Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

“CUộC CHIếN BIÊN GIớI TÂY NAM” và ANH TÔI LẠI ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI


đăng báo VNTB
***
Tuần cuối năm 2018, bộ máy tuyên giáo mở đợt “Triển lãm cuộc chiến Việt Nam- Campuchia 1975 – 1978- 1989” trên đài truyền hình quốc gia VTV.
Bất ngờ trưa hôm 30/12/2018 lúc 12h30 tôi nhận được điện thoại của anh trai từ cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh).
Anh dẫn đoàn 5 người qua đất Campuchia tìm hài cốt đồng đội năm xưa. Anh là trưởng đoàn, cùng với 3 người thân nhân liệt sĩ quê Hà Nam và đặc biệt còn có nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa, thường gọi cô Năm Nghĩa, cựu thượng úy. Anh nói vừa xuất trình hộ chiếu và CMND đi qua cửa khẩu, mới bước chân sang tỉnh Kompon Cham rồi đi Prey Veng. Anh hẹn khi quay về chỗ này sẽ gọi lại tôi và sẽ đến thăm chúng tôi. Điện thoại cắt sóng.
Cách đây mấy năm, anh đã dẫn gia đình liệt sĩ ấy đi CPC tìm mộ đồng đội theo yêu cầu gia đình. Tuy nhiên ở nơi người đồng đội hi sinh mà anh tự tay chôn cất, mặt đất nay đã thay đổi nhiều, không còn thấy đâu là cái bờ ruộng và hàng cây ghi nhớ gần một ngôi chùa…Thất vọng trở về.
Vậy là, cuối 2018 năm nay gia đình vẫn tha thiết đi tìm liệt sĩ, đã nhờ cậy bà Năm Nghĩa nhà ngoại cảm nổi tiếng (và khá phức tạp còn nhiều nghi vấn) hiện sống ở thị xã Bà Rịa, Vũng Tàu cùng đi tìm.
Trong khi hồi hộp chờ đợi anh về và kết quả, tôi nhớ lại cuộc chiến biên giới An Giang- CPC kinh hoàng cách đây hơn 40 năm trong ký ức cảm giác của chính mình.
Năm 1978 tôi sống ở ven bờ sông Hậu, bên quốc lộ 91 xuyên dọc thị xã Châu Đốc- Long Xuyên- Cần Thơ. Trong suốt 5, 6 đêm chính tai tôi nghe tiếng súng pháo nổ uỳnh oàng, nghe đài báo nói sơ sơ quân Khmer đỏ, tức bọn cộng sản CPC vượt biên giới tấn công bất ngờ thảm sát dân ta. Nghe đài BBC,VOA tường thuật rõ ràng hơn đài báo ta. Cách biên giới theo đường chim bay ước 60 km, sao tôi lại nghe tiếng súng phaó rõ như thế ? Sau tôi tự giải thích dòng sông Hậu thấp hơn mặt bằng xung quanh hai bờ, như một cái ống khổng lồ dẫn âm thanh đi xa xuôi dòng về phiá hạ lưu (tức Cần Thơ)… Nhà ngay ven đường 91, tôi nhìn thấy những người phụ nữ Khmer (bên kia và bên này biên giới) và người Việt đeo giỏ xách, dắt những em bé, mặt bóng mồ hôi, tóc rũ rượi, hoảng hốt đi dọc lộ, đi chừng nào mệt thì nghỉ, tạt vào những gầm cầu xi măng dọc lộ ngủ lại. (sau đó chính quyền địa phương dọc lộ bố trí giúp họ nơi ăn nghỉ tạm, chờ khi biên giới AG- CPC ổn định thì quay về). Ngày và đêm những đoàn xe tăng, xe quân sự rầm rầm hành quân ngược lại, từ phiá Cần Thơ hướng lên biên giới, xe chạy sát bên vách nhà tôi, rung rinh cả sàn nằm ngủ…
Khi quân đội VN tiến sâu đánh vào CPC, vùng biên trở lại yên ổn, chúng tôi đi lên thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, AG thăm nơi bị CPC cộng sản tàn sát. Ngôi chùa Phi Lai máu đỏ vung vãi khắp các bức tường, hơn 3 000 xác chết dân thường được gom lại từ các cánh đồng, hàng nghìn đầu lâu vỡ nứt được xếp trong một số nhà kính.
Tôi căm thù bọn cộng sản Campuchia không lời nào tả xiết.
Tôi cũng biết rằng đứng sau hỗ trợ bọn diệt chủng là kẻ thù Trung cộng. Anh tôi từng kể toàn bộ vũ khí và quân dụng của bọn Khmer Đỏ đều mang nhãn hiệu Made In China.
Anh tôi kể về cuộc tìm mộ: Bên ngôi chùa ở tỉnh Prey Veng, anh xác định được mảnh ruộng gần chùa nơi anh chôn cất liệt sĩ.
Bà ngoại cảm đốt nhang khấn nguyện: “Nếu chú sống khôn thác thiêng hôm nay hiện về chỉ rõ nơi chú nằm, cho đồng đội biết. Chú nhập vào quả trứng này cho thân nhân và đồng đội nhìn thấy” (tôi chỉ thuật ý không đủ nguyên lời).
Bà xòe một bàn tay, duỗi thẳng 5 ngón, ngửa lên, tay kia đặt quả trứng gà nằm gọn trong lòng tay. Quả trứng từ từ dựng đứng lên trên bàn tay (đầu to nằm dưới, đầu nhỏ chĩa lên trời). Có nghĩa, vong hồn liệt sĩ đã nhập vào quả trứng. Bà ngoại cảm khấn tiếp: “chú hãy chỉ chỗ chú nằm cho chúng tôi thấy. Chú đồng đội này cũng còn có chú ruột là liệt sĩ chống Pháp chưa tìm thấy hài cốt, cũng đã lặn lội đường xa cùng ba người con của chú lần trước năm 2013 đi tìm chưa được, chú hãy giúp họ. Chú nằm hướng nào thì xin chỉ ra”. Quả trứng từ từ đổ ngang, đầu nhọn chỉ ra một hướng. Anh tôi và ba người con liệt sĩ đi theo hướng đó… Không gian được chọn khoanh vùng từ trước khá hẹp, anh tôi đặt nhát xẻng xuống mặt đất đào thử, vài lần. Bà ngoại cảm nhặt cục đất lần lượt ngửi và sau cùng bảo chỗ này, vì bà đã ngửi thấy mùi xương người. Đoàn đào sâu xuống, bà tiếp tục ngửi và xác định hài cốt đã nát tan vào đất cát. Đoàn xúc một ít đất, chừng mấy kí lô, bỏ vào bọc, mang về.
Tôi hỏi anh tôi có tin tưởng kết quả này không.
Anh ngập ngừng nói cũng rất khó tin. Có điều, bà ngoại cảm nói đúng hoàn cảnh gia đình chúng tôi có người chú ruột liệt sĩ mất hài cốt từ trận đầu chống Pháp năm 1946 ở Hà Nội, mà anh chỉ mới quen biết bà ngoại cảm vài bữa nay, chưa hề nói chuyện gia đình với bà ấy. Dù sao cũng cảm phục bà ấy.
Tôi hỏi anh về bối cảnh cuộc chiến mà đồng đội anh hi sinh ở tỉnh Prey Veng.
Anh kể:
Năm ấy 1973 quân ta có quan hệ khá tốt với Cộng sản Khmer (Khmer Đỏ). Họ giúp quân ta đóng quân trên đất họ như là hậu cứ trong cuộc chiến miền Nam Việt Nam. Lúc này tình hình chính trị CPC phức tạp, nhiều phe phái.
Ở một ngôi chùa Phật tỉnh PreyVeng, quân ta xây dựng một trạm lương thực. Giao cho hai bộ đội canh giữ và phân phối lương cho các đơn vị trong tỉnh đến nhận. Đêm đó, một bọn người lạ đột nhập vào chùa, dí súng bắn chết 1 bộ đội, người kia may mắn đi vắng nên sống sót. (Nhưng sau đó chuyển về miền Nam và anh ấy lại hi sinh ở chiến trường B). Đơn vị cử anh tôi đến ngôi chùa chôn cất đồng đội hi sinh và thay thế làm công tác phân phối lương thực. Người bộ đội xấu số được chôn tại một mảnh ruộng gần chùa.
Vì người liệt sĩ năm 1973 mà anh tôi và thân nhân đi tìm mộ hai lần rồi.
Tôi hỏi các anh có biết ai bắn người bộ đội đó.
Anh nói:
– Du kích Khmer Đỏ chứ ai.
– Sao kỳ vậy, quan hệ hai Đảng lúc ấy đang tốt mà ?
– Không hẳn, bọn Khmer Đỏ sống hai mặt. Nó vẫn cứ ghét Việt cộng. Nó tuyên truyền cho binh lính và dân chúng, ai lấy trộm được súng đạn của bộ đội Bắc Việt thì được khen thưởng (!).
Năm 2013 anh tôi và thân nhân đi tìm mộ lần đầu, được biết ngôi chùa sau này đã xây dựng sửa chữa tôn tạo chùa, xe cẩu múc đất xung quanh làm mặt đất biến dạng và gây khó cho Đội qui tập hài cốt và anh tôi suốt từ 2013 đến mấy ngày đầu 2019.
Đoàn đã tìm được mộ liệt  sĩ  ở tỉnh Prayveng, quay trở về Bà Rịa sau một ngày mệt mỏi… Chiều tối hôm qua anh đến thăm tôi. Kể chuyện. Có vấn đề rắc rối về thủ tục. Chờ sáng mai qua nghỉ Lễ tế dương lịch sẽ đi  đến Tỉnh đội L. làm thủ tục giấy tờ đưa bọc đất trộn cốt về quê.
Lại thêm một ngày Đoàn tìm mộ lặn lội tìm đến Đội qui tập liệt sĩ tỉnh L. xin xác nhận hài cốt. Họ trả lời tỉnh bơ vì không trực tiếp đi qui tập nên không xác nhận.
Hãy cùng nhìn lướt quá trình Lịch Sử Khmer Đỏ
 Khmer Đỏ tên chính thức Đảng Cộng sản Campuchia thành lập 1951 tách ra từ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG và sau này đổi tên “Đảng Campuchia Dân chủ”, là một tổ chức chính trị nhờ cậy Đảng CS Việt Nam hỗ trợ mà được cầm quyền tại Campuchia từ 1975 đến 1979.
 Ban đầu Khmer Đỏ tuyên bố đi theo chủ nghĩa Cộng sản, thế nhưng sau những mâu thuẫn nội bộ và việc thủ lĩnh đảng là tổng bí thư Pol Pot tiêu diệt những đảng viên phản đối tư tưởng cực đoan của ông ta (trong đó có nhóm trung tá Hunsen), Khmer Đỏ đã dần trở thành một tổ chức theo chủ nghĩa bài ngoại. Tới năm 1981, Khmer Đỏ chính thức tuyên bố họ không đi theo chủ nghĩa Cộng sản.
 Thời kỳ cầm quyền của Khmer Đỏ ở Campuchia chấm dứt khi quân đội Việt Nam đổ quân đánh chiếm Campuchia vào năm 1979, lật đổ chính quyền của Pol Pot và lập nhà Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia với Hun Sen lên làm thủ tướng. Chế độ Khmer Đỏ đã giết chết khoảng 2 triệu người (trong tổng dân số 7,1 triệu) bằng nhiều cách dã man nhất – thường được so sánh với chế độ của Adolf Hitler.
Trong thời gian cầm quyền, chính quyền Khmer Đỏ đã được hậu thuẫn bởi Trung cộng, vì muốn cô lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lúc đó đang được Liên Xô hậu thuẫn.
Năm 1979, Khmer Đỏ bị quân đội Việt Nam lật đổ, với lý do đưa ra là trả thù hơn chục ngàn dân Việt vùng biên giới bị tàn sát dã man..
 Kết
Ngày 7 tháng 1 năm 1979 , chuẩn úy Trần Ngọc Giao, 25 tuổi, trưởng xe tăng số hiệu 975 củng quân đoàn 4 tiến vào giải phóng thủ đô Phnompenh. Thủ đô hoang vắng không có dân chúng (bị đuổi tất ra khỏi thành phố từ nửa năm trước), chỉ có lính Polpot cố thủ và cuối cùng chịu không nổi bỏ chạy.
Từ đây mở ra 10 năm chiến tranh tìm diệt của quân đội Việt Nam và kháng chiến kiểu du kích của quân Khmer Đỏ… Các thế lực phản động Mỹ, Thái Lan, Trung cộng ra sức yểm trợ bọn Khmer Đỏ lưu vong bên đất Thái. Năm 1989 chính quyền của Đảng Nhân dân CPC của Hunsen đã nắm vững kiểm soát, ta còn giúp họ xây dựng lại đất nước tan hoang,  Mỹ và phương Tây ra sức đả kích Việt Nam “xâm lược” Campuchia và cấm vận kinh tế. Quân ta rút về hết. Tạm để lại hài cốt hàng chục ngàn liệt sĩ.
KẾT
CUỘC “TAM CỘNG DIỄN NGHĨA” đã vỡ ra và đang chuyển qua một tình thế mới.
Chỉ còn HAI CỘNG SẢN giữ danh hiệu gốc chưa cam lòng gỡ bỏ.
Người cộng sản Khmer không còn mặt mũi nào mang cái tên cũ đẫm máu man rợ, vội vã đổi tên là “ĐảNG NHÂN DÂN CAMPUCHIA”. Không thể “kiên trì lý tưởng cộng sản”, họ nêu cao lý tưởng dân tộc, tuyên bố từ bỏ ý thức hệ Mác Lê Nin.
Trong khi Trung cộng và Việt cộng hiện giờ ra sức co kéo “Cựu Cộng Sản Khmer” về phe mình thì anh ruột tôi vẫn kiên trì đi tìm mộ đồng đội chết tại CPC năm 1973.
Và mấy bữa nay, đầu năm 2019, anh tôi vẫn thấp thỏm theo yêu cầu của gia đình liệt sĩ ở tỉnh Hà Nam đi gõ cửa một ông cựu tướng QK7 ký cho cái giấy xác nhận hài cốt. Đủ thủ tục như vậy, bọc đất pha xương mục kia mới được chính quyền địa phương đón tiếp, làm lễ truy điệu và cho một thước đất trong nghĩa trang liệt sĩ quê nhà nơi đồng chiêm trũng Hà Nam. Khi tôi viết những dòng này, anh tôi và ba người con liệt sĩ vẫn còn ôm “bọc đất Khmer” lưu lại đất Sài Gòn chờ một chữ ký.
Sáng nay cuộc Lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng bọn diệt chủng Polpot diễn ra ở Hà Nội, trực tiếp trên VTV. những diễn văn của hai bên Việt và CPC đều cân nhắc từng con chữ. Hai bên đều né tránh gọi Polpot là “đảng cộng sản” và không hề nhắc đến “kẻ nước ngoài chống lưng cho Khmer Đỏ”.
GN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện cổ tích: CÂY THUẾ


Ông Bộ ở thôn Lừa có hai thằng con sinh đôi là Quan và Dân. Từ lúc còn trong bụng mẹ, Quan đã bộc lộ bản chất khôn ranh: mỗi lần mẹ nó uống sữa bà bầu hay vitamin bổ béo gì đó, là nó lao lên đớp trước, đớp chán chê rồi may ra mới tới lượt Dân được mút mát. Còn mỗi lần có động đất, có đại bác đầu trọc chui vào oanh tạc phóng đạn là y như rằng Quan chạy ra nấp sau, đùn đẩy Dân lên trước đỡ đòn, chịu trận.
Bởi vậy, cũng dễ hiểu khi mà lớn lên, trong khi Dân chăm chỉ, cần mẫn, chịu thương chịu khó làm lụng kiếm tiền làm giàu cho gia đình, cho xã hội, thì Quan lại ham vui, đua đòi, tối ngày nhậu nhẹt, chơi bời, chỉ ăn rồi phá và nghĩ cách moi được tiền của Dân.

Lúc ông Bộ hấp hối, Quan mới nắm tay cha, nước mắt sụt sùi, vừa khóc vừa than rằng: "Bố ơi! Con ăn tiêu hoang phí nó quen rồi, giờ mà không tìm được cách nào moi thêm tiền từ thằng Dân là con vỡ mồm bố ạ! Bố giúp con với". Ông Bộ nghe con nói vậy thì ho khằng khặc, cất giọng thều thào nhưng điềm tĩnh, bảo: "Con đừng lo! Bố để lại cho con cây Thuế ở đầu ngõ. Con cứ bám vào cái cây Thuế ấy mà kiếm chác thôi".

Quả là lời bố dạy không sai, một buổi sớm, khi đang ngồi dạng háng ngủ dưới gốc cây Thuế ở đầu ngõ, Quan bỗng giật mình tỉnh giấc vì cảm giác cái gì ươn ướt trên mặt. Sờ tay rồi cho lên mũi ngửi: hóa ra là cứt chim. Nhìn lên, Quan thấy có con chim đang ăn quả Thuế. Quan nhặt gạch đáp, chim né và bảo: "Tao ăn một quả, tao trả bằng thuế, nghĩ ra thuế đi, để tao thu hộ".



Không tin lời con chim lắm, nhưng Quan cứ hô bừa: "Thuế xăng". Ấy thế mà thật vi diệu: chỉ lát sau, báo chí đưa tin, thuế xăng dầu đã bất thình lình tăng lên mức 3000 đồng/lít. Và đến tối, tài khoản ngân hàng của Quan báo tiền nổi, người gửi là "Con chim".

Hôm nay trời nắng chang chang, Quan chổng dái nằm dưới bóng cây Thuế râm mát, vừa nhâm nhi ly nước giải khát, vừa nghĩ xem sẽ phát minh thêm ra loại thuế gì đây: "Thuế đường rồi, thuế xe rồi, thuế nhà rồi... sắp tới, chắc là phải đánh cả thuế xoạc, thuế ỉa mất thôi. Mà nhắc đến ỉa mới nhớ, tiên sư bố con chim, lần nào đến nó cũng phải ỉa vào mặt mình một bãi. Nhưng thôi, ỉa vào mặt cũng kệ, cứ thu được thuế là ngon rồi".

Trời càng lúc càng nắng nóng gay gắt hơn, Quan tựa lưng vào gốc cây mát mẻ, nheo mắt nhìn ra cánh đồng chói chang, oi ả phía xa xa. Cái bóng ai quen quá nhỉ? À, đúng rồi, là thằng Dân đang còng lưng cấy lúa…

Ừ, cố gắng cày cuốc đi Dân. Còn Quan, Quan ngồi ôm cây Thuế mát rượi này thôi!

Nỏ biết ai?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cả đời đi đâu cũng không BỊ LỪA bởi nắm được 3 chữ này trong tay - Triết...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách chúng ta mưu sự hành động và lối sống


by
 

Thành ngữ phương tây có câu “Man proposes, God disposes”, vốn được dịch từ chữ latin “Homo proponit, sed Deus disponit”, hay được dịch qua tiếng ta là “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Năm 1927, có một hội nghị về cơ học lượng tử ở Solvay. Đây là hội nghị vật lý có thể nói là quan trọng nhất cho đến nay, nó tụ họp các bộ óc lớn nhất mọi thời đại, từ Marie Curie, Einstein … đến nhóm các nhà vật lý trẻ đang ở độ tuổi hai mươi, và nhiều người trong nhóm trẻ này đoạt giải Nobel chỉ vài năm sau đó.
Bên lề hội nghị, các chàng trai trẻ này thảo luận với nhau về nhiều chuyện. Và đột nhiên họ rơi vào đề tài tôn giáo và khoa học.
Heisenberg, lúc này đã trở thành cha đẻ của cơ học lượng tử hiện đại, dù mới hăm sáu tuổi, nằm ở phe bảo vệ quan điểm bất-mâu-thuẫn của Max Planck và Einstein về tôn giáo và khoa học. Các diễn giải và lập luận của Heisenberg rất thuyết phục, dù rằng sau đó anh bị Dirac phản đối khá gay gắt. Một vài ý của Heisenberg tóm tắt như sau.
Khoa học làm việc [deal] với thế giới vật chất và khách quan. Tôn giáo làm việc với thế giới của các giá trị [world of values].
Tôn giáo xem xét cái gì [what] cần phải tồn tại [to be], hay cái mà chúng ta cần phải làm, chứ không xem xét (về khách quan) cái gì đó (thực sự) là gì [what is].
Trong khoa học chúng ta quan tâm đến việc phát hiện [discover] cái gì là đúng [true], cái gì là sai [false]; còn trong tôn giáo chúng ta quan tâm đến cái gì là thiện [good] cái gì là ác [evil], cái gì là cao quý [noble] và cái gì là tầm thường [base].
Khoa học là nền tảng của công nghệ. Tôn giáo là nền tảng của luân thường đạo lý [ethics].
Xung đột giữa khoa học và tôn giáo, bắt đầu từ thế kỷ mười tám, dẫn đến những hiểu biết sai lầm, kết quả (của xung đột ấy) là vô nghĩa.
Khoa học và tôn giáo liên quan đến hai địa hạt với hai khía cạnh khách quan và chủ quan của thế giới.
Khoa học, là một phương cách [manner], mà trong đó chúng ta đối đầu và tranh luận về khía cạnh khách quan của hiện thực [reality]. Đồng thời, đức tin tôn giáo, là cách thể hiện các quyết định chủ quan vốn giúp chúng ta chọn ra được các tiêu chuẩn mà dựa vào các tiêu chuẩn ấy chúng ta mưu sự, trù tính để hành động và sống [standards by which we propose to act and live].
Nói chung chúng ta ra các quyết định này chiểu theo thái độ, quan điểm [attitude] của nhóm người mà chúng ta đang sống cùng, nhóm người đó có thể là gia đình, dân tộc, hay những người có chung nền văn hóa.
*
Dirac là một thanh niên người Anh lặng lẽ và hơi lập dị kiểu thông minh hơn người. Có lần anh đang giảng bài ở hội thảo, có một nhà khoa học nói “Tôi không hiểu cái công thức kia”. Dirac ngưng một chút rồi giảng tiếp. Người điều khiển phiên hội thảo nhắc Dirac: “Anh có định trả lời câu hỏi của anh kia không”. Dirac thản nhiên: “Ô, anh ta có hỏi đâu, anh ta khẳng định đấy chứ”.
*
Trong bài diễn từ đọc tại lễ nhận giải Nobel, Heisenberg lúc này mới hơn ba mươi tuổi có nhắc đến nguyên lý bất định nổi tiếng mang tên mình. Anh nói hệ thức bất định của mình, riêng mình nó đã cho thấy sự hiểu biết chính xác về một biến số này đồng thời loại trừ sự hiểu biết chính xác về một biến số khác.
*
Bertrand Russell viết rằng khoa học lý thuyết là để hiểu biết thế giới, còn khoa học thực hành là để thay đổi thế giới. Russell viết điều này khoảng năm 1943. Lúc đó thế giới khoa học đã có các thuyết tương đối của Einstein, đã có cơ học lượng tử hiện đại, và Mỹ đang hoàn thiện quả bom nguyên tử đầu tiên của loài người.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

8 lý do vì sao người Việt hay GATO


Lòng GATO của dân Việt và CNXH
Nếu bạn hỏi tôi, yếu tố văn hóa gì của người Việt Nam khiến CNXH trở nên hấp dẫn trong mắt họ, tôi sẽ trả lời “đó là tư duy GATO.” Cái này miễn cãi, miễn tranh luận. Dân Việt nam rất GATO, nhất là dân Bắc.
Lòng GATO của dân Việt khác chỗ nào, dân tộc nào mà không GATO? Người Tây khi nhìn thấy một ai đó hơn mình, họ ngưỡng mộ và tự nói với bản thân rằng “người đó thật tài ba, mình phải phấn đấu để được như người đó mới được.”
Còn người Việt Nam khi thấy một ai đó hơn mình, họ bắt đầu soi mói và tự nói với bản thân “ai cho mày hơn tao? Tao sẽ tìm cách dìm mày xuống.”
Rồi cái này liên quan gì đến CNXH? CNXH được thành lập và thực hiện trên nền tảng “thằng mập kia mập vì nó lấy bớt của thằng ốm, nên chính phủ phải lấy bớt từ thằng mập để đưa cho thằng ốm, cả 2 đều công bằng.”
Ngày xưa ở làng kia có 100 người nghèo bà cố, nhưng có 2-3 gia đình khá giả vì làm ăn dành dụm tích lũy lâu năm. Ai trong làng cũng GATO và ganh ghét và muốn dìm hàng. Bổng nhiên ngày nọ xuất hiện một ông bụt CNXH, ông ta nói “mấy gia đình kia giàu vì họ lấy từ bà con, giờ tụi mình phải cải cách ruộng đất để phân chia tài sản, tái cân đối xã hội.”
Thế là cả làng ùa theo thực hiện CNXH dựa theo nền tảng GATO đã có từ rất lâu. Kết quả là gì? Ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại.
8 lý do vì sao người Việt hay GATO
Sau đây là 8 lý do vì sao người Việt hay GATO. Người Việt rất GATO, nặng lắm lắm luôn, cứ như là đẻ ra đã biết GATO rồi. Trước khi vào đề xin nói rằng GATO khác với tham vong và so sánh bản thân với người khác để vươn lên :
  1. Hãy trách phụ huynh, mỗi chiều chở đi học thêm, cha mẹ chúng ta đều rỉ tai về những thằng đoạt giải quán quân Olympia, học sinh giỏi ở miền núi nào đó, để hối thúc chúng ta phải học cho nở mặt nở mày. Máu GATO ”con nhà người ta” được bắt nguồn từ đó.
  2. Rồi đâu phải ai cũng được trời phú cho cái não to như mấy ông quán quân, công việc đôi khi không công bằng, chúng ta hóa ra bực bội và bi quan về mọi điều xung quanh. Máu ”GATO đố kỵ” được sinh ra từ đó.
  3. Tại cái xã hội ta nghèo, chúng ta được dạy XHCN là lấy của người giàu chia cho người nghèo nên nhiều khi thấy ai nổi tiếng, mua căn nhà mới, đi cái xe mới…thì người ta lại phán ”Sao không lấy tiền đi làm từ thiện ?” mấy cha ghê hơn bảo ”Con này nhìn ngon chắc làm gái”. Diễn viên cũng phải nói khô họng, ca sĩ hát banh hầu, người mẫu cũng trẹo cái chân… Tại sao khi thấy quan tham thì không ai biểu mấy chả đi làm từ thiện hết vậy, thậm chí có thành phần còn chống chế ”Không đưa sao người ta lấy được”, ủa vậy ”Không đưa có được không ?” Máu ”GATO từ thiện” có từ đây.
  4. Cũng do được rỉ tai về lí tưởng ”con lừa đỏ”, tỉnh táo hơn chút là XHCN dân chủ, chỉ trích chủ nghĩa của lừa nhưng suốt ngày tán dương tinh thần cánh tả, kiểu : Ôi Obamacare mang lại bảo hiểm y tế cho mọi người, ngài ấy thật tuyệt vời, Hillary sắp miễn phí Đại học cho mọi người, Mỹ sướng ghê. Mà không chịu tìm hiểu góc rễ của vấn đề sự thất bại khi thu hút giới trẻ mua Obamacare và sắp tới phải tăng 22% phí của dân để bù lỗ, sự lừa tình của giáo dục Phần Lan có phần giống Hillary, miễn phí học phí nhưng tăng các khoản phí sách vở và tài liệu. Tôi gọi đây là ”GATO nữa mùa” vẫn còn nhiễm XHCN nặng lắm
  5. Bản thân người Việt thường có bệnh ghét doanh thương, người ta luôn nghĩ những kẻ kinh doanh vẫn còn lời lắm mà không nghĩ giá trị món hàng bỏ ra, người kinh doanh luôn được xây dựng trong các câu chuyện cho trẻ em hình ảnh râu hai bím, cái mụn ruồi cùng những lời thoại điêu ngoa, chuyên đi lừa nguời nghèo, những đứa trẻ chỉ muốn làm bác sĩ, nhà giáo khi lớn lên mà ít biết giá trị của doanh thương. Đơn cử lí do duy nhất của người Việt khi ông Trump lên tranh cử Tổng Thống là ”Ông này là doanh nhân chỉ biết lo làm ăn, biết gì chuyện thế giới mà phán”. Đây là căn bệnh ”GATO thương trường”.
  6. Tại sao những người bần nông Bắc Bộ thời trước sẵn sàng đấu tố địa chủ, tiêu tư sản và tri thức thành thị ? Vì họ bị đầu độc rằng địa chủ ai cũng gian ác, trung lưu thành thị và tri thức chỉ biết sống trên xương máu người khác chứ không biết ra ruộng cày, dù cũng nhiều người trong số đó ủng hộ cách mạng. Những người này khi thấy một miền Nam tươi đẹp lại tự an ủi ”Cũng nhờ viện trợ của thằng Mẽo”, mà không nghĩ nếu kinh tế không vững thì 200 thằng Mẽo thêm 100 thằng Liên Xô của quý vị cũng không cứu được. Tôi chuẩn đoán đây là bệnh ”GATO người giàu”.
  7. Mấy người bạn trẻ của tui nè, thay vì đua đòi theo bạn bè ít chích, sắm xe cho xịn rồi đụng nằm một đống, mặc đồ gợi hứng rốn bụng chình ình, làm khổ ba mẹ thì hãy sống có đam mê đi. Tui không chỉ trích người nhậu có chừng mực họp bạn bè làm vài chai, karaoke cho có không khí, không đặt nặng chuyện bằng cấp cao, chỉ cần là thanh niên có lí tưởng cũng còn cao quý hơn bọn hùa vào cái Đoàn thanh niên dưới lốp Công đoàn bốc lột, tự cho mình thông minh khi vạch ra chương trình hoạt động cho người khác. Máu ”GATO trẻ trâu” loại này nếu lớn chút hay trải qua giang lao sẽ hết, còn không thì nó sẽ ác tính trước khi bạn kịp già
  8. Vì Nhà nước bất lực trong quản lí nên dân cải tiến được cái máy cày, sáng tạo được cái máy chạy êm êm cho cái vỏ xe Ferrari cũng bị tịch thu. Trường hợp của anh Nguyễn Hà Đông là một ví dụ không thể sống động hơn cho sức kìm hãm đáng sợ của sự đố kỵ. Vụt sáng trong một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, một chàng trai vô danh từ một đất nước Châu Á xa xôi đã chinh phục hàng chục triệu người dùng Mỹ và trên thế giới. Một người tay trắng làm nên một thương hiệu Flappy Bird cả thế giới biết đến, hàng chục triệu người dùng ở các nước Âu Mỹ, một nguồn doanh thu hàng triệu USD… bị vứt đi. Nếu ở nước khác cái vỏ xe Ferrari của bác nông dân đã được trao tặng cái băng rôn, mở nắp sâm panh chúc mừng trong một hội chợ xe hơi nào đó, Nguyễn Hà Đông sẽ được mời dùng bữa cùng Thủ Tướng và đặt vấn đề làm ăn ngay khi có thể. Họ nắm quyền lực và pháp luật nhưng lại bất lực ngay trên nó. Căn bệnh ”GATO tri thức” của họ ảnh hưởng đến toán bộ dân nghèo xứ lừa
Cái tư duy GATO đó rất xấu. Bỏ nha, bỏ nha, bỏ nha chưa. Phải ngưỡng mộ chứ không GATO nhé.
Ku Búa & Sự Thật Viên @ Café Ku Búa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ biến chính sách “đối kháng” Trung cộng thành luật ARIA


baomai.blogspot.com  
Vào ngày 31/12/2018, tức là ngày cuối cùng của năm, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành bộ luât Sáng Kiến Trấn An Châu Á – Asia Reassurance Initiative Act gọi tắt là ARIA - định hướng một cách rõ ràng chính sách Châu Á mới của Mỹ. 

Đối với các nhà quan sát, đây là một ngón đòn mới của Hoa Kỳ nhằm chống lại đà bành trướng của Trung cộng

Trong một bài viết trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ngày 08/01/2019, giáo sư Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, đã nêu bật ý nghĩa và tác động của đạo luât vừa ban hành, xem đấy là một “chiến lược ngoại giao mạch lạc đầu tiên của Mỹ cho khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương”, có được đồng thuận của cả hai đảng trong Quốc Hội Hoa Kỳ.

baomai.blogspot.com
  
Giáo sư Thayer nêu bật quá trình “ra đời” của đạo luật ARIA, bắt nguồn từ một loạt điều trần trong hai năm 2017-2018, do thượng nghị sĩ Cory Gardner, chủ tịch tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ tiến hành, sau đó trở thành dự thảo luật, được Thượng Viện thông qua lần đầu tiên ngày 04/12/2018, được Hạ Viện bổ sung và bỏ phiếu tán đồng ngày 12/12 trước khi được Thượng Viện nhất trí vào ngày 19/12, chuyển qua cho hành pháp và được tổng thống Donald Trump ký ban hành ngày 31/12.

Theo giáo sư Thayer, với mục tiêu yêu cầu chính quyền Trump đề ra một tầm nhìn chiến lược dài hạn và một chính sách đa diện và hoàn chỉnh cho vùng Ấn Độ Thái Bình Dương, đạo luật ARIA đã bổ khuyết, thậm chí cải tiến Chiến Lược An Ninh Quốc Gia mà Nhà Trắng công bố cuối 2017 và Chiến Lược Quốc Phòng của Lầu Năm Góc hồi đầu năm 2018.

Củng cố màng lưới đồng minh và đối tác
baomai.blogspot.com

Đối với giáo Thayer, ARIA sẽ đóng một vai trò quan trọng – nếu không muốn nói là quyết định - trong việc định hình chính sách an ninh quốc gia của Mỹ tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, với những tác động tiềm tàng trên 4 điểm.

Trước tiên ARIA công nhận một cách rõ ràng tầm quan trọng thiết yếu của các đồng minh và đối tác tại châu Á đối với nền an ninh của chính nước Mỹ, từ các đồng minh kết ước như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan, cho đến đối tác chiến lược như Ấn Độ, và đối tác an ninh được tăng cường như Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam.

baomai.blogspot.com

Riêng đối với Đài Loan, đạo luật ARIA yêu cầu chính quyền thực hiện các cam kết về “chuyển giao phương tiện quốc phòng” và tăng cường giao lưu cấp cao.

Hai cơ chế hợp tác được đạo luật nhấn mạnh là Đối Tác An Ninh Ba Bên Mỹ-Nhật-Hàn (U.S.-Republic of Korea-Japan Trilateral Security Partnership) và Đối Thoại An Ninh Bốn Bên (Quadrilateral Security Dialogue) được gọi nôm na là “Bộ Tứ” bao gồm các nước Mỹ-Úc-Nhật-Ấn.

Điểm thứ hai liên quan đến 3 thách thức chủ chốt nhằm vào hệ thống quốc tế mà Mỹ hậu thuẫn tại vùng châu Á mà luật ARIA yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ phải đối phó.

Hành vi của Trung cộng ở Biển Đông là thách thức hàng đầu

baomai.blogspot.com

Đứng đầu danh sách thách thức này là tình hình Biển Đông, với việc “Trung cộng xây dựng trái phép và quân sự hóa các đảo đá và sử dụng biện pháp cưỡng bức kinh tế”.

Hai thách thức còn lại là việc “Bắc Triều Tiên tăng nhanh kho vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn” và “Sự hiện diện ở khắp Đông Nam Á của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và những tổ chức khủng bố quốc tế khác đe dọa nước Mỹ”.

Luật ARIA đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp phương tiện cho chính quyền Hoa Kỳ để chống lại ảnh hưởng chiến lược của Trung cộng… nhưng đồng thời cũng mở cửa cho hợp tác.

Đạo luật nêu rõ thái độ "quan ngại trước các hành động của Trung cộng nhằm bóp nghẹt xã hội dân sự và tôn giáo trong nước, và phá hoại trật tự dựa trên luật pháp ở vùng Ấn Độ Thái Bình Dương".

Tuy nhiên, đạo luật cũng đề ra nhiều lãnh vực cần hợp tác với Trung cộng để “khuyến khích Trung cộng đóng một vai trò xây dựng bằng cách chứng minh là họ tôn trọng luật lệ và chuẩn mực quốc tế…”.

Đề cao giá trị tự do, dân chủ và hợp tác đa phương

baomai.blogspot.com
Tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt ở Biển Đông 10/4/2018

Điểm thứ ba mà luật ARIA quan tâm là nâng cao tầm quan trọng của các giá trị của Mỹ và chuẩn mực quốc tế trong việc định hình chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Thái Bình Dương.

Đó là các giá trị như dân chủ, tự do báo chí, quyền con người, điều hành tốt, nhà nước pháp quyền.

Trong địa hạt này, ARIA đặc biệt nêu quan ngại về pháp quyền và quyền tự do ở 5 quốc gia – Trung cộng, Cam Bốt, Bắc Triều tiên, Lào, Thái Lan và Việt Nam, và nhấn mạnh trên tình trạng không thẻ chấp nhận được ở Miến Điện và Trung cộng.

Luật cấm tài trợ cho một số chương trình cụ thể của Mỹ ở Miến Điện, Philippines và Cam Bốt, nhưng sẽ tài trợ cho những người bảo vệ nhân quyền…

Sau cùng, luật ARIA yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ là phải phát huy vai trò của ASEAN trong tư cách là một thành tố trong cấu trúc giải quyết các vấn đề khu vực.

Bên cạnh đó, ARIA hậu thuẫn rõ ràng cho việc Mỹ can dự vào các vấn đề đa phương như tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, thương mại và đặc biệt ủng hộ Sáng Kiến Hạ Nguồn Sông Mêkông, ủng hộ việc Mỹ tham gia vào các "hiệp định thương mại đa phương, song phương hay khu vực có khả năng giúp tăng công ăn việc làm và phát triển kinh tế ở Mỹ…"

Và ARIA cũng khuyến nghị việc "đàm phán một khuôn khổ hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN, sử dung các diễn đàn đa phương như APEC, Thượng Đỉnh Đông Á, Nhóm G20, cho những mục tiêu kinh tế của Mỹ ở vùng Ấn Độ Thái Bình Dương".

Trong thực tế, Trung cộng là đích nhắm của ARIA

baomai.blogspot.com

Dù đạo luật ARIA liên quan đến chính sách chung của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn, sự kiện Trung cộng bị nêu bật thành một đối tương của đạo luật đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ đã luật hóa chính sách đối kháng Trung cộng.

Trong bài viết « Mỹ tăng sức ép trong cuộc tranh đua với Trung cộng bằng luật ARIA », nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 05/01/2019 vừa qua cho rằng: "Việc Mỹ nỗ lực tìm kiếm hậu thuẫn từ đồng minh trong khu vực thông qua đạo luật Sáng Kiến Trấn An Châu Á ARIA có thể là vấn đề nhức đầu cho Trung cộng", làm gay gắt thêm sự cạnh tranh Mỹ-Trung ở châu Á, đặc biệt trên Biển Đông.

Theo South China Morning Post, chuyên gia về an ninh hàng hải Collin Koh tại Singapore đã nhận định rằng "không thể xem nhẹ khả năng đạo luật ARIA góp phần làm sâu sắc thêm thế đối đầu Mỹ-Trung, cho dù việc chính quyền Donald Trump có thực thi đạo luật này hay không lại là một chuyện khác".

baomai.blogspot.com

Đối với ông Koh, Trung cộng có thể bị đau đầu hơn nữa khi các đồng minh khu vực của Mỹ bạo dạn hơn :

 "Về những khó khăn mà Trung cộng phải đối phó, hoàn toàn có thể dự đoán được rằng sức ép chiến lược (trên Bắc Kinh) không chỉ xuất phát từ riêng từ Mỹ, vì lẽ luật ARIA như cũng nhấn mạnh đến vai trò của các đồng minh và đối tác của Washington".

Cũng theo South China Morning Post, ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng tại trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, đã xem việc ban hành đạo luật ARIA là một phương cách huy động lực lượng đẩy lùi các hành vi xấu của Trung cộng.

Trả lời tờ báo Hồng Kông, chuyên gia Mỹ phân tích :

 "Đây là ví dụ hữu hình nhất phản ánh sự lo lắng thực sự trong chính phủ Mỹ về ảnh hưởng ngày càng lớn và hành động ngày càng hung hăng của Trung cộng trong lĩnh vực an ninh và kinh tế, nhắm cả vào Mỹ lẫn các đồng minh và đối tác của Mỹ".



Mai Vân

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

lại thấy trình độ của mình quả nhiên quá thấp

Lỗi của tôi mọi đàng
(Rút từ facebook của Hoàng Dũng)
Bộ trưởng Công an Tô Lâm tính toán chi li: “Người ta nói ở quê tôi người dân bình thường lao động cần cù đang rất nghèo, không được 1 tháng 17 kg gạo, 15 kg rau và bao nhiêu thịt, bao nhiêu đường, quần áo... Thế nhưng những người đi tù còn được chế độ rất cao như thế”.
Rồi bác Bộ Tô kết: “Có người nói như thế này thì đi tù còn hơn. Thành ra có người cố gây ra điều gì đó để được xử tù. Điều đó thực tế là có và sẽ gây nhiều khó khăn về mặt xã hội”. Câu kết này quả gây sốc. Chẳng thế mà báo Thanh niên ban đầu giật tít: “Bộ trưởng Công an: ‘Chế độ phạm nhân cao có người sẽ tìm cách đi tù’”, còn lưu dấu vết ở đường link:https://thanhnien.vn/…/bo-truong-cong-an-che-do-pham-nhan-c…, nhưng sau đó rụt rè sửa lại: “Bộ trưởng Công an: Quyền của phạm nhân phải phù hợp khả năng đáp ứng của nhà nước”.
Hai năm trước, nghe bác Tổng Nguyễn hùng hồn tuyên bố: “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?” (https://vietnamnet.vn/…/nhin-tong-quat-dat-nuoc-co-bao-gio-…), do trình độ thấp, mình không hiểu. Nay nhờ bác Bộ Tô, mình vỡ lẽ: ở một đất nước mà chỉ cần “1 tháng 17 kg gạo, 15 kg rau và bao nhiêu thịt, bao nhiêu đường, quần áo...” là người ta sẵn sàng đi tù, thì theo logic, nếu bác Tổng Nguyễn đúng thì bác Bộ Tô sai; còn nếu bác Bộ Tô đúng thì bác Tổng Nguyễn sai. Cả hai bác chức vụ đều cao vòi vọi, mình không có gan cho ai trong hai bác sai cả. Nhất định hai bác đều đúng. Vậy thì chắc chắn do anh nhà báo ghi sót hai chữ “nhà tù” trước “đất nước” trong câu tuyên bố của bác Tổng Nguyễn! Nhà tù Việt Nam tốt xưa nay chưa từng có. Anh nào không thấy điều đó, mà không chịu ở tù, hay ở tù sướng thế mà còn bày đặt kêu ca, thì đúng là ngu lâu. Mà cho anh đi tù, là rất nhân đạo.
Các nhà báo! Sao lại lơ đễnh chết người như thế chứ!
Nhưng này, cơ mà bác Bộ Tô cho biết “[...] ông nhận được phản ánh của cử tri cho rằng, trong điều kiện đất nước như hiện nay mà quy định về quyền của phạm nhân như vậy là quá cao” và “đề nghị quy định của luật phải tính tới điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đáp ứng của nhà nước để khả thi”. Mỗi phạm nhân chỉ “1 tháng 17 kg gạo, 15 kg rau [...]”, mà công quỹ không kham nổi, thì chắc số phạm nhân phải đông như quân Nguyên! Không khéo các bác bớt tiêu chuẩn thực phẩm, quần áo phạm nhân để tiết kiệm công quỹ thì chết mẹ cả lũ!
Nhưng nếu thế thì nhà tù không hơn gì bên ngoài à? Không có lẽ sau khi bổ sung hai chữ “nhà tù” trước “đất nước” mà câu của bác Tổng Nguyễn trước đúng mà sau lại sai sao? Đến đây, lại thấy trình độ của mình quả nhiên quá thấp, không đủ sức hiểu được ý của lãnh đạo đất nước.
mea culpa, mea culpa, mea máxima culpa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang