Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Án lệnh Salomon


baomai.blogspot.com

- Tâu Đức vua, người đàn bà kia cùng sống với tôi một nhà. Bà ta cũng có một đưa con như tôi. Nửa đêm, con bà ta bị chết, nhân lúc tôi đang ngủ, bà ta đoạt lấy con của tôi còn sống, rồi bỏ đứa con chết cho tôi.

- Tâu Đức vua, đứa con tôi đang ẵm là con tôi, nó còn sống đây. Đứa con chết là con của bà kia.

Đức vua Salomon phán: đem chẻ đứa con còn sống làm đôi rồi trao cho mỗi bà một nửa.

- Không, không tâu Đức vua, tôi xin chịu thua, xin giao đứa còn sống cho bà kia.

- Tại sao? Đức vua hỏi.

- Muôn tâu, có như vậy con tôi mới được sống.

Đến đây, vua Salomon đã biết ai là mẹ của đứa trẻ còn sống, và trao nó cho bà ta. Chỉ có mẹ mới chấp nhận mình thua, để con được sống. Việt Nam ta có câu “con ai nấy thương”.

baomai.blogspot.com
  
Mấy ngày qua, khi Tổng Thống Donald Trump chấp thuận mở cửa lại để quốc hội chuẩn chi ngân sách mà “vắng bóng” số tiền 5,7 tỉ xây bức tường ngăn đôi giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, vì điều kiện để được bà Pelosi mời TT Trump đến Hạ Viện đọc “Thông Điệp Liên Bang (The State of Union Address). Thế là Chủ tịch Hạ Viện bà Pelosi và đảng Dân Chủ reo hò cho là họ đã chiến thắng! Cái chiến thắng của họ không khác gì cái chiến thắng của người mẹ có đứa con chết.

Tại sao bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện và đảng Dân Chủ quyết liệt ngăn cản việc xây dựng bức tường với bất cứ giá nào?

baomai.blogspot.com
  
Việc xây dựng bức tường giữa Mêxicô và Hoa Kỳ là một việc cần thiết, một cử tri tầm thường cũng biết điều đó. Ba vị tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm của Tổng Thống Trump biết điều đó và đã từng muốn xây bức tường đó TT Trump đã chỉ mặt những kẻ đang ngồi trong phòng họp, nghe ông ta nói “Trong quá khứ, phần lớn mọi người trong phòng này. bỏ phiếu ủng hộ một bức tường, nhưng một bức tường phù hợp chưa bao giờ được xây.

Tôi sẽ cho xây nó”. Quý vị đảng viên Dân Chủ và bà Pelosi có hiểu đoạn văn này không? Chính quý vị đã ủng hộ đã chuẩn chi để ông Obama xây tường. Nhưng Donald Trump còn muốn xây bức tường trong đoàn kết lưỡng đảng Hoa Kỳ chứ không phải Dân Chủ hay Cộng Hòa tiến lên phía trước. Đây không phải “án lệ” mà là tiền lệ. Không phải chỉ 3 vị Tổng Thống trong đó có Obama muốn xây bức tường đó, mà các vị dân biểu, nghị sĩ cả 2 đảng cũng đã muốn xây bức tường đó vì khi 3 vị tiền nhiệm của TT Trump đề nghị ngân khoản cho việc xây cất này, họ đã “hoan hỉ” biểu quyết đồng thuận chuẩn chi tiền bạc, trong đó có cả bà Nancy Pelosi. Vậy tại sao hôm nay bà Pelosi lại phản đối mà phản đối một cách quyết liệt? Những lời nói và việc làm của bà Pelosi trong vụ việc này làm tôi nhớ lại hình ảnh những tên cán binh Việt Cộng sử dụng súng cộng đồng, chúng bị chỉ huy xích chân vào súng, do đó chúng chỉ có một con đường: bắn cho đến khi hết đạn, hoặc là chết chứ không thể bỏ chạy. Nguyên nhân nào, sức mạnh nào khiến bà Chủ tịch Hạ Viện Pelosi phải ngăn cản xây bức tương với bất cư giá nào, y hệt như tên lính VC bị người ta xích chân vào khẩu súng?

baomai.blogspot.com  

Bức tường có công dụng gì?

- Ngăn chận những kẻ nhập lậu vào Hoa Kỳ và ngăn chận những kẻ gây ra tội ác khi nhập lậu thuốc phiện, gái điếm, trộm cướp vào Hoa Kỳ qua ngả biên giới Mexico. Không lẽ bà Pelosi hay kẻ chỉ huy của bà đồng lõa hay chủ mưu với bọn tội phạm? Đây là câu hỏi phải được đặt ra và bà Pelosi cũng như đồng đảng phải trả lời trước công luận Hoa Kỳ. Tôi có đọc một vài tài liệu nghiên cứu cho biết những con vật bốn chân có, 2 cẳng cũng có và ngay cả loài chim chúng cũng vạch ra chung quanh chúng những “ranh giới” để cấm những con khác xâm nhập vào khu vực của chúng. Tôi không nghĩ rằng những đồng chí của bà Pelosi không biết điều đó ??? Tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng bà Pelosi và đồng bọn lại xây nhà mà không có tường bao chung quanh, thậm chí là không có cửa ra vào với những ổ khóa tân tiến, bảo đảm trộm cướp cũng bó tay!

baomai.blogspot.com
  
Bà Chủ tịch Hạ viện và những kẻ đồng chí với bà cho rằng bức tường không có công dụng. Đây là một lối ngụy biện vừa ấu trĩ vừa ngô nghê, nếu không nói là nhổ ra rồi liếm lại. Ba vị tổng thống Hoa Kỳ trước TT Trump, Ba lưỡng viện quốc hội của 3 “triều đại” trước trong đó nhất định phải có cả bà Pelosi đều đồng ý bức tường có công dụng tốt – có tốt mới chấp thuận ngân khoản để xây.   

Bà Pelosi đã hơn một lần cho rằng “xây bức tường là vô đạo đức”!!! Thế thì lực lượng cảnh sát, an ninh hiện diện tại khắp đất nước Hoa Kỳ là “lực lượng vô đạo đức hay sao”? Thế mỗi khi bà khóa cửa ra vào nhà bà là bà đã có hành vi vô đạo đức hay sao? Hay bà Pelosi đang ngả theo thế giới đại đồng của chủ nghĩa Cộng Sản mà Tổng Thống Trump chủ trương tiêu diệt? Hèn gì bà chống TT Trump quyết liệt vì ông Trump đang có chiến tranh thương mại với Trung cộng của Tập Cận Bình? Nếu bà có ý nghĩ đó thì bà lầm lẫn rồi. Cái chuyện đại đồng chỉ là một mưu mô phỉnh gạt những kẻ nhẹ dạ hoặc lầm lạc hay ngu xuẩn mà thôi. Bảy mươi năm Cộng Sản cai trị nước Nga và chư hầu có bao giờ chúng hé lộ một chút nào “đại đồng” hay không? Không bao giờ. 

baomai.blogspot.com
  
Trái lại, ranh giới của chúng được Sir Churchill (Thủ tướng Anh Quốc) đặt tên là “ bức màn sắt”. Tổng Thông Donald Trump không ngu xuẩn, không độc ác và không thiếu trách nhiệm khi ông quan niệm một mặt mở rộng cánh tay đón nhận những người nhập cư theo cửa chính tức là nhập cư theo thủ tục luật pháp Hoa Kỳ, mặt khác ông ngăn cản những kẻ nhập lậu. Đức Giê Su cũng đã có lần nói rõ ràng những kẻ không theo cửa chính mà vào là những tên trộm cướp.

Bà cũng như đảng Dân Chủ cho rằng “bức tường không có kết quả”. Bà và đảng Dân Chủ của bà nói đúng. Không phải xây xong bức tường là ông Trump sẽ rút tất cả lực lượng an ninh biên giới về hết vì “đã có bức tường”. Không phải vậy, nhưng nó có thể ngăn chận phần lớn, rất lớn những kẻ muốn nhập lậu, nhất  là những kẻ buôn lậu.

baomai.blogspot.com
  
Bà Pelosi và đảng Dân Chủ phải nhớ câu này: muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh”. Bức tường sẽ làm nản lòng bọn gây tội ác, sẽ làm những người muốn nhập lậu thối chí, không nghe lời xúi dại của những tên khốn nạn muốn phá hoại ông Trump mà đốt luôn nước Mỹ để từng đàn caravan kéo tới biên giới để “xung phong nhập lậu”.

baomai.blogspot.com
  
Theo tin tức đã được kiểm chứng, mỗi ngày cơ quan di trú tại biên giới chỉ giải quyết được 20 đơn xin nhập vào Hoa Kỳ hợp pháp. Hiện cơ quan này còn 800 ngàn hồ sơ đang giải quyết. Bao giờ thì đến lượt giải quyết cho đoàn caravan hiện tại và những đoàn sẽ tới trong tương lai do những tên phá hoại nước Mỹ xúi giục? Bức tường cũng sẽ làm nản lòng những kẻ muốn hại ông Trump và Hoa Kỳ mà bỏ ý định điên rồ của hắn ta và của những tên dân chủ hại dân.

baomai.blogspot.com
  
Bà Stacey Abrams, đại diện đảng Dân Chủ, “phản pháo” bài diễn văn hay báo cáo về tình trạng Liên Bang (The State of Union Address) của TT Trump với câu “các di dân chứ không phải các bức tường, sẽ làm cho đất nước mạnh lên”. Bà Abrams đã phản ứng đúng trình độ, kiến thức và mặc cảm, đầu hàng của bà ta, bà Pelosi và của đảng Dân Chủ. Vì hai chữ di dân cần phải thêm “di dân hợp pháp” mới đúng nghĩa, vì di dân lậu phải trốn chui trốn nhủi làm sao mà giúp nước Mỹ? Một người được gọi là “Đại Diện cho đảng Dân Chủ” mà không đủ kiến thức để phân biệt kẻ hợp pháp và bất hợp pháp. Một kiến thức quá tầm thường nếu không nói là quá kém cỏi. Câu nói này chẳng khác chi những tên biết mình thua phải tháo chạy nên “chém bậy một đao” rồi bỏ chạy thoát thân như chuyện kiếm hiệp ngày xưa.

baomai.blogspot.com
  
Nhưng, lịch sử Hoa Kỳ từ khi lập quốc cho đến hôm nay được ghi vào giấy trắng mực đen, in thành sách chứ không phải thời khuyết sử. Hành động của bà Pelosi và đảng Dân Chủ nên tránh đừng để những nhà viết sử sau này ghép vào tội phản quốc. Nhục lắm. Án lệ Salomon còn ghi, đừng để lịch sử cho rằng đảng Dân Chủ và bà Pelosi bị đẩy vào phe với kẻ tráo con.



Kiêm Ái

baomai.blogspot.com
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Moscow biết Đặng sẽ đánh VN nhưng tin rằng HN tự lo được


Ngày 17/02/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong cuộc chiến kéo dài đến 16/03. Liên Xô đã lên án mạnh mẽ nhưng không tấn công Trung Quốc ở vùng Viễn Đông và chỉ hỗ trợ Việt Nam từ xa. Tuy thế, giới chức Liên Xô khi đó chia sẻ với Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ, ông D. Yondon rằng Hà Nội thừa sức chống lại quân Trung Quốc. "Những gì đang xảy ra ở biên giới Việt Nam khiến Liên Xô lo ngại ghê gớm. Trung Quốc đã tập trung 18 sư đoàn ở biên giới, nhưng quân đội Việt Nam có một triệu quân, và được trang bị tốt, huấn luyện tốt, có khả năng chiến đấu cao." "Nếu xảy ra chiến tranh đánh Việt Nam, đối thủ sẽ phải đánh tốt, nếu không sẽ bị nghiền nát. Và nếu xảy ra chiến tranh, dư luận thế giới sẽ ủng hộ Việt Nam. 

Bộ đội Việt Nam ở chiến trường Lạng Sơn
Quan hệ Mỹ - Liên Xô là quan trọng nhất
Tài liệu đã giải mật hiện được lưu trữ tại Wilson Center, Hoa Kỳ cho hay biên bản của Đại sứ quán Mông Cổ ở Moscow về chuyến thăm của Thứ trưởng Yondon đã bàn nhiều về căng thẳng trong khu vực châu Á. Tiếp ông Yondon và phái đoàn Mông Cổ, vào hai dịp khác nhau, trong ngày 9 tháng 2/1979, là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Liên Xô Viktor Maltsev, và Vụ trưởng Vụ Viễn Đông I, Mikhail Kapitsa. Hai bên đã thảo luận về tình hình Mông Cổ, quan hệ Xô - Trung, căng thẳng Việt - Trung và tình hình Bắc Triều Tiên.

Phía Liên Xô lên án chuyến thăm của ông Đặng Tiểu Bình sang Hoa Kỳ và cho rằng "chuyến đi nhằm đem Trung Quốc vào quỹ đạo và ô hạt nhân của Mỹ, giải tỏa vấn đề Đài Loan và ngưng thỏa thuận SALT-2".

Nhưng quan chức Liên Xô nói thẳng với đồng minh Mông Cổ rằng:

"Quan hệ Trung - Mỹ phụ thuộc vào tầng vóc và mức độ của quan hệ Xô - Mỹ", và rằng "Đặng đã phạm một sai lầm lớn".

Quan chức Bộ Ngoại giao Liên Xô đã cười nhạo ông Đặng, trích báo Mỹ gọi ông ta là "có cá ăn thịt người biết cười' (smiling barracuda).

Theo phía Liên Xô, báo Mỹ thừa hiểu nguy hiểm của việc Hoa Kỳ bị kéo vào một phe của chiến tuyến chống Liên Xô.

Bộ Ngoại giao Liên Xô cũng tin rằng mục tiêu xin trợ giúp tài chính từ Mỹ của ông Đặng để hỗ trợ Bốn Hiện đại hóa "sẽ không thành".

Vụ trưởng Mikhail Kapitsa cũng cho khách Mông Cổ hay phía Liên Xô sẵn sàng hủy Hiệp ước Tương trợ Liên Xô - Trung Quốc ký từ năm 1950, nhưng đợi để phía Trung Quốc ra quyết định trước.

Liên Xô lo ngại về căng thẳng biên giới Việt - Trung

Về tình hình Việt Nam, ông Kapitsa nói:

"Những gì đang xảy ra ở biên giới Việt Nam khiến Liên Xô lo ngại ghê gớm. Trung Quốc đã tập trung 18 sư đoàn ở biên giới, nhưng quân đội Việt Nam có một triệu quân, và được trang bị tốt, huấn luyện tốt, có khả năng chiến đấu cao."

"Nếu xảy ra chiến tranh đánh Việt Nam, đối thủ sẽ phải đánh tốt, nếu không sẽ bị nghiền nát. Và nếu xảy ra chiến tranh, dư luận thế giới sẽ ủng hộ Việt Nam. Trung Quốc thực sự sợ Liên Xô. Nhưng Trung Quốc sẽ tấn công một cú vào Việt Nam. Nhiều khả năng họ làm như đã làm với Ấn Độ năm 1962, xâm nhập vào 20-30 km, sau đó họ sẽ tìm cách bắt sống nhiều bộ đội Việt Nam, để đáp trả việc Việt Nam bắt quân Trung Quốc ở Campuchia (?)"

Nhưng ông Kapitsa nói đùa rằng phía Việt Nam "có thể đánh ngược vào đất Trung Quốc 10-15 km".

Phía Liên Xô nói cho đoàn khách Mông Cổ rằng "Nếu có nhu cầu tấn công Trung Quốc để bảo vệ Việt Nam, chúng tôi sẽ cho các anh biết".

Liên Xô khẳng định các quân đoàn ở Viễn Đông và quân khu Zabaikal đã nhận các quân lệnh đặc biệt.

Sau đó, cuộc nói chuyện chuyển sang chủ đề Bắc Triều Tiên.

Ở đây, quan chức Liên Xô phàn nàn rằng cũng lại Trung Quốc thúc đẩy Bình Nhưỡng gây ra lắm chuyện.

Chẳng hạn, chính quyền Triều Tiên vừa ngưng các ấn bản tuyên truyền chống Moscow thì đã xin Liên Xô 2 tỷ USD vũ khí.

Ông Kapitsa cho hay, "chúng tôi sẽ chỉ cho họ 100 triệu mà thôi vì không có gì phải vội trong việc giúp Bắc Triều Tiên".

Ông chia sẻ với ông Yondon rằng thời Khruschchev, Liên Xô đã vội vã làm thân với Albania không đạt gì, và nay, với Triều Tiên thì họ cần thận trọng.

Tuy vậy, 'Anh Cả' Liên Xô nói với Mông Cổ rằng: "Thế nhưng các anh cần giữ quan hệ thật tốt với Triều Tiên."

Cuộc trao đổi đi tiếp sang đấu đá nội bộ Đặng Tiểu Bình - Hoa Quốc Phong tại Trung Quốc mà Liên Xô cho rằng như "hai con dê qua cầu" và một con "có thể lộn cổ xuống suối".

Nhìn chung, trong trao đổi ngoại giao, quan chức Liên Xô không dấu sự ghét bỏ với lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Mikhail Kapitsa nói với thứ trưởng Mông Cổ rằng cả Đặng và Hoa "đều là hai kẻ lạc hậu trong tư duy và không biết điều hành kinh tế."

Vào thời điểm đó, Liên Xô tin rằng "phải đến năm 2000, Trung Quốc mới đạt mức khai thác dầu bằng Liên Xô năm 1977", và rằng chương trình hiện đại hóa kinh tế của Đặng Tiểu Bình cần 60% vốn nội bộ, và 40% từ bên ngoài mà Trung Quốc sẽ "không thể nào trả nổi".

Ngày 17/02/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong cuộc chiến kéo dài đến 16/03.

Liên Xô đã lên án mạnh mẽ nhưng không tấn công Trung Quốc ở vùng Viễn Đông và chỉ hỗ trợ Việt Nam từ xa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Tháng hai, nhớ LÒ Ngân Sủn.


Trong làng ca hát và thích nghe ca hát không mấy ai không biết đến bài hát ra đời thời chiến tranh bảo vệ biên giới: "Chiều biên giới" ca khúc của nhạc sỹ Trần Chung, lời thơ: Lò Ngân Sủn. Lò Ngân Sủn quê ở huyện Bát Xát, Lào Cai. Ông là người dân tộc Giáy, nguyên là giáo viên dạy học ở địa phương, sau làm trưởng phòng giáo dục huyện Bát Xát, Lào Cai...
Nếu không có cuộc tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta của bọn bành trướng Trung Quốc thì cuộc đời ông chắc theo con đường quan lộ không mấy khó khăn. Ngay ngày đầu chiến tranh, quân Trung Quốc đã ào ạt tấn công chiếm đóng huyện Bát Xát, thị xã Lào Cai, chúng đánh chiếm Cam Đường, phố Lu, huyện Bảo Thắng... Bộ đội địa phương và dân quân du khích chống trả quyết liệt nhưng lực lượng mỏng, trang bị vũ khí thiếu thốn cũng chỉ có thể hạn chế đà tiến đánh như vũ bão của địch với lực lượng chủ lực đông đảo, được trang bị vũ khí mạnh. Các cơ quan của tỉnh, của huyện được lệnh sơ tán về tuyến sau, các công nông lâm trường cử các đội tự vệ, dân quân ở lại cầm cực với địch. Anh cả của Lò Ngân Sủn là giám đốc lâm trường hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu. Mẹ già mù lòa mắc kẹt lại với chị gái ở quê. Ông được điều về Yên Bái dạy chính trị tại trường Sư phạm 10+3 của tỉnh. Ông đưa vợ con về Yên Bái (tỉnh Hoàng Liên Sơn) mà lòng ngổn ngang bao nỗi riêng chung. Nhà cửa ở Bát Xát bị tàn phá, nơi mới đến thì xa lạ, ông dựng tạm căn lều cho vợ con và dạy học...
Trong bộn bề khó khăn, thiếu thốn, gia đình mất mát, thương đau mà tâm hồn ông vẫn có phút bình yên, thanh thản lạ kỳ:
"Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như tiếng chim hót gọi
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá
Như tình yêu đôi ta...
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương..."
Trong lúc sục sôi bom đạn, trong vô vàn gian lao, thiếu thốn, ông vẫn cất cao bản tình ca quê hương, đất nước tươi đẹp và thanh bình thì thật không mấy thi nhân làm được nếu không giữ được sự lạc quan, yêu đời vừa hồn nhiên vừa đắm đuối trong tâm hồn:
"Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùa tỏa ngát hương bay."
Say với cảnh sắc quê nhà nhưng ông không không quên quê nhà đang bị giặc giày xéo, đang bị giặc chiếm đóng hoặc quấy rối không yên. Ông hướng về bao nhiêu bạn bè, đồng chí, đồng đội đang ngày đêm chiến đấu, hy sinh để giữ cho quê hương đất nước thanh bình, gửi lòng tin yêu sâu sắc nơi họ:
" Chiều biên giới em ơi
Đôi ta cùng chiến hào
Gần nhau thêm bền chí
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương..."
Nhạc sỹ Trần Chung trong chuyến đi biên giới đọc được bài thơ của ông đã đồng cảm với hồn thơ dung dị mà đằm thắm, lược bớt chút ít sự sa đà của bài thơ cho phù hợp với giai điệu của bài hát, chau chuốt ca từ cho bài hát vút lên niềm tự hào và lạc quan yêu đời. Bài hát được hàng ngàn vạn người mến mộ và yêu thích khi đi lên tuyến đầu biên giới hay nơi hậu phương xa xôi, kể cả những năm sau này, khi tiếng súng trên biên cương đã lặng yên thì "Chiều biên giới em ơi..." vẫn ngân vang trong lòng thế hệ đã góp phần làm nên chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược và cả thế hệ trẻ hôm nay...
Lò Ngân Sủn bạo bệnh, liệt nửa người đến 10 năm thì ra đi; ông lâm trọng bệnh khi bút lực đang sung sức, độ chín của văn chương đã và đang được khẳng định. Ngày đưa ông về yên nghỉ nơi quê nhà, tôi thầm mong ông hãy yên nghỉ nơi quê hương biên giới của ông và của đất nước, "cầu mong anh hãy thanh thản ngắm mùa đào hoa nở, ngắm mùa sở ra cây anh nhé! Thương anh vô cùng! Nhớ anh vô cùng! Anh Lò Ngân Sủn ơi!"
14 - 2 -2019.
MAI LIỄU.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

‘Bảy bài học cho Thế kỷ 21’



Yuval Noah Harari tại một cuộc phỠng vấn tại Berlin. (Hình: Daniel Naber / commons.wikimedia.org/wiki/File:Yuval_Noah_Harari.jpg)
Yuval Noah Harari tại một cuộc phỏng vấn tại Berlin. (Hình: Daniel Naber /commons.wikimedia.org/wiki/File:Yuval_Noah_Harari.jpg)
Trong những ngày đầu xuân Kỷ Hợi, tôi mang cuốn sách ‘21 bài học cho Thế kỷ 21’ ra đọc. Cuốn sách hơn 350 trang của cây viết có tiếng Yuval Noah Harari đưa ra nhiều dự đoán về cuộc cách mạng công nghệ trong thế kỷ này và ảnh hưởng của nó tới loài người. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin điểm bảy bài học chính của cuốn sách.
Harari, tác giả cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt ‘Sapiens: Lược sử Loài Người’, mở đầu với tuyên bố điều tưởng như đã là dấu chấm hết của lịch sử thực ra đã chỉ là dấu ba chấm. Người ta đã ngỡ rằng câu chuyện dân chủ tự do đã thắng thế sau khi chủ nghĩa cộng sản phá sản và chủ nghĩa phát xít đã thất bại từ nhiều thập niên về trước.
Harari nói con ‘phượng hoàng tự do’ từng lâm nguy trong thập niên 1930 và 1940 khi Hitler giành hết thắng lợi này tới thắng lợi khác. Nó cũng gặp sự canh tranh mạnh mẽ của phe cộng sản cho tới khi Liên Xô sụp đổ hồi đầu thập niên 1990.
Tác giả cho rằng một trong những lý do nhiều nước về hùa với Moscow và Bắc Kinh trong nhiều chục năm chính là tiêu chuẩn kép của phương Tây. Đây là một trong những ví dụ được đưa ra: “[K]hi Hà Lan trỗi dậy vào năm 1945 sau năm năm chịu sự chiếm đóng tàn bạo của Phát xít, gần như điều đầu tiên họ làm là lập quân đội và đưa quân nửa vòng thế giới tới tái chiếm thuộc địa cũ của họ, Indonesia. Trong khi vào năm 1940 người Hà Lan từ bỏ sự độc lập của họ chỉ sau hơn bốn ngày giao tranh [với quân của Hitler], họ lại chiến đấu cay đắng trong hơn bốn năm để trấn áp [mong muốn] độc lập của Indonesia.”
Nhưng trong những năm 1990, mọi chuyện đã thay đổi và dường như nhân loại chỉ còn một lựa chọn duy nhất đó là “dân chủ, nhân quyền, thị trường tự do và phúc lợi xã hội do chính phủ [cung cấp]”. Mặc dù vậy lựa chọn này đã bị ngờ vực sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008 và chuyện Tổng thống Trump lên cầm quyền tại Hoa Kỳ cũng làm cho sự ngờ vực này càng lớn thêm. Hoa Kỳ không còn là thế lực thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền và thị trường tự do như trước nữa, Liên minh châu Âu EU chưa đủ sức thay thế trong khi các giá trị của Nga và Trung Quốc không hấp dẫn được ai. Thế giới bỗng quay trở lại thời chẳng có câu chuyện nào thuyết phục được đông đảo người dân trên hành tinh này nữa. Harari viết thêm rằng Nga thực ra là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới với 87 phần trăm tài sản tập trung trong tay của 10 phần trăm dân giàu nhất.
“Con người bỏ phiếu bằng chân. Khi đi vòng quanh thế giới tôi gặp rất nhiều người từ nhiều nước muốn tới Hoa Kỳ, Đức, Canada hay Australia. Tôi gặp vài người muốn tới Trung Quốc hay Nhật Bản. Nhưng tôi chưa gặp ai mơ di cư tới Nga,” tác giả viết.
Bài học thứ hai tác giả nói tới là mọi ngành nghề trên thế giới sẽ đều chịu tác động của trí tuệ nhân tạo và người máy. Máy móc từ chỗ chỉ cạnh tranh với con người trong những lĩnh vực liên quan tới lao động chân tay giờ đang tiến tới cạnh tranh với ông chủ của chúng trong cả lĩnh vực lao động trí óc. Harari nói tự động hoá sẽ gây chấn động đối với hệ thống tư bản nhưng chủ nghĩa cộng sản cũng sẽ chẳng lợi lộc gì từ cuộc khủng hoảng do trí khôn nhân tạo gây ra.
“Kế hoạch chính trị cộng sản kêu gọi cuộc cách mạng của giai cấp công nhân. Nhưng học thuyết này liệu còn ý nghĩa gì khi quần chúng mất giá trị kinh tế và phải chống chọi với sự vô dụng thay vì với sự bóc lột? Làm sao có thể bắt đầu cuộc cách mạng của giai cấp công nhân khi không có giai cấp công nhân?”
Bài học thứ ba được nêu ra là cơ hội và hiểm hoạ mà sự lên ngôi của thuật toán mang lại cho loài người. Cho tới nay con người vẫn được cho là có “ý nguyện tự do” và điều này được tôn trọng khi tất cả mọi người đều được quyền bỏ phiếu cho dù trình độ học vấn của mỗi người mỗi khác. Bầu cử hay trưng cầu dân ý được hiểu là phép thử cảm xúc của dân chúng thay vì đánh giá trình độ của họ. Harari cho rằng với sự phát triển của thuật toán và sự kết hợp của công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, chẳng mấy chốc máy móc sẽ hiểu con người hơn cả con người hiểu cảm xúc của chính mình.
“Điều này đã đang diễn ra trong lĩnh vực y khoa. Những quyết định y khoa quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta không dựa trên cảm giác ốm yếu hay mạnh khoẻ, hay ngay cả các chẩn đoán của các bác sỹ, mà vào tính toán của máy tính vốn hiểu cơ thể của chúng ta hơn cả chúng ta. Trong vài thập niên tới, thuật toán Đại Dữ liệu với sự hỗ trợ của dòng dữ liệu sinh học liên tục có thể theo dõi sức khoẻ của chúng ta 24/7.”
Đó là một trong những cơ hội. Hiểm hoạ có thể là sự đột nhập “hệ điều hành con người” của chính phủ và các công ty nhằm tuyên truyền và quảng cáo. “[N]gay cả trong những xã hội được cho là tự do, thuật toán vẫn có thể có uy quyền vì qua kinh nghiệm chúng ta sẽ học cách tin vào chúng trong ngày càng nhiều vấn đề và sẽ dần mất đi khả năng tự đưa ra quyết định. Hãy nghĩ về cách mà chỉ trong hai thập niên hàng tỷ người đã đặt niềm tin vào thuật toán tìm kiếm của Google khi [thực hiện] một trong những việc quan trọng nhất: tìm kiếm thông tin đáng tin cậy và phù hợp.”
Tác giả cũng nêu khả năng các máy tính với trí tuệ nhân tạo sẽ hợp tác với các nhà độc tài và được sai khiến để theo dõi hay thậm chí kết liễu tính mạng của con người mà chúng chẳng hề thấy cắn rứt lương tâm, thứ mà chúng không có.
Bài học thứ tư là điều mà nhiều người đã dần nhận ra khi sử dụng các dịch vụ của Google, Facebook hay Baidu – chúng ta không phải là khách hàng mà là sản phẩm. Harari chỉ ra rằng mô hình kinh doanh của các công ty này cho tới giờ là “buôn sự chú ý” của chúng ta và khách hàng của họ là các công ty quảng cáo. Nhưng trong tương lai có thể ngành quảng cáo cũng không còn nữa vì chúng ta đâu còn ra quyết định. Thuật toán sẽ quyết hộ chúng ta mọi thứ. Con người và máy tính cũng có thể cộng sinh tới mức mà nếu tách khỏi máy tính, con người sẽ không còn vận hành được nữa. Viết tới đây trong đầu tôi không hiểu sao bỗng nhớ tới câu hát “nếu phải cách xa em [máy tính] anh chỉ còn bão tố”.
Bài học thứ năm là sự gắn kết giữa cộng đồng trên mạng và ngoài xã hội. Harari cho rằng mỗi người chúng ta có lẽ khó có khả năng kết thân với hơn 150 người. “Qua một ngưỡng nhất định, thời gian và năng lượng quý vị bỏ ra để biết các bạn trực tuyến từ Iran hay Nigeria sẽ lấy đi khả năng hiểu biết những người hàng xóm cạnh nhà bạn,” Harari viết. Ông cũng hy vọng Facebook sẽ chú trọng tới việc phát triển các cộng đồng không chỉ trên mạng xã hội của họ mà cả ngoài đời thực. Điều này sẽ khiến cho các hoạt động xã hội không bị tê liệt nếu Facebook không may bị các chính quyền độc tài ngăn chặn. “[Facebook] và các gã khổng lồ trực tuyến khác thường xem con người như động vật nghe nhìn – một đôi mắt và một đôi tai kết nối với 10 ngón tay, một màn hình và một thẻ tín dụng. Bước quan trọng tiến tới đoàn kết nhân loại là ý thức rằng con người có cơ thể [và cơ thể không chỉ ngồi một chỗ trên không gian ảo mà có thể di chuyển và kết nối với nhau ngoài đời thực].”
Bài học thứ sáu là lòng yêu nước xuất phát từ tinh thần dân tộc sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhưng sự kiêu căng xuất phát từ niềm tin ta là nước ưu việt có thể mang đến hiểm hoạ bạo lực. Harari cũng nhắc con người nhớ rằng loài người từng tồn tại “hàng trăm ngàn năm” trong những nhóm nhỏ chỉ vài chục người và sự đòi hỏi lòng trung thành của mỗi người với cả triệu người mà họ không quen biết mới chỉ tồn tại từ vài ngàn năm trở lại đây.
Sự tụ họp thành những nhóm khổng lồ khiến người ta có thể làm được những việc vô cùng lớn lao mà cộng đồng nhỏ khó lòng làm được nhưng nó cũng có thể gây ra những cuộc đại chiến. Bởi vậy sẽ là lý tưởng nếu nhân loại nhìn nhận mình như thành viên của một nền văn minh duy nhất và cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh mà không quan ngại tới ranh giới quốc gia. Một trong những vấn đề đó là tình trạng thay đổi khí hậu do việc khai thác và sử dụng thái quá nhiên liệu hoá thạch của con người.
Bài học thứ bảy là đừng có phát hoảng vì khủng bố. Harari viết rằng khủng bố có khả năng kiểm soát tinh thần của chúng ta rất tốt dù trên thực tế chúng giết rất ít người. “Kể từ ngày 11/9/2001, mỗi năm khủng bố giết khoảng 50 người ở Liên minh châu Âu, 10 người ở Hoa Kỳ, khoảng bảy người ở Trung Quốc, và chừng 25.000 người trên toàn cầu (chủ yếu ở Iraq, Afghanistan, Pakistan, Nigeria và Syria). Trong khi đó, mỗi năm tai nạn giao thông làm thiệt mạng 80.000 người châu Âu, 40.000 người Hoa Kỳ, 270.000 người Trung Quốc và 1,25 triệu người [trên toàn thế giới]. Tiểu đường và mức [tiêu thụ] đường cao làm chết 3,5 triệu người mỗi năm trong khi ô nhiễm không khí làm bảy triệu người chết.”
Lý do người ta lo sợ khủng bố hơn những thứ gây chết chóc hơn rất nhiều chính là khả năng reo rắc nỗi sợ của chúng. Khủng bố hầu hết không gây hư hại gì cho đối thủ của chúng về khả năng quân sự và đó cũng không phải mục đích của chúng. Khủng bố mong muốn đối thủ phản ứng thái quá và do vậy gây ra “cơn bão chính trị và bạo lực quân sự” lớn hơn nhiều so với những gì khủng bố có thể tự chúng gây ra.
Harari nói những kẻ khủng bố không tư duy như các vị tướng quân đội mà như những nhà “biên đạo kịch”. “Giống như những kẻ khủng bố, những người chống khủng bố cũng phải suy nghĩ như các biên đạo kịch… Trên hết, nếu chúng ta muốn chống khủng bố một cách hữu hiệu, chúng ta phải nhận ra rằng không điều gì những kẻ khủng bố làm có thể đánh bại chúng ta. Chúng ta là những người duy nhất có thể đánh bại chúng ta nếu chúng ta phản ứng thái quá theo cách không đúng đối với sự khiêu khích của khủng bố.”
Điều này cũng đúng với sự khủng bố tinh thần của các chính thể... Họ chẳng đánh đập hay bỏ tù quá nhiều người so với hàng chục triệu hay cả tỷ dân chúng, nhưng cả triệu hay ngàn triệu người dân lại có phản ứng sợ hãi thái quá và ngoan ngoãn tự biến mình thành những con cừu dễ bảo. Hy vọng hơn một phần năm nhân loại đang sống dưới các chế độ tự nhận là cộng sản sớm sử dụng ý nguyện tự do của họ trước khi thuật toán tước đoạt mất ngay cả điều được coi là thiêng liêng của loài người cho tới ngày hôm nay.
  • 16x9 Image

    Nguyễn Hùng

    Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng “chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần”



Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng "chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần"
Hai nữ chiến sĩ Việt Nam dẫn giải tù binh Trung Quốc ở Cao Bằng ngày 25/2/1979. Nguồn ảnh: Sovfoto.
Túc Dụ, Thứ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từng huênh hoang rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong 1 tuần.
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 1.
Là hai quốc gia láng giềng, "núi liền núi, sông liền sông"- như lời một bài hát, song lịch sử bang giao Việt Nam- Trung Quốc có nhiều khúc quanh co, gập ghềnh.
Từ sau khi Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt ngót 1.000 năm "Bắc thuộc", giành lại nền độc lập cho nước nhà thì các triều đại phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần cất quân xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh xâm lược đó trước sau đều bị quân dân Việt Nam đánh bại.
Những năm 60 của thế kỷ trước, thất bại trong việc lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô và hành động theo ý mình trong đánh Mỹ, Trung Quốc đã trở mặt bắt tay với Mỹ chống phá Việt Nam. Khi nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì sự chống phá của Trung Quốc với Việt Nam càng trở nên rõ ràng.
Ngoài việc cắt đứt viện trợ, ngăn cản thông thương, tạo ra vụ "nạn kiều" nhằm phá hoại sự ổn định kinh tế - xã hội Việt Nam thì Trung Quốc còn dung dưỡng cho Khmer Đỏ chống phá Việt Nam từ phía Tây Nam, tạo nên một gọng kìm hòng "bóp chết" Việt Nam.
Bất chấp sự chống phá đó, nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì con đường độc lập của mình. Không chỉ vậy, bằng đòn phản công vũ bão, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, quân đội Việt Nam cùng với lực lượng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã đánh tan hàng chục sư đoàn chủ lực Khmer Đỏ, giải phóng thủ đô Phnom Pênh, cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng.
Vốn đã sẵn âm mưu tiến công Việt Nam, trong tình thế ấy, để cứu nguy cho Khmer Đỏ, nhà cầm quyền Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới vào ngày 17/2/1979 với cái cớ hết sức nực cười là "phản công tự vệ".
Để thực hiện mục đích đó, tư tưởng chỉ đạo được nhà cầm quyền Trung Quốc đặt ra cho cuộc chiến tranh là "đánh nhanh, thắng nhanh", "đốt sạch, phá sạch" với sự tham gia của hai Đại quân khu Quảng Tây và Côn Minh quân số tổng cộng lên đến 600.000 người cùng hàng nghìn phương tiện chiến tranh.
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 2.
Binh pháp truyền thống của quân đội Trung Quốc đã được nhấn mạnh đó là việc dùng hai đội quân nhằm "Tập trung biển người để bao vây đối phương từ hai bên sườn nhằm tiêu diệt từng bộ phận đối phương bằng những trận đánh hủy diệt theo phương thức đánh nhanh rút gọn".
Nguyên tắc chủ đạo khi giao chiến là "ngưu đao sát kê" (dùng dao mổ trâu để giết gà) gồm ba điểm: tập trung tấn công vào vị trí quan trọng nhưng không phải điểm mạnh của đối phương; sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo (tiền pháo hậu xung) để đập tan hàng phòng ngự của đối phương tại những những điểm mấu chốt; các đơn vị xung kích phải hết sức nhanh chóng thọc sâu và tấn công trọng địa của phía bên kia.
Ảo tưởng vào sự áp đảo về binh lực, cuối tháng 12/1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ báo cáo tại Kì họp thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần.
Quả thật, nếu so sánh về tương quan lực lượng hai bên vào thời điểm Trung Quốc phát động chiến tranh- ngày 17/2/1979, nhiều người Trung Quốc cũng đã ảo tưởng như thế.
Trung Quốc đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 60 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 948 máy bay sẵn sàng phía sau.
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 3.
Ngoài lực lượng quân chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính quy phục vụ cho chiến dịch. Chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.
Còn về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ.
Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa). Ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu và các trung đoàn độc lập 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.
Toàn bộ lực lượng phía Việt Nam tham gia phòng thủ biên giới lúc đó có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện. Riêng Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc tiến sâu vào trung tâm.
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 4.
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, sau một trận pháo kích dữ dội vào trận địa phòng ngự của phía Việt Nam, hơn  120.000 quân lính và xe tăng, thiết giáp Trung Quốc bắt đầu tiến vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới.
Cánh phía đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh với mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn; hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái.
Cánh phía tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu.
Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm trải dài trên toàn tuyến biên giới.
Trong ngày đầu của cuộc chiến, với sự áp đảo về binh lực, chiến thuật biển lửa và biển người của Trung Quốc tỏ ra có kết quả. Quân Trung Quốc tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên dưới 10 km và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở tây bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở đông bắc.
Tuy nhiên, trước sự kháng cự ngoan cường và sự mưu trí sáng tạo của các lực lượng phòng ngự phía Việt Nam, đà tiến công của quân Trung Quốc nhanh chóng bị khựng lại. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật.
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 5.
Ảnh: Sputnik
Trên toàn mặt trận, chiến sự diễn ra ngày càng khốc liệt, trong đó ác liệt nhất phải kể đến là trận chiến tại Đồng Đăng- thị trấn nằm sát biên giới Việt- Trung trên hướng Lạng Sơn. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng. Lực lượng Trung Quốc tiến công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.
Mặc dù bị cô lập, không được chi viện nhưng lực lượng phòng thủ tại đây đã kiên cường chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 23.2. Ngày cuối cùng tại Pháo đài Đồng Đăng, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, quân Trung Quốc đã dùng bộc phá đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa học vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng hầu hết thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.
Đổi lại, trong trận Đồng Đăng, phía Trung Quốc đã thương vong hơn 2.000 binh lính (trong đó 531 chết). Chiếm được Đồng Đăng, quân Trung Quốc tập trung lực lượng chuẩn bị tiến công Lạng Sơn, một trong những mục tiêu chủ yếu của cuộc chiến mà nếu chiếm được thì bọn chúng sẽ rộng đường tiến về Hà Nội với khoảng cách chỉ 135 km.
Để tăng cường khả năng chiến đấu phòng thủ và chuẩn bị phản công, ngày 25 tháng 2, Bộ chỉ huy tối cao phía Việt Nam quyết định thành lập Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1 và Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn do Thiếu tướng Hoàng Đan làm tư lệnh với lực lượng bao gồm các Sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ Quân khu 4 ra) cùng các đơn vị trực thuộc khác.
Những ngày tiếp theo, chiến sự vẫn tiếp diễn khốc liệt trên toàn tuyến biên giới nhưng tập trung là ở hướng Lạng Sơn. Trung Quốc đã điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía đông nam Lạng Sơn) đồng thời tiếp tục đưa thêm quân mới từ hậu phương thâm nhập Việt Nam để tăng viện
Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày 27.2. Các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chặt chẽ và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Các trận đánh đẫm máu xảy ra tại khu vực cầu Khánh Khê, Cốc Chủ, Quán Hồ, các điểm cao 800, 477, 417...
Sau gần 1 tuần giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, ngày 2/3 quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn và sử dụng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4/3, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.
Phía Việt Nam đã điều động các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2 đang làm nhiệm vụ tại Campuchia cũng được lệnh cơ động gấp toàn bộ lực lượng về nước, tập kết phía sau Quân đoàn 14.
Ngày 5/3/1979, Nhà nước Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc chống xâm lược. Lo ngại trước sức phản công mãnh liệt của Việt Nam, trưa cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố bắt đầu rút quân.
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 6.
Như vậy là, quân Trung Quốc đã bị cầm chân suốt 16 ngày ở thị xã Lạng Sơn, một thị xã chỉ cách biên giới 15 km và còn cách xa Hà Nội tới 135 km. Trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc chỉ tiến được 0,9 km và chúng đã mất 16 ngày chỉ để tiến được 1/10 quãng đường tới Hà Nội.
Và chuyện ảo tưởng "chiếm Hà Nội trong 1 tuần" chỉ là giấc mơ ngông cuồng của những kẻ xâm lược.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIÁO SƯ NÀY ĂN GÌ MÀ NGU THẾ !



Lời dẫn: Ông Phạm Hồng Tung, Giáo sư Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển; ông này cũng là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa có bài trả lời phỏng vấn trên Việt NamNet. Bài trả lời phỏng vấn này đang gây bão bức xúc trên mạng xã hội.
________



Ngô Vưu:.  Ông GS Tung nói hay hè... Dạy Sử VN mà phải "ngồi lại thảo luận" với kẻ thù ư ? Đúng là quân nô lệ...!?

Đây là ý kiến của Nhà giáo Đặng Tiến

Ông gs Tung ơi, ông nên cắn lưỡi mà chết nếu chưa chết được thì câm để từ nay không nói nữa.

Chết đi đồ con lợn bẩn thỉu.
Lần đầu tiên tôi phải lên tiếng chửi trên mạng.

GIÁO SƯ ƠI ĂN GÌ MÀ NGU THẾ 

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979 rồi sau đó kéo dài đến tận năm 1989, nó liền một mạch với sự kiện Trung Quốc tấn công cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974; nó liền một mạch với những gì Bắc Kinh đã thực hiện trước đó, đã được công bố trong Sách trắng của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam năm 1979; nó liền một mạch với những cuộc xâm lăng Việt Nam của nhà Thanh, nhà Mình, nhà Nguyên, nhà Tống, nhà Đường, nhà Hán, nhà Tần...

Đây là sự thật lịch sử hiển nhiên.

Dạy lịch sử là phải trung thành với sự thật hiển nhiên ấy.

Thế mà gs sử học tên Tung khi trả lời phỏng vấn của báo về việc dạy cho học trò về sự kiện lịch sử tháng 2 năm 1979 đã đưa ra nguyên tắc là giới sử học hai nước Việt Trung phải ngồi lại với nhau để thống nhất quan điểm tiếp cận...

Ôi giời cao đất dày ơi.

Tôi, công dân CHXHCN Việt Nam yêu cầu hãy cho Tung đi khám bệnh tâm thần. 6 vạn oan hồn người Việt đã chết trong cuộc chiến tháng 2 năm 79! 

Mấy nghìn oan hồn lính chết tại Mặt trận Vị Xuyên năm 84 - 85!

Tôi khẩn nguyện các Người hãy hiện về mà lên tiếng mắng tên gs ngu xuẩn này.

Hỡi oan hồn chư vị hãy hiện về tôi thiết tha khẩn nài, khấn nguyện! 
______________

.
Chiến tranh biên giới 1979 được dạy trong chương trình phổ thông mới ra sao?

VietNamnet
13/02/2019

GS Phạm Hồng Tung nói dịp 40 năm chiến tranh biên giới là lúc giới sử học của 2 nướcnên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan.

GS Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Ông là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Theo GS Tung, thanh niên, học sinh Việt Nam cứ đến ngày 7/5 lại nghe thấy những bài hát về Điện Biên Phủ, tuyên truyền về kháng chiến chống Pháp; cứ đến ngày 30/4 lại nghe tuyên truyền rất nhiều về kháng chiến chống Mỹ,… Nhưng những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lại rất ít được nhắc đến.

Trong nhà trường, việc giáo dục về nội dung lịch sử này lại cũng sơ sài –cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 chỉ được đề cập đến với 4 câu, 11 dòng tại sách giáo khoa Lịch sử lớp 12.

Trong khi chúng ta nghĩ rằng vì mục đích hòa bình, hữu nghị hợp tác nên “gạt quá khứ” sang một bên, có phần e dè khi nhắc đến quá khứ. Nhưng ở phía bên kia biên giới, thanh niên Trung Quốc vẫn đang được dạy một chiều về sự kiện đã diễn ra, rằng đó là “cuộc chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” (phản Việt phòng vệ chiến tranh) nhằm trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.

Chính sự khác nhau trong nhận thức và trình bày lịch sử này đã trở thành một trong những ngọn nguồn của những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột. Điều này thật sự nguy hiểm.

Cần phải dạy về cuộc chiến một cách khoa học

Theo ông, việc đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2/1979 vào sách giáo khoa là điều thực sự cần thiết và sòng phẳng?

Chắc chắn là rất cần, bởi nếu không hòa giải được trong nhận thức và trình bày về lịch sử thì lịch sử vẫn còn là một liều thuốc độc mà tiền nhân để lại cho thế hệ sau.

Chúng ta không thể để tình trạng thế hệ trẻ ở hai nước khi muốn tìm hiểu lịch sử liên quan đến quan hệ Việt -Trung lại chỉ có thể tìm đọc những công trình bằng tiếng Anh, tiếng Pháp do người Pháp, người Mỹ, người Đức hay người Úc viết mà đôi khi chưa được kiểm chứng về tư liệu và cả nội dung tư tưởng nữa.

Tốt nhất cần phải dạy về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 một cách khoa học, đúng đắn, do đó mới góp phần hòa giải lịch sử và hướng tới tương lai hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Cần phải thừa nhận chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc là một quá trình lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Nó là một phần nội dung của lịch sử Việt Nam, lịch sử Trung Quốc, lịch sử khu vực Đông Á, Đông Nam Á và lịch sử thế giới hiện đại. Tổ chức dạy và học không thể và không nên lảng tránh việc trình bày và đánh giá về quá trình lịch sử này. Việc giảng dạy và học tập lịch sử cuộc chiến này nhằm giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ, hiểu đúng về quá khứ, giúp họ nhận thức rõ cái đúng, cái sai, cái chính nghĩa, cái phi nghĩa trong quá khứ để khép lại quá khứ, hướng tới tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề nhạy cảm trong giáo dục lịch sử. Nếu làm không cẩn thận, những chuyện xung đột, hận thù trong quá khứ sẽ bị đánh thức và sẽ làm sống dậy, châm ngòi cho những hận thù trong tương lai. Nhưng cũng không nên giấu đi. Điều này lại càng nguy hiểm hơn.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới được đưa vào như thế nào?

Ở cấp Tiểu học, giáo dục lịch sử nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, bắt đầu được tổ chức dạy và học ở các lớp 4 và 5. Các vấn đề liên quan đến hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc chưa được đề cập đến.

.
Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập
 đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hùng)

Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử cũng nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, được tổ chức dạy và học từ lớp 6 đến lớp 9.

Ở cấp học này, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của giáo dục lịch sử là giúp học sinh có được kiến thức thông sử (cơ bản, cốt lõi, hệ thống) của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Do vậy, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976 – 1991”.

Đây cũng là nơi nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày. Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.

Ở cấp THPT, Lịch sử được tổ chức dạy và học với tính cách là một môn học độc lập. Các nội dung giáo dục sẽ được tổ chức thành những chủ đề và chuyên đề. Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.

Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về các cuộc chiến tranh này được đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm.

Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh “vấn đề nhạy cảm.”

Tương tự, lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11) và “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” (lớp 12). Khi đặt vấn đề khá “nhạy cảm” này vào trong nội dung của các chủ đề như trên, vấn đề sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, toàn diện hơn và vì vậy, không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa.

Với cách thức cấu trúc nội dung như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ được đề cập đến ít nhất là 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.

Bị hạn chế về dung lượng lẫn thời lượng, theo ông giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào để học sinh vẫn hiểu sâu, nhận thức đúng?

Trước đây, chúng ta vẫn học theo phương pháp tiếp cận nội dung; chẳng hạn như phải nhớ tất cả các diễn biến sự kiện. Nhưng giờ học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi.

.
Học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy 
cũng cần phải thay đổi. (Ảnh: Thanh Hùng)

Thứ nhất, giáo viên cần tập trung vào việc giúp học sinh nắm được phương pháp tìm hiểu về sự kiện, phân tích, đánh giá sự kiện và quá trình lịch sử. Chỉ cần trình bày tóm tắt các diễn biến chính, nhưng hướng dẫn học sinh thu thập, phê phán sử liệu có liên quan, phân tích làm rõ nguyên nhân, tính chất, vị trí và ý nghĩa của cuộc chiến tranh này.

Thứ hai, phải đặc biệt chú ý đến bản chất nhân văn, nhân bản của giáo dục lịch sử và mục tiêu cao cả nhất của giáo dục lịch sử là hướng đến tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, phải hướng dẫn để học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến cuộc chiến, thông qua đó, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tính chất phi nghĩa trong các hành vi gây hấn, khiêu khích, xâm lược của phía Trung Quốc.

Thứ ba, trong việc biên soạn sách giáo khoa, các học liệu kèm theo và nhất là trong giảng dạy, học tập về lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cần phải làm rõ rằng việc nổ ra cuộc chiến đó là trái với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, trái với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai quốc gia, hai dân tộc.

Thứ tư, quán triệt nguyên tắc khách quan, trung thực, trong giảng dạy, học tập, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác cần tránh che giấu sự thật, xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.

Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến cho nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Thứ năm, cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.

Muốn chỉ ra những tính chất, đặc điểm nào đó của sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử thì nên để cho sử liệu tự cất lên tiếng nói khách quan, trung thực.

Chỉ có con đường hòa giải mới “giải độc lịch sử”

Một số nước cũng từng xảy ra xung đột như Việt Nam – Trung Quốc đã hòa giải thành công và đi đến sự thống nhất trong việc giảng dạy lịch sử. Chúng ta nên tham khảo gì từ họ?

Có thể kể đến như Đức và Pháp trong lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870,… Những cuộc chiến tranh như vậy đã tạo nên hố ngăn cách, cội nguồn thù hận.

.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. (Ảnh: Thanh Hùng)

Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục và các nhà sử học của hai nước này nhận thấy cần phải giải quyết khối ung nhọt này. Họ đã tìm cách gặp gỡ nhau, cố gắng mấy chục năm không thành công. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn nổ ra. Một lần nữa quan hệ giữa Đức và Pháp lại trở nên thù hận sâu sắc.

Đến tận năm 2003, Cộng đồng châu Âu đã thành lập những Nghị viện của thanh niên. Ở đó, những người trẻ được chọn đóng vai thành những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo “Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước”.

Nghị viện trẻ của hai nước Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải đi đến một SGK Lịch sử chung dạy cho cả hai nước. Quyết nghị năm 2003 được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.

Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh của hai nước trong Lịch sử đều được cả hai nước chấp nhận đó là một sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.

Có thể nói đây là một tấm gương không chỉ cho Việt Nam với Trung Quốc mà giữa Việt Nam với Campuchia, giữa Việt Nam với Mỹ nên có những hoạt động hòa giải như vậy.

Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có một cuộc chiến tranh xảy ra năm 1979, không chỉ có một hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ có Gạc Ma năm 1988,… mà trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm đã có rất nhiều cuộc chiến. Đó là một sự thật.

Sự thật thứ hai là lịch sử về những cuộc chiến trong quá khứ như cuộc chiến tranh của nhà Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc chiến tranh của nhà Tống với nhà Lý, cuộc chiến tranh ba lần Mông Nguyên xâm lược Đại Việt,… đang được giảng dạy ở trong các trường phổ thông hai nước rất khác nhau.

Vậy thì điều tiếp tục cần làm ở đây là gì?

Do vậy bây giờ cần phải có sự nỗ lực toàn diện, khoa học, hệ thống, kiên trì lâu dài để hòa giải điều đó. Các nhà sử học, các nhà giáo dục của hai nước nên có những diễn đàn gặp gỡ nhau giống như ở Pháp và Đức. Mặc dù con đường hòa giải của hai nước diễn ra từ 1935 đến 2006 (tức khoảng 80 năm) mới cho ra được cuốn SGK Lịch sử chung cho cả hai nước nhưng nếu không bắt đầu sẽ không có kết thúc.

Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.

Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.

Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần “giải độc lịch sử”, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Tôi mong muốn rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm này hãy bắt đầu bằng việc xác định dạy cách nhìn nhận, đánh giá cuộc chiến tranh này để hòa giải giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Chỉ có điều đó mới mang lại một tương lai hòa bình, hữu nghị.

Thuý Nga - Thanh Hùng (Thực hiện)

Phần nhận xét hiển thị trên trang