Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Trump chính là "Ngọa hổ Tàng long" trong mắt Trung cộng


baomai.blogspot.com

Nga và Bắc Kinh từng vui mừng khi Donald Trump đắc cử Tổng thống. Nhưng rồi tất cả đều thất vọng. Tổng thống Donald Trump lại là vị Tổng thống khó đối phó nhất trong hàng chục năm qua.

Trong những tháng đầu tiên sau khi tỷ phú Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, truyền thông và giới học giả Trung cộng thể hiện sự vui mừng vì bà Hillary Clinton không đắc cử, đồng thời cho rằng Trump là một lãnh đạo non kém về kinh nghiệm, bốc đồng, thậm chí chỉ là "hổ giấy". Nhưng gần hai năm sau, cách nhìn này của Trung cộng đã hoàn toàn thay đổi, theo Asia Times.

baomai.blogspot.com
  
Ngày 20.1.2017, khi Trump tuyên thệ để trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, phiên bản tiếng Anh của tờ China Daily, một trong những cơ quan ngôn luận chính của Bắc Kinh, chỉ trích "giọng điệu như gây chiến" trong đội ngũ cố vấn của Trump, tuyên bố "mọi sự đe dọa chiến tranh thương mại với Trung cộng chỉ là lời bốc đồng của một con hổ giấy".

Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình chưa đầy một tháng sau đó, Trump tuyên bố sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Hoa", trái ngược với những gì ông từng đưa ra trước đây. Học giả Trung cộng Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong) lúc đó bình luận rằng động thái này cho thấy Tổng thống Mỹ "đã thua trong cuộc đấu với ông Tập".

Thời Ân Hoằng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân Trung Hoa, còn nhắc lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn với tờ Global Times hồi tháng 8.2017, khẳng định Trump "chỉ giỏi ba hoa nhưng chỉ là hổ giấy".

baomai.blogspot.com
Ông Tập đón Trump tới thăm Bắc Kinh tháng 11.2017.

Theo giới quan sát, người Trung Hoa ban đầu có cái nhìn lạc quan về Trump vì họ cho rằng ông không chỉ từ bỏ một số cam kết "cứng rắn với Bắc Kinh" đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử mà còn có các quyết định mang lại lợi ích lớn cho Trung cộng, trong đó nổi bật là việc rút khỏi hiệp định TPP.

Trong bài phân tích trên New Yorker hồi tháng 1, giáo sư Kim Nhất Nam (Jin Yinan) đến từ Đại học Quốc phòng Trung cộng cho rằng quyết định rút khỏi TPP của Trump là "món quà lớn với Trung cộng" và rằng khi "nước Mỹ thoái lui trên toàn cầu, Trung cộng trỗi dậy".

Trong bài viết trên tạp chí Atlantic ba tháng sau, giáo sư Thẩm Đinh Lập (Shen Dingli) thuộc Đại học Phúc Đán tuyên bố Trump là "Tổng thống đặc biệt dễ cho Trung cộng đối phó" và người Trung Hoa "rất may mắn" khi nước Mỹ có một lãnh đạo như ông.

baomai.blogspot.com

Dẫn chứng mà giáo sư Thẩm đưa ra là trong chuyến thăm chính thức tới Trung cộng cuối năm 2017, Trump đã ca ngợi ông Tập là "một người rất đặc biệt", thể hiện "sự tôn trọng rất sâu sắc" của ông đối với Trung cộng và "truyền thống cao quý của người dân nước này". Thêm nữa, thay vì đổ lỗi cho Trung cộng, ông lại "ghi nhận" hành động của Bắc Kinh trong vấn đề thâm hụt thương mại với Mỹ. "Ai có thể đổ lỗi cho một quốc gia có khả năng lợi dụng nước khác để đem lại lợi ích cho người dân của mình cơ chứ", Trump tuyên bố sau cuộc gặp với ông Tập.

Dường như đánh giá này về Trump là động lực để lãnh đạo Trung 
cộng thúc đẩy hơn nữa nỗ lực tăng cường hiện diện của mình trên toàn cầu. Trong năm 2017 và 2018, đại diện của Trung cộng có mặt tại hầu hết các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó ông Tập lần đầu tiên phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1.2017.

Tuy nhiên, những nỗ lực trong suốt hai năm qua của Trung cộng cũng không giúp nước này đạt được mục tiêu thống lĩnh thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chứ chưa nói đến phạm vi toàn cầu. Trung cộng không đạt được thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương nào lớn, dù Trump đã công khai thể hiện quan điểm ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa biệt lập và đơn phương của mình.

baomai.blogspot.com

Bắc Kinh cũng dần dần nhận ra rằng Trump hóa ra không phải là một "Tổng thống dễ đối phó" hay "hổ giấy" như vẫn tưởng. Không chỉ phát động cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt nhắm vào Trung cộng từ hồi tháng 6, chính quyền Trump còn thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn hơn, "diều hâu" hơn với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề chủ chốt như an ninh mạng, nhân quyền hay ở các điểm nóng như Đài Loan và Biển Đông.

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào thập niên 1970 đến nay, chưa có một tổng thống Mỹ nào có quan điểm đối nghịch thường trực với Trung cộng như Trump. Trong khi những người tiền nhiệm như Bill Clinton, George W Bush và Barack Obama coi Trung cộng là "đối tác chiến lược" của Mỹ, Trump và cấp phó của ông Mike Pence lại công khai gọi nước này là "đối thủ cạnh tranh chiến lược", "kình địch" hay "đối phương".

baomai.blogspot.com

Sau bài phát biểu của Pence hôm 4.10 chỉ trích các hành động của Trung cộng và báo cáo của Ngũ Giác Đài sau đó nhấn mạnh Trung cộng là "mối đe dọa ngày càng lớn với an ninh quốc gia Mỹ", Global Times cho rằng đây là dấu hiệu "cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Washington với Bắc Kinh", thể hiện Mỹ đã "có sự thay đổi lớn" trong quan hệ với Trung cộng.

baomai.blogspot.com

Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Đối ngoại Mỹ, cho biết các quan chức cấp cao Trung cộng gặp ông ở Bắc Kinh tỏ ra rất giận dữ với bài phát biểu của Pence. "Trong 40 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ nghe một bài phát biểu như vậy. Từ đầu đến cuối ông ấy chỉ nhắm vào Trung cộng. Nhiều người tin rằng đây là dấu hiệu của một cuộc chiến tranh lạnh mới", các quan chức này nói.

Phản ứng này cho thấy Trung cộng giờ đây đã nhận ra và có thể là lo lắng rằng dưới thời Trump, họ sẽ phải đối phó với một nước Mỹ hoàn toàn khác, nước Mỹ giờ đây sẵn sàng xô đổ loại hình quan hệ song phương mà Trung cộng đã trở nên quen thuộc kể từ đầu thập niên 1970.

Không chỉ có những lời lẽ cứng rắn hơn, Trump còn đưa ra các quyết định khó lường, nhắm thẳng vào tham vọng trỗi dậy của Trung cộng, khiến lãnh đạo nước này nhiều lúc trở nên hoang mang, không biết làm cách nào để đối phó với Tổng thống Mỹ.

baomai.blogspot.com

Các đòn áp thuế hiện nay của Trump chủ yếu nhắm vào những mặt hàng liên quan đến chương trình "Made in China 2025" do ông Tập khởi xướng nhằm thúc đẩy năng lực công nghệ của Trung cộng. Đối mặt với những đòn đánh không có vẻ gì là "bốc đồng" đó, các quan chức và truyền thông Trung cộng bắt đầu có cái nhìn khác về Trump.

Các bài viết gần đây của Global Times đã trở nên mềm dẻo hơn, không còn đe dọa rằng Trung cộng sẽ "cho Mỹ bài học đau đớn" về thương mại hay tuyên bố Bắc Kinh "sẵn sàng chiến đấu đến cùng". Tờ báo này giờ đây cho rằng Trung cộng "cần phải tránh xa những cuộc tranh luận cảm tính" và "phải có đánh giá chiến lược khách quan, dựa trên thực tế về Mỹ".

baomai.blogspot.com

Đại sứ Trung cộng tại Mỹ Thôi Thiên Khải hồi tháng 8 tuyên bố Washington cần "từ bỏ ảo tưởng" rằng Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ trước "hành động cưỡng ép". Nhưng hai tháng sau, ông đưa ra giọng điệu ôn hòa hơn, kêu gọi hai nước hợp tác hơn là đối đầu.

Sự xuống thang này của Trung cộng dường như là minh chứng cho thấy Bắc Kinh giờ đây đã nhận ra Trump đang "có hướng đi mới" và "hành động mang tính quyết định nhằm đối phó Trung cộng", trong khi Mỹ sẽ không chịu nhượng bộ trong cuộc đấu với nước này. Những nhận định về "hổ giấy" Trump dường như đã biến mất, thay vào đó là nỗi lo về những thách thức mà Trung cộng phải đối mặt trước tỷ phú trở thành Tổng thống này.

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc lần đầu công khai lo ngại về hậu quả cuộc chiến thương mại với Mỹ


Bộ Chính trị Trung Quốc bày tỏ lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm chạp của đất nước và thừa nhận các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP.
Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan hoạch định chính sách tối cao do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, hôm 31/10 ra tuyên bố nói rằng nền kinh tế đang phải chịu "áp lực suy giảm ngày càng tăng" với "những thay đổi sâu sắc" ở môi trường bên ngoài, theo Xinhua.
Tuyên bố này là một thay đổi đáng chú ý so với ba tháng trước, khi Bộ Chính trị Trung Quốc chỉ nói có những thay đổi "đáng chú ý" ở môi trường bên ngoài. Đây là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc công khai bày tỏ lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp của đất nước kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến thương mại hồi tháng 6.
Tuyên bố được đưa ra sau khi chỉ số kinh doanh sụt giảm hơn dự tính trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, kết quả của việc sụt giảm mạnh về nhu cầu xuất khẩu. Số liệu chính thức vừa công bố cho thấy GDP quý III của Trung Quốc chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Bộ Chính trị cũng thừa nhận có "nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp và sự xuất hiện các rủi ro tích lũy trong thời gian dài". "Chúng ta cần chú trọng đến tình trạng này và tập trung phản ứng kịp thời hơn nữa", tuyên bố cho hay. "Cần phải tăng cường cải cách và mở cửa để tập trung vào những vấn đề cốt lõi với các giải pháp mục tiêu".
Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi phải thúc đẩy phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của chính Trung Quốc, nhấn mạnh tham vọng của Bắc Kinh về thống trị công nghệ này giữa các cáo buộc của Mỹ về "hành vi trộm cắp" liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Chuyên gia kinh tế Shen Jianguang nhận định giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đã thay đổi quan điểm về triển vọng kinh tế đất nước và đang chuẩn bị cho sự sụt giảm kéo dài từ cuộc chiến thương mại. "Lần này họ không còn mô tả kinh tế 'ổn định với đà phát triển tốt'", Shen nói. Trong tuyên bố hôm qua, Bộ Chính trị mô tả thành tựu kinh tế trong ba quý đầu tiên là "ổn định nhưng với tiến bộ đôi chút".
Giới lãnh đạo quyết định tiếp tục "chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng", nhấn mạnh sự cần thiết phải ổn định việc làm, tài chính, thương mại, vốn nước ngoài, đầu tư nhưng cũng gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Bắc Kinh sẽ không hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân. Tại cuộc họp ba tháng trước, Bộ Chính trị cũng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy hoạt động kinh tế và không đề cập đến kinh tế tư nhân.
Mỹ hiện áp mức thuế 10% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và có thể tăng lên tới 25% vào năm sau, cao gấp 10 lần mức thuế trung bình mà Mỹ áp với hàng nhập khẩu từ các nước khác. Bắc Kinh đáp trả bằng cách tuyên bố mức thuế mới lên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu Mỹ. Trước đó, hai bên đã áp thuế với 50 tỷ USD hàng hóa của đối phương.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến tăng trưởng năm 2019 của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Huyền Lê

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Hiệp định tự do mậu dịch CPTPP có hiệu lực từ cuối năm


Ngày 18/03/2018, đại diện 11 nước đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, CPTPP không có Mỹ, tại Santiego, Chilê.

Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm nay cho dù Hoa Kỳ rút lui : Úc hôm nay 31/10/2018 đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, trước đây mang tên là TPP.

Thủ tướng Úc Scott Morrison vui mừng tuyên bố : « Úc là nước thứ sáu phê chuẩn, khiến hiệp định có thể được áp dụng kể từ ngày 30/12 năm nay ». Trước đó Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore và Mêhicô đã có động thái tương tự. Theo thỏa thuận, sau khi có 6 nước tham gia phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực ngay sau đó 2 tháng.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Toshimitsu Motegi nhận xét : « Việc hiệp định có hiệu lực sẽ gởi đi một thông điệp mạnh mẽ, khẳng định việc thiết lập các quy chế thương mại bình đẳng và tự do cho thế kỷ 21 – các quy chế này sẽ được phổ biến trên toàn cầu ».

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay cũng nhắc lại trước Quốc hội là Nhật « sẽ hành động để tăng cường thương mại quốc tế » dựa trên những giá trị này, trước « những phong trào bảo hộ đang nổi lên trên thế giới ».

Đợt giảm thuế quan đầu tiên trong khuôn khổ hiệp định CPTPP sẽ bắt đầu trong 60 ngày tới, tức vào ngày 30/12/2018 ; và đợt hai vào ngày 01/01/2019. Bộ trưởng Thương Mại New Zealand khi cho biết như trên đã bày tỏ hy vọng năm nước còn lại cũng sẽ nhanh chóng phê chuẩn (gồm Việt Nam, Malaysia, Brunei, Chilê, Peru).

Chiếm ít nhất 15% GDP toàn cầu, liên quan đến 500 triệu người, hiệp định với tên mới là CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) mang tính chiến lược đối với các nước tham gia. Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama khi đề xướng TPP coi đây là đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng ông Donald Trump đã hủy bỏ ngay khi bước chân vào Nhà Trắng.

CPTPP không chỉ nhằm dỡ bỏ hàng rào thuế quan, mà cả những rào cản phi thuế quan như cho các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu, xác định những tiêu chuẩn chung cho thương mại điện tử và dịch vụ tài chính, tôn trọng các tiêu chí của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

RẤT NGHIÊM TRỌNG! BỌN HỌC GIẢ TÀU CỰC KHỐN NẠN!


Chiếc kính gắn camera là tang vật vi phạm vừa bị phát hiện và thu giữ của bọn 
gián điệp văn hoá, tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

 
Đây là cái kính có gắn camera của một ả Tàu công tác tại Viện nghiên cứu biển Nam Dương (Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông của VN) thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc dùng để chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Dung lượng của kính này là 64 GB. Ả này bị thủ thư phòng đọc bắt quả tang, lập biên bản có sự chứng kiến của An ninh A87, Bộ Công an.
Ả này mới được cấp thị thực ngày 9 tháng 10 và sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2018. Cô ả đến Việt Nam theo dường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị. Và đến đọc sách buổi đầu tiên tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm sáng 30 tháng 10 năm 2018.
 


Cô ả này ngồi hươ hươ một lúc chụp được 175 trang sách và dữ liệu tự động chuyển từ kính sang điện thoại luôn, không cần dây nối. Sự việc vừa xảy ra sáng hôm qua.

Từ nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm cấm cửa ả ăn cắp này. Đây là lần thứ hai bọn học giả Tàu bị bắt quả tang, lập biên bản khi chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Đáng lẽ phải trục xuất ngay lập tức, gửi công văn ra Đại sứ quán và cấm Nhập cảnh vĩnh viễn chứ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“KHÔNG THỂ HY SINH SỰ TRUNG THỰC TRÍ THỨC CHO TÍN ĐIỀU CHÍNH TRỊ” (1)



Hoàng Quốc Hải 
Theo các phương tiện thông tin đại chúng loan báo: Ủy ban Kiểm Tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam công bố kết luận tại kỳ họp thứ 30 từ ngày 17 đến 19 tháng 10 năm 2018: “Với cương vị là giám đốc – Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm luật xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy… vi phạm của đồng chí Chu Hảo là nghiêm trọng. Đồng chí đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn trái với cương lĩnh chính trị, điều lệ của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Chính phủ, pháp luật của Nhà nước. Đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.Vi phạm khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật ”. 

Giời ơi! Bản án kỷ luật của một giáo sư, tiến sỹ, một nhà khoa học, nguyên thứ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Tri thức mà hết sức mơ hồ.Nhẽ ra,một khi đã công bố công khai trước đại chúng, phải khiến thiên hạ tâm phục,khẩu phục. 


Với tư cách công dân, tôi nghĩ rằng bản án kỷ luật này không thể có hiệu lực pháp lý, nếu nó không kèm theo phụ lục để làm rõ nội dung án tích. Vì rằng một Đảng mang tính chính danh thì kỷ luật, dù là kỷ luật trong đảng cũng không được phép trái với pháp luật. Bởi các “tội”nêu ra chỉ là những tính từ phiếm định. Ví dụ như: “Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng… bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy…”. Vậy trái với “quan điểm” là quan điểm gì, đường lối nào … và những cuốn sách bị thu hồi và tiêu hủy là những cuốn sách nào? Vì sao thu hồi? vì sao tiêu hủy? Ngay việc thu hồi, tiêu hủy có đúng pháp luật không, có được tranh tụng trước một tòa án dân sự không?

Rồi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Thật là quá trừu tượng. Vậy “tự diễn biến” là diễn biến từ cái gì ra cái gì? Và “tự chuyển hóa” thì chuyển hóa từ cái gì thành cái gì? Ví dụ, 2 nguyên từ Hydro kết hợp với 1 nguyên tử Oxy, chuyển hóa thành nước (theo công thức 2H + 0 = H20). Đó là một sự chuyển hóa rất logique và khoa học. Bởi những khái niệm được nêu trong thông báo kỷ luật thuộc phạm trù nội sinh, cần được lý giải rõ hơn vv… và vv…

Trái lại, Nhà xuất bản Tri thức hoạt động theo luật và có cương lĩnh rõ ràng. Trong phần giới thiệu Nhà xuất bản Tri thức viết: “Dự án tủ sách Tinh hoa Tri thức thế giới được Nhà xuất bản Tri thức phối hợp với Ban điều hành dự án thuộc các Hội KH &KT Việt Nam thực hiện. Dự án Tủ sách Tinh hoa được Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phê duyệt ngày 14.10.2005. Dự án được sự bảo trợ của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh”. 

Vậy là Nhà xuất bản Tri thức hoạt động hợp pháp, có cơ quan chủ quản, có giấy phép hành nghề.

Về cương lĩnh, nói dễ hiểu là mục đích hoạt động của NXB Tri thức với Tủ sách Tinh hoa: “Tủ sách giới thiệu một cách tổng quát một số kiến thức nền tảng, tối thiểu làm hành trang cơ bản cho bạn đọc tìm hiểu sâu hơn các sách có tầm tri thức cao hơn, đặc biệt là các sách được coi là tinh hoa kinh điển”. Mục tiêu thật là cao đẹp, nhằm bồi dưỡng tri thức một cách có hệ thống đặng tạo ra một tầng lớp trí thức tinh hoa, phục vụ cho yêu cầu xây dựng đất nước, bằng nguồn lực trí tuệ của mình. Đường hướng của NXB Tri thức nhằm mục đích khai phóng. Nó tựa như một hạt giống quý vừa nảy mầm, nó cần có sự chăm sóc, bảo vệ, nâng đỡ chứ không phải là soi mói, trù dập.

Và kế hoạch: “Xuất bản từ 500 đến 1000 tác phẩm kinh điển của thế giới, thời gian từ 7 đến 10 năm”. 

Trong mảng sách NXB Tri thức đã in thấy có triết học, lý luận, tổ chức nhà nước, bàn về dân chủ, tự do vv… Với các tên tuổi những tác giả đáng kính như: Jean Jacque Rousseau, Will Durant, Jhon Stuart Mill, Gustave le Bon, F. A. Hayek, Albert Einstein vv… Tôi đang hy vọng giáo sư Chu Hảo sẽ cung cấp tương đối thỏa mãn tác phẩm kinh điển của các triết gia lớn như: Platon, Hegel, Nietzsche, Kant, Schopenhauer vv… cho giới tri thức trẻ nước nhà.

Phải thừa nhận giới trẻ Việt Nam nói riêng, và người Việt Nam nói chung,phần kiến thức yếu nhất vẫn là môn triết học. Bởi các lý do sau đây: Một là hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta độc diễn học thuyết Marx về đấu tranh giai cấp (chứ không phải trường phái triết học Karl Marx). Và đặt tất cả các trường phái triết học ngoài Marx đều là lạc hậu, phản động. Hai là trí thức Việt Nam chưa coi triết học là kiến thức nền tảng. Ba là, trí thức nước ta hơi khiêm tốn về ngoại ngữ, nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguyên tác. Một nguyên nhân quan trọng mang tính chi phối, là nền giáo dục nước ta chưa coi trọng đúng mức giáo dục triết học và ngoại ngữ trong nhà trường.Cho nên, nhiều bậc tiến sỹ chỉ cần bằng C tiếng Anh là đủ.

Xuất phát từ mục tiêu cao đẹp, nhằm xây dựng một đất nước tiên tiến và giầu mạnh.Giầu mạnh không thể chỉ nhằm vào xuất khẩu lao động cơ bắp, mà phải có một đội ngũ trí thức tinh hoa làm chủ khoa học và công nghệ cao, bắt kịp với đà tiến của nhân loại .Đó chính là tiêu chí hoạt động của NXB Tri thức.

Muốn vậy, trước hết người trí thức phải có khát vọng tự do, dân chủ .Và đã là người trí thức thì phải biết phản biện, phải biết mở miệng.Nếu không, chính quyền sẽ lợi dụng và chuyển hóa họ từ những bầy cừu thành những đàn bò.Bởi vậy,tự do ngôn luận và dân chủ xã hội là nguồn động lực tạo ra nguyên khí quốc gia-tức tầng lớp trí thức tinh hoa.Nếu thiếu nó,mọi cải cách,mở cửa chỉ là manh mún,chắp vá khiến xã hội mãi cố thủ trong thành trì lạc hậu.

Nhà khoa học Chu Hảo ước mơ dịch từ 500 đến 1000 đầu sách kinh điển làm kiến thức nền cho giới trí thức tinh hoa nước nhà. Có nhẽ ông thấy thời Minh trị Duy Tân, nước Nhật Bản mới dịch có 500 đầu sách kinh điển đã vượt lên quốc gia hàng đầu của thế giới.

Xét về hoàn cảnh, lịch sử của nước Nhật khác với nước ta nhiều lắm. Trước hết, người đứng đầu quốc gia_Nhật hoàng có khát vọng đưa đất nước vươn lên. Muốn vươn lên phải thoát Trung và hướng về phương Tây. Cho nên nhà vua không chỉ khuyến khích,mà còn bắt buộc những người có tư chất thông minh, phải qua phương Tây du học.

Thuở nhỏ, tôi thường nghe chuyện người Nhật du học như những huyền thoại. Rằng có một nhóm du học sinh Nhật Bản, khi thành tài trở về nước; phương Tây cấm không cho mang các tài liệu kỹ thuật ra ngoài lãnh thổ họ. Thế là trong nhóm đó, có người tình nguyện tự sát, để các bạn mổ bụng nhét tài liệu vào rồi khâu lại đưa xác về Tổ quốc.Nhưng điều quan trọng hàng đầu là những sách dịch ấy,những tài liệu kỹ thuật phải đổi bằng mạng sống ấy, phải được đưa vào ứng dụng trong sản xuất và cải cách xã hội, chứ không chỉ là những cuốn sách đẹp để trưng bầy như một thú chơi phù phiếm.

Có vua ấy, có trí thức ấy, nên nước Nhật mới hùng cường. Còn ở nước ta, buồn lắm giáo sư Chu Hảo ơi! Giả dụ anh có dịch xong và phát hành đủ 1000 đầu sách kinh điển cũng vô ích thôi. Vua quan nước ta ngày nay không có thói quen đọc sách. Ngay trong đội ngũ trí thức nước ta,nhiều người cũng còn ngại đọc. Bình quân đầu người cả nước, mỗi năm đọc 0,8 cuốn sách. Thật là tủi hổ cho một dân tộc vốn hiếu học. Chẳng bù với Malaysia, ngài đương kim Thủ tướng Mahathia Mohamad 92 tuổi, mỗi tuần đọc một cuốn sách. Và trước đó ông làm Thủ tướng Malaysia từ năm 1981 – 2003, suốt 22 năm ấy, ông đã đưa Tổ quốc mình lên vị trí hàng đầu Châu Á.

Và anh Chu Hảo,anh có một nhầm lẫn thật đáng yêu, nếu không cũng là một hy vọng quá sớm dẫn anh đến « thất bại », rằng anh tưởng nước mình cũng đang có minh quân như nước Nhật thời Duy tân! Thật ra, điều này vẫn còn là khát vọng lâu dài của toàn dân tộc đó anh Chu Hảo !

“Khổ lắm, nói mãi” cách đây gần trăm năm, cụ Tản Đà đã than: “ Dân hai mươi triệu ai người lớn .Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con ». 

Nay nước đã gần trăm triệu dân rồi mà lời cụ Tản Đà như vẫn còn nguyên giá trị. Thêm vào đó, nhà kinh tế học Phạm Chi Lan cũng nói một câu bất hủ: “Lạ thay, nước ta là một đất nước không chịu phát triển”(1).

Anh Chu Hảo, việc anh tuyên bố chia tay với Đảng của mình, là việc “Không thể hy sinh sự trung thực trí thức cho tín điều chính trị”(2). Thật ra nếu ở một nước có chế độ dân chủ, thì đây cũng là chuyện hết sức bình thường.

Nhân sự cố giáo sư Chu Hảo nguyên giám đốc, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức tuyên bố chia tay đảng Cộng sản Việt Nam, khiến tôi nhớ vào khoảng năm 1970 khi đình bản Tạp chí Europe; và nhà thơ Louis Aragon ly khai đảng Cộng sản Pháp,ông cũng công bố một bức thư in ở cuối Tạp chí số kết thúc. Bức thư khá xúc động. Tôi vẫn thuộc nguyên văn câu cuối: ‘‘Tôi đã làm hỏng cuộc đời tôi. Thế là hết !”.

Dù sao tôi vẫn muốn nói thêm một ý nhỏ,rằng gần đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất say sưa nói về việc chúng ta quyết không bỏ lỡ thời cơ với cuộc Cách mạng 4.0, cùng với việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo. Đó là một thông điệp đáng mừng cho giới trí thức.

Nhưng với những gì đang diễn ra hiên nay ,liệu có phải chúng ta quyết xây dựng một đất nước tiên tiến,một Chính phủ kiến tạo, không cần tri thức khoa học, và cũng không cần luôn cả đội ngũ trí thức tinh hoa mà người xưa gọi là Nguyên khí quốc gia?

Sau rốt, tôi muốn gởi tới giáo sư, nhà khoa học Chu Hảo, lời chúc sức khỏe để thoải mái sải bước trên xa lộ thông tin với băng thông cực rộng mà chính anh đã có công tạo lâp. Nhưng anh không sải bước một mình như người lữ hành cô đơn đâu. Không bao giờ là như thế cả !

Hà nội, ngày 29 tháng 10 năm 2018 
H Q H
-----------------

.
1- “Một số chuyên gia World Bank còn nói đùa Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!” –  Đó là phát biểu của chuyên gia Phạm Chi Lan tại Hội nghị kết nối các DN nhỏ và vừa toàn quốc do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 8/8 ở Đà Nẵng. (Dân trí)

(2).Lời của George Qrwell.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

BẮT ĐẦU TIẾN TRÌNH ÁP THUẾ TOÀN BỘ



Trần Đình Thu


Tôi vui mừng thông báo đến các bạn tiến trình áp thuế lên toàn bộ hàng hoá Trung quốc đã được chính phủ Mỹ khởi động. Các báo trên toàn thế giới hôm nay đồng loạt đưa tin thông tin này, theo đó kịch bản đã hoàn tất, vào đầu tháng 12 sẽ đưa ra lấy ý kiến công chúng Mỹ. Như thường lệ, sau 60 ngày tham vấn công chúng, quyết định áp thuế sẽ được thực thi. Như vậy là khoảng đầu tháng 2 dương lịch hay là áp tết nguyên đán Việt Nam, toàn bộ hàng hoá Trung quốc vào Mỹ sẽ được áp thuế.

Cần lưu ý rằng một số tờ báo có mở ngoặc nếu kết quả gặp gỡ vào tháng 11 tới đây giữa tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Trung quốc Tập Cận Bình thất bại thì mới áp thuế, tuy nhiên như tôi đã phân tích, thực chất cuộc gặp chỉ là hình thức, vì như tôi đã nói là Mỹ đánh "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung quốc" chứ không phải đánh Trung quốc, nên coi như là tiến trình áp thuế toàn bộ được khởi động ngay từ bây giờ, hoàn toàn không phụ thuộc vào cuộc gặp mang tính hình thức đó. Thậm chí còn có thông tin là ông Trump chưa chắc tham gia cuộc gặp tới đây hoặc nếu tham gia thì loại chủ đề thương mại ra ngoài không bàn đến.

Trong khi đó hai ngày nay các báo nước ngoài cũng như Việt Nam đồng loạt đưa tin làn sóng các các công ty nước ngoài rút khỏi Trung quốc tăng một cách chóng mặt. Như vậy trong những ngày tới làn sóng rút chạy sẽ tăng cao hơn nữa.

Hiện nay tổng thống Trump đang bận bịu với các buổi vận động cho bầu cử giữa kỳ nhưng các đòn trừng phạt Trung quốc vẫn không hề dừng lại. Tôi sẽ cập nhật liên tục các thông tin nóng cho mọi người. 

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THỬ TÌM HIỂU TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM

Chu Hảo: 


Hoàng Dũng: Đây là bài viết công bố từ năm 2010 của Chu Hảo. Vụ kỷ luật anh làm cho câu cuối cùng trong bài viết có một ý vị đặc biệt: "Không có tự do ngôn luận thì những người “có học” chỉ có thể là những người lao động trí óc (thậm chí rất giỏi) nhưng không thể trở thành một tầng lớp trí thức mà các xã hội văn minh coi là tinh hoa".

THỬ TÌM HIỂU TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM

Chu Hảo

I. Trí thức và tầng lớp trí thức

Ở nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại (chủ yếu là thông qua diễn đàn, dư luận) thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa? Đặc điểm, tính cách của trí thức Việt Nam là gì? Vai trò và trách nhiệm của trí thức trước vận mệnh của dân tộc ta trong thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức, thời đại hội nhập toàn cầu, là như thế nào?

Mỗi câu hỏi trên đây đều đặt ra một vấn đề thảo luận rất nghiêm túc và lý thú, có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình đổi mới - hội nhập - phát triển. Để đi đến đồng thuận chắc cần phải có thời gian. Ở đây chúng tôi chỉ xin đặt vấn đề và gợi mở, mong các bạn đọc cùng chia sẻ.

Ai là trí thức? Đã từ lâu, ở nước ta tồn tại một khái niệm đơn giản: Những người lao động trí óc là trí thức, chỉ cốt để phân biệt với những người lao động chân tay như công nhân và nông dân. Một quan niệm bớt đơn giản hơn một chút thì cho rằng hễ có trình độ học vấn từ cấp cao đẳng, đại học trở lên là trí thức. Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc viết năm 1947 Hồ Chủ tịch đã dùng định nghĩa này. Theo chỗ tôi hiểu thì Người đã cố tình giải thích khái niệm này (cũng như một số khái niệm khác) một cách hết sức đơn giản, dễ hiểu, thích hợp với trình độ dân trí của nước ta thời đó. Ngày nay, chúng ta không nên quá câu nệ vào việc giữ nguyên định nghĩa này của Bác Hồ.

Thật ra ngay từ khi từ “tầng lớp trí thức” (intelligentsia) xuất hiện lần đầu tiên ở Nga vào nửa đầu thế kỷ 19, và sau đó là từ “người trí thức” (intellectuel) xuất hiện ở Pháp sau công xã Paris (1871), đã mang một ý nghĩa khá rõ ràng: đó là những người không chỉ có học vấn hay trình độ chuyên môn cao, mà hơn hết phải là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Cũng trong tinh thần cách mạng ấy Karl Marx đã coi trí thức là những người có đủ tri thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề của xã hội nên họ phải là những người: “phê bình không nhân nhượng những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính quyền hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào”. Cần phải hiểu rằng ở đây Marx chỉ muốn nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của người trí thức. “Những gì đang hiện hữu” là những bất cập của các chính sách xã hội hiện hành, chứ không thể là những chính sách hợp lý, tiến bộ. Người trí thức có năng lực phê phán và có tầm nhìn xa nên thường hay tỏ sự bất bình trước sự trì trệ và bất hợp lý một cách công khai và thẳng thắn.

Với những hiểu biết trên đây, chúng ta có thể suy ra rằng tầng lớp trí thức của xã hội có thiên chức sau: 1) Tiếp thu và truyền bá tri thức khoa học & công nghệ hoặc văn hóa & nghệ thuật; 2) Sáng tạo các giá trị mới của tri thức khoa học & công nghệ hoặc văn hóa & nghệ thuật; 3) Đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội; 4) Dự báo và định hướng dư luận xã hội.

Trong đó, hai điểm đầu tiên là chung cho những người lao động trí óc. Còn hai điểm sau chủ yếu là riêng cho tầng lớp trí thức.

Quan niệm về trí thức trên đây là phổ quát đến với các xã hội văn minh cận, hiện đại. Riêng ở nước ta, từ khi có lịch sử thành văn cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, quan niệm này có lẽ chỉ thích hợp trong một giai đoạn phát triển ngắn ngủi, từ đầu đến giữa thế kỷ 20, khi xuất hiện tình huống giới trí thức mới (dùng chữ quốc ngữ) có cơ hội trở thành một tầng lớp xã hội khá độc lập với chính quyền về hoạt động nghề nghiệp và chính kiến. Ngoài giai đoạn này, chúng tôi e rằng chưa bao giờ ở nước ta thực sự có một tầng lớp trí thức như cách hiểu thông thường của thế giới.

Thường ở ta, trí thức được gán một cách không đúng cho những người gọi là “có học”, chỉ xuất hiện ở xã hội Việt Nam ở buổi đầu công nguyên từ khi nhà Hán du nhập Nho giáo vào Việt Nam với mục đích giáo hóa và đào tạo quan lại bản xứ. Sau khi giành được độc lập vào năm 939, các triều đại phong kiến ngày càng tôn sùng Nho giáo; và đến đời nhà Trần (thế kỷ 13) thì Nho giáo đã được coi là hệ tư tưởng chính thống cho đến hết các triều Nguyễn (đầu thế kỷ 20). Suốt gần một nghìn năm ấy chỉ có một thứ được dạy và được học (một cách có hệ thống) là Nho giáo (khác với sự chuyên biệt hạn hẹp của Phật giáo và Đạo giáo). Các Nho sĩ sau khi đỗ đạt sẽ được bổ nhiệm làm các quan lớn, nhỏ trong hệ thống cai trị của Nhà nước phong kiến. Các Nho sĩ thi trượt thì trở lại làng quê vừa dạy “chữ thánh hiền” như một kế sinh nhai, vừa “dùi mài kinh sử” đợi kỳ thi sau, đợi được đi làm quan để “cả họ được nhờ”!

Cái cơ hội “đổi đời” dường như duy nhất ấy đã tạo ra, một mặt là cái mà chúng ta vẫn thường tự ca ngợi là truyền thống hiếu học của dân ta, mặt khác, quan trọng hơn đã tạo nên sự lệ thuộc đến nô dịch của những người “có học” vào Nhà nước phong kiến. Và do đó, có thể nói rằng dưới các triều đại phong kiến ở nước ta chưa bao giờ tồn tại một tầng lớp trí thức theo cách hiểu đúng đắn của từ này. Các sĩ phu là những người “có học” có danh tiếng của các thời đại phong kiến, do vậy hầu hết cũng chỉ là các “quan văn” mang sứ mệnh “phò chính thống” mà thôi – họ không hẳn là người trí thức, hoặc tầng lớp trí thức, như cách hiểu thông thường.

Đến giữa thế kỷ 19 cùng với sự suy đồi của triều Nguyễn, sự xâm lược của thực dân Pháp và bước đầu tiếp cận với nền văn minh công nghiệp phương tây, tầng lớp Nho sĩ ở nước ta đã phân hóa sâu sắc và xuất hiện những nhóm sĩ phu tiến bộ có đầu óc canh tân – tiền thân của nhóm trí thức đầu tiên của nước ta nửa đầu thế kỷ 20. Những nhân vật điển hình có thể kể đến là Vũ Tông Phan (1800-1851, cùng với Hội Hướng thiện); Nguyễn Trường Tộ (1828-1871); Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895); Nguyễn Tư Giản (1823-1890); Phạm Phú Thứ (1820- 1883), v.v. Đó chính là những sĩ phu có đầu óc canh tân đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng cho cuộc vận động giải phóng dân tộc vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 dù là theo đường lối bạo lực, như các phong trào Cần Vương (Phan Đình Phùng, 1844-1895), và Đông Du (Phan Bội Châu, 1867-1940); hay chủ trương tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa - giáo dục như phong trào Duy Tân (Phan Châu Trinh, 1872-1920), và Đông Kinh nghĩa thục (Lương Văn Can, 1854-1927).

Vào những năm đầu của thế kỷ 20, cùng với sự tàn lụi của chế độ phong kiến và sự thiết lập chế độ của thực dân, ảnh hưởng của tư tưởng Dân chủ tư sản và khoa học - kỹ thuật phương Tây đã tràn vào xã hội Việt Nam thông qua Nhật Bản và Trung Hoa. Trong bối cảnh đó phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục đã quy tụ được một tầng lớp sĩ phu trí thức bao gồm các nho sĩ cách tân (Huỳnh Thúc Kháng, 1876-1947; Trần Quý Cáp, 1870- 1908; Đào Nguyên Phổ, 1861-1907, v.v.), và các trí thức mới dùng quốc ngữ và tiếng Pháp (Trương Vĩnh Ký, 1837-1898; Phan Khôi, 1887- 1960; Nguyễn Văn Vĩnh, 1882-1936; Phạm Quỳnh, 1892-1945; Nguyễn Văn Tố, 1889-1947, v.v.). Đây chính là tầng lớp trí thức đầu tiên của nước ta.

Hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra cho một số người điều kiện có chỗ đứng khá độc lập với chính quyền, có thể sống bằng nghề lao động trí óc của mình chứ không nhất thiết phải ra “làm quan”, và tiếng nói của họ càng ngày càng có uy tín trong xã hội. Họ phần đông là người hành nghề tự do như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thầy giáo, nhà báo, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, và nghệ sĩ... Những phần tử ưu tú trong số đó chính là tầng lớp trí thức mới, và nhiều người đã đóng vai trò nòng cốt trong các tổ chức văn hóa hoạt động công khai. Đó là các hội, chẳng hạn Trí Tri, Khai trí Tiến đức, Truyền bá Quốc ngữ và Tự lực Văn đoàn, v.v. Là các báo hoặc tạp chí, chẳng hạn Đông Dương, Nam Phong, Tiếng Dân, Tri Tân, Thanh Nghị, Khoa học, v.v. Tình trạng này đã tiếp diễn cho đến năm 1945 khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được tầng lớp trí thức ấy tham gia vào chính quyền cách mạng non trẻ của mình. Những nhân vật tiêu biểu như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Phạm Khắc Hoè, Vũ Đình Hòe... (xuất thân từ các sĩ phu Nho học); Tạ Quang Bửu, Trần Đăng Khoa, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Huyên.... (xuất thân từ tầng lớp trí thức “Tây học”) đã và sẽ luôn là tấm guơng mẫu mực về phẩm tính cao quý của người tri thức.

Tiếc rằng từ đầu những năm 50 của đầu thế kỷ trước, ngay khi còn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tầng lớp trí thức của chúng ta với những nhân cách văn hoá đẹp đẽ ấy, lại rơi vào một thời kỳ phát triển đặc biệt mà chắc còn cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu một cách nghiêm túc sự tồn tại và vai trò của họ trong xã hội. Thời kỳ phát triển đặc biệt này có thể phân kỳ thành ba giai đoạn 1945-1950 là thời kỳ cách mạng và kháng chiến nhưng hết sức “lãng mạn” của tầng lớp trí thức yêu nước, 1950-1965 là thời kỳ du nhập một cách hoàn chỉnh ý thức hệ đấu tranh giai cấp và phương pháp tư tưởng Maoist vào Việt Nam, qua các phong trào chính huấn tư tưởng, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, phê phán Nhân văn Giai phẩm và chống “xét lại”; 1965-1975 là thời chiến mọi nhu cầu tinh thần và các giá trị văn hóa đều hướng vào mục tiêu giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước; 1976-1986 là thời kỳ quan liêu bao cấp, đặc biệt là về mặt tư tưởng; 1986 cho đến nay là thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Mỗi giai đoạn trên đây đều có hoàn cảnh chính trị - kinh tế - xã hội khá đặc biệt đối với sinh hoạt tinh thần - tư tưởng của tầng lớp có học.

Sau giai đoạn giao thời 1945-1950, có lẽ tầng lớp trí thức trước cách mạng đã không tồn tại nữa. Từ năm 1950 trở đi tầng lớp có học ngày càng đông; các cá nhân trí thức thì lúc nào cũng tồn tại, có lúc hết sức hiếm hoi như giai đoạn 1950-1965; nhưng tầng lớp trí thức thì không tồn tại, ít nhất là cho đến trước đổi mới (1986). Từ năm 1986 đến nay tầng lớp có học có bằng cấp cao ngày càng đông nhưng phẩm tính trí thức thì chỉ thấy ở những cá nhân lẻ tẻ. Những cá nhân này ngày càng đông cùng với quá trình mở rộng dân chủ trong sinh hoạt xã hội, nhưng điều kiện để cho họ tự liên kết lại thành một tầng lớp có vị trí xác định trong xã hội dân sự thì chưa đủ.

Cần phải có những nghiên cứu nghiêm chỉnh về tầng lớp “có học” từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến nay để có được bức tranh hoàn chỉnh về trí thức Việt Nam từ khi có độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Muốn vậy ngoài việc thống kê đầy đủ sự biến động về số lượng và tính chất hoạt động của những người có học vấn nói chung, cần phải nghiên cứu hồ sơ của những trí thức tiêu biểu qua từng thời kỳ. Hồ sơ của những người như: Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Di, Nguyễn Đình Thi... cũng như của Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường... sẽ nói lên được rất nhiều điều đáng quan tâm.

Vì chưa có điều kiện tìm hiểu một cách có hệ thống nên ở đây chúng tôi đã không đề cập đến tầng lớp trí thức (hoặc “có học”) ở miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975.

II. Phẩm tính “trí thức” Việt Nam

Đã là trí thức thì ở nước nào cũng vậy, thời đại nào cũng vậy, đều có tính cách chung là: Tôn thờ lý tưởng Chân - Thiện - Mỹ; Độc lập tư duy; Hoài nghi lành mạnh; và Tự do sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có tính cách riêng, tầng lớp trí thức của mỗi dân tộc cũng có bản sắc riêng. Chúng ta thường nghe nói: trí thức Trung Hoa thâm thúy (thâm nho), trí thức Nhật khiêm tốn (đến khách khí), trí thức Nga sâu sắc đôn hậu, trí thức Mỹ thực dụng, trí thức Anh lạnh lùng tỉnh táo, trí thức Pháp hào hoa phong nhã, v.v. Vậy trí thức Việt Nam có đặc điểm gì? Chúng ta đã từng nghe nói đến tính cách “phò chính thống”; và tính cách “quan văn”, tựu chung lại là tính “thích được chính quyền sử dụng”. Có nhiều người nói là tính cách “tuỳ thời”, nghe có vẻ dễ chịu hơn chữ “cơ hội” hay là “hèn” mà một số bạn đồng nghiệp của chúng ta không ngại ngần khẳng định. Nguyên cớ gì mà phải “hèn”? Đã “hèn” làm sao có nhân cách? Thiếu nhân cách liệu có xứng đáng là trí thức? Nhiều ý kiến cho rằng bi kịch của giới “trí thức” Việt Nam chính là ở chỗ này!

Nhưng như vậy có lẽ chưa được công bằng cho lắm! Bởi lẽ, còn có một thực tế khác nữa cần phải xem xét. Đó là tính cách uyển chuyển, kết hợp “hành” và “tàng” của sĩ phu - trí thức nước nhà. Điều kiện cho phép thì bung ra hoạt động; lúc khó khăn thì tạm ẩn dật chờ thời, có khi “tàng” ngay trong lòng cường quyền với tâm trạng “cấp lưu, dũng thoái” (trước dòng nước xiết, can đảm thoái lui). Thế nhưng ranh giới giữa thái độ đúng đắn này với cái sự hèn thật là mong manh; chỉ “ ự mình, mình biết cho mình” chứ khó lòng mà phán xét từ phía ngoài. Vậy thực sự trí thức Việt Nam có phẩm tính gì?

Phẩm tính cao quý nhất của người trí thức là Tôn thờ lý tưởng Chân - Thiện - Mỹ, không bị gò bó bởi ý thức hệ, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, không khuất phục trước uy quyền và không bị tha hóa bởi danh lợi. Nếu trong một xã hội có nhiều người có học vấn cao đồng thời có những phẩm tính như vậy lại liên kết được với nhau (chủ yếu bằng diễn đàn và giao lưu tư tưởng chứ không phải bằng các hội đoàn) thành một tầng lớp, thì đấy là một xã hội dân sự lành mạnh, có nhiều tiềm năng phát triển.

Tạm gác sang một bên khái niệm “tầng lớp trí thức” như cần được làm rõ ở mục I., chúng ta hãy xem xét tầng lớp những người “có học” trong giai đoạn hiện nay phù hợp với đối tượng điều chỉnh của NQTW7 khóa 10, mà từ những năm 60 thế kỷ trước được Đảng và Nhà nước coi là “tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa”. Trước Cách mạng tháng Tám, tầng lớp “có học”, như được xã hội đương thời công nhận, có thể bao gồm những người có học vấn từ trung học, thậm chí tiểu học, trở lên. Ngày nay, những người có bằng cấp từ đại học, cao đẳng trở lên, được coi là tầng lớp “trí thức”. Con số này vào khoảng 2,6 triệu. Trong đó có bằng Tiến sĩ khoảng 16 nghìn, Thạc sĩ 20 nghìn, Giáo sư khoảng 1, 2 nghìn và Phó Giáo sư khoảng 7 nghìn. Lực lượng này nằm đông nhất là trong các cơ quan quản lý của Đảng và Nhà nước, sau đó là ở các trường học, bệnh viện, các lực lượng quân đội an ninh, và doanh nghiệp. Lực lượng này cũng được tập hợp trong một số Hội hoặc Liên hiệp hội như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam...

Những nét đặc trưng của “tầng lớp trí thức XHCN” này là gì? Ngoài những đặc tính được Đảng và Nhà nước và phần nào là xã hội thừa nhận là ưu điểm, là tích cực như: Yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội; Trung thành với Đảng và Nhân dân; Cần cù, thông minh, sáng tạo; Không ngại khó khăn gian khổ... thì những tiêu cực không thể phủ nhận được là hết sức điển hình. Đó là:

1. Hời hợt trong tư duy và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu.

2. Tính cơ hội, thực dụng và vụ lợi trong hành xử.

3. Ưa thành tích và chấp nhận sự giả dối một cách dễ dàng.

4. Thiếu tinh thần hợp tác và ít lòng vị tha.

Tất cả những mặt tiêu cực điển hình của tầng lớp có học nói trên đều xuất phát từ một nguyên nhân chính là sự mất dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng, trước hết trong nội bộ Đảng, rồi từ đó trong toàn xã hội. Sự mất dân chủ này đã bắt đầu từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước, sau chiến dịch Biên giới, khi ý thức hệ đấu tranh giai cấp và phương pháp tư tưởng Mao Trạch Đông, tràn vào Việt Nam theo con đường chính thống, được một bộ phận chủ chốt của Đảng tiếp thu và áp dụng một cách rốt ráo cho đến tận trước Đại hội VI.

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, phát huy dân chủ và tự do tư tưởng đã được Đảng đề xướng (qua chủ trương “cởi trói” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) và được toàn dân hân hoan đón nhận, nhất là tầng lớp “có học”, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ “được cởi trói”. Nhưng tiếc rằng chỉ ít năm sau đó không khí dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng dần dần bị loãng hẳn đi cho đến trước Đại hội 10. Khi Đảng chủ trương lấy ý kiến của quần chúng đóng góp cho văn kiện Đại hội 10, bầu không khí dân chủ lại đuợc thổi vào một luồng sinh khí mới từ nhân dân. Tiếc rằng ngay sau Đại hội 10 cho đến nay, càng ngày càng có những biểu hiện đáng lo ngại về thực chất của nền dân chủ của chúng ta. Điều này được thể hiện khá rõ trong việc quản lý các hoạt động báo chí và xuất bản gần đây.

Báo chí và xuất bản là mặt tiền, là thước đo của mỗi nền dân chủ. Chúng ta muốn xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì trước hết phải xây dựng được một nền báo chí và xuất bản dân chủ và công bằng. Sách và báo chí còn là vật mang, là phương tiện trường tồn của các nền văn hóa. Chúng ta muốn có một nền văn hóa tiên tiến, thấm đượm bản sắc dân tộc thì một lần nữa, trước hết phải xây dựng được một nền báo chí và xuất bản tiên tiến và nhân bản. Những nhiệm vụ nặng nề ấy không phải của riêng ai mà của tất cả: Nhà nước, cộng đồng người viết và cộng đồng người đọc.

III. Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tầng lớp trí thức ở Việt Nam

1. Các bài học lịch sử

Khẩu hiệu “Trí, phú, địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ ”, nghe nói có từ thời Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhưng hình như không có văn bản nào chứng tỏ đó là chủ trương chính thức của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau Đại hội lần thứ 2, nói chung khẩu hiệu này đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau, trừ một số trường hợp được chính phủ Cụ Hồ trọng dụng, nâng đỡ ngay từ đầu hoặc có hoàn cảnh đặc biệt mà cách mạng không thể bỏ qua. Cùng với thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chúng ta đã trả giá đến tận ngày nay cho thái độ kỳ thị của cách mạng đối với các tầng lớp trí thức, công thương gia và địa chủ.

Thái độ kỳ thị này cũng giống hệt như thái độ của những người cộng sản Nga từ sau Cách mạng tháng 10 đối với tầng lớp trí thức của nước họ. Ngay sau Cách mạng tháng 10, hàng ngàn gia đình trí thức Nga đã buộc phải lưu vong ra nước ngoài. Số còn lại hầu hết đã trở thành đối tượng của cách mạng và dần dần không còn tồn tại như một tầng lớp xã hội nữa: Số muốn giữ nhân cách trí thức thì bị đàn áp không những về mặt tư tưởng mà thậm chí bị tù tội ở các khu cải tạo; số khác tự đánh mất mình bằng thái độ “trùm chăn” hoặc cơ hội chính trị. Trong cuốn sách Về trí thức Nga (ở mục Tài liệu tham khảo) các tác giả cũng phân tích khá sâu sắc sự hình thành về phẩm chất và thái độ chính trị của tầng lớp có học (mà có người gọi là “trí thức nửa mùa”) trong suốt thời kỳ Xô Viết cũ. Họ chỉ ra rằng nhà nước Xô Viết cũ đã thực hiện chính sách “cào bằng giá trị” và “đồng nhất xã hội” để không còn tồn tại tầng lớp tinh hoa - tầng lớp trí thức không đáng tin cậy dưới con mắt của tầng lớp lãnh đạo. Một số nhỏ cá nhân trí thức tiêu biểu đã chỉ được sử dụng như những bông hoa làm cảnh cho chế độ mà thôi!

Tình trạng này không khác mấy so với các biến cố đã xảy ra ở Trung Quốc đối với tầng lớp trí thức, nhất là trong cuộc cách mạng văn hóa hồi những năm 60 và cuộc vận động dân chủ hồi cuối những năm 80. Tầng lớp trí thức ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu cũng như vậy, cũng hầu như tan rã sau những biến cố thăng trầm.

Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao tất cả các nước theo xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản đều có một kết cục như nhau đối với tầng lớp trí thức như vậy? Câu trả lời có thể là: Vì trong tất cả các nước ấy đã không thực sự có tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Tình trạng đó đã bắt đầu từ khi Lenin áp dụng nguyên tắc Tập trung Dân chủ trong Đảng Cộng sản Nga trước và sau Cách mạng tháng 10 và trở thành truyền thống của các Đảng Cộng sản. Thay vì Dân chủ Tập trung, tức là trước hết phải thực hành Dân chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau kể cả khi tuân theo nguyên tắc: thiểu số phục tùng đa số, cấp dưói phục tùng cấp trên, v.v. các Đảng Cộng sản đã áp dụng nguyên tắc Tập trung là chủ yếu, Dân chủ chỉ là thêm vào. Sau khi nắm chính quyền, nguyên tắc Tập trung Dân chủ sai lầm này lại được áp dụng trong toàn bộ máy Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Cơ chế mất dân chủ này đã xiết chặt cái “vòng kim cô” mất lập trường giai cấp và chệch hướng XHCN lên toàn bộ sinh hoạt tinh thần - tư tưởng trong nội bộ Đảng và toàn xã hội ở tất cả các nước đã áp dụng mô hình chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết.

Cơ chế mất dân chủ với cái “vòng kim cô” ấy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước ta đặc biệt từ khi giải phóng miền Nam: Đất nước đã thống nhất, nhưng lòng dân vẫn chưa quy tụ về một mối, khối đại đoàn kết dân tộc không được như chúng ta mong muốn, nhiều khi không có sự đồng thuận xã hội trong những vấn đề quan trọng của đất nước.

2. Quan điểm và định hướng

Trong quan điểm và định hướng nhất thiết chúng ta phải khẳng định rằng: Cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho tầng lớp trí thức thực thụ được hình thành và phát triển như Nghị quyết của Trung ương Đảng về Xây dựng đội ngũ trí thức đã nêu rõ. Muốn vậy, điều cốt lõi là phải thực hành nghiêm chỉnh chế độ dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng.

Phát huy dân chủ phải được đặt trên nền tảng mục đích chung của dân tộc là xây dựng một quốc gia “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Mục đích chung ấy là quyền lợi của dân tộc, phải được đặt lên trên hết, trên mọi chủ thuyết, mọi ý thức hệ và mọi lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau.

Dân chủ không phải là sản phẩm chỉ của phương Tây (dù là Hy Lạp cổ đại hay Tây Âu và Bắc Mỹ hiện đại) mà là sản phẩm của cả nhân loại, trong đó có phương Đông. Phật giáo hết sức đề cao Đối thoại và Khoan dung, là cốt lõi sâu xa của Dân chủ. Dân chủ là một chế độ, trong đó mọi công dân thực có quyền được nhận xét, phê phán và chất vấn trực tiếp các cấp lãnh đạo (ở nước ta là của Đảng và của Nhà nước). Đúng như lời của Nelson Mandela nói: “Bất cứ ai muốn phát biểu có thể được nói. Đó là Dân chủ trong hình thức thuần tuý nhất. Có thể không tránh khỏi tình trạng dẳng cấp giữa vị trí quan trọng của người này với người kia, nhưng dù là lãnh tụ hay dân thường, tướng tá hay thày thuốc, buôn bán hay nông dân, đại chủ hay tá điền, người nào cũng được nói... chính đó là nền tảng của Dân chủ: Tất cả mọi người đều được tự do phát biểu ý kiến của mình và tất cả đều bình đẳng như là công dân ”.

Định hướng quan trọng nhất mà chúng ta cần là phải làm rõ nội dung công thức “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: “Về công thức Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, chúng ta cũng đã từng đưa ra từ rất lâu, ngày nay cũng vẫn được nhắc lại như cũ. Nếu không làm rõ nội hàm của những mối quan hệ đó thì vẫn lâm vào tình trạng nói một đằng làm một nẻo. Chúng ta tiếp tục lúng túng và khó tránh khỏi sẽ lại phạm vào những sai lầm trong việc đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân, trong khi thường xuyên nói đến công thức kể trên như một cách để nói, chứ không phải nói để làm, nói vậy mà không phải vậy. Thực chất nội dung của công thức đó chính là đảm bảo quyền Dân chủ trong Đảng, xây dựng được Nhà nước pháp quyền vững mạnh, phát huy quyền tự do Dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Rút kinh nghiệm từ những bài học lịch sử, căn cứ vào những quan điểm và định hướng kể trên, để nâng cao chất lượng thực hành Dân chủ đối với đội ngũ trí thức (hay là “có học” như nói ở trên) cần thiết phải có các giải pháp sau đây:

3.1. Trước hết phải thực hành Dân chủ ở trong nội bộ Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, trên thực tế Đảng lãnh đạo và chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội. Nếu trong Đảng mà không thực sự có Dân chủ thì ngoài xã hội không thể có Dân chủ.

Trước hết trong Đảng phải thực sự tôn trọng nguyên tắc Dân chủ Tập trung chứ không phải Tập trung Dân chủ. Đại hội đại biểu của Đảng là cơ quan quyền lực cao nhất, sau đó đến Ban chấp hành Trung ương, rồi mới tới Bộ Chính trị. Nguyên tắc này lâu nay bị vi phạm, thường là Bộ Chính trị có quyền hạn tuyệt đối không những trong nội bộ Đảng, mà còn đối với mọi vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước mà lẽ ra phải là trách nhiệm của Quốc hội.

Trong nội bộ Đảng, mọi Đảng viên nên đều phải được phát biểu và bảo vệ chính kiến của mình song song với nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cần phải tôn trọng và tạo mọi điều kiện để ý kiến của thiểu số được thảo luận một cách công khai và bình đẳng.

Cơ chế dân chủ trực tiếp cần phải được phát huy tối đa trong các cuộc bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Việc bổ nhiệm đảng viên vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống Nhà nước phải được tiến hành một cách dân chủ hơn. Không áp đặt tiêu chuẩn cấp uỷ Đảng vào tiêu chuẩn lãnh đạo các cấp nhà nước. Một vị trí lãnh đạo nhà nước có thể tiến cử hai Đảng viên có ý kiến khác nhau về chủ trương về cách thực hiện để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước lựa chọn, v.v.

Chỉ trong những điều kiện tối thiểu như trên thì tầng lớp trí thực thực thụ của nước ta mới có thể tự hình thành và phát triển một cách lành mạnh được.

3.2. Phải từng bước xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh.

Trong điều kiện chế độ chính trị có một Đảng lãnh đạo, những khiếm khuyết do chế độ toàn trị gây ra có thể được khắc phục, điều chỉnh một cách hữu hiệu bằng xã hội dân sự. Xã hội dân sự lành mạnh là đối trọng, chứ không phải là đối lập với Nhà nước. Sự đồng thuận xã hội được giải quyết chủ yếu thông qua xã hội dân sự.

Trước mắt phải xây dựng được một Luật về Hội. Các hội nghề nghiệp và quần chúng là thành phần quan trọng nhất của xã hội dân sự. Quyền tự do thành lập Hội được ghi trong Hiến pháp phải được thể hiện đầy đủ trong Luật về Hội.

Chỉ trong một xã hôi dân sự lành mạnh như vậy tầng lớp trí thức mới phát huy được phẩm tính trí thức của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.3. Phải thực sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân như được ghi trong Hiến pháp.

Tự do ngôn luận là quyền được bình đẳng phát biểu công khai ý kiến của mỗi công dân. Đó là cốt lõi của Dân chủ, không có tự do ngôn luận thì không thể dân chủ.

Báo chí và xuất bản sách là công cụ chủ yếu để thực hiện tự do ngôn luận. Luật về Báo chí và Xuất bản cần được cải thiện hơn nữa, hướng tới chấp nhận nền báo chí và xuất bản tư nhân và mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm về các ấn phẩm của mình.

Không có tự do ngôn luận thì những người “có học” chỉ có thể là những người lao động trí óc (thậm chí rất giỏi) nhưng không thể trở thành một tầng lớp trí thức mà các xã hội văn minh coi là tinh hoa.

Hà Nội, tháng 6 năm 2010
CHU HẢO

Phần nhận xét hiển thị trên trang