Đông Đức cũ nào thấy bất bình. Ấy là bởi họ biết hòa hợp theo cách văn minh. Người Trung Hoa đáng kính bởi họ được quyền tự hào mình là cháu con Bàn Cổ có sức sống bất diệt! Tự hào vì Trung Quốc từng là cái nôi của văn minh nhân loại với 18 phát minh sớm nhất thế giới từ tiền giấy đến thuốc súng... Cho nên "Giấc mộng Trung Hoa" nếu có thể chinh phục cả thế giới cũng chẳng có gì đáng chê trách. Vấn đề là, chinh phục bằng dân chủ tự do, văn minh, hòa hợp và tự nguyện như tấm gương Âu, Mỹ hay bằng ăn cướp? Nếu rắp tâm định nô dịch thế giới bằng mưu mô xảo quyệt, bằng chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ, bằng ăn cắp và dối trá. lại là chuyện khác. 
Một chính thể mổ sống nội tạng con dân để làm giàu, phá nhà thờ, chùa chiền để áp đặt hệ tư tưởng, coi trí thức như cục phân, dùng họng súng đàn áp nhân dân thì chắc chắn Trung Quốc sẽ bị tẩy chay ở bất kỳ đâu, sẽ bị tiêu diệt bởi khát vọng tự do, dân chủ, văn minh và tiến bộ. Chính các bạn và con cháu các bạn sẽ bị chết bởi "cục phân" và "họng súng" của chính quyền ấy.
K.P.

Bản dịch Hoa văn của nhà văn Đặng Văn Sinh
中国梦
高富 (Kao Phú)

亲爱的中国朋友们!
1.我和大多数越南人对中国的任何人都没有个人的怨恨。
2.
我国面积不到33万平方公里,9000万人愚蠢到足以面对超过900万平方公里的邻国,拥有10亿4亿人口。
3 - 
唐纳德特朗普总统并不愚蠢地对广大的中国消费市场进行战争。
最后,中国人民对5000多年的文化肯定是温和的,因为没有愚蠢地导致血液流失。那么为什么我们和世界都讨厌中国呢?这是因为,几千年来中国国王一直认为自己是天使,银河系的中心。其余国家只是野蛮人,野蛮人应该受制于国家,附庸。而且,一旦封建政府有可能推动其人民为雄心勃勃的扩张而发挥作用。
更令人恐惧的是,入侵的人民都被扩大大汉的野心所摧毁。即使是帝国帝国的强大帝国也摧毁了宋朝,帝国如此咄咄逼人,以至于海啸摧毁了明朝,但到现在为止,试着向他们询问中国的数百万人?
从三黄,五帝到商周,中国仅在花都三角洲,面积约为五十万平方公里。到目前为止,北方是内蒙古南部的代理商,东部是满清,通过新疆西部,西藏都被并入中国领土。累计约二十次。所有这些都是在侵略政策下进行的种族灭绝。
不仅在过去,直到今天,当世界各地都存在自由民主精神时,中国政府仍在考虑成为天儿那个老傻老板。想要证明吗?请拥有它。没有哪个国家与中国有着共同的边界,从俄罗斯,印度到巴基斯坦,不丹,缅甸,老挝,越南等国家都有一个共同的边界......但中国并没有积极侵占领土。在海上,中国政府在南海组成了九条虚线,想象日本海的钓鱼台和许多其他岛屿为其领土,扰乱了整个亚太地区。从经济角度来看,中国领导人一直在窃取从美国,日本等高科技国家到欧盟的技术。中国人将贸易欺诈视为向世界各地的同行破坏数千亿美元的政策。几十年来,中国当局犯下了危害人类罪。他们从数千万秘密出售的法轮功成员中扣留和收获器官以换取外币。
*

当终身总统的政权被采纳时,习近平的思想被写入了党章,越是中国想要疯狂地,更残酷地统治世界。乍一看,似乎政府已经实现了几个目标,例如几年来经济高速增长,占领数千平方公里的领土,将岛上的岛屿变成了一个浮岛。其他国家。他们试图将精神上的胜利变成药物,以吸引你进入所谓的中国梦。在忘记自己的闪闪发光的荣耀中睡着的少数人正在扭曲环境污染,在不人道的,不道德的政府的残酷控制下融合所有极权主义国家中最邪恶的。
醒来 各国背弃你。 整个世界都在恨你。 即使不是你的错,人类也会唾弃你。
美国的贸易危机才刚刚开始。与援助决策,军售,升级与台湾的关系,提高日军的水平,谴责与西藏,新疆,约束,限制欧洲和亚洲的政策的全面战争。美国,非洲,与中国的关系,以及唐纳德特朗普总统......证明美国和世界决定摧毁贵国的致畸政府。
更卑鄙的是,台湾发射了第一支独立枪支。满族,新疆,大理......也随之而来。即使是和平与和平,暴力抵制的藏人也无法忍受拆除近28,000个中国政府寺院的残酷意图。现在,为了保护他们留下的寺庙和信仰的数量,他们采取暴力打击非人类暴力。
避免血腥的内战,避免孤立主义世界将中国变成一场混乱,在很大程度上取决于你是否被唤醒,为变革而奋斗以及迫使政府改变。如果没有,迟早肯定会比八十年代联盟之前的可耻的北京更加可惜。而且,最有可能的是,不仅是1940年的法西斯日本人,而且未来的日本国民警卫队将在北京和世界联盟解除你的腐败政府。在目睹分裂的中国时,你将成为千禧年历史上最有义务和最不开心的见证人。
征服世界,扩大领域,扩大任何国家影响力的梦想并不总是坏事。作为证据,美国最初只有13个州。但是,随着更自由的民主,仅仅200年之后,它已成为从大西洋到太平洋的50个州的美国(更不用说波多黎各寻求成为第51个州)而不必经历血浴。哪种种族灭绝(如中国对其人民的影响以及最近对柬埔寨的影响)。它已成为世界上最受欢迎的霸权国家之一。这是因为进入它的任何领土都被视为任何以前的国家,其人民比以前受到更多的自由民主......这么多人(很多)特别是中国人)总是渴望美国的成功。
许多英国人对英国退欧感到遗憾。因为,作为一个富裕的国家,加入欧洲社会可能会更加边缘化,但更大,更高,其大多数人民享有大量的欧洲和谐无价的是和平繁荣。西德人花了数万亿美元帮助重建一个贫穷的共产主义东德,没有任何前西方或东德的不满。这是因为他们知道如何以文明的方式生活。
尊敬的中国人,因为他们为盘古产前的活力而自豪!感到自豪的是,中国是人类文明的摇篮,拥有世界上最早的从纸币到火药的18项发明......所以中国梦如果可以征服世界就没什么可怪的。问题是,像欧洲或美国的例子或抢劫一样,通过自由,文明,和谐和自愿的民主来征服?如果思想开始通过狡猾的阴谋来制服世界,通过战争入侵领土,通过偷窃和撒谎。是另一个故事。
为了丰富人民,摧毁教堂,摧毁意识形态的宝塔,像部门这样的知识分子,使用枪支压迫人民,政府要进行风琴收割活动,肯定会受到抵制在任何地方,都会被对自由,民主,文明和进步的渴望所摧毁。你和你的孩子和孙子将被政府和政府的枪支杀死。
K.P.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG CHỊU XÓA " QUÂN XÂM LƯỢC BÀNH TRƯỚNG DÃ MAN"...CA KHÚC CỦA NS PHẠM TUYÊN BỊ LOẠI RA KHỎI TỔNG TẬP


VÌ SAO CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN KHÔNG ĐƯỢC VÀO TỔNG TẬP ?
Xuân Ba
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019 9:17 AM
Đành trưng ra cái tít bài hơi bị dài ấy bởi nhiều duyên do! Mà còn dài nữa. Tạm đủ phải là ca khúc Chiến đấu vì độc lập Tự do. Và Tổng tập ấy của một Bộ nghành lớn có tên là Những khúc quân hành vượt thời gian.
… Ông đang ngồi kia. Ơn giời, sắp cửu tuần mà vẫn nhúc nhắc đi lại được. Và cái lưng vẫn thẳng, tiêu chí không dễ mà sụm đột ngột của những bậc cao lão.
Nhạc sĩ đang bị… hành! Hành là cách nói thân ái chỉ thể trạng cánh báo chí quấy quả chăm sóc người của công chúng nào đó. Bốn giờ chiều ngày thứ sáu 15-2-2019, tôi đang đợi tốp phóng viên truyền hình thực thi phận sự phỏng vấn ghi hình. Như nhạc sĩ cười, như vậy là từ sáng đến giờ có 6 cơ quan báo chí đến làm việc với ông. Mà đâu đã hết. Còn phóng viên 3 tờ báo nữa đã đăng ký từ hôm qua.
Mà tất thảy, họ đều hỏi về hoàn cảnh sáng tác ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do. Bây giờ cánh ký giả mới à ồ vì tưởng bài hát ấy có tên tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. Và ngạc nhiên chưa, chất giọng trầm khàn của bậc cao lão đang rành rẽ xướng lên phần lời của ca khúc với khách thăm.
Chả thể đừng mà có lẽ phải biên ra đây trọn vẹn cái phần lời. Như một thứ lửa. Như một lời hịch.
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.
Quân xâm lược bành trướng dã man
Đã dày xéo mảnh đất tiền phương.
Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương.
Đất nước của ngàn chiến công,
Vẫn sục sôi khí thế hào hùng
Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...
Đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!
Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!
Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng
Mang trên mình còn lắm vết thương.
Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.
Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người
Độc lập - Tự do!
Nhạc sĩ Phạm Tuyên hoàn tất ca khúc ấy vào lúc 20 giờ 15 phút tối sau buổi phát thanh thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam tối 17-2-1979 loan đi tin dữ quân Trung Quốc nổ súng xâm lăng sáu tỉnh biên giới phía Bắc. Khi đó nhà NS đang ở khu tập thể Khương Thượng chứ chưa phải khu Vạn Bảo như bây giờ. Và bên NS còn người vợ thân yêu và con cái quây quần ấm áp. Nhưng ông đã có một đêm khó ngủ vì nóng lòng đợi sáng để mang bản thảo ca khúc đến Đài Tiếng nói Việt Nam nơi NS làm việc.
Sáng sớm ngày 20-2-1979, ca khúc được tung lên sóng Đài TNVN với tần xuất dày. Những lá thư của bạn đọc khắp miền vùng đất nước gửi về Đài ngay sau đó với những lời khen tặng cùng bộc bạch cảm xúc này khác khiến NS nhớ lại chiều muộn ngày 30-4-1975, ông đã viết một mạch bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng chỉ trong vòng hơn tiếng đồng hồ.
Bao lần gặp NS mà lần nào cũng có cảm giác là lạ? Nhạc sĩ Phạm Tuyên. Nhạc sĩ của những thời điểm sốt sột thời sự nhưng sản phẩm không bao giờ yểu mệnh. Bằng cớ là tần xuất của ca khúc Như có Bác… xuất hiện hơi bị dầy đặc trong ngôn ngữ mỗi khi hoan ca của các thế hệ lương dân Việt. Và rồi cả nước đã cất lên giai điệu như hịch như lửa ấy ngay sau Chiến đấu vì độc lập tự do ra đời. Rồi thời điểm này lại đặc biệt trầm hùng, luyến láy dịp 40 năm kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc!
Cũng nói thêm về cái tên bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do. Cứ nghĩ dẫu rơi vào tay một biên tập viên nào chả phải mát tính nhưng cũng khó mà sửa thành một cái tên khác? Tên ca khúc dung dị nhưng đĩnh đạc. Như kiểu gọi sự vật bằng cái tên của nó. Phạm Tuyên như một tay địa chất lành nghề đã biết hướng mũi khoan điêu luyện của mình vào đúng tầng vỉa, vào trúng trữ lượng tự hào tự tôn dân tộc và chủ quyền quốc gia lúc nào cũng ăm ắp tiềm tàng ngùn ngụt trong lương dân Việt. Chiến đấu vì… như một thứ thệ hải minh sơn ( chỉ non thề biển) của người Việt mình khi nước nhà có biến.
Nhưng tất tật các lần giới truyền thông như hôm nay những tỷ tê, vân vi là thế mà tịnh chưa khi nào NS Phạm Tuyên hé ra thời điểm thân phận trục trặc trắc trở của ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do đã từng phải thế này thế nọ!
Mà cũng chưa bao giờ NS Phạm Tuyên bật mí với giới âm nhạc hay báo đài nào cả?
Mà người dám thẳng tuột ra việc ấy là người vợ của NS Phạm Tuyên, bà Ánh Tuyết một nhà sư phạm danh tiếng!
Lần ấy, thời điểm nhà sư phạm TS ngành giáo dục Nguyễn Thị Ánh Tuyết biệt dương thế đã 6 năm. NS nhắn tôi qua nói là có quà. Tôi khẽ khàng đỡ lấy cuốn sách bìa trắng mà NXB Tri thức vừa mới in. Cuốn Chúng tôi đã sống như thế tác giả là Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Thoáng thêm chút rờn rợn lẫn bâng khuâng, vóc dáng, hình hài thanh thoát cùng chất giọng hơi thoảng chút miền Trung phu nhân của NS ngày nào bây giờ chỉ còn lại cuốn di cảo này?
NS Phạm Tuyên chất giọng như trầm khàn hơn nhiều người khuyên mình viết hồi ký. Nhưng mình thấy cũng không cần thiết phải viết. Điều gì cần nói thì mình cũng đã nói trong hơn 700 ca khúc rồi. Nhiều bài viết xong rồi quên. Thế mà bà ấy nhớ. Nhớ rồi ghi chép lại rất tỷ mỷ…Mình đọc cảm động quá.
Một cuốn sách. Một hồi ký vợ viết về chồng. Nhưng cuốn sách đã choán của tôi quá nửa phần đêm.
Cái thực trần trụi lẫn cái tình như ảo như mơ bện quện. Một tuổi thơ không mấy phẳng lặng. Những năm học tập ở khu học xá Nam Ninh cô sinh viên Ánh Tuyết và anh giáo sinh âm nhạc Phạm Tuyên đã đến với nhau… Rồi cả hai cùng vượt thoát sức nặng cùng nỗi ám ảnh lý lịch để giữ được giữ bền tình yêu và gây dựng sự nghiệp…
Nhưng không chỉ bình bình có vậy. Không có gì cũ hơn và mới hơn gia đình? Cũng tương tự, còn gì cũ hơn…vợ? Thế nhưng NS Phạm Tuyên bộc bạch rằng có vẻ như bà đã đọc được ông đã nhìn thấy ông ở nhiều chiều kích?
Không phải người chuyên nghiên cứu âm nhạc, nhưng nhà sư phạm Nguyễn Ánh Tuyết, có lẽ bằng cảm quan của một người mẹ, người vợ, hơn thế một phụ nữ đã rất tinh tường khi giải mã một NS Phạm Tuyên tài năng, tinh tế…
Nhờ có bà Ánh Tuyết mà chúng ta biết được NS Phạm Tuyên với vẻ ngoài lặng lẽ và dịu dàng, nho nhã là thế nhưng cương cường tiết tháo.
Ấy là dạo nọ, người ta làm một Tổng tập đại thành hoành tráng tập hợp những ca khúc quân hành có tên Những khúc quân hành vượt thời gian. Người ta không thể không nhắm đến bài Chiến đấu vì độc lập tự do của NS Phạm Tuyên.
Nhưng những người có trách nhiệm đã đến tận nhà riêng gặp NS Phạm Tuyên. Không phải một lần mà tới năm, bảy bận. Lần nào cũng với một nội dung Dạ thưa NS, ông có thể thay cụm từ quân xâm lược bành trướng dã man bằng ca từ nào khác được không ạ. Nếu không thay thì bài này không vào được tuyển! Vậy thế thì tiếc lắm ạ!
NS Phạm Tuyên, thời điểm đó đã vào tuổi bát tuần. Tuổi ấy như thiên hạ vẫn nghĩ thói thường, một sự nhịn thì vài chục cái sự lành? Những tưởng nụ cười vẫn lặng lẽ thường trực ấy sẽ dễ dãi này khác. Nhưng đã đột ngột tắt cùng với động thái kiên quyết lắc đầu.
Tập tuyển đồ sộ vài ngàn trang ấy đã không có bài Chiến đấu vì độc lập tự do!
Trong hồi ký của bà Ánh Tuyết, tôi tìm thấy một đoạn. Ấy là dạo cả nước sôi lên vì phong trào thi quốc ca mới. Bao nhiêu là vận động khuyến khích này khác, trực tiếp có, gián tiếp có. Nhưng NS Phạm Tuyên vẫn lặng lẽ… Nhiều người muốn ông giúp đỡ để viết quốc ca. Người thì gửi thơ đến nhờ ông phổ nhạc người thì mang bản quốc ca mới viết để ông góp ý. Nhưng ông khéo léo chối từ rằng đây là việc làm quá sức mình. Một trưa bà Tuyết về nhà thấy chồng đương có khách. Khách là một lão nông rinh theo bó mía và bịch sắn nói là để bồi dưỡng cho NS để NS hướng dẫn ông viết quốc ca dự thi. Ông chồng bà đã ôn tồn mà rằng thưa cụ viết quốc ca là việc quá sức với tôi và việc ấy cũng quá sức với cụ. Mãi rồi cụ già kia cũng nghe ra.
Một chuyện nữa. Trung tâm tiểu sử Quốc tế IBC ( Internationnal Biographical Centre) của Anh và Viện nghiên cứu Tiểu sử của Mỹ ABI ( Americal Biographical Institus) đã gửi đến NS Phạm Tuyên hơn 100 ( xin nhắc lại là hơn một trăm) lá thư cái thì phong tặng Giải thưởng Hòa bình quốc tế, thứ thì phong tặng Giải thưởng vì sự nghiệp suốt đời hoặc phong là một trong 500 người nổi tiếng nhất thế giới! Hoặc mời NS giữ chức vụ lãnh đạo của những tổ chức quốc tế hoặc khu vực. Lời mời mới nhất của IBC sẽ trao tặng NS mề đay Bắc đẩu bội tinh và mời đi dự hội thảo quốc tế vv…
Đọc những sự ấy, tôi nghĩ chả phải là bà vợ chiều chồng muốn… khoe. Nhưng trên cả sự chiều là yêu, bà trân trọng và yêu sự thẳng thắn tiết tháo lẫn khiêm nhường của chồng. Trước những thịnh tình săn đón ấy, NS đã lặng lẽ chối từ. Và ông chỉ bộc bạch với vợ mình cái trò phù phiếm ấy mà em…
Nhưng NS Phạm Tuyên lại có lúc dễ tính đến không ngờ. Ấy là năm 1974, gia đình NS Phạm Tuyên chuyển về khu tập thể Khương Thượng, Đống Đa. Cô con gái NS đã lên lớp mẫu giáo lớn. Bà Tuyết tìm được Trường Mẫu giáo Mầm non Đống Đa gần nhà rất tiện để gửi con. Cô giáo Hiệu trưởng tên là Bắc cười, sẽ nhận cháu vào học với điều kiện bố cháu là NS Phạm Tuyên phải không ạ. Thế thì bố cháu phải viết cho Trường một bài hát!
NS Phạm Tuyên chấp thuận. Và rồi ca từ Trường của cháu đây là trường mầm non như chất giọng reo vui của con trẻ làm câu kết cho ca khúc nổi tiếng Cô và mẹ không chỉ tặng cho trường mầm non Đống Đa thuở ấy mà hàng triệu, hàng triệu cô cùng trò cả nước ngân trên môi câu ấy mãi tới hôm nay! Cũng như triệu lương dân Việt 40 năm nay, dẫu có lúc có thời điểm tưởng như đứt đoạn, vẫn vang mãi khúc quân hành tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới!
Chú thích ảnh
1. Nhạc sĩ Phạm Tuyên chiều 15-2-2019 trả lời Đài truyền hình tại nhà riêng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngắm Hà Nội thập niên 1980 – 1990 qua ảnh của người Mỹ


Những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội từ năm 1986-1995 do nhiếp ảnh gia người Mỹ William E Crawford thực hiện sẽ khiến nhiều người không khỏi bồi hồi…

Nét thâm trầm của khu phố cổ nhìn từ một ngôi nhà trên phố Đinh Liệt, Hà Nội năm 1986.
Quầy bán báo ở số 222 phố Hàng Bông, 1986.
Bảng hiệu vẽ bằng tay trên tường của phòng khám răng 174 Hàng Bông, năm  1986.
Bà mẹ của một chiến sĩ Hà Nội đã mất tích trên chiến trường, 1986.
Ông bố chở ba đứa con bằng xe đạp trên đường Thanh Niên, 1987.
Khu tập thể A1 Giảng Võ lúc này chưa bị cơi nới tràn lan, 1988.
Xe đạp tràn ngập ở ngã tư Hàng Gai – Lương Văn Can năm 1988. Xe Honda xuất hiện lác đác, lúc này mỗi chiếc có giá trị bằng cả một căn nhà.
Quán ăn ở số 72 Mã Mây, năm 1988.
Hai nam giới tán gẫu ở quán nước vỉa hè, trước nhà số 8 Lý Thái Tổ, 1988. Cửa nhà có tấm biển nhỏ ghi “Ai hỏi nhà trong xin mời vào”.
Chân dung Thiếu tướng Trần Công Mân, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, 1988.
Chân dung một nữ diễn viên xiếc, 1988.
Những ngôi nhà mang kiến trúc cổ kính ở số 19 Nguyễn Quang Bích, năm 1991. Xác pháo hồng phủ đầy bên lề đường.
Cột điện và dây điện chằng chịt ở ngã tư Hàng Gai – Lương Văn Can năm 1994. Góc trái bên dưới có một khung sắt với những vòng tròn, được dùng để dựng xe đạp.
Bên ngoài ngõ 38A Mã Mây, năm 1994.
Tiệm may ở số 35 Hàng Trống, năm 1995.
Cửa hàng sửa chữa điện ở số 103 Hàng Bông, năm 1995.
Bên ngoài nhà số 143 và 145 Hàng Bạc, năm 1995.
Theo KIẾN THỨC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Mỹ: Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên tại Hà Nội sẽ đem lại sự an toàn cho thế giới


Báo Mỹ: Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội sẽ đem lại sự an toàn cho thế giới
Ảnh minh họa: AP
Các chuyên gia trông đợi thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 sẽ đề cập tới những vấn đề nóng bỏng nhất trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo liên Triều.
Phi hạt nhân hóa hoàn toàn?
Theo tác giả David Ignatius trên tờ Washington Post, cuộc gặp đầu tiên giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hồi tháng 6/2018 đã thiếu đi những đồng thuận quan trọng nhất trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo.
Vì lẽ đó, những điều được thảo luận sắp tới ở Việt Nam có thể sẽ đem lại kết quả thiết thực hơn cho tình hình an ninh thế giới.
"Ngoại giao là khiến người khác làm theo cách của mình," cựu Thủ tướng Canada Lester B. Pearson từng nói. Câu nói này đúng với cả ông Kim và ông Trump. Kết quả tốt nhất của thượng đỉnh sắp tới sẽ là giải pháp giúp cả 2 bên đều an toàn hơn sau quá trình đàm phán kéo dài cả thập kỉ nhằm đạt mục tiêu "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, kiểm chứng được" ở bán đảo Triều Tiên.
Trước lề cuộc thượng đỉnh tại Hà Nội, một số ý tưởng thiết thực đã được các chuyên gia Mỹ và thế giới đề cập tới. Nội dung cốt yếu của những cuộc thảo luận này chỉ ra rằng phi hạt nhân hóa sẽ không phải là một chuyển biến đột ngột mà là quá trình có chu kỳ và - nếu thành công - sẽ giúp đảm bảo và tăng cường an ninh, ổn định cho khu vực và thế giới.
Ông Trump đã từng viết những dòng lạc quan về Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây: "Mỹ và Triều Tiên đang có mối quan hệ tuyệt vời nhất trong lịch sử.
Không thử vũ khí, trao trả hài cốt, trao trả công dân. Cơ hội tốt để phi hạt nhân hóa".
Tuy nhiên, Stephen Biegun, Đại sứ đặc biệt của ông Trump tại Triều Tiên, vẫn tỏ ra hoài nghi về chiến lược của ông Kim Jong Un: "Triều Tiên vẫn chưa cho chúng ta bằng chứng về việc họ đã quyết định dỡ bỏ và phá hủy hoàn toàn năng lực [hạt nhân].
Chúng ta đều biết điều đó. Thử thách ở đây là thay đổi quỹ đạo chính sách Triều Tiên bằng cách thay đổi chính sách của chính nước Mỹ."
Thế giới an toàn hơn
Ông Biegun đã thu thập một số ý tưởng từ các chuyên gia ở Stanford và Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (CEIP). Tuy không rõ chính xác nội dung các ý tưởng là gì, nhưng có thể thấy tài liệu đề cập tới những vấn đề cơ bản để bàn thảo tại Hà Nội.
Nhóm Carnegie đã tìm hiểu những giới hạn trong việc kiểm chứng chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nếu xét tới việc quốc gia này thiếu các công trình hiện đại và ít lưu giữ dữ liệu.
Các chuyên gia của Carnegie cho rằng có thể sử dụng tới "xác minh xác suất" để đưa ra đánh giá tổng quan về việc liệu Bình Nhưỡng có đang tuân thủ thỏa thuận phi hạt nhân hay không.
Trong khi đó, nhóm Stanford lại nhấn mạnh những yếu tố cụ thể, có thể quan sát được để kiểm chứng liệu mối đe dọa Triều Tiên có đang giảm bớt hay không. Nhóm này còn đưa ra khung điểm chuẩn để đánh giá hiệu quả của các nỗ lực ngoại giao trong tương lai.
"Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí và chương trình hạt nhân cho tới khi an ninh của nước này được đảm bảo. Sự đảm bảo an ninh như vậy không thể đạt được đơn giản chỉ bằng một lời hứa của Mỹ hoặc một thỏa thuận trên giấy, mà cần phải nhờ tới một thời gian dài... có thể tới tận 10 năm."
Nhóm Stanford đề xuất thêm rằng, để không lãng phí nhân sự và tăng cường việc kiểm chứng, Bình Nhưỡng nên được phép tiếp tục các chương trình hạt nhân dân sự và tên lửa không gian vì mục đích hòa bình.
Ông Trump sẽ tận dụng bầu không khí thượng đỉnh náo nhiệt tại Hà Nội, và các chuyên gia nên phân tích cẩn trọng các chi tiết được đưa ra trong những nội dung mới. Hãy nhớ những gì ông Biegun đã nói tại Stanford:
"Tổng thống Trump sẵn sàng kết thúc cuộc chiến tranh này. Nó đã kết thúc. Hoàn toàn kết thúc. Chúng tôi sẽ không tấn công Triều Tiên. Chúng tôi cũng không lật đổ chính quyền Triều Tiên. Chúng tôi đã sẵn sàng cho một tương lai khác. Điều đó quan trọng hơn việc phi hạt nhân hóa, và nó phải dựa trên nền tảng phi hạt nhân hóa".
Thượng đỉnh Trump - Kim đang tới gần. Và rõ ràng lần này có những điều thiết thực và cơ bản khiến thế giới trở nên an toàn hơn.
Theo Trithuctre
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỤC như vậy mà cũng chịu được sao???



MC Phan Anh: 
Không tin ở tai mình, tôi đã phải chờ để vào VTV Go xem lại bản tin Thời sự 19h tối nay. Một thời lượng hơn 9 phút dành cho Kỷ niệm 40 năm Chiến tranh Bảo vệ biên giới phía Bắc - chống quân Trung Quốc xâm lược.

NHƯNG không một lần nào từ Trung Quốc được nhắc tới mà chỉ là “đối phương”, “lính bên kia biên giới”..

TRỜI ƠI, 40 năm đã trôi qua chẳng nhẽ người ta vẫn không xác định được đối tượng đã XÂM LƯỢC, GIẾT HẠI DÃ MAN ĐỒNG BÀO TA.. là thuộc nước LẠ nào ư??? Họ tôn vinh chiến thắng này là “thiên sử hào hùng”, “bất khuất”, “vĩ đại”.. của quân dân Việt Nam nhưng lại không dám nói thẳng tên kẻ - ai - cũng - biết - là - ai - đó???

Vâng! Chúng ta đã chiến thắng thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ và “đối phương, bên kia biên giới” phía Bắc.

Học Sử chưa đủ, hãy học giỏi Địa lý nhé!

P/s: Kị húy hay kiêng húy (đôi khi gọi là húy kỵ hoặc tỵ húy) là cách viết hay đọc trại một từ nào đó do bị kiêng kị trong ngôn ngữ văn tự xã hội tại các nước quân chủ chuyên chế trong khu vực văn hóa chữ Hán. Theo luật, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua, không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phép dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày. Trong phạm vi gia đình, do truyền thống văn hóa, con cái có thể kiêng gọi tên thật ông bà tổ tiên. Trong đời sống xã hội, có thể do mê tín dị đoan mà người dân tránh dùng một chữ nào đó. (Theo Wikipedia)
 
 
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dối trá loanh quanh, thế nào cũng lòi cái ngu ra.


Nếu đảng không ra tay xử lý, thì Đức Thánh Trần nên vặt cổ con mẹ Yến bí thư quận 1 đi. Nó dám báng bổ anh hùng dân tộc và nhân dân, nói nhăng nói cuội, dám dè bỉu cả trung ương.
Giải thích việc cẩu chuyển lư hương thờ ở tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lâu nay (mà do chính quyền đặt chứ ai), nó nói: "Công viên không phải là nơi thờ phụng, mà việc thờ phụng này nên được đặt ở đình, đền, chùa sẽ đúng hơn. Đó là việc hết sức bình thường. Mình đưa việc thờ phụng về đúng vị trí" (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 18.2.2019).
Bố tiên sư con mụ bí thư ngu này, thế tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội có lư hương, năm nào tam tứ trụ triều đình cũng ra dâng hương thì là dâng bậy, làm bậy à. Sao mi không làm công văn đề nghị chuyển lư hương Lý đế đi nơi khác, khỏi công viên Lý Thái Tổ đi, hở con Yến kia.
Dối trá loanh quanh, thế nào cũng lòi cái ngu ra.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cội nguồn dân tộc Việt Nam chuyển dần xuống phía Nam?


Bản đồ mô phỏng cội nguồn  Bách Việt  (lấy từ internet)
Những năm gần đây xuất hiện xu hướng bác bỏ truyền thuyết Hùng Vương, trong đó có cách lập luận cho rằng bộ tộc Việt Thường thị (thuộc vùng Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay) là trung tâm nguồn cội của người Việt. Cơ sở của lập luận này dựa vào chứng cứ ngôn ngữ và chữ viết của Việt thường thị đã được ghi trong sử sách Trung Hoa (!?). Trong số những tác phẩm nghiên cứu loại này có bài  "Đâu là quốc đô đầu tiên của người Việt" của tác giả   Phan Duy Kha với lời kết luận rất đáng tranh luận như sau:  

"Trước thời đại Hùng Vương hàng ngàn năm, ở vùng Khu IV cũ (bao gồm Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình – Trị - Thiên ngày nay) mà trung tâm là vùng núi Hồng sông Lam, đã từng tồn tại một bộ tộc Việt Thường của người Việt cổ, có trình độ văn minh cao, đã có chữ viết và làm được “quy lịch”. Trên cơ sở của nền văn minh đó, về sau này trên đất nước ta dần dần xuất hiện ba quốc gia: đó là quốc gia Văn Lang của các vua Hùng ở phía Bắc, quốc gia Lâm ấp (Chăm-pa) ở miền Trung và quốc gia Phù Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ trước đến nay, nhắc đến nền văn minh Việt cổ, chúng ta chỉ chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương mà bỏ quên nền văn minh Chăm pa, nền văn minh Phù Nam và trước đó hàng ngàn năm là nền văn minh Việt Thường thị. Phải chăng, chúng ta đã thiên lệch và phiến diện lắm sao?"

Phan Duy Kha cũng là tác giả của bài viết "Giấc mơ của Vua Lê Thánh Tông" (Có thể tham khảo bài viết tại đây  nhin-lai-lich-su-thu-ly-giai-giac-mo-cua-vua-le-thanh-tong ). Trong bài này tác giả có nhắc lại một câu hỏi mà người Việt luôn trăn trở: Tại sao các đời vua Hùng dài thế mà không có chữ viết?. Nhưng tác giả lại không tìm hiểu nguyên nhân tại sao, mà chỉ căn cứ vào lý do nó không được ghi chép trong sách sử của Trung Quốc, đồng thời đề cao chữ viết của bộ tộc Việt Thường thị (chỉ vì nó được nhắc đến trong sách sử của Trung Quốc!).  Từ đó tác giả suy ra Việt Thường thị đã có chữ viết sớm hơn nhiều so với sự ra đời các Vua Hùng... và đi tới kết luận: Chữ Khoa đẩu là của Việt Thường thị và là chữ viết của người Việt cổ; và do đó Việt Thường thị là trung tâm nguồn cội, chứ không phải nước Văn Lang của các vua Hùng (!?)


Triệu Đà Vua Nam Việt (207-111 TCN)
Được biết, từ sau cách mạng tháng Tám năm1945 đã hình thành và phát triển trường phái quan niệm rằng nước Văn Lang của các Vua Hùng chỉ nằm gọn trong vùng châu Thổ Sông Hồng. Trường phái này phớt lờ các địa danh như Hồ Động Đình, núi Thái Sơn, Sông Tương, cánh Đồng Tương v.v... trong truyền thuyết Âu Cơ -Lạc Long Quân, không chịu đào sâu nghiên cứu xem tại sao  Âu Việt, Lạc Việt cấu thành nước Văn Lang và Nam Việt của Triệu Đà (sau An Dương Vương) nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc ngày nay? (Tham khảo trieu-la-vua-viet-nam.html.) Và giờ đây các nhà nghiên cứu Việt Thường thị đang tiến thêm một bước nữa với lập luận rằng nguồn cội người Việt là từ Nghệ An xuống miền Trung Việt Nam đến tận vương quốc Phù Nam xưa!. Phải chăng họ đang lẫn lộn giữa nguồn cội với nhưng gì mà ông cha ta đã mở mang bờ cõi sau này?  Nếu cách lập luận này tiếp tục, chẳng mấy chốc người Việt sẽ "mất hút" dấu tích nguồn cội đích thực của mình từ  phương Bắc.
 
Đành rằng  nghiên cứu lịch sử nguồn cội Việt Nam là vô cùng khó, vì Việt Nam là một trong số ít quốc gia dân tộc đã có thể hồi sinh  sau 1000 năm bị độ hộ bởi một cường quốc láng giềng với nhiều thủ đoạn đồng hóa thâm độc khiến cho khái niệm biên giới vô cùng nhập nhằng. Nên nhớ rằng với nhiều dân tộc khác chỉ cần 1/2 thời gian đó có thể "biến mất" trong danh sách các quốc gia dân tộc. Hàng trăm bộ tộc hoặc vương quốc Bách Việt khác đã không còn dấu tích  trong bản đồ nước Trung Hoa vĩ đại ngày nay.  Do đó, sẽ là một sai lầm không thể cứu vãn nếu chỉ nghiên cứu nguồn cội của dân tộc Việt Nam từ nơi nó đang tồn tại và với hình dạng đất nước ngày nay. Nói cách khác, nếu chỉ căn cứ từ những gì được ghi chép trong sử sách Trung Quốc  hoặc những di chỉ khảo cổ tìm thấy bên trong lãnh thổ hiện tại của Việt Nam thì không đủ để tìm ra sự thật về nguồn cội dân tộc Việt Nam của thời tiền sử. Riêng về phương diện chữ viết, đáng lẽ câu hỏi nên đặt ra với các nhà sử học là: Tại sao một bộ tộc nhỏ như Việt Thường thị có chữ viết trong khi Lạc Việt và Âu Việt lại không có chữ viết? Phải chăng do Việt Thường thị bị Bắc thuộc muộn hơn và chưa kịp để bị xóa dấu tích ngôn ngữ (?)  Cả một vùng rộng lớn mà sách  sử TQ gọi là "Giao Chỉ" xưa kia chẳng  lẽ không có chữ viết của họ? Sự thật của quá trình áp đặt chữ Hán lên Giao Chỉ đã diễn ra như thế nào?  Phải chăng để nghiên cứu nguồn cội dân tộc nói chung và chữ viết của dân tộc Việt Nam nói riêng, ta không thể không lội ngược giòng về những vùng đất của Lạc Việt và Âu Việt bên Trung Quốc ngày nay? http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Tim-lai-nguon-goc-vung-dat-Bach-Viet/201210/236530.datviet. Nên nhớ rằng trước khi có quyển sử ký Tư Mã Thiên (quảng  năm 95 TCN) người Hán đã thôn tính  phần lớn lãnh thổ của người Bách Việt trong đó có Âu Việt và Lạc Việt. Truyền thuyết Hùng Vương của người Việt nói về thời kỳ tiền sử đó bắt đầu từ năm 2879 TCN. Đó là một thời kỳ quá dài để đòi hỏi sự chính xác, nhất là khi kẻ thống trị cố tình xóa đi mọi dấu vết!  Trên thế giới dân tộc nào cũng có truyền thuyết, càng lâu đời truyền thuyết càng trở nên mơ hồ và có vẽ vô lý. Nhưng trong bóng đêm đô hộ của ngoại bang thì truyền thuyết là thứ sử thi duy nhất mà kẻ bị trị có thể lưu truyền cho đời sau.  Do đó hãy đừng vội bác bỏ truyền thuyết trước khi tìm đủ mọi cách để giải mã nó.
 
Tóm lại, cội nguồn dân tộc Việt Nam là một  chủ đề vô cùng phức tạp bởi chính bề dầy thời gian và vị trí địa lý đặc biệt của dân tộc này. Nó phức tạp đến nỗi trong khi có người định chứng minh "người Việt đẻ ra người Hán" thì một số người khác lại cho rằng "Việt Nam từ Trung Quốc mà ra". Việc ngày càng có nhiều người nghi ngờ truyền thuyết Hùng Vương là điều dẽ hiểu khi mà công tác nghiên cứu lịch sử chưa được "cởi trói" khỏi những nếp tư duy lệch lạc, với tâm thế vừa căm thù pha lẫn sự nể sợ đối với kẻ thù truyền kiếp, lại  không muốn thừa nhận thực tế bờ cõi nước ta đã từng bị Phương Bắc xâm lấn (như mất vùng Lưỡng Quảng, mất Nam Việt sau thời Triệu Đà v.v...) . Dĩ nhiên trong khi chưa tìm ra sự thật thì việc đặt lại vấn đề ngược, xuôi, nghi vấn về truyền thuyết Hùng Vương là cần thiết và cũng dẽ hiểu. Nhưng để bác bỏ truyền thuyết của bao đời ông cha để lại là một chuyện hoàn toàn khác, nếu không nói là một điều  đố kị./.

Trần Kinh Nghị

Phần nhận xét hiển thị trên trang