Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Sự rung chuyển ngai vàng-thể chế ở đâu?



Hiệp định CPTPP hôm nay chính thức có hiệu lực ở Việt Nam. Với gã hôm nay là một ngày lịch sử.

Điều gã quan tâm nhất đối với hiện tình của đất nước là Luật chơi. Bao khốn khổ cho Dân gã và Nước gã cả ngàn năm nay là thiếu vắng những Luật chơi công bằng, minh bạch và đặt các giá trị Nhân văn, Nhân quyền làm các giá trị cốt lõi.

Kinh tế Nước gã đã sang trang mới khi bãi bỏ Luật chơi một cửa với đủ các loại khốn- khốn khổ, khốn nạn, khốn cùng.

Nhưng bỏ một cửa thì lại đẻ ra thêm những cửa cũng đủ các loại khốn khi Luật chơi nhiều cửa không rõ, không sáng và vẫn còn đó những sen đầm mặt sắt đen xì gác các cửa. Nước gã dù có chuyển biến kinh tế nhưng vẫn ở vùng trũng và lệ thuộc kinh tế bẩn, bị kinh tế bẩn chi phối. Dân gã vẫn muôn nẻo lầm than cùng những cái chết từ từ.

Không còn con đường nào khác phải thay đổi hoặc chết trong vũng bùn tanh dù sự thay đổi này có thể làm rung chuyển cái ngai vàng - cái thể chế một cửa. Luật chơi mới CPTPP sẽ là bước đột phá cho sự thay đổi này.

Sự rung chuyển ngai vàng-thể chế ở đâu?

-Không dễ tự do được quyền làm thiên lôi, làm sen đầm mặt sắt đen xì canh gác tất cả các cửa nữa.

- Không còn được độc quyền là đại diện cho người lao động nữa. Lần đầu tiên trong thể chế còn độc quyền này người lao động có quyền tự mình chọn ra tổ chức đại diện của mình.

- Các sai phạm, vi phạm kinh tế liên quan tới những cam kết CPTPP không được họp đảng phái để chỉ đạo quan tòa.

- Các sai phạm, vi phạm trái Luật sẽ bị trừng trị đích đáng. 

Bài học muôn năm chỉ có một. Đó là có Luật chơi đúng, tin tưởng Luật chơi này, huy động cả thể chế tôn trọng Luật chơi này thì kinh tế sạch lên ngôi và phát triển, các doanh nghiệp, người lao động trưởng thành, tiến bộ, tử tế, phát huy được tất cả năng lực chính đáng để làm giàu.

Nước sẽ mạnh.

Xưa nay chỉ có thể chế thực sự vì Dân, vì Nước dũng cảm cách mạng chính mình, thay đổi tích cực thì Nước mới mạnh, Dân mới giàu và lương thiện.

Nếu người lãnh đạo không ở tâm thức tầm thường, nhỏ bé chỉ lo sợ đối phó mà tràn đầy dũng khí và khát vọng đổi đời dân tộc thì sự rung chuyển thể chế này là cơ hội to lớn để chứng minh là ai- chính danh yêu nước hay tà danh phản nước. 

Với gã CPTPP là cơ hội cho tẩt cả: người lao động, người tiêu dùng, doanh nghiệp, thể chế.

Tận dụng tốt cơ hội này thì không những nền kinh tế mà cả nền quản trị và nền dân chủ của đất nước chắc chắn có bước đột phá mới- bước đột phá lịch sử.

LƯU TRỌNG VĂN 14.01.2019

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lại mất mùa thơ và văn xuôi



Giải thưởng Hội Nhà văn VN năm nay chỉ trao cho 1 tác phẩm nghiên cứu lý luận Văn học Nga hiện đại - những vấn đề lý thuyết và lịch sử của tác giả Trần Thị Phương Phương; và 2 tác phẩm văn học dịch: Tiểu thuyết Hoàng đế của Riszard Kapuscinski (Ba Lan) - dịch giả Nguyễn Chí Thuật và tập thơ Tương lai được viết trên đá cổ (ảnh) của nhà thơ Fernando Rendón (Colombia) - dịch giả Phạm Long Quận.


Giải thưởng Hội Nhà văn 2018 không có thơ và văn xuôi

Ngày 14.1, tin từ Ban Chấp hành Hội Nhà văn VN cho biết: Năm 2018 có 10 tác phẩm văn học gồm các thể loại: tiểu thuyết, thơ, lý luận phê bình, dịch được các hội đồng chuyên môn gửi lên vòng chung khảo giải thưởng và đã được Hội đồng chung khảo cùng Ban Chấp hành Hội Nhà văn đọc, xem xét.
Kết quả: giải thưởng Hội Nhà văn VN năm 2018 không trao cho thơ và văn xuôi vì không có tác phẩm nào thực sự nổi bật và gây chú ý trên diễn đàn văn học cả nước; giải thưởng Hội Nhà văn năm nay chỉ trao cho 1 tác phẩm nghiên cứu lý luận Văn học Nga hiện đại - những vấn đề lý thuyết và lịch sử của tác giả Trần Thị Phương Phương; và 2 tác phẩm văn học dịch: Tiểu thuyết Hoàng đế của Riszard Kapuscinski (Ba Lan) - dịch giả Nguyễn Chí Thuật và tập thơ Tương lai được viết trên đá cổ (ảnh) của nhà thơ Fernando Rendón (Colombia) - dịch giả Phạm Long Quận. Như vậy, đã 2 năm (2017 và 2018) giải thưởng Hội Nhà văn VN không có thơ và văn xuôi, tương tự như giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2018.
                               VIỆT CHIẾN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày đầu CPTPP hiệu lực tại Việt Nam: “Các doanh nghiệp chắc chắn hưởng lợi”



Dân trí Theo nhận định của chuyên gia HSBC, với việc CPTPP có hiệu lực, các doanh nghiệp chắc chắn hưởng lợi từ khả năng tiếp cận 500 triệu người tiêu dùng và từ sự rõ ràng minh bạch do hiệp định này mang lại trong bối cảnh có nhiều bất ổn về chính sách thương mại.
 >> CPTPP mang lại gì cho Việt Nam?
 >> Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 7 thông qua “hiệp định thế kỷ” CPTPP

Minh chứng cho nỗ lực hướng về tự do thương mại
Hôm nay (14/1/2019), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam sau khi có hiệu lực tại 6 quốc gia lưu vực Thái Bình Dương – ÚC, Canada, Nhật, Mexico, New Zealand và Singapore vào ngày 30/12/ 2018.
Trong một báo cáo vừa phát hành ngay sáng nay, các chuyên gia từ HSBC đánh giá rằng, bước tiến này là minh chứng cho những nỗ lực hướng về tự do thương mại và các hình thái thương mại vẫn đang liên tục dịch chuyển bất chấp các căng thẳng thương mại đang diễn ra trên thế giới.
Ngày đầu CPTPP hiệu lực tại Việt Nam: “Các doanh nghiệp chắc chắn hưởng lợi” - Ảnh 1.
CPTPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách tại Việt Nam trong một số lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ cùng các vấn đề pháp lý
CPTPP là một hiệp định có tầm ảnh hưởng sâu rộng giúp tự do hóa thương mại và đầu tư tại 11 nền kinh tế khu vực Thái Bình Dương bao gồm Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam.
Theo nhìn nhận của ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, trong bối cảnh các căng thẳng thương mại chưa ngã ngũ, việc CPTPP đi vào hoạt động cho thấy quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong định hướng mở cửa, tự do hóa và xây dựng hệ thống thương mại dựa trên luật định.
CPTPP thực sự có ý nghĩa toàn diện và tiến bộ thể hiện ở cách điều phối các hoạt động thương mại và đầu tư trong thế kỷ 21 khi nó giải quyết được một số vấn đề như thương mại điện tử và an toàn dữ liệu.
“Các doanh nghiệp chắc chắn hưởng lợi từ khả năng tiếp cận 500 triệu người tiêu dùng và từ sự rõ ràng minh bạch do hiệp định này mang lại trong bối cảnh có nhiều bất ổn về chính sách thương mại”, ông Hải nhận định.
Một hiệp định toàn diện!
Báo cáo của HSBC cho biết, về cơ bản, CPTPP sẽ giảm 95% các loại thuế quan giữa các nước thành viên. Việt Nam có thể kỳ vọng hưởng lợi ngay lập tức về mặt thương mại, đặc biệt trong các hoạt động xuất khẩu, bao gồm việc cắt giảm thuế trong lĩnh vực dệt may và giày dép từ phần lớn các nước thành viên CPTPP sau khi hiệp định có hiệu lực.
Mặc dù sự thay đổi là không đáng kể đối với các thị trường Việt Nam đã ký thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương nhưng đối với Canada, tác động sẽ rất tích cực. Canada là thị trường lớn thứ hai trong số các nước thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại song phương. Quốc gia này cam kết cắt giảm 94,9% các dòng thuế nhập khẩu, hay 77,9% doanh thu nhập khẩu từ Việt Nam.
Đối với Mexico và Peru, tác động là khá tích cực khi việc nhập và xuất các sản phẩm từ hai thị trường này mang tính hỗ trợ rất nhiều thay vì xung đột với thị trường Việt Nam.
Theo Ngân hàng Thế Giới, CPTPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách tại Việt Nam trong một số lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ (bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông, và gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, khắc phục thương mại.
Nhìn chung, các thành viên CPTPP có tổng dân số 500 triệu người và chiếm 15% thương mại thế giới, 13% GDP toàn cầu. Việc phê chuẩn từ các thành viên còn lại  (Brunei, Chile, Malaysia và Peru) được kỳ vọng sẽ được thực hiện sớm. Cơ hội tham gia cũng mở cửa cho các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh Quốc, các thị trường đang thể hiện sự quan tâm đối với CPTPP.
Thời điểm phù hợp để doanh nghiệp đối đa hoá lợi ích
Theo HSBC, CPTPP không chỉ thúc đẩy thương mại của các nước thành viên – ước tính đến 2030 xuất khẩu của các nước CPTPP sẽ tăng hơn 6%, đặc biệt là 8% đối với Việt Nam – mà còn dẫn đến sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các dòng thương mại hướng về các nước thành viên, nhờ vào sức cạnh tranh tăng khi cơ hội tiếp cận thị trường cải thiện. Việc áp dụng CPTPP sẽ mang đến nhiều lợi ích trong thập kỷ tới khi các dòng thuế quan còn lại sẽ giảm dần.
Theo kết quả khảo sát HSBC Navigator: Hiện tại, tương lai và ý nghĩa với doanh nghiệp, gần 4/10 (39%) các doanh nghiệp tại các nước thành viên CPTPP bao gồm các doanh nghiệp tại Việt Nam tin rằng hiệp định này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ.
CEO HSBC Việt Nam nhấn mạnh thêm, các hiệp định tự do thương mại như CPTPP giúp đơn giản hóa quy trình xuất nhập khẩu và giảm chi phí thương mại.
Lấy ví dụ, CPTPP mang đến lợi ích tích lũy, có nghĩa rằng các doanh nghiệp trong các thị trường CPTPP có thể sử dụng nguồn sản phẩm dịch vụ từ các thị trường CPTPP khác để có thể đạt đủ tiêu chuẩn được hưởng chế độ ưu đãi trong khu vực.
“Với việc CPTPP bắt đầu có hiệu lực, đây là thời điểm phù hợp nhất để các doanh nghiệp tìm hiểu và tối đa hóa các lợi ích từ hiệp định” – ông Hải lưu ý.
Việc CPTPP đi vào hoạt động là minh chứng mới nhất cho tự do hóa thương mại tại châu Á Thái Bình Dương. Đầu năm nay Nhật Bản và Singapore cũng đã ký hiệp định thương mại song phương với Liên minh châu Âu, khối thương mại lớn nhất trên thế giới. Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với EU đang chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất. Trong khi đó, Úc, Indonesia và New Zealand đang trong vòng đàm phán với EU về các hiệp định song phương tương ứng.
Mai Chi


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao bất động sản dễ bị lợi dụng rửa tiền?


Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cao cấp cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền Trong một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã bày tỏ một số quan ngại về thị trường bất động sản TP.HCM năm 2019, trong đó có cảnh báo hiện tượng rửa tiền ở phân khúc cao cấp, hạng sang.

Nhà ở trung cấp và cao cấp chiếm đa số trên thị trường BĐS TP.HCM.

Tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc bất động sản cao cấp trên địa bàn TP.HCM đã tăng mạnh so với năm 2017. Theo báo cáo thị trường của CBRE năm 2018, trong phân khúc bất động sản cao cấp, hạng sang, thì tỷ lệ mua đầu tư chiếm đến 61%; đầu tư ngắn hạn chiếm 13%; khách hàng mua để ở chỉ chiếm 26%. So sánh với năm 2017, mua đầu tư chiếm 50%; đầu tư ngắn hạn chiếm 15%, khách hàng mua để ở chiếm 35%, thì tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017.

"Hiệp hội nhận thấy trong phân khúc nhà ở trung cấp, tỷ lệ nhà đầu tư khoảng 20 - 30%; phân khúc bình dân khoảng trên dưới 10%. Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cao cấp nhằm đầu tư kinh doanh, cất giữ tài sản, cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền, dễ dẫn đến việc đầu cơ và kích giá ảo trên thị trường bất động sản", HoREA lo ngại.

Đây không phải là lần đầu tiên bất động sản được nhận định là lĩnh vực dễ bị lợi dụng để rửa tiền, nhưng có lẽ là lần đầu tiên hiện tượng này được đề cập một cách thẳng thắn.

Cách đây nhiều năm, một số chuyên gia đã chỉ ra tình trạng bất động sản Việt Nam giá gốc thì ít mà giá chênh thì nhiều. Giá chênh lại nằm ngoài hệ thống sổ sách và được giao dịch bằng tiền mặt. Chính vì thế rất khó phát hiện được hành vi rửa tiền, bởi phần lớn tiền giao dịch bất động sản nằm ngoài hóa đơn chứng từ.

Cách đây 7 năm, cố TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng từng đặt nghi vấn về hiện tượng rửa tiền ở những nơi có thị trường bất động sản phát triển mà biểu hiện của nó là tình trạng nhà, biệt thự bỏ hoang như ở Hà Nội. Khi ấy, ông Liêm đã đề nghị cơ quan chức năng tìm hiểu xem chủ sở hữu của những căn nhà, biệt thự bỏ hoang đó là ai, ở tỉnh nào, vì sao bỏ hoang và tỷ lệ bao nhiêu, đồng thời phải công khai tên tuổi chủ sở hữu của những sản phẩm đáng ngờ đó.

Về mặt pháp lý, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản. Một trong những quy định rõ nhất, đó là đưa ra các dấu hiệu nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản như: Doanh số giao dịch trên tài khoản không phù hợp với tình trạng tài chính hoặc với thông tin và hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng, hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản của khách hàng; không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc một giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính; giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tổ chức báo cáo biết hoặc có trong danh sách cảnh báo do Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.

Đồng thời, các dấu hiệu như: Hồ sơ giao dịch hoặc hồ sơ về bất động sản có dấu hiệu giả mạo; các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý; địa chỉ của các bên tham gia giao dịch không chính xác và có thay đổi địa chỉ so với những lần giao dịch trước…

Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có rất nhiều luồng tiền đã đổ vào thị trường bất động sản trong những năm qua. Nhưng cũng giống như lĩnh vực ngân hàng, việc kiểm tra nguồn gốc vốn đầu tư vào thị trường này cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Một điều đáng lo ngại khác, sau khi tiền bẩn được rửa qua bất động sản lại có khả năng tiếp tục chảy ra nước ngoài bằng nhiều con đường.

Nhân đây, người viết cũng xin nhắc lại một vài con số trong Báo cáo "Hồ sơ hoạt động quốc tế về bất động sản tại Mỹ năm 2017" của Hiệp hội Địa ốc Quốc gia Mỹ (NAR). Theo báo cáo này, từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại Mỹ. Trong đó, số tiền người Việt bỏ ra chiếm 2%, tương đương 3,06 tỷ USD, tương đương hơn 68.000 tỷ đồng. Và từ năm 2007, Việt Nam đã là một trong những nước đứng đầu mua nhà ở Mỹ, mỗi năm, trừ 2009 và 2012, chiếm 1%. Số tiền mua nhà đổ vào ngày càng mạnh, khi năm nay tăng gấp 3 lần so với năm ngoái là 1 tỷ USD (1%).

Trên thực tế, tình trạng mua nhà của người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ vẫn diễn ra nhiều năm nay, với nhiều căn nhà có giá lên tới triệu USD. Đặc biệt, dù theo quy định của Việt Nam, cá nhân ra nước ngoài chỉ được phép mang không quá 5.000 USD/người khi xuất cảnh, thì vẫn có hàng trăm người chuyển được tiền tỷ mua nhà.

Trước đó, vào năm 2015, TS Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, từng chỉ ra con số giật mình: 33 tỷ USD của Việt Nam đã bị chảy ra nước ngoài bất hợp pháp trong 6 năm, từ 2008 - 2013.

Vị chuyên gia giải thích, đằng sau con số ấy là nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng. Cụ thể, Việt Nam đang gặp hai vấn đề: Thứ nhất, là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn. Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt tác động xấu tới sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.

Thứ hai là tình hình làm ăn khuất tất ở Việt Nam có vẻ tăng và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn qua dạng kiều hối. Lý do là vì khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu không minh bạch là điều khó chấp nhận.

Theo TS Vũ Quang Việt, không thể biết rõ được tiền từ Việt Nam chảy ra nước ngoài chi vào đâu, nhưng thông tin từ Hội Địa ốc Mỹ cho thấy đó là nguồn quan trọng để tham khảo. Theo ước lượng của ông Việt, tiền từ Việt Nam chuyển ra nước ngoài đã tăng nhiều so với các năm trước.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty luật Basico, Chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng, cho rằng tình trạng rửa tiền phổ biến nhất hiện nay vẫn là lĩnh vực bất động sản mà nguyên nhân chính vẫn là cho phép giao dịch bằng tiền mặt và việc kê khai tài sản không minh bạch.“Trong nhiều vụ án do lực lượng công an điều tra bắt giữ cho thấy, hiện một người có thể sở hữu rất nhiều đất đai nhà cửa. Việc sở hữu số lượng bất động sản nhiều và lớn là do hầu hết các giao dịch mua bán đều bằng tiền mặt, hơn nữa tài sản lại được đứng tên bởi bất cứ ai mà không có ai theo dõi, không có người quản lý”, luật sư Trương Thanh Đức nói.

Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ, hiện có tới gần 1 triệu báo cáo kê khai tài sản của các quan chức. Tuy nhiên, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng con số này gần như không có ý nghĩa bởi thực tế cho thấy chúng ta gần như chưa phát hiện ra được vụ nào đáng ngờ hoặc sai sót.


“Đối với lĩnh vực bất động sản chúng ta còn chưa quản lý được thì làm sao có thể quản lý được những loại tài sản phức tạp hơn như cổ phiếu, vàng bạc, kim cương... Bởi lẽ, trong giao dịch mua bán, người mua có thể lách bằng cách nhờ bất cứ ai đứng tên thông qua nhiều cách khác nhau”, luật sư Trương Thanh Đức chỉ rõ.

Thành Luân
http://baodatviet.vn/bat-dong-san/thi-truong/vi-sao-bat-dong-san-de-bi-loi-dung-rua-tien-3372854/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

DƯ LUẬN ĐẶC BIỆT QUAN TÂM:



Ảnh: Hai đoàn đàm phán vào ngày hôm qua tại Lào Cai.

Trần Đình Thu

CHÍNH PHỦ NÊN TẠM DỪNG ĐÀM PHÁN BIÊN GIỚI LÃNH THỔ VỚI TRUNG QUỐC

Theo thông tin trên nhiều tờ báo, vào ngày 14/1/2019 tại Lào Cai đã diễn ra đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc và cuộc gặp giữa hai thứ trưởng ngoại giao hai nước. Đây là một sự việc rất đáng ngạc nhiên vào lúc này và tôi cho rằng chính phủ nên tạm dừng dài hạn các cuộc đàm phán như vậy vì những lý do sau. 


Một là, thế và lực Việt Nam hiện nay đang rất yếu, nếu Việt Nam cứ tiếp tục đàm phán về biên giới lãnh thổ với Trung quốc như thế này thì chỉ rước bất lợi về phía Việt Nam mà thôi. Việt Nam cần chờ tới lúc thế và lực mạnh hơn thì mới đàm phán để công bằng. Không có lý do gì đem vấn đề biên giới lãnh thổ ra đàm phán vào lúc này.

Hai là, việc đàm phán như thế này rồi sau đó tiến hành ký các hiệp định về biên giới lãnh thổ một cách bất bình đẳng thì về sau không thể sửa chữa được. Đối với pháp luật quốc tế, các hiệp định hiệp ước nếu đã ký song phương thì sẽ có giá trị thực hiện cho đến hết liệu lực của văn bản. Sau này nếu con cháu chúng ta có phát hiện sai sót hay bất bình đẳng gì thì mãi mãi không thể sửa chữa.

Ba là, chúng ta không có gì bức bách buộc phải đàm phán biên giới lãnh thổ vào thời điểm này. Lâu nay chưa đàm phán thì nay tạm dừng cũng chẳng sao. Mặt khác hiện nay, Trung quốc đang có những xung đột với Mỹ nên cũng cần chờ kết quả xem sao. Tại sao những việc khác thì né được mà vấn đề này thì không né?

Tôi cho rằng chính phủ nên tập trung làm tốt những nhiệm vụ khác về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng… Còn vấn đề biên giới lãnh thổ thì cần dừng lại. Nếu ký tá gì vào chỉ có làm khổ con cháu đời sau mà thôi. Trước đây ông thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ ký một công văn đơn phương về Hoàng Sa Trường Sa mà chúng ta đã lãnh đủ, nay chính phủ ký hiệp định song phương thì trong điều kiện lúc này nếu bất bình đẳng thì sẽ rước tai họa lớn vào nhà.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Trung Quốc đối thủ số 1 của Mỹ


baomai.blogspot.com  

Trong cuộc họp đầu tiên với các lãnh đạo quân đội tại Ngũ Giác Đài vào ngày 2/1, ngồi bên cạnh TT Trump, Quyền Bộ trưởng Patrick Shanahan yêu cầu mọi người luôn phải nhớ đến "Trung cộng, Trung cộng, Trung cộng"; Ông nhấn mạnh ba tiếng Trung cộng. Một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng cho biết như thế, theo tin của báo New York Times trong cuộc gặp với các lãnh đạo quân đội tại Ngũ Giác Đài vào ngày 2/1.

AFP dẫn dụ một nguồn tin khác cho biết thêm Quyền Bộ trưởng Shanahan giải trình rõ hơn chiến lược của Mỹ sẽ là làm thế nào để tăng cường cạnh tranh và không có cái gọi là cạnh tranh lành mạnh mà chỉ có cạnh tranh. Không còn nghi ngờ gì nữa, lời nhắc nhở của tân Quyền Bộ trưởng Quốc phòng cho thấy mối quan tâm hàng đầu của chánh quyền Trump là TC – rõ ràng, chính thức là TC.

baomai.blogspot.com
  
Nó cũng giải thích tại sao TT Trump chấp nhận cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Tướng Mattis xin từ chức. Đó là thái độ và hành động hai bên một tổng thống và một bộ trưởng quốc phòng tôn trọng cái khác nhau trong niềm tương kính. Ông Mattis nói lý do từ chức vì không có cùng cái nhìn với Tổng thống Mỹ về cách thức đối xử với các đồng minh và các quốc gia cạnh tranh chiến lược. TT Trump coi TC là đối thủ số 1 cần phải đối phó cứng rắn, quyết liệt, còn Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis thì hoà huỡn với TC hơn. Với lời kêu gọi một lần ba tiếng TC của tân quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – chứng minh mối quan tâm hàng đầu, sâu sắc của chánh quyền Trump là TC đang nằm dưới chế độ CS, gọi là Trung Cộng (TC).

baomai.blogspot.com

Kính trọng Tướng Mattis là một tướng Thuỷ Quân Lục Chiến nhiều tài thao lược, đánh đâu thắng đó là điều tốt. Nhưng đổ tội  thay đổi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis cho TT Trump là không họp lý. TT Trump là vị tư lịnh tối cao của Quân Lực Mỹ, theo hiến pháp Ông có quyền hạn và trách nhiệm chọn, cử, ngưng chức bộ trưởng quốc phòng hay bất cứ bộ trưởng nào trong nội các. Tổng thống là người chịu trách nhiệm quốc phòng cao nhất trước quốc dân. Bộ trưởng quốc phòng hay bất cứ bộ trưởng  nào cũng là nhân vật tham mưu đầu ngành cho tổng thống thôi. Đó là hệ thống công quyền hiến định của Mỹ, nên có người gọi chế độ Mỹ là tổng thống chế.


Quan niệm coi TC là đối thủ đáng gờm của Mỹ không phải là ý kiến bốc đồng của TT Trump. Trái lại đó là chủ trương chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đó cũng không phải là một bí mật quốc gia hay bí mật quân sự gì cả. Đó là sách lược của chánh quyền Trump. Chưa một tổng thống Mỹ nào nói thẳng, nói mạnh, nói rõ, nói tại một diễn đàn quốc tế lớn nhất thế giới là Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc thứ 73, với 144 quốc trưởng hay đại diện thẩm quyền  tham dự, nói về tai họạ ‘Xã hội Chủ nghĩa’ như TT Trump, Tổng Thống Mỹ thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ. Trong cả bài diễn văn dài hơn 3.500 chữ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại Chủ nghĩa Xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người”.

baomai.blogspot.com

Tân Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng  Shanahan  nhắc tên "Trung cộng" ba lần để nhắc nhở TC là đối thủ, đối địch hàng đầu Mỹ phải chống. Thông điệp đầu tiên của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong ngày nhận nhiệm vụ tại Bộ Quốc phòng là thông điệp cho toàn dân, toàn quân  được báo chí Mỹ cho biết là về Trung cộng. "Trong khi chúng tôi đang tập trung vào các hoạt động quân sự đang diễn ra, quyền Bộ trưởng nói với chúng tôi phải nhớ Trung cộng, Trung cộng, Trung cộng," một quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Reuters.

baomai.blogspot.com

Reuters cho biết các quan chức khác đã mô tả Shanahan là một người chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh ở  Ngũ Giác Đài. Trong bản Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2018, vốn được ông Shanahan giúp soạn thảo, coi Trung cộng là một đối thủ chiến lược. Đó là Chiến lược Quốc phòng của chính quyền Trump, công bố lần đầu tiên kể từ năm 2014, được xem là định hướng phát triển cho quân đội Mỹ cũng như chi tiêu quốc phòng trong thời gian tới. Chiến lược quốc phòng mới này của Mỹ xác định các mối đe dọa cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng của Mỹ chính là Trung cộng và Nga, hai quốc gia đang tìm cách tạo ra một thế giới phù hợp với mô hình của chính họ, đồng thời tiếp tục phát triển và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân. Đây cũng là văn bản cụ thể hóa Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ được Tổng thống Trump công bố cuối năm ngoái.

Việc ra đi của Tướng Mattis rất êm đềm. Trước khi ra đi Ông ký lịnh rút quân Mỹ khỏi Syria theo lời tuyên bố, vẫn thi hành trước và sau cũng không khiếu nại, than phiền. Ngày 31/12/2018, ông Mattis tới văn phòng ở Toà Bach Ốc để chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ vào lúc nửa đêm cho Thứ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan. Hãng tin  AP của Mỹ cho biết Ô. Mattis không cho tổ chức lễ tiễn biệt theo thông lệ và Ông chỉ gởi một tâm thư khuyên toàn bộ nhân viên Bộ QP, quân đội và công dân Mỹ hãy "giữ vững" tinh thần quốc phòng của nước này. Trong lá thư từ biệt, ông Mattis viết: "Bộ Quốc phòng của chúng ta đã chứng minh được khả năng tuyệt vời nhất vào thời điểm khó khăn nhất. Vì vậy hãy tiếp tục tin tưởng vào quốc gia của chúng ta và giữ vững điều này, cùng với những đồng minh, để chống lại kẻ thù của chúng ta".

baomai.blogspot.com

Tân Quyền Bộ Trưởng QP Shanahan theo một số bao chí nói Ông không có kinh nghiệm quân sự. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Ông cho thấy Ông có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quản trị, từng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại MIT và là một thành viên ban quản trị của Boeing với 30 năm làm việc ở tập đoàn này. Đa số các Bộ Trưởng QP Mỹ là dân sự giỏi về quản trị vì quân số Mỹ đông, ngân sách Quốc Phòng rất lớn, lớn nhất thế giới.    

Chính đích thân Tướng James Mattis chọn Patrick Shanahan làm cấp phó của ông vào tháng 3/2017 và được cựu Bộ trưởng Quốc phòng đánh giá khá cao.

Bộ Ngoại giao Trung cộng đã lập tức lên tiếng sau khi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngay ngày đầu đảm nhiệm vai trò mới đã nhắc nhở cấp dưới đặc biệt lưu ý đến mối đe dọa từ Trung cộng. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng nói "Về quy tắc, tất cả điều tôi muốn nói là, với Trung cộng, điều chúng tôi theo đuổi là một chính sách quốc phòng dựa trên phòng vệ. Chúng tôi cũng ưu tiên phát triển mối quan hệ giữa quân đội của chúng tôi với quân đội các nước, trong đó có Mỹ. Chúng tôi tin rằng điều này có lợi cho việc thúc đẩy hòa bình và sự tin tưởng lẫn nhau, cải thiện mối quan hệ giữa hai nước, góp phần vào hòa bình và ổn định thế giới".



Vi Anh

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Áp lực liên hoàn Kim-Tập lên Donald Trump


baomai.blogspot.com

Kim Jong Un «bất ngờ» đến Bắc Kinh có thể là để chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ -Triều lần thứ hai sau cuộc gặp giữa Donlad Trump và Kim Jong Un cách nay gần 7 tháng tại Singapore. Tuy nhiên, theo giới phân tích, Trung cộng và Bắc Triều Tiên đang xây dựng thế liên hoàn để gây sức ép với Donald Trump theo hướng «Trung-Triều cùng có lợi».

Bối cảnh bế tắc

baomai.blogspot.com
  
Cuộc đàm phán Mỹ-Triều về kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang ở trong ngõ cụt từ sau thượng đỉnh lịch sử tại Singapore hồi tháng 06/2018 : Bắc Triều Tiên đòi Mỹ nới lỏng cấm vận tức khắc, trong lúc Washington ra điều kiện Bình Nhưỡng từ bỏ hạt nhân trước đã.

Đầu năm 2019, Bình Nhưỡng đã lên giọng đe dọa. Trong thông điệp Tết Dương lịch, Kim Jong Un cảnh báo là nếu Washington không đổi thái độ thì Bình Nhưỡng «sẽ tìm cách khác để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền».

Chiến thuật «cáo mượn oai hùm»

baomai.blogspot.com
  
Không đầy mười ngày sau khi hù dọa Washington,  ngày 08/01/2019, lãnh đạo Bắc Triều Tiên «bất ngờ» đến Bắc Kinh. Mục đích của chuyến thăm viếng này là gì và vì sao chọn lúc này?

Theo AFP, lãnh đạo Bắc Triều Tiên muốn mượn tay Trung cộng để «mặc cả với Mỹ» nhưng không phải chỉ đơn giản một chiều. Harry Kazianis, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu vì Quyền lợi Quốc gia ở Washington, phân tích: Hoa Kỳ cần phải «để ý » những nỗ lực của Bình Nhưỡng tăng cường quan hệ với Bắc Kinh, vì gần như toàn bộ ngoại thương của Bắc Triều Tiên đi qua láng giềng Trung cộng. Một khi quan hệ Trung-Triều được mở rộng, thì chiến lược gây sức ép tối đa của Washington nhằm cô lập Bắc Triều Tiên sẽ bớt hiệu nghiệm. Khi đến Bắc Kinh, Kim Jong Un muốn khuyến cáo chính quyền Donald Trump là Bắc Triều Tiên có nhiều giải pháp ngoại giao, cũng như kinh tế khác, ngoài những hứa hẹn có điều kiện của Mỹ và Hàn Quốc.

Lá bài của Trung cộng

baomai.blogspot.com

Việc Bắc Kinh chọn thời điểm này để tiếp lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng không phải là ngẫu nhiên: một phái đoàn đàm phán Mỹ đang có mặt tại thủ đô Trung cộng từ 24 giờ trước để thảo luận về cuộc chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường kinh tế đang làm rung chuyển kinh tế thế giới.

Cũng theo Harry Kazianis, đây là thời điểm thuận lợi, theo quan điểm của Bắc Kinh, sử dụng lá bài Bắc Triều Tiên để mặc cả với Washington. Hơn bất cứ một chế độ nào khác, Trung cộng luôn luôn lo sợ chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ, quân đội Mỹ tiến sát biên giới đông bắc.

Nhưng Bắc Kinh cũng e dè đòn chiến tranh thương mại của Mỹ, cũng như đang bị trói buộc vì lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Bắc Triều Tiên.

baomai.blogspot.com
  
Trong chiều hướng này, giới phân tích suy đoán là Bắc Kinh sẽ đòi Mỹ ngưng áp thuế hàng Trung cộng, đổi lại sẽ «hứa» thuyết phục Kim Jong Un nhượng bộ trên hồ sơ hạt nhân. Giáo sư Koh Yu Hwan, chuyên gia tình hình Bắc Triều Tiên tại đại học Dongguk, Seoul, cho rằng «nếu Bắc Kinh cam kết viện trợ kinh tế và bảo đảm an toàn cho chế độ Bình Nhưỡng trong trường hợp từ bỏ vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn» và có thể mềm dẻo hơn.

Một chuyên gia khác của Hàn Quốc tỏ ra lạc quan. Trả lời câu hỏi của AFP, ông Cheong Seong Chang, nhà nghiên cứu của Viện Sejong, Seoul, dự báo: chuyến viếng thăm Bắc Kinh là tín hiệu Kim Jong Un sắp gặp Donald Trump hoặc Moon Jea In. Nhưng với sự hậu thuẫn của Trung cộng.



Tú Anh

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang