Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Bắc Kinh viết lại lịch sử để đánh bóng « Bác Tập kính yêu »


Bích chương lớn với chân dung và lời huấn thị của chủ tịch Tập Cận Bình trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 26/02/2018.

Cách đây mười năm, Đặng Tiểu Bình là khuôn mặt hàng đầu trong cuộc triển lãm của Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, tập trung cho việc kỷ niệm 30 năm cải cách kinh tế Trung Quốc năm 1978.

Nhà lãnh đạo quá cố được coi là cha đẻ của bước ngoặt chiến lược này, giúp Trung Quốc đạt được nhiều thập niên tăng trưởng chóng mặt và trở thành nền kinh tế thứ nhì thế giới. Nhưng mùa hè này, tại cùng địa điểm trong dịp kỷ niệm 40 năm, Đặng Tiểu Bình đã bị đánh sụt xuống hàng thứ nhì, trong cuộc triển lãm kéo dài 12 ngày.

Những bức tranh lớn nhất được dành cho đương kim chủ tịch Tập Cận Bình và…cha của ông ta là Tập Trọng Huân, một cán bộ cộng sản lão thành từng là nạn nhân bị Mao Trạch Đông thanh trừng và được phục hồi sau khi chết. Trên bức tranh có kích thước « hoành tráng » nhất, « Tập gia gia » được một đám đông nhiệt tình bao quanh ; còn ở tít đằng xa, chỉ loáng thoáng nhận ra một bức tượng mờ mờ của ông Đặng. Tất cả mang tính biểu tượng rất lớn.

Một tác phẩm khác vẽ ông Tập (cha) đang hướng dẫn trên bản đồ cho một Đặng Tiểu Bình ngoan ngoãn chăm chú ngồi nghe, nơi nào cần tiến hành cải cách. Wall Street Journal ghi nhận, việc viết lại lịch sử này tại một viện bảo tàng ở Thâm Quyến (Shenzhen) nhằm giảm thiểu vai trò của cựu lãnh đạo và làm tăng giá trị của hai cha con ông Tập Cận Bình.

Thông điệp không thể rõ ràng hơn. Julian Gewirtz, nhà nghiên cứu ở trường đại học Havard giải thích, việc mừng giai đoạn khởi đầu tự do hóa nền kinh tế « được tổ chức để phục vụ cho lợi ích của Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay. Tất cả những diễn dịch khác đều bị bác hoặc bị cấm đoán ».

Ông chủ Bắc Kinh, vốn khẳng định Trung Quốc đang bước vào « một kỷ nguyên mới », hứa hẹn một tương lai huy hoàng cho đất nước nhằm củng cố quyền lực của mình. Tuyên truyền của nhà nước đã « tạo ra một huyền thoại » xung quanh những đóng góp của ông Tập trong việc chuyển đổi Trung Quốc. 

Báo chí ca ngợi những thành tựu của Tập Cận Bình ở tỉnh Phúc Kiến (Fujian), nơi ông lãnh đạo từ năm 1985 đến 2002. « Kinh nghiệm Tấn Giang (Jinjiang) », tên một thành phố tại đây được đẩy lên hàng luận thuyết để nghiên cứu và thực hiện, trong khi hồi mới được đưa ra năm 2002 không hề được chú ý. Chủ thuyết này « ngày nay vẫn đóng tiếp vai trò chỉ đạo » - Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), một trong bảy ủy viên thường trực Bộ Chính trị đã nhấn mạnh như thế trong một lần đi kinh lý địa phương.

Đối với Tập Cận Bình, nhân vật Đặng Tiểu Bình mà đảng đã đưa lên thành biểu tượng, đã trở nên vô dụng, thậm chí phiền hà. Nhân vật số một Trung Quốc rời xa một phần lớn di sản của Đặng, vốn muốn tránh cho đất nước phải chịu đựng một Mao Trạch Đông mới, khi thiết lập nguyên tắc lãnh đạo tập thể và thường xuyên thay đổi người đứng đầu chế độ. Đặng Tiểu Bình cũng đề cao thái độ « giấu mình chờ thời » trong đối ngoại. Tất cả những nguyên tắc này đã bị Tập Cận Bình xóa bỏ, khi đạt được việc làm chủ tịch trọn đời.

Để tăng cường tính chính danh của đảng Cộng sản, « Bác Tập » không bỏ lỡ một dịp nào để khơi dậy truyền thuyết cách mạng, theo bước Mao Trạch Đông. Nhưng ở đây quá khứ lại bị sáng tác thêm lần nữa. Chuyên gia về Trung Quốc ở trường đại học Báp-tít Hồng Kông, Jean-Pierre Cabestan cho biết : « Trong các sách giáo khoa lịch sử, tất cả những gì nói về bạo lực, tàn phá hay sai lầm của cuộc Cách mạng văn hóa đều bị xóa ». Tại Trung Quốc, lịch sử không phải là một khoa học chính xác…



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quốc ngữ và nỗ lực ‘thoát Hán’ của các vua nhà Nguyễn

Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ.

vua bảo đại, thóa trung, thành thái, chữ quốc ngữ, Cải cách,
Ssau khi du học về nước, vua Bảo Đại bắt tay ngay vào việc cải cách đất nước, mong từng bước khôi phục lại chủ quyền quốc gia. (Ảnh: Internet)
“Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này”.
Ý kiến cũng nói rằng Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ Quốc ngữ của họ.
Cũng theo nhà báo Nguyễn Giang, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ xóa hàng rào cản tâm lý quá lạc hậu để giới sỹ phu yên tâm dùng chữ Quốc ngữ.
Và rằng, chính nỗ lực tiên phong quảng bá Quốc ngữ là của trí thức miền Nam và nhờ chính sách tiến bộ, khoa học của chính quyền Pháp tại Đông Dương tạo đà cho chữ Quốc ngữ lan tỏa.
Nhưng tại sao ba nước Việt, Miên và Lào có chung hoàn cảnh, đều là thuộc địa của Pháp mà Miên và Lào lại không sử dụng La Tinh làm chữ Quốc ngữ.
Đó là nhờ công lao các vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, dù họ không thực sự nắm quyền thời Pháp thuộc.
Sắc lệnh của Vua Thành Thái
Theo sử gia Liam Kelley (2016), vào đầu thế kỷ XX, cả người Pháp lẫn những nhà cách mạng đều không đủ quyền lực để  đưa chữ Quốc ngữ lan tỏa sâu rộng xuống đến tận làng quê.
Qua nghiên cứu những nguồn tài liệu trong giai đoạn này, sử gia Liam Kelley kết luận, chính nhà Nguyễn mới đi đầu trong công cuộc cải cách giáo dục.
Trong bài “Emperor Thành Thái’s Educational Revolution”, Liam Kelley (2016) đã công bố sắc lệnh của vua Thành Thái được lưu trữ trong Đại Nam Hội Điển Sử Lệ Tục Biên.
Bài viết được Nguyễn Hồng Phúc lược dịch có đoạn như sau:
“Hoàng đế Thành Thái đã tuyên bố trong một sắc lệnh rằng vào năm trị vì thứ 18 của ông (năm 1906), cha mẹ có thể quyết định việc cho con theo học một trường ấu học Hán văn hoặc một chương trình giảng dạy Nam âm (Quốc ngữ).
Với những người học theo chương trình Hán văn, sẽ có một cuốn sách giáo khoa được soạn ra nhằm giới thiệu những từ chữ Hán theo cấp độ khó dần. Nó cũng bao gồm một danh mục các Hán tự kèm theo phiên âm và định nghĩa bằng Quốc ngữ được dùng trong tài liệu.
vua bảo đại, thóa trung, thành thái, chữ quốc ngữ, Cải cách,
Tranh vẽ trường thi Hán học ở Bắc Kỳ. (Ảnh: Chris Hellier/Corbis)
...Trong khi, một cuốn sách giáo khoa bằng Quốc ngữ khác sẽ được soạn ra để dạy những người theo chương trình học ‘Nam âm’ nhằm giới thiệu cho họ những thông tin cơ bản về xứ Đông Dương, thiết chế cai trị của nó, những phong tục tập quán…
Thêm vào đó, cũng có thêm một cuốn sách nữa được dịch từ Hán văn sang Nam âm nhằm cung cấp những loại thông tin mà học viên đang luyện thi khoa cử cần biết. Bản dịch này được soạn ra cho những người không muốn thi khoa cử, nhưng nó vẫn được đưa vào chương trình để cho họ biết thêm về những gì mà những người đang luyện thi khoa cử phải học…”
Sắc lệnh này vô cùng quan trọng vì khi nhà vua ra lệnh sử dụng chữ Quốc ngữ là nhà vua đã công khai ý định muốn thấy tầng lớp quan lại và sỹ phu phải thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa trong giáo dục, văn hóa, và nhất là tư tưởng.
Vừa thoát Trung vừa chống Pháp
Nhắc lại về cuộc đời vị vua trẻ tuổi.
Sinh năm 1879, vua Thành Thái lên ngôi năm 1889, khi mới 10 tuổi, và đến năm 1907 bị Pháp ép thoái vị.
Ngài bị quản thúc ở Vũng Tàu rồi đến năm 1916 bị đày sang đảo Réunion.
Vua là người cầu tiến, học tiếng Pháp, có hiểu biết khá toàn diện, cắt tóc ngắn, mặc Âu phục, phong cách của người theo tân học.
Vua thường xuyên tiếp xúc với sỹ phu và dân chúng, đồng thời trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm, đức độ với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Sắc lệnh cho dạy Quốc ngữ chính là văn bản ủng hộ Phong Trào Duy Tân (1906) và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) thúc đẩy việc theo tân học và dùng chữ Quốc ngữ.
Cắt tóc ngắn trở thành một dấu hiệu của người theo tân học.
Nhiều thanh niên lúc ấy sắm cho mình một cái kéo, đi tuyên truyền, vận động cắt tóc và vận động canh tân.
Đến khi Vua bị người Pháp ép thoái vị năm 1907 thì hình ảnh một vị vua yêu nước, chống Pháp, cắt tóc ngắn nhanh chóng lan tỏa xuống đến tầng lớp nông dân.
Tháng 3/1908, bắt đầu từ tỉnh Quảng Nam, nông dân đầu cắt tóc ngắn lũ lượt kéo đến các phủ huyện đòi giảm sưu giảm thuế.
Tất cả đều hớt tóc ngắn đi thành đoàn, phong trào mở rộng vào Nam đến Bình Định, Phú Yên và ra Bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh.
Pháp và triều Nguyễn gọi cuộc biến động này là Giặc cắt tóc, ở Bình Định gọi là Giặc đồng bào, sau được đổi lại là cuộc Dân biến Trung kỳ.
Đây là cuộc đấu tranh bất bạo động đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và đoàn biểu tình lấy biểu tượng là Vua Thành Thái một vị vua yêu nước, theo tân học nhưng chống Pháp.
Như vậy, ngay từ đầu thế kỷ thứ 20, người Việt đã công khai thực hành phương pháp đấu tranh bất bạo động với biểu tượng vua Thành Thái, có tổ chức, có chiến thuật, có mục tiêu và có chiến lược một cách rất rõ ràng.
Cuộc đấu tranh bất bạo động bị Pháp đàn áp dã man. Nhiều người tổ chức và tham dự bị bắt, phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục bị dập tắt.
Các vị vua tiếp tục cải cách
vua bảo đại, thóa trung, thành thái, chữ quốc ngữ, Cải cách,
Hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, Khải Định trong cuốn ‘The Peoples of All Nations, Their Life Today and the Story of Their Past, tập I’ do JA Hammerton biên soạn và xuất bản ở London năm 1922. (Ảnh: Getty)

Năm 1907, vua Duy Tân tiếp nối việc cải cách giáo dục bằng cách cho thành lập Bộ Học nhằm cai quản việc học hành và thi cử.
Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục là một nhà giáo dục cổ vũ thực học, thực tài, bỏ đi kiểu học từ chương, xa rời thực tế và chủ trương phát triển nền giáo dục “không học vì bằng cấp” mà phải học lấy thực tài để ra giúp dân, giúp nước.
Đáng tiếc, ông lại hết sức bài bác chữ Quốc ngữ, nhưng không phải vì thế mà chữ Quốc ngữ bị đưa ra khỏi nền giáo dục.
Theo Trần Gia Phụng, từ năm 1909, chương trình thi Hương bắt buộc thí sinh phải làm các đề thi luận văn bằng cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ.
Ngày 26/11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28/12/1918), vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử kiểu Hán học.
Năm 1919, là năm cuối mở khoa thi Hương ở Huế, từ đó chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt Nam.
Vai trò của các ông giáo trường làng
Bên cạnh các trường công do triều đình và người Pháp lập ra là một hệ thống trường tư do các thầy đồ sau chuyển thành thầy giáo làng giảng dạy.
Mỗi làng có khi lên đến vài ba trường, hoặc dạy ở nhà thầy, hoặc ở nhà người giàu có nuôi thầy cho con ăn học và cho con các nhà lân cận trong làng theo học.
Thầy đồ đa số là những người có học, có người đỗ tú tài, có người là quan hồi hưu mở lớp dạy học.
Thầy đồ hoàn toàn tự do không chịu sự giám sát của triều đình.
Mặc dầu được tự do mở lớp giảng dạy giới thầy đồ vẫn giữ lòng trung với các vua nhà Nguyễn và với sách Thánh hiền.
Các thầy đồ quyết liệt chống lại các chính sách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp với quan niệm chữ Quốc ngữ là sản phẩm của ngoại bang và là công cụ của các nhà truyền giáo.
Với họ, chữ Hán giáo dục về luân lí, về lịch sử, là chữ Thánh hiền còn Quốc ngữ chỉ để đọc báo, đọc Kinh Thánh, những sản phẩm của quân xâm lược, biết đọc chẳng ích lợi gì.
Nhưng khi sắc lệnh cho dạy Quốc ngữ của vua Thành Thái được ban ra thì chính các thầy đồ đã thay đổi đã tự học chữ Quốc ngữ để truyền dạy lại cho học sinh.
Ba lớp Đồng ấu học trước khi học sinh vào tiểu học đều do các thầy giáo trường làng dạy hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ.
vua bảo đại, thóa trung, thành thái, chữ quốc ngữ, Cải cách,
Triều đình Huế đã có nhiều nỗ lực tự cải cách để hiện đại hóa quốc gia dù không có quyền lực chính trị. (Ảnh: Getty)
Nhờ thế, chữ Quốc ngữ trở thành phổ thông đại chúng.
Những bộ sách giáo khoa như Sử ký địa dư giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, Quốc văn giáo khoa thư, được học giả Trần Trọng Kim và các cộng sự biên soạn để dạy lớp ấu học trường làng.
Bộ sách giáo khoa ‘Việt Nam Sử lược’ được học giả Trần Trọng Kim soạn để dạy các lớp cao hơn và đã hoàn toàn chỉ cho những người đã biết Quốc ngữ.
Lên lớp nhì và lớp nhất ở trường chính phủ, mỗi tuần chỉ dạy chữ Quốc ngữ một giờ rưỡi và bậc trung học chỉ dạy ba giờ.
Thời gian còn lại, học sinh được dạy bằng tiếng Pháp và hầu hết do người Pháp dạy.
Từ đó ta thấy, về căn bản, tiếng Việt, sử địa, luân lý, văn hóa về Việt Nam của học sinh hầu như đều thu nhận được từ các thầy giáo trường làng.
Vua Bảo Đại là người Tây Học
Tốt nghiệp trường Khoa học Chính trị Paris, về nước, vua Bảo Đại bắt tay ngay vào việc cải cách đất nước, mong từng bước khôi phục lại chủ quyền quốc gia.
Ngày 10/12/1932, vua Bảo Đại cho công bố đạo dụ, nước ta theo chế độ Quân chủ Lập hiến, nhà vua sẽ trực tiếp điều khiển nội các và cho cải cách hành chính, giáo dục và tư pháp.
Một nội các mới đã được thành lập gồm những người trẻ theo tân học như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đệ…
vua bảo đại, thóa trung, thành thái, chữ quốc ngữ, Cải cách,
Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy khi học ở Pháp. (Ảnh: Getty)
Bộ Học được đổi tên thành Bộ Giáo dục và giao cho Phạm Quỳnh từng là chủ nhiệm báo Nam Phong một người luôn tha thiết với chữ Quốc ngữ điều hành.
Các cuộc cải cách của vua Bảo Đại đều bị người Pháp cản trở, riêng cải cách về giáo dục nhờ Phạm Quỳnh được người Pháp tin nên ít bị cản trở.
Chữ Quốc ngữ được tăng giờ dạy ở các trường công. Nhờ thế, sau khi Nhật đảo chánh Pháp, trao trả độc lập cho Việt Nam, chỉ trong vòng 5 tháng chính phủ Trần Trọng Kim đã thực hiện thành công cuộc cải cách lấy chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chính trong giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục Hoàng Xuân Hãn có công lao lớn khi soạn cả sách toán và kỹ thuật bằng tiếng Việt Quốc ngữ để dạy ngay trong niên học 1945-46 tại miền Bắc và miền Trung.
Từ 1948 đến 1955, chính phủ Quốc gia Việt Nam tiếp tục lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dạy đến hết bậc trung học.
Bắt đầu từ chuyển biến tư tưởng thời Thành Thái
Học tiếng Pháp, theo tân học thoát khỏi tư tưởng Trung Hoa nên vua Thành Thái đã hiểu rõ những khái niệm về tự do, dân chủ, quốc gia, dân tộc, quân chủ, cộng hòa… (hiểu từ sách Pháp không phải từ sách Trung Hoa).
Thay đổi quan trọng nhất của nhà vua là về mặt tư tưởng, về ý thức đất nước không còn của nhà vua nữa mà là của quốc gia của dân tộc.
Quốc gia là một thực thể độc lập có chủ quyền thoát khỏi tư tưởng thuộc địa hay chư hầu Trung Hoa.
Khái niệm ‘quốc gia’ bắt đầu được sử dụng đối nghịch với ‘thuộc địa’, ‘chư hầu’.
Mặc dù không có quyền lực trong tay, các vua triều Nguyễn đã thực hiện thành công cải cách từ giáo dục, văn hóa đến chính trị đưa đất nước thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa.
Bài học từ các vua triều Nguyễn là, nếu muốn cải cách giáo dục thì phải bắt đầu bằng thay đổi tư tưởng cho chính mình.
Vì thế, theo tôi, nhu cầu thiết yếu của đất nước ngày nay không phải là cải cách tủn mủn về phát âm, ký tự Quốc ngữ mà phải vừa thoát khỏi một ý thức hệ duy nhất, vừa thoát Trung để khôi phục các nền tảng cơ bản cho Việt Nam.
Bài viết này gửi tới đài BBC thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Australia.

Theo BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang



Tàu chiến đổ bộ HMS Albion thuộc thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh tại Tokyo 
hôm 3/8/2018. (Ảnh minh họa) 
Trung Quốc giận dữ 
khi tàu chiến Anh đến gần Hoàng Sa

RFA
2018-09-06

Trung Quốc phản ứng giận dữ và cho điều một chiến hạm cùng hai trực thăng quân sự với mục đích được nói để “dằn mặt” sau khi tàu chiến Anh áp sát quần đảo Hoàng Sa, nhưng cả hai bên đều không đụng độ lẫn nhau.

Hãng tin AFP loan tin này hôm 6 tháng 9 năm 2018. 


Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố tàu chiến Anh đã xâm phạm khu vực không được phép hôm 31 tháng 8 khi tiến gần quần đảo Hoàng Sa và bị yêu cầu rời đi. Phía Trung Quốc cũng mạnh mẽ hối thúc Anh “ngừng các hành động khiêu khích” đó, để không làm tổn hại đến tình hình chung của quan hệ song phương và hòa bình và ổn định khu vực.

Trong thời gian qua, các tàu hải quân Anh đã thực hiện sứ mệnh tuần tra hàng hải ở Biển Đông, nhưng không đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các thực thể trong khu vực.

Mỹ và các nước đồng minh trong thời gian gần đây cũng đã gửi các máy bay và tàu chiến đến khu vực này với mục tiêu nêu rõ là để đảm bảo "tự do hàng hải" theo luật quốc tế ở vùng biển đang có tranh chấp này.

Giới quan sát cho rằng động thái đó được cho nhắm vào Trung Quốc.

Theo Reuters, tàu chiến đổ bộ 22.000 tấn mang tên HMS Albion chở một đội thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh, đã đi qua khu vực gần quần đảo Hoàng Sa vào những ngày cuối tháng 8, sau đó cập cảng Sài Gòn hôm 3 tháng 9.

Trước sự giận dữ của Trung Quốc, phát ngôn viên của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết, chiến hạm HMS Albion thực hiện các quyền tự do hàng hải, tuân thủ đầy đủ các luật và quy định quốc tế.

Tàu chiến Anh đi gần quần đảo Hoàng Sa diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều những hoạt động phi pháp tại vùng biển chiến lược này, trong khi Mỹ kêu gọi quốc tế can thiệp nhiều hơn.

Từ trước đến nay, Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp biển Đông, nơi Trung Quốc đòi chủ quyền đến 90% diện tích qua đường đứt khúc 9 đoạn vốn đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế ở the Hague bác bỏ trong một phán quyết đưa ra vào tháng 7 năm 2016. Trung Quốc không công nhận phán quyết này của tòa.

Ngoài Trung Quốc, một số nước trong khu vực gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Từ năm cuối năm 2013 đầu 2014 trở lại đây, Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động xây lấp các đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông, xây dựng các đường băng và triển khai vũ khí quân sự ra các đảo. Vào tháng 5 năm 2018, Trung Quốc đã triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không và máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa. Trong năm nay, Trung Quốc cũng cho lắp đặt các thiết bị phá sóng ở hai đảo nhân tạo do nước này xây lấp ở quần đảo Trường Sa. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cả nước này sẽ đồng loạt mù chữ..


Loc Duong
LẠI BÙI HiỀN
Nhìn vẻ bên ngoài thì Bùi Hiền quả là có dị tướng. Dị ở chỗ cái đầu và cái đít của ông bằng nhau, cả về kích thước lẫn trọng lượng. Mà theo khoa học giả cầy, thì khi đầu và đít nặng ngang nhau, đôi chân sẽ rất yếu. Quả nhiên Bùi Hiền rất hay bị té. Đến nỗi có cô bé hàng xóm của ông phải ngước đôi mắt to tròn lên hỏi : Sao ông này có tay có chân mà té hoài vậy Mẹ?
Nhưng như người ta thường nói "có tật có tài", Bùi Hiền cũng rất có tài. Mà tài tầm bậy không à. Thế mới tiếc cho ông. Tiếng Việt đang nguyên lành, khi không ông lại chế biến nó ra thành một thứ chữ hổ lốn, đọc lên nghe na ná tiếng Tàu và khá là tục tĩu.
Đã có một dạo thiên hạ chửi ông như tát nước. Chửi đến nỗi ông không còn dám vác cái mặt ngu ngu, ngơ ngơ của ông ra đường nữa. Ngồi nhà miết, rảnh rổi sanh nông nỗi, ông bèn moi Truyện Kiều ra, cải biên sang thứ tiếng tục tĩu của ông.
Nếu cứ âm thầm thế cũng mặc mẹ ông đi. Ai dè bổng đâu cái đất nước khổ này lại nảy sinh ra một thằng lưu manh thứ hai, có tên là Hồ Ngọc Đại. Thằng này xem chừng cũng cùng một môn phái với Bùi Hiền nhưng lợi hại hơn. Nó không cần a,b, c gì xất. Nó chơi toàn hình vuông và hình tròn, mà con nít vẫn hiểu, chỉ có cha mẹ, phụ huynh là chịu chết.
Hai người lập tức kết thân với nhau trong vòng một nốt nhạc. Rồi mới hôm qua thôi, Bùi Hiền đã tới chơi nhà người bạn mới.
Nghe tin có khách, thằng con trai của Hồ Ngọc Đại bỏ lên lầu nằm nghe nhạc, còn bà vợ thì phóng xe ra phố, ngu gì ở nhà để phải hầu cái lão hâm hâm này.
Ngồi giữa phòng khách, hai người vừa uống trà vừa dẻo mồm chê bai tiếng Việt. Kẻ tung ,người hứng ra chiều ưng ý lắm. Trong khi ấy, thằng con mở âm thanh to quá, tiếng Ngọc Hạ đang hát bài " Tình Ca" của Phạm Duy cứ dội xuống dưới nhà:
"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi tiếng ru muôn đời...."
Hồ Ngọc Đại quát:
- Cái thằng kia, mở bé bé chứ. Vâng, các mẫu tự c, k, q cứ phải cho phát âm giống nhau hết, thế mới máu. Ông nhỉ?
Bùi Hiền nói:
- Bác dạy chí phải. Tôi còn thấy mình phải cải cách sao cho phát âm giống tiếng Tàu thì mới thú chứ lị.
Tiếng Ngọc Hạ hát không bé đi tí nào:
" Tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi...."
Hồ Ngọc Đại gào lên:
- Mày có tắt ngay đi không ông cho một trận bây giờ. Thì ông cứ tưởng tượng xem, nếu bọn mình thành công, bao nhiêu thơ, nhạc, sử sách, văn kiện vứt đi hết, cho chúng nó lớn bé đi học lại từ đầu, vui đáo để hả ông?
Bùi Hiền cười hiểm:
- Chứ gì nữa, cả nước phải đi học thứ chữ của mình. Lúc đó tôi sẽ là Đại Lão Quốc Sư, còn ông sẽ là Phó Quốc Sư, tiếng Việt chỉ còn là kỷ niệm mà thôi
Ngọc Hạ vẫn chưa chịu tắt đài:
" Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoát ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi..."
Hồ Ngọc Đại nhảy dựng lên:
- Ơ kìa , thằng mất dạy này, tao nói mày không nghe à?
Tiếng thằng con vọng xuống:
- cả nước sắp mất dạy hết chứ có phải mình con đâu?
- Tiên sư cha mày, mày ăn nói với tao thế à? Tí khách về thì ông bảo mày.
Bùi Hiền lập cập đứng lên:
- Thôi xin kiếu bác tôi về. Trẻ bây giờ càng ngày càng hư hỏng....
Ra tới tận ngoài ngõ , Bùi Hiền mới nhớ bỏ quên cái ô nhưng ông ngại quay trở lại phải chứng kiến hai bố con chửi nhau, ông cứ lầm lủi đi và miệng lại còn cười nữa. Ông cười vì chợt nghĩ rằng thằng bé nói cũng đúng : Nếu cái chữ cải cách của ông được áp dụng, cả nước sẽ trở thảnh mất dạy, cả nước này sẽ đồng loạt mù chữ...../
Loc Duong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh và gia đình đang bị khủng bố





Khoa Duy
6-9-2018

Sau 12h trưa, ngày 5/9/2018, cho đến hôm nay, trên trang Facebook cá nhân của nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã liên tục đăng tải và livestream trực tiếp rất nhiều nội dung, hình ảnh, chia sẻ sự việc bản thân anh Danh và gia đình anh đang bị khủng bố, tính mạng của mọi người đang bị đe dọa.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh là phóng viên của Tạp chí Nông thôn Ngày nay. Sự việc khủng bố, đe doạ mà anh Hữu Danh chia sẻ, có thể tóm tắt các diễn biến như sau:

– Khoảng 17h ngày 4/9/2018, một nhóm côn đồ gồm “8 người xăm trổ, đầu trọc đi xe Mercedes, biển số 51A-984 (chủ xe ở Dương Quảng Hàm, Gò Vấp) và xe gắn máy biển số Long An”, đã đến và “xông thẳng” vào nhà riêng của gia đình anh Danh ở địa chỉ: số 85 ấp Vĩnh Hoà, xã An Vĩnh Ngãi, TP. Tân An, tỉnh Long An.

– Vào nhà, họ tự xưng và nói với gia đình anh Danh rằng: Họ là “dân xã hội đen”, được điều từ ngoài Bắc vào, kết hợp cùng với “dân xã hội đen” ở TP.HCM, rồi đi xuống Long An tìm nhà báo Hữu Danh. Họ đến Long An, mai phục anh Hữu Danh đã 3 ngày, nhưng vẫn không thấy anh. Cho nên họ liền xông thẳng vào nhà anh để tổ chức khủng bố tinh thần, đe doạ người nhà.

– Họ buộc cha, mẹ của anh Danh khuyên anh: Ngay lập tức, phải gỡ bỏ tất cả những bài viết có nội dung phản ánh những chuyện tiêu cực, những việc làm sai trái của chính quyền tỉnh Quảng Trị, mà anh Danh là tác giả. Những bài viết này đã được đăng tải trên trang Facebook cá nhân của anh, hay được đăng ở tạp chí, trang web của cơ quan báo chí mà anh Danh đang công tác. Ngược lại, nếu không làm theo yêu cầu của họ, thì “chuyện xử anh Danh đối với họ là rất dễ và bất kỳ lúc nào”.

– Tuy nhiên, ngay cả khi dùng số điện thoại 0924024693 gọi đến số máy cá nhân của nhà báo Hữu Danh để đe doạ với nội dung tương tự, nhóm côn đồ này vẫn không cho biết cụ thể đó là những bài viết nào, nội dung ra sao. Mà họ chỉ nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, “đối tác” thuê họ thực hiện việc khủng bố, đe doạ, cũng như sẵn sàng ra tay hạ sát anh Danh, chính là những quan chức lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.

– Có người hàng xóm đã phát hiện ra sự xuất hiện bất thường của nhóm người này trong nhà anh Danh, nên liền qua quay clip, thì “một đối tượng cảnh giới vòng ngoài chộp lấy điện thoại, ép xóa hình”.

– Sau khi bọn côn đồ rời đi, cha của anh Danh đã làm Tờ tường trình, trình bày sự việc và gởi cho công an xã An Vĩnh Ngãi. Đồng thời, vì quá hoảng loạn, lo lắng, sợ hãi, nên cả cha, mẹ của anh Danh phải nhập viện điều trị sức khỏe.

– Đến chiều tối ngày 5/9/2018, có thể vì anh Danh không thực hiện theo yêu cầu của bọn côn đồ, nên có tin nhắn từ số điện thoại 01212478994 gởi cho anh Danh, đe dọa sẽ “cat dau” (cắt đầu) anh. Và, một cái đầu chó bị cắt rời, được ‘một ai đó” bí mật mang đến treo trước cổng ngõ nhà anh Danh.

***
Căn cứ vào những tình tiết, diễn biến của sự việc trên, đã đủ yếu tố khẳng định, đây là một vụ án hình sự. Chính quyền phải vào cuộc, lập tức tiến hành điều tra, khởi tố vụ án với những tội danh “khủng bố”, “đe doạ giết người”. Có thể khởi tố cả tội “vu khống, bôi nhọ chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Trị” đối với những cá nhân (tổ chức) trực tiếp và gián tiếp gây ra vụ này.

Sự việc một nhóm côn đồ ngang nhiên thách thức pháp luật, thách thức dư luận khi thực hiện một hành vi phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật, có tổ chức, có kế hoạch cụ thể, là một điều không thể chấp nhận được, trừ khi chính quyền này tự nhận rằng họ đại diện cho côn đồ, thay vì cho dân. Đặc biệt, khi bọn côn đồ còn tự khai nhận với nạn nhân, kẻ chủ mưu thực sự không phải là họ, mà chính là những quan chức lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.

Thế nhưng, chính quyền tỉnh Long An, nơi xảy ra vụ án, hay chính quyền tỉnh Quảng Trị (liên đới), cả hai nơi đều im lặng một cách khó hiểu. Không có bất kì một phóng viên, một tờ báo, một kênh truyền thông đại chúng “chính thống” nào đưa tin vụ việc này!

Trong khi đó, với những thông tin, bằng chứng, vật chứng, nhân chứng cụ thể mà nạn nhân cung cấp, cùng các biện pháp, nghiệp vụ điều tra của CA, không khó để chính quyền hai tỉnh Long An và Quảng Trị tìm ra thủ phạm, đưa ra ánh sáng những kẻ trực tiếp nhúng tay vào vụ án này, cũng như những kẻ chủ mưu đứng sau là những cá nhân, tổ chức nào.

Đặc biệt, nếu có kết quả điều tra của vụ án trong thời gian sớm nhất, chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tính mạng cho nhà báo Hữu Danh và gia đình anh. Đồng thời, kết quả điều tra sẽ giúp trả lại “sự trong sáng” cho những quan chức lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, nếu thật sự chính quyền tỉnh này không phải là những kẻ chủ mưu, đe dọa nhà báo Hữu Danh và gia đình anh.

Vậy tại sao chính quyền tỉnh Long An vẫn chưa điều tra, làm rõ? Còn lãnh đạo tỉnh Quảng Trị lại im lặng, chấp nhận chịu nhục khi bọn côn đồ “vu khống, bôi nhọ” họ như thế? Chẳng lẽ một chính quyền từ trung ương đến tận thôn, ấp đều do Đảng CS luôn tự nhận mình là “thiên tài, quang vinh, vĩ đại” lãnh đạo, lại chịu thua, lại không bằng bọn lưu manh, bọn côn đồ vô lại?!
[....]
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Đại thao túng cả một nền giáo dục nhưng sao Bộ Giáo dục vẫn im lặng đáng sợ như vậy?


Trong khi dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về vết nhơ gian lận thi cử ở Hà Giang thì mới đây tiếp tục phải đón nhận thông tin sốc về một cuộc cải cách đem những đứa trẻ lớp 1 ra làm chuột bạch của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Bên cạnh đó, hàng triệu phụ huynh nghèo phải móc hết lúa giống trong nhà chỉ để mua cho con bộ sách giáo khoa cải cách đắt gấp 3 lần sách giáo khoa hiện hành, thậm chí có tiền chưa chắc mua được vì đây là sách độc quyền! Quá bức xúc trong khi dư luận đặt câu hỏi về hàng nghìn tỷ đồng bán sách về tay ai, thì mới đây GS Đạo trắng trợn khẳng định Bộ trưởng, Thứ trưởng giúp ông “lách luật”, chương trình mới chỉ làm tiền. Phát ngôn của GS Đại thách thức cả dư luận, bôi nhọ cả một nền giáo dục như vậy thế nhưng Bộ Giáo dục đến nay vẫn chỉ biết im lặng?
PGS Văn Như Cương: Bộ GD&ĐT cần có biện pháp khắc phục kịp thời thay vì kêu gọi bình tĩnh.
Trong bài viết, tôi không muốn gọi giáo sư Đại là “Thầy”. Bởi danh xưng “Thầy”nó thiêng liêng và cao quý lắm. Nó dành cho những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nhằm khai phóng cho dân tộc. Nó đâu phải để dành cho những người có học hàm học vị, có chức tước và bổng lộc trong nghành GD nhưng vô lương tâm, vô trách nhiệm và chỉ biết vơ vét tiền bạc cho riêng mình. Họ là”thầy”được sao? Còn gọi là giáo sư là bởi theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đã khẳng định “Phó giáo sư, giáo sư bấy lâu nay chỉ là hư danh. Nhiều người chẳng ra cái gì cả, không nghiên cứu, không đi dạy ngày nào nên phải đi xin tiết dạy để làm hồ sơ vẫn thành giáo sư, phó giáo sư”.
Bởi vậy mới có chuyện, một người được gọi là trí thức, đạo mạo, đức cao vọng trọng như ông Đại lại tìm cách “lách luật”, đi đường “tiểu ngạch” cùng một số vị quan chức, lãnh đạo giáo dục (như nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển) thực hiện chiến lược đánh “du kích”, ban đầu cho in, thí điểm và chỉ đạo địa phương mua sách (thông qua công ty xuất bản độc quyền với giá bán cao gấp 2 – 3 lần bình thường), ban đầu từ Lào Cai – một tỉnh miền núi, để rồi sau đó nhân rộng ra. Một số nguồn tin cho biết, nhiều phụ huynh đã phải chạy đôn chạy đáo để tìm mua những cuốn sách giáo khoa tiếng Việt có chất lượng rất thấp (do ông Đại làm chủ biên), và ước tính cả xã hội đã tiêu tốn tới 400 – 500 tỷ đồng cho mô hình thí điểm này.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, và cơ chế độc tài cấu kết với nhau vơ vét những đồng tiền mồ hôi và nước mắt của nhân dân lao động. Bòn rút Ngân sách, vốn vay ODA cho nghành GD. Năm nào cũng cải cách GD. Cải cách năm này chồng chéo lên cải cách năm sau để in sách và bán sách độc quyền thu lợi, bất chấp hệ quả của GD ngày càng tồi tệ và rối tinh rối mù.
Đây là những con sâu cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của đất nước. Đó là thực trạng đáng buồn và là nỗi đau của những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Thế nhưng, thái độ đối diện với thực trạng đó là gì? Đó là sự im lặng đáng sợ của nhiều người, ngoại trừ một số rất ít trí thức dám lên tiếng trên mạng XH. Nhưng đó cũng chỉ là tiếng kêu của những con Cuốc cô đơn trong đêm hè. Có người còn phải thốt lên, “Phàm là người, ngoại trừ kẻ ngu đần, thiểu năng, ai cũng phải biết tự đặt ra thứ tự ưu tiên cho mọi công việc phải thực hiện. Vào bếp, chuẩn bị cho bữa ăn, người nội trợ cũng biết sắp xếp làm việc gì trước việc gì sau.
Ấy thế mà mang chức trách điều hành cả một guồng máy quốc gia, các ông to bà nhớn thản nhiên cho phép bộ giáo dục tiến hành bao nhiêu thứ nhảm nhí. Ai cũng thấy rõ cơ cấu, nhân sự, tư tưởng, đường lối, biện pháp… của ngành giáo dục ngày càng thảm não, cần thiết cấp thời sửa đổi. Nhưng thay vì tập trung trí lực, tài chính, vật chất vào công cuộc cải tổ giáo dục thật sự, để mong đợi kết quả tốt đẹp vài chục năm sau, họ lại vớ vẩn cải cách tiếng Việt cho trẻ con lớp 1.
Chủ trương thay đổi, áp đặt nhận thức của dân chúng về tiếng Việt, chữ Việt là hành vi xấc xược, chủ quan của một nhóm người. Họ không có một hội đồng chuyên môn, học giả, trí thức, nhà nghiên cứu đủ uy tín, công bố công trình và chờ nhân dân có ý kiến nhận xét. Họ không công khai áp dụng thử nghiệm và rút ưu khuyết điểm. Họ cứ như ông cố nội của dân, bắt buộc dân phải chịu. Đó là sự miệt thị, khinh rẻ, coi thường toàn dân. Họ xem dân như rác. Dân là ai? Là tất cả. Trong đó có giới khoa bảng, trí thức, học vị giáo sư tiến sĩ thứ thiệt. Có lãnh đạo các tôn giáo khả kính mà hầu hết tri thức uyên thâm. Có các nhà văn, nhà thơ, nhà báo …. thuộc giới rất gắn bó với chữ Việt, tiếng Việt. Có cả ngàn chủ các trang thơ lẫy lừng Nam Bắc luôn luôn gào thét giữ gìn trong sáng tiếng Việt. Có bao nhiêu giáo viên, giảng viên dạy tiếng Việt trên cả nước. Có các nhà văn hóa đang hoạt động rầm rộ đó đây. Có các nhà hoạt động chính trị, đấu tranh dân chủ khắp nơi. Có luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư, phụ huynh của con em đang vào lớp 1
Nhưng sao không thấy cá nhân hay tổ chức nào nghiêm túc đặt vấn đề với thủ tướng hay chủ tịch nước. 
Tất cả chìm trong im lặng. Chỉ có những status tuyệt vọng, phẫn nộ của cá nhân thoi thóp, uất hận loanh quanh trên mạng xã hội mong manh.
Ý thức dân chủ đó. Ý thức dân tộc đó. Dân trí đó.
Mọi thứ tổ chức hợp pháp, mục tiêu, vấn đề đấu tranh, phản kháng hợp pháp và cần thiết cho cả một tương lai dân tộc. Nhưng tất cả im lặng”.
Theo Facebook Anh Biên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỘT TIẾN SĨ BỊ XỬ LÝ VÌ ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG "LUẬT ĐẶC KHU"


Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn (trái) và đồng nghiệp bị đưa về CAQ Long Biên.

Trần Thanh Tuấn
5 Tháng 9 lúc 09:21 ·

Hôm nay là ngày khai giảng năm học mới, nghĩa là đã gần 3 tháng từ ngày 10/6, một cột mốc thời gian đáng nhớ trong cuộc đời mình. Gần 3 tháng với nhiều xáo trộn nhưng cũng rất ấm áp khi rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp hỏi thăm động viên mỗi khi gặp. Nói chung đều quan tâm về việc có bị phiền nhiễu gì không. Mình đều trả lời là mọi việc vẫn bình thường, không có vấn đề gì cả. Điều đó nói chung là đúng, tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề xảy ra mà mình coi là cái giá phải trả đương nhiên khi đã quyết định ra đường vào ngày ấy.


Đầu tiên là có lẽ từ bây giờ cứ trước ngày có tin biểu tình gì đó là bạn công an khu vực lại qua nhà mình một lúc nói chuyện hỏi han nhã nhặn rồi về. Thứ hai là mất thời gian cùng nhà trường giải quyết cái được gọi là "hậu quả". Cái hậu quả này là nhà trường phải xử lý hai ông giảng viên bằng một hình thức nào đó theo yêu cầu của trên với lý do là cả nước chỉ có 2 ông này là giảng viên liên quan. Mình thì yêu trường với khoa nên ngay từ đầu mình rất hợp tác cùng nhà trường xử lý cái hậu quả này. Nhiều cuộc gặp nói chuyện, rồi điện thoại, rồi họp riêng họp chung đã diễn ra. Tóm tắt như sau.

Đầu tiên anh trưởng phòng tổ chức gọi lên nói chuyện thân tình hỏi han bị đánh thế nào, có sao không rồi khẳng định là nhà trường sẽ bảo vệ cán bộ, không việc gì đâu. Mình rất vui mừng và biết ơn. Sau đó giáo sư hiệu trưởng cũng gọi lên, đại loại cũng động viên như vậy. Tưởng là đã xong thì có những yêu cầu ở trên thế là phải họp, giải trình với BGH và đảng ủy. Sau đó được yêu cầu xóa Facebook, mình không đồng ý. Thế thì xóa các bài đã share nhạy cảm trên Facebook. Ok. Nhiều bài đã xóa theo 1 list chắc là từ PA83. Yêu cầu phải xóa cả bài mình đăng tường thuật bị đánh và bị bắt về công an Long Biên ngày 10/6. Mình từ chối với lý do đó là thông tin thật xảy ra với cá nhân, không có lý do gì phải xóa cả. Mọi việc bắt đầu căng thẳng.

Đầu tiên là nhất quyết phải kỷ luật. Anh trưởng phòng tổ chức kiêm phó bí thư Đảng ủy (anh Đ) làm một cái công văn yêu cầu chi bộ phải họp để kỷ luật. Công văn này mình biết là sau không có ký và đóng dấu gì nhưng lời lẽ là ép buộc. Chi bộ phải họp bất thường, mình tự nhận hình thức kỷ luật "khai trừ khỏi đảng". Tuy nhiên chi bộ khoa Toán đã thống nhất không kỷ luật, chỉ là gặp mặt trao đổi nhắc nhở.

Thế sao được, anh Đ gọi mình gặp riêng, sẽ phải kỷ luật gì đó. Mình ok và bảo với anh là em đã tự nhận hình thức kỷ luật cao nhất rồi nên Đảng ủy muốn kỷ luật sao thì tùy. Anh lại yêu cầu gỡ bài tường thuật ngày 10/6. Mình lại từ chối. Anh có vẻ không bằng lòng và bắt đầu bóng gió. Đầu tiên là việc làm của chú hình như an ninh bảo là có thể khởi tố. Mình trả lời là em biết việc em làm và có hiểu luật. Anh không phải lo cho em. Thế là anh đặt vấn đề là chú như thế ảnh hưởng đến sinh viên và có thể phải xem xét việc có cho đứng lớp hay không và có tiếp tục ngạch giảng viên hay không. Mình cảm thấy bị xúc phạm và nói anh làm gì thì làm nhưng hãy căn cứ vào các quy định cụ thể và đúng luật, em không có vi phạm bất cứ cái gì liên quan đến ngạch giảng viên mà anh dọa như vậy. Anh nói đúng thế thật và trình bày anh đang đề nghị nhà trường ra văn bản quy chế mới liên quan đến những việc như thế này. Mình chỉ nghĩ là nếu nhà trường ra cái văn bản đó thì nên đục bỏ hàng chữ "trách nhiệm xã hội" trong cái tôn chỉ của nhà trường trước cổng đi. Tiếp theo anh nói là em hay đi nước ngoài cẩn thận kẻo an ninh làm khó lúc xuất cảnh. Mình chỉ nói là mình biết mình chỉ là con tép, an ninh chưa cần làm như vậy thì anh bóng gió là nhà trường cũng chỉ xem xét đơn xin đi nước ngoài từng trường hợp cụ thể. Đến đây thì mình cứng họng.

Mai mình bắt đầu dạy kỳ mới. Cám ơn khoa Toán vẫn phân lớp dạy bình thường. Cũng cám ơn chi bộ, ban chủ nhiệm khoa, đã luôn hiểu, động viên và xử lý đúng quy định.

Hôm nay cũng hơi buồn một chút vì không được ở Malta tham dự hội thảo của đại hội đồng ngành địa chấn của châu Âu từ mùng 1 đến mùng 9 tháng 9. Hội nghị này quan trọng với công việc của mình, mình có báo cáo và đã xin được tài trợ toàn bộ chuyến đi từ quỹ Nafosted. Nhưng thôi, anh Đ đã nói thế, mà mình thì nhất quyết không rút bài, đành email khắp nơi báo hủy, cũng tiếc và tiếc cả mấy trăm euro đã nộp hội nghị phí.

Đấy là cái giá nhỏ phải trả và cũng là thông tin cho các đồng nghiệp trong trường biết đỡ phải hỏi han. Cũng may là dự luật đặc khu đã hoãn để mình tiếp tục tập trung các bài toán đang nghiên cứu dở. Giờ thì chờ cái quyết định kỷ luật đảng từ Đảng ủy. Hy vọng anh Đ giữ lời sẽ xem xét đơn xin ra khỏi đảng của mình nhanh chóng và đúng quy định.

----------------

Tễu Blog: Xin mời Nhật ký lần đầu đi biểu tình của TS Tuấn:
https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/06/nhat-ky-lan-au-i-bieu-tinh-cua-ts-tran.html


TS. Trần Thanh Tuấn, là Giảng viên Khoa Toán- Cơ - Tin học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Được biết, vì đi biểu tình chống Luật Đặc khu, anh đã bị tổ chức đảng kỷ luật ở mức Cảnh cáo - một kỷ luật khá nặng nề.

Có thể Tiến sĩ Tuấn sẽ từ bỏ đảng cộng sản trong thời gian tới.

 


Phần nhận xét hiển thị trên trang