Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Năm bài thơ tưởng nhớ Nguyễn Trọng Tạo


Nguyễn Đức Tùng
IMG_0874[3]
LẮNG NGHE
Khi người chết ra đi
Họ không còn nghe bạn nữa
Những điều chúng ta vừa nói
Nắng chiều, tóc mai xưa, cánh cửa
Lòng thương nhớ khôn nguôi
Những thứ ấy họ biết cả rồi
Có khi đã quên
Xòe tay ra: bóng đêm dày đặc
Họ đi sâu vào, tiếng nước chảy róc rách
Cho đến khi không còn ánh sáng
Nếu lắng nghe, họ biết chúng ta khóc
Nhưng họ không lắng nghe, còn nhiều việc phải làm
Lồng ngực bạn nóng ran
Lưỡi bạn bỏng rát
Chúng ta phải đi tìm một ngôn ngữ khác
Như họ từng đoan chắc rằng sẽ gặp lại cuối đường kia

TÌNH YÊU
Tình yêu nói: hãy đứng lên
Bếp lửa nói: hãy ngồi xuống
Cơn mưa nói: hãy bước tới
Sự sống nói: hãy quay lại
Kẻ thù nói: hãy im lặng
Bức tường nói: mở ra
Con sông nói: hãy dừng lại
Cỏ may nói: hãy sáng chói
Cái chết nói: buông tay ra
Bình minh nói: hãy đánh thức
Chiến tranh nói: khóc đi
Mẹ nói: sao các con không về nhà
Biển nói: chúng ta yêu nhau
Lỗi lầm nói: thà mặn như muối
Thù hận nói: sẽ đỏ như máu
Bạn bè nói: tiệc rượu chưa tàn
Vầng trăng nói: hãy khóc trên vai
Mặt đất nói: ngày mai, ngày mai, ngày mai

KHI CÒN TRẺ
Khi còn trẻ
Anh có nhiều người yêu
Khi về già
Anh không yêu ai nữa
Buổi sáng, cà phê sữa
Buổi chiều, mùi hương
Nếu anh chết đêm qua
Bạn bè đi ngang nhà
Hương sẽ còn nghe thoảng bay
Hai ngày sau, vẫn thế
Ba ngày, thơm hơn nữa
Như một bông hoa nhài
Hương lừng vang trước khi tan rữa

KHI NỖI ĐAU BUỒN TRÀN NGẬP CHÚNG TA
Khi nỗi đau buồn tràn ngập chúng ta
Tai nạn trên đường ngày đêm xảy tới
Khi máu anh em không ngừng chảy
Anh đã đi xa rồi
Dòng sông khô cạn, nhà cửa tan hoang, bạo lực học đường
Người giỏi nhất chỉ nghĩ một việc: lìa bỏ quê hương
Khi nỗi lo buồn khắp nơi, chuông nhà thờ
Gióng giả từng hồi, cuộc bao vây
Thành phố, những người chết không nhà đi mãi
Trên đường, mùa hạn kéo dài
Giếng cạn, trăng mòn, đá vỡ
Khi anh đã đi xa
Thì một hòn đá bước ra
Từ trong bức tường, giữa những hòn đá khác
Bước ra, rắn chắc, đầy tràn, trắng xóa
Và chúng ta tập nói mỗi ngày: cám ơn, cám ơn

QUÁN RƯỢU
Với Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Thụy Kha
                    
Không có lá vàng rơi
Trên cây đàn ghi ta
Người ca sĩ mù
Nhận ra mùa thu
Bằng giọng hát của chính mình.
Nguyễn Đức Tùng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị nhà nước

Ảnh chụp từ một đoạn video cho thấy Tổng thống Nicolas Maduro và phu nhân Cilia Flores (trái) trong một buổi lễ ngày 4/8/2018 tại thủ đô Caracas, nơi Tổng thống đã thoát nạn sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái

Trung thành với lý tưởng,
Yêu xã hội thiên đường,
Khinh tư bản giãy chết -
Cán bộ phải làm gương.

