Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Phú Thọ yêu cầu dỡ công trình trái phép trong khu di tích đền Hùng


Khu sinh thái xây dựng trái phép trong khu di tích đền Hùng


VietNamnet 
02/11/2018 05:02 GMT+7 

UBND TP Việt Trì (Phú Thọ) buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trong khu di tích lịch sử đền Hùng.

Công trình xây dựng trái phép mang tên “Khu sinh thái vui chơi Thu Cúc Garden” nằm trên khu di tích lịch sử Đền Hùng, thuộc phường Vân Phú (TP Việt Trì).

Khu này rộng hơn 1ha được xây dựng tại vùng 2 khu di tích lịch sử đền Hùng, nơi quy hoạch dự án tháp Hùng Vương. 



Chủ đầu tư công trình đã san gạt, hạ cốt nền đồi; thi công nhiều công trình không có giấy phép xây dựng (gồm một nhà có diện tích 140m2, vật liệu khung cột gỗ, lợp mái lá cọ; tổ hợp công trình bằng khung gỗ, vì kèo bằng gỗ và lá cọ trên diện tích 160m2...), ngoài ra còn có bể bơi, sân khấu, thảm cỏ và nhiều hạng mục khác.

Vài tháng trước, nhiều hạng mục đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, kinh doanh như thung lũng hoa, phim trường, hồ sen và khu nhà hàng...

Cuối tháng 8, UBND phường Vân Phú đã xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư 2 triệu đồng, buộc tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm.

Ngày 29/10, UBND TP Việt Trì ra văn bản yêu cầu phường tổ chức thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép này.

Trước đó, UBND tỉnh Phú Thọ có công văn yêu cầu TP Việt Trì chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý dứt điểm sai phạm trong việc đầu tư, xây dựng khu sinh thái vui chơi Thu Cúc Garden tại phường Vân Phú theo đúng quy định.
Thái Bình

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trump chính là "Ngọa hổ Tàng long" trong mắt Trung cộng


baomai.blogspot.com

Nga và Bắc Kinh từng vui mừng khi Donald Trump đắc cử Tổng thống. Nhưng rồi tất cả đều thất vọng. Tổng thống Donald Trump lại là vị Tổng thống khó đối phó nhất trong hàng chục năm qua.

Trong những tháng đầu tiên sau khi tỷ phú Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, truyền thông và giới học giả Trung cộng thể hiện sự vui mừng vì bà Hillary Clinton không đắc cử, đồng thời cho rằng Trump là một lãnh đạo non kém về kinh nghiệm, bốc đồng, thậm chí chỉ là "hổ giấy". Nhưng gần hai năm sau, cách nhìn này của Trung cộng đã hoàn toàn thay đổi, theo Asia Times.

baomai.blogspot.com
  
Ngày 20.1.2017, khi Trump tuyên thệ để trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, phiên bản tiếng Anh của tờ China Daily, một trong những cơ quan ngôn luận chính của Bắc Kinh, chỉ trích "giọng điệu như gây chiến" trong đội ngũ cố vấn của Trump, tuyên bố "mọi sự đe dọa chiến tranh thương mại với Trung cộng chỉ là lời bốc đồng của một con hổ giấy".

Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình chưa đầy một tháng sau đó, Trump tuyên bố sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Hoa", trái ngược với những gì ông từng đưa ra trước đây. Học giả Trung cộng Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong) lúc đó bình luận rằng động thái này cho thấy Tổng thống Mỹ "đã thua trong cuộc đấu với ông Tập".

Thời Ân Hoằng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân Trung Hoa, còn nhắc lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn với tờ Global Times hồi tháng 8.2017, khẳng định Trump "chỉ giỏi ba hoa nhưng chỉ là hổ giấy".

baomai.blogspot.com
Ông Tập đón Trump tới thăm Bắc Kinh tháng 11.2017.

Theo giới quan sát, người Trung Hoa ban đầu có cái nhìn lạc quan về Trump vì họ cho rằng ông không chỉ từ bỏ một số cam kết "cứng rắn với Bắc Kinh" đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử mà còn có các quyết định mang lại lợi ích lớn cho Trung cộng, trong đó nổi bật là việc rút khỏi hiệp định TPP.

Trong bài phân tích trên New Yorker hồi tháng 1, giáo sư Kim Nhất Nam (Jin Yinan) đến từ Đại học Quốc phòng Trung cộng cho rằng quyết định rút khỏi TPP của Trump là "món quà lớn với Trung cộng" và rằng khi "nước Mỹ thoái lui trên toàn cầu, Trung cộng trỗi dậy".

Trong bài viết trên tạp chí Atlantic ba tháng sau, giáo sư Thẩm Đinh Lập (Shen Dingli) thuộc Đại học Phúc Đán tuyên bố Trump là "Tổng thống đặc biệt dễ cho Trung cộng đối phó" và người Trung Hoa "rất may mắn" khi nước Mỹ có một lãnh đạo như ông.

baomai.blogspot.com

Dẫn chứng mà giáo sư Thẩm đưa ra là trong chuyến thăm chính thức tới Trung cộng cuối năm 2017, Trump đã ca ngợi ông Tập là "một người rất đặc biệt", thể hiện "sự tôn trọng rất sâu sắc" của ông đối với Trung cộng và "truyền thống cao quý của người dân nước này". Thêm nữa, thay vì đổ lỗi cho Trung cộng, ông lại "ghi nhận" hành động của Bắc Kinh trong vấn đề thâm hụt thương mại với Mỹ. "Ai có thể đổ lỗi cho một quốc gia có khả năng lợi dụng nước khác để đem lại lợi ích cho người dân của mình cơ chứ", Trump tuyên bố sau cuộc gặp với ông Tập.

Dường như đánh giá này về Trump là động lực để lãnh đạo Trung 
cộng thúc đẩy hơn nữa nỗ lực tăng cường hiện diện của mình trên toàn cầu. Trong năm 2017 và 2018, đại diện của Trung cộng có mặt tại hầu hết các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó ông Tập lần đầu tiên phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1.2017.

Tuy nhiên, những nỗ lực trong suốt hai năm qua của Trung cộng cũng không giúp nước này đạt được mục tiêu thống lĩnh thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chứ chưa nói đến phạm vi toàn cầu. Trung cộng không đạt được thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương nào lớn, dù Trump đã công khai thể hiện quan điểm ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa biệt lập và đơn phương của mình.

baomai.blogspot.com

Bắc Kinh cũng dần dần nhận ra rằng Trump hóa ra không phải là một "Tổng thống dễ đối phó" hay "hổ giấy" như vẫn tưởng. Không chỉ phát động cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt nhắm vào Trung cộng từ hồi tháng 6, chính quyền Trump còn thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn hơn, "diều hâu" hơn với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề chủ chốt như an ninh mạng, nhân quyền hay ở các điểm nóng như Đài Loan và Biển Đông.

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào thập niên 1970 đến nay, chưa có một tổng thống Mỹ nào có quan điểm đối nghịch thường trực với Trung cộng như Trump. Trong khi những người tiền nhiệm như Bill Clinton, George W Bush và Barack Obama coi Trung cộng là "đối tác chiến lược" của Mỹ, Trump và cấp phó của ông Mike Pence lại công khai gọi nước này là "đối thủ cạnh tranh chiến lược", "kình địch" hay "đối phương".

baomai.blogspot.com

Sau bài phát biểu của Pence hôm 4.10 chỉ trích các hành động của Trung cộng và báo cáo của Ngũ Giác Đài sau đó nhấn mạnh Trung cộng là "mối đe dọa ngày càng lớn với an ninh quốc gia Mỹ", Global Times cho rằng đây là dấu hiệu "cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Washington với Bắc Kinh", thể hiện Mỹ đã "có sự thay đổi lớn" trong quan hệ với Trung cộng.

baomai.blogspot.com

Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Đối ngoại Mỹ, cho biết các quan chức cấp cao Trung cộng gặp ông ở Bắc Kinh tỏ ra rất giận dữ với bài phát biểu của Pence. "Trong 40 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ nghe một bài phát biểu như vậy. Từ đầu đến cuối ông ấy chỉ nhắm vào Trung cộng. Nhiều người tin rằng đây là dấu hiệu của một cuộc chiến tranh lạnh mới", các quan chức này nói.

Phản ứng này cho thấy Trung cộng giờ đây đã nhận ra và có thể là lo lắng rằng dưới thời Trump, họ sẽ phải đối phó với một nước Mỹ hoàn toàn khác, nước Mỹ giờ đây sẵn sàng xô đổ loại hình quan hệ song phương mà Trung cộng đã trở nên quen thuộc kể từ đầu thập niên 1970.

Không chỉ có những lời lẽ cứng rắn hơn, Trump còn đưa ra các quyết định khó lường, nhắm thẳng vào tham vọng trỗi dậy của Trung cộng, khiến lãnh đạo nước này nhiều lúc trở nên hoang mang, không biết làm cách nào để đối phó với Tổng thống Mỹ.

baomai.blogspot.com

Các đòn áp thuế hiện nay của Trump chủ yếu nhắm vào những mặt hàng liên quan đến chương trình "Made in China 2025" do ông Tập khởi xướng nhằm thúc đẩy năng lực công nghệ của Trung cộng. Đối mặt với những đòn đánh không có vẻ gì là "bốc đồng" đó, các quan chức và truyền thông Trung cộng bắt đầu có cái nhìn khác về Trump.

Các bài viết gần đây của Global Times đã trở nên mềm dẻo hơn, không còn đe dọa rằng Trung cộng sẽ "cho Mỹ bài học đau đớn" về thương mại hay tuyên bố Bắc Kinh "sẵn sàng chiến đấu đến cùng". Tờ báo này giờ đây cho rằng Trung cộng "cần phải tránh xa những cuộc tranh luận cảm tính" và "phải có đánh giá chiến lược khách quan, dựa trên thực tế về Mỹ".

baomai.blogspot.com

Đại sứ Trung cộng tại Mỹ Thôi Thiên Khải hồi tháng 8 tuyên bố Washington cần "từ bỏ ảo tưởng" rằng Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ trước "hành động cưỡng ép". Nhưng hai tháng sau, ông đưa ra giọng điệu ôn hòa hơn, kêu gọi hai nước hợp tác hơn là đối đầu.

Sự xuống thang này của Trung cộng dường như là minh chứng cho thấy Bắc Kinh giờ đây đã nhận ra Trump đang "có hướng đi mới" và "hành động mang tính quyết định nhằm đối phó Trung cộng", trong khi Mỹ sẽ không chịu nhượng bộ trong cuộc đấu với nước này. Những nhận định về "hổ giấy" Trump dường như đã biến mất, thay vào đó là nỗi lo về những thách thức mà Trung cộng phải đối mặt trước tỷ phú trở thành Tổng thống này.

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc lần đầu công khai lo ngại về hậu quả cuộc chiến thương mại với Mỹ


Bộ Chính trị Trung Quốc bày tỏ lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm chạp của đất nước và thừa nhận các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP.
Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan hoạch định chính sách tối cao do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, hôm 31/10 ra tuyên bố nói rằng nền kinh tế đang phải chịu "áp lực suy giảm ngày càng tăng" với "những thay đổi sâu sắc" ở môi trường bên ngoài, theo Xinhua.
Tuyên bố này là một thay đổi đáng chú ý so với ba tháng trước, khi Bộ Chính trị Trung Quốc chỉ nói có những thay đổi "đáng chú ý" ở môi trường bên ngoài. Đây là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc công khai bày tỏ lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp của đất nước kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến thương mại hồi tháng 6.
Tuyên bố được đưa ra sau khi chỉ số kinh doanh sụt giảm hơn dự tính trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, kết quả của việc sụt giảm mạnh về nhu cầu xuất khẩu. Số liệu chính thức vừa công bố cho thấy GDP quý III của Trung Quốc chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Bộ Chính trị cũng thừa nhận có "nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp và sự xuất hiện các rủi ro tích lũy trong thời gian dài". "Chúng ta cần chú trọng đến tình trạng này và tập trung phản ứng kịp thời hơn nữa", tuyên bố cho hay. "Cần phải tăng cường cải cách và mở cửa để tập trung vào những vấn đề cốt lõi với các giải pháp mục tiêu".
Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi phải thúc đẩy phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của chính Trung Quốc, nhấn mạnh tham vọng của Bắc Kinh về thống trị công nghệ này giữa các cáo buộc của Mỹ về "hành vi trộm cắp" liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Chuyên gia kinh tế Shen Jianguang nhận định giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đã thay đổi quan điểm về triển vọng kinh tế đất nước và đang chuẩn bị cho sự sụt giảm kéo dài từ cuộc chiến thương mại. "Lần này họ không còn mô tả kinh tế 'ổn định với đà phát triển tốt'", Shen nói. Trong tuyên bố hôm qua, Bộ Chính trị mô tả thành tựu kinh tế trong ba quý đầu tiên là "ổn định nhưng với tiến bộ đôi chút".
Giới lãnh đạo quyết định tiếp tục "chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng", nhấn mạnh sự cần thiết phải ổn định việc làm, tài chính, thương mại, vốn nước ngoài, đầu tư nhưng cũng gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Bắc Kinh sẽ không hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân. Tại cuộc họp ba tháng trước, Bộ Chính trị cũng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy hoạt động kinh tế và không đề cập đến kinh tế tư nhân.
Mỹ hiện áp mức thuế 10% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và có thể tăng lên tới 25% vào năm sau, cao gấp 10 lần mức thuế trung bình mà Mỹ áp với hàng nhập khẩu từ các nước khác. Bắc Kinh đáp trả bằng cách tuyên bố mức thuế mới lên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu Mỹ. Trước đó, hai bên đã áp thuế với 50 tỷ USD hàng hóa của đối phương.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến tăng trưởng năm 2019 của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Huyền Lê

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Hiệp định tự do mậu dịch CPTPP có hiệu lực từ cuối năm


Ngày 18/03/2018, đại diện 11 nước đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, CPTPP không có Mỹ, tại Santiego, Chilê.

Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm nay cho dù Hoa Kỳ rút lui : Úc hôm nay 31/10/2018 đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, trước đây mang tên là TPP.

Thủ tướng Úc Scott Morrison vui mừng tuyên bố : « Úc là nước thứ sáu phê chuẩn, khiến hiệp định có thể được áp dụng kể từ ngày 30/12 năm nay ». Trước đó Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore và Mêhicô đã có động thái tương tự. Theo thỏa thuận, sau khi có 6 nước tham gia phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực ngay sau đó 2 tháng.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Toshimitsu Motegi nhận xét : « Việc hiệp định có hiệu lực sẽ gởi đi một thông điệp mạnh mẽ, khẳng định việc thiết lập các quy chế thương mại bình đẳng và tự do cho thế kỷ 21 – các quy chế này sẽ được phổ biến trên toàn cầu ».

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay cũng nhắc lại trước Quốc hội là Nhật « sẽ hành động để tăng cường thương mại quốc tế » dựa trên những giá trị này, trước « những phong trào bảo hộ đang nổi lên trên thế giới ».

Đợt giảm thuế quan đầu tiên trong khuôn khổ hiệp định CPTPP sẽ bắt đầu trong 60 ngày tới, tức vào ngày 30/12/2018 ; và đợt hai vào ngày 01/01/2019. Bộ trưởng Thương Mại New Zealand khi cho biết như trên đã bày tỏ hy vọng năm nước còn lại cũng sẽ nhanh chóng phê chuẩn (gồm Việt Nam, Malaysia, Brunei, Chilê, Peru).

Chiếm ít nhất 15% GDP toàn cầu, liên quan đến 500 triệu người, hiệp định với tên mới là CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) mang tính chiến lược đối với các nước tham gia. Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama khi đề xướng TPP coi đây là đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng ông Donald Trump đã hủy bỏ ngay khi bước chân vào Nhà Trắng.

CPTPP không chỉ nhằm dỡ bỏ hàng rào thuế quan, mà cả những rào cản phi thuế quan như cho các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu, xác định những tiêu chuẩn chung cho thương mại điện tử và dịch vụ tài chính, tôn trọng các tiêu chí của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

RẤT NGHIÊM TRỌNG! BỌN HỌC GIẢ TÀU CỰC KHỐN NẠN!


Chiếc kính gắn camera là tang vật vi phạm vừa bị phát hiện và thu giữ của bọn 
gián điệp văn hoá, tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

 
Đây là cái kính có gắn camera của một ả Tàu công tác tại Viện nghiên cứu biển Nam Dương (Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông của VN) thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc dùng để chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Dung lượng của kính này là 64 GB. Ả này bị thủ thư phòng đọc bắt quả tang, lập biên bản có sự chứng kiến của An ninh A87, Bộ Công an.
Ả này mới được cấp thị thực ngày 9 tháng 10 và sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2018. Cô ả đến Việt Nam theo dường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị. Và đến đọc sách buổi đầu tiên tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm sáng 30 tháng 10 năm 2018.
 


Cô ả này ngồi hươ hươ một lúc chụp được 175 trang sách và dữ liệu tự động chuyển từ kính sang điện thoại luôn, không cần dây nối. Sự việc vừa xảy ra sáng hôm qua.

Từ nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm cấm cửa ả ăn cắp này. Đây là lần thứ hai bọn học giả Tàu bị bắt quả tang, lập biên bản khi chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Đáng lẽ phải trục xuất ngay lập tức, gửi công văn ra Đại sứ quán và cấm Nhập cảnh vĩnh viễn chứ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“KHÔNG THỂ HY SINH SỰ TRUNG THỰC TRÍ THỨC CHO TÍN ĐIỀU CHÍNH TRỊ” (1)



Hoàng Quốc Hải 
Theo các phương tiện thông tin đại chúng loan báo: Ủy ban Kiểm Tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam công bố kết luận tại kỳ họp thứ 30 từ ngày 17 đến 19 tháng 10 năm 2018: “Với cương vị là giám đốc – Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm luật xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy… vi phạm của đồng chí Chu Hảo là nghiêm trọng. Đồng chí đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn trái với cương lĩnh chính trị, điều lệ của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Chính phủ, pháp luật của Nhà nước. Đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.Vi phạm khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật ”. 

Giời ơi! Bản án kỷ luật của một giáo sư, tiến sỹ, một nhà khoa học, nguyên thứ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Tri thức mà hết sức mơ hồ.Nhẽ ra,một khi đã công bố công khai trước đại chúng, phải khiến thiên hạ tâm phục,khẩu phục. 


Với tư cách công dân, tôi nghĩ rằng bản án kỷ luật này không thể có hiệu lực pháp lý, nếu nó không kèm theo phụ lục để làm rõ nội dung án tích. Vì rằng một Đảng mang tính chính danh thì kỷ luật, dù là kỷ luật trong đảng cũng không được phép trái với pháp luật. Bởi các “tội”nêu ra chỉ là những tính từ phiếm định. Ví dụ như: “Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng… bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy…”. Vậy trái với “quan điểm” là quan điểm gì, đường lối nào … và những cuốn sách bị thu hồi và tiêu hủy là những cuốn sách nào? Vì sao thu hồi? vì sao tiêu hủy? Ngay việc thu hồi, tiêu hủy có đúng pháp luật không, có được tranh tụng trước một tòa án dân sự không?

Rồi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Thật là quá trừu tượng. Vậy “tự diễn biến” là diễn biến từ cái gì ra cái gì? Và “tự chuyển hóa” thì chuyển hóa từ cái gì thành cái gì? Ví dụ, 2 nguyên từ Hydro kết hợp với 1 nguyên tử Oxy, chuyển hóa thành nước (theo công thức 2H + 0 = H20). Đó là một sự chuyển hóa rất logique và khoa học. Bởi những khái niệm được nêu trong thông báo kỷ luật thuộc phạm trù nội sinh, cần được lý giải rõ hơn vv… và vv…

Trái lại, Nhà xuất bản Tri thức hoạt động theo luật và có cương lĩnh rõ ràng. Trong phần giới thiệu Nhà xuất bản Tri thức viết: “Dự án tủ sách Tinh hoa Tri thức thế giới được Nhà xuất bản Tri thức phối hợp với Ban điều hành dự án thuộc các Hội KH &KT Việt Nam thực hiện. Dự án Tủ sách Tinh hoa được Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phê duyệt ngày 14.10.2005. Dự án được sự bảo trợ của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh”. 

Vậy là Nhà xuất bản Tri thức hoạt động hợp pháp, có cơ quan chủ quản, có giấy phép hành nghề.

Về cương lĩnh, nói dễ hiểu là mục đích hoạt động của NXB Tri thức với Tủ sách Tinh hoa: “Tủ sách giới thiệu một cách tổng quát một số kiến thức nền tảng, tối thiểu làm hành trang cơ bản cho bạn đọc tìm hiểu sâu hơn các sách có tầm tri thức cao hơn, đặc biệt là các sách được coi là tinh hoa kinh điển”. Mục tiêu thật là cao đẹp, nhằm bồi dưỡng tri thức một cách có hệ thống đặng tạo ra một tầng lớp trí thức tinh hoa, phục vụ cho yêu cầu xây dựng đất nước, bằng nguồn lực trí tuệ của mình. Đường hướng của NXB Tri thức nhằm mục đích khai phóng. Nó tựa như một hạt giống quý vừa nảy mầm, nó cần có sự chăm sóc, bảo vệ, nâng đỡ chứ không phải là soi mói, trù dập.

Và kế hoạch: “Xuất bản từ 500 đến 1000 tác phẩm kinh điển của thế giới, thời gian từ 7 đến 10 năm”. 

Trong mảng sách NXB Tri thức đã in thấy có triết học, lý luận, tổ chức nhà nước, bàn về dân chủ, tự do vv… Với các tên tuổi những tác giả đáng kính như: Jean Jacque Rousseau, Will Durant, Jhon Stuart Mill, Gustave le Bon, F. A. Hayek, Albert Einstein vv… Tôi đang hy vọng giáo sư Chu Hảo sẽ cung cấp tương đối thỏa mãn tác phẩm kinh điển của các triết gia lớn như: Platon, Hegel, Nietzsche, Kant, Schopenhauer vv… cho giới tri thức trẻ nước nhà.

Phải thừa nhận giới trẻ Việt Nam nói riêng, và người Việt Nam nói chung,phần kiến thức yếu nhất vẫn là môn triết học. Bởi các lý do sau đây: Một là hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta độc diễn học thuyết Marx về đấu tranh giai cấp (chứ không phải trường phái triết học Karl Marx). Và đặt tất cả các trường phái triết học ngoài Marx đều là lạc hậu, phản động. Hai là trí thức Việt Nam chưa coi triết học là kiến thức nền tảng. Ba là, trí thức nước ta hơi khiêm tốn về ngoại ngữ, nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguyên tác. Một nguyên nhân quan trọng mang tính chi phối, là nền giáo dục nước ta chưa coi trọng đúng mức giáo dục triết học và ngoại ngữ trong nhà trường.Cho nên, nhiều bậc tiến sỹ chỉ cần bằng C tiếng Anh là đủ.

Xuất phát từ mục tiêu cao đẹp, nhằm xây dựng một đất nước tiên tiến và giầu mạnh.Giầu mạnh không thể chỉ nhằm vào xuất khẩu lao động cơ bắp, mà phải có một đội ngũ trí thức tinh hoa làm chủ khoa học và công nghệ cao, bắt kịp với đà tiến của nhân loại .Đó chính là tiêu chí hoạt động của NXB Tri thức.

Muốn vậy, trước hết người trí thức phải có khát vọng tự do, dân chủ .Và đã là người trí thức thì phải biết phản biện, phải biết mở miệng.Nếu không, chính quyền sẽ lợi dụng và chuyển hóa họ từ những bầy cừu thành những đàn bò.Bởi vậy,tự do ngôn luận và dân chủ xã hội là nguồn động lực tạo ra nguyên khí quốc gia-tức tầng lớp trí thức tinh hoa.Nếu thiếu nó,mọi cải cách,mở cửa chỉ là manh mún,chắp vá khiến xã hội mãi cố thủ trong thành trì lạc hậu.

Nhà khoa học Chu Hảo ước mơ dịch từ 500 đến 1000 đầu sách kinh điển làm kiến thức nền cho giới trí thức tinh hoa nước nhà. Có nhẽ ông thấy thời Minh trị Duy Tân, nước Nhật Bản mới dịch có 500 đầu sách kinh điển đã vượt lên quốc gia hàng đầu của thế giới.

Xét về hoàn cảnh, lịch sử của nước Nhật khác với nước ta nhiều lắm. Trước hết, người đứng đầu quốc gia_Nhật hoàng có khát vọng đưa đất nước vươn lên. Muốn vươn lên phải thoát Trung và hướng về phương Tây. Cho nên nhà vua không chỉ khuyến khích,mà còn bắt buộc những người có tư chất thông minh, phải qua phương Tây du học.

Thuở nhỏ, tôi thường nghe chuyện người Nhật du học như những huyền thoại. Rằng có một nhóm du học sinh Nhật Bản, khi thành tài trở về nước; phương Tây cấm không cho mang các tài liệu kỹ thuật ra ngoài lãnh thổ họ. Thế là trong nhóm đó, có người tình nguyện tự sát, để các bạn mổ bụng nhét tài liệu vào rồi khâu lại đưa xác về Tổ quốc.Nhưng điều quan trọng hàng đầu là những sách dịch ấy,những tài liệu kỹ thuật phải đổi bằng mạng sống ấy, phải được đưa vào ứng dụng trong sản xuất và cải cách xã hội, chứ không chỉ là những cuốn sách đẹp để trưng bầy như một thú chơi phù phiếm.

Có vua ấy, có trí thức ấy, nên nước Nhật mới hùng cường. Còn ở nước ta, buồn lắm giáo sư Chu Hảo ơi! Giả dụ anh có dịch xong và phát hành đủ 1000 đầu sách kinh điển cũng vô ích thôi. Vua quan nước ta ngày nay không có thói quen đọc sách. Ngay trong đội ngũ trí thức nước ta,nhiều người cũng còn ngại đọc. Bình quân đầu người cả nước, mỗi năm đọc 0,8 cuốn sách. Thật là tủi hổ cho một dân tộc vốn hiếu học. Chẳng bù với Malaysia, ngài đương kim Thủ tướng Mahathia Mohamad 92 tuổi, mỗi tuần đọc một cuốn sách. Và trước đó ông làm Thủ tướng Malaysia từ năm 1981 – 2003, suốt 22 năm ấy, ông đã đưa Tổ quốc mình lên vị trí hàng đầu Châu Á.

Và anh Chu Hảo,anh có một nhầm lẫn thật đáng yêu, nếu không cũng là một hy vọng quá sớm dẫn anh đến « thất bại », rằng anh tưởng nước mình cũng đang có minh quân như nước Nhật thời Duy tân! Thật ra, điều này vẫn còn là khát vọng lâu dài của toàn dân tộc đó anh Chu Hảo !

“Khổ lắm, nói mãi” cách đây gần trăm năm, cụ Tản Đà đã than: “ Dân hai mươi triệu ai người lớn .Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con ». 

Nay nước đã gần trăm triệu dân rồi mà lời cụ Tản Đà như vẫn còn nguyên giá trị. Thêm vào đó, nhà kinh tế học Phạm Chi Lan cũng nói một câu bất hủ: “Lạ thay, nước ta là một đất nước không chịu phát triển”(1).

Anh Chu Hảo, việc anh tuyên bố chia tay với Đảng của mình, là việc “Không thể hy sinh sự trung thực trí thức cho tín điều chính trị”(2). Thật ra nếu ở một nước có chế độ dân chủ, thì đây cũng là chuyện hết sức bình thường.

Nhân sự cố giáo sư Chu Hảo nguyên giám đốc, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức tuyên bố chia tay đảng Cộng sản Việt Nam, khiến tôi nhớ vào khoảng năm 1970 khi đình bản Tạp chí Europe; và nhà thơ Louis Aragon ly khai đảng Cộng sản Pháp,ông cũng công bố một bức thư in ở cuối Tạp chí số kết thúc. Bức thư khá xúc động. Tôi vẫn thuộc nguyên văn câu cuối: ‘‘Tôi đã làm hỏng cuộc đời tôi. Thế là hết !”.

Dù sao tôi vẫn muốn nói thêm một ý nhỏ,rằng gần đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất say sưa nói về việc chúng ta quyết không bỏ lỡ thời cơ với cuộc Cách mạng 4.0, cùng với việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo. Đó là một thông điệp đáng mừng cho giới trí thức.

Nhưng với những gì đang diễn ra hiên nay ,liệu có phải chúng ta quyết xây dựng một đất nước tiên tiến,một Chính phủ kiến tạo, không cần tri thức khoa học, và cũng không cần luôn cả đội ngũ trí thức tinh hoa mà người xưa gọi là Nguyên khí quốc gia?

Sau rốt, tôi muốn gởi tới giáo sư, nhà khoa học Chu Hảo, lời chúc sức khỏe để thoải mái sải bước trên xa lộ thông tin với băng thông cực rộng mà chính anh đã có công tạo lâp. Nhưng anh không sải bước một mình như người lữ hành cô đơn đâu. Không bao giờ là như thế cả !

Hà nội, ngày 29 tháng 10 năm 2018 
H Q H
-----------------

.
1- “Một số chuyên gia World Bank còn nói đùa Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!” –  Đó là phát biểu của chuyên gia Phạm Chi Lan tại Hội nghị kết nối các DN nhỏ và vừa toàn quốc do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 8/8 ở Đà Nẵng. (Dân trí)

(2).Lời của George Qrwell.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

BẮT ĐẦU TIẾN TRÌNH ÁP THUẾ TOÀN BỘ



Trần Đình Thu


Tôi vui mừng thông báo đến các bạn tiến trình áp thuế lên toàn bộ hàng hoá Trung quốc đã được chính phủ Mỹ khởi động. Các báo trên toàn thế giới hôm nay đồng loạt đưa tin thông tin này, theo đó kịch bản đã hoàn tất, vào đầu tháng 12 sẽ đưa ra lấy ý kiến công chúng Mỹ. Như thường lệ, sau 60 ngày tham vấn công chúng, quyết định áp thuế sẽ được thực thi. Như vậy là khoảng đầu tháng 2 dương lịch hay là áp tết nguyên đán Việt Nam, toàn bộ hàng hoá Trung quốc vào Mỹ sẽ được áp thuế.

Cần lưu ý rằng một số tờ báo có mở ngoặc nếu kết quả gặp gỡ vào tháng 11 tới đây giữa tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Trung quốc Tập Cận Bình thất bại thì mới áp thuế, tuy nhiên như tôi đã phân tích, thực chất cuộc gặp chỉ là hình thức, vì như tôi đã nói là Mỹ đánh "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung quốc" chứ không phải đánh Trung quốc, nên coi như là tiến trình áp thuế toàn bộ được khởi động ngay từ bây giờ, hoàn toàn không phụ thuộc vào cuộc gặp mang tính hình thức đó. Thậm chí còn có thông tin là ông Trump chưa chắc tham gia cuộc gặp tới đây hoặc nếu tham gia thì loại chủ đề thương mại ra ngoài không bàn đến.

Trong khi đó hai ngày nay các báo nước ngoài cũng như Việt Nam đồng loạt đưa tin làn sóng các các công ty nước ngoài rút khỏi Trung quốc tăng một cách chóng mặt. Như vậy trong những ngày tới làn sóng rút chạy sẽ tăng cao hơn nữa.

Hiện nay tổng thống Trump đang bận bịu với các buổi vận động cho bầu cử giữa kỳ nhưng các đòn trừng phạt Trung quốc vẫn không hề dừng lại. Tôi sẽ cập nhật liên tục các thông tin nóng cho mọi người. 

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang