Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Người Hèn






















 










 

Phạm Chuyên *.



Đất nước ngàn năm
Hiếm kẻ bán nước
Có nhiều nhặn gì đâu,
Một Trần Ích Tắc
Một Lê Chiêu Thống
Một Hoàng Văn Hoan.

Đất nước ngàn năm

Quá lắm người hèn
Hèn vì quyền cao chức trọng
Hèn vì nhà cao cửa rộng
Hèn vì miếng cơm manh áo
Hèn vì vợ dại con thơ
Hèn vì danh hão danh hờ.

Hèn mà còn nhận ra

mình là thằng hèn
Là hèn tử tế.

Hèn ngậm miệng ăn tiền

hèn nhơ bẩn

Hèn ngậm miệng ăn tiền

hèn bất nhân

Hèn bán đất bán nước

Trời tru đất diệt

Hèn ơi! Đất nước ơi! 

P.C.
* Tướng Phạm Chuyên, nguyên là Giám đốc Công an Hà Nội.
Tướng Phạm Chuyên mời rượu Nguyễn Xuân Diện nhân ngày Nhà báo (21.6.2011)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

TÔI LÀ GÃ THANH NIÊN 91 TUỔI


Phan Vũ viết Em ơi, Hà Nội phố vào năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom B52. Lúc ấy, quân đội Mỹ nói: “Sẽ đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá". Ông trả lời trong bài thơ đó bằng rất nhiều lần điệp từ: Em ơi Hà Nội phố, ta còn em, ta còn em, mãi mãi còn em…
000068
 Tôi sinh ra ở Hải Phòng vào năm 1926. Con người tôi mang cái chất sóng gió, phóng khoáng của vùng đất cảng nổi danh giang hồ đó. Tôi vốn dĩ không phải nhà thơ. Tôi làm thơ muộn lắm, tôi vốn là đạo diễn phim và sân khấu. Do tôi chơi với mấy ông nhà thơ tài ba lắm, toàn những nhân vật dính vào vụ Nhân văn giai phẩm như ông Trần Dần. Thế là tôi làm thơ.
 Thời còn học ở trường Bưởi, Nguyễn Cao Kỳ học dưới tôi mấy lớp, cậu ấy và tôi thường hay đi đánh lộn với tụi trẻ con Pháp. Sau này, chúng tôi ở hai đầu chiến tuyến. Thời gian cứ trôi qua, rồi khi Nguyễn Cao Kỳ gặp lại tôi, chúng tôi vẫn cười và coi nhau như cái thời trẻ nít ngày nào, như chưa từng có máu đổ và trận chiến nào từng xảy ra. Nhưng quả thật, cuộc chiến đó, nỗi đau đó không bao giờ nguôi ngoai…
Dân ta có lịch sử hào hùng với bao điều đáng tự hào mà ông cha đã gầy dựng lên.Nhưng nếu phải nhìn vào một yếu điểm, một nỗi đau của dân tộc thì đó chính là sự chia rẽ. Nhiều thế kỷ trước thì nội chiến, anh  em tương tàn, đến giờ sự chia rẽ vẫn còn ẩn hiện dưới nhiều hình hài, chưa bao giờ kết thúc. Thời còn cầm súng bảo vệ đất nước với lý tưởng cách mạng, tôi luôn biết những người phía bên kia chiến tuyến không phải kẻ thù mà là những anh  em của mình.
 Nhiều người biết đến tôi từ bài thơ Em ơi, Hà Nội phố đã được nhạc sỹ Phú Quang phổ nhạc. Bài thơ đó có 443 câu, nhạc sỹ chỉ sử dụng 21 câu. Hồi đó, tôi thân với họa sỹ Bùi Xuân Phái nên hay đi chơi với ông. Ông Phái vẽ phố, còn tôi nghĩ về phố. Tôi đã viết Em ơi, Hà Nội phố vào năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom B52. Lúc ấy, quân đội Mỹ nói: “Sẽ đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá”. Tôi trả lời trong bài thơ đó bằng rất nhiều lần điệp từ: Em ơi Hà Nội phố, ta còn em, ta còn em, mãi mãi còn em…
Hồi mới viết trường thi Em ơi, Hà Nội phố, tôi cũng lận đận nhiều. Tác phẩm bị phê phán và xếp vào những vụ án của Nhân văn giai phẩm. Nhưng thực ra, tôi bị phạt vì bài thơ Bình vỡ, các tác phẩm khác bị lây. Tôi phải đi lao động cải tạo để “giác ngộ cách mạng”. Tôi hiểu lý tưởng cần sự sắt đá nhưng tôi không cấm trái tim mình thổn thức và lãng mạn được. Mãi đến dịp 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, tôi mới có dịp đọc toàn bộ tác phẩm đó cho người dân Hà Nội nghe. Âu cũng là một số phận thi ca, bài thơ đó lang bạt giang hồ như chính cuộc đời tôi. Thật oan cho bài thơ được viết ra vì tình yêu cho Hà Nội. Và sau gần nửa thế kỷ, tôi chính thức được in tác phẩm Em ơi, Hà Nội phố trong một tập thơ riêng biệt. Điều này để dành tặng cho những người nặng lòng với Hà Nội, với thơ, với cái đẹp một thời không quên.
Trong trường thi ấy ẩn hiện hình ảnh người con gái Hà Nội. Có khán giả biết tôi đa tình, mới hỏi là cô gái trong Em ơi, Hà Nội phố là ai? Tôi trả lời rằng, nếu chỉ có một cô thì tôi không làm được bài thơ ấy. Đó là tình cảm tôi dành cho có lẽ là… 36 cô, thứ tình yêu sâu nặng mà tôi dành cho Hà Nội.
Tôi rất đa tình, nhưng đa số là yêu kiểu ảo tưởng, tưởng tượng để lấy cớ làm thơ. Ngày xưa, cổ nhân đi bảy bước làm bài thơ còn bạn bè tôi ở Hà Nội nói Phan Vũ đi bảy bước là có một chuyện tình. Tuy nhiên, từ thời trẻ tới giờ, tôi chưa bao giờ chủ đích tán tỉnh một ai đó. Những mối tình đến với tôi, trong cuộc đời đều rất tự nhiên. Mỗi cuộc tình đều là một kỷ niệm đẹp như một bài thơ không thể nào quên được trong cuộc đời và tôi tin nó cũng đẹp trong lòng những người đàn bà từng yêu tôi.
 Diễn viên Phi Nga (nổi tiếng với nhân vật Hoài – Chung một dòng sông) là người vợ đầu của tôi. Ngày đó, chúng tôi đến với nhau không nhiều sự lãng mạn mà phần lớn vì cảm mến tài của nhau. Sau khi lấy nhau được hai năm và sinh được hai người con, tôi phát hiện bà bị bệnh tim bẩm sinh. Từ đó cho tới khi bà mất ở tuổi 49, tôi có gần 20 năm chăm vợ ốm và gần 10 năm chăm sóc khi bà bị tai biến mạch máu não, không thể đi lại. Có điều gì đó còn trên cả tình yêu đối với người vợ đầu. Trong những năm tháng bà nhà bị bệnh, có những lần tôi phải cõng bà từ nhà ở Hàng Bún xuống Bệnh viện Việt Xô, bởi tim bà quá yếu không thể đi xe đạp hay xích lô vì sợ xóc, hồi đó lại chưa có xe cấp cứu. Những ngày nằm một chỗ, nhớ sân khấu, tôi thường cõng vợ đến nhà hát xem kịch. Tôi không bao giờ quên khi bà mất dần trí nhớ, tiếng duy nhất bà có thể kêu lên mỗi khi muốn yêu cầu một việc gì đó là tên tôi: “Vũ”.
Năm 73 tuổi, tôi lên xe hoa lần thứ hai với người vợ 37 tuổi, là nhà báo Diễm Chi. Cô ấy là nhà báo viết cho mục tư vấn hạnh phúc, quen tôi từ một cuộc phỏng vấn. Khi cô ấy chủ động đến với tôi, tôi đã nói rằng: “Tôi không còn đủ thời gian cho một cuộc tình. Tôi chỉ còn đủ thời gian cho cái chết”. Ấy vậy, câu nói đó lại khiến cô ấy cảm động mà muốn cưới tôi. Tất nhiên, còn vì một… bài thơ mà tôi tặng cô ấy nữa. 73 và 37 nhìn ngược nhìn xuôi cũng coi như bằng tuổi nhau vậy. Cho đến tận bây giờ, tôi ngoài 90, vợ chồng vẫn sống rất hạnh phúc bên nhau và tình yêu dành cho nhau lúc nào cũng đong đầy. Tôi thường kể cho vợ tôi nghe những chuyện tình cũ của tôi để ru cô ấy ngủ.
 Tôi luôn ăn mặc như gã thanh niên, quần jeans rách, xắn gấu, giày hầm hố, áo sơ mi hoa, miệng ngậm tẩu thuốc. Bất cứ thời khắc nào, tôi cũng là gã thanh niên lãng mạn, lãng tử. Như lúc này, tôi là chàng thanh niên Phan Vũ, 91 tuổi. Vậy đó.
Bài: NGUYỄN HẬU  – Ảnh: TRỊNH DU


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư ngỏ gửi những người anh em Bách Việt



Đăng lần đầu 08:59 - 13.6.2011




Phạm Chuyên

Trong lúc những cái đầu đang rất nóng ở đâu đó muốn kích động người dân Trung Quốc để tạo bầu không khí Sô-vanh cho cuộc xâm chiếm toàn bộ Biển Đông, là một công dân từng thuộc gia đình Bách Việt tôi trộm nghĩ nước Việt Nam chúng tôi – quốc gia Việt cuối cùng còn giữ được nền độc lập sẽ chèo chống thế nào đây trước sức mạnh bạo tàn của chủ nghĩa nước lớn.

Bách Việt chúng ta từng là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, vậy mà nay chỉ còn một nước Việt Nam , như thế phỏng có xót xa hay không!

Bách Việt có một biểu tượng văn hóa hiếm có trong lịch sử nhân loại là những chiếc trống đồng mà nước Việt nào cũng từng sở hữu. Vậy mà ngày nay chỉ còn Việt Nam đại diện cho nền văn hóa đó đưa trống đồng giới thiệu cho thế giới tại trụ sở Liên hiệp quốc, nghĩ cho kỹ mới thấy điều này cũng có những xót xa.

Hỡi những người anh em Bách Việt, một nước Việt đau thì cả tàu Bách Việt có thể ăn những ngọn cỏ mà tổ tiên của chúng ta đã từng phải ngậm đắng nuốt cay hay không ?

Toàn bộ đất trời phía Nam sông Dương Tử là của người Bách Việt chúng ta. Thế mà ngày nay chỉ còn có mỗi nước Việt Nam là vùng đất còn lại để thờ cúng ông bà tổ tiên Bách Việt .

Hỡi những người anh em Bách Việt, các bạn hãy có những hành động tùy vào khả năng của mình để giữ lấy một vùng đất hương hỏa còn lại của tổ tiên chúng ta.

Đã cả ngàn năm nay người dân Việt Nam trên dưới một lòng , dù có lúc phải nín nhịn để giữ lẽ hòa hiếu nhưng cũng rất ngoan cường, tự lực tự cường bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển còn lại của Bách Việt.

Hỡi những người anh em cùng dòng máu Bách Việt, dù các bạn nghĩ gì, làm gì cho phần còn lại của tổ tiên, những người Việt Nam thời hiện đại đều rất biết ơn và quý trọng.

Theo truyền thống của cha, ông để lại chúng tôi luôn hòa hiếu, tôn trọng và học hỏi những điều tốt đẹp của nền văn minh Trung Hoa- một trong những cái nôi lớn của văn minh nhân loại. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng một lần nữa đương đầu với những bất trắc có thể xảy ra với người dân Việt nam.

Những người anh em Bách Việt, những người dân Trung Hoa tốt bụng và nhân loại tiến bộ, bạn bè gần xa nhất định sẽ đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam chúng tôi !

Từ mảnh đất cuối cùng còn lại của Bách Việt xin gửi một lời chào quý mến tới những người anh em.

Thăng Long - Hà Nội 10/6/2011
P.C


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TINH HOA DÂN TỘC LÀ NHỮNG AI?


Năm vị Thượng thư. Ảnh tư liệu.

Vương Trọng




Theo tôi, tinh hoa dân tộc là những người mà dân tộc tự hào về họ. Như vậy, họ không hạn chế trong một số ngành nghề nào, và thậm chí cũng không bắt buộc họ có trình độ văn hoá thật cao. Ngoài các nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, các bác học, văn nghệ sĩ ...tài ba, các vận động viên thể thao xuất chúng, những doanh nhân bậc thầy...cho đến những người nông dân biệt tài đưa năng suất cây trồng tăng gấp bội...nghĩa là những người nếu như chưa đủ sức làm các dân tộc khác kính nể dân tộc ta thì dân tộc ta đã tự hào về họ. Những người đó có sức nâng dân tộc ta lên cao, thì có thể coi họ là tinh hoa của dân tộc này.

Một thực tế là phần lớn ngườii Việt chưa hiểu và không thích nhạc giao hưởng. Nói như vậy không phải phủ nhận thể loại âm nhạc này, nhưng cũng đừng vì thế mà coi rằng những người không thích nhạc giao hưởng là " quê một cục" và người thích, mê thể loại này mới là sành điệu, mới là tinh hoa. Yêu hay không yêu chỉ là sở thích, chứ chưa phải tài năng, đành rằng người có điều kiện tiếp xúc với âm nhạc phương tây thì dễ yêu thích giao hưởng hơn người chưa đi khỏi luỹ tre làng.

Tôi không hề phản đối chuyện xây nhà hát giao hưởng, nhưng vấn đề là chọn thời điểm, địa điểm cho thích hợp. Tôi chỉ muốn nói một điều, tinh hoa dân tộc ở nhiều nơi, trong nhiều lĩnh vực, chứ chắc gì những người ở trong nhà hát giao hưởng? Và khẳng định những người vô cảm với nỗi đau của dân oan, sống chết ủng hộ việc xây dựng nhà hát giao hưởng ở vị trí đó, tại thời điểm này thì còn xa tinh hoa của dân tộc Việt Nam lắm lắm!

THẢO DÂN
_____________

Đặng Tiến

TINH HOA VÀ ĐẠI CHÚNG/BÌNH DÂN

Tôi nhớ không nhầm thì sự phân biệt này có từ thời cổ đại.

Chúng ta vẫn nghe nói đến những cụm từ như "giới tinh hoa", "trí thức tinh hoa", "tầng lớp tinh hoa", "văn nghệ tinh hoa"...

"Tinh hoa" trong những trường hợp như thế hình như chỉ dùng đề phân biệt với "bình dân", "số đông", "đại chúng" về phương diện chất lượng, tính phổ biến, về trình độ học vấn. Nó không hàm chứa ý niệm về chuyện có tiền hay không có tiền, có quyền hay không có quyền, có bằng cấp cao hay bằng cấp thấp, cũng không phải là sự phân biệt quân tử với tiểu nhân như cách phân chia ngôi thứ của Nho giáo.

Như tôi được biết, lịch sử nhân loại nhìn từ sự phân chia "tinh hoa" với "đại chúng/bình dân" là lịch sử tranh đấu vì Bình dân/Đại chúng chứ không phải là vì Tinh hoa mặc dầu Tinh hoa hình như luôn là những người khởi sự, dẫn đầu, tiên phong.

Chỉ cần có một chút, một chút thôi tri thức về kỉ nguyên Khai sáng Tây Âu là rõ ngay chuyện này.

Những Nhà Khai sáng - những Trí thức Tinh hoa đã hi sinh quyền lợi, tài sản, địa vị nhiều khi chấp nhận tù đày, giết hại, bằng tấm lòng hào hiệp họ đã đem Ánh sáng của tri thức mở mang đầu óc cho những người bấy lâu nay bị giam cầm trong nỗi sợ hãi, trong sự u mê; thổi bùng lên trong mọi tầng lớp nhân dân (bình dân, đại chúng) ý thức về Quyền làm người, ý thức về sức mạnh tiềm ẩn nơi những con người suốt bao đời nay phải còng lưng quỳ gối....

Con đường đi của các Trí thức tinh hoa ấy là mở trường dạy học, in sách, phổ cập giáo dục, xóa nạn mù chữ, đòi giáo dục phải được thực hành theo hướng nhân văn, khai phóng....Nếu viết văn, làm thơ, diễn kịch, soạn nhạc....thì cũng là để hướng tới những lí tưởng cao cả đó.

Tinh hoa, trí thức tinh hoa tuyệt đối căm ghét tinh thần cung đình, tinh thần tôi đòi, thái độ khom lưng cúi đầu gọi dạ bảo vâng trước cường quyền.

Tinh hoa luôn gắn với Tự do và Quyền sống của con người.

"Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống. Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng lên" đó là lời kêu gọi của một Tinh hoa hướng tới Đại chúng!

Đó là sự thật không thể chối cãi, hiển nhiên không cần tranh luận chi hết.

Nay, nghe một hai quý vị mang danh là nghệ sĩ biểu diễn, mang danh là nhạc sĩ nhắc đến hai chữ "tinh hoa" mà thấy nực cười!

Họ hiểu "tinh hoa" theo tinh thần "cóc chết". Với họ tinh hoa có vẻ như gắn liền với những bộ cánh sang trọng, nước hoa đắt tiền, nhà cửa lộng lẫy, nhà hát sang trọng khán phòng chật những gương mặt béo tốt, phì nộn, đến nhà hát bằng xế hộp bóng loáng cùng với những ả đàn bà thơm phức như được ướp nước hoa .....

Nhìn rộng ra một chút thấy rất nhiều những cặn bã như thế: đầy mình bằng cấp, tiêu tiền từ nguồn thuế của Dân kiểu đốt hàng mã, các công trình nghiên cứu nằm chết trong kho, những chuyến tham quan học tập nước ngoài tiền muôn bạc triệu chỉ để thỏa mãn thú ăn chơi nhảy múa...

Những con vật đẹp, những kẻ sống thừa!

Đó không phải là Tinh hoa mà chỉ là Cặn bã!

Những cặn bã ấy nếu có bị dư luận ném đá tơi bời, bị nhục mạ bởi những ngôn từ tệ hại nhất thì cũng đáng số! Ngu xuẩn thì ráng mà chịu!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không còn gì để nói


Thái Bá Tân
Bằng khen
Không thể nào tin nổi.
Các bác hãy nhìn đây.
Nhìn và đọc cho kỹ
Tấm bằng khen lạ này.
Bằng khen Sài Gòn nhé.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân
Ký tặng người nào đấy,
Cũng được gọi là “dân”.
Vì thành tích chống Mỹ?
Thi đua và lập công?
Vì dũng cảm bắt cướp,
Hay cứu giúp cộng đồng?
Không! Vì đã “xuất sắc”
Trấn áp người biểu tình
Chống dàn khoan Trung Quốc
Xâm phạm lãnh hải mình!
Các bác đọc rồi chứ?
Kẻo lại mắng oan tôi.
Đúng, Thời Đại Đồ Đểu
Và Phản Động lên ngôi.
Công khai và minh bạch.
Thế là rõ, ô-kê.
Chính quyền và dân chúng
Đã trở thành hai phe.
Không còn gì để nói.
Không còn gì để bình.
“Thời đại ta đang sống
Là tột đỉnh quang vinh!”
T.B.T.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kỳ lạ: Từ bảo vệ lăng ông cụ đến canh giữ nhà cấp 4


Điên rồ, tốn tiền thuế của dân vào những việc vô bổ. Chính quyền phường, công an, dân phòng chầu chực bảo vệ căn nhà cấp 4 này đến bao giờ ? Xã hội đen tồn tại mãi mãi, chẳng nhẽ đám cán bộ ăn lương cứ chầu chực mãi mãi ? Tại sao không bắt, trừng trị thật nặng, thậm chí xử bắn, đám xã hội đen để không còn cảnh này nữa ? Toàn những chuyện chỉ có ở VN. Cả một bộ tư lệnh tốn hàng trăm tỷ đô canh giữ mộ cha già dân tộc, cả một trung đoàn lính tinh nhuệ ngày đêm canh giữ mộ một ông Đại tướng... Giờ thì một tốp công an, quan chức cấp phường lo bảo vệ một ngôi nhà cấp 4. Tiền thuế, công sức lao động của dân, tiền bán tài nguyên của đất nước, tiền vay nợ nước ngoài,... được tiêu xài lãng phí thế này bảo sao dân không hận.
Nhà cô giáo viết đơn xin 'xã hội đen' tha để đi dạy được canh giữ
14/10/2018 - Sau khi viết đơn xin "xã hội đen" buông tha để đi dạy, cô giáo ở TP HCM được chính quyền sơn lại nhà, lắp camera, cho người canh giữ. Theo chị Hiếu, trưa 13/10, Chủ tịch phường Bình Trị Đông mời lên làm việc, ngỏ ý sơn lại mặt tiền ngôi nhà bị nhóm đòi nợ tạt sơn, viết chữ chi chít. Đến chiều, lực lượng chức năng đã giúp chị sơn mới lại. UBND phường cho biết sẽ phối hợp với công an gắn camera, dựng chốt bảo vệ dân phố gần nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình chị Hiếu quay về sinh sống.

Lực lượng chức năng lập chốt gần 
nhà cô giáo Hiếu để đảm bảo trật tự
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hiếu - giáo viên trường tiểu học ở TP HCM, sống cùng gia đình chồng trong căn nhà ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Ba tháng trước, chị dâu của chị bỏ nhà đi thì nhiều người lạ kéo đến yêu cầu gia đình trả nợ thay.

Không đòi được, nhóm này "khủng bố" căn nhà bằng cách ném đá, tạt sơn, mắm tôm. Đỉnh điểm, họ còn khóa cửa ngoài nhốt cả gia đình bên trong. Hai con của người chị dâu còn sống tại nhà liên tục bị dọa giết. Gia đình có báo công an địa phương nhưng mọi chuyện vẫn tái diễn.

Trước tình cảnh này, chị Hiếu phải mang gia đình đến nơi khác lánh nạn. Do bức xúc vì cuộc sống đảo lộn, chị đã viết đơn xin "xã hội đen" tha cho để đi dạy.

Theo chị Hiếu, trưa 13/10, Chủ tịch phường Bình Trị Đông mời lên làm việc, ngỏ ý sơn lại mặt tiền ngôi nhà bị nhóm đòi nợ tạt sơn, viết chữ chi chít. Đến chiều, lực lượng chức năng đã giúp chị sơn mới lại.

"Phường làm vậy tôi rất xúc động bởi nhẽ nhà tôi bị bôi bẩn phải tự sửa chữa. Tôi rất mừng khi được quan tâm như vậy", chị Hiếu nói.
UBND phường cho biết sẽ phối hợp với công an gắn camera, dựng chốt bảo vệ dân phố gần nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình chị Hiếu quay về sinh sống.

"Hiện do bận công việc nên vài ngày nữa tôi sẽ cùng gia đình về lại nhà. Nếu được bảo vệ như vậy tôi hy vọng nhóm đòi nợ không dám đến khủng bố như trước nữa", chị Hiếu chia sẻ và cho biết sẽ viết thư cảm ơn chính quyền địa phương cùng nhiều người đã chia sẻ câu chuyện của mình.

Theo VnExpresshttps://www.tienphong.vn/phap-luat/nha-co-giao-viet-don-xin-xa-hoi-den-tha-de-di-day-duoc-canh-giu-1334018.tpo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiết lộ “bí mật khủng khiếp” của Putin: Mỏ vàng Nga sẽ “chết” trong thời gian tới?


Tiết lộ “bí mật khủng khiếp” của Putin: Mỏ vàng Nga sẽ “chết” trong thời gian tới?
Ông Putin đang là cái gai trong mắt Mỹ và phương Tây
Hoàng tử Arabia Saudi và cố vấn của tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ một "bí mật khủng khiếp” của ông Putin, chuyên gia phân tích chính trị Ivan Danilov nhận xét về mưu đồ chống tổng thống Nga Vladimir Putin.
Một sự trùng hợp kỳ lạ là trong vòng vài ngày qua, Hoàng tử Arabia Saudi Mohammed bin Salman al-Saud và cố vấn kinh tế của tổng thống Mỹ Larry Kudlow đều dự báo rằng, ngành dầu mỏ của Nga sẽ "yếu" hoặc "chết" trong thời gian tới và Nga sẽ mất vị thế siêu cường trong lĩnh vực năng lượng.
Hoàng tử Arabia Saudi dự đoán về việc Nga sắp rút khỏi thị trường dầu mỏ và ông Larry Kudlow nói rằng đối với Mỹ "cách tốt nhất để đối đầu với Mátxcơva" là trở thành cường quốc năng lượng mạnh nhất và loại Nga ra khỏi thị trường năng lượng châu Âu.
Mặc dù Hoàng tử Ảrập và quan chức Mỹ đang theo đuổi các mục tiêu khác nhau, sự liên kết của họ đối phó Nga là rất linh hoạt và bao gồm hai ý kiến bổ sung cho nhau: Thứ nhất, Nga sẽ cạn kiệt dầu trong tương lai gần, và thứ hai, Nga sẽ bị các đối thủ dầu mỏ khác sớm thay thế trong thị trường năng lượng toàn cầu.
Về vấn đề này ông Kudlow và Hoàng tử Mohammed Al Saud có ý kiến khác nhau: người Mỹ tin rằng, Mỹ sẽ chiếm ưu thế, còn Hoàng tử khó có thể đồng ý với ông vì có quan điểm khác về triển vọng cách mạng dầu đá phiến của Mỹ.
Theo chuyên gia Nga, về nguyên tắc, những người muốn thấy chính quyền tổng thống Putin sắp sụp đổ sẽ hài lòng với dự báo của Hoàng tử Mohammed Al Saud về việc Matxcơva sắp rút khỏi thị trường dầu mỏ do sản lượng giảm, cũng như với dự báo của ông Kudlow về việc Nga sắp ra khỏi thị trường năng lượng châu Âu.
Những người này muốn tin rằng, một bí mật khủng khiếp của Nga đã được tiết lộ. Có nghĩa là, ngay sau khi Nga cạn kiệt dầu mỏ Matxcơva sẽ không có khả năng tiếp tục đường lối địa chính trị hiện tại và không thể duy trì cấu trúc chính trị của Nga.
Ông Danilov mỉa mai: "Chúng tôi xin lỗi vì gây thất vọng cho những người mơ ước về việc Nga không còn là một siêu cường năng lượng. Kịch bản về sự sụp đổ của ngành dầu khí Nga có thể được mô tả bằng câu nói của ông Putin: đây là một sự chờ đợi mãi mãi không có kết quả.
Theo chuyên gia Nga, giả thiết vô cùng phi thực tế của Hoàng tử dựa trên niềm tin rằng, bắt đầu từ ngày mai, Nga sẽ không bao giờ tìm thấy dầu mỏ ở bất cứ nơi nào, trữ lượng dầu mỏ của Nga sẽ không được thăm dò và xác thực, và Nga sẽ mãi mãi ở mức công nghệ sản xuất hiện tại không cho phép tiếp cận các mỏ dầu được coi là không mang lại lợi nhuận kinh tế.
Ngoài ra, kịch bản này không thể thực hiện được có chú ý đến triển vọng khai thác dầu khí ở vùng Bắc Cực và Siberia của Nga. Một bằng chứng về tiềm năng to lớn của khu vực này là những nỗ lực tích cực các cộng đồng chuyên gia Mỹ và Canada đang thảo luận về ý tưởng giành lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên tại vùng Bắc Cực của Nga.
Tình hình với dự báo của cố vấn kinh tế của ông Trump lại khác. Trên thực tế ở đây nói về những hành động cực kỳ không thân thiện chống lại Matxcơva. Khi phát biểu trên Hill TV, ông Kudlow đã nói thẳng: "Chúng tôi cần cung cấp khí đốt cho châu Âu và thách thức quyền bá chủ của Nga trong lĩnh vực khí tự nhiên và LNG".
Chuyên gia Nga lưu ý đến hai điểm: Đầu tiên, quan chức Mỹ thực sự thừa nhận rằng, Mỹ không thành thật khi quả quyết về "sự độc lập năng lượng của châu Âu" và ý muốn đấu tranh vì lợi ích của Ukraine để khí đốt Nga quá cảnh thông qua Ukraine.
Ông cho rằng Mỹ chỉ quan tâm đến việc thay thế khí đốt của Nga bằng LNG của Mỹ và không có gì khác. Thứ hai, ông Kudlow thừa nhận một tội lỗi mà các quan chức Mỹ cáo buộc ban lãnh đạo Nga: Cụ thể là sử dụng năng lượng như một vũ khí địa chính trị.
Trên thực tế, trong kịch bản của ông Kudlow có hai vấn đề nghiêm trọng. Bấp chấp áp lực của Mỹ lên Liên minh châu Âu, đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 đang được xây dựng thành công, và theo báo cáo của Gazprom, dự án đường ống dẫn khí được tài trợ gần 70%.
Rất khó để ngăn cản dự án ở giai đoạn này, và nếu cần thiết, phía Nga cũng có thể cấp chi phí để hoàn thành nó. Nỗ lực của Mỹ ép buộc người châu Âu mua LNG Mỹ đắt tiền gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của họ, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ Âu-Mỹ cực kỳ phức tạp và cuộc chiến thương mại của Mỹ chống EU.
Các giả định của ông Kudlow về việc Nga sẽ bị đẩy khỏi thị trường khí đốt thế giới mâu thuẫn với tình hình thực tế trên thị trường: Khí hóa lỏng của Nga được sản xuất ở Bắc Cực (Mỹ đã cố gắng ngăn chặn dự án này bằng các biện pháp trừng phạt) được xuất khẩu sang Mỹ.
Chuyên Danilov khẳng định Nga là một siêu cường năng lượng. Ý muốn của một số quan chức nước ngoài đẩy Nga khỏi thị trường này chỉ cho thấy tầm quan trọng của việc Nga đang hiện diện trên các thị trường năng lượng quan trọng nhất trên hành tinh. Không có cách nào để loại Matxcơva ra khỏi các thị trường này.
theo Viettimes

Phần nhận xét hiển thị trên trang