Tôi đề nghĩ nhà nước
Phải ra bộ luật hình,
Cấm các quan cộng sản
Không cho con cháu mình
Sang học ở Mỹ, Úc,
Châu Âu, Canada.
Những nơi, như đảng nói,
Toàn trụy lạc, xấu xa.
Vì học xong, ngộ nhỡ
Chúng quay về ào ào,
Làm băng hoại đạo đức
Của nước nhà thì sao?
Nếu cứ muốn du học,
Thì gửi chúng sang Tàu,
Hoặc Bắc Hàn cũng được.
Cùng lý tưởng với nhau.
Đảng viên phải làm trước
Để làng nước làm theo.
Tuyệt đối không ngoại lệ
Với cả giàu, cả nghèo.
Trường hợp đã trót gửi
Thì phải gọi về ngay.
Không về, nhờ “giãy chết”
Cưỡng chế lên máy bay.
Dân người ta biết hết
Con bác nào trung ương,
Thậm chí bộ chính trị,
Đã rời bỏ thiên đường.
Vậy mời các bác ấy
Phải bắt con quay về,
Học lại chủ nghĩa Mác
Và Lê-nin, ô-kê?
PS
Nhân tiện, có người nói
Ngành y tế của ta
Đến Putin cũng phục.
Tự hào cho nước nhà.
Hay ra thêm luật nữa
Cấm cán bộ trung ương
Ra nước ngoài chữa bệnh
Để chúng nó xem thường?
Cùng lắm, muốn xuất ngoại
Thì mời sang Cu Ba,
Bắc Hàn và Trung Quốc
Hoặc Venezuela.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đâu là sự thật:

Về vụ đặc công Việt Cộng đánh chìm “tàu sân bay” trên sông Sài Gòn

Tàu USS CARD dài 150 m, trọng tải 9.800 tấn được hạ thủy năm 1942, hoạt động trong thời Đệ nhị thế chiến. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, để chống lại tàu ngầm của Đức Quốc Xã ở Đại Tây Dương, phe Đồng Minh đã cải tạo lại nhiều con tàu chở hàng hay chở hành khách thành một loại tàu chở máy bay săn tàu ngầm, đi theo hộ tống các đoàn tàu xuyên Đại Tây Dương. Người ta gọi nó là tàu sân bay hộ tống. Loại này chỉ dài bằng một nửa và có trọng lượng nước rẽ chỉ bằng 1/3 tàu sân bay thông thường thời đó.
Tàu USS Card trên sông Sài Gòn
Tàu USS Card trên sông Sài Gòn
Chiếc USS Card là một con tàu sân bay hộ tống như vậy. Hết chiến tranh, tháng 5 năm 1946, USS Card ngưng hoạt động và được đưa vào lực lượng trừ bị của Hải quân Hoa Kỳ.
Khi Chiến tranh Việt Nam bùng nổ, USNS Card được đưa vào sử dụng, phục vụ cho việc chở quân nhân, quân cụ và máy bay sang Việt Nam. Tức là lúc này đã trở thành một tàu vận tải đơn thuần không có vũ trang, được xếp vào loại “Cargo Ship and Aircraft Ferry” từ năm 1959.
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, đặc công Việt Cộng gắn được một khối thuốc nổ vào thân tàu USNS Card lúc đó đang thả neo ở cảng Sài Gòn và kích nổ thành công, phá thủng một lỗ dài 3,7m cao 0,9m, làm tàu chìm xuống bùn đáy sông nơi đang neo đậu, phần trên của tàu cao lênh khênh vẫn ở trên mực nước. 5 thủy thủ bị cho là đã thiệt mạng trong vụ nổ này. Tàu được vá tạm lỗ thủng để cho nổi lên và 17 ngày sau khi bị gài chất nổ, ngày 19/5/1964 tàu đã được kéo về căn cứ Hải quân của Mỹ ở vịnh Subic, Philippines, để sửa chữa tiếp, và đến ngày 11/12/1964 thì hoạt động trở lại. Đến năm 1971 tàu đã được bán và phá làm sắt vụn.
Cho tới bây giờ, báo chí nhà nước vẫn rùm beng ca ngợi “đánh chìm soái hạm” với “đánh chìm tàu sân bay”, trong khi thật ra lúc đó nó chỉ đơn giản là một chiếc tàu vận tải chở máy bay!
Phan Ba


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Luật An ninh mạng có hiệu lực ở VN


baomai.blogspot.com

Mới đây báo chí Việt Nam dẫn lời Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay mạng xã hội Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam ở 3 lĩnh vực lớn: Quản lý nội dung thông tin; Quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và Trách nhiệm thuế với Việt Nam.

Cáo buộc đưa ra trong bối cảnh Luật An ninh mạng Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/2019.

Luật nhằm xây dựng một "môi trường mạng lành mạnh" tại Việt Nam bằng cách kiểm soát các nội dung đăng online, theo Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cho tới nay, Việt Nam chưa nêu cụ thể các hình phạt đối với bất kỳ vi phạm nào.

baomai.blogspot.com

Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng luật trao cho Đảng Cộng sản quyền lực trấn áp những ý kiến bất đồng trên mạng.

Hôm 9/1, chính phủ cáo buộc Facebook là đã vi phạm "nghiêm trọng" luật mới, và nói rằng mạng xã hội này đã để cho người dùng đăng các nội dung bôi nhọ, chống chính phủ, đồng thời cáo buộc Facebook không chịu cung câp thông tin về những tài khoản mà giới chức gọi là "các tài khoản gian dối".

Facebook bác bỏ các cáo buộc, nhưng vụ việc làm dấy lên những quan ngại về tình trạng gia tăng trấn áp tự do ngôn luận trên truyền thông online của Việt Nam.

Điều gì đã xảy ra?

Luật An ninh mạng được thông qua hồi tháng Sáu năm ngoái.

Luật có 43 điều, trong đó nêu ra các nội dung cụ thể vè cách thức ngăn ngừa hoặc chặn bất kỳ hành động nào bị nhà nước coi là bất hợp pháp, liên quan tới an ninh mạng.

baomai.blogspot.com
Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng hôm 12/6.

Điều 16 của luật liệt kê năm loại hành động chính bị coi là bất hợp pháp, vi phạm an ninh mạng.

Trong số này có việc thông tin trên không gian mạng các thông tin phản đối chính phủ, xúi giục người khác gây rối trật tự công cộng, làm nhục hoặc vu khống, có hành vi gây thiệt hại kinh tế xã hội hoặc gây hoang mang trong nhân dân, hoặc gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Một điều khoản khác trong Điều 26 thì đòi các hãng cung cấp dịch vụ internet trong nước và nước ngoài phải có hành động trong vòng 24 giờ sau khi nhận được yêu cầu từ giới chức.

Tại một điều khoản khác, luật đòi các hãng nước ngoài như Google hay Facebook phải đặt văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.

Tại sao có luật này?


Việt Nam trong chừng mực nào đó đã từng có quy định kiểm soát internet bằng một văn bản pháp luật được thông qua hồi 2015, Luật An toàn thông tin mạng.

Nhưng đã có những lời kêu gọi trong chính phủ, theo đó muốn có luật mới, trực tiếp kiểm soát an ninh mạng, sau khi nước này bị xếp thứ 101 trên tổng số 195 quốc gia trong chỉ số an ninh mạng toàn cầu 2017 của Liên hiệp quốc công bố.

Để so sánh thì các nước khác trong khu vực như Singapore, Malaysia và Thái Land nằm trong nhóm 20 nước đứng đầu.

Chính phủ cũng đã nhấn mạnh tới nhu cầu cần phải tập hợp các quy phạm pháp luật nằm rải rác các nơi vào một chỗ, và cần thực thi việc kiểm soát internet chặt chẽ hơn nhằm ngăn ngừa các vụ tấn công mạng.

baomai.blogspot.com

Hồi năm ngoái, Việt Nam đã có cuộc diễn tập chống tấn công mạng lớn nhất từ trước tới nay, trong đó Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam tiết lộ rằng họ đã ghi nhận được gần 400 triệu vụ việc có liên quan tới an ninh mạng trong năm 2018.

Tổng số có 9.344 vụ tấn công mạng, trong đó có 2.499 vụ phishing, 5.018 vụ tấn công giao diện trang web (defacing), và 1.764 vụ tấn công bằng phần mềm độc hại (malware).

Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Thành Hưng, tội phạm mạng đang tăng mạnh tại Việt Nam do các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, các thiết bị di động và internet đang trở nên ngày càng phổ biến, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật hôm 26/11.

Nhưng các nhóm hoạt động về nhân quyền thì cáo buộc rằng đây là các nỗ lực của chính phủ nhằm tăng cường kiểm soát internet sau các cuộc biểu tình rầm rộ hồi tháng Sáu năm ngoái, khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát trong làn sóng phản đối các kế hoạch mở đặc khu kinh tế.

baomai.blogspot.com  
Luật An ninh mạng quy định ngừng cấp dịch vụ cho người dùng nếu đăng tải "tuyên truyền chống nhà nước kích động gây bạo loạn…"

Chính phủ đề xuất ra luật mới, Luật Đặc khu, theo đó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất tại Việt Nam trong 99 năm.

Nhưng các cuộc biểu tình "cho thấy sự bất mãn âm ỉ trong dân chúng đối với chính phủ", giáo sư Carlyle A Thayer từ Úc nói trong ấn phẩm East Asia Forum hồi tháng 12.

Đã có những phản ứng thế nào?

baomai.blogspot.com

Một số blogger và các nhà hoạt động người Việt cảm thấy rằng luật an ninh mạng mới trao cho giới chức quá nhiều quyền.

Dân Luận, một blog đăng nhiều bài viết của các nhà hoạt động nhân quyền và blogger, cũng là một địa chỉ được nhiều người theo dõi, đã đăng một tin của ca sĩ Mai Khôi, một người cổ súy cho tự do ngôn luận.

Ca sĩ này viết: "Ngay cả khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, nếu như Facebook và Google không chịu tuân theo luật này thì chúng ta vẫn có tự do Internet... chúng ta vẫn có cơ hội..."
Một blogger khác, Hoàng Xuân Phú, viết trên Dân Quyền, một trang blog chuyên về các vấn đề nhân quyền, dân quyền, rằng luật an ninh mạng trao cho Bộ Công an "quyền tự ý kết tội", mà theo ông Phú là "vi phạm Điều 102 của Hiến pháp 2013".

Nhưng cũng có một số người ủng hộ luật này.

baomai.blogspot.com
  
Tài khoản Facebook Nguyễn Hồng Lam, người nhận bản thân là một nhà báo, viết Luật An ninh mạng nhằm xử lý các vấn đề về an ninh quốc gia, "không rảnh và cũng chẳng buồn quan tâm đến việc 'khâu miệng' vài ba phát biểu lăng nhăng của dân chơi mạng xã hội".

Báo Công an Nhân dân hôm 17/12 có bài viết, trong đó nói "lướt Facebook và dùng Google là thói quen hàng ngày của hàng triệu người dân Việt Nam". Do đó, các đồn đoán rằng luật mới sẽ cấm Facebook, Google và 'khóa miệng' người dùng khiến nhiều người thấy khó hiểu.

Báo này viết rằng luật không kiểm soát thông tin của tất cả mọi người. Luật chỉ cần thông tin cá nhân của những người có hành vi vi phạm, bài báo viết, tuy không nêu rõ các hành vi vi phạm là gì.

Báo Quân đội Nhân dân cũng nói "các cáo buộc nói luật này khắc nghiệt thì đơn giản đó là lời vu khống".

Điều gì sẽ xảy ra?

baomai.blogspot.com
Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển người sử dụng mạng Internet và đi thoại di động vào loại nhanh nhất ở Đông Nam Á và khu vực 
 
Bộ trưởng Thông tin Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu các công ty nội địa phát triển "các mạng xã hội riêng" để cạnh tranh với nước ngoài như Facebook.

"Bộ đặt mục tiêu là tới năm 2020, số người đăng ký sử dụng các mạng xã hội của Viêt Nam sẽ chiếm 50% tổng số người đăng ký sử dụng các mạng xã hội," tuyên bố trên trang web của Bộ này nói cách đây vài tháng.

Bộ cũng nêu tên ba công ty trong nước lớn là Zalo, VCCorp và Mocha, đảm nhận nhiệm vụ này.

baomai.blogspot.com

Zalo, hiện có trên 100 triệu người dùng, là dịch vụ nhắn tin hàng đầu ở Việt Nam.

Các mạng xã hội Mocha và VCCorp được cho là đang đối diện với sự cạnh tranh quyết liệt từ các hãng khổng lồ trên toàn cầu như YouTube, Facebook và Google.

Trong lúc đó, các tường thuật địa phương chỉ ra rằng Luật An ninh mạng là luật mới và do đó, các hậu quả xảy ra nếu có vi phạm hiện vẫn chưa rõ ràng.

baomai.blogspot.com

Tuy nhiên, nhìn vào vụ việc mới nhất xảy ra với Facebook thì chính phủ có thể sẽ sớm ra các hình phạt cụ thể đối với các trường hợp vi phạm, các tường thuật nói.

Bất kỳ bước đi nào cũng sẽ có ảnh hưởng to lớn tới các mạng xã hội và các hình thức hoạt động khác trên internet, gồm cả những dịch vụ thuộc sở hữu của Facebook và Google.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều trạm BOT nhượng bộ khi tài xế phản đối mạnh


12/01/2018 - Từ lúc rạng sáng cho đến chiều tối hôm qua, [10/1], trạm T2 ở Cần Thơ liên tục xả trạm, mà chỉ là [vì] những người phụ nữ thôi. Có một chị là chị Vân, lần nào đi qua chị cũng dừng lại, chị trình bày rất rõ ràng ‘tôi không sử dụng đường BOT, thì tôi không trả tiền’. Trước lý lẽ đầy thuyết phục của chị Vân, nhân viên của trạm buộc phải mở cổng cho chị qua. Theo tôi thấy, người dân chỉ cần nói cho đúng pháp luật là sẽ không phải tốn tiền”. Các báo lớn ở Việt Nam trong hơn nửa năm qua đã có những bài phân tích về bản chất của BOT. Trang Zing News gọi BOT là “mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu”, báo Thanh Niên cho rằng BOT đã bị “biến chất”. Những BOT này nếu dời vào đường tránh, hoặc dời đúng bản chất, thì tôi bảo đảm có những trạm một ngày không thu được đồng nào. Nếu mà dời trạm, các ông BOT không chết mà ngân hàng chết. Tôi không nghĩ là nhà nước sẽ để hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng bởi hàng loạt dự án BOT ...

Tài xế vui mừng khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra 
lệnh dừng thu phí ở trạm BOT Cai Lậy (ảnh tư liệu)
Một loạt trạm thu phí BOT trên đường bộ ở miền nam Việt Nam miễn hoặc giảm phí khi các tài xế có những hành động phản kháng thẳng thừng, táo bạo hơn trong gần 2 tuần đầu tiên của năm 2018. Các vụ phản đối bắt đầu nổ ra vào mùa hè năm 2017, rải rác ở các tỉnh khác nhau. Trong số đó, gây chú ý nhất là việc các lái xe dùng “chiến thuật” trả tiền lẻ, gây ùn tắc xe cộ ở trạm Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, khiến trạm phải mở cho xe đi qua miễn phí trong hầu hết thời gian từ tháng 8 năm ngoái đến nay. Tuy nhiên, một tài xế tích cực tham gia các hoạt động phản đối cho rằng các trạm BOT chỉ tìm cách “xoa dịu”, ít có khả năng các trạm đó sẽ di dời.
Theo báo chí trong nước, nhiều đường tránh làm theo phương pháp xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) với vốn tư nhân nằm ở một nơi, trong khi trạm thu phí lại đặt trên đường quốc lộ làm từ tiền thuế của dân, để thu phí cho con đường BOT gần đó mà người dân không thường xuyên đi qua. Vì lý do này, nhiều lái xe chuyên nghiệp lẫn người dân hay phải qua lại các con đường quốc lộ cho rằng việc thu phí và vô lý, không chấp nhận được.

Sau một vài tuần lắng xuống trùng với thời điểm mọi người tiễn năm 2017, đón năm mới 2018, hơn một tuần trở lại đây, một loạt vụ phản đối lại diễn ra tại các trạm BOT ở những tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Sóc Trăng, và thành phố Cần Thơ.

... khi người dân họ ý thức được bản chất của trạm BOT là trái pháp luật, họ không trả tiền lẻ nữa. Họ nói thẳng là họ không trả tiền. Một lái xe giấu tên nói.

Tường thuật của báo chí Việt Nam cho hay sau khi bị phản đối, các trạm trong mấy ngày qua đã phải giảm giá vé, hoặc tạm dừng thu phí, cho xe cộ qua lại tự do, hay còn gọi là “xả trạm”.

Trong số các trạm, cuộc “đọ sức” được cho là căng thẳng nhất diễn ra ở trạm Sóc Trăng, nơi mà có lúc báo chí dùng từ “hỗn loạn” để mô tả tình hình.

Tin cho hay trong ít nhất 4 ngày trở lại đây đã có tình trạng nhiều lái xe dừng ô tô ở tất cả các làn thu phí dẫn đến kẹt xe kéo dài, hoặc một số xe đâm gẫy các thanh chắn rồi đi qua, ngoài ra cũng có trường hợp người dân và người đi xe khách tháo bỏ thanh chắn để xe khách đi qua. Áp lực của các hành động này đã buộc người quản lý trạm phải cho xả trạm.

Hôm 11/1, Bộ Giao thông-Vận tải gửi thư đến công ty quản lý dự án BOT ở Sóc Trăng, chính quyền tỉnh, và một số cơ quan liên quan, nói rằng bộ “chấp thuận chủ trương” miễn, giảm tiền vé tại trạm.

Vài ngày trước, bộ cũng đã đồng ý để các doanh nghiệp giảm giá vé tại các trạm ở Quảng Nam, Bình Thuận và Cần Thơ. Báo chí nhận xét đây là động thái nhằm “hạ nhiệt” trước sự quyết liệt của người dân.

Một tài xế tích cực tham gia phong trào phản đối các trạm BOT từ nhiều tháng nay, không muốn nêu tên, nói với VOA:

“Khoảng vài tuần trở lại đây, khi người dân họ ý thức được bản chất của trạm BOT là trái pháp luật, họ không trả tiền lẻ nữa. Họ nói thẳng là họ không trả tiền. Kiểu như trạm T2 ở Cần Thơ, người ta không đi mét đường nào, người ta không trả tiền. Hoặc là những đường tránh, mà đặt [trạm] trên Quốc lộ 1, thì người dân cũng không trả tiền”.

Quan điểm chung của những người phản đối, thể hiện trong một số cuộc phỏng vấn với báo chí và trên mạng xã hội, là trạm thu phí BOT phải đặt ở đúng nơi tư nhân làm đường, còn đối với đường quốc lộ, việc đặt trạm thu phí để có tiền bảo trì đường là không chấp nhận được.

Người dân lập luận rằng các chủ sở hữu ô tô đã phải đóng phí bảo trì đường bộ, ít nhất là 1,6 triệu đồng đối với xe con, xe tải đóng trên 10 triệu đồng. Do đó, theo họ, Bộ Giao thông-Vận tải phải lấy tiền từ quỹ bảo trì đường bộ để sửa sang, duy tu đường, thay vì giao các nhà thầu tư nhân làm rồi cho họ thu phí.

"Thắng lợi" của các lái xe ở trạm BOT Cai Lậy truyền cảm hứng cho các cuộc phản đối ở các nơi khác

Do tính chất công việc, người lái xe muốn ẩn danh đã có mặt ở nhiều cuộc phản đối khác nhau. Anh nhận định với VOA rằng đây không phải là một phong trào có tổ chức:

“Theo tôi chứng kiến thì hoàn toàn không có sự phối hợp nào cả. Từ lúc rạng sáng cho đến chiều tối hôm qua, [10/1], trạm T2 ở Cần Thơ liên tục xả trạm, mà chỉ là [vì] những người phụ nữ thôi. Có một chị là chị Vân, lần nào đi qua chị cũng dừng lại, chị trình bày rất rõ ràng ‘tôi không sử dụng đường BOT, thì tôi không trả tiền’. Trước lý lẽ đầy thuyết phục của chị Vân, nhân viên của trạm buộc phải mở cổng cho chị qua. Theo tôi thấy, người dân chỉ cần nói cho đúng pháp luật là sẽ không phải tốn tiền”.

Các báo lớn ở Việt Nam trong hơn nửa năm qua đã có những bài phân tích về bản chất của BOT. Trang Zing News gọi BOT là “mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu”, báo Thanh Niên cho rằng BOT đã bị “biến chất”, trong khi trang điện tử của Thông tấn xã Việt Nam cảnh báo rằng khi BOT trở nên “méo mó”, điều đó “tiềm ẩn rủi ro” cho các ngân hàng.

... Những BOT này nếu dời vào đường tránh, hoặc dời đúng bản chất, thì tôi bảo đảm có những trạm một ngày không thu được đồng nào. Nếu mà dời trạm, các ông BOT không chết mà ngân hàng chết. Tôi không nghĩ là nhà nước sẽ để hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng bởi hàng loạt dự án BOT ... một lái xe giấu tên

Báo chí tường thuật rằng các công ty tư nhân thường vay ngân hàng trên 80% để làm đường BOT. Nếu trông đợi vào thu phí từ xe cộ qua những con đường họ làm sẽ rất lâu mới thu hồi vốn, hoặc không thu hồi được.

Dựa trên thông tin này, người lái xe giấu tên nói anh không trông đợi các công ty sẽ di dời trạm BOT về đúng vị trí, dù bị dân phản đối kịch liệt:

“Tôi nghĩ rất là khó để họ di dời trạm. Bởi vì tất cả các BOT hiện nay đều vay vốn ngân hàng. Những BOT này nếu dời vào đường tránh, hoặc dời đúng bản chất, thì tôi bảo đảm có những trạm một ngày không thu được đồng nào. Nếu mà dời trạm, các ông BOT không chết mà ngân hàng chết. Tôi không nghĩ là nhà nước sẽ để hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng bởi hàng loạt dự án BOT có dấu hiệu vi phạm như thế này”.

VOA cố gắng liên lạc với Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể để tìm hiểu quan điểm của bộ, nhưng ông không trả lời điện thoại.

Trong một cuộc họp của một đơn vị trong bộ hôm 2/1, Bộ trưởng Thể xác nhận vấn đề BOT “đang rất nóng”. Báo chí dẫn lời ông nói rằng “để giảm nhiệt, phải quyết toán hết các dự án BOT”, đồng thời ông ra chỉ thị lắp đặt thiết bị thu phí không dừng ở toàn bộ các trạm trong năm 2018.

Báo chí Việt Nam dẫn lời ông Thể phát biểu tại cuộc họp này: “Tôi là bộ trưởng nhưng chưa có con đường nào tôi hài lòng, kể cả con đường mới làm”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nào thì trí tuệ, công nghệ Việt!

‎Vân Hải Nguyễn‎
18 giờ
HÀNG TÀU KHỰA 
Nào thì trí tuệ, công nghệ Việt
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Khi ra cái điện thoại thì tung hô to tướng nào là dây chuyền máy móc, công nghệ hiện đại nhất Châu Âu (cho hẳn mấy thằng khoai Tây rậm râu đứng pose ảnh như thật), sản phẩm do người Việt Nam làm ra. Đến khi bóc tung cái máy ra mới thấy trong cái điện thoại chả thấy có Việt Nam ở chỗ nào. Ngược lại thấy hình ảnh của nước mẹ Tàu ta everywhere.
Bản mạch (mainboard) của điện thoại Vsmart hoàn toàn là sản phẩm của Tàu. Dễ thấy trong hình minh hoạ cái main của Vsmart còn đóng dấu nguyên hình thương hiệu con hổ của TQ (hãng Tigerbuilder).

Công ty TigerBuilder này là 1 hãng chuyên gia công điện thoại thuộc hạng giá rẻ, kém phẩm chất nhất trong các hãng ở TQ. Ở TQ linh kiện điện thoại nó sx theo kg và tính bằng bao tải - như nông dân VN bán rau ngoài chợ; thì cái main của bọn TigerBulider này thuộc dạng rau hẩm, rau thiu thối chợ chiều bán cho người dân lao động nghèo ( so sánh thế cho các anh chị dễ hiểu).

Trước đây thằng Tigerbuilder này đã cung cấp main, linh kiện điện thoại cho các hãng điện thoại TQ đội lốt Việt như HkPhone, Mobistar v....v Giờ thì Vin đặt hàng nguyên con bọn này nó thiết kế rồi sx cho về rồi gắn cái mác bên ngoài sau đó rêu rao lòng yêu nước để bán.

Xét về khoản này thấy Vin kém cả anh Quảng nổ; vì ít ra anh Quảng có order của Tàu; nhưng anh chi tiền mạnh tay hơn nên ít ra còn gắn dc cái mác BKAV lên con Chip cho nó oách. Vin nhà giầu mà xem ra kiết xu quá.

Thực ra thời buổi này đặt hàng và sx ở TQ là điều mà các hãng khác đều làm; thậm chí như cả Apple. Nhưng đem so với Vin thì hoàn toàn khác. Ví dụ như Apple họ tuy sx ở TQ; nhưng toàn bộ thiết kế như chip, hệ điều hành, thiết kế, màn hình Apple đều nắm bản quyền trí tuệ và là sản phẩm của họ. TQ chỉ là nơi Apple gia công sp của mình theo thiết kế có sẵn. Như thế, công nghệ và lợi nhuận Apple nắm hết.

Tương tự như SamSung họ cũng tự phát triển chip Exynos, rồi linh kiện trong điện thoại SamSung từ ram, màn hình v...v cũng đều do SamSung sản xuất ra cả. Nên nhớ SamSung là nhà sx linh kiện điện thoại hàng đầu thế giới đối tác số 1 của Apple - các cháu Vin Seeder đừng có đem Vin ra so với SamSung làm gì cho thêm nhục.

Như thế mới gọi điện thoại SamSung là sản phẩm của Hàn Quốc, và Iphone là sp của Mỹ. Còn cái điện thoại của Vin này thì trí tuệ Việt ở chỗ nào ? Linh hồn Việt ở đâu ngoài đống báo mạng rác rưởi Vin bỏ tiền ra mua bài để lăng xê ?

Tất nhiên đối với người tiêu dùng thì sx ở đâu chả dc, quan trọng là rẻ. Nhưng xin lỗi, riêng về giá rẻ ko ai đọ được người TQ thần thánh. Nếu cần TQ có thể làm ra cái điện thoại rẻ ngang 1 cái bánh mì bate mà vẫn có lãi nhờ hệ thống dây chuyền sx số lượng lớn của mình. Bởi vậy anh chị nào thích giá rẻ tôi khuyến nghị mua con Redmi Note 7 của Xiaomi giá 3,5 triệu hiện đang khuynh đảo thị trường - cấu hình, thương hiệu, hỗ trợ phần mềm, giá cả của con này đập chết Vsmart trên mọi phương diện.

Chị Khải Sil đã từng nói về phương châm làm giầu ở VN ấy là "Chửi Tàu thật to cho cả làng biết, rồi order bên Tàu, gắn mác Việt, kích động lòng tự hào rởm của dân Việt rồi bán với giá cắt cổ". Ai có thể sai chứ lời dạy của chị Khải là cấm có thể sai.

Hóng anh Vịn Vương hạ giá mấy con Vsmart xuống 500k cho đúng với giá trị thực của nó để cạnh tranh khô máu với cả hệ thống sản xuất của người TQ thần thánh êhhehe. Mà anh Vịn Vương có giỏi mời anh đem điện thoại của anh bán ở nước ngoài để còn thu ngoại tệ về giúp đất nước. Chứ ai lại lợi dụng dân trí dốt nát của người Việt, để tiếp tay cho thằng Tàu hút máu dân Việt thế này hả ?
Nguồn : Phê Tê Bốc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỗi tháng, thầy cô được bao nhiêu tiền lương?


15/01/19 (GDVN) - Mức lương ấy làm sao giáo viên sống nổi. Chính vì vậy mới có chuyện nhà giáo phải làm nhiều điều mà xã hội không ủng hộ... Theo tổng hợp quỹ tiền lương và số lượng cán bộ, công chức, viên chức; số lượng người lao động theo hợp đồng lao động và các đối tượng khác tính đến ngày 31/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy: Tổng thu nhập bình quân nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với các cơ sở giáo dục mầm non phổ thông công lập do Nhà nước đảm bảo 100% chi thường xuyên dao động trong khoảng từ 3 đến 10 triệu đồng tùy thuộc vào thâm niên công tác của giáo viên. 


Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ
Lương giáo viên hiện nay được chia làm 3 mức: Mức thấp tập trung chủ yếu ở số giáo viên mới ra trường. Mức thu nhập trung bình tập trung ở số giáo viên công tác được khoảng từ 15 đến 25 năm. Mức thu nhập cao tập trung ở số giáo viên đã công tác được khoảng trên 25 năm. Cụ thể với giáo viên đã công tác được 25 năm thì mức lương dao động từ 9.183.720 đồng (giáo viên mầm non/tiểu học) tới 10.171.200 đồng (giáo viên Trung học cơ sở) và 10.876.320 đồng (giáo viên Trung học phổ thông và giảng viên đại học).

Với mức thu nhập này, theo phân tích của Ban Tuyên giáo Trung ương, lương của giáo viên cao hơn lương của bác sĩ, chuyên viên các cơ quan nhà nước, và chỉ đứng sau lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, khi góp ý về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này, Giáo sư Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng:

“Tôi đề xuất lương giáo viên được xếp ngang với lương của lực lượng vũ trang chứ không chỉ cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Hoàn toàn đồng tình với quan điểm này của Giáo sư Trần Hồng Quân, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, trong xã hội hiện nay, nhiều công việc bên cạnh giờ hành chính thì nhân viên vẫn có thể làm thêm việc nọ việc kia để tăng thêm thu nhập.

Tuy nhiên, đối với nghề giáo, ngoài giờ lên lớp thì giáo viên phải soạn bài, chấm bài thậm chí đến nhà học sinh trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con cái họ để thực hiện mối tương tác giữa gia đình – nhà trường – xã hội. 


Theo Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ, để có được giáo dục tốt thì trước tiên lương của giáo viên phải tương xứng để họ làm đúng, toàn tâm toàn ý cống hiến cho ngành. (Ảnh: Thùy Linh)

“Nếu làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì toàn bộ thời gian của nhà giáo chỉ làm tốt công tác giáo dục mà thôi”, thầy Nhĩ nói.

Cống hiến, tận tâm là vậy nhưng mức lương hiện nay khiến đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn, thầy Nhĩ nêu minh chứng, một giáo viên mầm non, tiểu học tốt nghiệp cao đẳng, đại học ra trường mà thu nhập chỉ vỏn vẹn 3-4 triệu đồng/ tháng.

“Mức lương ấy làm sao giáo viên sống nổi. Chính vì vậy mới có chuyện nhà giáo phải làm nhiều điều mà xã hội gọi là “chân trong, chân ngoài” rồi dạy ở lớp thì lơ là, dạy nhà là chính… tất cả những điều này khiến giáo dục lộn xộn”, thầy Nhĩ nhận định.

Do đó, để có được giáo dục tốt thì trước tiên lương của giáo viên phải tương xứng để họ làm đúng, toàn tâm toàn ý cống hiến cho ngành.

Phải tăng lương cho thầy cô để loại bỏ phong bì, dạy thêm

“Tôi đề xuất lương giáo viên ít nhất phải bằng lương của lực lượng vũ trang”, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ đề xuất.

Hơn nữa, theo thầy Nhĩ, thầy giỏi thì mới dạy được trò giỏi do đó khi chế độ đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích được người giỏi vào ngành sư phạm và xứng đáng “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Trước đó, nội dung "xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp" đã được đưa vào những dự thảo đầu tiên của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục, nhằm thể chế hóa Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Tuy nhiên sau đó đã bị bỏ ra khỏi dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, do Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đều không đồng ý.

Thùy Linh

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Moi-thang-thay-co-duoc-bao-nhieu-tien-luong-post194747.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang